Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hải quân Thụy Điển

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Thụy Điển. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Thụy Điển. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

>> Thụy Điển: Hoàn thành nâng cấp tàu tàng hình lớp Visby


Thông tin chính thức về vấn đề này đã được đăng tải trên website của Cơ quan mua sắm quốc phòng Thụy Điển.

Thụy Điển đã hoàn thành gian đoạn nâng cấp tàu tuần tiễu tàng hình đầu tiên lớp Visby. Thông tin chính thức về vấn đề này đã được đăng tải trên website của Cơ quan mua sắm quốc phòng Thụy Điển.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến lớp Visby (ảnh: internet)

Theo đó, tàu tuần tra lớp Visby được nâng cấp từ version 4 lên version 5 với khoảng 60 điểm khác biệt.

Trong đó có các thành phần quan trọng được nâng cấp như: hệ thống giảm tiếng vang khi khai hỏa vũ khí; sàn đỗ trực thăng và các thiết bị hỗ trợ; thiết bị phát hiện và quét mìn; vũ khí săn ngầm và các cảm biến, thiết bị liên lạc sóng vô tuyến HF 2000 mới.

Mới đây, tháng 9-2011, hãng chế tạo Saab tuyên bố đã nhận hợp đồng nâng cấp hệ thống sonar của các tàu tuần tra lớp Visby Helsingborg và Harnosand trị giá 400 triệu kron (59,7 triệu USD).

Hiện tại, hải quân Thụy Điển đang sở hữu 2 tàu tuần tra lớp Visby là Helsingborg và Harnosand.

Ba tàu khác cũng thuộc lớp này là Visby, Nykoping và Karlstad đang trong quá trình chạy thử. Các chiến hạm nói trên sẽ được được nâng cấp lên version 5 hoàn toàn vào năm 2014.

Khả năng tàng hình của tàu tuần tra lớp Visby có được là nhờ kết cấu thân tàu làm bằng sợi cacbon cho phép giảm phản xạ tín hiệu sóng radar và thủy âm.

Ngoài ra, đặc tính mềm dẻo của sợi cacbon cũng giúp tàu tuần tra lớp Visby sống sót cao hơn nếu va phải thủy lôi.

Tàu tuần tra lớp Visby dài 72,6 m và có tổng lượng choán nước đạt 650 tấn. Lớp tàu tuần tra này có thể đạt tốc độ tới 35 hải lý/giờ và dự trữ hành trình khoảng 4.200 km.

Hỏa lực chính của tàu chiến lớp Visby là hải pháo bắn nhanh 57 mm, 8 đạn tên lửa RBS-15 Mk2 và thủy lôi. Ngoài ra, khả năng tác chiến của lớp tàu này được nới rộng nhờ việc mang theo một máy bay trực thăng hải quân đa nhiệm.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến lớp Visby

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 5)



Đa số các hệ thống tên lửa đất đối hạm của phương Tây là loại cũ và được nâng cấp, nhưng một số loại sử dụng các tên lửa đã được “thử thách” qua thực tế chiến đấu như Exocet, Harpoon…

>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 1)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 2)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 3)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 4)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 6)
 

Sự kiện tàu khu trục Eilat của Hải quân Israel bị tàu tên lửa Ai Cập đánh đắm bằng một quả tên lửa chống hạm P-15 Termit (SS-N-2 Styx) của Liên Xô vào năm 1967 đã tạo ra một cú sốc mạnh, khiến phương Tây thức tỉnh trước hiệu quả ghê gớm của loại vũ khí đối hạm mới.

Các nước phương Tây (Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Italia, Thụy Điển, Nauy…) lập tức lao vào cuộc đua nghiên cứu chế tạo các loại tên lửa tương tự và cho ra đời nhiều loại tên lửa chống hạm trang bị cho tàu chiến, máy bay, tàu ngầm và các hệ thống tên lửa bờ biển.

Trải nghiệm đáng nể

Các hệ thống tên lửa đất đối hạm của phương Tây được trang bị các loại tên lửa đối hạm nổi tiếng nhất như Harpoon của Mỹ, Exocet của Pháp, Otomat của Italy - Pháp, RBS-15, RBS-17 của Thụy Điển. Mặc dù là tên lửa đối hạm nổi tiếng và phổ dụng nhất thế giới, Harpoon chỉ được sử dụng với số lượng nhỏ trong các hệ thống tên lửa bờ biển của Đan Mạch, Tây Ban Nha, Ai Cập và Hàn Quốc.

Hệ thống tên lửa bờ biển sử dụng tên lửa Exocet MM39 được sử dụng ở Argentina, Chile, Hy Lạp, Síp, Qatar, Thái Lan, Saudi Arabia, một số nước đã chuyển sang sử dụng biến thể MM40 hiện đại hơn. Hệ thống phòng thủ bờ biển Otomat có mặt ở Ai Cập, Saudi Arabia và Kenia. Thụy Điển, Phần Lan, Nauy sở hữu hệ thống đất đối hạm RBS-15. Sau Thụy Điển, Nauy cũng nhận vào trang bị RBS-17.



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa RBS 17 của Hải quân Thụy Điển.


Dường như ỷ vào ưu thế không quân và hải quân của mình, phương Tây, trừ các nước Bắc Âu như Thụy Điển, Nauy, không thật sự chú trọng phát triển, trang bị các hệ thống tên lửa đất đối hạm hiện đại. Bởi vậy, đa số các hệ thống này của phương Tây hiện vẫn là những hệ thống cũ, song được nâng cấp liên tục, đặc biệt là về tên lửa và các phương tiện điều khiển - trinh sát để đáp ứng yêu cầu tác chiến hiện tại và tương lai.

Điển hình như Exocet ở biến thể đầu chỉ có tầm bắn 40 km thì đến biến thể mới nhất MM40 Block 3 đã có tầm 180 km, Harpoon cải tiến cũng có tầm tăng từ 120 km lên tới 280 km, tầm bắn tối đa của RBS-15 đã tăng từ 100 km lên tới 200 km, tương lai có thể tăng tới 400 km, thậm chí trên 1.000 km… Một số loại trở thành vũ khí đa năng khi có thêm khả năng tấn công mặt đất tầm xa.

Đặc biệt, một số hệ thống của phương Tây sử dụng tên lửa đối hạm đã qua thực chiến như Exocet và Harpoon (vang danh trong các cuộc chiến tranh như ở quần đảo Malvinas năm 1982, Iran-Iraq 1980-1988, xung đột Mỹ-Libya năm 1986, vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991). Vì vậy, tuy tồn tại với nhiều cái tên cũ, các hệ thống tên lửa đất đối hạm của phương Tây vẫn là những vũ khí tiên tiến và đáng nể cả trên thị trường và chiến trường.

Ngoài những vũ khí đối hạm tiếng tăm trận mạc, ta cần kể đến những hệ thống tên lửa đất đối hạm độc đáo và mới của phương Tây mà điển hình là hệ thống tên lửa bờ biển chống hạm hạng nhẹ RBS-17 và tên lửa chống hạm tàng hình thế hệ mới NSM.

Tên lửa chống hạm… mang vác

Một trong các hệ thống tên lửa bờ biển độc đáo nhất phải kể đến RBS 17 (RBS 17KA) của Thụy Điển. Tháng 10/1984, hãng Rockwell (Mỹ) ký với Thụy Điển hợp đồng 7,7 triệu USD phát triển hệ thống tên lửa đất đối hạm tầm ngắn chuyên dùng để chống tàu đổ bộ và tàu chiến nhỏ. RBS 17 được thiết kế dựa trên tên lửa chống tăng AGM-114B Hellfire, được trang bị một bệ phóng mang vác chuyên dụng độc đáo lắp một tên lửa và một quả tên lửa tự dẫn laser bán chủ động Hellfire cải tiến với đầu đạn phá mảnh của Bofors.


http://nghiadx.blogspot.com
Gọn nhẹ, cơ động với kíp chiến đấu chỉ 2 người, RBS 17 rất thích hợp cho tác chiến phòng thủ đảo chống đổ bộ.

Một đại đội RBS 17 có 3 trung đội, mỗi trung đội có 3 tiểu đội; và mỗi tiểu đội được biên chế 2 bệ phóng và một thiết bị laser chỉ thị mục tiêu, đặt cách bệ phóng 4 - 5 km để dẫn tên lửa đến mục tiêu. Khi cần, các đơn vị RBS 17 có thể cơ động bằng ô tô, xuồng cao tốc và trực thăng. Tên lửa và bệ phóng có thể mang vác trong các túi chuyên dụng bằng kíp chiến đấu 2 người.

Tuy gọn nhẹ, song RBS 17 có tầm bắn hiệu quả đến 10 km và uy lực chiến đấu khá mạnh. Một quả RBS 17 có khả năng đánh chìm tàu đổ bộ đệm khí, xuồng đổ bộ hay tàu quét lôi, 2 - 3 quả có thể đánh chìm tàu đổ bộ có lượng giãn nước 2.000 tấn. RBS 17 được chuyển giao cho Thụy Điển năm 1989-1991; năm 1997-1998, Nauy cũng mua sắm và trang bị các hệ thống này.

Siêu tên lửa NSM

Trong số các hệ thống tên lửa đất đối hạm hoàn toàn mới ít ỏi của phương Tây phải kể đến NSM. Tên lửa đối hạm NSM (Naval Strike Missile) do công ty Kongsberg Defence & Aerospace (Nauy) phát triển để trang bị cho các tiêm kích Typhoon, Gripen và tiêm kích thế hệ 5 F-35, tàu chiến và hệ thống tên lửa bờ biển.


http://nghiadx.blogspot.com
NSM phóng từ bệ phóng trên bờ biển.


Năm 2008, Nauy ký với Ba Lan hợp đồng 115 triệu USD cung cấp 1 tiểu đoàn tên lửa bờ biển NSM-CDS cung cấp vào năm 2012. Đây là hợp đồng đầu tiên mua bán hệ thống tên lửa bờ biển của Tây Âu trong một thập kỷ gần đây. Sau này, Nauy có thể cũng mua tên lửa bờ biển NSM. Mỹ, Australia và Canada cũng đang xem xét khả năng mua NSM.

Điểm nổi bật ở NSM là khả năng tàng hình radar và hồng ngoại tốt và khả năng bắn-quên, kể cả khi bắn ở tầm tối đa 185 km. Vì thế, NSM được coi là vũ khí tấn công chính xác tầm xa thế hệ 5 duy nhất hiện nay của phương Tây.

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

>> Chiến hạm Trung Quốc phải nâng cấp trước thời hạn



Hải quân Hoàng gia Thái Lan buộc phải nâng cấp 2 tàu khu trục lớp Naresuan, biến thể xuất khẩu của Type-053H2 (Trung Quốc) dù thời gian sử dụng chưa được bao lâu.

Thái Lan đã thông qua việc nâng cấp các tàu khu trục lớp Naresuan với hệ thống dữ liệu chiến đấu và điều khiển hỏa lực tiên tiến.

Hợp đồng nâng cấp 2 tàu khu trục lớp Naresuan đã được ký kết giữa Hải quân Hoàng gia Thái Lan và Tập đoàn Saab của Thụy Điển. Tổng giá trị hợp đồng nâng cấp 2 tàu khu trục lớp Naresuan khoảng 7,3 triệu USD.

Theo đó, hai tàu khu trục lớp Naresuan sẽ được trang bị hệ thống dữ liệu chiến đấu 9LV Mk4 và hệ thống điều khiển hỏa lực CEROS 200.

9LV Mk4 là hệ thống dữ liệu chiến đấu được thiết kế dành cho các tàu khu trục nhỏ, cung cấp khả năng nhận thức tình huống cao, phản ứng nhanh với nhiều mới đe dọa khác nhau.

Đáp ứng nhiều nhiệm vụ, với thiết kế dạng modun mở cho phép thay đổi tùy theo yêu cầu của khách hàng.


Tàu khu trục Naresuan, thông số cơ bản: Dài 120 mét, rộng 13 mét, mớn nước 4,3 mét, tải trọng 2.900 tấn đầy tải.

9LV Mk4 được mệnh danh là hệ thống chỉ huy chiến đấu hải quân tương tự hệ thống chỉ huy chiến đấu C4I của Mỹ, có giao diện thân thiện, dễ dàng hòa nhập với nhiều lực lượng hải quân khác nhau.

Ngoài ra, các tàu khu trục lớp Naresuan được trang bị hệ thống liên kết dữ liệu giữa tàu chiến và máy bay, tương thích với máy bay chỉ huy và cảnh báo trên không Saab 340 đang có trong biên chế Không quân Thái Lan.

Ông Gunilla Fransson trưởng phòng kinh doanh các giải pháp an ninh quốc phòng của Saab cho biết: “Saab sẽ cung cấp hệ thống dữ liệu chiến đấu và hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến cho phép tương thích giữa các đơn vị hải quân và không quân Thái Lan, đối phó hiệu quả với nhiều mục tiêu khác nhau”.

Hiện tại, Saab là nhà cung cấp chính cho Hải quân Hoàng gia Thái Lan, từ các hệ thống riêng biệt của mình hoặc một bên thứ 3 và chịu trách nhiệm hợp nhất thành hệ thống tổng thể.

Đôi nét về tàu khu trục Naresuan

Tàu khu trục Naresuan là biến thể sửa đổi dành cho xuất khẩu của tàu khu trục nhỏ Type-053H2, hay còn gọi là F25T, được đóng tại Tổng công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc.

Tàu khu trục này được trang bị hệ thống vũ khí và động cơ của phương Tây gồm: 8 tên lửa chống hạm Harpoon; 8 ống phóng thắng đứng Mk41 cho tên lửa đối không, pháo hạm Mk45 127mm, 2 pháo phòng không 2 nòng 37mm ở đuôi tàu, ống phóng ngư lôi kép hạng nhẹ Mk32. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho trực thăng chống ngầm S-70

Hải quân Hoàng gia Thái Lan đang có trong biên chế 4 tàu khu trục biến thể của Type-053H2, 2 chiếc thuộc biến thể Typ-053H2, 2 chiếc thuộc biến thể sửa đổi F25T.

Hải quân Hoàng gia Thái Lan phàn nàn rất nhiều về chất lượng các tàu này. Hệ thống dây điện gặp phải nhiều vấn đề, hệ thống kiểm soát thiệt hại kém, hệ thống chữa cháy hoạt động không hiệu quả. Hệ thống dữ liệu chiến đấu và kiểm soát hỏa lực không đủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, khiến các tàu này rất dễ bị tổn thương trong chiến đấu. Hải quân Hoàng gia Thái Lan hy vọng sau lần nâng cấp cấp này, khả năng tác chiến của các tàu khu trục lớp Naresuan sẽ được nâng cao đáng kể.


[BDV news]


Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

>> Thụy Điển phát triển tiêm kích trên hạm Sea Gripen



Công ty Saab (Thụy Điển) ngày 24.5 tuyên bố sẽ thành lập tại Anh một viện thiết kế làm nhiệm vụ phát triển Sea Gripen, biến thể trên hạm của tiêm kích JAS 39 Gripen NG.


Đồng thời, công ty cũng sẽ mở văn phòng đại diện tại London để tuyển dụng chuyên gia cho viện thiết kế này.

Dự kiến, viện nghiên cứu ở Anh sẽ đi vào hoạt động trong mấy tháng tới. Giai đoạn 1 phát triển Sea Gripen - giai đoạn thiết kế sẽ kéo dài 12-18 tháng, sau đó Saab sẽ chế tạo một mẫu chế thử để thử nghiệm ở Linkoping, Thụy Điển. Các tiêm kích Sea Gripen sản xuất loạt có thể bắt đầu chuyển giao cho khách hàng từ năm 2018.









Hiện chưa rõ, Saab dự định bán Sea Gripen cho những nước nào, song họ có nêu hải quân Brazil và Ấn Độ là những khách hàng tiềm năng.

Saab đã tiến hành các tính toán ban đầu cho dự án Sea Gripen từ 5 năm trước. Theo thiết kế, máy bay có thể sử dụng trên các tàu sân bay có lượng giãn nước không dưới 25.000 tấn (tàu sân bay São Paulo của Brazil có lượng giãn nước 33.000 tấn). Trong quá trình phát triển máy bay, Saab hy vọng sử dụng những kết quả nghiên cứu của Anh trong lĩnh vực máy bay trên hạm.

Trước đó, được biết liên doanh Eurofighter dự định chế tạo biến thể trên hạm của tiêm kích Typhoon. 33% cổ phần của liên doanh này thuộc về công ty BAE Systems (Anh). Tại triển lãm hàng không Aero India 2011 ở Bangalore, tháng 2.2011, Eurofighter đã mời chào Bộ Quốc phòng Ấn Độ mua Typhoon trên hạm cho hải quân nước này.

Typhoon trên hạm sẽ có bộ càng vững chắc hơn, móc hạ cánh và các động cơ điều khiển vector lực kéo theo phương thẳng đứng. Còn kết cấu chung của máy bay sẽ thay đổi không đáng kể.
[VietnamDefence news]


Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

>> 4 'sát thủ ngầm' trên biển Đông Nam Á



Thế kỷ 21 mang danh thế kỷ của không quân và hải quân. Tất cả các nước trên thế giới đều coi sự phát triển hai lực lượng này là cốt lõi cho tác chiến hiện đại.

Các nước ở khu vực Đông Nam Á cũng không phải ngoại lệ. Thời gian qua, quân đội nhiều nước trong khu vực đã đầu tư lớn cho hải quân. Ngoài việc chú trọng đầu tư phát triển cho đội tàu chiến mặt nước, nhiều “sát thủ ngầm” cũng xuất hiện trong biên chế hải quân các nước trong khu vực.

Dưới đây là một số "sát thủ" đang và sẽ có mặt trong biên chế hải quân các nước Đông Nam Á.

Tàu ngầm lớp Kilo Project 636
Được Hải quân Mỹ đặt cho biệt danh là “Black Hole” Hố đen, tàu ngầm Kilo nổi tiếng là một trong những tàu ngầm điện - diesel chạy êm nhất thế giới hiện nay.

Vỏ tàu được bọc một lớp ngói Anechoic có khả năng dội lại và làm méo tín hiệu của các sonar âm thanh chuyên sử dụng để dò tìm tàu ngầm. Do đó, làm giảm tối đa khoảng cách bị phát hiện, ngay cả với các sonar âm thanh thụ động.




Sát thủ Kilo, thông số cơ bản: Dài 74m, đường kính 9,9m tải trọng 2.300 tấn khi nỗi, 3.000 tấn khi lặn.


Thân tàu được thiết kế với 6 khoang kín nước riêng biệt, thiết kế này làm tăng khả năng nỗi ngay trong trường hợp bị trúng đạn.

Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm ở đầu mũi tàu với cơ số 18 quả, phiên bản nâng cấp được trang bị thêm tổ hợp tên lửa chống hạm Club-S tầm bắn 220km. Ngoài ra tàu còn được trang bị tên lửa đối không SA-N-8 hoặc SA-N-10.

Tàu có khả năng hoạt động 45 ngày liền trên biển, độ sâu lặn tối đa là 300 mét, tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ khi lặn và 12 hải lý/giờ khi nổi, tầm hoạt động 6000 dặm.

Tàu ngầm lớp Scorpene
Được sản xuất bởi Tập đoàn DCNS của Pháp, tàu được trang bị động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập AIP, giúp tàu có khả năng hoạt động êm hơn và tầm hoạt động xa hơn.

Đây cũng là một trong những tàu ngầm hoạt động êm nhất hiện nay, tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm với cơ số 18 quả ngư lôi hoặc tên lửa chống hạm SM-39 Exocet.

Điểm mạnh của tàu là hệ thống dữ liệu chiến đấu SUBTICS, giúp tàu đối phó hiệu quả với các mối đe dọa khác nhau. Tất cả các hoạt động xử lý được thực hiện từ phòng điều khiển.


Tàu ngầm Scorpene, thông số cơ bản: Dài 70 mét, đường kính 6,2 mét, tải trọng 1565 tấn khi nỗi, 2000 tấn khi lặn.


Con tàu này có một mức độ cao về tự động hóa và giám sát, với chế độ điều khiển tự động, hệ thống động cơ và các hệ thống khác được giám sát tập trung và liên tục nhằm phát hiện sớm tất cả các mối nguy hiểm tiềm năng (rò rỉ, hoả hoạn, sự hiện diện của các chất khí) và tình trạng của các hệ thống có ảnh hưởng đến an toàn trong khi ngập nước.

Tàu có khả năng hoạt động liên tục 50 ngày trên biển, độ sâu lặn tối đa là 300 mét, tốc độ tối đa khi lặn là 20 hải lý/ giờ, tốc độ tối đa khi nổi là 12 hải lý/ giờ, tầm hoạt động 6500 dặm.

Tàu ngầm lớp Type-206A
Còn được gọi là tàu ngầm lớp U theo cách gọi của Đức, đây là loại tàu ngầm rất nỗi tiếng trong giai đoạn chiến tranh lạnh, thuộc loại tàu ngầm tấn công khá nhỏ và nhanh nhẹn.

Được thiết kế với độ ồn khi hoạt động khá thấp, rất khó phát hiện tàu. Loại tàu ngầm này hoạt động rất tốt trong các vùng biển nông.


Mặc dù hơi "mi nhon"song đây cũng là một sát thủ đáng sợ, thông số cơ bản:Dài 48,6 mét, đường kính 4,6 mét, tải trọng khi nỗi 450 tấn, tải trọng khi lặn 500 tấn.


Điểm mạnh của tàu là nhờ vào tải trọng thấp (khoảng 500 tấn), có thể tiến hành các hoạt động tấn công lén lút và bỏ trốn trước khi bị phát hiện.

Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh của các phương tiện sonar âm thanh thụ động mới. Type-206A mất dần lợi thế của mình, hiện tại Hải quân Đức đã ngưng sử dụng tất cả các tàu ngầm Type-206A thay vào đó là loại Type-212 hiện đại hơn.

Tàu được trang bị tới 8 ống phóng ngư lôi 533mm, với cơ số 8 quả lắp sẳn trong ống phóng, không có dự trữ.

Type-206A có khả năng lặn sâu tối đa là 200 mét, tốc độ tối đa khi lặn là 17 hải lý/giờ, tốc độ tối đa khi nổi là 10 hải lý/giờ.

Hiện tại một biến thể hiện đại hóa của Type-206A đang được giới thiệu để bán cho Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Theo thông tin được tiết lộ bởi Bangkok Post, chính phủ Thái Lan đã lên kế hoạch mua 6 tàu ngầm loại này.

Tàu ngầm lớp Archer
Đây cũng là một loại tàu ngầm được trang bị động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập AIP được sản xuất bởi Thụy Điển, thân tàu được thiết kế với hai khoang kín nước làm tăng khả năng nổi khi một trong 2 khoang bị trúng đạn.


Tàu ngầm lớp Archer, thông số cơ bản: Dài 60,5 mét, đường kính 6,1 mét, tải trọng khi nỗi là 1400 tấn, tải trọng khi lăn 1700 tấn.


Thân tàu được gắn 28.000 miếng mặt nạ âm thanh giúp làm giảm tối đa tiếng ồn và bóp méo tín hiệu của các loại sonar âm thanh.

Tàu được trang bị hệ thống sonar tiên tiến, giúp phát hiện sớm sự di chuyển của đối phương.

Trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm, tốc độ tối đa của tàu khi lặn là 15 hải lý/giờ, tốc độ tối đa khi nỗi là 9 hải lý/giờ.




[BDV news]


Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011

>> Thụy Điển phát hiện xác tàu ngầm Liên Xô



Một công ty thăm dò đại dương của Thụy Điển đã phát hiện xác một tàu ngầm lớp Whiskey của Liên Xô, vào năm 2009.

Khi đó, Hải quân Thụy Điển đã nhanh chóng tuyên bố, kết quả cuộc tìm kiếm là một chiếc tàu ngầm đã quá cũ bị chìm và được thuyền của Nga kéo đến bãi xử lý (được tháo dỡ để bán sắt vụn).

Nhiều khả năng, xác tàu này là một trong những chiếc tàu ngầm Liên Xô bị Hải quân Thụy Điển phát hiện và tấn công vào những năm 1980.

Thời điểm đó, tàu ngầm của Liên Xô thường xuyên qua lại vùng lãnh hải của Thụy Điển để tiến hành các nhiệm vụ tình báo, do thám. Chính phủ Thụy Điển không thích thú gì hành động xâm phạm lãnh hải và cực lực phản đối.

Nước này đã cho tiến hành một số chiến dịch quân sự và nhiều người tin rằng Hải quân Liên Xô đã mất vài chiếc tàu ngầm trong các vụ đụng độ đó, hầu hết là tàu ngầm lớp Whiskey.



Những chiếc tàu ngầm lớp Whiskey đều do Liên Xô sản xuất trong giai đoạn Chiến tranh lạnh.

Với sự tiết lộ thông tin của công ty thăm dò đại dương, nhiều chính trị gia Thụy Điển kêu gọi điều tra xác tàu ngầm, với mong muốn tìm kiếm được những thứ gì hữu ích hoặc nguy hiểm (tàu ngầm lớp Whiskey được biết đến với các nhiệm vụ tấn công bằng ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân).

Tuy nhiên, chính phủ Thụy Điển không hứng thú với việc này, nhằm tránh làm nóng mối quan hệ láng giếng vốn không yên ả với Nga. Còn, Hải quân Thụy Điển tuyên bố, sẽ kiểm tra con tàu.

Đôi nét về tàu ngầm lớp Whiskey:
Tàu ngầm lớp Whiskey được phát triển qua 3 dự án 613, 644 và 665 của Liên Xô trong giai đoạn đầu Chiến tranh lạnh.

Từ năm 1949-1958, đã có tổng cộng 236 chiếc tàu ngầm được biên chế vào Hải quân Liên Xô. Nhiệm vụ chủ yếu ban đầu của tàu ngầm là tuần tra bờ biển với các biến thể như Whiskey I, II (được trang bị pháo hai nòng 25 mm ở tháp chỉ huy).

Từ năm 1950-1960, Liên Xô cải tiến một số tàu ngầm Whiskey, với khả năng bắn từ 1-4 tên lửa hành trình SS-N-3.

Từ năm 1960-1963, Liên Xô tiếp tục tiến hành Dự án 665, cho ra đời 6 tàu ngầm mang 4 tên lửa SS-N-3.

(bbc news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang