Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tên lửa SM-3

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa SM-3. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa SM-3. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012

>> Mỹ - Trung ngầm đấu kỹ năng 'KillSat'


Báo cáo gần đây của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) chỉ ra Trung Quốc âm thầm phá hoại hoạt động vệ tinh toàn cầu.

Không chỉ vậy, nước này còn phát triển vũ khí diệt vệ tinh (KillSat) gây tranh cãi và phản ứng mạnh mẽ từ phía Mỹ.

DIA phát hiện ra rằng, các chương trình không gian của Trung Quốc, thay vì mang mục đích sử dụng không gian một cách hòa bình như tuyên bố, lại đang âm thầm thực hiện việc gây nhiễn tín hiệu và sử dụng laser phá hoại vệ tinh.

Ngoài ra, Trung Quốc còn cố gắng theo dõi vệ tinh trên quy mô thế giới – điều kiện tiên quyết để nước này có thể tiến hành các hoạt động gây hại hoặc phá hủy vệ tinh.

Kết luận trên dựa trên kết quả giám sát kỹ lưỡng tỷ mỷ của DIA với chương trình không gian của Trung Quốc từ năm 2007, đặc biệt sau việc nước này thử nghiệm vũ khí diệt vệ tinh (KillSat).

Ăn miếng trả miếng



http://nghiadx.blogspot.com
Hình ảnh minh họa về vụ phóng vũ khí diệt vệ tinh của Trung quốc năm 2007.


Vụ thử của Trung Quốc

Ngày 11/1/2007, Trung Quốc đã sử dụng một loại vũ khí diệt vệ tinh (KillSat) để phá hủy vệ tinh thời tiết FY-1C không hoạt động của nước này đang lơ lửng ở độ cao 850 km. Đây là phạm vi hoạt động của hầu hết các vệ tinh trinh sát.

KillSat đã bắn trúng vệ tinh, biến nó thành hàng triệu mảnh nhỏ. Tuy nhiên, có ít nhất 817 mảnh có kích thước cỡ 10 cm chiều dài hoặc bán kính, rất nguy hiểm.

Vụ thử đã làm rúng động cho giới an ninh vũ trụ Mỹ. Nước này đã báo cho Trung Quốc biết mình đã hiểu thông điệp từ vụ thử "KillSat" này.

Các chuyên gia quân sự của Mỹ đã đặt ra hàng loạt giả thuyết về vũ khí Trung Quốc đã sử dụng, đặt tên nó là SC-19 hoặc tên lửa KT-2, với nghi ngờ là một biến thể của tên lửa đạn đạo Đông Phong 21 với hệ thống tìm kiếm hình ảnh hồng ngoại hoặc giống với tên lửa đất đối không HQ-19.

Họ nhận định, vũ khí này có thể di chuyển với tốc độ 8 km/s, nằm trong chương trình 863 của Trung Quốc. Mỹ đáp trả

Một năm sau đó, Mỹ đáp trả bằng việc bắn hạ vệ tinh do thám USA-93 phóng thất bại của Mỹ. Vệ tinh này được phóng ngày 14/12/2006 bằng tên lửa Delta II từ Căn cứ Không quân Vandenberg, nhưng đã thất bại khi không đi vào quỹ đạo mong muốn.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa SM-3 phóng đi phá hủy vệ tinh USA-93.


Trung Quốc chắc chắn rất ấn tượng bởi sự kiện này. Để tiến hành vụ phá hủy, Hải quân Mỹ điều một tàu tuần dương sử dụng hệ thống radar Aegis của mình để xác định vị trí mục tiêu của USA-93 ở trên cao khoảng 220 km. Tiếp sau đó, tàu đã phóng duy nhất một quả tên lửa SM-3 RIM-161 để tiêu diệt vệ tinh trên với kích thước một xe tải.

>> Hồ sơ tên lửa Standard Missile (Kỳ 1)

>> Hồ sơ tên lửa Standard Missile (Kỳ 2)

Để hỗ trợ định vị chính xác mục tiêu, tàu Mỹ tận dụng thêm những radar và kính thiên văn lớn. Một vụ tấn công thế này không dễ dàng vì các vệ tinh, một khi đã vượt ra ngoài kiểm soát, sẽ di chuyển thất thường.

Quỹ đạo của vệ tinh đã được dự đoán để tàu chiến trang bị Aegis có thể di chuyển tới bên dưới quỹ đạo này. Trung Quốc đã nhận thấy phải dè chừng, nếu hệ thống vũ khí diệt vệ tinh Aegis được sử dụng trong giai đoạn chiến tranh. Họ sẽ phải tính đến việc di chuyển vệ tinh để tránh hỏa lực từ các tàu trang bị Aegis.

Vụ bắn hạ vệ tinh năm 2008 của Mỹ đã phải mất tới 6 tuần lập kế hoạch do có quá nhiều ẩn số mà các kỹ thuật viên và chuyên gia phải nghiên cứu.

Cho đến nay, nhiều ẩn số đã được giải để có thể tiến hành những vụ bắn hạ nhanh hơn. Tuy nhiên, không ai ngoài chính phủ Mỹ biết được mức độ cải tiến của công nghệ.

Một điều bất ngờ nữa về đầu đạn tên lửa SM-3 để phá hủy vệ tinh trên. Với trọng lượng 9 kg, khi chạm tới vệ tinh, đầu đạn sẽ tạo ra vụ nổ do nhiên liệu hydrazine của vệ tinh bắt lửa. Tác động của đầu đạn mang tính phá hủy, khiến vệ tinh vỡ vụn thành nhiều mảnh nhỏ vô hại hơn nếu nó có va phải vật khác.

Dù tuyên bố chính thức về nguyên nhân vụ phá hủy vệ tinh là nhằm ngăn 450 kg nhiên liệu hydrazine độc hại gây hại nếu rơi xuống Trái Đất, nhưng chính xác, Mỹ muốn cảnh báo người Trung Quốc về vụ thử năm 2007 rằng, người Mỹ có những vũ khí sẵn có để làm công việc tương tự một cách nhanh và rẻ hơn nhiều.

Một điều ngầm định khác mà Mỹ không nói ra, chính xác là không cần nói, Mỹ đang để mắt rất kỹ và gần với khả năng chiến đấu không gian của Trung Quốc.

Mối nguy hiểm từ các vụ "KillSat"

Về mặt công nghệ, những gì Trung Quốc đã làm là điều Mỹ và Nga đã thực hiện hơn 30 năm trước. Công nghệ này không phải là điều gì quá to tát, trừ việc quốc gia nào thực hiện.

Điều nguy hiểm nhất của vụ thử triệt hạ vệ tinh của Trung Quốc là, số lượng mảnh vỡ nguy hiểm tạo ra trong không gian quá cao, khoảng 8%.

Vệ mặt lý thuyết và thỏa thuận chung, các quốc gia đưa vệ tinh lên quỹ đạo, để nó hoạt động cho đến khi hết khả năng hữu dụng, rồi sẽ di chuyển chậm dần về gần Trái đất, tự bốc cháy khi tiến vào vùng khí quyển dày.

Nguyên lý này đảm bảo không có những mảnh vỡ trôi nổi có thể va chạm với các vệ tinh khác trong quỹ đạo. Dù chỉ là một mảnh vỡ nhỏ, khi đụng phải các vệ tinh khác với tốc độ cao, sẽ phá hủy một phần hoặc toàn bộ vệ tinh đó, và hệ quả là lại tạo thêm những mảnh vỡ khác. Thế nhưng, những vụ "KillSat" này lại để lại hậu quả lớn với nhiều mảnh rác vũ trụ trôi nổi, nguy hiểm tới hoạt động thám hiểm không gian.

Một phần tư thế kỷ trước, Nga và Mỹ đã đồng ý cấm các cuộc thử nghiệm tương tự như KillSat để giảm lượng “ô nhiễm không gian” mà có thể đe dọa tất cả các vệ tinh hiện tại và trong tương lai. Ngoài ra, chi phí cũng là vấn đề thực tế lớn. Việc xây dựng bệ phóng và vũ khí diệt vệ tinh Killsat là vô cùng tốn kém.

Thế nhưng, Trung Quốc đã bỏ qua những yếu tố trên cùng mọi lời chỉ trích về vụ thử KillSat. Điều này buộc Mỹ cũng thử nghiệm hệ thống vũ khí diệt vệ tinh của riêng mình. Theo nhiều nguồn tin, Trung Quốc đang đi trước và chuẩn bị lắp ráp từ 20-30 tên lửa Killsat - một lực lượng đủ để làm tê liệt mạng lưới vệ tinh quân sự của Mỹ. Tuy nhiên, phía Trung Quốc phủ nhận tất cả những thông tin này.

Một loạt các quốc gia bày tỏ thái độ về vụ thử của Trung Quốc:

+ Thủ tướng Nhật Bản lúc đó, ông Shinzo Abe nói rằng, các quốc gia cần phải sử dụng không gian một cách hòa bình.

+ Bộ trưởng Quốc phòng Nga lúc đó, ông Sergei Ivanov tuyên bố, ông xem xét các báo cáo về vụ thử tên lửa diệt vệ tinh của Trung Quốc là “phóng đại và trừu tượng”, còn Nga luôn chống lại các hoạt động quân sự không gian.

+ Phát ngôn viên của Thủ tướng Anh phát biểu với báo giới: “Chúng tôi lo ngại về ảnh hưởng từ những mảnh vỡ trong không gian. Tuy nhiên, chúng tôi không tin rằng điều này là trái pháp luật quốc tế”.

+ Phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, ông Gordon Johndroe khẳng định, vụ thử đã diễn ra, Mỹ tin rằng việc Trung Quốc phát triển và thử nghiệm thứ vũ khí như vậy là không phù hợp với tinh thần hợp tác mà cả hai nước đều muốn trong khu vực không gian dân sự”.

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

>> Lực lượng tên lửa chiến lược Nga bị đe dọa



Lực lượng tên lửa chiến lược của Nga sẽ không còn duy trì được lợi thế và khả năng răn đe cũng như đáp trả một cuộc tấn công hạt nhân vào năm 2015.

Cuộc hội đàm song phương giữa Bộ quốc phòng Nga và NATO đã không đạt được bất kỳ sự thống nhất nào về lá chắn tên lửa mà khối quân sự này đang xây dựng tại châu Âu.

NATO đã bác bỏ đề xuất của Moscow về xây dựng một lá chắn tên lửa chung châu Âu, cũng như từ chối đưa ra đảm bảo bằng văn bản đối với lá chắn này không đe dọa đến Nga.

Về nguyên tắc cho dù có một sự đảm bảo bằng văn bản cũng không thể cho Nga một sự tin tưởng rằng lá chắn tên lửa này không đe dọa an ninh Nga.

Mỹ và NATO có thể cung cấp các bảo lãnh nhưng đảm bảo lợi ích cốt lõi của họ vẫn là ưu tiên hàng đầu. Không có gì để đảm bảo một cuộc tấn công nhằm vào Nga sẽ không xảy ra.


Việc xây dựng lá chắn tên lửa tại châu Âu đang gây ra mối lo ngại sâu sắc cho Nga.


Trong tình hình như vậy, sự đảm bảo chỉ có thể đến từ quân đội Nga, họcó đủ khả năng để đáp trả và gây tổn thất không thể chấp nhận được cho kẽ thù hay không.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov phát biểu một cách đầy thất vọng sau cuộc hội đàm “Chúng tôi chưa nhận được một câu trả lời tích cực và rõ ràng, sự lo ngại của chúng tôi với lá chắn tên lửa này không hề giảm đi chút nào, NATO đã không quan tâm đến đề nghị của chúng tôi. NATO nhấn mạnh đến việc tạo ra 2 hệ thống phòng thủ tên lửa độc lập, nếu như vậy, đến năm 2020 hệ thống này sẽ loại bỏ khả năng của lực lượng tên lửa chiến lược Nga”.



Mỹ và NATO sẽ triển khai đến 900 tên lửa đánh chặn vào năm 2015, trong ảnh hệ thống tên lửa đánh chặn THAAD.


Trong trường hợp thỏa thuận với NATO không đạt được, Nga sẽ buộc phải cải thiện khả năng của lực lượng tên lửa chiến lược của mình lên một tầm cao mới, với khả năng đột phá lá chắn tên lửa của NATO, đó là nhận định của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov.

Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho biết, họ không đồng ý với ý kiến xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa chung giữa châu Âu và Nga.

Mặc dù tình hình khá bế tắc song cả hai bên đều nhất trí sẳn sàng đàm phán tiếp về vấn đề này.

Nhận định của giới chuyên môn Nga

Theo chuyên gia quân sự Constantine Sivkova, Phó Chủ tịch Học viện Chính trị Nga cho rằng: “Phát biểu của Tổng thư ký NATO Rasmussen về lá chắn tên lửa là muốn nhắc nhở Nga không nên chuẩn bị cho một cuộc chay đua vũ trang hay các hành động làm nóng thêm tình hình. Đó là sự lựa chọn của Mỹ bằng cách sử dụng một cuộc chiến tranh để làm thế giới quên đi các vấn đề về tài chính của họ và có được một sự đảm bảo an ninh”.



Lực lượng tên lửa chiến lược Nga sẽ mất khả năng răn đe và đáp trả hạt nhân nếu lá chắn tên lửa tại châu Âu được hoàn thành.


Trong khi đó giáo sư Pavel S. Zolotarev phó giám đốc Viện nghiên cứu Mỹ và Canada của Viện Hàn Lâm khoa học Nga, giáo sư của Học viện Khoa học Quân sự Nga cho rằng: “Hãy nhớ rằng, nhiều lực lượng đang muốn kéo Nga vào một cuộc chạy đua vũ trang quy mô lớn nhằm làm suy yếu nền kinh tế của chúng tôi.

Đáp ứng các nhu cầu trên mặt trận ngoại giao, trì hoãn việc triển khai lá chắn tên lửa, cố gắng hợp tác sâu rộng hơn với NATO. Mặc khác, Nga cần phải đặt cược vào sự phát triển của một hệ thống vũ khí hiện đại chính xác”.

Phó chủ tịch Ủy ban đối ngoại nhà nước của Duma quốc gia Lev Kalashnikov cho biết: “Việc xây dựng lá chắn tên lửa sẽ được hoàn thành vào năm 2015, lúc đó Mỹ sẽ triển khai tới 900 tên lửa đánh chặn, trong đó có tới 400 tên lửa SM-3. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Nga, hệ thống này sẽ cho phép vô hiệu hóa khả năng đáp trả một cuộc tấn công hạt nhân của lực lượng tên lửa chiến lược Nga.

Đối tượng của lá chắn tên lửa này là ai?

Rõ ràng Mỹ và NATO đang thổi phòng mối đe dọa về tên lửa từ Triều Tiên và Iran, thực tế Iran chưa có vũ khí hạt nhân, không có tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM.

Triều Tiên chỉ có hạn chế một vài tên lửa tầm trung, ngay cả khi Bình Nhưỡng và Tehran hợp tác cùng nhau để tạo ra từ 15-30 tên lửa ICBM để đe dọa Israel châu Âu và Mỹ, 2 quốc gia này cũng chẳng dại gì mà bắn các tên lửa này vào Israel hay Mỹ. Điều đó sẽ khiến họ tự tay tiêu diệt đất nước mình. Khả năng của những tên lửa này là không đủ mạnh để có thể vượt qua được lá chắn tên lửa trên các tàu khu trục Aegis của Mỹ.

Tuy nhiên, Mỹ và NATO đang dự định triển khai đến 900 tên lửa đánh chặn vào năm 2015, vậy hệ thống đánh chặn khổng lồ này sẽ nhắm vào ai? Không còn nghi ngờ gì nữa, hệ thống này được tạo ra để ngăn chặn lực lượng tên lửa chiến lược của Nga và một phần của Trung Quốc.

Đây là hệ thống đánh chặn tên lửa với khả năng cơ động rất cao. Đơn cử như hệ thống đánh chặn tên lửa THAAD có khả năng kiểm soát đến một nửa khu vực của lá chắn tên lửa phức hợp này. Chúng có thể nhanh chóng được triển khai đến gần biên giới, bờ biển hoặc các căn cứ quân sự của Mỹ và đủ khả năng để can thiệp sâu vào bên trong lãnh thổ đối phương.

Ngoài ra, Mỹ liên tục trau chuốt khả năng đánh chặn của các tên lửa, tuy rằng hệ thống tên lửa đánh chặn THAAD chỉ có thể đánh chặn các tên lửa đạn đạo ở tầm trung, nhưng các tên lửa SM-3 của hệ thống chiến đấu Aegis không ngừng được mở rộng tầm bắn và nâng cao độ chính xác.

Trong một kịch bản xấu nhất, hệ thống đánh chặn khổng lồ này đủ khả năng để vô hiệu hóa các ICBM của Nga ngay bên trong lãnh thổ để tạo điều kiện cho các tên lửa hạt nhân của họ tấn công.

Ngoài ra, cần phải xét đến khả năng to lớn từ hệ thống tên lửa hành trình tấn công chính xác như Tomahawk của Mỹ hay Storm Shadow của NATO, một cuộc tấn công đầu tiên bằng các tên lửa hành trình này có thể phá hủy một phần của hệ thống đánh chặn tên lửa của Nga.

Cho dù có đạt được sự đồng thuận với NATO hay không, Nga vẫn phải đầu tư phát triển các hệ thống vũ khí tinh vi hơn để loại bỏ mối đe dọa từ lá chắn tên lửa này.


[BDV news]



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang