Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tàu ngầm lớp Typhoon

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu ngầm lớp Typhoon. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu ngầm lớp Typhoon. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011

>> Nga chuẩn bị cho tàu ngầm Typhoon 'về hưu'



Nga đã quyết định loại bỏ tất cả các tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo thuộc dự án 941 Akula cho đến năm 2014, tờ Izvestiya dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nước này.

Lý do ngừng hoạt động của các tàu ngầm lớn nhất thế giới đang những hạn chế đối với Nga bởi Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START-3) và việc thử nghiệm thành công của tàu ngầm của dự án 955 Borei. Theo đó, tất cả các tàu ngầm lớp Akula sẽ bị loại bỏ.

START-3 đã được ký kết bởi Nga và Mỹ trong mùa xuân năm 2010. Hiệp ước này giới hạn số lượng vũ khí hạt nhân được triển khai ở mức 1.550 đầu đạn hạt nhân cho mỗi bên.

Trong đó Nga có 1.100 đầu đạn có thể đã được đặt trên tàu ngầm lớp Borei (SSBN Yury Dolgoruky vượt qua các thử nghiệm, SSBN Alexander Nevsky đã được đưa ra vào cuối năm 2010) và tàu ngầm dự án 667BDRM Delfin (Cá heo).

400 đầu đạn hạt nhân còn lại sẽ được tiêu huỷ dài hạn ở Lực lượng không quân và Lực lượng Tên lửa chiến lược.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân lớp Typhoon vẫn đang giữ kỷ lục là tàu ngầm lớn nhất thế giới từng được chế tạo.

Một lý do khác cho ngừng hoạt động của Akula là việc thông qua các tàu ngầm lớp Borei vào cuối năm 2011. Tàu ngầm mới cần một thủy thủ đoàn ít hơn 1,5 lần so với số người cần vận hành trên dự án tàu ngầm 941.

Bên cạnh đó, việc duy trì các tàu ngầm Borei rẻ hơn đáng kể. Một ưu điểm khác của dự án tàu ngầm 955 là kích thước nhỏ hơn và làm cho đối phương phát hiện tàu ngầm 955 khó khăn hơn.

Tuy nhiên, tàu ngầm bị loại bỏ có thể được sử dụng cho nhu cầu bất chiến lược, ví dụ, mang tên lửa hành trình hoặc các vũ khí thông thường khác, tiến hành nghiên cứu khoa học hoặc làm các phương tiện vận chuyển hàng hóa.

Các chuyên gia của Công ty Cổ phần xây dựng (JSC Sevmash) cho biết, những tàu ngầm có thể được tân trang lại thành các tàu chở dầu LNG dưới nước hoặc vận chuyển hàng hóa quanh năm.

Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng không có kế hoạch chuyển đổi Akula và cho rằng công trình tân trang sẽ tiêu tốn hàng chục tỷ rúp.

Trước đó, Cục thiết kế Rubin (đơn vị phát triển tàu ngầm lớp Akula) đề xuất: Các tàu ngầm dự án 941 được sử dụng để vận chuyển hàng hoá thương mại bao gồm dầu hoặc than đá.

Nhưng ý tưởng nhanh chóng bị bác bỏ bởi công ty cổ phần Norilsk Nickel đã tham gia vào dự án vận chuyển than đá dưới lớp băng của Bắc Cực.

Lịch sử của tàu ngầm hạt nhân lớp Typhoon (Type 941)

Tàu ngầm lớp Akula được thiết kế, chế tạo ở Liên Xô từ 1976 đến 1989. NATO gọi là Typhoon (Cuồng Phong).

Hải quân Nga đang duy trì hoạt động 3 tàu ngầm lớp Akula là SSBN Dmitry Donskoy sử dụng như là nền tảng thử nghiệm tên lửa đạn đạo Bulava, SSBN Arkhangelsk và Severstal SSBN (tàu thứ hai đang được dự trữ).

Hải quân Liên Xô và ngày nay là Nga từng có tổng cộng 6 chiếc tàu ngầm lớp này. Chiếc đầu tiên được đưa vào hoạt động năm 1981 là tàu ngầm TK 208, tiếp theo là tàu ngầm TK 202 năm 1983, tàu ngầm TK 12 năm 1984, tàu ngầm TK 13 năm 1985, tàu ngầm TK 17 năm 1987 và tàu ngầm TK 20 năm 1989.

Các tàu ngầm này được biên chế cho Hạm đội Phương Bắc của Nga tại Litsa Guba.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Typhoon.

Trong 6 chiếc tàu ngầm này, chỉ còn hai tàu ngầm TK 17 và TK 20 là đang hoạt động. Tàu ngầm TK 208 đã được tái hạ thủy vào năm 2002 sau khi được đại tu lại và đang được sử dụng làm tàu thử nghiệm. Hai chiếc TK 12 và TK 13 đã ngừng hoạt động.

Với sự giúp đỡ của Mỹ, chiếc tàu ngầm TK 202 đã được loại bỏ hết nhiên liệu hạt nhân và chuyển thành tàu ngầm có thể bảo quản lâu dài hoặc tái sử dụng.

Anh cũng đã đồng ý tham gia vào quá trình tháo dỡ các tàu ngầm hạt nhân đã ngừng hoạt động của Nga.

Thiết kế

Tàu ngầm Lớp Typhoon của Nga có thiết kế đa thân, với 5 thân nằm bên trong thân chính. Tàu có tất cả 19 khoang bao gồm một khoang module được gia cố chắc chắn chứa phòng điều khiển chính và khoang thiết bị điện tử nằm ở phía trên các thân tàu, phía sau các ống phóng tên lửa.

Thiết kế của tàu còn cho phép nó di chuyển dưới băng và phá băng. Tàu có một bộ phận thăng bằng hiện đại ở phía đuôi tàu được đặt sau các chân vịt.

Các hệ thống có thể kéo thụt vào trong thân tàu gồm có 2 kính tiềm vọng (một cho chỉ huy tàu sử dụng và một để dùng chung), kính lục phân tín hiệu radio, các hệ thống thông tin liên lạc radio, radar, các cột anten định vị và dò tìm phương hướng...

Tàu có trọng tải tối đa 26.000 tấn, có thể lặn sâu 400m, tốc độ đạt 12 hải lý khi nổi và 25 hải lý khi lặn. Tàu ngầm có thể hoạt động liên tục 120 ngày đêm dưới biển.

Vũ khí

Tàu ngầm Lớp Typhoon mang được 20 tên lửa đạn đạo liên lục địa, nhiên liệu đẩy rắn, 3 tầng RSM-52. Hai hàng ống phóng tên lửa được đặt ở phía trước tàu giữa các thân chính.

Mỗi tên lửa mang được 10 đầu đạn hạt nhân 100 kiloton. Tên lửa có tầm bắn 8.300 km với độ chính xác là 500m. Tên lửa do Cục Thiết kế Makayev thiết kế và có trọng lượng 84.000kg khi phóng.

Trong tháng 9 và tháng 10/2005, tàu Dmitry Donskoy tiến hàng phóng thử thành công một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa sử dụng nhiên liệu rắn, SS-N-30 Bulava.

Tên lửa Bulava có tầm bắn hơn 8.000km và có khả năng mang đầu đạn hạt nhân 550 kiloton. Việc phát triển tên lửa này dựa vào tên lửa phóng trên đất liền Topol (SS-27).

Bulava được trang bị cho các tàu ngầm Lớp Borey mới của Hải Quân Nga từ năm 2008 và có thể được trang bị thêm cho tàu ngầm Lớp Typhoon.

Tàu ngầm Lớp Typhoon có 4 ống phóng ngư lôi 630mm và 2 ống phóng ngư lôi 533mm với tổng số 22 tên lửa chống ngầm và ngư lôi các loại.

Các khoang chứa ngư lôi nằm ở phần trên mũi tàu giữa các thân tàu. Các ống phóng ngư lôi còn có thể được sử dụng để rải thủy lôi. Thiết bị phát hiện tàu ngầm là thiết bị tìm kiếm và tấn công chủ động/bị động được treo trên thân tàu phía dưới khoang chứa ngư lôi.

Tàu được gắn radar phát hiện mục tiêu nổi băng I/J. Các thiết bị đối phó gồm ESM (thiết bị hỗ trợ điện tử), hệ thống cảnh báo radar và hệ thống định vị.

Tàu ngầm còn có cả hệ thống thông tin liên lạc radio và vệ tinh. Tàu được trang bị 2 phao anten nổi để thu tín hiệu radio, dữ liệu chỉ thị mục tiêu và tín hiệu dẫn đường vệ tinh, khi hoạt động sâu và dưới các lớp băng.

Hệ thống đẩy

Tàu ngầm Lớp Typhoon có hai lò phản ứng hạt nhân và 2 động cơ tuabin hơi nước và hộp số. Một lò phản ứng hạt nhân và mỗi bộ tuabin số được đặt ở một thân chính của tàu. Mỗi lò phản ứng hạt nhân nước sản xuất được 190MW điện.

Hai lò phản ứng hạt nhân này cung cấp năng lượng cho hai tuabin hơi nước 50.000 mã lực và bốn tuabin phát điện 3.200kW. Trên tàu có hai động cơ diesel 800kW dự trữ và tàu có hai chân vịt 7 cánh.

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2011

>> Top 10 tàu ngầm thế kỷ 20



Được dùng để tìm diệt kẻ thù dưới đáy biển hay chuyên chở tên lửa hạt nhân, tàu ngầm luôn đóng vai trò quan trọng trong lực lượng quân sự của các cường quốc suốt thể kỷ 20.

1. Tàu ngầm U loại VII



Tàu ngầm U loại VII được mệnh danh là "dã thú" dưới nước.

Là lớp tàu ngầm nổi tiếng nhất trong lịch sử, được mệnh danh là “dã thú” dưới nước, tàu ngầm U loại VII con át chủ bài của lực lượng tàu ngầm Đức trong chiến tranh Thế giới thứ II. Tàu có lượng giãn nước 900 tấn, trang bị 5 ống phóng ngư lôi và có kích thước nhỏ hơn các tàu khác trong hạm đội Mỹ nhưng nó luôn giành ưu thế trong các cuộc đụng độ ở Đại Tây Dương trong thế chiến II. Tuy nhiên, tổn thất của loại tàu này không phải là nhỏ, trong số 1.100 tàu được sản xuất thì có hơn 800 tàu đã bị hư hỏng, hơn 75% thủy thủ tử vong.

2. Tàu ngầm lớp Seawolf

Seawolf là tàu ngầm đắt nhất trong lịch sử.

Tàu ngầm lớp Seawolf (sói biển) có giá 4 tỷ USD thuộc loại tàu ngầm đắt nhất trong lịch sử. Chúng được thiết kế để trở thành chiến binh bất khả chiến bại trên đại dương. Loại tàu này có nhiệm vụ săn đuổi và phá hủy các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Liên Xô. Tuy nhiên, vì chi phí sản xuất quá cao nên Seawolf đã bị đình chỉ sản xuất sau khi xuất xưởng được... ba chiếc tàu. Một trong số đó là tàu USS Jimmy Carter, sau này được chuyển thành tàu ngầm do thám.

3.Tàu ngầm lớp Gato

Tàu ngầm lớp Gato là "cơn ác mộng" của Nhật Bản.

Các tàu ngầm Mỹ lớp Gato là “cơn ác mộng” của các tàu Nhật trong chiến tranh Thế giới thứ II. Nhanh nhẹn, được trang bị vũ khí tốt, hiện đại, loại tàu ngầm này được sử dụng triệt để trong cuộc chiến Thái Bình Dương. Gato có lượng giãn nước 1.500 tấn, trang bị 6 ống phóng ngư lôi phía trước và bốn ống phóng ngư lôi phía đuôi tàu. Chúng có thể chạy trên mặt nước 20 hải lý và chạy ngầm 9 hải lý một giờ.

4. Tàu ngầm lớp T

Tàu ngầm lớp T có thể mang tới 10 ống phóng ngư lôi.

Được biết đến với tên gọi tàu ngầm lớp Triton, loại tàu này là xương sống của lực lượng hải quân Anh trong suốt chiến tranh Thế giới thứ II. Có lượng giãn nước 1.500 tấn, tàu ngầm lớp T mang được 10 ống phóng ngư lôi. Tuy nhiên, chúng đều được trang bị ở phía trước, chứ không giống các tàu ngầm khác phóng ngư lôi ở cả phía trước và phía đuôi tàu.

5. Tàu ngầm USS Nautilus

Nautilus là tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên trên thế giới.

USS Nautilus là tàu ngầm năng lượng hạt nhân đầu tiên của thế giới có thể hoạt động lâu dưới nước. Trước đó, các loại tàu ngầm đều chạy bằng động cơ diesel nên khi chạy dưới chúng phải sử dụng năng lượng dự trữ rất hạn chế. Năm 1955, trong chuyến “công du” đầu tiên, Nautilus đã đi quãng đường 1.100 hải lý, đoạn đường dài nhất trong lịch sử tàu ngầm thời đó.

6. Tàu ngầm X-Craft

Tàu ngầm X-Craft được coi là "em út" về kích cỡ trong gia đình tàu ngầm.

Tàu ngầm X-craft của Hải quân Anh được sử dụng vào các nhiệm vụ tấn công đặc biệt tại các khu vực hải cảng Nauy, nhờ kích thước khiêm tốn của mình. Vào năm 1943, loại tàu ngầm nhỏ bé có trọng lượng 27 tấn này được các tàu lớn hơn kéo tới gần cảng , sau khi được tàu mẹ thả ra nó đã áp sát mục tiêu đặt thuốc nổ làm hư hỏng nặng ba chiếc Tirpitz của hải quân Đức rồi nhẹ nhàng quay trở về tàu mẹ.

7. Tàu ngầm lớp Sentoku

Tàu ngầm lớp Sentoku vừa là tàu ngầm vừa là tàu sân bay

Việc thiết kế một phương tiện chiến tranh vừa là tàu ngầm vừa là tàu sân bay được cho là việc kết hợp giữa một con các và một con voi. Dù vậy, các nhà đóng tàu Nhật Bản vẫn quyết tâm thử nghiệm mô hình đó. Tàu ngầm I-400 lớp Sentoku của Hải quân Hoàng gia Nhật được sử dụng trong chiến tranh Thế giới thứ II có trọng lượng 6.500 tấn, lớn gấp ba lần kích thước của tàu ngầm lớp Gato của Mỹ có trọng lượng tương đương tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân lớp George Washington đầu những năm 1960. Tàu ngầm Sentoku có thể mang theo các thủy phi cơ M6A Seiran. Những chiếc máy bay này xuất kích nhờ máy phóng máy bay, sau khi trở về tàu nó sẽ lặn xuống nước cùng với tàu mẹ.

8. Tàu ngầm lớp Typhoon

Tàu ngầm lớp Typhoon là tàu ngầm lớn nhất thế giới.

Tàu ngầm lớp Typhoon của Liên Xô là tàu ngầm lớn nhất trên thế giới, có trọng lượng 48.000 tấn (trong khi tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Ohio của Mỹ chỉ nặng chưa đến 20.000 tấn còn tàu khu trục lớp Arleigh Burke chỉ nặng 9.000 tấn). Mặc dù được xem là một “người khổng lồ”, nhưng tàu Typhoons lại “yên lặng” đến ngạc nhiên và rất khó để phát hiện. Chúng mang 20 tên lửa đạn đạo SS-N-20 (mà NATO gọi là “cá tầm”), trang bị nhiều đầu đạn hạt nhân cũng như ngư lôi và tên lửa chống tàu chiến khác.

9. Tàu ngầmU loại XXI

Tàu ngầm U loại XXI thực sự là một chiến binh nhanh nhẹn.

Có lẽ quân đồng minh phải thở phào nhẹ nhõm khi tàu ngầm U loại XXI ra đời muộn. Nếu nó được triển khai trước khi chiến tranh kết thúc kết cục của cuộc chiến Đai Tây Dương có thể bị đảo ngược. Tàu ngầm loại U XXI có rất nhiều tính năng vượt trội vào thời đó, bao gồm bộ dự trữ năng lượng dung lượng lớn có thể hoạt động liên tục vài ngày dưới nước. Ngoài ra, chiếc tàu còn có lớp vỏ được thiết kế kiểu dáng khí động học hợp lý và một ống thông hơi giúp tàu có thể nạp nhiên liệu dưới nước vì vậy, nó có thể di chuyển với tốc độ 17 hải lý mỗi giờ, tốc độ khiến các tàu chiến khác phải “hít khói”.

10. Tàu ngầm lớp George Washingto

Tàu ngầm lớp George Washington thực sự là lực lượng răn đe hạt nhân "đáng gờm".

Ẩn dưới làn nước và rất khó phát hiện, tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) thực sự là “bức tường thành răn đe hạt nhân” vững chắc. Tàu ngầm SSBN đầu tiên trên thế giới là chiếc USS George Washington, đi vào hoạt động năm 1959. Các loại tàu ngầm của Liên Xô trước đó cũng mang tên lửa đạn đạo vũ trang hạt nhân nhưng chúng vẫn sử dụng năng lượng diesel với thời gian hoạt động hạn chế. Động cơ chạy nhiên liệu hạt nhân của George Washington giúp loại tàu này hoạt động dưới nước cả tháng trời. Mỗi một tàu lớp George Washington mang tới 16 tên lửa Polaris.

(tổng hợp bdv)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang