Được dùng để tìm diệt kẻ thù dưới đáy biển hay chuyên chở tên lửa hạt nhân, tàu ngầm luôn đóng vai trò quan trọng trong lực lượng quân sự của các cường quốc suốt thể kỷ 20.
Tàu ngầm U loại VII được mệnh danh là "dã thú" dưới nước. Là lớp tàu ngầm nổi tiếng nhất trong lịch sử, được mệnh danh là “dã thú” dưới nước, tàu ngầm U loại VII con át chủ bài của lực lượng tàu ngầm Đức trong chiến tranh Thế giới thứ II. Tàu có lượng giãn nước 900 tấn, trang bị 5 ống phóng ngư lôi và có kích thước nhỏ hơn các tàu khác trong hạm đội Mỹ nhưng nó luôn giành ưu thế trong các cuộc đụng độ ở Đại Tây Dương trong thế chiến II. Tuy nhiên, tổn thất của loại tàu này không phải là nhỏ, trong số 1.100 tàu được sản xuất thì có hơn 800 tàu đã bị hư hỏng, hơn 75% thủy thủ tử vong. 2. Tàu ngầm lớp Seawolf Seawolf là tàu ngầm đắt nhất trong lịch sử. Tàu ngầm lớp Seawolf (sói biển) có giá 4 tỷ USD thuộc loại tàu ngầm đắt nhất trong lịch sử. Chúng được thiết kế để trở thành chiến binh bất khả chiến bại trên đại dương. Loại tàu này có nhiệm vụ săn đuổi và phá hủy các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Liên Xô. Tuy nhiên, vì chi phí sản xuất quá cao nên Seawolf đã bị đình chỉ sản xuất sau khi xuất xưởng được... ba chiếc tàu. Một trong số đó là tàu USS Jimmy Carter, sau này được chuyển thành tàu ngầm do thám. 3.Tàu ngầm lớp Gato Tàu ngầm lớp Gato là "cơn ác mộng" của Nhật Bản. Các tàu ngầm Mỹ lớp Gato là “cơn ác mộng” của các tàu Nhật trong chiến tranh Thế giới thứ II. Nhanh nhẹn, được trang bị vũ khí tốt, hiện đại, loại tàu ngầm này được sử dụng triệt để trong cuộc chiến Thái Bình Dương. Gato có lượng giãn nước 1.500 tấn, trang bị 6 ống phóng ngư lôi phía trước và bốn ống phóng ngư lôi phía đuôi tàu. Chúng có thể chạy trên mặt nước 20 hải lý và chạy ngầm 9 hải lý một giờ. 4. Tàu ngầm lớp T Tàu ngầm lớp T có thể mang tới 10 ống phóng ngư lôi. Được biết đến với tên gọi tàu ngầm lớp Triton, loại tàu này là xương sống của lực lượng hải quân Anh trong suốt chiến tranh Thế giới thứ II. Có lượng giãn nước 1.500 tấn, tàu ngầm lớp T mang được 10 ống phóng ngư lôi. Tuy nhiên, chúng đều được trang bị ở phía trước, chứ không giống các tàu ngầm khác phóng ngư lôi ở cả phía trước và phía đuôi tàu. 5. Tàu ngầm USS Nautilus Nautilus là tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên trên thế giới. USS Nautilus là tàu ngầm năng lượng hạt nhân đầu tiên của thế giới có thể hoạt động lâu dưới nước. Trước đó, các loại tàu ngầm đều chạy bằng động cơ diesel nên khi chạy dưới chúng phải sử dụng năng lượng dự trữ rất hạn chế. Năm 1955, trong chuyến “công du” đầu tiên, Nautilus đã đi quãng đường 1.100 hải lý, đoạn đường dài nhất trong lịch sử tàu ngầm thời đó. 6. Tàu ngầm X-Craft Tàu ngầm X-Craft được coi là "em út" về kích cỡ trong gia đình tàu ngầm. Tàu ngầm X-craft của Hải quân Anh được sử dụng vào các nhiệm vụ tấn công đặc biệt tại các khu vực hải cảng Nauy, nhờ kích thước khiêm tốn của mình. Vào năm 1943, loại tàu ngầm nhỏ bé có trọng lượng 27 tấn này được các tàu lớn hơn kéo tới gần cảng , sau khi được tàu mẹ thả ra nó đã áp sát mục tiêu đặt thuốc nổ làm hư hỏng nặng ba chiếc Tirpitz của hải quân Đức rồi nhẹ nhàng quay trở về tàu mẹ. 7. Tàu ngầm lớp Sentoku Tàu ngầm lớp Sentoku vừa là tàu ngầm vừa là tàu sân bay Việc thiết kế một phương tiện chiến tranh vừa là tàu ngầm vừa là tàu sân bay được cho là việc kết hợp giữa một con các và một con voi. Dù vậy, các nhà đóng tàu Nhật Bản vẫn quyết tâm thử nghiệm mô hình đó. Tàu ngầm I-400 lớp Sentoku của Hải quân Hoàng gia Nhật được sử dụng trong chiến tranh Thế giới thứ II có trọng lượng 6.500 tấn, lớn gấp ba lần kích thước của tàu ngầm lớp Gato của Mỹ có trọng lượng tương đương tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân lớp George Washington đầu những năm 1960. Tàu ngầm Sentoku có thể mang theo các thủy phi cơ M6A Seiran. Những chiếc máy bay này xuất kích nhờ máy phóng máy bay, sau khi trở về tàu nó sẽ lặn xuống nước cùng với tàu mẹ. 8. Tàu ngầm lớp Typhoon Tàu ngầm lớp Typhoon là tàu ngầm lớn nhất thế giới. Tàu ngầm lớp Typhoon của Liên Xô là tàu ngầm lớn nhất trên thế giới, có trọng lượng 48.000 tấn (trong khi tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Ohio của Mỹ chỉ nặng chưa đến 20.000 tấn còn tàu khu trục lớp Arleigh Burke chỉ nặng 9.000 tấn). Mặc dù được xem là một “người khổng lồ”, nhưng tàu Typhoons lại “yên lặng” đến ngạc nhiên và rất khó để phát hiện. Chúng mang 20 tên lửa đạn đạo SS-N-20 (mà NATO gọi là “cá tầm”), trang bị nhiều đầu đạn hạt nhân cũng như ngư lôi và tên lửa chống tàu chiến khác. 9. Tàu ngầmU loại XXI Tàu ngầm U loại XXI thực sự là một chiến binh nhanh nhẹn. Có lẽ quân đồng minh phải thở phào nhẹ nhõm khi tàu ngầm U loại XXI ra đời muộn. Nếu nó được triển khai trước khi chiến tranh kết thúc kết cục của cuộc chiến Đai Tây Dương có thể bị đảo ngược. Tàu ngầm loại U XXI có rất nhiều tính năng vượt trội vào thời đó, bao gồm bộ dự trữ năng lượng dung lượng lớn có thể hoạt động liên tục vài ngày dưới nước. Ngoài ra, chiếc tàu còn có lớp vỏ được thiết kế kiểu dáng khí động học hợp lý và một ống thông hơi giúp tàu có thể nạp nhiên liệu dưới nước vì vậy, nó có thể di chuyển với tốc độ 17 hải lý mỗi giờ, tốc độ khiến các tàu chiến khác phải “hít khói”. 10. Tàu ngầm lớp George Washingto Tàu ngầm lớp George Washington thực sự là lực lượng răn đe hạt nhân "đáng gờm". Ẩn dưới làn nước và rất khó phát hiện, tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) thực sự là “bức tường thành răn đe hạt nhân” vững chắc. Tàu ngầm SSBN đầu tiên trên thế giới là chiếc USS George Washington, đi vào hoạt động năm 1959. Các loại tàu ngầm của Liên Xô trước đó cũng mang tên lửa đạn đạo vũ trang hạt nhân nhưng chúng vẫn sử dụng năng lượng diesel với thời gian hoạt động hạn chế. Động cơ chạy nhiên liệu hạt nhân của George Washington giúp loại tàu này hoạt động dưới nước cả tháng trời. Mỗi một tàu lớp George Washington mang tới 16 tên lửa Polaris. |
Thứ Năm, 3 tháng 3, 2011
>> Top 10 tàu ngầm thế kỷ 20
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét