Trước tin Mỹ sắp đưa siêu tầu sân bay USS Gerald R. Ford đi vào hoạt động từ năm 2015 để tạo ưu thế áp đảo so với các cường quốc, Trung Quốc đã tự tin tuyên bố họ không e ngại trước loại vũ khí “khủng” này... >> Bí mật siêu tên lửa Nga lọt vào tay ai? >> Siêu tên lửa chống tăng CKEM của Mỹ >> Siêu tên lửa đánh chặn không đầu đạn Một giới chức cấp cao tiết lộ, Hải quân Mỹ cố gắng khám phá những bí mật về DF-21D và đưa ra những kế hoạch điều chỉnh hạm đội Thái Bình Dương nằm ngoài tầm bắn 1.500km của DF-21D. Tuy nhiên, điều này đôi khi lại mang đến sự bất lợi khi Mỹ muốn áp sát biên giới Trung Quốc hay có mặt tại những vùng đặc quyền của Trung Quốc. Và một điều được cho là cần kíp nhất lúc này chính là việc bằng mọi giá phải tìm ra cách để bảo vệ siêu tầu sân bay thế hệ mới USS Gerald R. Ford đi vào hoạt động mà không phải lo ngại tên lửa diệt hạm của của Trung Quốc. Vào tháng đầu năm 2010, công ty Lockheed Martin đã hoàn thành giai đoạn đầu tiên của chương trình LRASM, một chương trình phát triển vũ khí tuyệt mật của Mỹ. Theo đó một dòng tên lửa đối hạm mới sẽ được phát triển mang tên LRASM bao gồm 2 phiên bản: LRASM-A là tên lửa hành trình tầm thấp tàng hình. Mẫu tên lửa này được thiết kế sử dụng cho máy bay. Và LRASM-B được thiết kế là tên lửa hành trình tầm cao, sử dụng 1 động cơ phản lực, có tốc độ siêu âm. Với thiết kế có tác dụng phát triển ưu tiên khả năng đẩy và phù hợp với sự trợ giúp của các bộ cảm biến cũng như các hệ thống điện tử đạo hàng để đạt được tốc độ cân bằng và khả năng tàng hình nhằm tăng khả năng tấn công hiệu quả. Mẫu thiết kế tên lửa LRASM-B Mẫu thiết kế tên lửa LRASM-A Theo kế hoạch, quá trình phóng thử nghiệm tên lửa LRASM sẽ được tiến hành bắt đầu vào cuối năm 2012 và tới năm 2015, chúng sẽ được chuyển giao cho hải quân Mỹ cùng thời điểm tầu sân bay USS Gerald R. Ford đi vào hoạt động. Mô phỏng hình ảnh thử nghiệm tên lửa LRASM tiêu diệt mục tiêu Theo yêu cầu của hải quân Mỹ, tên lửa đối hạm LRASM thế hệ mới phải khác biệt so với các loại vũ khí hiện có, có khả năng tự dẫn cao, trang bị khả năng tìm kiếm thông minh và phát hiện mục tiêu, ít phụ thuộc vào nguồn dữ liệu từ phía ngoài và tích hợp hệ thống thông tin và dẫn đường vệ tinh (GPS). Ngoài ra, dòng tên lửa đối hạm nói trên phải phù hợp để sử dụng trong thiết bị phóng thẳng đứng Mk.41 trên các chiến hạm của Mỹ. Cùng với đó, tên lửa này cũng được áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao khả năng sống sót trước hệ thống phòng không của đối phương và có xác suất đánh trúng mục tiêu cao, nhanh chóng phá vỡ mạng lưới phòng không của kẻ địch. Từ những điều trên có thể thấy rõ ràng Mỹ luôn chủ động đi trước Trung Quốc một bước trong việc phát triển những thế hệ vũ khí hiện đại để nắm được lợi thế so sánh khi những mâu thuẫn giữa 2 quốc gia này ngày càng khó lường hơn... |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa LRASM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa LRASM. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012
>> Tên lửa thế hệ mới của Mỹ có đe dọa được Trung Quốc
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)