Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Rafale M

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Rafale M. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Rafale M. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

>> Nhận diện 5 sát thủ đình đám của tàu sân bay



Các chiến đấu cơ của tàu sân bay, tàu chiến là con cưng của bầu trời "chiến", luôn thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận bởi tính chất đặc biệt của chúng.


Các chiến đấu cơ được trang bị cho tàu sân bay hay tàu chiến đều sử dụng tàu sân bay và tàu chiến như là một đường băng, chúng được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên không, trên biển, dưới nước và mặt đất, hoặc thực hiện các nhiệm vụ cảnh báo sớm, do thám, tuần tra, hộ tống, thả mìn, rà phá bom mìn và hạ cánh thẳng đứng. Đây là lực lượng quan trọng để giành và giữ quyền kiểm soát, quyền làm chủ biển trên chiến trường biển.

Căn cứ vào phạm vi sử dụng, các chiến đấu cơ này của hải quân được chia thành nhiều loại: máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, máy bay tuần tra chống tàu ngầm, máy bay vận tải và máy bay cứu hộ. Chúng có tính năng khác nhau, tiêu chuẩn đánh giá khác nhau.

Bee giới thiệu 5 loại máy bay nổi tiếng hiện đang được trang bị cho tàu chiến.

1. Máy bay tấn công Super Hornet F/A-18E/F

F/A-18E/F là máy bay chủ lực hiện nay của tàu chiến hải quân Mỹ, là biểu tượng của sức mạnh hải quân Mỹ. Ở đâu có tàu sân bay Mỹ, ở đó không thể thiếu bóng dáng Super Hornet. Nó chủ yếu được sử dụng cho phòng không hạm đội, và có thể được sử dụng cho tấn công đối đất.



Máy bay chiến đấu Super Hornet F/A-18E/F của quân đội Mỹ.


F/A-18E/F được trang bị cho tàu sân bay dựa trên nền tảng F/A-18C. Trong đó, F/A-18E là loại 1 chỗ ngồi, còn F/A-18F là loại 2 chỗ ngồi.

So với F/A-18C/D, loại máy bay này tiếp tục kế thừa được ưu điểm là độ tin cậy và khả năng bảo vệ tốt, khả năng bay tốt và phóng vũ khí có độ chính xác cao, đồng thời đã được nâng cấp về nhiều mặt gồm: thiết kế ngoại hình theo hướng tăng cường khả năng tàng hình; trang bị radar APG-79 với khả năng định vị được xe đang di chuyển hay đứng im với phạm vi tầm bắn của vũ khí điển hình, độ chính xác đạt 0,1 - 0,3 m; hành trình và tải trọng được tăng đáng kể; khả năng tấn công chính xác vào ban đêm và khả năng tác chiến thông tin tốt hơn.



Các chủng loại vũ khí được lắp đặt trên Super Hornet F/A-18E/F.

Các thông số chính:

- Thời gian đưa vào sử dụng: tháng 6/2002.
- Tính năng: Dài 18,31 m, cao 4,88 m, sải cánh (chứa tên lửa) 13,62 m, (gập cánh) 9,32 m, diện tích cánh 46,45 m². Trọng lượng rỗng 13.387 kg, nhiên liệu tối đa ở bên trong 6.531 kg, nhiên liệu tối đa bên ngoài 4.436 kg, khả năng tải trọng tối đa bên ngoài là 8.051 kg, trọng lượng cất cánh (nhiệm vụ tấn công) là 29.937 kg. Tốc độ bay tối đa M1.8 +, tốc độ tối đa (lực đẩy trung bình) là M1.0 +, trần bay 15.240 m, thời gian tuần tra trên không (mang 6 quả tên lửa cự ly trung bình, 3 thùng dầu phụ 1.818 lít, cách tàu sân bay 278 km) là 2 giờ 15 phút.

- Hệ thống vũ khí: 2×AIM-9 Sidewinder ở 2 đầu cánh; AIM-120 AMRAAM; AIM-7 Sparrow; AGM-84 Harpoon; AGM-88 HARM; AGM-65 Maverick; Bom AGM-154 Joint Standoff Weapon; Bom thông minh JDAM; loạt bom mục đích thông thường Mk80; CBU.

2. Máy bay chiến đấu Rafale M

Rafale là máy bay chiến đấu đa năng do công ty Dassault, Pháp nghiên cứu chế tạo cho hải quân, không quân Pháp. Loại máy bay này có 2 động cơ, cánh tam giác, có tính linh hoạt cao. Máy bay chiến đấu 1 chỗ ngỗi Rafale M thiết kế cho hải quân đã đưa vào trang bị cho tàu sân bay từ năm 1998.



Máy bay chiến đấu một chỗ ngồi Rafale M của hải quân Pháp.


Rafale có thể hoàn thành các nhiệm vụ như tấn công đối đất, chiếm ưu thế trên không vào cả ban đêm và trong mọi điều kiện thời tiết. Nó có tính cơ động và nhanh nhạy cao, có thể cất cánh và hạ cánh trong cự ly ngắn, có khả năng tác chiến vượt tầm nhìn và khả năng tàng hình nhất định. Tính năng chung của nó đan xen giữa máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba và thế hệ thứ tư.

So với Rafale C, Rafale D, Rafale E, thì Rafale M đã có một số cải tiến về thân máy bay để thích ứng khi cất cánh, hạ cánh trên tàu sân bay. Mỗi chiếc Rafale có giá rất đắt, hiện chưa xuất khẩu. Ralafe đã tham gia không kích Libya vừa qua.

Các thông số chính:

- Thời gian đưa vào sử dụng: năm 1998.
- Tính năng: Dài 15,3 m, cao 5,34 m, sải cánh 10,9 m, diện tích cánh 46 m², trọng lượng rỗng 9.060 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 21.500 kg, tốc độ tối đa 2.0 Mach, bán kính tác chiến 1.093 km.

- Hệ thống vũ khí: Được trang bị một pháo 30 mm GiatM, tốc độ phóng 2.500 phát/phút; tổng cộng có 13 giá treo ở bên ngoài (loại của không quân là 14), tải trọng (đạn dược) bình thường là 6.000 kg, tải trọng tối đa 8.000 kg; khi thực hiện nhiệm vụ đánh chặn có thể mang theo 8 quả tên lửa "Mika" và 2 thùng dầu phụ; khi tấn công đối đất có thể mang theo 16 quả bom, 2 quả tên lửa "Mika" và 2 thùng dầu phụ 1.300 lít.

3. Máy bay chiến đấu Su-33

Su-33 là máy bay tác chiến chủ lực của tàu sân bay Nga, đồng thời là máy bay chiến đấu hạng nặng duy nhất được trang bị cho tàu chiến trên thế giới hiện nay, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ như giành quyền kiểm soát trên không, phòng ngự hạm đội, chi viện trên không và do thám.



Máy bay chiến đấu Su-33 đang bay với tốc độ cao.

Năm 1975, trên nền tảng Su-27, Cục Thiết kế Sukhoi của Liên Xô đã bắt đầu nghiên cứu phát triển máy bay trang bị cho tàu chiến, mô hình ban đầu được đánh số là T10K. Tháng 8/1987 thực hiện chuyến bay đầu tiên, khi đó gọi là Su-27K, tháng 11/1989 lần đầu tiên được thử nghiệm trên tàu sân bay mang tên Tbilisi (tức Kuznetsov sau này), không lâu sau đổi tên thành Su-33, NATO gọi là Flanker-D. Tháng 4/1993 được trang bị cho Hải quân Nga, tháng 8/1998 chính thức được đưa vào biên chế tác chiến, hiện có 24 chiếc được trang bị cho tàu sân bay Kuznetsov của Nga.



Máy bay Su-33 trên tàu sân bay của hải quân Nga.


Các thông số chính:

- Thời gian đưa vào sử dụng: tháng 4/1993.
- Tính năng: Sải cánh 14,7 m (gấp cánh 7,4 m), dài 21,185 m, cao 5,9 m, trọng lượng rỗng 17 tấn, tải trọng mang theo bên ngoài tối đa 6,5 tấn, trọng lượng cất cánh bình thường 29,94 tấn, tốc độ lớn nhất (cao 11.000 m so với mặt đất) 2.300 km/giờ, tốc độ tối thiểu là 240 km/giờ, tầm bay thực tế là 3.000 km, khoảng cách cất cánh (dốc 14 độ) 120 m, trọng lực G tối đa 8G.

- Hệ thống vũ khí: 1 khẩu pháo 30 mm GSh-301 (150 viên đạn); tên lửa không đối không tầm trung R-27; tên lửa không đối không tầm gần R-73; tên lửa chống hạm siêu âm cỡ lớn Kh-41 mới, vận tốc cất cánh tối đa đạt 250 km.

4. Máy bay chiến đấu MiG-29K

MiG-29K là một loại máy bay “xấu số”. Ngay từ năm 1984, chính quyền Liên Xô đã chính thức phê duyệt phát triển máy bay trang bị cho tàu chiến MiG-29K trên nền tảng của máy bay chiến đấu MiG-29; năm 1989, MiG-29K đã thử nghiệm cất cánh và hạ cánh thành công trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov; đến giữa năm 1992, hai máy bay nguyên mẫu MiG-29K đã hoàn thành 420 lần cất cánh và 80 lần hạ cánh, đặt nền tảng vững chắc trang bị máy bay này cho tàu sân bay.



Máy bay chiến đấu MiG-29K


Tuy nhiên, sau khi Liên Xô sụp đổ, do sự chi tiêu quân sự thiếu hụt nghiêm trọng, quân đội Nga không thể đồng thời phát triển và đặt mua hai máy bay MiG-29K và Su-33. Cuối cùng, lãnh đạo quân đội Nga đành phải từ bỏ MiG-29K có bán kính tác chiến và tải trọng nhỏ hơn, quyết định sử dụng Su-33.

Năm 1996, để đáp ứng nhu cầu máy bay của hải quân Ấn Độ, nước có có thể mua tàu sân bay Đô đốc Gorshkov, công ty MiG của Nga đã đề xuất cải tiến MiG-29K nguyên mẫu thành MiG-29K mới cùng với phương án xuất khẩu loại máy bay này 2 chỗ ngồi. Năm 2009, Ấn-Nga đã ký kết một gói thỏa thuận, xuất khẩu máy bay MiG-29K cho Ấn Độ, số phận của loại máy bay này có bước ngoặt.

Đồng thời, trong nội bộ Hải quân Nga ngày càng có nhiều tiếng nói mong muốn thay thế Su-33 của tàu sân bay Kuznetsov bằng MiG-29K mới với giá thành thấp hơn, tính năng tác chiến tổng hợp mạnh hơn, diện tích chiếm dụng ít hơn. Có thể dự kiến, MiG-29K sẽ trở thành lực lượng quan trọng của không quân Hải quân Nga trong tương lai.



Máy bay MiG-29UBK của không quân Ấn Độ tiến hành thử nghiệm tiếp dầu trên không.


Các thông số chính:

- Thời gian đưa vào sử dụng: năm 2010, phục vụ trong Hải quân Ấn Độ.
- Tính năng: Trọng lượng tối đa 22,4 tấn, động cơ là RD-33, lực đẩy là 8.300 kg, tốc độ tối đa là 2.200 km, trần bay hiệu quả là 17.500 m, phạm vi hoạt động là 1850 km; nếu chỉ mang theo 3 thùng dầu phụ, phạm vi của nó có thể đạt 3000 km; tải trọng (đạn dược) là 4,5 tấn.

- Hệ thống vũ khí: 8 loại tên lửa không đối không, gồm R-60MK và R-73E tầm gần, R-77RVV-AE tầm xa và R-27ER/ET tầm trung; về mặt chống hạm, trang bị tên lửa chống radar đầu dò thụ động Kh-31, tên lửa Kh-35 và tên lửa chống radar; về mặt tấn công đối đất, trang bị 25 loại vũ khí, gồm bom dẫn đường chính xác KA B-500KR, Kh-25ML/25MP, Kh-29T, Kh-31G/31A và Kh-35U; ngoài ra còn trang bị bom không dẫn đường, tên lửa, pháo 30 mm GS H-301, luôn sẵn sàng tác chiến với 150 viên đạn.

5. Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler

EA-18G được công ty Boeing phát triển trên nền tảng Super Hornet F/A-18F hai chỗ ngồi, độ cong cao giúp nó có thể thực hiện rất tốt nhiệm vụ tấn công điện tử (AEA) trên sàn tàu sân bay hoặc trên mặt đất. EA-18G "Growler" có thể mang theo tên lửa không đối đất chống radar, có thể cất cánh, hạ cánh trong cự ly cực ngắn, đồng thời có khả năng gây nhiễu thiết bị điện tử và radar của đối phương. Nó sẽ thay thế EA-6B “Prowler” hiện nay của hải quân Mỹ (trang bị từ năm 1971).



Máy bay tấn công EA-18G Growler do công ty Boeing sản xuất.


"Growler" sử dụng hệ thống radar quét điện tử tiên tiến AESA, hệ thống thông tin đã được cải tiến, hệ thống hỏa lực mạnh hơn (EA-18G có 10 điểm treo vũ khí, còn EA-6B chỉ có 5 điểm treo vũ khí). Ngoài ra, EA-18G có tốc độ bay, khả năng tồn tại trên chiến trường cũng lớn hơn EA-6B.

EA-18G "Growler" có khả năng tấn công điện từ rất mạnh. Dựa vào máy thu chiến thuật ALQ-218V (2) và máy làm nhiễu điện tử chiến thuật mới ALQ-99 do công ty Northrop Grumman thiết kế, EA-18G có thể thực hiện có hiệu quả cao các nhiệm vụ áp chế của hệ thống radar tên lửa đất đối không.

Khác với trước đây, EA-18G có thể thông qua phân tích tần suất phóng tự động theo dõi tư liệu của đối tượng gây nhiễu, áp dụng “phương pháp trắc lượng can thiệp đường cơ sở dài” tiến hành định vị chính xác hơn đối với nguồn bức xạ để thực hiện “gây nhiễu theo kiểu bám sát-ngắm trúng”. Biện pháp này đã tập trung rất lớn năng lượng gây nhiễu, lần đầu đã thực hiện “tấn công chính xác” lĩnh vực phổ điện từ.

Với việc sử dụng công nghệ trên, EA-18G có thể gây nhiễu hiệu quả radar và các thiết bị điện tử khác ngoài 160 km, vượt khỏi phạm vi tấn công của bất kỳ hỏa lực phòng không nào hiện có. Không chỉ như vậy, máy thu chiến thuật ALQ-218 (2) được lắp đặt ở đầu cánh còn là hệ thống duy nhất trên thế giới có thể gây nhiễu hệ thống thông tin của đối phương trong khi bản thân nó vẫn có khả năng nghe lén điện tử.

So sánh EA-18G Growler và F/A-18F Super Hornet:




[Bee news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang