Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Sát thủ diệt hạm

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Sát thủ diệt hạm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sát thủ diệt hạm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

>> Những "sát thủ" tàu chiến ngang cơ với Kilo Việt Nam trên biển Đông

Tàu ngầm lớp Scorpène được đánh giá là không thua kém gì tàu ngầm Kilo 636MV mà Việt Nam sắp nhận và tàu ngầm lớp Archer của Hải quân Singapore. Cùng với Kilo 636MV và Archer, Scorpène sẽ là một trong những trở ngại lớn của Hải quân Trung Quốc.

>> Tàu ngầm Kilo - "Mãnh hổ rình mồi" ở Biển Đông



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc KD Tunku Abdul Rahman của Hải quân Hoàng gia Malaysia đang chuẩn bị cho một chuyến tuần tra

“Rắn độc” Scorpène

Hiện nay, Hải quân Trung Quốc (PLAN) ngày càng hung hăng và liên tục làm phức tạp thêm tình hình trên biển Đông. Malaysia cũng không nằm ngoài cuộc chiến này khi mới đây nhất, một hải đoàn của Trung Quốc gồm một tàu đổ bộ và hai chiếc khu trục hộ tống đã tiến đến khu vực bãi cạn James Shoal (cách thị trấn Bintulu, Malaysia khoảng 80km) rồi lớn tiếng tuyên bố: "James Shoal là điểm cực nam của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa".

Những tuyên bố lộng quyền và vô căn cứ này đã khiến cho dư luận ASEAN và cộng đồng quốc tế vô cùng bức xúc, dù gần đây nhất, tại Hội nghi Shangri-La 201, Trung Quốc khẳng định sẽ không làm phức tạp tình hình và giải quyết các xung đột về tranh chấp chủ quyền một cách hòa bình nhất.

Việc Trung Quốc tiến sát bãi cạn James Shoal đã khiến dư luận Malaysia vô cùng phẫn nộ. Trong một bài phát biểu của mình, Bộ trưởng bộ Quốc phòng Malaysia, ông Hishammuddin Hussein đã lên tiếng chỉ trích những hành động vô căn cứ, “nói một đằng, là một nẻo” của Trung Quốc. Điều nực cười là Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với bãi cạn James Shoal khi nơi đây cách đất liền của Trung Quốc tới 2.500km.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cấu tạo của tàu ngầm lớp Scorpène

Trước mối đe dọa từ “gã khổng lồ xấu tính” Trung Quốc, Malaysia cũng như các quốc gia khác trong khối ASEAN đang tích cực mua sắm vũ khí để phòng vệ.

Malaysia đang sở hữu một đội tàu chiến khá hiện đại và được vũ trang rất mạnh. Hiện có 8 chiếc tàu khu trục cỡ trung và cỡ nhỏ trang bị các tên lửa đối hạm Harpoon của Hoa Kỳ hoặc Exocet của Pháp phục vụ trong Hải quân Malaysia. Tuy nhiên, vũ khí lợi hại nhất của hải quân nước này chính là chiếc tàu ngầm lớp Scorpène với biệt danh “rắn độc”. Sở dĩ Scorpène được mệnh danh là “rắn độc” chính là nhờ khả năng rình rập và tấn công đối thủ bằng những đòn tấn công mạnh mẽ, khiến cho bất kỳ kẻ thù nào cũng phải hoảng sợ.

"Ngang tài ngang sức" với Kilo 636MV

Tàu ngầm lớp Scorpène được đánh giá là không thua kém gì tàu ngầm Kilo 636MV mà Việt Nam sắp nhận và tàu ngầm Archer của Hải quân Singapore.

Scorpène là một trong những lớp tàu ngầm do Pháp nghiên cứu và chế tạo. Đây là loại tàu ngầm chạy bằng diesel-điện, hoạt động vô cùng êm ái và có thể qua mặt được các hệ thống sonar định vị thủy âm hiện nay.

Scorpène ban đầu được phát triển bởi tập đoàn công nghiệp hàng hải và kỹ thuật hải quân DCNS của Pháp. Sau đó, từ năm 2005 Scorpène là sản phẩm hợp tác của DCNS và tập đoàn Navantia của Tây Ban Nha. Hiện nay, DCNS phát triển hệ thống máy và khung sườn, còn Navantia nghiên cứu phát triển hệ thống radar kiểm soát hỏa lực và hệ thống tiềm vọng laser cho Scorpène.

Scorpène được các chuyên gia quân sự đánh giá là “ngang tài ngang sức” với “hố đen” Kilo 636MV nhờ khả năng hấp thụ sonar và có thể vô hình với bất cứ hệ thống sonar định vị thủy âm nào hiện nay. Scorpène của Malaysia hiện đang được trang bị những hệ thống và công nghệ mới nhất. Độ ồn của Scorpène được giới chuyên môn đánh giá nhận định là ngang bằng với “hố đen” Kilo.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc KD Tun Razak trong một chuyến tuần tra biển

Lớp khung được cấu thành từ sợi carbon và hợp kim titan nên khung sườn của Scorpène có khả năng đàn hồi rất cao trong mọi điều kiện thời tiết. Ngoài ra, phần thân của Scorpène có khả năng chịu được áp lực cao.

Theo nhà sản xuất DCNS, Scorpène có khả năng lặn sâu đến hơn 380m. Trong một cuộc thử nghiệm gần đây, Scorpène thậm chí lặn sâu đến 430m và có thể hoạt động được liên tục trong vòng 4 giờ đồng hồ. Scorpène được trang bị một lớp vỏ có khả năng hấp thụ sóng sonar cao và lớp vỏ này còn hạn chế được độ ồn bên trong tàu. Lớp vỏ của Scorpène được cấu thành từ sợi carbon và hợp kim titan gồm 3 lớp, mỗi lớp dày 2.5cm và cách nhau 3.0 cm, ngăn cách với nhau bởi một lớp khí Heli nhằm giảm thiểu tối đa độ ồn từ bên trong phát ra bên ngoài.

Lớp khung được cấu thành từ sợi carbon và hợp kim titan nên khung sườn của Scorpène có khả năng đàn hồi rất cao trong mọi điều kiện thời tiết. Ngoài ra, phần thân của Scorpène có khả năng chịu được áp lực cao.

Theo nhà sản xuất DCNS, Scorpène có khả năng lặn sâu đến hơn 380m. Trong một cuộc thử nghiệm gần đây, Scorpène thậm chí lặn sâu đến 430m và có thể hoạt động được liên tục trong vòng 4 giờ đồng hồ. Scorpène được trang bị một lớp vỏ có khả năng hấp thụ sóng sonar cao và lớp vỏ này còn hạn chế được độ ồn bên trong tàu. Lớp vỏ của Scorpène được cấu thành từ sợi carbon và hợp kim titan gồm 3 lớp, mỗi lớp dày 2.5cm và cách nhau 3.0 cm, ngăn cách với nhau bởi một lớp khí Heli nhằm giảm thiểu tối đa độ ồn từ bên trong phát ra bên ngoài.

Hệ thống MESMA vượt trội AIP của Kilo

Scorpène còn có một điểm cộng sáng giá khác là hệ thống AIP (hệ thống động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập) do chính Pháp và Thụy Điển hợp tác phát triển. Hệ thống AIP này của Pháp có tên là MESMA. MESMA được đánh giá rất cao nhờ khả năng hoạt động vô cùng hiệu quả. MESMA và được đánh giá vượt trội hơn cả AIP do Nga và Thụy Điển phát triển. MESMA là một hệ thống độc lập được lắp đặt trong khoang máy của Scorpène, với cấu trúc tương tự như AIP của Kilo. Tuy nhiên, MESMA được phát triển và trang bị những công nghệ mới nhất hiện nay.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cùng với Kilo 636MV và Archer, Scorpène sẽ là một trong những trở ngại của Hải quân Trung Quốc.

Nhờ hệ thống MESMA, Scorpène có thể hoạt động liên tục 71 ngày mà không cần nổi lên để nạp lại hệ thống. MESMA giúp Scorpène nhỉnh hơn cả Kilo 636MV của Việt Nam và Archer của Singapore khi 636MV chỉ hoạt động được liên tục trong 45 ngày và tàu ngầm Archer là 35 ngày.

Điểm cộng sáng giá nhất của Scorpène là có khả năng hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết và là chìa khóa giúp Scorpène trở nên vô hình trên hệ thống định vị sonar của bất kỳ kẻ săn ngầm nào. Đây chính là điều khiến cho Scorpène, Kilo 636MV và Archer vượt trội hơn hoàn toàn so với bất kỳ loại tàu ngầm nào của Hải quân Trung Quốc. Đặc biệt, tất cả đều có khả năng hoạt động vô cùng êm ái, trong khi tàu ngầm Trung Quốc bị chê là “khua chiêng gõ mõ” với độ ồn vượt quá mức tiêu chuẩn hiện nay.

“Nọc độc” của Scorpène

Scorpène được trang bị hệ thống radar quét mảng pha bị động song song, tích hợp dẫn đường DR3000 do hãng Thales phát triển và hệ thống sonar TSM2233M và TSM2253. Điểm đặc biệt của hệ thống sonar này là được tích hợp công nghệ quét mảng đa chiều S-Cube, một hệ thống tích hợp khá hiện đại và được đánh giá rất cao hiện nay. Scorpène còn có một hệ thống kiểm soát và tác chiến tối tân do chính DCNS phát triển có tên là DCNS SUBTICS. Hệ thống này chính là đầu não của tất cả các hệ thống radar, định vị sonar và radar kiểm soát hỏa lực. SUBTICS có khả năng tấn công và điều khiển một lúc 6 ngư lôi WASS “Black Shark” có đầu dẫn thông mình hoặc 8 tên lửa đối hạm Exocet SM39.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc KD Tunku Abdul Rahman phóng tên lửa diệt hạm Exocet SM39

Scorpène có cái tên “rắn độc” cũng chính là nhờ 2 vũ khí có khả năng hủy diệt khủng khiếp là ngư lôi WASS “Black Shark” và tên lửa đối hạm Exocet SM39. WASS “Black Shark" là một trong số nhiều loại ngư lôi hạng nặng do Tập đoàn WhiteHead Div và Alenia Difesa của Italy và Hà Lan hợp tác nghiên cứu.

WASS “Black Shark” là một trong số những loại ngư lôi có điều khiển thông qua đầu dẫn thông minh với tốc độ liên đến 127km/h, tương đương với Mk48 của Hoa Kỳ. “Black Shark” có khả năng mang được đầu đạn nổ hạng nặng STANAG 4439 hoặc đầu đạn hạt nhân. Đây là một trong 2 loại vũ khí có sức hủy diệt mạnh mẽ. “Black Shark” tuy không được đánh giá cao như Shkval 2E của Kilo 636MV nhưng “Black Shark” là một trong nhiều loại ngư lôi có đầu dẫn thông mình hoạt động hiệu quả nhất hiện nay. Scorpène được trang bị 6 ống phóng trên mũi tàu và có thể điều khiển một lúc 6 ngư lôi dẫn đường thông qua hệ thống DCNS SUBTICS.

Vũ khí thứ 2 làm nên tên tuổi của Scorpène là tên lửa diệt hạm Exocet. Exocet là một trong số nhiều loại tên lửa đối hạm mạnh nhất hiện nay. Ngoài Scorpène, loại tên lửa này còn được trang bị trên một số khu trục hạm của Malaysia. Tên lửa Exocet được lắp đặt trên tàu ngầm lớp Scorpène là biến thể SM39. Scorpène của Malaysia được trang bị loại SM39 mới nhất thuộc loại MM39 và MM40 Block 2. Tầm hoạt động lên đến 180km và được trang bị công nghệ Sea-skiming, có thể qua mặt được nhiều hệ thống radar đánh chặn và hệ thống phòng thủ tầm gần.


(Tổng hợp)

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

>> “Sát thủ diệt hạm” Kh-59MK trên Su-30MK2 Việt Nam


Những chiến đấu cơ Su-30MK2 mà Nga bán cho Việt Nam trong năm 2011 có rất nhiều đổi mới và cải tiến để có được những khả năng ưu việt.



>> Tên lửa Uran (Kh-35) : Cơn ác mộng của tàu chiến
>> Tên lửa chống radar của Nga, Trung Quốc

Hiện nay, trong biên chế Không quân Việt Nam có khoảng 12 chiếc Su-27SK và 4 chiếc Su-27UBK. Năm 2008, Việt Nam đã đặt hàng thêm 6 chiếc Su-30MK2V và năm 2009 tiếp tục đặt hàng thêm 8 chiếc và đợt đặt hàng lớn nhất gần đây là 12 chiếc vào năm 2010.

Tất cả các hợp đồng nói trên dự kiến sẽ chuyển gao đầy đủ cho Việt Nam vào năm 2012. Tính đến năm 2012, Không quân Việt Nam sẽ có khoảng 32 chiếc Su-30MK2, biến thể được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ tác chiến trên biển.



http://nghiadx.blogspot.com
Su-30MK2V của Việt Nam


Những chiến đấu cơ Su-30MK2 mà Nga bán cho Việt Nam trong năm 2011 có rất nhiều đổi mới và cải tiến để có được những khả năng ưu việt.

Đầu tiên phải nói đến cabin của loại máy bay này đã được cải tiến và hiện đại hóa một cách đáng kể, ca bin đôi đã được làm với mục đích làm giảm mệt mỏi cho phi công, tăng cường khả năng chiến đấu đa mục đích của loại chiến đấu cơ này.


http://nghiadx.blogspot.com
Su-30MK được trang bị vũ khí hiện đại

Những chiếc Su-30MK2 này được trang bị nhiều vũ khí mới nhằm tăng cường sức mạnh cũng như sức chiến đấu.

Do không chỉ thực hiện nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, Su-30MK2 của Việt Nam còn thực hiện nhiệm vụ đối hải, cho nên nó được trang bị một loạt các tên lửa chống tàu tiên tiến như tên lửa siêu âm Kh-31 chống tàu tầm ngắn, tên lửa không đối hạm tầm xa Kh-59MK, một biến thể của tên lửa không đối đất Kh-59M.

Kh-59 Ovod (tiếng Nga: Х-59 Овод, định danh NATO AS-13 Kingbolt) là một loại tên lửa hành trình dẫn đường bằng TV của Nga, với hệ thống đẩy nhiên liệu rắn hai tầng và tầm phóng là 115 km, do Viện Raduga thiết kế chế tạo.

Tên lửa Kh-59 được thiết kế dựa trên loại tên lửa Kh-58 (NATO gọi là AS-11 Kilter). Raduga phát triển Kh-59 vào thập niên 1970 như một phiên bản tầm của Kh-25 (định danh NATO AS-10 Karen), như một vũ khí tấn công chính xác từ xa cho Su-24M và Mig-27.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Kh-59M


Kh-59 ban đầu được trang bị một động cơ nhiên liệu bột, và kết hợp với một máy gia tốc nhiên liệu bột ở đuôi. Bộ ổn định gấp nếp được đặt ở phía trước của tên lửa, với cánh và đuôi lái ở phía sau.

Tuy nhiên, cùng với sự xuất hiện của động cơ phản lực RDK-300, người ta đã tạo ra các tên lửa hành trình tầm xa, tiêu thụ ít nhiên liệu hơn và hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh chóng.

Dựa trên RDK-300, Viện Thiết kế chế tạo máy Raduga đã đề xuất 1 biến thể tên lửa hiện đại của Kh-59 mang tên Kh-59M Ovod-M (tiếng Nga X-59M Овод – M, định danh NATO AS-18 Kazoo) để thay thế cho các tên lửa mang động cơ nhiên liệu rắn trước đây.


http://nghiadx.blogspot.com
Kh-59M


Việc hiện đại hóa, như một tất yếu, đã dẫn đến việc tạo ra một hệ thống tên lửa mới có thiết kế gần như khác hoàn toàn với biến thể trước đó, và có hiệu suất cao hơn nhiều.

Khi hệ thống dẫn hướng được giữ nguyên, sự thay đổi lớn nhất được thực hiện ở thân tên lửa, cộng với việc thay thế động cơ tên lửa nhiên liệu rắn trước đó bằng động cơ tuốc bin cánh quạt đẩy ở dưới thân và phía trước của cánh sau.

Như bất kỳ tên lửa hành trình hiện đại nào, tên lửa Kh-59M có các bộ phận chính là vỏ lượn gồm thân, cánh, đuôi, động cơ xuất phát thường là động cơ tên lửa, động cơ hành trình thường là động cơ phản lực không khí và hệ thống điều khiển.


http://nghiadx.blogspot.com
Ở phần giữa thân tên lửa, người ta bố trí một khoang nhiên liệu có thể tích lớn với hệ thống thoát nước và cửa tiếp nhiên liệu.


Ở phần phía sau vẫn giữ lại khối động cơ tên lửa nhiên liệu rắn, hỗ trợ cho chế độ tốc độ cao sau khi tên lửa bắt đầu tách ra khỏi máy bay.

Trước khi phóng, Kh-59M được nạp các dữ liệu cần thiết như bản đồ địa hình số hóa, ảnh mục tiêu. Khi có lệnh phóng, động cơ xuất phát đẩy nó rời khỏi ống phóng đến một độ cao nhất định rồi tách khỏi tên lửa, sau đó động cơ hành trình sẽ được khởi động để đưa tên lửa đến mục tiêu.

Tên lửa có thể bay theo quĩ đạo hỗn hợp để tránh sự phát hiện và ngăn chặn của lực lượng phòng không đối phương.

http://nghiadx.blogspot.com

Sau khi được bắn đi, động cơ hành trình tên lửa được bảo vệ khỏi các yếu tố bên ngoài trong quá trình bay, và có thể bay xa hơn nhờ động cơ tuốc bin phản lực khí.

Tính năng khí động học của Kh-59M được tăng lên do tên lửa có khối lượng và kích thước lớn hơn. Tên lửa di chuyển bằng lực nâng khí động học, ổn định quĩ đạo bằng hệ thống định vị và có thể chuyển hướng bất kỳ lúc nào khi cần thiết.

Việc sử dụng động cơ động cơ tuốc bin phản lực không khí đòi hỏi phải có sự thay đổi của hệ thống điều khiển tự động, nhận được từ bộ điều khiển động cơ, thực hiện khởi động, duy trì và kiểm soát việc cung cấp nhiên liệu và điều chỉnh độ cao và tốc độ tên lửa.

http://nghiadx.blogspot.com


Với việc trang bị động cơ phản lực tuốc bin khí, tầm hoạt động của tên lửa có thể lên tới 140 km, tầm bắn hiệu quả lên tới 120 km.

Kh-59M có thể được phóng từ độ cao thấp (100 m), và bay ở độ cao xác định (từ 50 đến 1000 m), được dẫn hướng bằng hệ thống điều khiển tự động và cao kế vô tuyến (radar đo độ cao). Thể tích của khoang chứa động cơ nhiên liệu rắn trước đây đã được sử dụng để chứa số lượng đầu đạn nhiều gấp đôi.

Ngoài đầu đạn xuyên giáp có khối lượng 320 kg, tên lửa có thể sử dụng thêm loại đầu đạn chụm và phá mảnh có khối lượng 280 kg.

Kh-59M có thể phóng đi với tốc độ 600 đến 1.000 km/h và có độ chính xác khoảng 2 đến 3 m. Kh-59M cũng được trang bị trên các biến thể của máy bay chiến đấu Su-27. Nó được gắn vào máy bay nhờ thiết bị treo AKU-58-1.

http://nghiadx.blogspot.com

Còn trong trường hợp trang bị trên máy bay tấn công ném bom Su-24M, Kh-59M được sử dụng với hệ thống điều khiển hỏa lực SUO-1-6M và thiết bị treo tên lửa PK-9 mà không có bất kỳ sửa đổi của máy bay.

Thông số kỹ thuật của tên lửa không đối đất Kh-59M:

Tầm bắn:

- Tối thiểu: 10 -15 km

- Tối đa: 100 – 115 km

- Điều khiển tự động: 40 km

Tầm hoạt động: 140 km

Độ chính xác: 2-3 m.

Tốc độ: 860 đến 1.000 km/h

Độ bay cao so với mặt nước biển: 7 m

Độ bay cao so với mặt: 50, 100, 200, 600, 1.000 m.

Trang bị trên máy bay: MiG-29K, Su-30M, Su-24M

Tốc độ máy bay: 600 – 1.100 km/h.

Độ cao phóng: 0,1 – 5 km.

Số lượng tên lửa mang: 2

Chiều dài tên lửa: 5,69 m

Đường kính tối đa: 0,38 m

Sải cánh: 1,26 – 1,3 m

Khối lượng: 920 kg (930 – 950 kg)

Khối lượng đầu đạn: 320 kg.

Thiết bị điều khiển:

- Tầm hoạt động: 140 km.

- Chiều dài: 4 m.

- Đường kính:0,45 m

- Khối lượng: 260 kg


http://nghiadx.blogspot.com
Kh-59MK

Trên cơ sở của tên lửa không đối đất Kh-59M, Viện thiết kế chế tạo máy Raduga tiếp tục cho ra đời biến thể không đối hạm Kh-59MK có nhiều tính năng vượt trội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tác chiến trên biển. K-59MK đã được trình làng lần đầu tiên tại triển lãm MAKS-2001.

Không giống như người anh Kh-59M, được trang bị với hệ thống dẫn hướng TV, Kh-59MK sử dụng đầu dò radar chủ động ARGS-59.

Việc tăng cường máy gia tốc nhiên liệu cho phép tên lửa có thể bắn xa tới 115 đến 285 km. Tuy chỉ đạt tốc độ cận âm, nhưng uy lực công phá của nó thì vô cùng mạnh mẽ với đầu đạn 320 kg và một ưu điểm nữa là chi phí của nó ít hơn nhiều các tên lửa siêu âm.

Theo các chuyên gia của Raduga xác suất bắn trúng một tàu tuần dương, tàu khu trục là 90 đến 96%, tàu, thuyền nhỏ – 70 đến 93 %.

Tên lửa chống hạm Kh-59MK đã thông qua các cuộc thử nghiệm trên mặt đất và đã được sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài.

Kh-59MK được trang bị trên các máy bay chiến đấu trong gia đình Su-27 trong đó có Su-30MK xuất khẩu cho Trung Quốc, Ấn Độ và cả Việt Nam.

Do có khối lượng tương đối nhỏ - khoảng 930 kg, nên người ta có thể treo trên Su-30 tới 5 quả tên lửa này.

Như vậy, Kh-59MK cùng với Kh-31 sẽ là cặp đôi tên lửa chống hạm hoàn hảo trên Su-30MK2 của Việt Nam, giúp cho máy bay chiến đấu siêu cơ động này phát huy hết khả năng khi tác chiến trên biển.

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

>> RBU-6000: “Sát thủ diệt ngầm” của Hải quân Nga



Việt Nam cũng đã trang bị tổ hợp pháo phản lực RBU-6000 cho các tàu chiến hiện đang phục vụ trong lực lượng Hải quân.

RBU-6000 là một trong những hệ thống phóng bom ngầm phản lực lâu đời nhất, được thiết kế để chống ngầm, chống ngư lôi và tàu biệt kích.

Tổ hợp bom-rocket chống ngầm RBU-6000 (Реактивно Бомбовая Установка, Reaktivno Bombovaja Ustanovka) sử dụng bom chìm RGB-60 được trang bị cho các tàu mặt nước và phục vụ trong Hải quân Liên bang Xô viết từ những năm 1961.



http://nghiadx.blogspot.com


RBU-6000 là tổ hợp bom-rocket chống ngầm tầm ngắn, đã được nghiên cứu sản xuất tại Viện Kỹ thuật nhiệt Moscow dưới sự chỉ đạo của nhà thiết kế V. Mastalygina. Từ cuối năm 1980, nó được sản xuất hàng loạt tại nhà máy cơ khí hạng nặng Ural (UZTM) tại thành phố Sverdlovsk.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, tổ hợp được tiếp nhận trang bị trong lực lượng Hải Quân Nga ngày 26/11/1991.

Để thử nghiệm RBU-6000, người ta đã lắp đặt 4 thiết bị phóng bom phản lực RBU-6000 (mỗi thiết bị gồm 12 ống phóng) trên các tàu đánh cá kiểu Cuồng phong-2/Смерч-2 và Cuồng phong-3/Смерч-3. Bom-rocket đã bắn trúng các mục tiêu giả định là ngư lôi và tàu ngầm ở các cự li và độ sâu khác nhau.

http://nghiadx.blogspot.com


Nhìn từ phía đối diện, RBU-6000 trông giống như một chiếc móng ngựa được tạo nên từ 12 ống phóng tên lửa, mỗi ống phóng có đường kính 21,3 cm. Còn về cấu trúc, mỗi tổ hợp phóng bom ngầm phản lực RBU-6000 bao gồm các thiết bị:

Hệ thống điều khiển bắn

Thiết bị phóng RBU-6000

Băng truyền tải và nạp đạn

Bom chìm phản lực không điều khiển RGB-60 (được sử dụng phổ biến nhất)

Hệ thống điều khiển bắn bao gồm bảng điều khiển, máy tính và dụng cụ truyền dữ liệu vào bệ phóng.

Hệ thống này nhận tín hiệu từ trạm thủy âm trên tàu hoặc từ các nguồn bên ngoài như từ trực thăng cảnh báo sớm hoặc từ các phao thủy âm do trực thăng thả xuống.

Thời gian phản ứng của hệ thống kể từ thời điểm phát hiện các đối tượng dưới nước khoảng 60 đến 120 giây.

Bom-rocket RBU-6000 được bố trí trên boong tàu, gồm 2 thiết bị phóng cách nhau ở cự li được xác định trước để phát huy tối đa uy lực. Thiết bị phóng RBU-6000 có thể phóng từng quả một hoặc phóng loạt.

http://nghiadx.blogspot.com


Băng truyền tải và nạp đạn bảo đảm tải đạn từ hầm đạn trong khoang tàu lên trên mặt boong và nạp đạn.

Việc này diễn ra mà không có sự tham gia của thủy thủ tàu, tức là hoàn toàn tự động. Sau khi toàn bộ số bom RGB-60 được nạp hết vào các ống phóng, thiết bị phóng RBU-6000 được thiết lập ở chế độ chờ.

Lúc này, các ống phóng của RBU-6000 tạo với mặt boong tàu một góc 90 độ. Đây là góc bắn tối thiểu của tổ hợp bom-rocket này.

Ở chế độ ngắm bắn, các ống phóng có thể xoay quanh trục theo phương thẳng đứng hoặc phương ngang tương ứng với góc hướng bay của bom chìm phản lực không điều khiển RGB-60.

Thiết bị phóng RBU-6000 có góc bắn tối đa theo phương thẳng đứng 60 độ, góc bắn tối đa theo phương ngang là 340 độ. Ở góc bắn 46 độ nó có tầm bắn xa nhất và ở góc bắn 8,5 độ tầm bắn là gần nhất.

http://nghiadx.blogspot.com
46 độ là góc bắn có tầm bắn xa nhất


Sức mạnh cũng như khả năng bắn phá, tiêu diệt mục tiêu của hệ thống pháo phản lực RBU-6000 nằm ở bom-rocket RGB-60. Đây là là loại tên lửa không điều khiển sử dụng động cơ nhiên liệu rắn.

RGB-60 có đường kính 21,2 cm, dài 1,832 m và nặng 112,5kg; tầm bắn tối đa lên đến 5.800 m.

Các thông số kỹ thuật cơ bản của pháo phản lực chống ngầm RBU-6000

Góc bắn tối đa theo phương thẳng đứng : 60 độ

Góc bắn nhỏ nhất: 90 độ .

Góc bắn tối đa theo phương ngang : 340 độ

Góc bắn có tầm bắn xa nhất: 46 độ

Góc bắn có tầm bắn gần nhất: 8,5 độ

Đường kính ống phóng: 21,3 cm

Đường kính bom chìm phản lực RGB (реактивная глубинная бомба): 21,2 cm

Trọng lượng thuốc nổ : 23,5kg

Trọng lượng không bom của tổ hợp: 9 tấn

Tầm bắn: 300-5.800 m

Độ sâu phá hủy mục tiêu: 15-500 m

Tốc độ lặn sâu: 11,6 m/s

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tuần tra Fearless được trang bị RBU-6000


Hệ thống phóng bom ngầm phản lực RBU-6000 được trang bị trên các tàu mặt nước bao gồm: Sarytch, Albatross, Zozulya, Kronstadt, Nikolaev, 1151, Fearless, Frigate, Slava…

Việt Nam cũng đã trang bị tổ hợp pháo phản lực RBU-6000 cho các tàu chiến hiện đang phục vụ trong lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam. Trong đó có chiến hạm đầu tiên của Việt Nam - Tàu tuần dương Petya II – III, nhận về sau khi giải phóng miền nam và năm 1978-1979 đã tham chiến trong cuộc chiến với Khmer đỏ.

Petya-III có 2 dàn Rocket RBU-6000 chống ngầm với 12 ống phóng mỗi dàn, sử dụng rocket cỡ 213 mm RGB-60. RBU-6000 còn được trang bị trên các Hộ vệ hạm tên lửa Gepard 3.9 (Project 11661 ) – những khu trục hạm mới được biên chế vào Hải quân nhân dân Việt Nam trong năm nay.

Ngoài Việt Nam, Ấn Độ cũng là một khách hàng lớn của thiết bị phóng bom ngầm phản lực RBU-6000. Năm 2003, Nga cũng đã cung cấp cho Ấn Độ các tổ hợp pháo phản lực này để trang bị cho 3 chiếc khu trục hạm Talwar (Project 1135.6).

Dưới đây là một số hình ảnh về thiết bị phóng bom ngầm phản lực RBU-6000:

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

>> Hùng Phong 'xịt', Đài Loan 'ngượng' với Trung Quốc




Hôm thứ 3 (28/6), Bộ quốc phòng Đài Loan chính thức xác nhận vụ thử tên lửa hành trình đối hạm Hùng Phong (Hsiung Feng) III đã thất bại.


Tên lửa hành trình đối hạm siêu âm Hsiung Feng III đã không đánh trúng mục tiêu trên biển trong một cuộc diễn tập hải quân thường niên. Bộ quốc phòng nước này giải thích việc thất bại này là do lỗi trục trặc của hệ thống máy tính.

Đài Loan bắt đầu triển khai Hsiung Feng III trên chiến hạm từ năm 2011 để đáp trả lại sự lớn mạnh không ngừng của lực lượng Hải quân Trung Quốc.

Nhưng giới lãnh đạo Quân đội Đài Loan đã được phen “đỏ mặt” khi hai vụ thử tên lửa đều thất bại đầu năm nay và phải nhận sự chỉ trích gay gắt từ Tổng thống Mã Anh Cửu.



Sát thủ diệt hạm Hsiung Feng III tiếp tục "tịt ngòi".


Theo tờ China Times (trụ sở tại Đài Bắc), vụ thử tên lửa mới nhất bị thất bại này đã gây sự “lúng túng” cho Hải quân Đài Loan, bởi nó “trùng” với sự kiện Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận ở trên biển Đông (Trung Quốc và Đài Loan gọi là Nam Hải) vào giữa tháng 6.

Mối quan hệ Đài Loan và Trung Quốc đã được cải thiện nhiều kể từ khi ông Mã Anh Cửu lên làm Tổng thống năm 2008. Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn luôn luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và sẵn sàng dùng vũ lực để thu hồi.

Tên lửa hành trình tầm xa Hsiung Feng III do Đài Loan tự thiết kế và chế tạo. Hsiung Feng III có tầm bắn tối đa lên tới 300km, tốc độ bay siêu âm 2.300km/h. Tên lửa được dẫn đường bằng hệ thống định vị quán tính kết hợp radar dẫn đường chủ động ở pha cuối.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang