Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Bộ Quốc phòng Pháp

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ Quốc phòng Pháp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ Quốc phòng Pháp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

>> Xe tăng chiến đấu chủ lực của Phương Tây (Phần I)




Cho đến nay tăng thiết giáp vẫn là lực lượng chủ yếu của Quân chủng Bộ binh ở các quốc gia. Hiện nay, ở Phương Tây những cường quốc chính về xe tăng là Mỹ, Đức và Pháp. Tất cả xe tăng của các quốc gia này đều có những đặc điểm riêng, sở hữu các tính năng chiến đấu cao. Chúng ta hãy bắt đầu với xe tăng hiện đại Leclerc của Pháp, được coi là một trong những loại xe tăng của tương lai.


Xe tăng của Pháp được một số chuyên gia xếp vào loại xe tăng thế hệ 3+, và cũng có chuyên gia xếp chúng vào thế hệ hoàn thiện hơn - thế hệ xe tăng thứ 4.

Pháp phát triển loại xe tăng chiến đấu chủ lực Leclerc trong ba giai đoạn. Giai đoạn 1978-1982: nghiên cứu xây dựng quan điểm phát triển xe tăng thế hệ mới và các đặc điểm tính năng của loại xe tăng này; giai doạn 1982 - 1986: tiến hành thiết kế mẫu xe tăng Leclerc; giai đoạn 1986 - 1991: chế tạo mẫu xe tăng Leclerc và tiến hành thử nghiệm.

Tháng 1/1992, các doanh nghiệp của hãng quốc gia GIAT đã xuất xưởng seri xe tăng Leclerc đầu tiên. Sau khi thử nghiệm thành công xe tăng Leclerc đã được đưa vào sử dụng vào năm 1993. Trong năm đó Pháp đã sản xuất 13 chiếc, và đến cuối năm 1995 là 60 chiếc. Cho đến cuối năm 2000, Bộ Quốc phòng Pháp đã lên kế hoạch đặt mua 850 chiếc xe tăng loại này. Tuy nhiên, do tình hình chính trị thay đổi (chiến tranh lạnh kết thúc) và do giá xe tăng quá đắt nên đơn đặt hàng ban đầu đã giảm xuống 800 chiếc, sau đó giảm tiếp xuống còn 406 chiếc. Vào năm 1993, hãng GIAT đã ký thỏa thuận cung cấp 390 xe tăng Leclerc với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE). Hợp đồng giữa Pháp và UAE được hoàn thành vào năm 1999.




Xe tăng Leclerc được sản xuất theo công thức kinh điển truyền thống với bộ phận điều khiển ở phía trước và khoang truyền dẫn - động cơ ở phía sau. Tải trọng chiến đấu của xe tăng Leclerc so với những xe tăng chiến đấu chủ lực khác của các nước Phương Tây là không lớn – chỉ khoảng 55 tấn. Tuy nhiên, lần đầu tiên nhiều giải pháp liên quan đến việc bố trí những hệ thống bên trong xe tăng và ê kíp chiến đấu được ứng dụng. Ví dụ như, các thành viên của ê kíp tăng được bố trí biệt lập với nhau; một máy nạp đạn tự động được lắp đặt trên xe tăng thay cho thành viên nạp đạn của ê kíp.

Phù hợp với cách bố trí cổ điển, phần lớn ê kíp chiến đấu được triển khai ở tháp tăng bọc thép quay tròn. Ê kíp chiến đấu gồm 3 người: trưởng xe, pháo thủ, lái xe. Phần dưới của tháp tăng là máy nạp đạn tự động, có vách ngăn bằng thép với bộ phận chiến đấu. Nhờ đặc điểm bố trí như trên, tất cả ê kíp chiến đấu biệt lập với nhau, giúp nâng cao hiệu quả chống vũ khí hủy diệt hàng loạt và giảm sự phóng khí của xe tăng khi bắn.

Nhờ sử dụng máy nạp đạn tự động và động cơ nhỏ gọn với công suất 1500 mã lực, khối lượng bên trong của thân xe tăng nhỏ hơn đáng kể so với những loại xe tăng khác của Phương Tây, còn chiều dài của bộ phận chuyển động đã được cắt giảm xuống gần 1 mét. Kết quả là, trọng lượng chiến đấu của xe tăng Leclerc không quá 55 tấn (xe tăng Abrams M1A2 – 62,5 tấn), còn công suất riêng của động cơ là 27,5 mã lực trên 1 tấn; điều này cho phép xe tăng chỉ cần 5,5 giây có thể tăng vận tốc lên tới 32km/h, còn khi di chuyển trên đường nhựa thì xe tăng có thể đạt tới vận tốc 72km/h.





Vũ khí chính của xe tăng Leclerc là pháo nòng trơn 120mm CN-120-26/52. Tốc độ bắn là 15 phát/ phút, còn trong điều kiện chiến đấu thực, chỉ số này giảm xuống dao động ở khoảng 10-12 phát/phút.

Pháo lắp đặt trên xe tăng Leclerc được cho là pháo mạnh nhất trong số tất cả các loại xe tăng thế hệ 3, vượt qua cả pháo Rh-120/L44 của Đức, tương đương với М256 của Mỹ và 2А46М của Nga. Tuy nhiên, bên cạnh những đặc điểm chiến đấu cao, pháo này cũng chứa đựng một số khiếm khuyết như: giá thành cao, sản xuất phức tạp. Nhờ lỗ bắn lớn của tháp tăng, trong tương lai xe tăng Leclerccó thể được lắp đặt loại pháo 140mm mạnh hơn.

Các nhà chế tạo xe tăng Pháp trang bị cho xe tăng Leclerc hệ thống bảo vệ - chiến đấu GALIX-13. 9 ống phóng lựu đạn khói lắp bên hông tháp pháo. Hệ thống GALIX có thể phóng ra lựu đạn khói, lựu đạn sát thương hoặc tia hồng ngoại để đánh lạc hướng đối phương. Lựu đạn khói được bắn ở cự ly 30-50m. Lựu đạn sát thương khi nổ tạo ra khoảng 1000 mảnh vỡ 0,2g, bay với vận tốc 1600m/s. Lựu đạn sát thương được bắn ở khoảng cách 15m và tiêu diệt lực lượng bộ binh của kẻ địch đang ở bên cạnh hoặc phía sau xe tăng ở cự ly 30m.

Hệ thống điều khiển hỏa lực của xe tăng Leclerc bao gồm:
- Kính ngắm của pháo thủ và trưởng xe được trang bị máy viễn trắc lazer;
- Camera ảnh nhiệt;
- 8 kính tiềm vọng dành cho trưởng xe;
- Trạm khí tượng tự động có khả năng xác định áp suất không khí, vận tốc và hướng gió, nhiệt độ không khí;
- Hệ thống phối hợp động lực học đường ngắm;
- Bộ phận cân bằng vũ khí ở 2 bên hông tháp pháo;

Tất cả các bộ phận thuộc hệ thống điều khiển hỏa lực được nối với máy tính xử lý dữ liệu để bắn, có khả năng đưa ra những điều chỉnh cần thiết cũng như kiểm soát hoạt động của các hệ thống và tổ hợp máy của xe tăng. Thời gian cần để đưa hệ thống điều khiển hỏa lực vào tình trạng chiến đấu là 1 phút kể từ khi mở máy tính.




Hệ thống bắn điện tử cho phép xạ thủ hoặc chỉ huy có thể chọn 6 mục tiêu khác nhau để tham chiến chỉ trong vòng 30 giây. Hệ thống vi tính điện tử cho phép xử lý thông tin từ kính ngắm và hệ thống cảm biến. Chỉ huy có 8 kính tiềm vọng và hệ thống ngắm toàn cảnh HL-70 của hãng Safran. HL-70 bao gồm: laser định vị, hệ thống quan sát ban ngày và hệ thống khuếch đại hình ảnh 2 bậc. Tầm nhận diện mục tiêu là 4km và tầm định vị là 2.5km. Chỉ huy có thể quan sát mục tiêu qua ống ngắm nhiệt của xạ thủ.




Mức độ hoàn toàn mới của liên kết thông tin và điện toán hóa là đặc điểm của xe tăng Leclerc cho phép một số chuyên gia xếp chúng vào thế hệ xe tăng chiến đấu thứ 4. Tất cả các bộ phận điện tử của xe tăng tạo thành một Hệ thống điều khiển thống nhất. Hệ thống này kiểm soát toàn bộ các hoạt động của thiết bị truyền động, động cơ, vũ khí và những bộ phận khác của xe tăng.

Số lượng xe tăng Leclerc được bán ra nước ngoài còn khá khiêm tốn. Giá cả xe tăng là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến điều này. UAE là nhà nhập khẩu duy nhất loại xe tăng này. Không có gì ngạc nhiên vì giá một chiếc tăng Leclerc dao động ở mức 10 triệu USD. Mức giá này cao kỷ lục trong ngành chế tạo xe tăng. Trị giá các thiết bị điện tử của Leclerc chiếm tới gần 60% giá trị xe tăng. Trong khi đó, cũng là xe tăng chiến đấu chủ lực tương tự như Leclerc, xe tăng Merkava-4 của Israel và M1A2 SEP của Mỹ chỉ có giá từ 6-7 triệu USD, giá xe tăng Leopard – 2A6 của Đức là 4-5 triệu USD, còn giá xe tăng T-90S của Nga chỉ ở vào khoảng 1,3 – 1,8 triệu USD.

[Vitinfo news]


Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

>> Mỹ dùng vũ khí hạt nhân chia rẽ châu Âu



Washington đã bí mật giúp đỡ Pháp đạt được sự tiến bộ trong công nghệ hạt nhân vào những năm 1970.


Thỏa thuận hợp tác hạt nhân giữa Pháp và Mỹ được chính thức ký kết vào năm 1996, song các hoạt động hỗ trợ bí mật đã được thực hiện từ rất lâu trước đó.

Các tài liệu mật được công bố bởi AFP cho thấy, trong những năm 1970, chính quyền của Tổng thống Mỹ Nixon đã bật đèn xanh cho việc bí mật giúp đở Pháp phát triển vũ khí hạt nhân nhằm gây chia rẽ châu Âu.

Việc giải mã các tài liệu mật cho thấy, ông Henry Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ lúc đó tiết lộ, ông muốn làm cho người Pháp nghĩ rằng họ có thể cạnh tranh với Anh và làm suy yếu những nỗ lực thống nhất châu Âu.

Pháp đã thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên vào năm 1960, trở thành quốc gia thứ tư sau Mỹ, Liên Xô và Anh sở hữu vũ khí hạt nhân như một nỗ lực của Tổng thống Charles de Gaulle nhằm đưa nước Pháp trỏ thành một cường quốc.

Trước đó, 3 đời Tổng thống Mỹ đã từ chối hợp tác về vũ khí hạt nhân với Pháp vì lo ngại những chính sách ngoại giao của Tổng thống De Gaulle tạo ra một cuộc chay đua vũ trang dẫn đến việc nước Đức sở hữu vũ khí hạt nhân.


Sự tiến bộ trong công nghệ hạt nhân của Pháp có bàn tay của Washington.

Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Nixon nhận thấy chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Pháp là không thể dừng lại được, thay vào đó nên giúp đỡ Pháp và tạo ra đòn bẩy chiến lược.

Tại thời điểm đó, luật pháp Mỹ ngăn cản các hỗ trợ nước ngoài trực tiếp phát triển công nghệ hạt nhân. Do đó chính quyền Nixon đã gián tiếp cung cấp các tài liệu cho phía Pháp.

Robert Galley, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp dưới thời Tổng thống Georges Pompidou yêu cầu Mỹ hướng dẫn việc phát triển đầu đạn hạt nhân.

Trong một báo cáo gửi cho Tổng thống Nixon, ông Henry Kissinger nói rằng, Mỹ sẽ cung cấp thông tin cho phía Pháp một cách từ từ. Theo đó, Mỹ sẽ làm một điều gì đó cho nước Pháp hiểu biết thêm về công nghệ hạt nhân. Nhưng không phải tất cả được cung cấp một lúc, báo cáo nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Kissinger còn kết luận trong một tài liệu: “Chúng ta muốn giữ cho châu Âu sự phát triển đoàn kết của họ như là một khối đối với chúng ta. Nếu chúng ta giúp người Pháp mục tiêu của chúng ta sẽ được thực hiện”. Thông tin trên được lấy ra từ các tài liệu tìm thấy tại kho lưu trữ ĐH Quốc gia George Washington và Trung tâm lịch sử dự án phổ biến hạt nhân quốc tế.

Klaus Larres, một giáo sư tại ĐH Ulster cho biết, hành động của chính quyền Nixon là một bất thường đối với Mỹ.
[BDV news]


Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

>> Ấn Độ nâng cấp Mirage 2000



Bộ Quốc phòng Ấn Độ sắp tới sẽ ký với Pháp hợp đồng nâng cấp 52 tiêm kích Mirage-2000 trị giá 110 tỷ rupi (2,4 tỷ USD).

Hiện nay, các điều kiện hợp đồng đang được Hội đồng bộ trưởng về an ninh CCS xem xét thông qua.


Mirage-2000H của IAF (atricksaviation.com)

Ấn Độ cũng hy vọng ký với Pháp hợp đồng mua 450 tên lửa không-đối-không MICA để lắp cho các máy bay được nâng cấp. Tổng trị giá các hợp đồng nâng cấp máy bay và mua tên lửa sẽ là gần 150 tỷ rupi.

Tham gia nâng cấp máy bay của Ấn Độ là các công ty Pháp Dassult, Thales và MBDA, theo hợp đồng, họ sẽ phải chuyển giao nhiều công nghệ cho Ấn Độ.

Theo điều kiện hợp đồng, 4-6 chiếc Mirage-2000 sẽ được nâng cấp tại Pháp, các máy bay còn lại sẽ được Hindustan Aeronautics hiện đại hóa tại Ấn Độ. Các máy bay Mirage-2000 của Ấn Độ sẽ được trang bị radar, máy tính trên khoang, thiết bị avionics, màn hình đa năng, màn hình trên mũ bay, thiết bị tác chiến điện tử và các hệ thống ngắm bắn mới.

Tuy nhiên, kế hoạch của Bộ Quốc phòng và Không quân Ấn Độ (IAF) nâng cấp Mirage-2000 đã khiến một số chính trị gia bực tức vì cho rằng với 110 tỷ rupi có thể mua mấy chiếc tiêm kích hoàn toàn mới thay vì cải tiến các máy bay có trong trang bị từ thập niên 1980. IAF khẳng định rằng, nhờ hiện đại hóa, Mirage-2000 sẽ trở thành máy bay thế hệ 4+ và sẽ phục vụ được thêm 20 năm nữa.

Hiện IAF đang thiếu trầm trọng máy bay chiến đấu. Trong biên chế IAF hiện có 32 phi đội tiêm kích trang bị 16-18 máy bay mỗi phi đội, trong khi chiến lược an ninh quốc gia Ấn Độ đòi hỏi IAF phải có không dưới 39,5 phi đội. Để duy trì lực lượng máy bay, IAF đã bắt đầu thực hiện chương trình nâng cấp 63 tiêm kích MiG-29 trị giá 964 triệu USD, cũng như tiếp tục đưa vào trang bị Su-30MKI.
[VietnamDefence news]


>> Trực thăng cao tốc X3 đạt tốc độ bay 430 km/h



Công ty Eurocopter của châu Âu đã bước vào giai đoạn 2 thử nghiệm trực thăng cao tốc X3.

Thử nghiệm thuận lợi

Mục tiêu đặt ra của giai đoạn này là đạt tốc độ bay 220 hải lý/h (407 km/h), nhưng mốc này đã bị phá khi bay thử nghiệm hôm 12/5/2011. Theo đó, X3 đã đạt tốc độ 232 hải lý/h (430 km/h). Tốc độ này được duy trì trong vài phút.

Kết quả này đạt được trong chuyến bay thứ ba, sau khi cải tiến hộp số, cho phép động cơ hoạt động hết công suất.

Mục tiêu của chương trình phát triển là chế tạo máy bay có khả năng cất/hạ cánh thẳng đứng và có tốc độ bay hành trình hơn 220 hải lý/h (410 km/h).

Eurocopter bắt đầu bay thử X3 vào tháng 9/2010. Ở giai đoạn thử nghiệm đầu tiên, tháng 11/2010, X3 đã đạt tốc độ 180 hải lý/h khi công suất động cơ được cố ý giảm đi.



Trực thăng cao tốc X3.

Sau khi mẫu chế thử X3 được xác nhận có khả năng bay, các chuyên gia của Eurocopter đã thay thế hệ thống truyền động, cải tiến hộp số nhờ đó động cơ có khả năng hoạt động hết công suất. Theo các phi công thử nghiệm, tất cả các hệ thống của X3 đã hoạt động ổn định ở tốc độ cao, kể cả khi tắt máy lái tự động.

Máy bay phát sinh rung động nhỏ, không phải sử dụng các hệ thống giảm rung thụ động và chủ động.

X3 đang bay thử tại căn cứ trung tâm thử nghiệm bay thuộc Tổng cục Trang bị (DGA) của Bộ Quốc phòng Pháp. Việc thử nghiệm sẽ tiếp tục trong năm 2011, nhằm nghiên cứu hành vi của X3 ở các chế độ bay khác nhau.

Cấu tạo, tính năng trực thăng cao tốc X3

X3 có sơ đồ thiết kế cánh quạt hỗn hợp với 1 rotor nâng và 2 cánh quạt đẩy lắp trên 2 mút cánh. Mẫu chế thử X3 sử dụng thân vỏ của trực thăng Dauphin và được trang bị 2 động cơ turbine trục dẫn động rotor nâng 5 lá cánh và 2 cánh quạt bổ trợ trên đầu mút 2 cánh ngắn 2 bên thân. Kết cấu như vậy cho phép X3 đạt tốc độ cao.

Máy bay này có điểm khác với sơ đồ máy bay cánh quạt hỗn hợp ở chỗ có đuôi ngang lớn. Nhờ giải pháp kỹ thuật này mà trực thăng kết hợp được các phẩm chất của máy bay và trực thăng (cất/hạ cánh thẳng đứng).

Dự kiến, X3 được chế tạo theo nhiều biến thể và thực hiện nhiều nhiệm vụ như tìm cứu tầm xa, tuần tra biên giới, vùng biển gần bờ, chuyên chở hàng hóa, chở quân, chở người, tải thương, tìm cứu...

Nhờ có tốc độ hành trình cao và khả năng hạ cánh khi không có đường băng, máy bay có thể dùng cho nhiệm vụ đặc biệt, kể cả chuyên chở và bốc rút các toán trinh sát, hoạt động tìm cứu trong chiến đấu, tải thương.

Trực thăng tương lai này sẽ đạt tốc độ cao hơn 50% so với các mẫu hiện có ở mức chi phí khai thác tương đương.
[BDV news]


Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

>> Bộ Quốc phòng Nga thiếu chuyên nghiệp?



Sự yếu kém và thiếu chuyên nghiệp trong đàm phán mua bán của Bộ Quốc phòng Nga đã dẫn đến nguy cơ phá sản cho thương vụ Mistral.

Sau một thời gian dài đàm phán, thương vụ mua bán lớn nhất giữa Nga và Pháp đang dần rơi vào thế bế tắc. Hai bên không đạt được bất kỳ sự thống nhất nào về giá cả và công nghệ cho chiếc tàu đổ bộ trực thăng này.

Theo thông tin được tiết lộ bởi ông Sergey Chemezov, Tổng giám đốc công ty xuất khẩu vũ khí Nhà nước Nga Rosoboronexport: Các cuộc đàm phán đã không đạt được sự thống nhất về giá cả và công nghệ.

Trong khi phía Nga yêu cầu ngoài chi phí mua sắm chiếc tàu đổ bộ trực thăng này, còn có vấn đề về chuyển giao công nghệ liên quan cho phía Nga thì Pháp lại từ chối.

“Cuộc đàm phán đang có vấn đề, ban đầu chúng tôi biết rằng giá cả mua tàu đổ bộ trực thăng này có các vấn đề liên quan đến công nghệ. Nhưng khi bắt tay vào cuộc đàm phán ở cấp độ nhà nước thì mọi thứ đã sụp đổ”, Chemezov đã trao đổi như vậy với các phóng viên.



Thương vụ mua bán Mistral tồn tại quá nhiều điều phức tạp.


Nguyên nhân của sự bế tắc?
Theo truyền thống, tất cả các hợp đồng mua bán vũ khí, khí tài quân sự của Nga phải thông qua công ty Rosoboronexport.

Tuy nhiên, ngoại lệ đã xảy ra, chính Bộ Quốc phòng Nga mà cụ thể là Hải quân Nga, dẫn đầu là Phó đô đốc Nikolai Borissov đã tiến hành các công tác đàm phán đầu tiên với Tập đoàn DCNS của Pháp.

Đích thân Phó đô đốc Nikolai Borissov đặt bút ký vào bản thỏa thuận sơ bộ liên chính phủ về hợp đồng mua bán Mistral. Tưởng chừng như sau bản thỏa thuận sơ bộ này, tàu đổ bộ trực thăng Mistral sẽ sớm biên chế trong Quân đội Nga.

Theo thỏa thuận liên chính phủ được công bố vào ngày 24/12/2010, chi phí cho hợp đồng là 1,15 tỷ Euro, trong đó có chi phí mua 2 tàu đổ bộ trực thăng Mistral là 980 triệu Euro, chi phí dịch vụ hậu cần liên quan là 131 triệu Euro, chi phí đào tạo sử dụng là 39 triệu Euro.

Sau đó, đến khi bước vào vòng đàm phán chính thức với DCNS của Pháp, Rosoboronexport mới té ngửa nhận ra: Thỏa thuận sơ bộ liên chính phủ đã không làm rõ các vấn đề liên quan, mở đường cho công tác đàm phán chính thức.

Thứ nhất, chi phí cho 2 tàu Mistral nêu trên đã bao gồm giấy phép sản xuất và toàn bộ tài liệu kỹ thuật để đóng 2 chiếc nữa tại Nga hay không?

Thứ hai, thỏa thuận sơ bộ cũng không chỉ rõ các tàu Mistral của Nga sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn công nghệ nào?

Thứ ba, thỏa thuận sơ bộ cũng không chỉ rõ liên doanh để sản xuất các tàu Mistral sẽ đặt ở đâu nếu hợp đồng chính thức được ký kết?

Các nhà phân tích đã đặt ra sự hoài nghi, tại sao Bộ Quốc phòng Nga vốn không có nhiều kinh nghiệm trong các cuộc mua bán, lại tiến hành đàm phán trực tiếp với nhà cung cấp nước ngoài. Điều lẽ ra phải được thực hiện bởi một tổ chức chuyên nghiệp như Rosoboronexport.

Theo một thông tin được công bố bởi trang Vedomosti từ giữa tháng 4/2011, giá cả không phải là trở ngại lớn nhất cho cuộc đàm phán. Lý do của sự bế tắc là các tàu Mistral của Nga sẽ không được trang bị các hệ thống điện tử truyền thông và kiểm soát hệ thống hiện đại.

Dù sau đó hãng tin Ria Novosti trích dẫn nguồn tin khác của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, phía Pháp cam kết hoàn thành tàu Mistral với đầy đủ tính năng của hệ thống. Bao gồm cả hệ thống dữ liệu chiến đấu SENIT9. Tuy nhiên, mã nguồn của hệ thống này sẽ không được chuyển giao cho phía Nga, và Nga sẽ không thể thực hiện các thay đổi cho hệ thống phù hợp với quan điểm tác chiến của Hải quân Nga.

Rõ ràng sự yếu kém và thiếu kinh nghiệm trong công tác đàm phán ban đầu của Bộ Quốc phòng Nga đã dẫn đến sự bế tắc và có nguy cơ đỗ vỡ của thương vụ này. Trước đó, công tác đàm phán mua máy bay không người lái từ Israel đã bị phá sản chính từ sự thiếu chuyên nghiệp trong đàm phán của Bộ Quốc phòng Nga.


[BDV news]


Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

>> Pháp thử nghiệm thành công hệ thống tên lửa phòng không VL MICA



Với sự ủng hộ của Tổng cục trang bị DGA của Bộ Quốc phòng Pháp, công ty MBDA đã tiến hành thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn VL MICA.




VL MICA (pvo.guns.ru)


Tại trường thử của DGA ở Biscarosse ngày 13.4, một tên lửa phòng không có điều khiển MICA phóng bằng bệ phóng thẳng đứng trên mặt đất và được điều khiển bởi trung tâm chỉ huy chiến thuật TOC (Tactical Operations Centre) do MBDA phát triển đã đánh chặn thành công một mục tiêu cơ động ở độ cao trung bình ở cự ly hơn 15 km. Bia bay này phỏng tạo một vũ khí tự dẫn.

Mục đích thử nghiệm là trình diễn khả năng của hệ thống VL MICA đánh chặn vũ khí chính xác cao phóng từ ngoài tầm hỏa lực phòng không.

Các vụ thử hiện nay tiếp sau một loạt thử nghiệm hệ thống do Không quân Pháp tiến hành trong khuôn khổ chương trình SALVE (Sol-Air a Lancement VErtical).

Vụ thử vừa tiến hành là lần phóng thứ 17 tên lửa MICA. Tên lửa đánh chặn được lắp đầu tự dẫn chủ động của công ty Thales. Tên lửa được phóng từ contenơ phóng tự hoạt CLA (Conteneur Lanceur Autonome) cấu hình sản xuất loạt, lắp trên bệ phóng thẳng đứng sử dụng khung gầm bánh lốp 6х6.

4 đoàn nước ngoài tham gia theo dõi thử nghiệm đã bày tỏ hài lòng với kết quả phóng. MBDA đã ký một số hợp đồng bán các biến thể triển khai trên bộ và trên tàu của hệ thống VL MICA.

VL MICA được phát triển trong khuôn khổ hợp đồng ký vào tháng 12.2005 giữa MBDA và DGA nhằm chế tạo một hệ thống trình diễn công nghệ, bao gồm các xe chỉ huy-điều khiển C2 và bệ phóng với 4 contenơ vận chuyển kiêm ống phóng. VL MICA có tầm bắn đến 20 km, độ cao tác chiến đến 10 km.


[VietnamDefence news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang