Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tên lửa Mỹ

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

>> Bí mật chiến lược Xây dựng hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ (Kỳ 1)

Loạt bài viết của chuyên gia Lê Hùng về Bí mật chiến lược Xây dựng hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ, tham khảo từ công trình của N.P. Romashkina- chuyên viên chính Trung tâm an ninh thế giới Viện kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế Viện hàn lâm khoa học Nga, phó tiến sỹ khoa học chính trị, giáo sư Viện hàn lâm khoa học quân sự Nga đăng trên báo “ Bình luận quân sự độc lập” (Nga) và một số nguồn khác .


>> Lưới lửa phòng không của Nga


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cự ly bắn của các tên lửa đạn đạo Bắc Triều Tiên: Tên lửa đạn đạo “Skud V”- 300 km, Tên lửa đạn đạo “Skud S”- 500 km, Tên lửa đạn đạo “Nodong” 1300 km, Tên lửa đạn đạo tầm trung -3200 km.

Xây dựng hệ thống phòng thủ chống tên lửa (Missile Defence -MD- từ đây xin được dùng từ viết tắt MD để bạn đọc đỡ mất thời gian) bố trí theo tuyến quy mô lớn toàn cầu (trong đó có hệ thông MD ở Châu Âu mà Mỹ mới quyết định tái triển khai chỉ là một bộ phận cấu thành) được Mỹ coi là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong chính sách và chiến lược của mình, là phương tiện hiệu quả nhất để vô hiệu hóa các tên lửa đạn đạo (của đối phương), là nguồn lực quan trọng để củng cố và tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự quốc tế của Mỹ.

Mỹ sẽ lãnh đạo tiến trình này và ngoài việc bảo vệ lãnh thổ nước mình trước các đòn tấn công bằng tên lửa, giới lãnh đạo nước này cũng đã chính thức tuyên bố là việc bảo vệ lực lượng của Mỹ trên lãnh thổ các nước đồng minh và đối tác trước các mối đe dọa tên lửa khu vực là một lợi ích quan trọng sống còn của Mỹ.

Phòng thủ chống các mối đe dọa tên lửa

Trong thập kỷ gần đây, Mỹ đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể trong việc thiết kế, chế tạo và triển khai các phương tiện kỹ thuật và hệ thống MD khu vực. Tuy nhiên, Bộ quốc phòng Mỹ vẫn cho rằng các phương tiện hiện có rõ ràng là chưa đủ trong bối cảnh các mối đe dọa tên lửa tại một số khu vực đang ngày càng tăng thêm.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất là triển khai các tổ hợp, hệ thống MD trong tương lai gần (đến năm 2015) và tương lai dài hạn. Mối quan tâm chủ yếu được tập trung vào việc tăng số lượng các hệ thống như trên đồng thời duy trì xác suất xảy ra rủi ro kỹ thuật ở mức thấp nhất.

Để thực hiện mục tiêu trên, Bộ quốc phòng Mỹ quyết định mua thêm các tổ hợp và hệ thống MD đã được kiểm nghiệm qua tác chiến thực tế như tổ hợp THAAD (Terminal High Altitude Area Defense – THAAD), tên lửa chống tên lửa SM-3 thuộc hệ thống “ Aegis- MD và trạm rada AN/TPY-2.

Giải pháp thứ hai cũng để thực hiện mục tiêu trên là tiếp tục hoàn thiện công nghệ. Đến thời điểm hiện tại tên lửa chống tên lửa “Standart-3” chỉ có thể phóng đi từ biển, nhưng đến năm 2015 sẽ có phiên bản mới của loại tên lửa SM-3 có thể phóng đi từ mặt đất để trang bị cho các tổ hợp “Aegis trên bờ”, điều đó sẽ tạo ra khả năng bảo vệ tốt hơn các khu vực được phân công bằng cách bố trí các tên lửa này ngay tại chính khu vực đó. Chúng sẽ tạo nên một hệ thống MD dày đặc tại các khu vực cần bảo vệ trước các tên lửa đạn đạo tầm trung của đối phương .

Bộ quốc phòng Mỹ cũng đồng thời hiện đại hóa chính tên lửa chống tên lửa “Standart-3”. Đến năm 2015 sẽ có biến thể mới của “Standart-3 “là SM-3 Block IB với đầu đạn tự dẫn cải tiến nâng cao khả năng đánh chặn được đưa vào trang bị, đảm bảo tốt hơn việc nhận biết mục tiêu và mở rộng diện tích khu vực cần bảo vệ.

Diện tích các khu vực được bảo vệ bởi các tên lửa chống tên lửa được triển khai cả trên biển và trên đất liền sẽ được tăng lên đáng kể bằng cách cải tiến công nghệ phóng theo các dữ liệu chỉ mục tiêu của các phương tiện thông tin từ xa.

Mỹ cũng tiếp tục phát triển các hệ thống chỉ huy tác chiến và liên lạc đa năng (Command and Control, Battle Management, and Communications – C2BMC), tích hợp nhiều phương tiện thông tin khác nhau đảm bảo khả năng lập kế hoạch chiến dịch, thông báo tình huống và cảnh báo cho những người có trách nhiệm ra các quyết định ở tất cả các cấp.

Sự phát triển như vậy sẽ gồm việc đưa vào sử dụng các cảm biến MD đang có và sẽ có, các phương tiện hỏa lực hiện có như THAAD, “Patriot”, các biến thể của SM-3 và GBI (Ground- Based - Interceptor).

Những thiết kế mới như vậy sẽ cho phép thỏa mãn yêu cầu của các hệ thống MD ở các khu vực khác nhau và đồng thời cũng làm cho trường thông tin của Mỹ tương thích với các tổ hợp và hệ thống chống tên lửa mà Mỹ thiết kế chế tạo chung với các đồng minh và đối tác của mình.

Còn một phương tiện nữa dự định sẽ triển khai nghiên cứu trước năm 2015, đó là hệ thống quang hồng ngoại điện tử lắp trên máy bay. Mục tiêu của dự án là đảm bảo đồng thời phát hiện và bám một số lượng lớn các tên lửa đạn đạo bằng các máy bay không người lái. Các máy bay này được phân công phạm vi không gian hoạt động và sẽ làm tăng đáng kể chiều sâu MD khu vực.

Trong học thuyết mới của Cơ quan nghiên cứu phòng chống tên lửa của Mỹ mang tên “Đánh chặn sớm” có một nội dung nghiên cứu khả năng kỹ thuật tiêu diệt tên lửa ngay trong giai đoạn đầu (giai đoạn phóng) trên quỹ đạo bay của tên lửa bằng cách sử dụng các phương tiện hỏa lực và thông tin hiện có.

Thay vì chỉ dựa vào các tên lửa chống tên lửa có kích thước lớn và tốc độ cao, các nhà nghiên cứu đề nghị giảm thời gian phản ứng của hệ thống phòng thủ chống tên lửa (gồm: thời gian truyền dữ liệu về mục tiêu, thời gian xử lý dữ liệu, thời gian ra quyết định về việc phóng tên lửa) để các phương tiện tiêu diệt tên lửa có thể đánh chặn được mục tiêu sớm hơn. Việc thực hiện học thuyết này sẽ đảm bảo việc có thể lặp lại việc bắn mục tiêu đang tấn công trong trường hợp lần đánh chặn đầu bị thất bại.

Đến cuối thập kỷ này, Mỹ dự định nghiên cứu thiết kế các phương tiện hỏa lực và thông tin MD hoàn thiện hơn. Tên lửa chống tên lửa “Standart-3 “biến thể 2A (SM-3 Block IIA) sẽ có tốc độ phóng cao hơn và đầu tự dẫn hiệu quả hơn, có các tính năng kỹ- chiến thuật tốt hơn so với các biến thể SM-3 Block 1A hay biến thể SM- 1B và có khả năng mở rộng khu vực phòng thủ.

Ngoài ra, Mỹ cũng xem xét cấp kinh phí để phát triển công nghệ “Bắn mục tiêu từ xa” trong tương lai trung hạn với nội dung chính là không chỉ phóng các tên lửa đánh chặn theo các số liệu từ nguồn thông tin từ xa mà còn có khả năng truyền các lệnh cho tên lửa đó từ các phương tiện thông tin khác, chứ không chỉ từ một nguồn dữ liệu duy nhất từ trạm rada trên tàu của hệ thống “Aegis”.

Điều này sẽ cho phép đánh chặn được mục tiêu đang tấn công từ cự ly rất xa. Các dự án dài hạn cũng đang được thực hiện hướng tới mục tiêu là thiết lập hệ thống phương tiện quang- điện tử từ trên vũ trụ có thể bao quát được một khu vực lớn và một số lượng lớn các mục tiêu đang tấn công, đảm bảo phát hiện và bám mục tiêu trên tất cả (3) giai đoạn trên quỹ đạo bay của mục tiêu.

>> Lưới phòng thủ tên lửa của Nga trong tương lai

Một hệ thống như vậy sẽ làm giảm tải đáng kể cho các phương tiện thông tin trên mặt đất, cũng làm giảm đáng kể số lượng các tổ hợp và hệ thống MD cần có khi triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa nào đó. Một dụ án như vậy với tên gọi là PTSS đang được ưu tiên cấp kinh phí.

Quy chuẩn sự đa dạng

Nhìn chung, đặc điểm quan trọng nhất của chính sách của Mỹ hiện nay trong lĩnh vực hợp tác phòng thủ chống tên lửa khu vực là ý tưởng đưa ra được tối đa các phương án phòng thủ có thể có đối với từng trường hợp cụ thể.

Căn cứ vào tính chất đặc thù về kiềm chế (hay còn được gọi là răn đe) và phòng thủ, số lượng các phương án sẽ phụ thuộc vào các đặc điểm địa lý, lịch sử và quân sự của khu vực, cũng như mức độ hợp tác (với Mỹ) và an ninh của từng nước tham gia vào chương trình phòng thủ chống tên lửa quy mô lớn của Mỹ .

Khi thực hiện các chương trình MD khu vực, Mỹ có một số nguyên tắc sau:

1. Đặc biệt quan tâm đến việc tăng cường cơ cấu kiềm chế khu vực trên cơ sở hợp tác chặt chẽ và chia sẻ gánh nặng tài chính giữa Mỹ và các đồng minh. Các đồng minh của Mỹ cần phải biết cách thích ứng và tham gia vào các kế hoạch (của Mỹ) và các hoạt động nhằm củng cố an ninh chung và phải có đóng góp nhất định vào việc bảo vệ các lợi ích chung.

Để đối phó với các quốc gia có vũ khí hạt nhân, nội dung kiềm chế khu vực sẽ bao gồm cả thành tố hạt nhân. Vai trò của thành tố này (hạt nhân) trong cơ cấu kiềm chế khu vực có thể sẽ được giảm thiểu trong trường hợp vai trò của hệ thống phòng thủ chống tên lửa và các phương tiện chiến lược khác tăng lên. Nhìn rộng hơn, Mỹ đang tìm kiếm các cách thức mới nhằm vô hiệu hóa các mối đe dọa hạt nhân.

2. Mỹ sẽ có cách tiếp cận linh hoạt theo từng giai đoạn đối với từng khu vực, có cân nhắc những vấn đề liên quan đến các mối đe dọa khu vực, trong đó có cả quy mô và ý định của đối phương hiện thực hóa các mối đe dọa đó; các phương tiện vô hiệu hóa các mối đe dọa hiện đang có và cần phải có.

Bên cạnh đó, Mỹ cũng cho rằng không nhất thiết phải bố trí ở tất cả các khu vực một cơ cấu phòng thủ chống tên lửa toàn cầu theo một mô hình duy nhất. Thay vào đó sẽ thành lập các cơ cấu khu vực hiệu quả và cân bằng giữa nhu cầu và khả năng.

3. Xuất phát từ thực tế là trong thập kỷ tới nhu cầu về các phương tiện phòng thủ chống tên lửa tại các khu vực có thể vượt quá khả năng hiện có của Mỹ, nước này sẽ chế tạo các phương tiện và hệ thống cơ động và có thể vận chuyển được.

Điều đó cho phép nhanh chóng điều chuyển (các phương tiện và hệ thống đó) từ khu vực này sang khu vực khác trong trường hợp xảy ra khủng hoảng. Và như vậy, chỉ riêng khả năng triển khai nhanh chóng tiềm lực phòng thủ đã có tác dụng kiềm chế (răn đe) đối phương tiềm năng ở nhiều khu vực cùng một lúc.

Khi áp dụng các nguyên tắc trên tại các khu vực khác nhau, Bộ quốc phòng Mỹ sẽ căn cứ vào cơ sở hạ tầng điều hành tác chiến toàn cầu của Lực lượng vũ trang Mỹ để lựa chọn vị trí triển khai các phương tiện phòng chống tên lửa.

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

>> Tên lửa DF-31A có thể bị tên lửa Mỹ đánh chặn

Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Á thực chất là nhằm đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm trung, tầm xa của Trung Quốc.

>> Tên lửa TQ có thể "chạm đến" mọi nơi trên nước Mỹ
>> Sẽ đến lúc Trung - Mỹ đối đầu trực tiếp



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A của Lực lực Pháo binh 2 Trung Quốc.

Tuần san “Kanwa Defense Review” Canada số tháng 7 cho rằng, Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Á, trên thực tế là nhằm thẳng vào tên lửa đạn đạo tầm xa của Lực lượng Pháo binh 2 Trung Quốc.

Theo báo Canada, nhìn vào bề ngoài, Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Á là nhằm vào tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên, nhưng căn bản mục đích là nâng cấp khả năng tên lửa đạn đạo tầm trung phòng thủ Standard-3 hiện nay lên, có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A.

Trong giai đoạn đầu khi tên lửa đạn đạo Trung Quốc phóng lên được 5-10 giây, sẽ bị vệ tinh dò hồng ngoại bắt được. Ngay sau đó, vệ tinh sẽ truyền thông tin này về trạm chiến thuật liên hợp mặt đất ở lãnh thổ Mỹ bằng liên kết dữ liệu chiến thuật liên hợp. Ở Nhật Bản và Hàn Quốc không có trạm chi nhánh.

Nhưng, trạm mặt đất chịu trách nhiệm cảnh giới tên lửa đạn đạo của Lực lượng Pháo binh 2 nên được thiết lập tại Nhật Bản. Ngoài ra, ở các căn cứ của Nhật Bản, cần thường xuyên triển khai máy bay cảnh báo sớm đối với tên lửa đạn đạo như RC-135, WC-135 của quân Mỹ.

Tên lửa DF-31A được phóng thử vài lần đều đã bị RC-135 theo dõi.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa phòng không Standard-3 trang bị cho tàu chiến Mỹ.

Báo Canada cho rằng, vào cuối thập niên 1990, Mỹ bắt đầu phát triển hệ thống đánh chặn đối với tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa, lần lượt gọi là hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực chiến lược và hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo quốc gia.

Đối tượng mục tiêu của hệ thống trước là tên lửa đạn đạo DF-15, đối tượng đánh chặn của hệ thống sau là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A. Ý đồ của Mỹ là triển khai tên lửa đánh chặn Standard-3,

loại tên lửa được cải tiến liên tục, để nó có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung có tầm phóng trên 3.000 km, chẳng hạn tên lửa DF-21C/D, DF-25, đồng thời tiếp tục cải tiến hệ thống phòng thủ tên lửa có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A.

http://nghiadx.blogspot.com
Theo số liệu năm 2008, phi đội 390 của Không quân Mỹ đóng tại Okinawa, Nhật Bản có 3 máy bay trinh sát chiến lược RC-135.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay trinh sát WC-135W Constant Phoenix của Quân đội Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay do thám chiến lược U-2 của Không quân Mỹ.

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

>> Tên lửa thế hệ mới của Mỹ có đe dọa được Trung Quốc

Trước tin Mỹ sắp đưa siêu tầu sân bay USS Gerald R. Ford đi vào hoạt động từ năm 2015 để tạo ưu thế áp đảo so với các cường quốc, Trung Quốc đã tự tin tuyên bố họ không e ngại trước loại vũ khí “khủng” này...

>> Bí mật siêu tên lửa Nga lọt vào tay ai?
>> Siêu tên lửa chống tăng CKEM của Mỹ
>> Siêu tên lửa đánh chặn không đầu đạn



http://nghiadx.blogspot.com


Một giới chức cấp cao tiết lộ, Hải quân Mỹ cố gắng khám phá những bí mật về DF-21D và đưa ra những kế hoạch điều chỉnh hạm đội Thái Bình Dương nằm ngoài tầm bắn 1.500km của DF-21D. Tuy nhiên, điều này đôi khi lại mang đến sự bất lợi khi Mỹ muốn áp sát biên giới Trung Quốc hay có mặt tại những vùng đặc quyền của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com


Và một điều được cho là cần kíp nhất lúc này chính là việc bằng mọi giá phải tìm ra cách để bảo vệ siêu tầu sân bay thế hệ mới USS Gerald R. Ford đi vào hoạt động mà không phải lo ngại tên lửa diệt hạm của của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com

Vào tháng đầu năm 2010, công ty Lockheed Martin đã hoàn thành giai đoạn đầu tiên của chương trình LRASM, một chương trình phát triển vũ khí tuyệt mật của Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com

Theo đó một dòng tên lửa đối hạm mới sẽ được phát triển mang tên LRASM bao gồm 2 phiên bản: LRASM-A là tên lửa hành trình tầm thấp tàng hình. Mẫu tên lửa này được thiết kế sử dụng cho máy bay.

http://nghiadx.blogspot.com

Và LRASM-B được thiết kế là tên lửa hành trình tầm cao, sử dụng 1 động cơ phản lực, có tốc độ siêu âm. Với thiết kế có tác dụng phát triển ưu tiên khả năng đẩy và phù hợp với sự trợ giúp của các bộ cảm biến cũng như các hệ thống điện tử đạo hàng để đạt được tốc độ cân bằng và khả năng tàng hình nhằm tăng khả năng tấn công hiệu quả.

http://nghiadx.blogspot.com
Mẫu thiết kế tên lửa LRASM-B

http://nghiadx.blogspot.com
Mẫu thiết kế tên lửa LRASM-A

Theo kế hoạch, quá trình phóng thử nghiệm tên lửa LRASM sẽ được tiến hành bắt đầu vào cuối năm 2012 và tới năm 2015, chúng sẽ được chuyển giao cho hải quân Mỹ cùng thời điểm tầu sân bay USS Gerald R. Ford đi vào hoạt động.

http://nghiadx.blogspot.com
Mô phỏng hình ảnh thử nghiệm tên lửa LRASM tiêu diệt mục tiêu

Theo yêu cầu của hải quân Mỹ, tên lửa đối hạm LRASM thế hệ mới phải khác biệt so với các loại vũ khí hiện có, có khả năng tự dẫn cao, trang bị khả năng tìm kiếm thông minh và phát hiện mục tiêu, ít phụ thuộc vào nguồn dữ liệu từ phía ngoài và tích hợp hệ thống thông tin và dẫn đường vệ tinh (GPS).

http://nghiadx.blogspot.com

Ngoài ra, dòng tên lửa đối hạm nói trên phải phù hợp để sử dụng trong thiết bị phóng thẳng đứng Mk.41 trên các chiến hạm của Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

Cùng với đó, tên lửa này cũng được áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao khả năng sống sót trước hệ thống phòng không của đối phương và có xác suất đánh trúng mục tiêu cao, nhanh chóng phá vỡ mạng lưới phòng không của kẻ địch.

Từ những điều trên có thể thấy rõ ràng Mỹ luôn chủ động đi trước Trung Quốc một bước trong việc phát triển những thế hệ vũ khí hiện đại để nắm được lợi thế so sánh khi những mâu thuẫn giữa 2 quốc gia này ngày càng khó lường hơn...

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

>> Siêu tên lửa đánh chặn không đầu đạn

Mỹ vừa thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn thế hệ mới, sử dụng động năng để tiêu diệt mục tiêu với độ chính xác cao mà không cần sức công phá của đầu đạn nổ.



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa SM-3 Block IB được phóng lên từ tàu khu trục USS Lake Erie và tiêu diệt thành công mục tiêu tên lửa tầm ngắn.

Tổ hợp tên lửa đánh chặn đạn đạo mới nhất của Lầu Năm Góc đã phát hủy thành công một tên lửa trong cuộc thử nghiệm ở ngoài khơi bờ biển Hawaii (hôm 9/5).

Đó là một hệ thống đánh chặn tên lửa nâng cấp mới nhất và đầu tiên của quân đội Mỹ và NATO, hệ thống phòng thủ tên lửa chính để chống lại một cuộc tấn công tên lửa từ Triều Tiên, Iran hay bất kỳ quốc gia nào khác.

Theo Cơ quan Phòng thủ Tên lửa của Mỹ, cuộc thử nghiệm gồm mục tiêu là tên lửa tầm ngắn được phóng lên vào lúc 20h (giờ Hawaii) từ căn cứ quân sự Kauai, bên bờ Thái Bình Dương.

Mục tiêu tên lửa tầm ngắn sau đó đã bay trên biển Thái Bình Dương, từ đây, tên lửa được radar AN/SPY-1 của hệ thống chiến đấu Aegis thế hệ thứ hai trên tàu khu trục USS Lake Erie (CG 70) theo dõi và sau đó bị phá hủy bởi một tên lửa đánh chặn.

Theo Cơ quan Phòng thủ Tên lửa (MDA) của Mỹ, loại tên lửa tầm ngắn được sử dụng làm mục tiêu đánh chặn "tương tự" như Scud mà Triều Tiên và Iran đang sử dụng.

"Vụ đánh chặn được thực hiện bởi duy nhất một cú va chạm "trực tiếp giữa hai tên lửa", Lầu Năm Góc cho hay. Điều đó có nghĩa là vụ thử nghiệm tên lửa đã đạt đến độ chính xác tuyệt đối, hay còn được gọi là "hit to kill" (đánh và giết).

"Đó là một phương tiện tiêu diệt tên lửa đối phương, và diễn tập chống lại những mối đe dọa. Ở đó, mối đe dọa (tên lửa) đã bị phá hủy bởi chính động năng khi va đập, vì vậy, không cần đầu đạn", ông Wes Kremer, Phó Chủ tịch, kiêm phụ trách chương trình Hệ thống Phòng thủ Tên lửa và Không gian của công ty Raytheon nói với tờ Danger Room. "Tên lửa không thể bắn trượt mục tiêu", ông Kremer nói thêm.

Theo nguồn tin, hệ thống tên lửa đánh chặn được giới thiệu là Standard Missile-3 Block IB, phát triển mới nhất sau tên lửa SM-3 Block IA.

http://nghiadx.blogspot.com
Các tàu khu trục trang bị hệ thống chiến đấu Ageis của Hải quân Mỹ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ lá chắn tên lửa AMD ở châu Âu và Đông Á.

Theo các nhà phân tích, Mỹ từng thử tên lửa tương tự hồi tháng 9/2011 nhưng đã thất bại.

Bằng việc thử nghiệm thành công hệ thống đánh chặn tên lửa mới vừa qua, chí ít, Mỹ sẽ có một "cái gì đó" để thể hiện tại hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra ở Chicago trong tháng 5/2012.

>> 6 hệ thống tên lửa đang là tiêu điểm của thế giới

Dự kiến, hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới, Mỹ sẽ thông báo chính thức hoạt động đầu tiên của hệ thống lá chắn tên lửa ở châu Âu.

"Chúng tôi vẫn đang đi đúng hướng để có thể triển khai hệ thống này bắt đầu vào năm 2015 để đáp ứng các cam kết trước đó", ông Kremer nói thêm.

Sự khác biệt ở thế hệ tên lửa đánh chặn SM-3 Block IB so với "người tiền nhiệm" của nó, tên lửa SM-3 Block IA là việc nó được trang bị một thiết bị tìm kiếm hồng ngoại hai màu (two-color infrared seeker), do vậy mở rộng được phạm vi đánh chặn và giúp tên lửa có thể tìm thấy mục tiêu nhanh hơn.

Theo báo cáo của Lầu Năm Góc, tên lửa Block IB cũng có khả năng cơ động tốt hơn loại tên lửa thế hệ trước nó do sử dụng hệ thống kiểm soát bay và một động cơ điều chỉnh hướng linh hoạt.

Mặt khác, tên lửa Block IB không quá phức tạp, đủ để có thể bắn rơi các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Với thành công bước đầu này, hệ thống đánh chặn tên lửa SM-3 Block IB có thể được Mỹ đề cập trong các chương trình đàm phán hạt nhân với Iran trong tương lai.

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

>> Tìm hiểu họ tên lửa Hellfire II


Tính đến tháng 4/2012, Mỹ đã bỏ ra số tiền hơn một tỷ USD cho các biến thể mới của loại tên lửa không đối đất nổi tiếng Hellfire của mình.

Hiện nay, Hellfire (lửa địa ngục) là loại tên lửa không đối đất chủ lực hiện trang bị cho quân đội Mỹ cũng như đồng minh.

Biến thể tiêu chuẩn của loại tên lửa này sử dụng loại đầu tự dẫn laser bán chủ động với tầm bắn tới 9.000 mét. Hiện nay, tên lửa Hellfire đang được trang bị cho hầu hết các đoàn trực thăng tấn công của Mỹ như AH-64, AH-1, OH-58D, MH-60S/R, S-70 và thậm chí là trực thăng Eurocopter Tiger của Pháp và Australia.

Không có khả năng phóng từ các máy bay tấn công siêu âm như loại tên lửa MBDA Brimstone của Anh, tuy nhiên tên lửa Hellfire II lại rất đa dụng với nhiều biến thể và khả năng phóng từ các UAV tấn công như MQ-1 Predator cùng các bệ phóng cá nhân đặt trên giá ba chân.



http://nghiadx.blogspot.com
Cấu tạo bên trong tên lửa Hellfire II biến thể K

Cho đến thời điểm này, tên lửa Hellfire II đang được sản xuất với rất nhiều biến thể.

Biến thể cơ bản nhất là AGM-114K sử dụng đầu đạn nổ lõm chuyên dùng để diệt các mục tiêu bọc giáp nặng như xe tăng và công sự kiên cố.

Bản nâng cấp của AGM-114K là AGM-114K-A được trang bị thêm một vòng kim loại cứng có khả năng vỡ tung thành nhiều mảnh văng nhỏ khi nổ, giúp tăng tính sát thương của tên lửa khi tấn công các mục tiêu không bọc giáp tại các địa hình trống trải.


http://nghiadx.blogspot.com
Đầu nổ của biến thể AGM-114K-A được trang bị thêm một vòng kim loại cứng đã khía sẵn hình thoi để tạo ra những mảnh văng chết người khi nổ.


Biến thể thứ hai AGM-114M được thiết kế chủ yếu sử dụng trong hải quân. Đầu đạn của biến thể này đơn thuần là loại nổ phá mảnh, vốn rất hiệu quả trong việc tấn công các loại thuyền nhẹ hay xe cộ đơn thuần.

Biến thể thứ ba AGM-114N sử dụng đầu đạn nhiệt áp (tương tự loại đầu đạn của pháo phản lực TOS-1 hay súng phóng lựu RPO của Nga). Với loai đầu đạn này, nó có thể dễ dàng đốt cháy các mục tiêu trong hang động, công sự nhà cửa hay tạo ra một vụ nổ với bán kính sát thương cực kỳ lớn.

http://nghiadx.blogspot.com
Hellfire-II có thể gắn trên giá ba chân để sử dụng như một loại tên lửa chống tăng cá nhân hay tên lửa đối hạm hạng nhẹ.


Biến thể mới hiện đại nhất của Hellfire II là AGM-114R “đa năng” đang được sản xuất.

AGM-114R được trang bị bộ phận dẫn đường cải tiến giúp tên lửa có xác suất đánh trúng mục tiêu cao hơn nhiều so với bản AGM-114K-A.

Đặc biệt nhất, biến thể này được trang bị một đầu đạn đa năng có thể sử dụng để chống lại cả ba loại mục tiêu chính là xe tăng, các công sự kiên cố và mục tiêu ít bọc giáp.

Dự kiến, trong tương lại AGM-114R sẽ là biến thể được sử dụng nhiều nhất của tên lửa Hellfire.

Theo giám đốc chương trình sản xuất tên lửa Hellfire, trung tá Mike Brown, điểm đặc biệt nhất của tên lửa này là phi công có thể chọn chế độ nổ cho đầu đạn tùy thuộc vào mục tiêu ngay trong khi thực hiện nhiệm vụ chứ không cần phải đặt trước tại căn cứ.

Yếu tố này là đặc biệt hữu dụng trong điều kiện chiến trường khi kẻ địch có thể thay đổi chiến thuật rất nhanh, vào bất cứ lúc nào.

http://nghiadx.blogspot.com
Biến thể trang bị đầu đạn đa năng AGM-114R có khả năng đối phó với nhiều loại mục tiêu trên chiến trường.


Ngoài ra, Hellfire II còn có hai biến thể khác không liên quan đến loại đầu đạn sử dụng là AGM-114L và AGM-114P.

Biến thể L được tăng cường thêm một đầu dò radar ở băng sóng milimét giúp tên lửa có khả năng “bắn và quên”. Đầu dò này sẽ nhận thông tin trực tiếp từ radar trang bị trên trực thăng AH-64D hay AH-1 để tìm kiếm mục tiêu.

Biến thể P được chế tạo chủ yếu để trang bị cho các UAV bay ở độ cao lớn với khả năng chống chịu tốt hơn với điều kiện môi trường khắc nghiệt, ví dụ như nhiệt độ tại điểm phóng có thể chênh lệch tới 50 độ C so với nhiệt độ tại mục tiêu.

Hệ thống đo đạc ba chiều của tên lửa AGM-114P giúp nó có khả năng bắt bám mục tiêu với góc 360 độ, giúp nó có khả năng sử dụng trên những UAV không có khả năng bay treo như trực thăng.

http://nghiadx.blogspot.com
Lắp ráp tên lửa AGM-114P cho UAV tấn công


Hiện nay, cộng thêm với 8,75 triệu USD hợp đồng mua thêm bộ phận phụ cho tên lửa Hellfire II bản R, Mỹ đã bỏ ra hơn một tỷ USD cho chương trình phát triển này.

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

>> Nga: Lá chắn tên lửa Mỹ có liên quan đếnTrung Quốc


Thiếu tướng Vladimir Dvorkin nói rằng lá chắn này sẽ đe dọa tới các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc nhiều hơn là tới Nga.

Nói về sự hiện diện của các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương, Thiếu tướng Vladimir Dvorkin nói rằng lá chắn này sẽ đe dọa tới các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc nhiều hơn là tới Nga.

Thiếu tướng Dvorkin thuộc Học viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế, Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết: Nhật Bản và Hàn Quốc đã được trang bị các hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis.


http://nghiadx.blogspot.com
Về cơ bản, hệ thống phòng thủ tên lửa (màu xanh) sẽ có nhiệm vụ đánh chặn các mục tiêu của kẻ thù (màu vàng, màu hồng) khi hệ thống rađa (màu tím) phát hiện ra mục tiêu nguy hiểm


"Một hệ thống phòng thủ tên lửa Thái Bình Dương không phải là vấn đề trong tương lai xa. Nhật Bản đã sở hữu 4 hệ thống này, hai tàu khu trục của Hàn Quốc được trang bị các hệ thống Aegis. Nhật còn đang muốn tăng con số này lên 6 hệ thống".

Ông Dvorkin cũng nói thêm: Nhật đã chặn đứng các mục tiêu đạn đạo với sự hỗ trợ từ phía Mỹ. Dựa trên địa điểm bố trí các cơ sở phòng thủ tên lửa đặc biệt đó, chúng đe dọa tới các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc nhiều hơn là tới Nga.

"Đây là một hệ thống phòng thủ tên lửa đang hoạt động. Và chắc chắn là chúng đe dọa tới tiềm lực hạt nhân của Trung Quốc nhiều hơn là so với của Nga".

Cũng trong các phát hiện này, vị tướng Nga còn nói rằng Trung Quốc cũng sẽ liên quan tới các cuộc đàm phán sắp tới về vấn đề phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu và châu Á.

"Chúng ta không thể chỉ nhìn hệ thống này trong khuôn khổ đối thoại giữa Nga, Mỹ và NATO. Bởi vì Trung Quốc là một nhân tố vô cùng quan trọng tác động lên các quan điểm của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc" - ông Dvorkin nói.

Trong khi đó, Alexey Arbatov - lãnh đạo của Trung tâm An ninh quốc tế cũng thuộc học viện trên gợi ý rằng Nga nên thay đổi cách thức đàm phán về các cơ sở phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu.

"Các đàm phán về hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu nên được khởi động lại, và nên thay đổi về cách thức. Điều cần thiế là phải nói về khả năng tương thích của hệ thống phòng thủ không gian của Nga và chương trình của NATO, chứ không phải là về khả năng tham dự của Nga vào hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ hay của NATO".

Arbatov sau đó đề xuất rằng Mỹ cũng có thể muốn đảm bảo rằng hệ thống phòng thủ của Nga không nhằm vào lãnh thổ của họ.

"Moscow yêu cầu Washington phải đưa ra các đảm bảo mang tính pháp lý rằng hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu không nhằm chống lại Nga. Sau đó, chúng ta mới nghĩ đến việc Nga có thể đưa ra điều gì đảm bảo với Mỹ rằng hệ thống phòng thủ không gian của Nga không nhằm vào Mỹ".

Arbatov cho rằng trên thực tế, các hệ thống này cùng theo đuổi một mục đích.

Arbatov nói thêm các cuộc đàm phán về hệ thống phòng thủ này của Mỹ tại châu Âu nên được tiến hành cùng lúc với các cuộc thương lượng về một hiệp ước mới đối với các loại vũ khí tấn công chiến lược, các vũ khí có độ chính xác cao và các vũ khí thông thường.

"Tôi nghĩ rằng nếu như cách thức được thay đổi theo cách này, rất nhiều vấn đề sẽ được coi như giải pháp thực tế hơn so với một sự tuyên truyền chính trị".

Tháng trước, Mỹ đưa ra các thông tin về việc bố trí lại các tàu chiến với tên lửa điều khiển ở các vùng biển gần biên giới Nga. Chính quyền Mỹ lên kế hoạch triển khai các đơn vị chống tên lửa tại các tàu quanh Tây Ban Nha và ở Romania, Thổ Nhĩ Kỳ thay vì trên đất Ba Lan và Cộng hòa Séc.

Phía Nga cho rằng động thái này nhắm vào các lực lượng hạt nhân của Nga và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã phản ứng một cách "cứng rắn" bất thường.

Để đáp trả lại động thái này của Mỹ, Tổng thống Nga đã cho kích hoạt hệ thống rađa giám sát toàn bộ các tên lửa có thể được phóng tại lục địa châu Âu, bao gồm cả lãnh thổ Anh.

Những diễn biến quanh hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu và căng thẳng leo thang tại Syria khiến cho nhiều nhà phân tích của Nga lo ngại rằng Nga - Mỹ đang có nguy cơ cận kề với một cuộc chiến tranh lạnh mới.

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2011

>> Hồ sơ tên lửa Standard Missile (kỳ 1)



Nếu như radar AN/SPY-1 là trái tim của hệ thống chiến đấu Aegis thì tên lửa Standard Missile chính là sức mạnh của Aegis.

Sự phát triển của tên lửa Standard Missile (SM) gắn liền với sự thăng trầm của hệ thống chiến đấu siêu hiện đại Aegis. Nếu như radar AN/SPY-1 là trái tim của hệ thống chiến đấu Aegis thì tên lửa Standard Missile chính là sức mạnh của Aegis.

Standard Missile là chương trình phát triển tên lửa độc đáo, hiện tại, trên thế giới không có chương trình phát triển tương tự. Một số nước như Nga, Israel cũng phát triển các chương trình tên lửa đánh chặn bên ngoài không gian, tuy nhiên, công năng sử dụng và cơ chế vận hành hoàn toàn khác.

Tên lửa SM được sản xuất bắt đầu từ năm 1963 (chính thức từ 1967) bởi hãng chế tạo vũ khí danh tiếng Raytheon của Mỹ.

RIM-66 SM-1MR/SM-2MR (Medium Range) Tầm Trung

Tên lửa được nhà sản xuất chính thức gọi là RIM-66 Standard, nhưng SM là tên thường được gọi. RIM-66 được phát triển nhằm thay thế cho các loại tên lửa đối không trước đó là RIM-2/24. Đây là một loại tên lửa đối không nhiên liệu rắn tầm trung.

Tên lửa RIM-66 bắt đầu đưa vào sử dụng năm 1967 với đầu dò radar chủ động, trang bị máy lái tự động mới, đầu nổ phân mảnh Mk90, cải thiện khả năng kháng nhiễu ECM, hệ thống dẫn hướng quán tính mới tốt hơn.

Tên lửa sử dụng cơ cấu phóng nghiêng, trở thành tiêu chuẩn cho tên lửa trang bị trên các tàu chiến của Mỹ trong Chiến tranh lạnh. Tên lửa có 2 biến thể là SM-1RM và SM-2MR với tầm bắn lần lượt là 40 km và 74km. Trong đó, biến thể SM-1MR đã từng được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

Biến thể SM-1MR còn gọi là RIM-66A/B, về cơ bản giống với RIM-24C với đầu dò tương tự nhưng có một số cải tiến trong hệ thống điện tử, hệ thống dẫn đường đáng tin cậy hơn.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa RIM-66A SM-1MR Ảnh: FAS


Hiện tại, tất cả các biến thể của SM-1 đã ngưng sử dụng trong Hải quân Mỹ nhưng vẫn còn được sản xuất để xuất khẩu cho khách hàng trên thế giới với các biến thể RIM-66A/B/E/L/M. Riêng biến thể RIM-66E có thời hạn sử dụng đến năm 2020.

Biến thể RIM-66L/M từng được phát triển để sử dụng cho các tàu Aegis đời đầu, đặt trong các ống phóng thắng đứng Mk-41.

Thông số cơ bản: SM-1MR, dài 4,47 m, sải cánh 1,07 m, đường kính 0,34 m, trọng lượng 621kg. SM-2MR, dài 4,72 m, sải cánh 1,07 m, đường kính 0,34 m, trọng lượng 621kg. Tốc độ tối đa của cả hai biến thể là Mach-3,5

RIM-67 SM-1ER/SM-2ER (Extended Range) Mở rộng phạm vi

Biến thể mở rộng của RIM-66 là RIM-67 hay còn gọi là SM-1ER và SM-2ER, sự phát triển của SM-2ER gắn liền với sự ra đời của chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo của hệ thống chiến đấu Aegis.

Tên lửa SM-2 sử dụng đầu dò radar bán chủ động, máy lái tự động, hệ thống dẫn hướng quán tính mới.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa RIM-67A SM-1ER, tên lửa được gắn thêm tầng đẩy phụ Ảnh: U.S Navy


Biến thể SM-1ER còn được gọi là RIM-67A, về cơ bản giống với biến thể SM-1MR, tuy nhiên, SM-1ER được tăng cường thêm một tầng đẩy Mk56 lực đẩy kép. Tầm bắn của SM-1ER tăng lên 65km, tầm cao 24km.

Biến thể SM-2ER hay còn gọi là RIM-67C, được trang bị thêm tầng đẩy phụ Mk70, tầm bắn của SM-2ER nâng lên gấp đôi so với SM-2MR, với tầm bắn lên đến 180km.

SM-2ER vẫn sử dung cơ cấu phóng nghiêng trên ray trượt, do đó tên lửa không thể triển khai hoạt động trên tàu Aegis sử dụng ống phóng thẳng đứng Mk41.

Thông số cơ bản: Dài 7,98 m, sải cánh 1,07 m, sải cánh của tầng đẩy phụ 1,57 m đường kính 0,34 m, đường kính tầng đẩy phụ 0,45 m, trọng lượng 1340kg. Tốc độ Mach-2,5 với SM-1ER, Mach-3,5 với SM-2ER.

RIM-156 SM-2 Block IIIA/IIIB

Nhà sản xuất Raytheon phát triển một biến thể cải tiến là RIM-156, biến thể đầu tiên RIM-156A được đưa vào sử dụng trong những năm 1990.

RIM-156A được trang bị một động cơ phụ tăng cường lực đẩy Mk-72 hoàn toàn mới, ngắn hơn so với SM-2ER và không có vây ổn định. Động cơ mới ứng dụng hệ thống kiểm soát lực đẩy vector để điều chỉnh đường bay. Tên lửa RIM-156 có tầm bắn lên đến 240km, tầm cao tối đa là 33km.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa RIM-156 SM-2ER block IIIA/IIIB đang được sử dụng hiện tại Ảnh: Raytheon


RIM-156 sử dụng cơ cấu phóng thẳng đứng và trở thành tên lửa tiêu chuẩn cho hệ thống chiến đấu Aegis.

Tên lửa SM-2ER lô IV hay RIM-156B đã được lên kế hoạch để trở thành thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung trong bầu khí quyển (NATBMD).

Năm 1997, một tên lửa SM-2ER lô IV đã đánh chặn thành công một tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Tuy nhiên, sự phát triển của RIM-156B chỉ kéo dài cho đến năm 2001 khi toàn bộ chương trình NATBMD bị hủy bỏ.

Tên lửa SM-2ER block IIIA và SM-2ER block IIIB được sử dụng cho các tàu chiến có trang bị hệ thống Aegis với nhiệm vụ chính là phòng thủ chống máy bay và tên lửa chống hạm.

Các biến thể được sử dụng hiện tại là SM-2 block IIIA và IIIB đang được cải tiến công nghệ để chống lại mối đe dọa từ tên lửa chống hạm tiên tiến.

Tên lửa SM-2 được dẫn đường qua 3 giai đoạn, giai đoạn bằng quán tính, giai đoạn giữa thông qua radar AN/SPY-1, giai đoạn cuối dẫn bằng radar bán chủ động, riêng block IIIB được bổ sung đầu dò hồng ngoại bán chủ động.

Thông số cơ bản: Dài 6,55 m, sải cánh 1,57 m, đường kính 0,34 m, đường kính tầng đẩy phụ 0,53 m, trọng lượng 1.450 kg, tốc độ Mach-3,5.

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

>> THAAD tiêu diệt 2 ICBM giả định



Quân đội Mỹ vừa thử nghiệm thành công hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm cao THAAD bằng việc đánh chặn thành công 2 tên lửa đạn đạo vào hôm 5/10.


Cuộc thử nghiệm đã diễn ra tại căn cứ tên lửa trên Thái Bình Dương ở Kauai, Hawaii.

Tên lửa đầu tiên của hệ thống THAAD được phóng lên đã tiêu diệt thành công một tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tên lửa thứ hai đã đánh chặn được một mục tiêu tên lửa đạn đạo tầm ngắn được phóng đi trên biển ngay sau đó.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa THAAD dời bệ phóng.


Đơn vị tên lửa THAAD đầu tiên, thuộc khẩu đội Alpha, trung đoàn phòng không số 4, lữ đoàn phòng không 11, được triển khai từ căn cứ tại Fort Bliss, Texas vào giữa tháng 8/2011, đang hoạt động tại PMRF dưới sự giám sát của Sở chỉ huy phòng thủ tên lửa và không gian trong suốt vụ bắn thử nghiệm.

Để thực tổ chức vụ bắn thử giống thực, những người lính đã không hay biết gì về kế hoạch thử.

Từ năm 2005, chương trình THAAD đã hoàn thành 12 lần bắn thử nghiệm, với 9 lần đánh chặn thành công. Khẩu đội tên lửa THAAD đầu tiên đã hoạt động vào năm 2008. Dưới sự điều khiển của Sở chỉ huy phòng thủ tên lửa và không gian quân đội Mỹ.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang