Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tàu hộ tống lớp Sigma

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu hộ tống lớp Sigma. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu hộ tống lớp Sigma. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

SIGMA về biển Đông - Lỗ hổng phòng không được khắc phục toàn diện

Hai tàu hộ tống tên lửa tàng hình SIGMA 9814 được trang bị hệ thống các ống phóng thẳng đứng (VLS) cho tên lửa phòng không MICA sẽ là "con át chủ bài" phòng không trên Biển Đông của Hải quân Việt Nam tương lai.

>> Tìm hiểu tàu hộ tống và tàu hộ tống lớp Sigma (Kỳ 2)

Sigma - http://www.tinquansu.net

Như thông tin đã đưa hôm 23/8, báo chí Hà Lan nói rằng nhà máy đóng tàu Damen của nước này đã đạt được một thỏa thuận với Hải quân Việt Nam về việc cung cấp 2 tàu hộ tống tàng hình lớp SIGMA tối tân với giá trị lên tới nửa tỷ Euro (khoảng 667 triệu USD).

Về chương trình đóng tàu SIGMA, Damen không tiết lộ thêm chi tiết, nhưng theo đánh giá của truyền thông Hà Lan, có khả năng một trong hai tàu SIGMA đầu tiên sẽ được đóng ở Hà Lan và chiếc thứ hai sẽ được đóng ở nhà máy đóng tàu Việt Nam theo phương thức chuyển giao dây chuyền công nghệ.

Trước đây, truyền thông Hà Lan từng đưa tin Việt Nam có thể mua 4 tàu hộ tống tàng hình lớp SIGMA, trong đó 2 chiếc được đóng ở Hà Lan và 2 chiếc đóng ở Việt Nam. Nhưng một thông tin chính thức về thương vụ mua tàu chiến SIGMA của Việt Nam (số lượng giảm còn 2 chiếc) mới chỉ được nhà máy đóng tàu Damen của Hà Lan tiết lộ vào ngày hôm qua (23/8).

Ngay lập tức, "tin vui" này đã nhận được sự quan tâm lớn của người dân Việt Nam, bởi SIGMA được đánh giá là một trong những chiến hạm trang bị những công nghệ "đỉnh cao" của Hà Lan, nó đánh dấu lần đầu tiên Hải quân Việt Nam được tiếp cận với công nghệ tàu chiến và các hệ thống vũ khí hiện đại của phương Tây.

Các thông tin về các phiên bản tàu chiến lớp SIGMA được Hà Lan xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác đều có thông số kỹ thuật đầy đủ và rõ ràng. Tuy nhiên, biến thể SIGMA mới nhất là đề án 9814 cho Hải quân Việt Nam mới chỉ được Damen "hé lộ" một phần thông số kỹ thuật với chiều dài 98m và rộng 14m. Tàu được trang bị vũ khí mạnh bao gồm một pháo bắn nhanh Oto Melara, tên lửa chống tàu và hệ thống tên lửa phòng không đặt trong các ống phóng thẳng đứng (VLS) MICA cùng các hệ thống radar, các cảm biến, hệ thống điều khiển hỏa lực và hệ thống chỉ huy, điều khiển trên tàu do Thales phát triển.

Nhiều tờ báo Việt Nam dự đoán rằng, tên lửa chống tàu được trang bị cho SIGMA 9814 của Việt Nam có thể là tên lửa của Nga (Kh-35 Uran-E) bởi Việt Nam có truyền thống lâu dài sử dụng loại tên lửa này. Hoặc đó cũng có thể chính là biến thể của Kh-35 Uran E được liên doanh chế tạo tên lửa Nga – Việt hợp tác sản xuất mà báo chí Nga đã tiết lộ vào năm ngoái. Nhưng cũng không loại trừ khả năng nó sẽ dùng tên lửa do các nước Tây Âu chế tạo (hiện các tàu Sigma 9113 của Indonesia đang sử dụng tên lửa chống tàu Exocet của Pháp).


Đạn tên lửa của hệ thống VL MICA - http://www.tinquansu.net

Tuy nhiên, khoan nói tới vũ khí chống tàu, bởi hệ thống vũ khí đáng chú ý nhất cũng như Hải quân Việt Nam cần nhất hiện nay là tên lửa phòng không trên hạm, mà theo Damen cho biết đó là hệ thống tên lửa hạm - đối - không MICA do Tập đoàn MBDA của châu Âu phát triển. Vậy, hệ thống tên lửa phòng không MICA có khả năng gì và tầm quan trọng ra sao trong Hải quân Việt Nam?

MICA - Át chủ bài phòng không trên Biển Đông

Biến thể hệ thống tên lửa MICA cho hải quân (VL MICA) được thiết kế để tham gia các nhiệm vụ phòng không trên hạm, tiêu diệt máy bay chiến đấu, trực thăng và các phương tiện bay không người lái của đối phương. Ngoài ra, một đặc điểm quan trọng của VL MICA là hệ thống này có khả năng phòng thủ rất cao khi hoạt động trong đội hình tác chiến của một hạm đội. Tất cả các mối đe dọa như tên lửa chống hạm, tên lửa hành trình, bom thông minh... đều là mục tiêu đánh chặn của VL MICA.


Đạn tên lửa của hệ thống VL MICA có tầm bắn xa 25km - http://www.tinquansu.net
Mô đun VLS cho hệ thống tên lửa MICA trên tàu chiến SIGMA của Hà Lan


Hệ thống này được triển khai thành các block ống phóng thẳng đứng (VLS) trên tàu chiến và có khả năng phản ứng rất nhanh trước các mục tiêu trên không. Đạn tên lửa của hệ thống sử dụng 2 đầu dò "tinh vi" là radar xung doppler hoặc đầu dò hồng ngoại thụ động (IR&RF). Tên lửa hoạt động theo nguyên lý "bắn và quên", sử dụng hệ dẫn đường quán tính trong giai đoạn giữa và liên tục cập nhật vị trí mục tiêu trong quá trình bay, tạo ra khả năng tấn công linh hoạt với hiệu suất cao.

Radar của hệ thống VL MICA có vùng phủ không gian 360 độ, phát hiện đồng thời 200 mục tiêu trên không trong cự li 80km và sau đó ra lệnh cho tên lửa tấn công trong phạm vi lên tới 25km và có thể xa hơn thế. Các thử nghiệm gần đây được Quân đội Pháp thực hiện cho thấy tên lửa MICA đạt hiệu suất đánh chặn mục tiêu mà không hệ thống tương tự nào sánh được.

VL MICA sở hữu thiết kế mô đun rất nhỏ gọn (không cần hệ thống radar bám mục tiêu, sử dụng radar giám sát không gian trên tàu thay cho radar riêng của hệ thống) cho phép dễ dàng lắp đặt lên các tàu chiến có chiều ngang lớn, trong đó có tàu chiến SIGMA 9814 của Việt Nam.

Như vậy, đánh giá một cách tổng thể, hệ thống phòng không tầm ngắn VL MICA có khả năng tấn công các tấn công tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu trên không, đảm bảo bảo vệ hạm đội tác chiến trên biển cho Hải quân Việt Nam. Tầm xa tấn công 25km tuy không lớn bằng một số hệ thống phòng không trên hạm như Shtil-1 (120km) của Nga, nhưng bù lại là khả năng đánh chặn vượt trội đối với các mục tiêu tên lửa, bom thông minh... và bảo vệ cho đội hình tàu chiến trước các mối đe dọa trên không.

Trong các hệ thống vũ khí được trang bị trên tàu chiến SIGMA 9814 sắp được đóng cho Hải quân Việt Nam, ngoài tên lửa chống hạm, pháo hạm, có thể cả ngư lôi... thì VL MICA là hệ thống vũ khí được trông đợi nhất, bởi 2 tàu chiến mạnh nhất của HQVN hiện nay là HQ-011 và HQ-012 (lớp Gepard 3.9) chỉ trang bị vũ khí thiên về chống hạm, khả năng phòng không yếu, 2 tàu Gepard thứ ba và thứ tư cũng được Nga tiết lộ là bổ sung vũ khí chống ngầm (không có thông tin về hệ thống phòng không).

Chính vì thế, một hệ thống phòng không như VL MICA được trang bị trên tàu chiến SIGMA 9814 sẽ giúp Việt Nam lấp được kẽ hở về khả năng phòng không khi tác chiến trên Biển Đông.


(Theo nguồn Quân Sự báo Soha.vn)

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

>> Sức mạnh của chiến hạm tàng hình SIGMA

Thông tin Việt Nam đặt mua 4 chiến hạm SIGMA của Hà Lan đã được báo chí nước ngoài loan báo rộng rãi. Tàu cảnh sát biển DN 2000 vừa hạ thủy cũng là sản phẩm của tập đoàn đóng tàu Damen hợp tác với Việt Nam.


>> Tìm hiểu tàu hộ tống và tàu hộ tống lớp Sigma (Kỳ 1)


Với hơn 3.200km bờ biển, vùng lãnh hải và thềm lục địa rộng hơn 1 triệu km2, bảo vệ vùng biển là một nhiệm vụ chiến lược cực kỳ quan trọng của Hải quân Việt Nam, đó cũng là nhu cầu bức thiết phải phát triển công nghiệp đóng tầu quân sự. Mô hình tầu SIGMA của Hà Lan là một mô hình tầu chiến modules cần nghiên cứu trong công nghệ đóng tầu hiện đại.

Hợp tác chuyển giao công nghệ, nhất là công nghệ quốc phòng tiên tiến từ các cường quốc đóng tàu phương Tây là một hướng đi hết sức đúng đắn của Việt Nam. Kế hoạch này cho phép tiếp nhận các công nghệ hiện đại, đồng thời cũng tạo điều kiện đa dạng hóa nguồn cung trang bị vũ khí ngoài Nga, có thể gây bất ngờ lớn cho các kẻ thù tiềm tàng.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chiến hạm tàng hình SIGMA

Cơ sở căn bản của hệ thống các lớp tầu Sigma tuần tra và hộ tống là thân tầu được thiết kế thành các module với những thành phần kỹ thuật bên trong của nó, Sigma là phương pháp cấu trúc thân tầu bằng cách tích hợp các module hình học không gian 3D.

Đây là phương pháp thiết kế tầu hoàn toàn mới, nó cho phép có thể tăng chiều dài cũng như khả năng của Sigma ship lên đến bất cứ giới hạn nào. Mã số của Sigma được tính là chiều dài thân tầu. Từ đó có thể tính được các tính năng kỹ chiến thuật của tầu. Sigma 9113 là tầu dài 91m rộng 13 m, SIGMA 10513 là tầu dài 105 m và rộng 13 m.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Thiết kế kiểu tầu này là phát triển từ việc thiết kế thân tầu có tốc độ cao, độ dãn nước thấp của công ty MARIN Teknikk AS từ những năm 1970x.

Thông số kỹ chiến thuật lớp tầu hộ tống:

Lượng giãn nước: 1,692 tấn. dài : 90.71 m (297.62 feet) Rộng : 13.02 m (42.72 feet) Ngấn nước : 3.60 m (11.81 feet)

Động lực thân tầu:

- Hai động cơ 2 x SEMT Pielstick 20PA6B STC cho công suất 8910 kW với hệ thống truyền động lực điều khiển lái tầu hạng nhẹ cho mỗi động cơ Geislinger BE 72/20/125N + BF 110/50/2H (hệ thống truyền động lực kết hợp thép và composte)
- 4 x Máy phát điện nguồn thân xe Caterpillar 3406C TA công suất 350 kW một chiếc
- 1 x Máy phát điện khẩn cấp Caterpillar 3304B công suất 105 kW
- 2 x trục chân vịt với chân vịt năm cánh CP của Rolls Royce Kamewa 5 bladed CP



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hộp số RENK ASL 9

2 x Hộp số Renk ASL94 với một bước vào số và ống thủy lực vào số ổn định thụ động.

Tốc độ:

Cực đại : 28 hải lý (52 km/h)

Hải trình : 18 hải lý knots (33 km/h)

Hành trình tiết kiệm nhiên liệu: 14 hải lý knots (26 km/h)

Tầm xa hoạt động:

Với tốc độ hải trình 18 hải lý knots (33 km/h): 3,600 Nm (6,700 km)

Tốc độ hải trình tiết kiệm 14 knots (26 km/h): 4,800 Nm (8,900 km)

Thủy thủ đoàn: 20, có thể tăng cường đến 80 bao gồm cả lính thủy đánh bộ hoặc đặc nhiệm

Hệ thống chỉ huy tác chiến và các radar phục vụ hoạt động của tầu:

Hệ thống điều khiển hỏa lực: Thales Group TACTICOS với bốn bảng điều khiển điện tử của các trắc thủ hỏa lực. Mk 3 2H.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Radar tìm kiếm, trinh sát mục tiêu

Radar trinh sát, tìm kiếm và bắt mục tiêu: Radar mạng pha 3D giám sát, theo dõi và bám mục tiêu MW08 3D

Thiết bị nhận dạng mục tiêu, phân biệt địch, ta: Thales TSB 2525 Mk XA (kết hợp với radar trinh sát MW08)


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Radar quản lý hành trình

Radar quản lý hải trình: Sperry Marine BridgeMasterE ARPA

Radar điều khiển hỏa lực: Ra dar theo dõi , quản lý và điều khiển hỏa lực LIROD Mk 2.
Liên kết truyền dữ liệu: Hệ thống liên kết truyền thông và chia sẻ dữ liệu tác chiến và quản lý điều hành LINK Y Mk 2 datalink.

Sonar: Sonar sử dụng sóng siêu âm trung tần thụ động và chủ động được gắn vào thân tầu Thales UMS 4132 Kingklip ASW

Thông tin nội bộ: hệ thống thông tin liên lạc nội bộ Thales Communication's Fibre Optical Communications Network (FOCON) hoặc EID's ICCS cho phép thông tin liên lạc nội bộ của tầu và kết nối với hệ thống thông tin bên ngoài thông qua bảng kiểm soát truyền thông của hệ thống

Hệ thống liên lạc vệ tinh: hệ thống Nera F series

Hệ thống định vị và tính quỹ đạo hải hành. : Hệ thống tích hợp la bàn và hải đồ điện tử Raytheon Anschutz.

Hệ thống ngụy trang tàng hình và tác chiến điện tử : Hệ thống Imtech UniMACs 3000 Integrated Bridge System Electronic tác chiến điện tử và điều khiển mồi bẫy ngư lôi, tên lửa:

ESM: Thales DR3000
ECM: Racal Scorpion 2L


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Mồi bẫy: TERMA SKWS, sử dụng ống phóng DLT-12T 130mm đặt trên 2 bên boong tầu.

Vũ khí trang bị:

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa phòng không hạm đối không: 2 x Ống phóng 4 đạn MBDA Mistral TETRAL, bố trí phía trước và phía sau tầu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống tầu : 4 x MBDA Exocet MM40 Block II

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Pháo hạm : Oto Melara 76 mm Phía mũi tầu


2 Pháo phòng không x 20 mm Denel Vektor G12 (Lisence copy of GIAT M693/F2)

Ngư lôi: Sử dụng ngư lôi tiêu chuẩn châu Âu EuroTorp 3A 244S Mode II/MU 90 trong hai ống phóng đôi B515.

Không quân: Bãi đỗ cho trực thăng chiến đấu hoặc cứu hộ bay biển, có hầm cho trực thăng.

Indonesia đã sở hữu 4 tầu hộ tống loại 9113 đang hoạt động từ năm 2009 và đến tháng 8 năm 2010 đã ký hợp đống đóng mới tầu tuần biển (frigate) PKR 105 trên cơ sở SIGMA 10514 tại xưởng đóng tầu PT PAL Shipyard của Indonesia.

Morocco hiện đang sở hữu 2 chiếc tầu Sigma 9813 hộ tống hạng nặng với VLS và một khinh hạm loại SIGMA 10513.

Điểm ưu việt của hệ thống model tầu SIGMA trên thực tế và cấu trúc thiết kế tiên tiến. Khi đã có được công nghệ đóng tầu lớp modules, có thể tiếp tục đóng mới các loại tầu hạng nhẹ khác nhau dựa trên cơ sở các modules đã được thiết kế và tích hợp các loại vũ khí trang bị được sản xuất từ các nước khác nhau.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Phần đài điều khiển tàu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Phần mũi tàu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống tầu Exocet NM40.

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

>> Indonesia sẽ đóng tàu chiến SIGMA 10514 giống Việt Nam

BQP Indonesia đã ký với công ty đóng tàu Hà Lan Damen Schelde Naval Shipbuilding hợp đồng đóng mới một tàu khu trục nhỏ SIGMA 10514 cho Hải quân.

>> 7 vũ khí sát thủ của Quân đội Việt Nam
>> Tìm hiểu tàu hộ tống và tàu hộ tống lớp Sigma (Kỳ 2)


http://nghiadx.blogspot.com
Ngày 05 tháng 6 năm 2012, tại thủ đô Jakarta, Bộ Quốc phòng Indonesia đã ký với công ty đóng tàu Hà Lan Damen Schelde Naval Shipbuilding hợp đồng đóng một tàu khu trục nhỏ SIGMA 10514 cho Hải quân nước này theo khuôn khổ chương trình PKR (Perusak Kawal Rudal) của Indonesia.


Lễ ký kết hợp đồng giữa đại diện BQP Indonesia đã ký với công ty đóng tàu Hà Lan Damen Schelde Naval Shipbuilding tại Jakarta.
Theo hợp đồng, các bộ phận chính của tàu chiến lớp SIGMA 10514 sẽ được đóng ở nhà máy Damen Schelde ở Vlissingen, Hà Lan và nhà máy Damen Romania ở Galati, Romania, còn các bộ phận phụ của tàu chiến loại này sẽ được đóng tại nhà máy Surabaya, Indonesia.

Như vậy, công ty đóng tàu Damen Schelde Naval Shipbuilding sẽ hợp tác với công ty đóng tàu quốc gia Indonesia PT PAL để đóng chung tàu chiến lớp SIGMA 10514 trong khuôn khổ chương trình Perusak Kawal Rudal.

Dự kiến tàu sẽ được chuyển giao cho Hải quân Indonesia sau khi hoàn thành các cuộc thử nghiệm vào năm 2016 và sẽ được biên chế trong hải quân Indonesia vào đầu năm 2017.

Để có được bản hợp đồng này, PT PAL đã nhận được nguồn kinh phí hỗ trợ trị giá 220 triệu đô la từ phía chính phủ Indonesia.

Thỏa thuận sơ bộ để đóng mới khu trục hạm tàng hình SIGMA 10514 đã được Bộ Quốc phòng Indonesia và công ty Damen Schelde Naval Shipbuilding ký kết tháng 8 năm 2010. Theo đó, Hải quân Indonesia có kế hoạch mua 4 chiếc khinh hạm thuộc lớp tàu này.


http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm SIGMA 10.514

Khinh hạm tàng hình SIGMA 10.514 có lượng giãn nước tiêu chuẩn 2.335 tấn, chiều dài 105m, chiều rộng 14m và mướn nước trung bình 3,7m. Tàu được trang bị hai động cơ diesel-điện (CODOE) công suất 9.240 kW/động cơ cho phép nó đạt tốc độ tối đa 28 hải lý/h và tầm hoạt động lên đến 5.000 dặm khi chạy với tốc độ 18 hải lý. Mang theo 300 tấn nhiên liệu, SIGMA 10514 có thể bơi liên tục trong 20 ngày đêm với ê-kip chiến đấu 120 người.

Vũ khí trên tàu sẽ bao gồm 2 bệ phóng tên lửa chống tàu Exocet MBDA MM40 Block 2, 12 ống phóng thẳng đứng chứa tên lửa phòng không tầm ngắn Mika-VL, một pháo 76mm Oto Melara Super Rapid (siêu nhanh), 2 pháo một nòng tự động 20 mm, 2 pháo 375-mm Bofors, các tổ hợp ngư lôi chống tàu ngầm 324 mm cùng một máy bay trực thăng có trọng lượng lượng đến 10 tấn cất hạ cánh ở sân đáp trực thăng phía

Hệ thống radar được lắp đặt trên tàu sẽ là Thales SMART-S Mk 2.

http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm SIGMA 9113 (số hiệu 368) của Hải quân Indonesia

Hiện tại, Hải quân Indonesia là lực lượng duy nhất ở Đông Nam Á sở hữu tàu hộ tống lớp SIGMA được mua từ Hà Lan, mà điển hình là các khinh hạm thuộc hai dự án là 9113 và 10514.

Trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2009, Damen Schelde Naval Shipbuilding đã bàn giao cho Hải quân nước này 4 khu trục hạm tàng hình SIGMA thuộc dự án 9113 (cần phân biệt với khinh hạm SIGMA thuộc dự án 10514 sau này) gồm:

KRI Diponegoro (số hiệu 365, bàn giao ngày 5 tháng 7 năm 2007), KRI Sultan Hasanuddin (số hiệu 366, bàn giao ngày 24 tháng 11 năm 2007), KRI Sultan Iskandar Muda (số hiệu 367, bàn giao ngày 18 tháng 8 năm 2008), KRI Frans Kaisiepo (số hiệu 368, bàn giao ngày 7 tháng 3 năm 2009).

Khác với khinh hạm 10514, tàu hộ tống lớp Sigma 9113 có lượng giãn nước tiêu chuẩn 1.692 tấn, dài 90,7m, rộng 13m, mướn nước 3,6m, trang bị hai động cơ diesel-điện công suất 8.900 kW/động cơ, cho phép tàu chạy với tốc độ tối đa 28 hải lý và tầm hoạt động tới 3.600 dặm khi chạy với tốc độ 18 hải lý.

Trang bị vũ khí trên tàu gồm: 4 bệ phóng tên lửa chống tàu ngầm Exocet MBDA MM40 Block 2, hai bệ phóng tên lửa phòng không có điều khiển Mistral, một pháo 76mm và hai pháo 20mm cùng các ngư lôi chống tàu ngầm. Ngoài ra, trên mặt boong có bãi cất hạ cánh cho 2 máy bay lên thẳng.

http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm SIGMA 9113 (số hiệu 365) của Hải quân Indonesia

Hiện nay, Hải quân Indonesia sở hữu khoảng 30 chiến hạm các loại, chủ yếu là các chiến hạm cũ được mua lại từ hải quân Hà Lan, Đông Đức cũ và tàu tuần tra cỡ nhỏ như khinh hạm lớp Van Spake, Fatahillah….

Đại đa số các chiến hạm này đều sắp đến tuổi nghỉ hưu và cần được thay thế. Hải quân Indonesia hiện rất cần thêm các chiến hạm mới để đảm bảo việc tuần tra vùng đặc quyền kinh tế, bảo vệ lãnh hải và chống cướp biển tại eo biển Malacca, trong đó các khu trục hạm SIGMA của Hà Lan là ưu tiên hàng đầu.

Mới đây, trong khuôn khổ cuộc tập trận song phương với Hoa Kỳ CARAT 2012, một trong những khinh hạm tàng hình SIGMA 9113 của Indonesia – chiếc KRI Sultan Iskandar Muda (số hiệu 367) đã có dịp được phô diễn sức mạnh của mình cùng với các tàu chiến của Mỹ trên vùng biển Java.

Dưới đây là một số hình ảnh của KRI Sultan Iskandar Muda trong cuộc tập trận CARAT 2012:

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống KRI Sultan Iskandar Muda (số hiệu 367) và KRI Silas Papare (số hiệu 386) của Hải quân Indonesia cùng với tàu bảo vệ an ninh quốc gia USCGC Waesch (WMSL 751) của Mỹ tại vùng biển Java Muda trong cuộc tập trận chung CARAT 2012.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống KRI Sultan Iskandar Muda (số hiệu 367) của Hải quân Indonesia cùng với các tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Vandergrift (FFG 48) của Hoa Kỳ trong cuộc tập trận chung CARAT 2012 tại vùng biển Java.

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

>> Tìm hiểu tàu hộ tống và tàu hộ tống lớp Sigma (Kỳ 1)


Cách đây vài ngày, một số tờ báo chính thống trong nước đã đăng tải thông tin về việc Việt Nam chúng ta đang có ý định mua 4 chiếc tàu hộ tống lớp Sigma của tập đoàn đóng tàu Damen, Hà Lan. Đây là một thông tin đáng chú ý, bởi lớp tàu Sigma là một trong những chiến hạm mạnh mẽ và cực kỳ giá trị hiện nay - cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Có lẽ đây là thời điểm thích hợp để chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề thú vị xung quanh lớp tàu hộ tống này. 


>> Tìm hiểu tàu hộ tống và tàu hộ tống lớp Sigma (Kỳ 2)


http://nghiadx.blogspot.com
1. Tàu hộ tống là gì?

Tàu hộ tống có tên tiếng Anh là Corvette, một loại tàu chiến nhỏ, cơ động và được trang bị các loại vũ khí hạng nhẹ. Trước đây tàu hộ tống thường có thiết kế nhỏ hơn so với tàu khu trục (trên 2000 tấn) và lớn hơn so với các loại tàu tuần tra và tàu tấn công nhanh chiến thuật (dưới 500 tấn). Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay các mẫu thiết kế của tàu hộ tống thường có kích thước và vai trò giống như một loại khu trục nhỏ.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống hơi nước Dupleix của Pháp (1856–1887)


Để hiểu được vai trò của tàu hộ tống, có lẽ chúng ta sẽ phải quay lại thời kỳ được gọc là Age of Sail (Kỷ nguyên Thuyền buồm) diễn ra từ khoảng những năm 1775 đến 1820, khi mà thương mại quốc tế hoạt động rất nhộn nhịp trên biển và các lực lượng hải quân phát triển mạnh mẽ (chưa có máy bay nhé!).

Ở thời điểm này, tàu hộ tống bắt đầu xuất hiện, chúng là một trong những loại tàu nhỏ được phát triển từ Sloop-of-war (Thuyền buồm chiến đấu). Vai trò chủ yếu là tuần tra ven biển, chiến đấu trong các trận đánh nhỏ, hỗ trợ các loại tàu lớn hơn hay tham gia trong những nhiệm vụ nhằm biểu dương lực lượng.

Tàu hộ tống lớn nhất trong thời kỳ Age of Sail là USS Constellation, chế tạo vào năm 1855 và có chiều dài 54 mét, trang bị 24 khẩu súng. Với kích thước"khủng" trong thời điểm đó, USS Constellation được nhìn nhận như là một loại tàu khu trục nhỏ.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống USS Intensity (PG-93) thuộc lớp Flower của Hoa Kỳ trong thế chiến thứ hai.


Theo thời gian, kích thước và tính năng của tàu hộ tống ngày càng được mở rộng. Trong giai đoạn "tích tụ vũ khí" để chuẩn bị cho chiến tranh thế giới thứ 2, "corvette" thường được dùng để làm nhiệm vụ tuần tra và hộ tống các loại tàu lớn. Tuy nhiên thiết kế của chúng vẫn chưa "đủ sức" để đi viễn dương, vũ khí quá yếu để chống lại các loại máy chiến đấu và không lý tưởng để đối đầu với tàu ngầm.

Trong giai đoạn từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước cho đến nay, lực lượng hải quân hiện đại của các nước có xu hướng phát triển các loại chiến hạm nhỏ với tính linh hoạt rất cao. Tàu hộ tống thường có lượng giãn nước tiêu chuẩn từ 540 đến 2.750 tấn (lớp Sigma là 1.692 tấn), chiều dài trong khoảng 55 đến 100 mét (lớp Sigma là 90,7 mét) và được trang bị súng tầm trung và nhỏ, tên lửa đất-đối-đất, đất-đối-không và các loại vũ khí dưới nước khác. Một số còn có thể được trang bị trực thăng chống ngầm cỡ nhỏ hoặc trung bình.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống ARA Gomez Roca (P-46) thuộc lớp Espora của Argentine (03/2010).


Rất nhiều nước giáp biển hiện nay đã chế tạo tàu hộ tống bằng cách phát triển từ loại tàu dân sự có kích thước tương đương, sau đó mua thêm hệ thống cảm biến, vũ khí và các thiết bị khác được bán trên thị trường quốc tế - phần này chiếm khoảng 60% tổng chi phí.

2. Một số lớp tàu hộ tống điển hình

Skjold - tàu chiến nhanh nhất thế giới

Rất nhiều quốc gia có biển trên thế giới hiện nay đang sử dụng tàu hộ tống với các kích thước khác nhau. Trong đó ưu việt nhất hiện nay có lẽ là Skjold (Lá Chắn) của Nauy - lớp tàu hộ tống đầu tiên được sử dụng công nghệ tàng hình toàn bộ. Thực ra, Lá Chắn thuộc loại tàu tuần tra, tuy nhiên với tốc độ siêu nhanh là 60 hải lý - 111 km/h (trên mặt biển tĩnh) cùng khả năng di chuyển linh hoạt thì nó vẫn được coi là một tàu hộ tống.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống lớp Skjold năm 2008.


Hiện tại, Skjold được coi là tàu chiến vũ trang nhanh nhất thế giới, và chỉ chịu thua tàu tuần tra cánh ngầm không mang vũ khí của Canada là HMCS Bras d'Or với tốc độ khoảng 63 hải lý (116km/h).

Về mặt kỹ thuật, Skjold có tầm hoạt động lên tới 1.300 km, được trang bị radar đa nhiệm vụ đối không lẫn đối hải, hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống cảm biến quang điện và cứu hộ.


Tàu hộ tống lớp Skjold

"Quái hạm" Littoral Combat Ship ( LCS )

http://nghiadx.blogspot.com
Littoral Combat Ship


Là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của quân đội Hoa Kỳ trong những năm gần đây, "quái thú" này thực sự làm kẻ thù khiếp sợ bởi vẻ ngoài không giống ai và sức mạnh mà nó được trang bị.

Mặc dù tốc độ không bằng Skjold, chỉ 40 hải lý (74 km/h) nhưng tầm hoạt động lại lên tới 19.000 km. LCS có thiết kế nhỏ hơn các loại khu trục tên lửa điều khiển khác của Hải Quân Hoa Kỳ và được so sánh với những lớp tàu hộ tống khác.

Ngoài việc trang bị công nghệ tàng hình tiên tiến nhất hiện nay, LCS còn được xem là một chiếc hạm vận chuyển cỡ nhỏ với một sàn bay và một kho chứa, đủ để giấu 2 chiếc trực thăng hạng nặng SH-60 Seahawk, một vài máy bay không người lái, cano và 4 đơn xe bọc thép. Tất cả luôn ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.


LSC Demo


Lớp tàu hộ tống Braunschweig của Đức

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống lớp Braunschweig


K130 Braunschweig là lớp tàu hộ tống mới nhất của Đức, đôi khi còn được biết đến như là Korvette 130. Có tốc độ khá khiêm tốn so với 2 chiến hạm ở phía trên, chỉ khoảng 48 km/h và phạm vi hoạt động tối đa 7.400 km.

Braunschweig được trang bị công nghệ tàng hình, đi kèm với 2 trực thăng không người lái UAV và tên lửa dẫn đường Polyphem có tầm phóng xa khoảng 60 km.


Tàu hộ tống lớp Braunschweig


Lớp tàu hộ tống Milgem của Thổ Nhĩ Kỳ

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống lớp Milgem


Là một trong những nước có lực lượng hải quân mạnh nhất hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã phát triển một dự án có tên là MILGEM nhằm chế tạo ra một chiến hạm tàng hình hiện đại có khả năng chống trả tàu ngầm và làm nhiệm vụ tuần tra ở các vùng biển nông gần bờ.

Hiện tại lớp tàu hộ tống Milgem vẫn đang ở trong giai đoạn chế tạo và thử nghiệm.


Milgem
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang