Malaysia đã bày tỏ sự mong muốn có được hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung hiện đại Buk-M2E của Nga. Hãng tin Interfax dẫn lời giám đốc Công ty Rosoboronexport, Dimidyuk Nicholas rằng Malaysia đã đánh giá cao và bày tỏ sự quan tâm đến hệ thống tên lửa Buk-M2E của Nga. Tuy nhiên, Malaysia vẫn chưa thông qua quyết định mua các tên lửa đất đối không tầm trung này. Hôm thứ năm tuần trước, tại Triển lãm quốc tế hải quân và công nghệ hàng không vũ trụ Lima 2011, N. Dimidyuk cho biết: "Sau khi nghe thuyết trình, các đại diện quân sự của Malaysia đã đánh giá cao tên lửa Buk-M2E của chúng tôi, và tuyên bố rằng đây là công nghệ tên lửa chống máy bay tầm trung tiên tiến nhất trên thế giới tại thời điểm này." Tên lửa “Gấu xám” Buk-M2E của Nga N. Dimidyuk cũng nhắc lại các kết quả của cuộc triển lãm Lima trong năm 2009: "Sau khi thăm quan các sản phẩm, các sĩ quan quân đội Malaysia, cũng như đại diện của ngành công nghiệp quốc phòng nước này đã công khai bày tỏ quan điểm của mình rằng các sản phẩm của Nga hiện đại hơn các đối tác nước ngoài rất nhiều. Hiện tại chúng tôi có thể cung cấp cho Malaysia các tên lửa Buk-M2E có tính năng kỹ chiến thuật tốt hơn, tầm bắn xa hơn các tên lửa Buk-M1-2 đồng thời cũng cải thiện khả năng chống lại chiến tranh điện tử". “Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Malaysia đã quá quen thuộc với các trang thiết bị quân sự và vũ khí của xuất khẩu khác nhau của Nga”, phó Giám đốc cơ quan xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport Victor Komardin, người đứng đầu phái đoàn Nga tại Triển lãm Không gian Vũ trụ và Hàng hải Lima 2011 tại Malaysia cho hay: “Và chúng tôi hy vọng các thỏa thuận sẽ đạt được tại cuộc họp với tư lệnh các lực lượng quốc phòng của Malaysia sắp tới”, Victor Komardin cho biết. Triển lãm Lima 2011 có sự tham gia tới hơn 400 công ty đến từ 35 quốc gia khác nhau với các sản phẩm trong lĩnh vực không gian vũ trụ và hải quân. Các hãng sản xuất vũ khí nổi tiếng trên thế giới đã mang đến Lima-2011 64 máy bay các loại, 12 tàu chiến cùng hàng loạt các loại vũ khí, trang thiết bị quân sự được trưng bày dưới dạng mô hình, áp phích và video. Nga cũng đã mang tới triển lãm các sản phẩm tốt nhất của mình như tiêm kích Su-30MK2, máy bay trực thăng Mi-17, xe tăng T-90S, tên lửa “Cuồng phong” Tornado, tên lửa Buk-M2E…và các thiết bị hàng hải khác. Tên lửa “Gấu xám” Buk-M2E (NATO gọi là S-17 Grizzly) là tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung đa năng và có sức cơ động cao. Tổ hợp này được Nga thiết kế và sản xuất tại nhà máy Ulianov. Các chuyên gia Nga đánh giá, Buk-M2E có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trong phạm vi nhiệm vụ của mình, từ các loại trực thăng yểm trợ hỏa lực cho đến các loại máy bay chiến thuật, chiến lược cũng như tên lửa đạn đạo và tên lửa chống rada khác. Buk-M2E có khả năng tiêu diệt cả các mục tiêu mặt nước (gồm cả các tàu lớp khu trục và tàu tuần dương trang bị tên lửa). Đối với các mục tiêu là các trạm rada mặt đất, Buk-M2E có khả năng phát hiện và tiêu diệt kể cả trong điều kiện môi trường nhiễu tăng cường. Tầm xa tối đa mà Buk-M2E có khả năng tiêu diệt hiệu quả mục tiêu là 45 km với khả năng vươn cao lên tới 25 km. “Gấu xám” Buk-M2E sẽ sớm có mặt trong quân đội Malaysia? Đặc biệt, tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M2E có thời gian triển khai và khai hỏa cực nhanh so với các tổ hợp tương tự của các nước trên thế giới. Chỉ mất 20 giây, Buk-M2E đã có khả năng triển khai tác chiến và chưa đầy 5 phút sau sẽ ở trạng thái hoàn toàn sẵn sàng tiêu diệt bất cứ mục tiêu nào. Bên cạnh đó, Buk-M2E có khả năng tự hành và tính cơ động cao nhờ trang bị bánh xích và động cơ công suất lớn. Trước đây, Nga không xuất khẩu loại vũ khí này. Tuy nhiên, do nhu cầu trên thị trường vũ khí thế giới đối với tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M2E ngày càng tăng nên Nga đã nghiên cứu và sản xuất phiên bản xuất khẩu, trong đó có phiên bản bánh lốp. Hy vọng rằng, “gấu xám” Buk-M2E sẽ sớm có mặt trong quân đội Malaysia. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Buk M2E. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Buk M2E. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011
>> Malaysia sẽ mua tên lửa “Gấu xám” Buk-M2E của Nga?
Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011
>> Lý do Nga thành lập Binh chủng Phòng không vũ trụ
Binh chủng Phòng không vũ trụ đi vào hoạt động từ ngày 1/12/2011 theo sự chỉ đạo của Tổng thống Dmitry Medvedev. Theo Đài tiếng nói nước Nga, Binh chủng Phòng không vũ trụ được đích thân Tổng thống Dmitry Medvedev nêu lên trong Thông điệp gửi Quốc hội Liên bang Nga vào tháng 11/2010. Cơ sở cho lực lượng mới sẽ là Binh chủng Vũ trụ Nga. Trung tướng Oleg Ostapenko - Tư lệnh Binh chủng vũ trụ Nga cho biết: Binh chủng Phòng không vũ trụ bao gồm Bộ tư lệnh và hệ thống quản lý. Giai đoạn đầu Binh chủng Phòng không vũ trụ sẽ đảm nhiệm việc trinh thám không gian, phòng không và phòng tên lửa vũ trụ, nhằm mục tiêu ngăn chặn các mối đe dọa từ bên ngoài. Ban chỉ huy đảm trách nhiệm vụ phòng thủ bầu trời thủ đô Moscow sẽ là lực lượng nòng cốt của Binh chủng Phòng không vũ trụ. Từng bước kiện toàn và mở rộng nhằm biến Binh chủng Phòng không vũ trụ trở thành một hệ thống phòng không và vũ trụ thống nhất của Nga. Trước đây, ngoài việc kiểm soát an ninh bầu trời trung tâm đầu não đất nước, Ban chỉ huy phòng thủ bầu trời Moscow còn bảo vệ các cơ quan Chính phủ, khu công nghiệp trọng điểm, năng lượng, giao thông vận tải, cũng như các nhà máy điện hạt nhân. Hệ thống tên lửa phòng không Buk M2E. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích quân sự, để Binh chủng Phòng không vũ trụ hoạt động theo như kỳ vọng, Nga cần từ 2–3 năm để đào tạo nhân lực cũng như nâng cấp hệ thống phòng thủ đáp ứng yêu cầu. Theo ông Anatoly Tsyganok - Trung tâm Dự báo quân sự Nga, từ thời điểm hình thành tới khi trở thành lực lượng đảm nhiệm đúng chức năng, Quân đội Nga còn nhiều việc phải làm. - Thứ nhất, cần thiết huấn luyện các chuyên gia. Phải có một học viện quân sự chuyên đào tạo cán bộ. - Thứ hai, cần chuẩn bị vũ khí, lực lượng quân nhân phục vụ theo hợp đồng. Đáng chú ý, việc hình thành Binh chủng Phòng không vũ trụ ra đời trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và một số cường quốc đang ở giai đoạn nhạy cảm, các cuộc đàm phán với Mỹ về thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa chưa tìm được lối thoát. Các chuyên gia phân tích cho rằng, trong bối cảnh liên tục có những động thái cho thấy Washington đang tích cực vận động mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa áp sát nước Nga, việc Moscow định hình Binh chủng Phòng không vũ trụ, cho thấy Nga đang nỗ lực tạo lập riêng cho mình cụm bảo vệ vũ trụ. Theo lời Đại sứ Nga tại NATO Dmitry Rogozin, có thể mất 2-3 năm nữa Binh chủng Phòng không vũ trụ mới được kiện toàn, nhưng chắc chắn, ngay từ lúc này, lực lượng này đã giúp cho đất nước Nga cảm thấy an toàn hơn. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)