Libya sẽ đi đâu về đâu? Lối thoát nào cho cuộc khủng hoảng chính trị quân sự tại đây? Đó là mối quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế.
Ngày 19/3/2011, Pháp, Anh, Mỹ mở màn cuộc không kích chống lại quân đội của Tổng thống Gaddafi theo Nghị quyết 1973 của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, nhiều quốc gia trên thế giới tin rằng, hành động can thiệp quân sự với mục đích bảo vệ dân thường khỏi các cuộc tấn công của quân đội chính phủ, cải thiện tình hình nhân đạo tại đây, sẽ cho kết quả ngược lại. Động cơ nào của hành động quân sự? Một số nhà phân tích cho rằng, phương Tây có mục đích khác đằng sau việc thực thi vùng cấm bay để bảo vệ thường dân theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc. Abdullatif Haj Hussein, một nhà phân tích chính trị người Sudan nói với Tân Hoa Xã rằng, thực hiện nghị quyết của Liên Hợp Quốc chỉ là cái cớ cho hành động can thiệp quân sự vào Libya. “Chúng ta đã nhận thấy bài học từ Iraq và Afghanistan, can thiệp quân sự vào các quốc gia này có liên quan mật thiết với lợi ích kinh tế và chính trị. Lượng dầu mỏ của Libya chiếm 2/3 nhu cầu của các quốc gia đang tiến hành can thiệp quân sự vào Libya, các quốc gia này đang tìm kiếm một giải pháp nhằm đảm bảo lợi ích về dầu mỏ của họ tại Libya”, Ông Hussien đã nói. Ông cũng lưu ý thêm rằng: “Tham vọng to lớn của các cường quốc đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi đường đi của các cuộc biểu tình tại Libya và các quốc gia khác. Các nước lớn đang tìm cách vẽ một bản đồ mới tại Bắc Phi và Địa Trung Hải và Nghị quyết số 1973 là cơ hội lớn để thực hiện điều này”. Vùng cấm bay chỉ là cái cớ cho hành động can thiệp quân sự vào Libya. Abdul-Rahim al-Sunny một nhà phân tích trị người Sudan khác cho biết: “Mục tiêu đằng sau sự can thiệp quân sự tại Libya là chia nước này thành hai miền phía Đông và phía Tây và đưa đất nước này trở lại thời kỳ đã tồn tại dưới sự cai trị của vua Al –Sanousi” Ông Abdul-Rahim al-Sunny cho biết thêm: “Một khía cạnh nữa giải thích cho động cơ can thiệp quân sự vào Libya là để bán vũ khí, thúc đẩy chính phủ các nước trên tiếp tục rót vốn cho các chương trình phát triển vũ khí. Đó là lợi ích cốt lõi của phương Tây, họ sẽ kéo dài cuộc chiến tại Libya càng lâu càng tốt, và dường như họ không quan tâm đến việc lật đổ ông Gaddafi. Tôi tin rằng, các nước phương Tây lọ ngại người Hồi Giáo sẽ kiểm soát Libya nếu ông Gaddafi bị lật đổ” Các chuyên gia cho rằng, tầm quan trọng của dầu mỏ tại Libya không nằm ở số lượng mà ở chất lượng của dầu mỏ tại đây. Hiện tại, Libya đang sản xuất 2 triệu thùng dầu thô mỗi ngày và đang có kế hoạch tăng sản lượng lên đến 3 triệu thùng mỗi ngày trong những năm tới. Năm 2010, các công ty dầu mỏ tại Libya phát hiện ra hơn 24 mỏ dầu mới. Liên minh châu Phi và nhiều quốc gia trên thế giới phản đối sự can thiệp quân sự để giải quyết tình hình tại Libya. Can thiệp quân sự làm chiến sự trở nên phức tạp hơn, kéo dài và đó sẽ tạo ra một cuộc khủng khoảng nhân đạo nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Nghị quyết 1973 ra đời nhằm bảo vệ thường dân trước các cuộc tấn công của quân đội chính phủ ông Gaddafi. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy chiều hướng ngược lại, vùng cấm bay được lập ra để bảo vệ thường dân tại các khu vực do lực lượng nỗi dậy kiểm soát, nhưng lại gây hại cho thường dân tại các khu vực do quân đội chính phủ kiểm soát. Với lực lượng nỗi dậy, thiếu vũ khí hạng nặng, binh sĩ không có kinh nghiệm chiến đấu. Rõ ràng, họ không thể dành chiến thắng nếu không có sự can thiệp quân sự từ bên ngoài. Anh, Pháp, Italy đã điều động cố vấn quân sự đến Libya hỗ trợ cho lực lượng nỗi dậy. Điều đó càng khẳng định họ đang muốn chia Libya thành hai miền, phía Tây do Tổng thống Gaddafi quản lý và phía Đông do Hội đồng chuyển tiếp quốc gia TNC đại diện cho lực lượng nỗi dậy kiểm soát. Cần lưu ý rằng, phía Đông là khu vực giàu dầu mỏ nhất của Libya. Liên minh châu Phi AU tin rằng, một giải pháp chính trị là chìa khóa cho cuộc xung đột tại Libya. Chủ tịch AU cho biết: “Ngay từ đầu, chúng tôi tin rằng, tình hình tại Libya chỉ có thể giải quyết bằng một giải pháp chính trị”. Tuy vậy, Bruce Jones, Giám đốc của Trung tâm hợp tác quốc tế ĐH New York cho biết, vẫn chưa thấy các hoạt động xúc tiến cho một thỏa thuận ngừng bắn giữa đôi bên. Tuy nhiên, các nhà phân tích chính trị tin rằng, bất kỳ giải pháp chính trị nào cần phải được kiểm soát bởi chính người dân Libya. Họ chứ không phải ai khác mới chính là những người có quyền quyết định về vận mệnh của đất nước mình. Thực tế cho thấy rằng, phương Tây đã không thành công trong việc tái thiết Iraq và Afghanistan sau chiến tranh.
[BDV news]
|
Hiển thị các bài đăng có nhãn pháp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn pháp. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011
>> Góc nhìn về vấn đề Libya từ châu Phi
Nhãn:
Abdullatif Haj Hussein,
Anh,
Châu Phi,
ĐH New York,
Gaddafi,
HĐBA Liên Hợp Quốc,
Liên minh Châu Phi,
Lybia,
Mỹ,
pháp
Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011
>> Indonesia bắn thử tên lửa Yakhont
Hải quân Indonesia theo kế hoạch (20.4) tiến hành bắn thử tên lửa chống hạm Yakhont dự kiến ở vịnh Zond.
Kiểm tra các nắp hầm phóng tên lửa Yakhont trên tàu chiến KRI Oswald Siahaan-354. Surabaya, 16.4.2011 Phỏng đoán, Indonesia đã lắp được Yakhont cho các bệ phóng thẳng đứng. Việc thử nghiệm có thể cũng còn là để kiểm nghiệm độ tin cậy của giải pháp này xem đáy của những con tàu non trẻ của Indonesia có chịu được hay không. Theo tuyên bố hôm 19.4 của Đô đốc Indonesia Tri Prasodjo, tàu mục tiêu trong quá trình thử nghiệm dự định sẽ là tàu Teluk Bayur bị loại khỏi trang bị, ở cách xa frigate KRI Oswald Siahaan-354 là tàu sẽ phóng Yakhont, 200 km. Vị đô đốc còn cho biết, Indonesia mua các tên lửa Yakhont với giá 1,2 triệu USD/quả, song không nói số lượng tên lửa đã mua. Ông nói: “Hiển nhiên là chúng tôi đã mua không chỉ một quả. Vì thế, nếu cần, chúng tôi sẽ bắn lại”. Cùng với các tên lửa Yakhont, Hải quân Indonesia sẽ thử cả tên lửa chống hạm Exocet MM-40 và các vũ khí khác. Tham gia đợt bắn thử có gần 1.000 binh sĩ Hải quân Indonesia và các chuyên gia Nga. Có tin, các nhà lãnh đạo như Bộ trưởng Quốc phòng, Tư lệnh và Tham mưu trưởng Hải quân Indonesia cũng có mặt. Đợt bắn thử có ý nghĩa quan trọng đối với hãng NPO Mashinostroenia của Nga vì việc lắp đặt Yakhont đã tốn rất nhiều công sức, khiến thời hạn thử nghiệm bị trì hoãn. Xét tới yếu tố tên lửa Yakhont mới đây đã được Việt Nam đưa vào trang bị trong biên chế hệ thống tên lửa bờ biển Bastion, nên uy tín của sản phẩm này trên thị trường Đông Nam Á đầy triển vọng, nơi mâu thuẫn giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đang gia tăng, có thể phụ thuộc vào kết quả đợt bắn thử ở Indonesia. Hơn nữa, Indonesia còn phóng thử cả loại tên lửa đối thủ cạnh tranh của Yakhont là tên lửa chống hạm Exocet của Pháp.
[Vietnamnet news]
|
Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011
>> Phó tư lệnh Hải quân Nga bị cách chức
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã ký quyết định miễn nhiệm chức vụ quân sự với Phó Đô đốc Nikolai Borisov.
Phó Đô đốc Nikolai Borisov, hiện là phó tư lệnh về vũ khí và trang bị của Hải quân Nga. Lý do cho việc miễn nhiệm này không được công bố. Tuy nhiên, trước đó, Phó Đô đốc Nikolai Borisov là người đại diện cho Bộ Quốc phòng Nga trong cuộc đàm phán sơ bộ về hợp đồng mua bán tàu đổ bộ trực thăng Mistral với Pháp. Phó Đô đốc Nikolai Borisov đã đặt bút ký vào một bản thỏa thuận gây nhiều bất lợi trong đàm phán mua tàu Mistral cho phía Nga. Ông cũng là người đã đặt bút ký vào bản thỏa thuận sơ bộ liên chính phủ cho hợp đồng mua bán này. Thỏa thuận liên chính phủ này đã không có sự tham gia của công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport. Sau đó, một loạt các bài báo được đăng tải trên các trang mạng của Nga về nguyên nhân của sự bế tắc trong công tác đàm phán mua tàu đỗ bộ trực thăng Mistral giữa Rosoboronexport của Nga và DCNS của Pháp. Theo thông tin được đăng trong các bài báo, Phó Đô đốc Nikolai Borisov đã đặt bút ký vào một bản thỏa thuận với quá nhiều điều bất lợi cho phía Nga. Điều này đã dẫn đến sự bất lợi cho phía Nga khi bước vào công tác đàm phán chính thức. Đây được cho là nguyên nhân mà giới phân tích quân sự nhận định cho việc bị sa thải của ông. Việc Phó Đô đốc Nikolai Borisov bị cách chức cũng đồng nghĩa với nhiều khả năng, công tác đàm phán mua tàu đỗ bộ trực thăng Mistral sẽ quay trở về vạch xuất phát ban đầu.
[BDV news]
|
Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011
>> Qatar cấp tên lửa cho quân nổi dậy Libya?
[BDV news] Chính quyền Libya cáo buộc Qatar cung cấp cho phe đối lập các tên lửa chống tăng MILAN do Công ty Euromissile của Pháp sản xuất.
Tuyên bố này được Thứ trưởng Ngoại giao Libya Khaled Khaim đưa ra ngày 13/4 trong cuộc họp báo tại Tripoli. Quan chức ngoại giao Libya cũng tuyên bố rằng, Qatar đã gửi các cố vấn quân sự tới thành phố Benghazi, nơi tập trung lực lượng chính của phe nổi dậy. Trước đó, có thông tin rằng, Qatar dự định gửi các tên lửa chống tăng cho lực lượng nổi dậy tại Libya, tuy nhiên không công bố chính xác loại tên lửa nào. Tên lửa chống tăng Milan. Ảnh army-technology.com Lãnh đạo phe nổi dậy Abdel Fattah Younes một vài ngày trước cũng thông báo, Qatar đã gửi các cố vấn quân sự tới Benghazi để huấn luyện cho quân nổi dậy cách dùng tên lửa chống tăng và các loại vũ khí khác. MILAN (Missile d'Infanterie Leger Antichar) là tên lửa chống tăng vác vai do Công ty Euromissile (Pháp) sản xuất. Những biến thể khác nhau của MILAN đang được biên chế cho quân đội nhiều nước trên thế giới. Tên lửa MILAN cũng có trong trang bị của lực lượng trung thành với ông Gaddafi. Pháp và Libya đã ký thỏa thuận cung cấp loại tên lửa này vào năm 2007. |
Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011
>> Pakistan hợp tác với Trung Quốc chế tạo tàu ngầm
[BDV news]Hiện Hải quân Pakistan không ngừng tăng cường sức mạnh của mình nhằm đối trọng với Hải quân Ấn Độ.
Theo thời báo Hindu, gần đây Pakistan tỏ ra rất thân thiện với Trung Quốc và nhập khẩu nhiều máy bay chiến đấu của Bắc Kinh. Hiện nay Pakistan còn nhập khẩu 6 tàu ngầm tiên tiến nhất của Trung Quốc nhằm nâng cao khả năng tác chiến trên biển. Ngày 14/3, Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan đã phê chuẩn kế hoạch nhập khẩu 6 tàu ngầm từ Trung Quốc, đồng thời bày tỏ mong muốn tiến hành một cuộc đàm phán với Bắc Kinh. Bộ trưởng Bộ Truyền thông của Pakistan sau cuộc họp với Trung Quốc tuyên bố với giới báo chí rằng, Bắc Kinh đã đồng ý xuất khẩu sang Pakistan 6 tàu ngầm hiện đại và Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan sẽ hội đàm với phía Trung Quốc. Đồng thời, ông còn nhấn mạnh rằng, do kế hoạch đang trong giai đoạn chuẩn bị nên các tình tiết không được tiết lộ. Tàu ngầm lớp Agosta của Pakistan được nhập khẩu từ Pháp. Theo báo cáo của hãng thông tấn Pakistan, Bộ Quốc phòng Pakistan có kế hoạch mua từ Trung Quốc 6 tàu ngầm đồng thời cũng yêu cầu phía Trung Quốc kết hợp chế tạo động cơ tàu ngầm thông thường. Báo cáo cũng cho biết,tàu ngầm tiên tiến sẽ được trang bị hệ thống động cơ AIP (*) (*) Air-Independent propulsion: Động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập. Không khí để sử dụng cho động cơ được cung cấp qua một nguồn phụ trợ, không sử dụng ống thông hơi như các tàu ngầm cũ. Nguồn phụ trợ để tạo ra không khí dựa trên các phản ứng hóa học, thông qua các tế bào nhiên liệu chứa oxy hóa lỏng, hoặc sử dụng phản ứng hạt nhân. Bộ Quốc phòng Pakistan cho biết, số lượng tàu ngầm và các tàu chiến đấu khác chưa đủ để phục vục nhu cầu của Pakistan. Do đó, Hải quân nước này phải đối mặt với sự “mất cân bằng quân sự” một cách nghiêm trọng. Pakistan hiện có 5 tàu ngầm Diesel và 3 tàu ngầm loại nhỏ. Trong đó, có 3 tàu ngầm lớp SSK được nhập khẩu từ Đức, ngoài ra còn có 2 tàu ngầm gần giống với tàu ngầm lớp Agosta của Pháp. Islamabad hy vọng việc sử dụng kĩ thuật tiên tiến AIP sẽ có thể cạnh tranh cùng với Hải quân Ấn Độ trên Ấn Độ Dương. Theo kế hoạch, năm 2013 Pakistan sẽ chế tạo được tàu ngầm lớp Scorpene, trang bị hệ thống AIP. Quân đội Pakistan yêu cầu 6 tàu ngầm sử dụng động cơ AIP của Trung Quốc phải có khả năng "tác chiến trong điều kiện khí hậu nhiệt đới và trong môi trường có nhiều mối đe dọa", thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ khác nhau và cũng có khả năng phóng ngư lôi, tên lửa. Quân đội Pakistan sẽ sớm giao dịch với Công ty Công nghiệp tàu thủy Trung Quốc để ký kết hợp tác phát triển sản xuất tàu ngầm và dự thảo các thỏa thuận liên quan khác. Pakistan hy vọng 4 tàu ngầm được chế tạo tại Trung Quốc, 2 chiếc còn lại sẽ được chế tạo tại Pakistan. Kế hoạch mua 36 máy bay J-10 của Pakistan chính thức được triển khai. Pakistan và Trung Quốc có những kế hoạch hợp tác phát triển kĩ thuật quân sự bí mật, Trung Quốc là quốc gia cung cấp phần lớn các loại vũ khí cho Islamabad. Hiện nay, Hải quân Pakistan đã chính thức tiếp nhận tàu hộ vệ lớp F-22P do Trung Quốc và Pakistan hợp tác sản xuất, phía Trung Quốc còn bày tỏ mong muốn giúp đỡ Hải quân Pakistan chế tạo 2 tàu ngầm phóng tên lửa khác. Mối quan hệ quân sự giữa Bắc Kinh và Islamabad còn phải kể tới hợp đồng mua 36 máy bay chiến đấu J-10 vừa được chính thức được triển khai. Các hợp đồng này có trị giá lên tới 140.000.000 USD. Ngoài ra, Pakistan cũng có kế hoạch nhập khẩu nhiều loại máy bay chiến đấu khác từ Trung Quốc. Điển hình trong các thương vụ hợp tác phát triển máy bay chiến đấu JF-17. |
Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2011
>> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc (P.2)
[Vitinfo news] Về sức mạnh chiến đấu Hải quân Trung Quốc đang dần chiếm lĩnh vị trí thứ hai trên thế giới chỉ sau Hải quân Mỹ.
>> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc (P.1) Phần II: Hải quân Trung quốc Về sức mạnh chiến đấu Hải quân Trung Quốc đang dần chiếm lĩnh vị trí thứ hai trên thế giới chỉ sau Hải quân Mỹ. Và trong một tương lai rất gần Hải quân Trung quốc có đầy đủ khả năng tiến hành các chiến dịch quân sự trên tất cả các đại dương. Hải quân - là Quân chủng có trang bị kỹ thuật hiện đại - trong một thời gian dài trước đây là khâu yếu nhất của Quân đội Trung quốc. Tuy nhiên, trong hai thập kỷ qua, Hải quân Trung quốc đã phát triển với tốc độ đột phá. Lãnh đạo Trung quốc giao cho lực lượng Hải quân Trung quốc các nhiệm vụ rất quan trọng. Thứ nhất, lực lượng Hải quân phải đủ khả năng chiếm lĩnh Đài Loan khi cần thiết. Thứ hai, đảm bảo việc vận chuyển nguyên liệu (chủ yếu là dầu) từ châu Phi và vịnh Péc-xích về Trung quốc không bị gián đoạn, và đảm bảo cho việc khai thác dầu ở các vùng biển của Trung quốc. Thứ ba là thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vùng biển của Trung quốc. Một điều dễ thấy là ngay cả Hải quân Mỹ, chứ không cần nói đến bất cứ lực lượng Hải quân nào khác, cũng không giám đưa quân đổ bộ lên bờ biển Trung Quốc, bởi vì lực lượng đổ bộ chắc chắn sẽ bị lực lượng đông đảo của Lục quân Trung quốc tiêu diệt hoàn toàn. Vấn đề đáng lo ngại đối với lãnh đạo Trung quốc là khả năng của Hải quân và Không quân Mỹ sử dụng các loại vũ khí chính xác cao tấn công từ xa các mục tiêu quân sự và kinh tế của Trung quốc. Trên 80% các cơ sở doanh nghiệp - biểu tượng cho sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Trung Quốc - nằm ở vùng ven biển, rất dễ bị tấn công từ hướng biển. Vì vậy, Hải quân của Trung Quốc cần phải xây dựng tuyến phòng vệ trên biển càng xa bờ càng tốt. Để thực hiện các nhiệm vụ trên đây một cách hiệu quả, kế hoạch xây dựng và phát triển Hải quân của lãnh đạo Trung quốc bao gồm ba giai đoạn. Giai đoạn đầu Hải quân Trung Quốc cần phải đảm bảo khả năng hoạt động tác chiến trong phạm vi các đảo của tuyến thứ nhất (từ các đảo Ryukyu của Nhật đến Philippin); giai đoạn thứ hai - trong phạm vi các đảo của tuyến thứ hai (từ quần đảo Kuril qua các đảo Mariana đến New Guinea); giai đoạn thứ ba - tự do hoạt động tại bất cứ vùng biển nào trên thế giới. Hải quân Trung Quốc có ba hạm đội: Bắc, Đông và Nam. Mỗi hạm đội có 2 đội tàu ngầm (riêng Bắc Hạm đội có 3 đội tàu ngầm), 2 đội tàu khu trục (riêng Đông Hạm đội có 3 đội tàu khu trục), 2 đội tàu cao tốc (riêng Bắc Hạm đội có 1 đội tàu cao tốc), 1 đội tàu phá mìn, 1 đội tàu đổ bộ (riêng Nam Hạm đội có 2 đội tàu đổ bộ). Đội tàu ngầm hạt nhân duy nhất của Hải quân Trung Quốc nằm trong thành phần của Bắc Hạm đội . Lực lượng Hải quân Trung quốc có: 02 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, 06 tàu ngầm hạt nhân, 57 tàu ngầm diesel, 77 tàu khu trục, 78 tàu tên lửa cao tốc, 170 tàu tuần tra cao tốc, 22 tàu phá mìn và 72 tàu đổ bộ. Lực lượng không quân đánh biển của Trung quốc cũng khá lớn, bao gồm các loại ném bom (30 máy bay H-6, 100 máy bay H-5), tiêm kích và cường kích (48 máy bay Su-30, 18 máy bay JH-7, 320 máy bay J-8, 26 máy bay J-7, 200 máy bay J-6, 30 máy bay Q-5), trinh sát (7 máy bay HZ-5, 4 máy bay SH-5, 4 máy bay Y-8X), tiếp nhiên liệu (3 máy bay HY-6), vận tải (2 máy bay Yak-42, 4 máy bay Y-8, 50 máy bay Y-5, 4 máy bay Y-7, 6 máy bay Y-7H), trực thăng (10 trực thăng Ka-28, 8 trực thăng Mi-8, 25 trực thăng Z-9C, 15 trực thăng Z-8). Đông hạm đội là hạm đội mạnh nhất, dùng để tấn công Đài Loan khi cần thiết. Đông hạm đội được trang bị các loại tàu mới nhất mua từ Nga (tàu ngầm 877 và 636, tàu khu trục 956) và tàu ngầm “Sun” 039 mới nhất của Trung Quốc; toàn bộ số máy bay đánh biển hiện đại (48 máy bay Su-30 và 18 máy bay JH-7) được trang bị cho sư đoàn không quân số 6 của Đông hạm đội. Yếu hơn một chút là Nam hạm đội, có nhiệm vụ phối hợp hỗ trợ Đông hạm đội tấn công Đài Loan, và đảm bảo việc chiếm giữ các nguồn tài nguyên ở thềm lục địa vùng biển phía Nam. Nam hạm đội được trang bị một nửa số lượng tàu ngầm và toàn bộ số lượng tàu khu trục 052. Tất cả các loại tàu mới của Hải quân Trung Quốc được mua của Nga hoặc tự chế tạo có số lượng nhỏ với mục đích chủ yếu là để nắm bắt công nghệ mới. Khi cần thiết, việc sản xuất tàu với số lượng lớn có thể được triển khai nhanh chóng. Nhưng chỉ với số lượng tàu hiện nay, Hải quân Trung quốc đã có sức mạnh chiến đấu đáng kể. Tàu khu trục 956 là loại tàu chiến đấu với các mục tiêu trên mặt biển; còn tàu khu trục 052C (do Trung quốc tự chế tạo) là loại tàu thực hiện nhiệm vụ phòng không của lực lượng hải quân. Tàu 052C được trang bị hệ thống tên lửa phòng không “RIF” của Nga (“RIF” là tên gọi phương án lắp trên tàu của Hệ thống tên lửa phòng không C-300 nổi tiếng, gồm 6 bệ phóng và 8 tên lửa cho mỗi bệ phóng) và hệ thống chỉ huy đa chức năng tương tự như hệ thống “Aegis” của Mỹ. Tàu khu trục 052C có thể được coi là một ví dụ điển hình chính sách tổng hợp các công nghệ nước ngoài của Trung quốc. Tàu này được lắp động cơ tuabin-khí “Zaria” của Ukraina; về vũ khí, ngoài hệ thống tên lửa phòng không "RIF" của Nga, tàu còn được trang bị tên lửa đối hạm C-803 của Trung Quốc (bản thân C-803 cũng được tổng hợp từ tên lửa đối hạm “Exocet” của Pháp và tên lửa đối hạm "Gabriel" của Israel), pháo 100-mm (được làm theo loại pháo AC M68 của Pháp), pháo phòng không 30-mm 7-nòng (được làm theo loại pháo “Golkiper” của Hà Lan), ngư lôi Yu-7 chống tàu ngầm (được làm theo loại ngư lôi Mk46 của Mỹ), máy bay trực thăng Z-9 (được làm theo loại máy bay trực thăng SA-365 của Pháp). Ngoại trừ máy bay trực thăng và hệ thống phòng không "RIF", tất cả các loại vũ khí còn lại đã được sao chép sản xuất tại Trung Quốc mà không có giấy phép. Trang bị vũ khí các tàu cũ của Hải quân Trung quốc gồm có: tên lửa đối hạm loại HY, được chế tạo trên cơ sở loại tên lửa P-15 của Liên Xô trước đây; hiện đại hơn thì có tên lửa đối hạm loại YJ, được chế tạo trên cơ sở tổng hợp từ tên lửa đối hạm “Exocet” của Pháp và tên lửa đối hạm "Gabriel" của Israel. Khá hơn cả là tên lửa đối hạm YJ-83 (cũng chính là C-803) có tốc độ siêu âm. Hải quân Trung Quốc hiện vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết nhằm tăng cường các hệ thống phòng không cho lực lượng hải quân. Ngoài các tàu khu trục loại 052C được trang bị hệ thống tên lửa phòng không “RIF”, mới chỉ có thêm các tàu khu trục loại 956 và 052B được trang bị hệ thống tên lửa phòng không “Stil” (cũng của Nga). Một phần các tàu khu trục khác chỉ có hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn HQ-7 (là bản sao hệ thống tên lửa phòng không “Krotalya” của Pháp). Số tàu còn lại chỉ được trang bị các loại pháo phòng không đã cũ. Các tàu của Hải quân Trung Quốc cũng chưa có khả năng chống tàu ngầm đủ mạnh, ngoại trừ các tàu khu trục loại 52. Vào tháng Giêng năm nay hai tàu khu trục loại này, trong khi đi chống cướp biển Somali, không chỉ đã phát hiện được, mà còn buộc tàu ngầm loại 877 của Ấn Độ đang theo dõi hai tàu này phải nổi lên trên mặt nước. Tàu ngầm loại 877, là loại tàu của Nga sản xuất, có mức độ tiếng ồn rất thấp. Trung quốc đang tích cực triển khai thiết kế chế tạo tàu sân bay (trên cơ sở các loại tàu sân bay cũ được mua lại từ các nước: tàu sân bay "Variag" của Ukrraina, các tàu sân bay “Kiev” và “Minsk” của Hải quân Nga và tàu sân bay “Melbourne” của Hải quân Australia). Hải quân Trung Quốc đã đưa vào hoạt động chiếc tàu đổ bộ 071 đầu tiên. Cho đến nay đó là chiếc tàu lớn nhất của Hải quân Trung Quốc có tải trọng 20 nghìn tấn, có khả năng vận chuyển 800 lính thủy đánh bộ và 50 xe bọc thép. Xe bọc thép và lính thủy đánh bộ được đổ bộ từ tàu vào bờ bằng 4 tàu đổ bộ cao tốc và 4 máy bay trực thăng. Lực lượng lính thủy đánh bộ của Hải quân Trung quốc hiện nay có khoảng 10 nghìn người, gồm hai lữ đoàn trực thuộc Nam hạm đội. Trong quân chủng Lục quân của quân đội Trung quốc cũng có lực lượng lính thủy đánh bộ, còn mạnh hơn rất nhiều so với lực lượng lính thủy đánh bộ của Hải quân. Các tàu sân bay và các tàu đổ bộ lớn sẽ tạo cho Hải quân Trung Quốc những khả năng mới trước hết là trong cuộc chiến nhằm lấy lại Đài Loan, và tiếp sau đó là cho các hoạt động trên các đại dương. Nếu lấy lại được Đài loan Trung Quốc sẽ có khả năng kiểm soát các tuyến giao thông ở vùng biển phía tây Thái Bình Dương và vùng Đông Nam Á. Trong trường hợp này, Trung Quốc sẽ gỡ bỏ được “rào cản đảo” chạy dọc theo bờ biển, và Hải quân Trung quốc sẽ tự do bước vào đại dương rộng lớn. Trung Quốc đang chuẩn bị cho bước đột phá này, bằng cách phát triển nhanh số lượng tàu hoạt động trên đại dương và giảm số lượng tàu hoạt động vùng ven bờ. Trên thực tế, chỉ cần có một tàu sân bay Hải quân Trung Quốc đã có thể đảm bảo hoạt động trong phạm vi các đảo của tuyến thứ hai, bao gồm cả Sakhalin, Kuril và Kamchatka. |
Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011
>> Phương Tây đánh Libya để...quảng cáo máy bay?
[BDV news] Dù Ấn Độ không hoan nghênh các hoạt động quân sự chống Libya, song quân đội nước này đang chăm chú theo dõi kết quả sử dụng các loại vũ khí hiện đại trong cuộc xung đột này.
Một quan chức Không quân Ấn Độ cao cấp tuyên bố rằng, việc theo dõi các quá trình này “là công việc của chúng tôi. Đó là cái gọi là toàn cầu hóa”. Ông cũng nhận xét rằng: “Nhiều loại vũ khí đang sử dụng ở Libya là những loại mà chúng tôi đang đánh giá khi mua sắm vũ khí”. Chiến tranh Libya là dịp may hiếm có quảng cáo cho loại máy bay khó bán Rafale. Ảnh minh họa. Tham gia chiến dịch quân sự chống Libya có bốn trong 6 loại máy bay tham gia cuộc thầu MMRCA mua 126 tiêm kích đa năng của Ấn Độ. Đó là F-16 và F/A-18 Super Hornet của Mỹ, Rafale của Pháp và Eurofighter Typhoon của châu Âu. Loại máy bay tham chiến đầu tiên trong bốn loại máy bay này là Rafale. Thực chất, Libya trở thành trường thử để thi thố khả năng tấn công mục tiêu mặt đất của các máy bay này. Hiện Ấn Độ chuẩn bị ký hợp đồng mua 126 máy bay chiến đấu tầm trung. Giá trị hợp đồng này khoảng 10,4 tỷ USD. Ngoài ra, trong thời gian tới, Bộ Quốc phòng Ấn Độ có kế hoạch mua 10 máy bay vận tải Boeing C-17 Globemaster III, 15 trực thăng vận tải, 22 trực thăng tấn công và 197 trực thăng đa năng hạng nhẹ. Trong 4 năm qua, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã ký các hợp đồng trị giá 24,66 tỷ USD. Từ năm 2007 đến nay, Ấn Độ đã chi cho Không quân khoảng 17,46 tỷ USD, Hải quân – 6,16 tỷ USD, Lục quân – 420 triệu USD, Lực lượng bảo vệ bờ biển – 616 triệu USD. Theo CII và KPMG đến năm 2030, tổng chi phí dành cho mua sắm vũ khí của Ấn Độ sẽ đạt mức 150 tỷ USD. |
Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011
>> Lần đầu Pháp bắn hạ máy bay Libya
[BDV news] Lần đầu tiên máy bay Pháp bắn hạ một phi cơ Libya từ khi thiết lập vùng cấm bay được Liên Hiệp Quốc phê chuẩn. Điểm xảy ra va chạm là gần thành phố miền Tây Misrata và lý do là máy bay Libya không tuân thủ nghị quyết 1973.
Trước đó, Anh thông báo không lực Libya không còn đủ mạnh như một lực lượng tác chiến. Liên quân phóng nhiều tên lửa vào các căn cứ quân sự với mục đích triệt hạ không lực của ông Gaddafi. Trong khi đó, tiếp tục xảy ra giao tranh ở Misrata và ở Ajdabiya. Nhiều đơn vị phòng không ở Tripoli vẫn hoạt động khi các chiến đấu cơ của liên minh đánh bom các mục tiêu quân sự bên trong Thủ đô và nhiều nơi khác. Lần đầu Pháp bắn hạ máy bay Libya. Ảnh minh họa. Trong khi đó, đài truyền hình nhà nước Libya phát đi hình ảnh nhiều xác người bị cháy đen mà họ nói là do liên minh gây ra. Thứ trưởng Ngoại giao Libya Khalid Kaim khẳng định là liên minh tấn công các mục tiêu dân sự và yêu cầu chấm dứt các cuộc không kích. Ông tuyên bố: “Các cuộc không kích không phân biệt thường dân hay quân đội. Ông kêu gọi đối thoại và đưa đời sống trở lại bình thường và các cuộc không kích phải chấm dứt ngay lập tức”. Ngược lại, Ngoại trưởng Pháp là Alain Juppe khẳng định rằng các cuộc không kích của liên minh chỉ nhắm vào các cơ sở quân sự. Một bác sĩ Libya ở Tripoli tên Haitham al Traboulsi nói với đài truyền hình Arabiya rằng: “Không có thường dân nào bị trúng đạn” trong các cuộc không kích mới đây của liên minh và những cuộc tấn công này “cực kỳ chính xác”. Hình ảnh những xác người được chiếu trên đài truyền hình Libya là xác của những người thiệt mạng trong những cuộc giao tranh trước tại Zawiya và Tripoli. Cùng lúc, nhiều người trong khu vực bị phe Chính phủ bao vây như Misrata khẳng định, lực lượng ủng hộ ông Gaddafi pháo kích bừa bãi. Ngoài ra, một bác sĩ trong thị trấn này tiết lộ là nhiều người bắn tỉa nhắm vào thường dân, các xe tăng bắn vào các tòa nhà, cuộc sống tại đây không có nước máy, thực phẩm thì khan hiếm và điều kiện tại bệnh viện rất tồi tệ. Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao Kaim khẳng định rằng quân đội Chính phủ tôn trọng cuộc ngưng bắn tại Misrata: “Tình hình chỉ xảy ra ở một vài nơi có bạo động và những người bắn tỉa rải rác ở những khu vực khác nhau của Misrata. Không có cuộc tấn công nào của quân đội Libya, từ trên không hay trên bộ, và không có cuộc hành quân nào của quân đội trong địa phận Misrata”. |
Nhãn:
French,
Gaddafi,
HĐBA Liên Hợp Quốc,
Libya,
liên quân NATO,
Misrata,
pháp,
Tripoli,
xung đột chính trị
>> Chính trường Yemen ‘nóng’ từng ngày
[BDV news] Tổng thống Yemen Abdullah Saleh phải đối mặt với sự cô lập ngày càng tăng sau khi các quan chức quân đội và chính phủ quay sang ủng hộ các cuộc nổi dậy ủng hộ dân chủ.
Bộ trưởng Quốc phòng Yemen tuyên bố rằng quân đội vẫn ủng hộ tổng thống. Ngày 21/3, nhiều xe tăng đã được triển khai trên đường phố Sanaa để ngăn chặn các cuộc biểu tình, bạo loạn. Mohammed Nasser Ahmed công bố “Các lực lượng vũ trang sẽ ở lại trung thành với Tổng thống Ali Abdullah Saleh. Chúng tôi sẽ không cho phép bất kỳ một cuộc đảo chính chống lại dân chủ hoặc vi phạm an ninh quốc gia nào xảy ra”. Thiếu tướng Ali Mohsen Saleh, người đứng đầu quân khu phía tây bắc đã quyết định ủng hộ những người biểu tình sau một cuộc đàn áp của chính phủ đối với những người biểu tình. Các cuộc biểu tình tại Yemen không ngừng gia tăng. Một chỉ huy quân sự cao cấp và ít nhất 18 sĩ quan khác đã đào thoát sang các phong trào đối lập, trong đó bao gồm : Ali Abdullaha Aliewa (chủ tịch cố vấn tối cao của quân đội Yemen), Al Koshebi Brigadiers Hameed (chỉ huy lữ đoàn 310 ở khu vực Omran), Mohammed Ali Mohsen, Nasser Eljahori (chỉ huy trưởng lữ đoàn 121),... Ngoài ra, một số Đại sứ Yemen ở Syria, Saudi Arabia, Lebanon, Ai Cập, Trung Quốc, Liên đoàn A Rập cũng từ chức để bày tỏ sự ủng hộ với phong trào phản đối. Đại sứ Yemen Abdullah Alsaidi tại Liên Hiệp Quốc phát biểu với phóng viên Al Jazeera: “Tôi nghĩ rằng hiện nay chúng ta cần thay đổi và chúng tôi đã chuẩn bị tất cả cho một sự thay đổi hòa bình. Tôi kêu gọi Tổng thống và tất cả những người làm việc cho Tổng thống tiến hành chuyển giao quyền lực trong một bầu không khí hòa bình”. Phát biểu tại Paris, Bộ trưởng ngoại giao Pháp Alain Juppé cho biết, việc từ chức của Tổng thống Yemen là điều "không thể tránh khỏi" và ông cam kết "hỗ trợ cho tất cả những người đấu tranh cho dân chủ". Quân đội Chính phủ tăng cường đàn áp các cuộc biểu tình. Trưởng ban biên tập tờ Yemen Post Al Hakim Masmari cho biết, 60% binh lính trong quân đội đã trở thành đồng minh của những người biểu tình. "Đối với Ali Mohsen Saleh thông báo này là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy ‘trò chơi chính trị đã kết thúc’ và ông phải bước xuống ngay bây giờ". Thiếu tướng Masmari cho biết cả đất nước Yemen đều không ủng hộ Saeh, ông là trung tâm của sự tham nhũng và không được tôn trọng tại Yemen. Đại sứ Yemen tại Pháp nói rằng Tổng thống Saleh phải từ chức để tránh thêm đổ máu. Các bộ lạc mạnh nhất tại Yemen bao gồm cả bộ lạc nơi sinh ra của Tổng thống Yemen cũng yêu cầu ông phải từ chức đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và phải ra đi một cách hòa bình. Cựu đại sứ của Yemen Barbara Bodine cho rằng một thỏa thuận đàm phán có thể kết thúc cuộc khủng hoảng tại Yemen. Chính phủ sẽ không thể tồn tại được khi mà các cuộc biểu tình nổ ra trên khắp đất nước và các quan chức của chính phủ đang lần lượt từ chức đi theo các phong trào dân chủ. Tổng thống Saleh lên nắm quyền từ năm 1978 và cam kết từ chức vào cuối nhiệm kỳ của ông trong năm 2013. Tuy nhiên sau khi ông từ chức lại không có người kế nhiệm rõ ràng. Đây cũng là một trong những lý do tại sao các đồng minh thân cận nhất của ông – Mỹ và Ả Rập Saudi lo lắng về hình chính trị tại Yemen và đã không giúp đỡ ông. Việc Tổng thống Yemen từ chức sẽ giáng một đòn mạnh đối với chính quyền Mỹ, tại Yemen Mỹ đã không ngừng giúp đỡ Tổng thống Ali Mohsen Saleh nhằm tạo dựng ảnh hưởng của mình tại đất nước này. |
Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011
>> Mỹ bất ngờ đưa 4.000 quân cấp tốc đến Libya
[Vietnamdefence news] Lầu năm góc điều động ngoài kế hoạch đến khu vực này các đơn vị hải quân tăng cường vì “nhu cầu khẩn cấp”.
Tình hình Libya tiếp tục diễn biến theo kịch bản khó lường. Trong khi đó, các nước đồng minh chống Libya chưa quyết định được ai sẽ tiếp nhận quyền chỉ huy chiến dịch chống Libya từ tay Mỹ, và những mục tiêu cuối cùng và thời hạn chiến dịch. Điều bí ẩn đối với họ vẫn là các kế hoạch của ông Gaddafi và giới thân cận của ông, cũng như những hành động tiếp theo của quân nổi loạn. Trong bối cảnh bất định đó, Lầu năm góc điều động ngoài kế hoạch đến khu vực này các đơn vị hải quân tăng cường vì “nhu cầu khẩn cấp”. Theo cổng thông tin DVIDS chuyên về tin tức quân sự, hôm 23.3, Mỹ đã điều động hơn 4.000 thủy binh và lính thủy đánh bộ tới khu vực Địa Trung Hải để chi viện cho chiến dịch Odyssay Dawn. Số quân này lấy từ biên chế Nhóm đổ bộ Bataan (Bataan Amphibious Ready Group) và Đơn vị viễn chinh (Marine Expeditionary Unit) số 22 của Thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng tàu đổ bộ đệm khí. Đại tá hải quân Steven J. Yoder, chỉ huy nhóm đổ bộ cho biết, “các tàu đổ bộ đệm khí là tối ưu để thực hiện nhiều loại nhiệm vụ, từ trợ giúp nhân đạo đến các chiến dịch quân sự trên bộ và trên biển”. Số thủy binh và lính thủy đánh bộ này đã trải qua khóa huấn luyện tăng cường trong 1 năm và nay có khả năng “hoàn thành mọi nhiệm vụ” đặt ra. Hiện nay, chiến dịch chống Libya có sự tham gia ở mức độ khác nhau của 13 nước, nhưng trực tiếp cho máy bay chiến đấu xuất kích và tấn công chủ yếu là Mỹ, Anh và Pháp. Từ khi bắt đầu ngày 19.3.2011, chiến dịch do Bộ chỉ huy châu Phi AFRICOM của Mỹ chỉ huy, song Mỹ dự kiến trao trả lại quyền chỉ huy cho đồng minh. Các nước NATO đang thảo luận việc chuyển giao quyền chỉ huy chiến dịch ở Libya cho ai, song chưa đạt kết quả. Hiện có 2 phương án là giao cho NATO hoặc cho một số nước NATO nào đó như Anh-Pháp, song NATO chưa quyết định được việc chọn phương án nào. |
Nhãn:
Anh,
Bataan Amphibious Ready Group,
Gaddafi,
Hải quân Mỹ,
Lầu Năm Góc,
Libya,
liên quân NATO,
Marine Expeditionary Unit,
Mỹ,
pháp,
xung đột chính trị
>> Thái Lan sắm tàu ngầm cũ từ Đức
[BDV news] Chính phủ Thái Lan đã đồng ý mua 2 tàu ngầm tấn công đã qua sử dụng từ Hải quân Đức.
Thái Lan quyết định mua tàu ngầm chạy động cơ điện - diesel Type-206A do Đức chế tạo. Chi phí cho 2 tàu ngầm này khoảng 220 triệu USD và được thanh toán vào tài khóa năm 2012. Trước đó, hai nước Hàn Quốc và Trung Quốc cũng đã giới thiệu 2 mẫu tàu ngầm điện - diesel Type-209 và Type-039 cho hải quân Thái Lan. Tuy nhiên trong chuyến thăm của các quan chức Hải quân Đức đến Thái Lan cuối năm 2010. Phía Đức đã giới thiệu loại tàu ngầm Type-206A cho hải quân nước này và họ đã đồng ý chọn loại tàu ngầm này. Ngoài ra, Hải quân Thái Lan cũng đã đàm phán để mua loại tàu ngầm Gotland của Thụy Điển. Hải quân Thái Lan đang "khát" tàu ngầm. Theo thỏa thuận trong hợp đồng, sau khi phía Thái Lan thanh toán hợp đồng vào năm 2012 thì các tàu ngầm này sẽ trải qua quá trình hiện đại hóa trước khi bàn giao cho phía Thái Lan vào khoảng năm 2013-2014. Thái Lan đã quyết định tăng cường trang bị hạm đội tàu ngầm, nâng cao năng lực xây dựng hệ thống chiến tranh chống tàu ngầm. Sau khi một loạt các nước Đông Nam Á ký kết các hợp đồng mua tàu ngầm điện – diesel mới từ nước ngoài. Trong đó, Malaysia đã mua hai tàu ngầm Scorpion từ Pháp và đã đưa vào hoạt động trong năm 2009. Singapone đã mua hai tàu ngầm điện-diesel A17 Vastergotland của Thụy Điển. Việt Nam đã ký hợp đồng mua sáu tàu ngầm tấn công lớp Kilo từ Nga. Chính phủ Thái Lan đã phân bổ ngân sách khá lớn để đầu tư cho hải quân, bao gồm mua máy bay trực thăng chống ngầm S-70B7, hiện đại hóa 2 tàu khu trục mua của Trung Quốc. Đóng mới các tàu tuần tra ven biển tại nhà máy đóng tàu trong nước, mua một loạt các tàu đổ bộ được đóng tại nhà máy đóng tàu ST Marine, công ty con của Tập đoàn ST Engineering của Singapone theo một hợp đồng trị giá 140 triệu USD được ký vào cuối năm 2008. Dự kiến hải quân Thái Lan sẽ nhận được tàu đổ bộ đầu tiên có chiều dài 141m, có khả năng mang theo hai xuồng đổ bộ dài 23m vào cuối năm 2012. |
>> Vì sao F-22 vô dụng ở Libya?
[Vietnamdefence news] Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-22 Raptor của Mỹ không tham gia chiến dịch chống Liya vì không có khả năng tác chiến đối đất và không thể phối hợp tác chiến với máy bay khác.
Các tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-22 Raptor của Mỹ không tham gia chiến dịch chống Libya mà nguyên nhân chính là khả năng hạn chế của F-22 về trao đổi dữ liệu với các máy bay khác và tấn công mục tiêu mặt đất, theo các chuyên gia Mỹ. Ông Loren Thompson, chuyên gia phân tích của Viện Lexington ở Arlington, Virginia, cho biết, Không quân Mỹ (USAF) đã quyết định không cho F-22 tham chiến vì máy bay này không dùng để tấn công mục tiêu mặt đất và không thể trao đổi thông tin với các tiêm kích tham gia chiến dịch do F-22 được phát triển để hoạt động chủ yếu trong điều kiện im lặng vô tuyến. Khi phát triển F-22, các kỹ sư đã phải lựa chọn giữa khả năng tàng hình của máy bay và khả năng trao đổi thông tin của nó. F-22 Raptor (af.mil) Người ta đã chọn ưu tiên khả năng tàng hình. Vì thế, máy bay chỉ được lắp đặt hệ thống liên lạc cho phép trao đổi thông tin trong khi bay với các máy bay F-22 khác. F-22 cũng được lắp hệ thống liên lạc tiêu chuẩn Link-16, nhưng nó chỉ hoạt động ở chế độ thu. Nhờ hệ thống này, F-22 có thể thu nhận thông tin từ các máy bay và trực thăng khác, song tự nó lại không thể truyền dữ liệu cho các máy bay, trực thăng đó. Ông Loren Thompson nói rằng, “Các nhà thiết kế F-22 đã phải giải quyết vấn đề nan giải: trang bị cho tiêm kích này các hệ thống liên lạc để bảo đảm tính vạn năng trong sử dụng, hay là duy trì chế độ im lặng vô tuyến để tăng tính bí mật sử dụng máy bay. Kết quả là họ nghiêng về giải pháp sử dụng tổ hợp các hệ thống truyền dữ liệu hạn chế”. Theo ông Thompson, “F-22 có thể liên lạc với các F-22 khác qua các hệ thống truyền dữ liệu trong khi bay. Qua hệ thống liên lạc tiêu chuẩn Link-16 được lắp trên đa số máy bay của các đồng minh của Mỹ, nó chỉ có thể nhận chứ không truyền dữ liệu” và “bức xạ vô tuyến từ các hệ thống truyền dữ liệu khác nhau về tiềm năng có thể làm lộ vị trí máy bay”. Nhà phân tích này kết luận, “cùng với việc F-22 là máy bay “tàng hình” nhất trong số các máy bay chiến đấu của Mỹ, nó thiếu phần lớn các hệ thống truyền dữ liệu vốn đang sử dụng trên các máy bay chiến đấu khác”. Máy bay cũng bị hạn chế về khả năng tấn công mục tiêu mặt đất. Hiện nay, F-22 có thể được trang bị 2 bom JDAM cỡ 1.000 bảng (458 kg) điều khiển bằng GPS , song bom này chỉ có thể tiêu diệt mục tiêu tĩnh, không thể chống mục tiêu động.chống các mục tiêu tĩnh. Máy bay hiện chưa thể mang các bom đường kính nhỏ SDB cỡ 250 bảng (115 kg). Trong khi, 1 tiêm kích F-15E Strike Eagle có thể mang 24.000 bảng (gần 11 tấn) bom đạn. Trước đó, người ta đã dự định bổ sung cho F-22 các bom SDB cỡ 113 kg có khả năng tiêu diệt cả mục tiêu động, song chương trình này chưa được thực hiện. F-22 cũng không thể lập bản đồ địa hình giống như khả năng của các radar khẩu độ tổng hợp ở một số máy bay khác, vì thế F-22 không thể tự lựa chọn mục tiêu mặt đất. Hiện nay, USF dự định hiện đại hóa F-22 theo chương trình Increment 3.1 vốn trù tính hoàn thiện thiết bị trên khoang, thiết bị avionics và phần mềm. Nhờ chương trình này, F-22 sẽ có khả năng lập bản đồ địa hình, lựa chọn mục tiêu mặt đất và sử dụng bom mới SDB. Tuy vậy, sau khi hiện đại hóa, máy bay vẫn sẽ chỉ có khả năng lưaj chọn không quá 2 mục tiêu để dẫn cho 8 quả bom SDB. Trước đó, người ta đã xem xét cả khả năng hiện đại hóa theo chương trình Increment 3.2 để mở rộng khả năng liên lạc của máy bay, song năm 2010, USAF đã từ chối cấp kinh phí cho chương trình này. Trang airforcetimes.com cho biết, theo học thuyết sử dụng nhóm tác chiến tấn công toàn cầu của Mỹ, các máy bay F-22 được giao vai trò hộ tống các máy bay ném bom В-2 khi chúng xuyên phá hệ thống phòng không đối phương. Tuy nhiên, Bộ chỉ huy châu Phi AFRICOM của Mỹ, cơ quan đang chỉ huy chiến dịch Odyssey Dawn đã xác nhận F-22 đã không được sử dụng trong các cuộc tập kích đường không chống Libya. “Tôi không thấy các dấu hiệu cho thấy F-22 đã được sử dụng làm nhiệm vụ hộ tống các máy bay ném bom B-2 và không thấy các dấu hiệu F-22 sẽ được sử dụng trong các phi vụ tương lai chống Libya”, - đại diện AFRICOM, thiếu tá không quân Eric Hilliard nói. Trước đó, trước khi chiến dịch chống Libya bắt đầu, Tướng Norton Schwartz, Tham mưu trưởng USAF, khi phát biểu tại phiên điều trần trước Ủy ban Ngân sách Thượng viện Mỹ, đã nói rằng, trong giai đoạn đầu không kích nhằm vào các radar phòng không Libya, các tiêm kích F-22 sẽ được sử dụng. Trong khi đó, nhiều chuyên gia đã lên tiếng “bênh vực” F-22. Họ cho rằng, một trong những nguyên nhân F-22 không được dùng đến trong các cuộc không kích là “đơn giản không cần đến máy bay này để chế áp hệ thống phòng không tương đối thô sơ và cổ lỗ của Libya”. Chiến dịch quân sự của phương Tây ở Libya có mật danh Odyssey Dawn mở màn ngày 19.3.2011. Tham gia chiến dịch, từ phía liên quân có các tiêm kích F-15 Eagle, F-16 Fighting Falcon, Rafale và Tornado của không quân Mỹ, Anh, Pháp, Canada và Italia. Nhiệm vụ chế áp điện tử chống các radar và hệ thống phòng không của quân đội Libya do các máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler của Hải quân Mỹ đảm nhiệm. |
Nhãn:
airforcetimes.com,
Anh,
Canada,
EA-18G Growler,
F-15E Strike Eagle,
F-22 Raptor,
Hải quân Mỹ,
Italia,
Libya,
Link-16,
Mỹ,
Odyssey Dawn,
pháp,
USAF,
xung đột chính trị
>> Thổ Nhĩ Kỳ muốn điều chiến hạm tới Libya
Thổ Nhĩ Kỳ đã đề xuất triển khai các chiến hạm để giúp NATO thực thi lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc đối với Libya, báo chí thế giới dẫn nguồn tin từ NATO ngày 23/3 cho hay.
Trước đó, hôm 17/3 Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã áp đặt lệnh thiết lập vùng cấm bay đối với Libya và cho phép sử dụng “mọi biện pháp cần thiết” để bảo vệ dân thường tránh các cuộc tấn công của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi vào các thành phố do lực lượng nổi dậy kiểm soát. Theo báo chí quốc tế, Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất sẽ triển khai 5 chiến hạm, bao gồm 4 khinh hạm và một tàu phục vụ, cùng với một tàu ngầm để giúp thực thi lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc đối với Libya. Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ điều chiến hạm tới tham gia phong tỏa Libya. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ kịch liệt phản đối sự can thiệp quân sự tại Libya. Hiện vẫn chưa có sự xác nhận chính thức của các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ về đề xuất triển khai số tàu chiến này. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo của Mỹ, Anh và Pháp đã đạt được thoả thuận rằng NATO cần phải giữ vai trò chính trong chiến dịch quân sự tại Libya. Vào ngày 22/3, Cao ủy Liên minh châu Âu ông Catherine Ashton phụ trách Chính sách Ngoại giao và An ninh đã xác nhận rằng cuộc thảo luận về vấn đề này vẫn đang tiến hành. Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho biết, NATO đã hoàn thành kế hoạch về vùng cấm bay và việc thực thi lệnh cấm vận vũ khí tại Libya. Đồng thời tất cả các thành viên của liên minh quân sự NATO đã “cam kết thực hiện trách nhiệm của mình theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc nhằm chấm dứt tình trạng bạo lực không thể chấp nhận được đối với thường dân Libya.” Mỹ đã đơn phương áp đặt các lệnh trừng phạt đối với 14 công ty Libya thuộc sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya, mà Mỹ cho là “trung tâm của hệ thống dầu khí quốc gia Libya” và là “nguồn cung cấp tài chính chủ yếu cho chế độ Gaddafi.” Mới đây, đài truyền hình quốc gia Libya đưa tin có ít nhất 60 thường dân thiệt mạng và hơn 150 người khác bị trọng thương trong các cuộc không kích liên tiếp của lực lượng Liên quân NATO. |
Nhãn:
Anders Fogh Rasmussen,
Anh,
Gaddafi,
HĐBA Liên Hợp Quốc,
Libya,
liên quân NATO,
Mỹ,
pháp,
Thổ Nhĩ Kỳ
Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011
>> Nhật, Libya rối loạn đem lại nhiều lợi ích cho Nga
[BDV news]Nguồn cung dầu lớn là Libya bị ngừng trệ và Nhật thiếu năng lượng do đóng cửa hàng loạt nhà máy điện hạt nhân khiến các bên liên quan càng cần dầu, khí đốt của Nga.
Châu Âu thiếu dầu Libya là nước sản xuất dầu lớn thứ 18 thế giới với thị trường chủ yếu là châu Âu như Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ và Đức. Do đó, khi tình hình Libya bất ổn, nguồn cung dầu từ Libya cũng bị ngưng trệ, châu Âu rơi vào cảnh thiếu năng lượng. Dầu từ Libya chủ yếu chảy sang châu Âu. Nhiều nước xuất khẩu dầu khác như Arabia Saudi…trấn an châu Âu, rằng họ sẽ tăng sản lượng để bù đắp vào khoản thiếu hụt này. Tuy nhiên, thực tế thì dầu thô của Libya có chất lượng cao, phần lớn lượng dầu có trong 1,5 triệu thùng/ngày xuất ra bên ngoài là dầu nhẹ và ngọt (có lượng lưu huỳnh thấp, dễ lọc và sản xuất thành xăng và diêzen nhiên liệu). Chỉ có 25% dầu của thế giới có cùng chất lượng như vậy. Do đó, thâm hụt từ Libya có nghĩa là thâm hụt 9% của loại dầu này. Dầu thô của Arab Saudi là loại dầu nặng và chua, nên dù có sản xuất ra cũng không thể là một thay thế hoàn hảo cho dầu của Libya. Nói cách khác, Libya bất ổn, nguồn cung bị ngưng trệ, châu Âu rơi vào cảnh thiếu năng lượng. Bằng chứng dễ thấy nhất là cuối tháng trước, Italy phải đề nghị công ty năng lượng của Nga là Gazprom tăng lượng khí đốt từ mức 30 triệu m3 một ngày lên 48 triệu m3 một ngày sau khi công ty năng lượng của Italy là ENI phải đóng một đường ống chính vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Libya về Italy. Hàng loạt nhà máy hạt nhân phải đóng cửa. Tình hình ở Nhật còn tồi tệ hơn khi nước này phải đóng cửa hàng loạt nhà máy điện hạt nhân, nơi cung cấp khoảng 30% nguồn năng lượng cho toàn đất nước mặt trời mọc. Cộng với nhu cầu có thêm năng lượng sản xuất, tái thiết…Nhật càng cần năng lượng từ bên ngoài và xung quanh họ, chỉ có Nga mới có thể đáp ứng yêu cầu này. Xét trên quy mô toàn cầu, từ khi xảy ra khủng hoảng hạt nhân ở Nhật, hàng loạt quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ... khẳng định sẽ xem xét lại chiến lược năng lượng nguyên tử. Thậm chí, Đức còn đóng luôn 7 lò phản ứng hạt nhân cũ nhất của họ. Một nhà phân tích của ngân hàng Deutsche của Đức cho rằng, chỉ cần 10% số nhà máy điện hạt nhân trên toàn thế giới đóng cửa vì lý do an toàn, loài người cần thêm 7 tỷ m3 khí thiên nhiên một ngày. Nhiều nhà phân tích khẳng định, khủng hoảng hạt nhân ở Nhật làm xói mòn niềm tin của loài người vào năng lượng nguyên tử nhưng điều này lại là tín hiện tốt cho khí đốt như là nguồn năng lượng thay thế hợp lý. Khí đốt có khả năng lên ngôi. Thời cơ vàng của Nga Chỉ cần điểm qua vài nét như trên, dễ thấy là năng lượng hạt nhân sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới, nếu không muốn nói là sẽ thụt lùi. Tuy nhiên, đây lại là thời cơ của các loại năng lượng khác, nhất là khí đốt. Tranh thủ thời cơ này, Giám đốc điều hành Gazprom Alexei Miller khẳng định: "Chúng tôi có thể bơm thêm 50-70 triệu m3 sang châu Âu” dù quyết định cuối cùng phụ thuộc vào các nhà tiêu dùng. Trong khi đó, Phó thủ tướng Nga Igor Sechin cho biết là Gazprom dự định tăng nguồn cung khí đốt hóa lỏng sang Nhật thêm 100.000 tấn trong hai tháng 4 và 5; bên cạnh kế hoạch “chuyển” cho Nhật 6.000 megawatt điện trong tương lai gần. Còn tính về lâu dài, Nga định tăng gấp đôi lượng dầu xuất khẩu sang Nhật trong năm nay lên mức 18 triệu tấn và tăng lượng sản phẩm dầu khí 28,5% lên mức 4,5 triệu tấn nhằm giúp Nhật vượt qua khó khăn. Nhật là nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ 4 thế giới và chủ yếu họ phải nhập khẩu. Mỗi năm, họ tiêu thụ hết khoảng 80 tỷ m3 khí thiên nhiên, chiếm 15% tổng nhu cầu nhiên liệu của họ. Nhật cũng là nước nhập khí đốt hóa lỏng lớn nhất thế giới. Phó giám đốc điều hành của Gazprom là Alexander Medvedev tuyên bố, việc Nga, Nhật cùng hợp tác trong khai thác hai mỏ Kovykta và Chayanda sẽ giúp Nhật giải quyết các khó khăn năng lượng mang tính chiến lược. Phó Thủ tướng Igor Sechin thông báo, Nhật cũng lên kế hoạch hợp tác với hãng sản xuất dầu lớn nhất của Nga là Rosneft nhằm xây một cơ sở chế biến dầu tại Viễn Đông. “Chúng tôi cũng đề nghị Nhật hợp tác với Nga trong các dự án lọc dầu. Tôi có thể nói là hai bên sắp đạt được hiệp định. Chúng tôi cũng thống nhất tăng nguồn cung năng lượng trong ngắn hạn cho Nhật”, ông Sechin chia sẻ. Ông Putin "biến" Nga thành Arabia Saudi về khí đốt tự nhiên, đủ sức tự mình ổn định thị trường thế giới. Tổng giám đốc điều hành công ty khí đốt và dầu ENI của Italy Paolo Scaroni nhận định, khủng hoảng ở Nhật và bất ổn tại Libya sẽ củng cố vị thế của Nga tại thị trường năng lượng châu Âu nói riêng và thế giới nói chung. Một quan chức của Gazprom từ chối bình luận về tác động của các sự kiện ở Nhật, Libya với họ nhưng ông cũng thừa nhận là đây là tin tốt cho các nhà sản xuất năng lượng, trong đó có Gazprom. Trong khi đó, Giám đốc Viện nghiên cứu năng lượng Oxford Jonathan Stern tỏ ý nghi ngại rằng, chưa chắc châu Âu tăng cường nhập khí đốt của Nga bởi Nga hay “bắt chẹt” họ; điển hình là trong vụ tranh cãi với Ukraine năm 2009, Nga ngừng chuyển khí đốt sang châu Âu qua ngả Ukraine. Tuy nhiên, tình hình hiện tại không cho châu Âu và Nhật nhiều sự lựa chọn. Ai cũng cần có năng lượng để hoạt động. Do đó, không sớm thì muộn, ai cũng phải đi mua dầu, khí đốt; chỉ có điều là làm sao thương thảo để mua được với giá rẻ nhất mà thôi. Tuy nhiên, Nga cũng biết rõ lợi thế của mình nên tiến trình ký kết hợp đồng sẽ không đơn giản. Thậm chí, họ sẽ tiếp tục dùng năng lượng như một công cụ để gây sức ép với các đối tác. Và như Thủ tướng Vladimir Putin vừa hồ hởi tuyên bố, sang năm tới, Nga sẽ đạt mức GDP thời trước khủng hoảng và đóng góp không nhỏ vào sự hồi sinh này chắc chắn là giá dầu. |
Nhãn:
Arabia Saudi,
Châu Âu,
chiến trường Viễn Đông,
Đức,
Italy,
Japan,
Libya,
Nga,
Nhật Bản,
pháp,
Tây Ban Nha,
Thủ tướng Nga Vladimir Putin,
Thụy Sỹ
Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011
>> Tàu sân bay lớn nhất châu Âu tham chiến Libya
[vnexpress news] Charles De Gaulle, tàu sân bay hạt nhân đầu tiên của Pháp và là lớn nhất châu Âu, đang trên đường tới tham gia chiến dịch tấn công Libya.
Charles De Gaulle là một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, được khởi đóng vào 3/2/1986 tại nhà máy đóng tàu của Tập đoàn DCNS, tàu được hạ thủy vào ngày 7/5/1994, trải qua quá trình thử nghiệm kéo dài hơn 6 năm, tàu chính thức phục vụ trong biên chế của hải quân Pháp vào ngày 18/5/2001. Đầu tiên tàu được đặt tên là Richelieu, đến năm 1987 tàu được đổi tên thành Charles De Gaulle. Ảnh: FAS Thiết kế Tàu sân bay Charles De Gaulle có thiết kế khí động học tương tự tàu sân bay lớp Nimitz của hải quân Mỹ nhưng ngắn hơn và tải trọng thấp hơn. Đây là tàu sân bay hạt nhân lớn nhất đang hoạt động tại châu Âu không tính các tàu sân bay của Mỹ. Tàu có chiều dài 261m, rộng 64,36m, mớn nước 9,34m, lượng giãn nước 37.085 tấn tiêu chuẩn, 42.000 tấn đầy tải, diện tích boong tàu 12.000 m2. Trong ảnh, tàu sân bay Charles de Gaulle (phải) sóng đôi cùng tàu sân bay USS Enterprise của Mỹ. Ảnh: Bassin. Tàu có được trang bị hệ thống phóng máy bay Type C13 của Mỹ, đường băng dài 195 m, tần suất thực hiện việc phóng máy bay là một chiếc mỗi phút, phần đường băng được kéo dài thêm khoảng 4,4m để các máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm E-2C Hawkeye có thể cất và hạ cánh. Nhà chứa máy bay được trang bị hai thang máy kích thước 19x13m, tải trọng 36 tấn, nhà chứa có kích thước sàn 140x30m, chiều cao 6,1m, có khả năng chứa 25 máy bay. Tàu được trang bị hệ thống ổn định SATRAP được điều khiển bằng máy tính, giúp các máy bay có thể cất, hạ cánh dễ dàng hơn trong điều kiện biển động. Trong ảnh, tàu sân bay Charles de Gaulle rời cảng nhà Toulon đến Địa Trung Hải ngày 20/3, tham gia chiến dịch tấn công Libya. Ảnh: AFP. Khả năng chuyên chở Mặc dù là tàu sân bay lớn nhất đang hoạt động của Châu Âu, song khả năng mang máy bay của tàu sân bay Charles De Gaulle vẫn khiêm tốn hơn nhiều so với các tàu sân bay của Mỹ. Trong ảnh, hàng hóa và thiết bị đang được chuyển lên tàu trước khi nó rời cảng đi tham chiến Libya. Ảnh: AFP. Tàu sân bay có khả năng chở 40 máy bay bao gồm các tiêm kích Rafale M, Super Etendard, 3 máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không E-2C Hawkeye, cùng một số trực thăng AS 565 Panther hoặc trực thăng NH 90. Trong ảnh, máy bay tiêm kích Rafale M cất cánh trên tàu sân bay Charles de Gaulle. Ảnh: Naval-technology. Điện tử và vũ khí Tàu sân bay được trang bị hệ thống dữ liệu chiến đấu Senit, hệ thống có khả năng quản lý đến 2000 mục tiêu. Radar tìm kiếm mục tiêu DRBV 26D, DRBV 15C, DRBJ 11 B, hệ thống chiến tranh điện tử ARBR 21 Detector, ARBB 33, hệ thống phóng mồi bẫy ARBG2 MAIGRET. Tàu được vũ trang với 4x8 khối phóng tên lửa đối không Aster-15 tầm bắn 30km, tầm cao 13km, 2x6 khối phóng tên lửa đối không tầm thấp Mistral, tầm bắn 5,3km, 8 pháo bắn nhanh Giat 20F2-20mm. Trong ảnh, trực thăng Super Frelon cất cánh từ boong tàu sau khi đã nhận hành khách. Ảnh: Aviation News Động lực Tàu được trang bị hai lò phản ứng hạt nhân PWR Type K15, công suất 150MV mỗi chiếc, các thanh nhiên liệu của lò phản ứng có khả năng hoạt động liên tục trong 5 năm trước khi cần phải tiếp nhiên liệu, 4 máy phát điện diesle, chân vịt hai trục, tốc độ tối đa 27 hải lý/ giờ. Thủy đoàn của tàu sân bay khoảng 1.150 người trong đó có khoảng 550 phi công thường trực làm nhiệm vụ, 50 nhân viên hỗ trợ không lưu, ngoài ra tàu có thể cung cấp chổ ở tạm thời cho khoảng 800 binh lính thủy quân lục chiến. Tàu có khả năng hoạt động liên tục 45 ngày trên biển trước khi cần phải tiếp tế nhu yếu phẩm cho thủy thủ đoàn. Trong ảnh, một trực thăng thuộc biên đội của Charles de Gaulle thực hành hạ cánh trên một tàu chiến Mỹ. Ảnh: AFP. Lịch sử Tàu sân bay Charles De Gaulle đã có lịch sử tham gia khá nhiều các hoạt động cùng với hải quân Mỹ và các đồng minh khối Nato, ngày 21/11/2001, tham gia các hoạt động hỗ trợ chống Taliban tại Afghanistan, tham gia các hoạt động tuần tra với hải quân Mỹ trong cuộc khủng hoảng Ấn Độ-Pakistan năm 2002, tham gia các hoạt động của chiến dịch Tự do Bền vững năm 2005 tại Afghanistan. Trong ảnh, thủy thủ đoàn kéo quốc kỳ trước khi tàu rời cảng Toulon. Ảnh: AFP. |
Nhãn:
Afghanistan,
Ấn Độ-Pakistan,
cảng Toulon,
Charles de Gaulle,
Châu Âu,
E-2C Hawkeye,
hải quân Pháp,
Mỹ,
NH 90,
pháp
Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011
>> Các loại vũ khí liên quân sử dụng tấn công Libya
Tàu chiến Anh và Mỹ đã phóng hàng trăm tên lửa hành trình vào các vị trí của Libya rạng sáng 20.3 (giờ VN).
àu ngầm chạy bằng hạt nhân Anh nằm trong số các tàu lớn ở Địa Trung Hải tham gia cuộc tấn công vào các điểm phòng thủ của Gaddafi ở gần Tripoli và thành phố Misurata. Những gì vừa diễn ra là một phần của cuộc tấn công có phối hợp do Mỹ lãnh đạo, có cả sự hiện diện của tàu ngầm được trang bị tên lửa Tomahawk ở trong vùng. Lựa chọn mục tiêu tấn công Đêm qua, Lầu Năm Góc thông báo 112 tên lửa Tomahawk đã được bắn từ tàu khu trục và tàu ngầm của Mỹ, Anh trong Chiến dịch bình minh Odysssey. Một phát ngôn viên của liên quân nói: "Tên lửa đã bắn trúng hơn 20 hệ thống phòng thủ tích hợp và các căn cứ quốc phòng trên bờ. Các cuộc tấn công được các đối tác trong liên minh phối hợp chặt chẽ. Các mục tiêu được lựa chọn dựa trên những đánh giá tổng hợp rằng các điểm đó có gây ra đe dọa trực tiếp cho phi công liên minh không hoặc chính quyền Libya có sử dụng nó để gây ra đe dọa trực tiếp cho người dân Libya không. Tôi muốn nhấn mạnh rằng đây chỉ là giai đoạn đầu của cái gọi là chiến dịch quân sự đa giai đoạn, được vạch ra để thực thi nghị quyết của LHQ và triệt tiêu khả năng dùng vũ lực của chính quyền Libya chống lại người dân nước này". Phát ngôn viên trên cho hay, hầu hết các địa điểm bị tấn công đều nằm bên hoặc gần bờ biển. Các vũ khí được dùng để tấn công Libya Tàu ngầm Anh tham gia vào chiến dịch tấn công - mật mã là Chiến dịch Ellamy, theo cách gọi của quân đội Anh, là chiếc HMS Triumph với 130 người. Tàu ngầm này có thể đem theo 30 vũ khí, gồm cả tên lửa Tomahawk và ngư lôi hạng nặng. Hải quân Hoàng gia Anh mua 65 quả tên lửa Tomahawk với giá 1 triệu USD/quả từ doanh nghiệp quốc phòng Mỹ Raytheon Systems năm 1995. Hai tàu khu trục Mỹ, chiếc USS Barry và Stout cũng đã được triển khai. Theo nguồn tin Lầu Năm Góc, mỗi tàu khu trục này có thể chở tới 96 tên lửa Tomahawk. "Tổng số tên lửa Tomahawk trong kho của chúng tôi là bí mật nhưng tôi cho rằng sẽ không có chuyện thiếu vũ khí tấn công. Mối nguy lớn hơn mà chúng tôi hầu như không biết gì đó là Ai sẽ kiểm soát Libya sau khi Gaddafi bị tiêu diệt". Hai tàu chiến, đổ bộ được cả trên cạn lẫn dưới nước là USS Ponce và Kearsarge, chở 1.600 lính thủy đánh bộ, hệ thống phòng thủ chống tên lửa và hạm đội trực thăng, hiện đã ở ngoài khơi Libya cùng với tàu hỗ trợ USS Mount Whitney. Máy bay ném bom Tornado-GR4 của Không quân Hoàng gia Anh Một chiếc hàng không mẫu hạm USS Enterprise được trang bị hàng chục máy bay chiến đấu, được cho là đang tới khu vực. Khoảng 20 chiếc máy bay chiến đấu Rafale và Mirage của Pháp cũng đã tham gia giai đoạn đầu của chiến dịch. Pháp phủ nhận một máy bay của nước này bị bắn hạ. Hiện chưa rõ máy bay chiến đấu Typhoon và Tornado có giữ một vai trò đặc biệt nào trong chiến dịch ở Benghazi không dù Pháp đã nhanh chóng cho rằng họ đã thành công trong vai trò của mình. "Đúng vậy, chúng tôi đã tiêu diệt hàng loạt xe tăng và xe bọc thép", một quan chức Pháp cho hay. Quyết định cuối cùng nhằm phát động chiến dịch quân sự chống Libya đã được đưa ra tại một phiên họp khẩn cấp giữa các lãnh đạo thế giới ở Paris. Cùng với châu Âu và các đồng minh Bắc Mỹ, hàng loạt quốc gia Ảrập đã ký vào một thông cáo, cam kết "sẽ thực thi mọi hành động cần thiết" để đặt dấu chấm hết với những hành động vi phạm luật nhân quyền của Gaddafi. Các nước gồm Canada, Đan Mạch, Tây Ban Nha và Na Uy cũng gửi máy bay trong khi Italia đồng ý cho liên minh sử dụng các căn cứ không quân như Sigonella ở Sicily và Aviano ở phía bắc nước này làm bệ phóng cho các cuộc tấn công. Máy bay tiêm kích Rafale rời miền Đông nước Pháp lên đường tấn công (Ảnh EPA) 3 tàu ngầm Mỹ mang theo tên lửa Tomahawk hiện ở Địa Trung Hải sẽ oanh tạc hệ thống phòng không và các đường băng của Libya nhằm thực thi vùng cấm bay, một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết. Báo hiệu cho cuộc tấn công của quốc tế nhằm vào Libya, máy bay chiến đấu Pháp đã cất cánh từ chiều khỏi căn cứ Saint-Dizier ở đông nước Pháp và khai hỏa đầu tiên. Để cùng tấn công Libya, Canada cam kết triển khai 6 chiếc chiến đấu cơ F-18. Tây Ban Nha triển khai một tàu ngầm, một tàu khu trục nhỏ và một máy bay do thám. Anh: Cung cấp máy bay chiến đấu Typhoon và Tornado, máy bay do thám, tàu HMS Westminster và HMS Cumberland; 1 tàu ngầm Trafalgar. Pháp: Thực hiện sứ mệnh với ít nhất 12 máy bay chiến đấu gồm cả chiến đấu cơ Mirage và Rafale, triển khai tàu sân bay, tàu chiến. Mỹ: Bắn tên lửa từ tàu USS Barry và USS Stout, cung cấp tàu chiến vừa tác chiến được trên bộ lẫn dưới nước, triển khai tàu chỉ huy USS Mount Whitney. Italia: Căn cứ của NATO ở Naples được cho là trung tâm điều hành, các căn cứ khác ở Địa Trung Hải sẵn sàng hỗ trợ. Canada: Triển khai 6 máy bay F-18 và 140 người. Tây Ban Nha triển khai một tàu ngầm, một tàu khu trục nhỏ và một máy bay do thám |
>> Tiêu diệt không quân và phòng không Libya trong 5-8 giờ
Chiến dịch quân sự của NATO ở Libya sẽ kéo dài 5-8 giờ, trong thời gian đó các lực lượng không quân và các hệ thống phòng không của Libya sẽ bị tiêu diệt. Sau đó, sự tham gia của phương Tây vào chiến sự sẽ chỉ còn là trang bị và huấn luyện cho quân nổi dậy.
Hôm thứ sáu, Pháo và Anh công bố ý định mở chiến dịch quân sự chống Libya trong vài giờ tới. Tổng biên tập tạp chí Oborona (Nga) Igor Korot chenko cho rằng, các quốc gia tham gia chiến dịch tích cực nhất sẽ là 3 nước Mỹ, Anh, Pháp. Các nước này đã sẵn sàng tiến hành chiến sự. “Từ góc độ thực tiễn, mọi biện pháp đã được thực hiện - các kế hoạch được thẩm định, các mục tiêu được xác định, đã tiến hành trinh sát vũ trụ, lập cơ sở dữ liệu. Bây giờ chỉ còn việc ấn nút”, đại tá Korotchenko nói. Ông Korotchenko cho rằng, chiến dịch quân sự của NATO sẽ không kéo dài và nhận định: “Nhiệm vụ tiêu diệt không quân và hệ thống phòng không của Libya được giải quyết trong vòng 5-8 giờ. Sau một ngày đêm, tối đa là hai, bản thân giai đoạn quân sự sẽ kết thúc”. Sau đó, sự can thiệp của nước ngoài chỉ còn là trang bị và huấn luyện quân nổi loạn chiến đấu với Gaddafi. Ông Korotchenko loại trừ khả năng châu Âu và Mỹ tham gia chiến dịch mặt đất. Ông Korotchenko cho rằng, việc Nga bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết 1973 chống Libya, nhưng không phản đối là một sai lầm chính trị nghiêm trọng Ông nói: “Rõ ràng là chúng ta không vui vẻ gì với các phương pháp của ông Gaddafi, với cá nhân ông ấy. Nhưng ông ta là nhà cầm quyền hợp pháp và các hành động của ông ấy là hợp pháp. Gaddafi đang làm đúng cái điều mà ông Putin đang làm ở Chechnya, chỉ có điều là ở quy mô nhỏ hơn - đó là bảo đảm sự toàn vẹn của quốc gia”. Ông cũng nói thêm: “Lật đổ Gaddafi sẽ không mang lại cho Nga bất kỳ lợi ích nào. Chúng ta mất 4,5 tỷ USD của các hợp đồng vũ khí chưa thực hiện và ảnh hưởng địa-chính trị trong khu vực. Những người sẽ thay thế Gaddafi sẽ hướng hoàn toàn sang các nước phương Tây”. |
Nhãn:
Anh,
Hải quân Nga,
Lybia,
Mỹ,
nato,
Nga,
pháp,
tổng thống Lybia Gadhafi
>> Toàn cảnh giai đoạn đầu chiến dịch đánh Libya
Cuộc tấn công của liên quân vào Libya mở màn đêm 19/3 mới chỉ là giai đoạn đầu Anh, Mỹ và Pháp thực thi chiến dịch thị uy sức mạnh quân sự, chống lại chế độ Gadhafi mà họ cáo buộc đang “điên cuồng tàn sát dân lành”.
Chiến đấu cơ Rafale của Pháp tại căn cứ quân sự Saint-Dizier chuẩn bị cho chiến dịch tại Libya, hôm 19/3. Ảnh: AFP. Việc lên kế hoạch tấn công các mục tiêu là cơ sở hạ tầng quân sự của Libya đã được liên quân nghiên cứu từ vài tuần trước, bằng cách sử dụng ảnh vệ tinh cùng những chuyến bay trinh sát của máy bay do thám Anh và Mỹ. Mục tiêu của việc thu thập thông tin tình báo này là theo dõi mọi di biến động và liên lạc giữa các lực lượng ủng hộ đại tá Gadhafi. Tổng tư lệnh chiến dịch đánh Libya là đô đốc Mỹ Samuel Locklear, chỉ huy lực lượng liên quân đóng tại căn cứ Naples, Italy. Sau hội nghị thượng đỉnh bất thường về Libya tại Paris ngày 19/3, đô đốc Locklear được giao nhiệm vụ đập tan cỗ máy quân sự của Gadhafi và đảm bảo lệnh cấm bay trên toàn cõi Libya. Theo đó, tấn công hệ thống radar và tên lửa phòng không của Libya là giai đoạn đầu của chiến dịch “đánh hội đồng” này. Mở màn chiến dịch, chiến đấu cơ Rafale của Pháp tiêu diệt một chiếc xe quân sự của Libya, có thể là xe tăng, lúc 16h45’ giờ GMT (23h45’ giờ Hà Nội) ngày 19/3, gần Benghazi. Khi màn đêm buông xuống, chiến dịch mang tên Odyssey Dawn của liên quân mới thực sự ác liệt khi Lầu Năm Góc cho biết có tổng cộng 110 quả tên lửa đối đất Tomahawk đã được Anh và Mỹ bắn vào Libya. Cơn mưa tên lửa Tomahawk của liên quân đã rơi xuống dọc khu vực bờ biển trải dài của Libya. Những quả hỏa tiễn hạng nặng bay với tốc độ siêu thanh này được phóng từ tàu ngầm lớp Trafalgar của Anh và hai chiến hạm của Mỹ là khu trục hạm USS Mason mang tên lửa dẫn đường và tàu ngầm USS Providence gắn tên lửa Tomahawk tại Địa Trung Hải. Tham gia màn phủ đầu này còn có những chiếc chiến đấu cơ cường kích mặt đất Tornado GR4 của Anh, trang bị tên lửa Storm Shadow chuyên oanh tạc các trung tâm chỉ huy, hầm điều khiểu và trạm radar của đối phương. Bên cạnh đó, những chiếc F-18 Super Hornet của hải quân Mỹ cũng xuất kích từ tàu sân bay USS Enterprise tại Biển Đỏ và máy bay chiến đấu Pháp từ tàu sân bay Charles de Gaulle tại cảng Toulon của Pháp. Tổng cộng, Guardian cho biết trong đêm 19/3 đã có tổng cộng hơn 20 mục tiêu đã định của quân đội Libya bị tiêu diệt. Các đơn vị tên lửa đất đối không của lực lượng thân Gadhafi bị phá hủy hàng loạt. Ngoài ra, mạng lưới thông tin liên lạc quân sự có ý nghĩa sống còn đối với Gadhafi cũng bị đánh tơi tả. Cuộc oanh tạc bằng tên lửa và máy bay nhằm vào quân đội Gadhafi này được mô tả là giai đoạn “tạo động lực” cho chiến dịch, với mục tiêu làm “câm họng” hệ thống phòng không của Libya. Đồng thời đợt tấn công này mở đường cho giai đoạn hai của màn dạo đầu đánh Libya. Ngay khi hệ thống phòng không của Libya được xác định đã mất năng lực chiến đấu sau đợt tấn công đêm 19/3, đến lượt các chiến đấu cơ của NATO xuất hiện để tấn công các mục tiêu khác trên mặt đất. Mục tiêu của giai đoạn tấn công thứ hai này đa dạng từ các đơn vị xe tăng, xe bọc thép, hệ thống tên lửa tầm xa và những cỗ xe phóng hỏa tiễn tự hành của đại tá Gadhafi. Ngay khi hai giai đoạn tấn công mục tiêu quân sự trên mặt đất hoàn tất, liên quân sẽ bước vào giai đoạn “làm cảnh sát trên không”, trong đó các máy bay liên tục quần đảo trên không phận Libya để đảm bảo vùng cấm bay có hiệu lực. Trong giai đoạn này, ngoài Anh, Mỹ và Pháp sẽ có máy bay và phương tiện của nhiều nước khác như Đan Mạch, Qatar, Canada, Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất và một số quốc gia tham gia. Giai đoạn thực thi và giám sát vùng cấm bay thực sự cho thấy chiến dịch can thiệp vào Libya mang tính đa quốc gia. Nhưng việc điều phối các chuyến bay của chiến đấu cơ nhiều nước, cất cánh từ nhiều khu vực khác nhau cùng đến không phận Libya làm nhiệm vụ sẽ thực sự là một thách thức trong chiến dịch can thiệp Libya. Vùng cấm bay tại Libya được Anh và Pháp cùng đề xuất sau khi quân đội ủng hộ đại tá Gadhafi tấn công người chống đối bằng vũ khí hạng nặng hồi tháng trước. Ban đầu Mỹ lưỡng lực với đề xuất này, nhưng sau đó ủng hộ. Sau khi chịu sức ép gay gắt, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đầu tuần này đã bỏ phiếu phê chuẩn lập vùng cấm bay tại Libya, nhằm ngăn chặn cuộc tấn công của quân Gadhafi vào thường dân. Để thiết lập vùng cấm bay, liên quân đã tập trung một lượng lớn vũ khí gần Libya với hàng trăm máy bay chiến đấu có khả năng tiếp cận quốc gia Bắc Phi này trong thời gian ngắn. Trong số này có những phi đội F-16 của Mỹ, Đan Mạch, CF-18 của Canada, Tornado và Typhoon của Anh, chủ yếu đóng ở miền nam Italy. Pháp thì triển khai khoảng 100 máy bay chiến đấu, gồm chủ yếu là Rafale và Mirage 2000 cùng tàu sân bay Charles de Gaulle tham gia chiến dịch tại Libya. |
Nhãn:
Anh,
Địa Trung Hải,
F-18 Super Hornet,
Lybia,
Mỹ,
nato,
Odyssey Dawn,
pháp,
Rafale,
tàu ngầm USS Providence,
Tomahawk,
tổng thống Lybia Gadhafi,
Trophy ASPRO-A,
xung đột chính trị
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)