Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc vừa đưa ra bản thiết kế tiêu chuẩn của tàu đổ bộ trực thăng thế hệ mới có lượng giãn nước lên tới 25.000 tấn. >> Tàu đổ bộ cỡ lớn được TQ coi trọng >> Xu hướng hải chiến hiện đại Type 071 đánh dấu bước chuyển trong thiết kế tàu đổ bộ của Trung Quốc. Theo báo chí phương Tây, đây là thiết kế tàu đổ bộ hạng nặng ấn tượng nhất của Trung Quốc tính cho đến thời điểm này. Có nghĩa là sau thành công với tàu đổ bộ 13.000 tấn Type-071, Trung Quốc đã có thêm một bước tiến đáng kể nữa trong việc thiết kế tàu đổ bộ. Theo bình luận của Tạp chí Quốc phòng Khán Hòa (Kanwa), tàu 25.000 tấn này có thể mang được 4 tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr của Ukraine, loại tàu này cũng có thể sẽ được bán cho Thái Lan và Malaysia. Cũng theo thông tin từ Khán Hòa, tàu đổ bộ mới của Trung Quốc có lượng giãn nước 25.000 tấn, dài 211m, đạt vấn tốc tối đa khoảng 43 km/h. Tàu có khả năng chở 1.068 binh lính và 8 trực thăng, tàu đáp ứng yêu cầu cất hạ cánh của 4 trực thăng hạng năng trong điều kiện sóng gió cấp 6. Tính năng tăng thể của tàu mới được đánh giá tương đương lớp Hyuga của Nhật Bản. Hệ thống vũ khí gồm có 4 tổ hợp pháo phòng không tầm thấp Type-730 hoặc Type-1130, 2 hệ thống rocket săn ngầm. Hệ thống điện tử sơ bộ có radar 3D, hệ thống tác chiến điện tử, sonar... Tàu đổ bộ trực thăng được cải tiến hoàn toàn Báo chí Đài Loan thì cho rằng, nếu đây thật sự là thiết kế tàu đổ bộ trực thăng mới của Trung Quốc thì trong tương lai, nó sẽ có sẽ tạo ra sự thay đổi chiến lược như J-20 vì sẽ làm thay đổi phương thức tác chiến đổ bộ đường biển của Trung Quốc. Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) dẫn lời truyền thông thế giới nhận xét, Trung Quốc đã có những thay đổi đáng kinh ngạc trong quá trình hiện đại hóa các lực lượng vũ trang, các mặt thay đổi chủ yếu chủ yếu nằm ở “các phương thức tác chiến chiến lược” và vấn đề “kĩ thuật quân sự; sự chuyển đối từ phương hướng tác chiến chiến lược từ lục địa ra đại dương, từ mặt đất lên không trung, từ nhỏ đến lớn, từ cố định sang di động. Về mặt kĩ thuật, các sản phẩm của nền công nghiệp quốc phòng nước này đang có những thay đổi mạnh mẽ về chất, đáp ứng được yêu cầu tác chiến trong tình hình mới. Trong các bài báo mới đây, người ta cho rằng, trước khi tàu đổ bộ Type-071 được đưa vào hoạt động, các tàu đổ bộ Trung Quốc vẫn theo một kiểu mô hình tàu há mồm từ thời thế chiến thứ hai. Nhưng từ sau khi tàu Type-071 ra đời (năm 2004), người ta cho rằng tàu này mô phỏng theo tàu San Antonio của Mỹ và lớn thứ hai về lượng giãn nước trong biên chế Hải quân Trung Quốc, sau tàu sân bay Thi Lang. Từ khi chỉ có 1 chiếc hoạt động vào tháng 12/2006, trong 1 khoảng thời gian ngắn đến tháng 1/2012, đã có 4 chiếc Type-071 được hạ thủy, điều này cho thấy ngành đóng tàu Trung Quốc rất phát triển cũng như việc họ chú trọng như thế nào đối với việc đóng các tàu đổ bộ và công tác đổ bộ đường biển. Hiện nay, Hải quân Trung Quốc có hai nhiệm vụ cơ bản là nâng cao khả năng tác chiến độc lập tầm xa cũng như hỗ trợ cho các tranh chấp lãnh thổ, ngoài ra còn có thêm vài nhiệm vụ như chống cướp biển, chống khủng bố và các nhiệm vụ khác Từ sự thay đổi chiến lược về hình dạng tàu, có thể hiểu rằng Trung Quốc muốn gia tăng năng lực tác chiến đổ bộ đường biển, tạo ra phương án thứ hai trong các hành động tác chiến trong tương lai. Như vậy, có thể thấy nếu phát triển tàu Type-081, nó phải đảm bảo các yêu cầu: tầm xa, cơ động, hiện đại, vận tải tốt của Trung Quốc. Học tập chiến lược của Mỹ Với khả năng mang được nhiều phương tiện cơ giới đường bộ, binh sĩ và trực thăng, tàu đổ bộ thế hệ mới Type 081 của Trung Quốc có thể tạo ra các thay đổi sau đây đối với phương thức tác chiến chiến lược. - Với sự góp mặt của trực thăng, việc đổ bộ sẽ có thể không cần chi viện hỏa lực của thiết giáp hạng nhẹ và pháo. - Với khả năng tác chiến tổng hợp, cơ động, hỏa lực hiện đại của trực thăng, giai đoạn vừa đổ bộ việc lập cầu tàu sẽ không còn quá phức tạp nữa. - Với khả năng tấn công càng ngày càng xa của trực thăng và trong tương lai có thể là các loại máy bay tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng, trong thời gian đổ bộ, cầu tàu đổ bộ sẽ không bị áp chế bởi hỏa lực của pháo mặt đất nữa. Diện mạo tàu đổ bộ Trung Quốc trong tương lai. - Với các loại trực thăng hỗn hợp tấn công và vận tải, việc tấn công sẽ diễn ra nhanh chóng và cơ động hơn, có thể dễ dàng chuyển quân từ cầu tàu đổ bộ vào tung thâm đối phương. - Dù không có hàng không mẫu hạm nhưng với loại tàu đổ bộ trực thăng mới này, năng lực kiểm soát chiến trường vẫn hoàn toàn được bảo đảm và hoàn toàn giống như đặc tính của một nhóm tác chiến tàu sân bay kiểu Mỹ, nhất là khi Trung Quốc có được các loại tiêm kích cất và hạ cánh thẳng đứng. Khi đó, khả năng tác chiến đường biển của nước này sẽ được nâng cao. - Ngoài trực thăng vận tải và tấn công, trên tàu còn có thể có trực thăng chống ngầm, khi đang hành quân hoặc tiến hành các hành động tiến công đường biển, trực thăng chống ngầm có thể tham gia thám trắc và tiêu diệt tàu ngầm đối phương. Trung Quốc đang trong quá trình hiện đại hóa quân đội và có những bước tiến đáng kể trong vấn đề này. Nhờ nền kinh tế phát triển, Trung Quốc đã có sự trợ giúp rất lớn về phát triển quốc phòng. Hiện nay, các khái niệm tác chiến cũng như sự phát triển của các chiến dịch tác chiến của họ đã dần dần học theo Mỹ. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu đổ bộ trực thăng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu đổ bộ trực thăng. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012
>> Trung Quốc đóng tàu đổ bộ 25.000 tấn
Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011
>> Bộ Quốc phòng Nga thiếu chuyên nghiệp?
Sự yếu kém và thiếu chuyên nghiệp trong đàm phán mua bán của Bộ Quốc phòng Nga đã dẫn đến nguy cơ phá sản cho thương vụ Mistral.
Sau một thời gian dài đàm phán, thương vụ mua bán lớn nhất giữa Nga và Pháp đang dần rơi vào thế bế tắc. Hai bên không đạt được bất kỳ sự thống nhất nào về giá cả và công nghệ cho chiếc tàu đổ bộ trực thăng này. Theo thông tin được tiết lộ bởi ông Sergey Chemezov, Tổng giám đốc công ty xuất khẩu vũ khí Nhà nước Nga Rosoboronexport: Các cuộc đàm phán đã không đạt được sự thống nhất về giá cả và công nghệ. Trong khi phía Nga yêu cầu ngoài chi phí mua sắm chiếc tàu đổ bộ trực thăng này, còn có vấn đề về chuyển giao công nghệ liên quan cho phía Nga thì Pháp lại từ chối. “Cuộc đàm phán đang có vấn đề, ban đầu chúng tôi biết rằng giá cả mua tàu đổ bộ trực thăng này có các vấn đề liên quan đến công nghệ. Nhưng khi bắt tay vào cuộc đàm phán ở cấp độ nhà nước thì mọi thứ đã sụp đổ”, Chemezov đã trao đổi như vậy với các phóng viên. Thương vụ mua bán Mistral tồn tại quá nhiều điều phức tạp. Nguyên nhân của sự bế tắc? Theo truyền thống, tất cả các hợp đồng mua bán vũ khí, khí tài quân sự của Nga phải thông qua công ty Rosoboronexport. Tuy nhiên, ngoại lệ đã xảy ra, chính Bộ Quốc phòng Nga mà cụ thể là Hải quân Nga, dẫn đầu là Phó đô đốc Nikolai Borissov đã tiến hành các công tác đàm phán đầu tiên với Tập đoàn DCNS của Pháp. Đích thân Phó đô đốc Nikolai Borissov đặt bút ký vào bản thỏa thuận sơ bộ liên chính phủ về hợp đồng mua bán Mistral. Tưởng chừng như sau bản thỏa thuận sơ bộ này, tàu đổ bộ trực thăng Mistral sẽ sớm biên chế trong Quân đội Nga. Theo thỏa thuận liên chính phủ được công bố vào ngày 24/12/2010, chi phí cho hợp đồng là 1,15 tỷ Euro, trong đó có chi phí mua 2 tàu đổ bộ trực thăng Mistral là 980 triệu Euro, chi phí dịch vụ hậu cần liên quan là 131 triệu Euro, chi phí đào tạo sử dụng là 39 triệu Euro. Sau đó, đến khi bước vào vòng đàm phán chính thức với DCNS của Pháp, Rosoboronexport mới té ngửa nhận ra: Thỏa thuận sơ bộ liên chính phủ đã không làm rõ các vấn đề liên quan, mở đường cho công tác đàm phán chính thức. Thứ nhất, chi phí cho 2 tàu Mistral nêu trên đã bao gồm giấy phép sản xuất và toàn bộ tài liệu kỹ thuật để đóng 2 chiếc nữa tại Nga hay không? Thứ hai, thỏa thuận sơ bộ cũng không chỉ rõ các tàu Mistral của Nga sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn công nghệ nào? Thứ ba, thỏa thuận sơ bộ cũng không chỉ rõ liên doanh để sản xuất các tàu Mistral sẽ đặt ở đâu nếu hợp đồng chính thức được ký kết? Các nhà phân tích đã đặt ra sự hoài nghi, tại sao Bộ Quốc phòng Nga vốn không có nhiều kinh nghiệm trong các cuộc mua bán, lại tiến hành đàm phán trực tiếp với nhà cung cấp nước ngoài. Điều lẽ ra phải được thực hiện bởi một tổ chức chuyên nghiệp như Rosoboronexport. Theo một thông tin được công bố bởi trang Vedomosti từ giữa tháng 4/2011, giá cả không phải là trở ngại lớn nhất cho cuộc đàm phán. Lý do của sự bế tắc là các tàu Mistral của Nga sẽ không được trang bị các hệ thống điện tử truyền thông và kiểm soát hệ thống hiện đại. Dù sau đó hãng tin Ria Novosti trích dẫn nguồn tin khác của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, phía Pháp cam kết hoàn thành tàu Mistral với đầy đủ tính năng của hệ thống. Bao gồm cả hệ thống dữ liệu chiến đấu SENIT9. Tuy nhiên, mã nguồn của hệ thống này sẽ không được chuyển giao cho phía Nga, và Nga sẽ không thể thực hiện các thay đổi cho hệ thống phù hợp với quan điểm tác chiến của Hải quân Nga. Rõ ràng sự yếu kém và thiếu kinh nghiệm trong công tác đàm phán ban đầu của Bộ Quốc phòng Nga đã dẫn đến sự bế tắc và có nguy cơ đỗ vỡ của thương vụ này. Trước đó, công tác đàm phán mua máy bay không người lái từ Israel đã bị phá sản chính từ sự thiếu chuyên nghiệp trong đàm phán của Bộ Quốc phòng Nga.
[BDV news]
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)