Thế kỷ 21 mang danh thế kỷ của không quân và hải quân. Tất cả các nước trên thế giới đều coi sự phát triển hai lực lượng này là cốt lõi cho tác chiến hiện đại.
Các nước ở khu vực Đông Nam Á cũng không phải ngoại lệ. Thời gian qua, quân đội nhiều nước trong khu vực đã đầu tư lớn cho hải quân. Ngoài việc chú trọng đầu tư phát triển cho đội tàu chiến mặt nước, nhiều “sát thủ ngầm” cũng xuất hiện trong biên chế hải quân các nước trong khu vực. Dưới đây là một số "sát thủ" đang và sẽ có mặt trong biên chế hải quân các nước Đông Nam Á. Tàu ngầm lớp Kilo Project 636 Được Hải quân Mỹ đặt cho biệt danh là “Black Hole” Hố đen, tàu ngầm Kilo nổi tiếng là một trong những tàu ngầm điện - diesel chạy êm nhất thế giới hiện nay. Vỏ tàu được bọc một lớp ngói Anechoic có khả năng dội lại và làm méo tín hiệu của các sonar âm thanh chuyên sử dụng để dò tìm tàu ngầm. Do đó, làm giảm tối đa khoảng cách bị phát hiện, ngay cả với các sonar âm thanh thụ động. Sát thủ Kilo, thông số cơ bản: Dài 74m, đường kính 9,9m tải trọng 2.300 tấn khi nỗi, 3.000 tấn khi lặn. Thân tàu được thiết kế với 6 khoang kín nước riêng biệt, thiết kế này làm tăng khả năng nỗi ngay trong trường hợp bị trúng đạn. Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm ở đầu mũi tàu với cơ số 18 quả, phiên bản nâng cấp được trang bị thêm tổ hợp tên lửa chống hạm Club-S tầm bắn 220km. Ngoài ra tàu còn được trang bị tên lửa đối không SA-N-8 hoặc SA-N-10. Tàu có khả năng hoạt động 45 ngày liền trên biển, độ sâu lặn tối đa là 300 mét, tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ khi lặn và 12 hải lý/giờ khi nổi, tầm hoạt động 6000 dặm. Tàu ngầm lớp Scorpene Được sản xuất bởi Tập đoàn DCNS của Pháp, tàu được trang bị động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập AIP, giúp tàu có khả năng hoạt động êm hơn và tầm hoạt động xa hơn. Đây cũng là một trong những tàu ngầm hoạt động êm nhất hiện nay, tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm với cơ số 18 quả ngư lôi hoặc tên lửa chống hạm SM-39 Exocet. Điểm mạnh của tàu là hệ thống dữ liệu chiến đấu SUBTICS, giúp tàu đối phó hiệu quả với các mối đe dọa khác nhau. Tất cả các hoạt động xử lý được thực hiện từ phòng điều khiển. Tàu ngầm Scorpene, thông số cơ bản: Dài 70 mét, đường kính 6,2 mét, tải trọng 1565 tấn khi nỗi, 2000 tấn khi lặn. Con tàu này có một mức độ cao về tự động hóa và giám sát, với chế độ điều khiển tự động, hệ thống động cơ và các hệ thống khác được giám sát tập trung và liên tục nhằm phát hiện sớm tất cả các mối nguy hiểm tiềm năng (rò rỉ, hoả hoạn, sự hiện diện của các chất khí) và tình trạng của các hệ thống có ảnh hưởng đến an toàn trong khi ngập nước. Tàu có khả năng hoạt động liên tục 50 ngày trên biển, độ sâu lặn tối đa là 300 mét, tốc độ tối đa khi lặn là 20 hải lý/ giờ, tốc độ tối đa khi nổi là 12 hải lý/ giờ, tầm hoạt động 6500 dặm. Tàu ngầm lớp Type-206A Còn được gọi là tàu ngầm lớp U theo cách gọi của Đức, đây là loại tàu ngầm rất nỗi tiếng trong giai đoạn chiến tranh lạnh, thuộc loại tàu ngầm tấn công khá nhỏ và nhanh nhẹn. Được thiết kế với độ ồn khi hoạt động khá thấp, rất khó phát hiện tàu. Loại tàu ngầm này hoạt động rất tốt trong các vùng biển nông. Mặc dù hơi "mi nhon"song đây cũng là một sát thủ đáng sợ, thông số cơ bản:Dài 48,6 mét, đường kính 4,6 mét, tải trọng khi nỗi 450 tấn, tải trọng khi lặn 500 tấn. Điểm mạnh của tàu là nhờ vào tải trọng thấp (khoảng 500 tấn), có thể tiến hành các hoạt động tấn công lén lút và bỏ trốn trước khi bị phát hiện. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh của các phương tiện sonar âm thanh thụ động mới. Type-206A mất dần lợi thế của mình, hiện tại Hải quân Đức đã ngưng sử dụng tất cả các tàu ngầm Type-206A thay vào đó là loại Type-212 hiện đại hơn. Tàu được trang bị tới 8 ống phóng ngư lôi 533mm, với cơ số 8 quả lắp sẳn trong ống phóng, không có dự trữ. Type-206A có khả năng lặn sâu tối đa là 200 mét, tốc độ tối đa khi lặn là 17 hải lý/giờ, tốc độ tối đa khi nổi là 10 hải lý/giờ. Hiện tại một biến thể hiện đại hóa của Type-206A đang được giới thiệu để bán cho Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Theo thông tin được tiết lộ bởi Bangkok Post, chính phủ Thái Lan đã lên kế hoạch mua 6 tàu ngầm loại này. Tàu ngầm lớp Archer Đây cũng là một loại tàu ngầm được trang bị động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập AIP được sản xuất bởi Thụy Điển, thân tàu được thiết kế với hai khoang kín nước làm tăng khả năng nổi khi một trong 2 khoang bị trúng đạn. Tàu ngầm lớp Archer, thông số cơ bản: Dài 60,5 mét, đường kính 6,1 mét, tải trọng khi nỗi là 1400 tấn, tải trọng khi lăn 1700 tấn. Thân tàu được gắn 28.000 miếng mặt nạ âm thanh giúp làm giảm tối đa tiếng ồn và bóp méo tín hiệu của các loại sonar âm thanh. Tàu được trang bị hệ thống sonar tiên tiến, giúp phát hiện sớm sự di chuyển của đối phương. Trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm, tốc độ tối đa của tàu khi lặn là 15 hải lý/giờ, tốc độ tối đa khi nỗi là 9 hải lý/giờ.
[BDV news]
|
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu ngầm lớp Scorpene. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu ngầm lớp Scorpene. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011
>> 4 'sát thủ ngầm' trên biển Đông Nam Á
Nhãn:
Black Hole,
đông nam á,
Hải quân Thụy Điển,
Project 636,
Sát thủ ngầm,
Tàu ngầm lớp Archer,
Tàu ngầm lớp Kilo,
Tàu ngầm lớp Scorpene,
Tàu ngầm lớp Type-206A
Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011
>> Pakistan hợp tác với Trung Quốc chế tạo tàu ngầm
[BDV news]Hiện Hải quân Pakistan không ngừng tăng cường sức mạnh của mình nhằm đối trọng với Hải quân Ấn Độ.
Theo thời báo Hindu, gần đây Pakistan tỏ ra rất thân thiện với Trung Quốc và nhập khẩu nhiều máy bay chiến đấu của Bắc Kinh. Hiện nay Pakistan còn nhập khẩu 6 tàu ngầm tiên tiến nhất của Trung Quốc nhằm nâng cao khả năng tác chiến trên biển. Ngày 14/3, Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan đã phê chuẩn kế hoạch nhập khẩu 6 tàu ngầm từ Trung Quốc, đồng thời bày tỏ mong muốn tiến hành một cuộc đàm phán với Bắc Kinh. Bộ trưởng Bộ Truyền thông của Pakistan sau cuộc họp với Trung Quốc tuyên bố với giới báo chí rằng, Bắc Kinh đã đồng ý xuất khẩu sang Pakistan 6 tàu ngầm hiện đại và Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan sẽ hội đàm với phía Trung Quốc. Đồng thời, ông còn nhấn mạnh rằng, do kế hoạch đang trong giai đoạn chuẩn bị nên các tình tiết không được tiết lộ. Tàu ngầm lớp Agosta của Pakistan được nhập khẩu từ Pháp. Theo báo cáo của hãng thông tấn Pakistan, Bộ Quốc phòng Pakistan có kế hoạch mua từ Trung Quốc 6 tàu ngầm đồng thời cũng yêu cầu phía Trung Quốc kết hợp chế tạo động cơ tàu ngầm thông thường. Báo cáo cũng cho biết,tàu ngầm tiên tiến sẽ được trang bị hệ thống động cơ AIP (*) (*) Air-Independent propulsion: Động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập. Không khí để sử dụng cho động cơ được cung cấp qua một nguồn phụ trợ, không sử dụng ống thông hơi như các tàu ngầm cũ. Nguồn phụ trợ để tạo ra không khí dựa trên các phản ứng hóa học, thông qua các tế bào nhiên liệu chứa oxy hóa lỏng, hoặc sử dụng phản ứng hạt nhân. Bộ Quốc phòng Pakistan cho biết, số lượng tàu ngầm và các tàu chiến đấu khác chưa đủ để phục vục nhu cầu của Pakistan. Do đó, Hải quân nước này phải đối mặt với sự “mất cân bằng quân sự” một cách nghiêm trọng. Pakistan hiện có 5 tàu ngầm Diesel và 3 tàu ngầm loại nhỏ. Trong đó, có 3 tàu ngầm lớp SSK được nhập khẩu từ Đức, ngoài ra còn có 2 tàu ngầm gần giống với tàu ngầm lớp Agosta của Pháp. Islamabad hy vọng việc sử dụng kĩ thuật tiên tiến AIP sẽ có thể cạnh tranh cùng với Hải quân Ấn Độ trên Ấn Độ Dương. Theo kế hoạch, năm 2013 Pakistan sẽ chế tạo được tàu ngầm lớp Scorpene, trang bị hệ thống AIP. Quân đội Pakistan yêu cầu 6 tàu ngầm sử dụng động cơ AIP của Trung Quốc phải có khả năng "tác chiến trong điều kiện khí hậu nhiệt đới và trong môi trường có nhiều mối đe dọa", thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ khác nhau và cũng có khả năng phóng ngư lôi, tên lửa. Quân đội Pakistan sẽ sớm giao dịch với Công ty Công nghiệp tàu thủy Trung Quốc để ký kết hợp tác phát triển sản xuất tàu ngầm và dự thảo các thỏa thuận liên quan khác. Pakistan hy vọng 4 tàu ngầm được chế tạo tại Trung Quốc, 2 chiếc còn lại sẽ được chế tạo tại Pakistan. Kế hoạch mua 36 máy bay J-10 của Pakistan chính thức được triển khai. Pakistan và Trung Quốc có những kế hoạch hợp tác phát triển kĩ thuật quân sự bí mật, Trung Quốc là quốc gia cung cấp phần lớn các loại vũ khí cho Islamabad. Hiện nay, Hải quân Pakistan đã chính thức tiếp nhận tàu hộ vệ lớp F-22P do Trung Quốc và Pakistan hợp tác sản xuất, phía Trung Quốc còn bày tỏ mong muốn giúp đỡ Hải quân Pakistan chế tạo 2 tàu ngầm phóng tên lửa khác. Mối quan hệ quân sự giữa Bắc Kinh và Islamabad còn phải kể tới hợp đồng mua 36 máy bay chiến đấu J-10 vừa được chính thức được triển khai. Các hợp đồng này có trị giá lên tới 140.000.000 USD. Ngoài ra, Pakistan cũng có kế hoạch nhập khẩu nhiều loại máy bay chiến đấu khác từ Trung Quốc. Điển hình trong các thương vụ hợp tác phát triển máy bay chiến đấu JF-17. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)