Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tàu hộ tống tên lửa

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu hộ tống tên lửa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu hộ tống tên lửa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

>> Tàu hộ tống lớp 056 của Trung Quốc vô đối ở Biển Đông

Chiến tranh thế giới thứ 3
Trung Quốc vừa hạ thủy tàu hộ tống lớp 056 có khả năng tấn công và chống hạm. Với tàu chiến mới này, theo các chuyên gia Trung Quốc dường như không còn đối thủ ở Biển Đông.


http://nghiadx.blogspot.com
Với tàu chiến lớp 056 Trung Quốc sẽ không có đối thủ ở Biển Đông

 Tuần trước, Thượng tướng Quách Bá Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã hủy chuyến thăm Nhật Bản được dự kiến từ trước.

>> Tàu đổ bộ cỡ lớn được TQ coi trọng
>> Tàu chiến Trung Quốc rợp biển Đông

Quyết định này được thực hiện do gia tăng tranh chấp lãnh thổ ở quần đảo Điếu Ngư. Bên cạnh đó, ở Biển Đông căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines cũng tăng lên.

Tình hình thậm chí còn đáng báo động hơn trong các tranh chấp giữa Trung và Nhật Bản.

Các hãng hàng không Trung Quốc hủy bỏ chuyến bay qua Philippines, các hãng lữ hành cũng hủy bỏ tour du lịch đến nước này. Sự leo thang tranh chấp lãnh thổ Bắc Kinh không chỉ thể hiện qua phản ứng ngoại giao, mà còn thấy rõ qua việc các nước hữu quan tăng cường xây dựng tiềm năng quốc phòng.

Thông tin đầu tiên về tàu chiến lớp 056 xuất hiện từ tháng 11 năm 2010. Chẳng bao lâu sau mô hình này được đưa vào sản xuất.

Theo truyền thông nước ngoài, sau tàu hộ tống đầu tiên của lớp 056 Trung Quốc sẽ chế tạo thêm mấy chiếc tiếp theo tại các xưởng đóng tàu Thượng Hải và Quảng Châu.

http://nghiadx.blogspot.com

Một chiếc tàu Type 056 có chiều dài 89m, lượng giãn nước từ 1.300 đến 1.800 tấn, thủy thủ đoàn 60 người, tốc độ tối đa 25 hải lý/h và tầm hoạt động 3.200km (với tốc độ 18 hải lý/h).

Vũ khí được trang bị trên tàu bao gồm pháo 76mm; bốn quả tên lửa chống hạm YJ-2, YJ-3 hoặc YJ-83 (C-802/C-803) ở giữa tàu; hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn FL-1000N được bố trí ở đuôi tàu và những quả ngư lôi chống tàu ngầm. Tàu Type 056 được trang bị hệ thống định vị thủy âm và sân bay trực thăng có khả tiếp nhận máy bay trực thăng Z-9 Haytun.

Theo Global Times, tàu mới được trang bị pháo 76mm và hệ thống chống tên lửa. Phân tích những hình ảnh đầu tiên chụp tàu hộ tống, các chuyên gia chú ý đến vị trí dành cho máy bay không người lái. Rất có thể là tàu hộ tống sẽ được trang bị máy bay trực thăng không người lái của Áo.

Hải quân Trung Quốc gần đây đã thử nghiệm máy bay này trong cuộc tập trận Biển Đông Trung Quốc. Trong năm 2010, Bắc Kinh đã mua lô máy bay không người lái 18 chiếc với mục đích hoạt động trên biển.

Theo Phó chủ tịch Học viện các vấn đề địa chính trị Konstantin Sivkov, phụ kiện tàu hộ tống khá tiêu chuẩn so với tàu tuần tra của Lực lượng cảnh sát biển của nhiều nước trên thế giới.

http://nghiadx.blogspot.com
Phải chăng Trung Quốc sẽ làm tới cùng trong cuộc tranh chấp đầy căng thẳng trong các đảo và quần đảo của 1 vùng biển có diện tích 4 triệu km2 nhưng hết sức quan trọng này.

‘Tất cả các tàu này đều được xây dựng bằng cách sử dụng công nghệ ‘tàng hình’, cho phép tàu ít bị rađa phát hiện. Tuy nhiên trong bối cảnh của ngành công nghiệp đóng tàu toàn cầu không thể nói rằng Trung Quốc đã thực hiện một bước nhảy vọt. Còn đối với Trung Quốc đây chắc chắn là một bước tiến. Điều này cho thấy ngành đóng tàu Trung Quốc đã đạt được đẳng cấp thế giới.

Và xét về tiềm năng công nghiệp và con người, Trung Quốc có khả năng sản xuất loại tàu hiện đại này với số lượng khá lớn.

’Theo các chuyên gia, Trung Quốc đã tìm thấy giải pháp xứng đáng cho chương trình tái vũ trang mà các đối thủ tranh chấp lãnh thổ của Trung quốc đang tích cực thực hiện mặc cho sự can thiệp của Mỹ và đồng minh. Phải chăng Trung Quốc sẽ làm tới cùng trong cuộc tranh chấp đầy căng thẳng trong các đảo và quần đảo của 1 vùng biển có diện tích 4 triệu km2 nhưng hết sức quan trọng này.

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

>> Tìm hiểu tàu hộ tống và tàu hộ tống lớp Sigma (Kỳ 2)


3. Damen Schelde Naval Shipbuilding 






Về mặt các mặt hàng dân sự và quá trình hình thành các bạn có thể tham khảo qua video sau (lấy từ Hanghaivietnam.com):



Damen Schelde Naval Shipbuilding (DSNS) đã có 50 năm kinh nghiệm trong việc chế tạo tàu chiến và là nhà cung cấp vũ khí chính cho hải quân hoàng gia Hà Lan, trong đó đáng chú ý là thể loại tàu khu trục, tàu khu trục đa nhiệm vụ, tàu hộ tống, tàu tuần tra, tàu hỗ trợ đổ bộ...

Một số hình ảnh về những chiếc tàu do DSNS chế tạo:

http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com
4. Tàu hộ tống lớp Sigma

Sigma là từ viết tắt của Ship Integrated Geometrical Modularity Approach, dạng tàu hộ tống nhỏ và có khả năng viễn dương. Được áp dụng công nghệ chế tạo theo kiểu modular phổ biến hiện nay, tàu thiết kế theo từng đoạn sau đó sẽ được lắp ghép lại với nhau một cách hoành chỉnh. Kích thước của tàu có thể được nhận biết thông qua tên gọi của nó, ví dụ SIGMA 9113 có nghĩa là tàu dài 91 mét và rộng 13, tương tự SIGMA 10513 sẽ có chiều dài 105 mét và chiều rộng 13 mét.

http://nghiadx.blogspot.com
Thiết kế theo kiểu modular của Sigma.


 Hiện nay chỉ có Hải quân Indonesia và Hải quân hoàng gia Ma Rốc là đang được trang bị cả tàu hộ tống lớp SIGMA và tàu khu trục nhỏ lớp SIGMA (biến thể của tàu hộ tống). Trong đó Indonesia sở hữu biến thể hộ tống 91113 và biến thể khu trục 10514, còn Ma Rốc lại sở hữu biến thể hộ tống 9813 và biến thể khu trục 1513.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống KRI Frans Kaiseipo (368) thuộc lớp Sigma của Indonesia (2009).

Nước thứ 3 sẽ được sở hữu 4 tàu hộ tống lớp SIGMA phiên bản 9113 chính là Việt Nam chúng ta, trong đó có 2 chiếc sẽ đóng ở Hà Lan và 2 chiếc đóng tại Việt Nam (rất có thể đó là xưởng đóng tàu Sông Thu, do có hợp tác với Damen).

http://nghiadx.blogspot.com


Về thông số kỹ thuật, một chiếc tàu hộ tống SIGMA điển hình sẽ có những thông số như sau:

- Tải trọng: 1.692 tấn

- Chiều dài: 90,71 m

- Rộng: 13,02 mét

- Mớn nước: 3,60 mét

- Tốc độ:

+ Tối đa: 52 km/h

+ Tuần tra: 33 km/h

+ Tiết kiệm: 26 km/h

- Phạm vi hoạt động:

+Ở tốc độ tuần tra 33 km/h: 6.700 km

+Ở tốc độ tiết kiệm 26 km/h: 8.900 km

- Thủy thủ đoàn: Từ 20-80 người.

Động cơ:

- 2 động cơ SEMT Pielstick 20PA6B STC hoạt động hiệu quả tại 8.910 kW.

- 4 máy phát điện Caterpillar 3406C TA hoạt động hiệu quả tại 350 kW.

- 1 máy phát điện khẩn cấp Caterpillar 3304B hoạt động hiệu quả tại 105 kW.

- 2 trục Rolls Royce Kamewa 5 cánh quạt CP.

- 2 thiết bị giảm truyền động bước đơn Renk ASL94 với trục ổn định thụ động.

Hệ thống cảm biến và xử lý: - Hệ thống điều khiển hỏa lực TACTICOS của Thales Group (Pháp).

- Radar trinh sát, tìm kiếm MW08 3D: thuộc gia đình 3D multibeam 'SMART', có khả năng theo dõi và giám sát mục tiêu.

- Thales TSB 2.525 Mk XA (kết hợp với MW08) sử dụng công nghệ "friend or foe" (IFF) nhằm phân biệt đâu là ta đâu là địch.

- Radar điều hướng hàng hải: Sperry Marine BridgeMasterE ARPA.

- Radar điều khiển hỏa lực: LIROD Mk 2.

- Hệ thống liên kết dữ liệu LINK Y Mk 2.

- Máy định vị thủy âm (Sonar) Thales UMS 4132 Kingklip ASW - sử dụng sóng siêu âm trung tần thụ động lẫn chủ động.

- Hệ thống liên lạc nội bộ FOCON của Thales hoặc ICCS của EID - cho phép liên lạc, trao đổi thông tin nội bộ trên tàu và với hệ thống thông tin bên ngoài thông qua bảng kiểm soát.

- Hệ thống liên lạc vệ tinh Nera F.

- Hệ thống la bàn và hải đồ điện tử Raytheon Ansschutz - giúp định vị và tính toán quỹ đạo hải hành.

- Hệ thống ngụy trang tàng hình: Thales DR3000 và Racal Scorpion 2L.

- Hệ thống tích hợp nền tảng quản lý: Imtech UniMACs 3000 Integrated Bridge.

- Hệ thống tác chiến điện tử và điều khiển mồi bẫy ngư lôi, tên lửa TERMA SKWS, DLT-12T

Vũ khí: - 2 hệ thống tên lửa đối không (phía trước và phía sau) với 4 ống phóng MBDA Mistral TETRAL. - 4 tên lửa chống hạm MBDA ExocetMM40 Block II.

- Một khẩu pháo hạm Oto Melara cỡ nòng 76mm

- 2 pháo phòng không Denel Vektor G12 cỡ nòng 20mm.

- Ngư lôi EuroTorp 3A 244S Mode II/MU 90 trong hai ống phóng đôi B515.

Sàn bay dùng cho trực thăng chiến đấu hoặc cứu hộ và có hầm chứa dành riêng cho trực thăng.

Video:


Reception Royal Moroccan Navy SIGMA-class Frigate


Indonesian FKO SIGMA
Một số hình ảnh minh họa:

http://nghiadx.blogspot.com
Ống phóng tên lửa MBDA Mistral TETRAL.


http://nghiadx.blogspot.com
Otobreda 76 mm.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa MBDA Exocet.


http://nghiadx.blogspot.com
USS Stark sau khi bị 2 phát Exocet.


http://nghiadx.blogspot.com
Ngư lôi M90 Impact.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống điều khiển hỏa lực TACTICOS của Thales Group


Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

>> Tìm hiểu tàu hộ tống và tàu hộ tống lớp Sigma (Kỳ 1)


Cách đây vài ngày, một số tờ báo chính thống trong nước đã đăng tải thông tin về việc Việt Nam chúng ta đang có ý định mua 4 chiếc tàu hộ tống lớp Sigma của tập đoàn đóng tàu Damen, Hà Lan. Đây là một thông tin đáng chú ý, bởi lớp tàu Sigma là một trong những chiến hạm mạnh mẽ và cực kỳ giá trị hiện nay - cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Có lẽ đây là thời điểm thích hợp để chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề thú vị xung quanh lớp tàu hộ tống này. 


>> Tìm hiểu tàu hộ tống và tàu hộ tống lớp Sigma (Kỳ 2)


http://nghiadx.blogspot.com
1. Tàu hộ tống là gì?

Tàu hộ tống có tên tiếng Anh là Corvette, một loại tàu chiến nhỏ, cơ động và được trang bị các loại vũ khí hạng nhẹ. Trước đây tàu hộ tống thường có thiết kế nhỏ hơn so với tàu khu trục (trên 2000 tấn) và lớn hơn so với các loại tàu tuần tra và tàu tấn công nhanh chiến thuật (dưới 500 tấn). Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay các mẫu thiết kế của tàu hộ tống thường có kích thước và vai trò giống như một loại khu trục nhỏ.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống hơi nước Dupleix của Pháp (1856–1887)


Để hiểu được vai trò của tàu hộ tống, có lẽ chúng ta sẽ phải quay lại thời kỳ được gọc là Age of Sail (Kỷ nguyên Thuyền buồm) diễn ra từ khoảng những năm 1775 đến 1820, khi mà thương mại quốc tế hoạt động rất nhộn nhịp trên biển và các lực lượng hải quân phát triển mạnh mẽ (chưa có máy bay nhé!).

Ở thời điểm này, tàu hộ tống bắt đầu xuất hiện, chúng là một trong những loại tàu nhỏ được phát triển từ Sloop-of-war (Thuyền buồm chiến đấu). Vai trò chủ yếu là tuần tra ven biển, chiến đấu trong các trận đánh nhỏ, hỗ trợ các loại tàu lớn hơn hay tham gia trong những nhiệm vụ nhằm biểu dương lực lượng.

Tàu hộ tống lớn nhất trong thời kỳ Age of Sail là USS Constellation, chế tạo vào năm 1855 và có chiều dài 54 mét, trang bị 24 khẩu súng. Với kích thước"khủng" trong thời điểm đó, USS Constellation được nhìn nhận như là một loại tàu khu trục nhỏ.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống USS Intensity (PG-93) thuộc lớp Flower của Hoa Kỳ trong thế chiến thứ hai.


Theo thời gian, kích thước và tính năng của tàu hộ tống ngày càng được mở rộng. Trong giai đoạn "tích tụ vũ khí" để chuẩn bị cho chiến tranh thế giới thứ 2, "corvette" thường được dùng để làm nhiệm vụ tuần tra và hộ tống các loại tàu lớn. Tuy nhiên thiết kế của chúng vẫn chưa "đủ sức" để đi viễn dương, vũ khí quá yếu để chống lại các loại máy chiến đấu và không lý tưởng để đối đầu với tàu ngầm.

Trong giai đoạn từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước cho đến nay, lực lượng hải quân hiện đại của các nước có xu hướng phát triển các loại chiến hạm nhỏ với tính linh hoạt rất cao. Tàu hộ tống thường có lượng giãn nước tiêu chuẩn từ 540 đến 2.750 tấn (lớp Sigma là 1.692 tấn), chiều dài trong khoảng 55 đến 100 mét (lớp Sigma là 90,7 mét) và được trang bị súng tầm trung và nhỏ, tên lửa đất-đối-đất, đất-đối-không và các loại vũ khí dưới nước khác. Một số còn có thể được trang bị trực thăng chống ngầm cỡ nhỏ hoặc trung bình.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống ARA Gomez Roca (P-46) thuộc lớp Espora của Argentine (03/2010).


Rất nhiều nước giáp biển hiện nay đã chế tạo tàu hộ tống bằng cách phát triển từ loại tàu dân sự có kích thước tương đương, sau đó mua thêm hệ thống cảm biến, vũ khí và các thiết bị khác được bán trên thị trường quốc tế - phần này chiếm khoảng 60% tổng chi phí.

2. Một số lớp tàu hộ tống điển hình

Skjold - tàu chiến nhanh nhất thế giới

Rất nhiều quốc gia có biển trên thế giới hiện nay đang sử dụng tàu hộ tống với các kích thước khác nhau. Trong đó ưu việt nhất hiện nay có lẽ là Skjold (Lá Chắn) của Nauy - lớp tàu hộ tống đầu tiên được sử dụng công nghệ tàng hình toàn bộ. Thực ra, Lá Chắn thuộc loại tàu tuần tra, tuy nhiên với tốc độ siêu nhanh là 60 hải lý - 111 km/h (trên mặt biển tĩnh) cùng khả năng di chuyển linh hoạt thì nó vẫn được coi là một tàu hộ tống.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống lớp Skjold năm 2008.


Hiện tại, Skjold được coi là tàu chiến vũ trang nhanh nhất thế giới, và chỉ chịu thua tàu tuần tra cánh ngầm không mang vũ khí của Canada là HMCS Bras d'Or với tốc độ khoảng 63 hải lý (116km/h).

Về mặt kỹ thuật, Skjold có tầm hoạt động lên tới 1.300 km, được trang bị radar đa nhiệm vụ đối không lẫn đối hải, hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống cảm biến quang điện và cứu hộ.


Tàu hộ tống lớp Skjold

"Quái hạm" Littoral Combat Ship ( LCS )

http://nghiadx.blogspot.com
Littoral Combat Ship


Là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của quân đội Hoa Kỳ trong những năm gần đây, "quái thú" này thực sự làm kẻ thù khiếp sợ bởi vẻ ngoài không giống ai và sức mạnh mà nó được trang bị.

Mặc dù tốc độ không bằng Skjold, chỉ 40 hải lý (74 km/h) nhưng tầm hoạt động lại lên tới 19.000 km. LCS có thiết kế nhỏ hơn các loại khu trục tên lửa điều khiển khác của Hải Quân Hoa Kỳ và được so sánh với những lớp tàu hộ tống khác.

Ngoài việc trang bị công nghệ tàng hình tiên tiến nhất hiện nay, LCS còn được xem là một chiếc hạm vận chuyển cỡ nhỏ với một sàn bay và một kho chứa, đủ để giấu 2 chiếc trực thăng hạng nặng SH-60 Seahawk, một vài máy bay không người lái, cano và 4 đơn xe bọc thép. Tất cả luôn ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.


LSC Demo


Lớp tàu hộ tống Braunschweig của Đức

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống lớp Braunschweig


K130 Braunschweig là lớp tàu hộ tống mới nhất của Đức, đôi khi còn được biết đến như là Korvette 130. Có tốc độ khá khiêm tốn so với 2 chiến hạm ở phía trên, chỉ khoảng 48 km/h và phạm vi hoạt động tối đa 7.400 km.

Braunschweig được trang bị công nghệ tàng hình, đi kèm với 2 trực thăng không người lái UAV và tên lửa dẫn đường Polyphem có tầm phóng xa khoảng 60 km.


Tàu hộ tống lớp Braunschweig


Lớp tàu hộ tống Milgem của Thổ Nhĩ Kỳ

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống lớp Milgem


Là một trong những nước có lực lượng hải quân mạnh nhất hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã phát triển một dự án có tên là MILGEM nhằm chế tạo ra một chiến hạm tàng hình hiện đại có khả năng chống trả tàu ngầm và làm nhiệm vụ tuần tra ở các vùng biển nông gần bờ.

Hiện tại lớp tàu hộ tống Milgem vẫn đang ở trong giai đoạn chế tạo và thử nghiệm.


Milgem

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

>> Gepard thứ 2 sắp về Việt Nam



Theo thông tin từ trang mạng Zdship, chiếc tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 thứ 2 sẽ về Việt Nam trong khoảng 2 tháng nữa.


Sau khi các quá trình thử nghiệm hệ thống vũ khí, điện tử và các hệ thống liên quan thành công, chiếc tàu hộ tống tên lửa lớp Gepard 3.9 được chế tạo bởi nhà máy đóng tàu Gorky Zelenodolsk sẽ lên đường về Việt Nam.

Kết quả nghiệm thu cho thấy tất cả các hệ thống thiết bị kỹ thuật trên tàu đều đáp ứng các yêu cầu trong hợp đồng đề ra.

Theo kế hoạch, chiến hạm Gepard thứ 2 này sẽ được đưa lên tàu Edietransporter vào ngày 26/5, tàu chuyên dụng để chở các tàu thuyền.



Tàu hộ tống tên lửa Gepard thứ 2 sắp về đến Việt Nam.


Dự kiến chiếc tàu Edietransporter này sẽ cập cảng Việt Nam trong khoảng 65 ngày nữa.

Tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 đã được cải thiện hiệu suất cho khả năng đi biển, khả năng cơ động cao, nhanh nhẹn trong xử lý tình huống và tầm hoạt động.

Theo nhà sản xuất, nội thất của tàu đã được sửa đổi nhằm tăng độ tiện nghi cho thủy thủ đoàn. Đặc biệt, theo các chuyên gia của nhà máy đóng tàu, chiếc Gepard thứ 2 này được cải tiến khá nhiều so với trước, tiện lợi hơn trong hoạt động bảo trì và hoạt động
[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang