Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc vừa đưa ra bản thiết kế tiêu chuẩn của tàu đổ bộ trực thăng thế hệ mới có lượng giãn nước lên tới 25.000 tấn. >> Tàu đổ bộ cỡ lớn được TQ coi trọng >> Xu hướng hải chiến hiện đại Type 071 đánh dấu bước chuyển trong thiết kế tàu đổ bộ của Trung Quốc. Theo báo chí phương Tây, đây là thiết kế tàu đổ bộ hạng nặng ấn tượng nhất của Trung Quốc tính cho đến thời điểm này. Có nghĩa là sau thành công với tàu đổ bộ 13.000 tấn Type-071, Trung Quốc đã có thêm một bước tiến đáng kể nữa trong việc thiết kế tàu đổ bộ. Theo bình luận của Tạp chí Quốc phòng Khán Hòa (Kanwa), tàu 25.000 tấn này có thể mang được 4 tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr của Ukraine, loại tàu này cũng có thể sẽ được bán cho Thái Lan và Malaysia. Cũng theo thông tin từ Khán Hòa, tàu đổ bộ mới của Trung Quốc có lượng giãn nước 25.000 tấn, dài 211m, đạt vấn tốc tối đa khoảng 43 km/h. Tàu có khả năng chở 1.068 binh lính và 8 trực thăng, tàu đáp ứng yêu cầu cất hạ cánh của 4 trực thăng hạng năng trong điều kiện sóng gió cấp 6. Tính năng tăng thể của tàu mới được đánh giá tương đương lớp Hyuga của Nhật Bản. Hệ thống vũ khí gồm có 4 tổ hợp pháo phòng không tầm thấp Type-730 hoặc Type-1130, 2 hệ thống rocket săn ngầm. Hệ thống điện tử sơ bộ có radar 3D, hệ thống tác chiến điện tử, sonar... Tàu đổ bộ trực thăng được cải tiến hoàn toàn Báo chí Đài Loan thì cho rằng, nếu đây thật sự là thiết kế tàu đổ bộ trực thăng mới của Trung Quốc thì trong tương lai, nó sẽ có sẽ tạo ra sự thay đổi chiến lược như J-20 vì sẽ làm thay đổi phương thức tác chiến đổ bộ đường biển của Trung Quốc. Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) dẫn lời truyền thông thế giới nhận xét, Trung Quốc đã có những thay đổi đáng kinh ngạc trong quá trình hiện đại hóa các lực lượng vũ trang, các mặt thay đổi chủ yếu chủ yếu nằm ở “các phương thức tác chiến chiến lược” và vấn đề “kĩ thuật quân sự; sự chuyển đối từ phương hướng tác chiến chiến lược từ lục địa ra đại dương, từ mặt đất lên không trung, từ nhỏ đến lớn, từ cố định sang di động. Về mặt kĩ thuật, các sản phẩm của nền công nghiệp quốc phòng nước này đang có những thay đổi mạnh mẽ về chất, đáp ứng được yêu cầu tác chiến trong tình hình mới. Trong các bài báo mới đây, người ta cho rằng, trước khi tàu đổ bộ Type-071 được đưa vào hoạt động, các tàu đổ bộ Trung Quốc vẫn theo một kiểu mô hình tàu há mồm từ thời thế chiến thứ hai. Nhưng từ sau khi tàu Type-071 ra đời (năm 2004), người ta cho rằng tàu này mô phỏng theo tàu San Antonio của Mỹ và lớn thứ hai về lượng giãn nước trong biên chế Hải quân Trung Quốc, sau tàu sân bay Thi Lang. Từ khi chỉ có 1 chiếc hoạt động vào tháng 12/2006, trong 1 khoảng thời gian ngắn đến tháng 1/2012, đã có 4 chiếc Type-071 được hạ thủy, điều này cho thấy ngành đóng tàu Trung Quốc rất phát triển cũng như việc họ chú trọng như thế nào đối với việc đóng các tàu đổ bộ và công tác đổ bộ đường biển. Hiện nay, Hải quân Trung Quốc có hai nhiệm vụ cơ bản là nâng cao khả năng tác chiến độc lập tầm xa cũng như hỗ trợ cho các tranh chấp lãnh thổ, ngoài ra còn có thêm vài nhiệm vụ như chống cướp biển, chống khủng bố và các nhiệm vụ khác Từ sự thay đổi chiến lược về hình dạng tàu, có thể hiểu rằng Trung Quốc muốn gia tăng năng lực tác chiến đổ bộ đường biển, tạo ra phương án thứ hai trong các hành động tác chiến trong tương lai. Như vậy, có thể thấy nếu phát triển tàu Type-081, nó phải đảm bảo các yêu cầu: tầm xa, cơ động, hiện đại, vận tải tốt của Trung Quốc. Học tập chiến lược của Mỹ Với khả năng mang được nhiều phương tiện cơ giới đường bộ, binh sĩ và trực thăng, tàu đổ bộ thế hệ mới Type 081 của Trung Quốc có thể tạo ra các thay đổi sau đây đối với phương thức tác chiến chiến lược. - Với sự góp mặt của trực thăng, việc đổ bộ sẽ có thể không cần chi viện hỏa lực của thiết giáp hạng nhẹ và pháo. - Với khả năng tác chiến tổng hợp, cơ động, hỏa lực hiện đại của trực thăng, giai đoạn vừa đổ bộ việc lập cầu tàu sẽ không còn quá phức tạp nữa. - Với khả năng tấn công càng ngày càng xa của trực thăng và trong tương lai có thể là các loại máy bay tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng, trong thời gian đổ bộ, cầu tàu đổ bộ sẽ không bị áp chế bởi hỏa lực của pháo mặt đất nữa. Diện mạo tàu đổ bộ Trung Quốc trong tương lai. - Với các loại trực thăng hỗn hợp tấn công và vận tải, việc tấn công sẽ diễn ra nhanh chóng và cơ động hơn, có thể dễ dàng chuyển quân từ cầu tàu đổ bộ vào tung thâm đối phương. - Dù không có hàng không mẫu hạm nhưng với loại tàu đổ bộ trực thăng mới này, năng lực kiểm soát chiến trường vẫn hoàn toàn được bảo đảm và hoàn toàn giống như đặc tính của một nhóm tác chiến tàu sân bay kiểu Mỹ, nhất là khi Trung Quốc có được các loại tiêm kích cất và hạ cánh thẳng đứng. Khi đó, khả năng tác chiến đường biển của nước này sẽ được nâng cao. - Ngoài trực thăng vận tải và tấn công, trên tàu còn có thể có trực thăng chống ngầm, khi đang hành quân hoặc tiến hành các hành động tiến công đường biển, trực thăng chống ngầm có thể tham gia thám trắc và tiêu diệt tàu ngầm đối phương. Trung Quốc đang trong quá trình hiện đại hóa quân đội và có những bước tiến đáng kể trong vấn đề này. Nhờ nền kinh tế phát triển, Trung Quốc đã có sự trợ giúp rất lớn về phát triển quốc phòng. Hiện nay, các khái niệm tác chiến cũng như sự phát triển của các chiến dịch tác chiến của họ đã dần dần học theo Mỹ. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu vận tải đổ bộ lớp 071. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu vận tải đổ bộ lớp 071. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012
>> Trung Quốc đóng tàu đổ bộ 25.000 tấn
Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012
>> Tàu đổ bộ cỡ lớn được TQ coi trọng
Trung Quốc có khả năng sẽ xây dựng lực lượng đặc nhiệm đổ bộ liên hợp, trong đó tàu đổ bộ đảm đương một phần chức năng của tàu sân bay. Tàu vận tải đổ bộ 071 Tỉnh Cương Sơn của Hạm đội Nam Hải - Hải quân Trung Quốc. Xuất phát từ sự tính toán thực tế, mối quan tâm của Hải quân Trung Quốc đối với tàu đổ bộ cỡ lớn sẽ không thấp hơn sự coi trọng đối với việc cải tạo tàu sân bay Varyag. Việc trang bị kịp thời loại tàu chiến này đã đảm bảo cho Trung Quốc có thể triển khai lực lượng quân sự nhanh chóng ở khu vực tranh chấp. Hoàn Cầu thời báo tự suy đoán và bình luận: Mức độ nóng bỏng của sự kiện đối đầu ở bãi cạn Scarborough giữa Trung Quốc và Philippines vẫn chưa mất đi, những thông tin về việc Hải quân Việt Nam xây dựng “Hạm đội Trường Sa” (?) cũng đã xuất hiện. Trong một thời gian, những câu chuyện liên quan đến việc Hải quân Trung Quốc xây dựng khả năng điều động lực lượng tầm xa đặc biệt là khả năng đổ bộ đã thu hút sự chú ý của những người yêu thích lĩnh vực quân sự. Tờ báo này tiếp tục: Đối mặt với những đảo, bãi đá phân tán ở biển Đông rộng lớn (Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý, vô có căn cứ - PV), không có tàu đổ bộ đáng tin cậy, sẽ không thể thực hiện được các hành động chiến dịch, chiến thuật có ý nghĩa thực sự. >> Tàu tấn công đổ bộ Type 081 của Trung Quốc "gia nhập" sân chơi Biển Đông >> Lý do Trung Quốc xây dựng hạm đội tàu đổ bộ ? >> Chiến hạm đổ bộ 071 Trung Quốc có sức mạnh đa năng Tính năng và việc sử dụng trang bị đổ bộ thế hệ mới của Hải quân Trung Quốc cũng là điều quan tâm của các nhà quan sát quân sự quốc tế trong những năm gần đây. Có phương tiện truyền thông nước ngoài cho rằng, trang bị tác chiến biển xa, đại diện là tàu vận tải đổ bộ 071, sẽ trở thành hạt nhân của lực lượng đổ bộ của Quân đội Trung Quốc, nó không chỉ là vũ khí lợi hại bảo vệ quyền lợi biển đối với TQ, mà còn có thể phát huy tác dụng trong việc thực hiện nhiệm vụ an ninh phi truyền thống thời bình. Tàu chiến mới có sức chiến đấu mạnh, giống như một căn cứ di động trên biển Đầu năm nay, một số phương tiện truyền thông Trung Quốc cho biết, tàu vận tải đổ bộ 071 thứ tư của Hải quân Trung Quốc đã hạ thủy ở Thượng Hải. “Mạng Chiến lược Toàn cầu” Mỹ bình luận, điều này cho thấy Trung Quốc sở hữu nguồn nhân lực và doanh nghiệp đóng tàu tốt, có thể tự thiết kế và chế tạo tàu tác chiến đổ bộ tiên tiến. Theo trang mạng này, tàu vận tải đổ bộ 071 dài 210 m, lượng choán nước khoảng 20.000 tấn, đường băng phía sau thân tàu có thể chứa 4 máy bay trực thăng cất/hạ cánh, khoang rộng bên trong có thể mang theo 4 tàu đệm khí, đồng thời mang theo 800 binh sĩ lính thủy đánh bộ và ít nhất 20 xe tăng và xe bọc thép. Tàu vận tải đổ bộ 071 Côn Luân Sơn - Hạm đội Nam Hải tiến hành hộ tống tại vịnh Aden. Bài báo cho rằng, tàu vận tải đổ bộ 071 có chức năng tương tự như tàu đổ bộ lớp San Antonio của Mỹ và tàu lớp Mistral của Pháp. Hiện nay, chiếc tàu vận tải đổ bộ 071 đầu tiên mang tên Côn Luân Sơn đã được bàn giao cho Hạm đội Nam Hải - Hải quân Trung Quốc vào năm 2006, đã tham gia hoạt động hộ tống ở vùng biển Somalia, chiếc tàu thứ hai mang tên Tỉnh Cương Sơn cũng đã đưa vào biên chế, việc chế tạo và chạy thử trên biển chiếc tàu thứ ba và thứ tư cũng đang được đẩy nhanh triển khai. Christian Le Miere, “Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế” London cho rằng: “Tàu đổ bộ cỡ lớn phản ánh rõ tham vọng khả năng điều động lực lượng của một quốc gia”, không có tàu đổ bộ thì Trung Quốc cơ bản không thể triển khai hiệu quả các hành động đổ bộ ở biển Đông cho đến Tây Thái Bình Dương. Đặc biệt là hai năm gần đây, Trung Quốc và Nhật Bản tiến hành tranh cãi gay gắt xung quanh chủ quyền các hòn đảo ở biển Hoa Đông, Việt Nam và Philippines cũng tăng cường tuyên bố chủ quyền đối với các hòn đảo trên biển Đông, việc trang bị kịp thời các tàu vận tải đổ bộ đã giúp cho Trung Quốc có thể triển khai nhanh chóng lực lượng quân sự ở khu vực tranh chấp. Một số nhà phân tích cho rằng, dưới sự dẫn dắt của chiến lược quốc phòng mới, Lầu Năm Góc tích cực can thiệp vấn đề biển Đông, có kế hoạch triển khai tàu chiến đấu duyên hải ở Singapore, đồng thời chuẩn bị đóng quân ở Philippines, đã gây ra sự lo ngại cho Bắc Kinh. Vì vậy, “tàu vận tải đổ bộ 071 của Trung Quốc hạ thủy là sự đáp trả các động thái trên của Mỹ”. Nhưng, tàu chiến của Trung Quốc và Mỹ sẽ vẫn chưa xảy ra xung đột trực tiếp ở khu vực này, một mặt, Hải quân Trung Quốc tạm thời còn chưa phải là đối thủ của Mỹ, đồng thời, hai nước lớn này đều không muốn từ bỏ sự lựa chọn ngoại giao. Việc xây dựng hải quân tầm xa mới bắt đầu Sau năm 2008, cùng với tình hình eo biển Đài Loan dịu bớt, vấn đề quan tâm của Hải quân Trung Quốc đã có sự điều chỉnh tương đối lớn, bao gồm các nhiệm vụ như giữ gìn hòa bình, cứu trợ nhân đạo, cứu hộ thiên tai cho đến tấn công cướp biển ở vùng biển Somalia, hầu như đều không tách rời với việc điều động lực lượng tầm xa. Hoàn Cầu báo viết: trong khi các trang bị chủ lực còn có thứ cũ kỹ và số lượng chưa đầy đủ, tại sao Hải quân Trung Quốc lại tập trung nhấn mạnh việc xây dựng khả năng điều động tầm xa? Tạp chí “Quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương” của Đài Loan cho rằng, hai điểm dưới đây có lẽ là yếu tố làm cho Hải quân Trung Quốc kiên trì: Trước hết, tìm kiếm cơ hội học tập và thử nghiệm công nghệ. Nhiệm vụ hộ tống ở vịnh Aden đem lại cơ hội cho Hải quân Trung Quốc tới thăm nhiều hơn các nước khác và tiến hành diễn tập chung với các nước, đồng thời còn có thể bảo vệ cụ thể hơn, hiệu quả hơn an toàn cho công dân Trung Quốc ở nước ngoài, trong đó có việc rút người Hoa ở Libya về nước năm 2011. Các tài liệu công khai cho biết, trong ba hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc, Hạm đội Nam Hải và Hạm đội Đông Hải có tỷ lệ tàu chiến đi hộ tống cao nhất; còn Hạm đội Bắc Hải chủ yếu cử máy bay trực thăng tham gia hộ tống, mãi đến tháng 2/2012 mới cử tàu chiến thực hiện nhiệm vụ hộ tống ở vịnh Aden tốp thứ 11. Lúc này, những phỏng đoán của dư luận bên ngoài về việc Hải quân Trung Quốc “không đủ tàu chiến” và “không đủ khả năng” cơ bản đã bị phủ nhận. Thứ hai, cung cấp cơ sở lý thuyết cho việc “đóng tàu, bảo vệ chủ quyền”. Từ khi tàu vận tải đổ bộ 071 đầu tiên được trang bị cho đến chiếc thứ tư vừa hạ thủy như lời đồn, khoảng cách thời gian ngày càng ngắn, việc sử dụng chiến đấu thực tế của các tàu tiếp theo cũng ngày càng thành thạo. Tạp chí “Quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương” cho rằng, tàu vận tải đổ bộ 071 được thiết kế tàng hình, đường băng dành cho máy bay trực thăng, ván cầu xe giữa tàu và khoang bên trong đều có dáng dấp “phong cách kiểu Mỹ”, cho thấy Hải quân Trung Quốc không chỉ có ý định bắt chước Mỹ về công nghệ đóng tàu và biên chế lực lượng, mà còn cố gắng học được khả năng cứu hộ khẩn cấp từ tiền lệ thành công của quân Mỹ, cố gắng tăng cường đồng bộ khả năng bảo vệ “lãnh thổ biển xanh” trong lĩnh vực an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống. Hải quân Trung Quốc tập trận đổ bộ. Đối với Trung Quốc, việc xây dựng “hải quân tầm xa” mới chỉ bắt đầu. Dư luận bên ngoài nhận thấy, hạm đội tàu chiến Trung Quốc đã nhiều năm chạy xuyên qua “chuỗi đảo thứ nhất” đến Tây Thái Bình Dương diễn tập, phần lớn đều là sự phối hợp giữa tàu tác chiến thông thường và tàu hậu cần bình thường, ít có tàu ngầm đi theo, chưa xuất hiện mô hình phối hợp lực lượng đặc nhiệm đổ bộ liên hợp. Tuy nhiên, tình hình này sẽ không mãi kéo dài. Kết luận này đã được chứng minh cách đây không lâu. Ngày 8/5, Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản xác nhận, 5 tàu chiến Trung Quốc dẫn đầu là tàu vận tải đổ bộ 071, ngày 6/5 đã ở vùng biển cách Okinawa 650 km về phía tây nam và chạy về hướng nam, trực tiếp chạy ra Thái Bình Dương (? - PV). Đây cũng là lần đầu tiên tàu vận tải đổ bộ 071 thâm nhập Tây Thái Bình Dương theo hình thức biên đội, hoặc sẽ triển khai hoạt động huấn luyện tác chiến đổ bộ. Mức độ coi trọng không thua kém tàu sân bay Trong tiến trình hiện đại hóa, Quân đội Trung Quốc thực hiện đường lối kết hợp “phát triển kiểu nhảy vọt” và “theo đuổi, bắt chước”. Lấy tác chiến đổ bộ làm ví dụ, một bản báo cáo trình Quốc hội Mỹ của Công ty RAND cho biết, tác chiến đổ bộ tuy không phải là “quan trọng trong quan trọng” của Hải quân Trung Quốc, nhưng xuất phát từ sự tính toán thực tế, mối quan tâm của Trung Quốc đối với tàu đổ bộ cỡ lớn không thể thấp hơn việc coi trọng cải tạo tàu sân bay Varyag, thậm chí không loại trừ khả năng Trung Quốc xây dựng lực lượng đặc nhiệm đổ bộ liên hợp trong tương lai, lấy tàu đổ bộ để đảm nhận một phần chức năng của tàu sân bay. Máy bay trực thăng Z-9 phiên bản hải quân của Trung Quốc. Lấy quân Mỹ làm tham chiếu, một lực lượng đặc nhiệm đổ bộ liên hợp có ít nhất 2 tàu tấn công đổ bộ, 1 tàu vận tải đổ bộ, 1 tàu vận tải, cộng thêm lực lượng tàu nổi, tàu ngầm và cảnh giới trên không. Nói cách khác, khi dư luận bên ngoài sôi nổi dự đoán Trung Quốc sẽ chế tạo 3-4 tàu sân bay, hoặc có thể theo đó suy ra: nếu một cụm tấn công tàu sân bay bảo vệ một lực lượng đặc nhiệm đổ bộ, tổng cộng cần 12-16 tàu đổ bộ cỡ lớn. Nhìn vào mức độ hoàn thiện công nghệ của tàu vận tải đổ bộ 071, đến năm 2020 Trung Quốc có thể hoàn thành mục tiêu này. Cùng với việc tàu đổ bộ cỡ lớn liên tục đi vào hoạt động, khả năng điều động lực lượng trên biển của Quân đội Trung Quốc được nâng lên rõ rệt, nhưng chỉ có nó vẫn chưa đủ để thực hiện nhiệm vụ tác chiến cường độ cao, Hải quân Trung Quốc sẽ tận dụng cơ hội tích lũy kinh nghiệm chiến đấu thực tế như thế nào? Theo quan sát, việc tham gia nhiệm vụ an ninh phi truyền thống quốc tế là sự lựa chọn tốt nhất. Trong nhiệm vụ chống cướp biển của lượt tốp thứ 6, tàu Côn Luân Sơn trở thành chủ lực của biên đội hộ tống, trong đó đã tiến hành diễn tập khoa mục đổ bộ ở biển Đông, kề sát vùng biển quần đảo Natuna của Indonesia. Ý tưởng tàu tấn công đổ bộ của Trung Quốc (theo dân mạng lưu truyền) Ngoài ra, đầu năm nay, Quỹ Jamestown Mỹ đã đăng bài “Trung Quốc 2012: Bức tranh trong thay đổi”, cho rằng: “Cùng với việc tăng số lượng tàu đổ bộ 071, khả năng vận chuyển trên biển của Quân đội Trung Quốc ngày càng ấn tượng, trong tương lai còn cần có tàu tấn công đổ bộ có khả năng kiểm soát chiến trường”. Xét tới tác chiến đổ bộ hiện đại cần sử dụng máy bay chiến đấu cất/hạ cánh thẳng đứng và máy bay trực thăng hạng nặng, từ đó vượt qua tuyến trước phòng thủ bờ biển của kẻ thù, bước tiếp theo Hải quân Trung Quốc có thể phát triển tàu tấn công đổ bộ trang bị trực thăng với đường băng thông suốt (LHA), tiếp tục đẩy nhanh “nhịp điệu” tác chiến đổ bộ. |
Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012
>> Chiến hạm đổ bộ 071 Trung Quốc có sức mạnh đa năng
Tàu vận tải đổ bộ tổng hợp lớp 071 có nhiều ưu thế trong việc bảo vệ quyền lợi biển cũng như thực hiện các nhiệm vụ khác. Tàu vận tải đổ bộ lớp 071 Côn Lôn Sơn - Hải quân Trung Quốc. Đầu năm nay, chiếc tàu vận tải đổ bộ tổng hợp lớp 071 thứ tư của Hải quân Trung Quốc đã hạ thủy ở nhà máy đóng tàu Hỗ Đông-Thượng Hải. Tàu vận tải đổ bộ tổng hợp đầu tiên lớp 071 Côn Lôn Sơn hạ thủy tháng 12/2006, tàu đổ bộ lớp 071 thứ hai Tỉnh Cương Sơn hạ thủy ngày 18/11/2010. Chiếc tàu đổ bộ tổng hợp lớp 071 thứ ba hạ thủy ngày 26/9/2011. Tàu vận tải đổ bộ lớp 071 Tỉnh Cương Sơn - Hải quân Trung Quốc. Có tờ báo quốc tế bình luận, loại tàu chiến này sẽ trở thành hạt nhân của lực lượng đổ bộ Hải quân Trung Quốc, không chỉ là vũ khí lợi hại bảo vệ quyền lợi biển,mà còn có vai trò to lớn thực hiện nhiệm vụ nhân đạo trong thời bình. Hãng Reuters thậm chí cho rằng, Hải quân Trung Quốc dự kiến triển khai tới 8 tàu vận tải đổ bộ lớp 071. Vũ khí ngang với tàu sân bay Về bản chất, tàu vận tải đổ bộ 071 là một loại tàu chiến có khả năng hoạt động ở biển xa, có thể mang theo tàu đổ bộ lưỡng thê và tàu đổ bộ đệm khí. Nó có 1 khoang cỡ lớn chứa tàu đổ bộ lưỡng thê, khi tác chiến, đuôi tàu trút nước mở khoang để tàu đổ bộ lưỡng thê, tàu đổ bộ đệm khí ra vào. Đồng thời, tàu vận tải đổ bộ hiện đại còn có kho chứa máy bay trực thăng và đường băng cất/hạ cánh, có thể mang theo máy bay trực thăng vận tải, tiến hành tấn công thẳng đứng dọc tuyến bờ biển của đối phương. So với tàu đổ bộ truyền thống, tàu vận tải đổ bộ chắc chắn là một sự phát triển mang tính cách mạng về phương thức tác chiến và khả năng tác chiến. Tàu vận tải đổ bộ đã áp dụng mô hình đổ bộ “kiểu mẹ con”, tàu mẹ có thể không nhất thiết đến gần bờ, ở cự ly cách khá xa bờ biển có thể phóng tàu đổ bộ và máy bay trực thăng vận tải để phát động tác chiến đổ bộ, tính an toàn của nơi đổ bộ đã được bảo đảm nhất định. Tàu vận tải đổ bộ có lượng choán nước rất lớn, vì vậy nó có không gian trong tàu và khả năng chạy liên tục mà các tàu đổ bộ truyền thống không thể so sánh, điều này mang lại hai lợi ích lớn: Khả năng chạy liên tục lớn và các thuyền viên cảm thấy thoải mái. Khả năng chạy liên tục giúp cho tàu vận tải đổ bộ có thể tiến hành triển khai ở biển xa, thời gian triển khai trên biển cũng dài hơn, tàu vận tải đổ bộ như vậy sẽ có thể tiến hành răn đe liên tục đến vài tháng đối với khu vực điểm nóng. Trong chiến tranh hải quân hiện đại, không có gì thay thế 2 loại mô hình sau: chiến tranh hạn chế trong tranh chấp lãnh thổ trên biển và chiến tranh trên biển quy mô lớn. Mà tàu vận tải đổ bộ có thể đảm nhiệm rất tốt vai trò của mình. Trong “chiến tranh hạn chế” cường độ thấp, lực lượng lính thủy đánh bộ quy mô cấp tiểu đoàn của tàu vận tải đổ bộ hoàn toàn có thể đảm đương được nhiệm vụ đoạt lấy mục tiêu mà đối phương chiếm đóng. Tàu vận tải đổ bộ được lắp đặt hạm pháo và vũ khí áp chế tầm gần với số lượng nhất định, có thể cung cấp chi viện nhất định cho lực lượng chiến đấu trên bộ. Do khả năng vận tải rất lớn, sau khi chiếm lại các đảo đá bị đối phương chiếm đóng, có thể sử dụng dụng cụ và vật tư trên tàu, nhanh chóng xây dựng công sự và cột mốc chủ quyền trên đảo, đá, đưa quân đồn trú lên đảo, tích trữ vật tư và đạn dược cần thiết cho phòng thủ lâu dài. Tàu vận tải đổ bộ lớp 071 - Hải quân Trung Quốc. Trong các cuộc chiến tranh trên biển quy mô lớn tương lai, tác chiến đổ bộ là một khâu không thể xem nhẹ, do việc bố trí chống đổ bộ trên bờ của đối phương kết hợp với kế hoạch hỏa lực, hơn nữa còn kết hợp với các chướng ngại vật nhân tạo và chướng ngại vật tự nhiên, kết hợp giữa bố trí sớm và bố trí lâm thời, tạo thành hệ thống chướng ngại vật cực kỳ dày đặc. Trong tình hình đó, phương thức tác chiến trực tiếp đoạt bến đổ bộ trước đây đã từng bước nhường chỗ cho sử dụng phương thức tác chiến ba chiều (lập thể) của tàu đổ bộ lưỡng thê, tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn, máy bay trực thăng tiến hành đổ bộ thẳng đứng, đồng thời ra sức phát triển các phương tiện đổ bộ kiểu mới như tàu đệm khí, máy bay bay thấp (sát mặt đất/mặt nước) cỡ lớn, máy bay trực thăng, phá vỡ hình thức tác chiến đổ bộ truyền thống, phát triển khả năng tác chiến đổ bộ liên hợp nhất thể hóa. Ngoài ra, tàu vận tải đổ bộ giúp cho Trung Quốc triển khai quân đội và trang bị trong thời chiến, hoặc thực hiện nhiệm vụ trong các tình huống bất trắc của thời bình, chẳng hạn bảo vệ hơn 800.000 công dân Trung Quốc làm việc ở nước ngoài. Chuyên gia vấn đề hàng hải Kopeck Collins cho rằng: “Nói về vai trò phi chiến đấu, chúng có ý nghĩa hơn so với tàu sân bay. Chúng có thể vận chuyển máy bay trực thăng, binh sĩ, tàu đệm khí, thậm chí xe bọc thép”. Máy bay trực thăng Z-8 trên tàu Côn Lôn Sơn. Có ưu thế rõ rệt so với Nhật Bản, Hàn Quốc Trước khi tàu vận tải đổ bộ của Trung Quốc đi vào hoạt động, tàu vận tải đổ bộ lớp Osumi của Nhật Bản, lớp Dokdo của Hàn Quốc đều đã được trang bị. Mặc dù đều là tàu vận tải đổ bộ, loại tàu của Nhật Bản và Hàn Quốc lại hiện đại hơn, có đường băng thẳng và thang máy, nhìn bên ngoài rất giống tàu sân bay hạng nhẹ, vì vậy những chiếc tàu này thường được gọi là “nửa tàu sân bay”. Tuy nhiên, tàu lớp Osumi chỉ có lượng choán nước 14.000 tấn, không thể đồng thời mang theo nhiều máy bay và tàu đệm khí, đường băng thẳng thực ra là không quan trọng. Trong khi đó, do thiết lập đường băng thẳng, tàu lớp Osumi ngược lại thiếu có không gian để bố trí kho chứa máy bay, khả năng mang theo máy bay thực sự là con số không, thấp hơn một bậc so với tàu vận tải đổ bộ lớp 071 của Trung Quốc và lớp San Antonio của Mỹ - những loại tàu có thể mang theo cả máy bay và tàu thuyền. Tàu vận tải lưỡng thê Osumi - Nhật Bản. Ngoài ra, còn có tàu tấn công lưỡng thê lớp Dokdo của Hàn Quốc. Tàu này đồng thời có đường băng thẳng, kho chứa máy bay và tàu đệm khí LCAC, nhưng do trọng tải quá nhỏ (lượng choán nước 18.000 tấn), kho chứa máy bay trực thăng và kho chứa xe chỉ có thể dồn với nhau, không có khả năng mang theo đồng thời LCAC, xe tăng và máy bay trực thăng; khi đã mang theo nhiều máy bay trực thăng thì không thể mang theo xe tăng nữa. Nhưng, là một nước nhỏ, việc thiết kế tàu đa năng này của Hải quân Hàn Quốc cũng có tính hợp lý, mỗi một loại vũ khí tác chiến đều có thể mang theo một ít, hơn nữa đều không cần quá nhiều, một mặt đã tăng cường khả năng thông thường, mặt khác đã giảm được giá thành sử dụng. Tàu vận tải đổ bộ nội địa là sự thử nghiệm lần đầu tiên tàu tác chiến lưỡng thê viễn dương của Trung Quốc, về công nghệ áp dụng thiết kế bảo thủ là phù hợp, đồng thời là một tàu vận tải đổ bộ, mô-đun chức năng chính của nó (khoang chứa và hệ thống cất/hạ cánh máy bay trực thăng) đều đã đầy đủ, đã có khả năng tác chiến cơ bản nhất, vì vậy về thiết kế là tương đối thành công. Là một mắt khâu trong tác chiến lưỡng thê (cả trên biển và đổ bộ) của Hải quân Trung Quốc, tàu vận tải đổ bộ chủ yếu nổi trội về khả năng mang theo tàu đệm khí, còn máy bay chỉ là trang bị hỗ trợ, hơn nữa 2-3 máy bay và đường băng bay cỡ lớn là đã rất ấn tượng. Tàu tấn công đổ bộ Dokdo - Hàn Quốc. Tàu vận tải đổ bộ lớp San Antonio của Mỹ. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)