Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: RBU-6000

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn RBU-6000. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn RBU-6000. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

>> RBU-6000: “Sát thủ diệt ngầm” của Hải quân Nga



Việt Nam cũng đã trang bị tổ hợp pháo phản lực RBU-6000 cho các tàu chiến hiện đang phục vụ trong lực lượng Hải quân.

RBU-6000 là một trong những hệ thống phóng bom ngầm phản lực lâu đời nhất, được thiết kế để chống ngầm, chống ngư lôi và tàu biệt kích.

Tổ hợp bom-rocket chống ngầm RBU-6000 (Реактивно Бомбовая Установка, Reaktivno Bombovaja Ustanovka) sử dụng bom chìm RGB-60 được trang bị cho các tàu mặt nước và phục vụ trong Hải quân Liên bang Xô viết từ những năm 1961.



http://nghiadx.blogspot.com


RBU-6000 là tổ hợp bom-rocket chống ngầm tầm ngắn, đã được nghiên cứu sản xuất tại Viện Kỹ thuật nhiệt Moscow dưới sự chỉ đạo của nhà thiết kế V. Mastalygina. Từ cuối năm 1980, nó được sản xuất hàng loạt tại nhà máy cơ khí hạng nặng Ural (UZTM) tại thành phố Sverdlovsk.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, tổ hợp được tiếp nhận trang bị trong lực lượng Hải Quân Nga ngày 26/11/1991.

Để thử nghiệm RBU-6000, người ta đã lắp đặt 4 thiết bị phóng bom phản lực RBU-6000 (mỗi thiết bị gồm 12 ống phóng) trên các tàu đánh cá kiểu Cuồng phong-2/Смерч-2 và Cuồng phong-3/Смерч-3. Bom-rocket đã bắn trúng các mục tiêu giả định là ngư lôi và tàu ngầm ở các cự li và độ sâu khác nhau.

http://nghiadx.blogspot.com


Nhìn từ phía đối diện, RBU-6000 trông giống như một chiếc móng ngựa được tạo nên từ 12 ống phóng tên lửa, mỗi ống phóng có đường kính 21,3 cm. Còn về cấu trúc, mỗi tổ hợp phóng bom ngầm phản lực RBU-6000 bao gồm các thiết bị:

Hệ thống điều khiển bắn

Thiết bị phóng RBU-6000

Băng truyền tải và nạp đạn

Bom chìm phản lực không điều khiển RGB-60 (được sử dụng phổ biến nhất)

Hệ thống điều khiển bắn bao gồm bảng điều khiển, máy tính và dụng cụ truyền dữ liệu vào bệ phóng.

Hệ thống này nhận tín hiệu từ trạm thủy âm trên tàu hoặc từ các nguồn bên ngoài như từ trực thăng cảnh báo sớm hoặc từ các phao thủy âm do trực thăng thả xuống.

Thời gian phản ứng của hệ thống kể từ thời điểm phát hiện các đối tượng dưới nước khoảng 60 đến 120 giây.

Bom-rocket RBU-6000 được bố trí trên boong tàu, gồm 2 thiết bị phóng cách nhau ở cự li được xác định trước để phát huy tối đa uy lực. Thiết bị phóng RBU-6000 có thể phóng từng quả một hoặc phóng loạt.

http://nghiadx.blogspot.com


Băng truyền tải và nạp đạn bảo đảm tải đạn từ hầm đạn trong khoang tàu lên trên mặt boong và nạp đạn.

Việc này diễn ra mà không có sự tham gia của thủy thủ tàu, tức là hoàn toàn tự động. Sau khi toàn bộ số bom RGB-60 được nạp hết vào các ống phóng, thiết bị phóng RBU-6000 được thiết lập ở chế độ chờ.

Lúc này, các ống phóng của RBU-6000 tạo với mặt boong tàu một góc 90 độ. Đây là góc bắn tối thiểu của tổ hợp bom-rocket này.

Ở chế độ ngắm bắn, các ống phóng có thể xoay quanh trục theo phương thẳng đứng hoặc phương ngang tương ứng với góc hướng bay của bom chìm phản lực không điều khiển RGB-60.

Thiết bị phóng RBU-6000 có góc bắn tối đa theo phương thẳng đứng 60 độ, góc bắn tối đa theo phương ngang là 340 độ. Ở góc bắn 46 độ nó có tầm bắn xa nhất và ở góc bắn 8,5 độ tầm bắn là gần nhất.

http://nghiadx.blogspot.com
46 độ là góc bắn có tầm bắn xa nhất


Sức mạnh cũng như khả năng bắn phá, tiêu diệt mục tiêu của hệ thống pháo phản lực RBU-6000 nằm ở bom-rocket RGB-60. Đây là là loại tên lửa không điều khiển sử dụng động cơ nhiên liệu rắn.

RGB-60 có đường kính 21,2 cm, dài 1,832 m và nặng 112,5kg; tầm bắn tối đa lên đến 5.800 m.

Các thông số kỹ thuật cơ bản của pháo phản lực chống ngầm RBU-6000

Góc bắn tối đa theo phương thẳng đứng : 60 độ

Góc bắn nhỏ nhất: 90 độ .

Góc bắn tối đa theo phương ngang : 340 độ

Góc bắn có tầm bắn xa nhất: 46 độ

Góc bắn có tầm bắn gần nhất: 8,5 độ

Đường kính ống phóng: 21,3 cm

Đường kính bom chìm phản lực RGB (реактивная глубинная бомба): 21,2 cm

Trọng lượng thuốc nổ : 23,5kg

Trọng lượng không bom của tổ hợp: 9 tấn

Tầm bắn: 300-5.800 m

Độ sâu phá hủy mục tiêu: 15-500 m

Tốc độ lặn sâu: 11,6 m/s

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tuần tra Fearless được trang bị RBU-6000


Hệ thống phóng bom ngầm phản lực RBU-6000 được trang bị trên các tàu mặt nước bao gồm: Sarytch, Albatross, Zozulya, Kronstadt, Nikolaev, 1151, Fearless, Frigate, Slava…

Việt Nam cũng đã trang bị tổ hợp pháo phản lực RBU-6000 cho các tàu chiến hiện đang phục vụ trong lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam. Trong đó có chiến hạm đầu tiên của Việt Nam - Tàu tuần dương Petya II – III, nhận về sau khi giải phóng miền nam và năm 1978-1979 đã tham chiến trong cuộc chiến với Khmer đỏ.

Petya-III có 2 dàn Rocket RBU-6000 chống ngầm với 12 ống phóng mỗi dàn, sử dụng rocket cỡ 213 mm RGB-60. RBU-6000 còn được trang bị trên các Hộ vệ hạm tên lửa Gepard 3.9 (Project 11661 ) – những khu trục hạm mới được biên chế vào Hải quân nhân dân Việt Nam trong năm nay.

Ngoài Việt Nam, Ấn Độ cũng là một khách hàng lớn của thiết bị phóng bom ngầm phản lực RBU-6000. Năm 2003, Nga cũng đã cung cấp cho Ấn Độ các tổ hợp pháo phản lực này để trang bị cho 3 chiếc khu trục hạm Talwar (Project 1135.6).

Dưới đây là một số hình ảnh về thiết bị phóng bom ngầm phản lực RBU-6000:

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

>> Hải quân Indonesia sẽ bổ sung thêm 30 tàu ngầm



Lực lượng Hải quân Indonesia có nhiệm vụ tuần tra và bảo vệ vùng biển rộng lớn, đảm bảo lợi ích quốc gia trên biển của đất nước.


Hải quân Indonesia hiện có quân số khoảng hơn 70.000 người, 136 tàu (bao gồm cả tàu ngầm), 2 hạm đội chính, 10 cảng, 1 quân đoàn thủy quân lục chiến, lực lượng không quân hải quân và lực lượng vận tải hàng hải.

Một điểm đáng chú ý là Hải quân Indonesia có 2 lực lượng đặc nhiệm: lực lượng đặc nhiệm Komando Pasukan Katak với các thành viên được tuyển chọn tử các thủy thủ; lực lượng đặc nhiệm Detasemen Jala Mangkara được tuyển chọn từ đơn vị người nhái biệt kích và tiểu đoàn trinh sát đổ bộ của Thủy quân lục chiến.

Đa số các tàu của Hải quân Indonesia đều có nguồn gốc từ Anh hoặc Hà Lan. Tuy nhiên, từ năm 2003, Indonesia đã tự sản xuất được nhiều tàu tuần tra, tàu cao tốc loại nhỏ để trang bị cho lực lượng hải quân của mình.

Đối với Không quân hải quân, lực lượng này của Indonesia hiện đang sở hữu 9 máy bay huấn luyện Socata TB mua của Pháp, 41 máy bay vận tải, 20 máy bay trực thăng các loại.

Hải quân Indonesia là một trong số ít lực lượng hải quân tại Đông Nam Á có sở hữu tàu ngầm. Trong biên chế, lực lượng này có 4 chiếc tàu ngầm trong đó có 2 tàu lớp Cakra mua của Đức năm 1981.

Tàu ngầm lớp Cakra được phát triển từ mẫu tàu 209/1400, lượng choán nước 1.810 tấn, chiều dài 64,4m, chiều rộng 6,5m, sử dụng động cơ diesel-điện. Tốc độ tối đa của tàu là 42km/g và tầm hoạt động tối đa là 20.000km, độ lặn sâu khoảng 500m. Tàu được trang bị 8 ống phóng ngư lôi 533mm với 14 quả ngư lôi, tàu có thể trang bị thêm các tên lửa chống hạm UGM-84. Dự kiến, Indonesia sẽ bổ sung vào trang bị thêm 2 chiếc Cakra.

Theo tuyên bố của Phó Tổng Tham mưu trưởng Hải quân Indonesia thì quốc gia này sẽ tiếp tục bổ sung vào biên chế hơn 30 tàu ngầm nữa để bảo vệ quyền lợi trên biển của mình. Hiện tại, Indonesia đang quan tâm đến lớp tàu Kilo và lớp Lada của Nga.




















Trong biên chế, Hải quân Indonesia có 6 tàu khu trục thuộc lớp Van Speijk (Indonesia gọi là lớp Ahmad Yani) mua của Hà Lan từ những năm 1980 và hiện đang đóng mới 1 chiếc thuộc lớp Sigma, dự kiến đưa vào trang bị năm 2014. Các tàu lớp Van Speijk được Indonesia đặt theo tên các vị anh hùng.

Tàu lớp Van Speijk có lượng choán nước tiêu chuẩn là 2.200 tấn, dài 113,4m, rộng 12,5m, tốc độ tối đa đạt 28,5 hải lý/giờ với tầm hoạt động tối đa là 4.500 hải lý. Tàu được trang bị pháo 113mm QF 4,5 inch MkV, 2 hệ thống tên lửa phòng không Seacat, 1 hệ thống vũ khí chống ngầm Limbo ASW, 1 máy bay trực thăng Westland Wasp, 1 pháo 76mm Oto Melara, tên lửa chống hạm P-800 Onik… Ngoài ra, tàu còn được trang bị hệ thống radar, hệ thống thủy âm tương đối hiện đại.

Về tàu hộ tống, Indonesia có 3 chiếc thuộc lớp Fatahillah và 4 chiếc thuộc lớp Diponegoro mua của Hà Lan. Ngoài ra còn có 16 chiếc tàu thuộc lớp Parachim (Indonesia gọi là lớp Kapitan Patimura) được mang số hiệu từ 371 đến 386 và đều được đặt theo tên của các anh hùng.

Parachim là loại tàu hộ tống chống ngầm có lượng choán nước tiêu chuẩn 800 tấn, dài 72,5m, rộng 9,4m, sử dụng động cơ diesel với tốc độ tối đa là 24,7 hải lý/giờ, tầm hoạt động tối đa 2.100 hải lý. Tàu được trang bị 1 pháo 2 nòng 57mm AK-725, 1 pháo 2 nòng 30mm AK-230, 2 hệ thống phóng tên lửa chống ngầm RBU-6000, 2 hệ thống tên lửa phòng không SA-N-5, 4 ống phóng ngư lôi 400mm và một số hệ thống radar, thủy âm.

Trong biên chế, Hải quân Indonesia có 31 tàu tuần tiễu, bao gồm 4 tàu lớp Mandau mua của Hàn Quốc năm 1980, 4 tàu lớp Andau, 2 tàu lớp Pandrong, 4 tàu lớp Todak, 13 tàu lớp Boa, 4 tàu lớp Kakap đều do Indonesia tự sản xuất.

Ngoài ra, Hải quân Indonesia còn sở hữu số lượng lớn các tàu quét mìn, tàu đổ bộ, tàu huấn luyện… Trong tương lai, quốc gia này sẽ tiếp tục bổ sung một số lượng lớn tàu (bao gồm cả tàu ngầm) cho lực lượng Hải quân. Có thể nói, đây là lực lượng hải quân có số lượng tàu thuyền nhiều nhất trong khu vực Đông Nam Á.


[Bee news]



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang