Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tên lửa Brahmos

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Brahmos. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Brahmos. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

>> Tên lửa khủng hơn BrahMos "sắp ra đời"

Xí nghiệp hợp tác Ấn Độ-Nga BrahMos Aerospace bắt đầu nghiên cứu phát triển loại tên lửa hành trình siêu thanh mới mạnh hơn tên lửa BrahMos nhiều lần - người đứng đầu liên doanh Sivathanu Pillay cho biết.

>> Ấn Độ sẽ trở thành siêu cường tên lửa ?
>> Siêu tên lửa Brahmos



http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ và Nga bắt đầu nghiên cứu phát triển loại tên lửa hành trình siêu thanh mới mạnh hơn tên lửa BrahMos nhiều lần


Theo đó, ông cho biết: Doanh nghiệp đang tìm kiếm vốn để thực hiện dự án này. Theo ông, những công việc đã được thực hiện cho phép hy vọng rằng, trong tương lai gần ‘cấu hình và diện mạo của hệ thống siêu thanh sẽ được xác định’.

‘Loại tên lửa mới sau khi ra đời sẽ là loại tên lửa siêu thanh chống tàu mạnh nhất trên thế giới và khó có nước nào trên thế giới có được công nghệ này’. Ông kết luận.

Xí nghiệp liên doanh Ấn Độ-Nga BrahMos (BraMos Airspace Ltd) được thành lập ở Ấn Độ năm 1998 để đáp ứng nhu cầu sản xuất các tên lửa siêu âm chống tàu. BrahMos được chế tạo trên cơ sở tên lửa Yakhont của Nga, sở hữu các đặc tính tương tự.

Ưu điểm chính của tên lửa loại này là tốc độ cao, sự đa dạng các sơ đồ chiến thuật và ứng dụng, khả năng tương tác của tên lửa với các mặt bằng phóng khác.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Brahmos phóng từ máy bay Su-30MKI của Không quân Ấn Độ

Tên lửa Brahmos có 4 biến thể: phóng từ tàu nổi, bệ phóng mặt đất (chống hạm và chống mục tiêu mặt đất), tàu ngầm và máy bay. Hai biến thể đầu đã được nhận vào trang bị cho Hải và Lục quân Ấn Độ, 2 biến thể sau đang được phát triển.

Sau khi tất cả các vụ thử nghiệm bệ phóng và hệ thống tên lửa mới đều thành công, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã quyết định trang bị hệ thống Brahmos cho toàn bộ 5 tàu khu trục Project 61ME.

Brahmos cũng là vũ khí chống hạm chủ yếu của các tàu khu trục tên lửa mới lớp Project 15А (lớp Bangalore), tàu khu trục Project 17 và tàu khu trục lớp Talwar Projekt 11356 do Nga đóng.

Biến thể trang bị cho Su-30MKI là Brahmos-A có trọng lượng nhỏ hơn và độ ổn định khí động cao hơn đang được phát triển. Tên lửa Brahmos-A bắt đầu được thử nghiệm vào năm 2011 và sẽ đuợc đưa vào trang bị vào cuối năm nay.

>> Sức mạnh của "thần lửa" Agni V

Tên lửa Brahmos trang bị cho Hải- Lục quân được để trong container phóng, có thể phóng thẳng đứng hoặc phóng nghiêng, lắp đầu đạn nặng đến 300 kg, tầm bắn 290 km, độ cao bay 10-14.000 m, uy lực sát thương cao nhờ động năng lớn khi va chạm mục tiêu. BrahMos có thể tấn công mục tiêu mặt đất hoặc trên biển theo nhiều quỹ đạo khác nhau.

http://nghiadx.blogspot.com
Nga và Ấn Độ sắp có loại tên lửa hành trình siêu thanh chống tàu mạnh nhất thế giới trong tương lai gần

Tên lửa Brahmos có nhiều ưu điểm như tầm bắn xa với tốc độ bay siêu âm gấp 2.8 lần tốc độ âm thanh trên toàn quỹ đạo (gấp 3 lần tốc độ của tên lửa Tomahawk của Mỹ), hiện Brahmos là loại tên lửa hành trình có tốc độ cao nhất thế giới.

Thậm chí, Tập đoàn Brahmos đang tìm cách nâng tốc độ tên lửa này lên thành Mach 5-7, tức là bay nhanh hơn tốc độ âm thanh từ 5 đến 7 lần.

Với loại tên lửa mới đang được nghiên cứu, hứa hẹn nó sẽ là người kế nhiệm tuyệt hảo của BrahMos với vị trí tên lửa siêu thanh chống tàu mạnh nhất thế giới.

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

>> Ấn Độ sẽ trở thành siêu cường tên lửa ?

Thông qua công nghệ chế tạo tên lửa siêu thanh, Ấn Độ sẽ trở thành một siêu cường mới trong lĩnh vực tên lửa trong 5 năm tới.


http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ phóng thử thành công tên lửa Agni-5


Trang web brahmand dẫn lời Giám đốc điều hành Công ty BrahMos Aerospace ông Sivathanu Pillai mới đây cho hay, thông qua công nghệ chế tạo tên lửa siêu thanh, Ấn Độ sẽ trở thành một siêu cường mới trong lĩnh vực tên lửa trong 5 năm tới.

>> Ấn Độ 'ảo mộng' với tên lửa ?

Ông Pillai cho biết thêm, sau khi nắm vững được kỹ thuật sản xuất tên lửa hành trình, Ấn Độ đã bắt đầu triển khai chương trình nghiên cứu và phát triển tên lửa cỡ lớn, có tốc độ bay tăng từ 2,8 đến 7 Mach.

Theo kế hoạch, khai niệm tên lửa hành trình siêu thanh cao cấp sẽ xuất hiện tại Ấn Độ trong năm 2016



http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa siêu thanh BrahMos của Ấn Độ

 Thông qua chương trình nghiên cứu tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos, Ấn Độ đã đạt đến trình độ quốc tế trong lĩnh vực sản xuất tên lửa.

Ông Pillai còn cho rằng, về tốc độ và độ chính xác thì tên lửa của Ấn Độ đứng nhất nhì thế giới hiện nay, trong khi các nước khác hầu hết chỉ sản xuất được các loại tên lửa cận âm.

Hiện tên lửa siêu thanh cao cấp BrahMos của Ấn Độ được đánh giá là có tốc độ bay lớn gấp 3 lần tên lửa Tomahawk và Harpoon của Mỹ.

Ngoai ra, Ấn Độ đã thành công trong việc gắn tên lửa BrahMos trên các máy bay chiến đấu. Hiện động cơ mới cho loại tên lửa này vẫn đang được tiếp tục phát triển.

Trong thời gian tới, Ấn Độ sẽ tiến hành công tác thử nghiệm cuối cùng trong việc phóng tên lửa BrahMos từ máy bay chiến đấu hiện đại Su-30 MKI.

Về trọng lượng của loại tên lửa này, tới đây nó sẽ được thiết kế nhỏ gọn hơn để đảm bảo tốc độ bay nhanh, pham vị và độc chính xác tốt hơn. Đồng thời có thể dễ dàng phối hợp với các loại máy bay chiến đấu.

Ông Pillai tiết lộ, chương trình thử nghiệm phóng tên lửa BrahMos từ tàu ngầm hiện đang bước vào giai đoạn cuối cùng.

Ngoài ra, trong thời gian tới tên lửa BrahMos Block III cũng được quân đội Ấn Độ triển khai tại các khu vực vùng núi cao để tăng cường khả năng phòng thủ mặt đất.

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

>> Siêu tên lửa Brahmos


Tên lửa hành trình mới sẽ có tốc độ nhanh gấp 5-7 lần vận tốc âm thanh, đó là tiết lộ của ông ông Praveen Pathak về dự án hợp tác phát triển tên lửa mới giữa Nga và Ấn Độ.



Tại triển lãm vũ khí Defexpo cuối tháng 30/3, ông Praveen Pathak, người đứng đầu chương trình phát triển tên lửa hành trình BrahMos, khẳng định: "Vũ khí mới sẽ có khả năng bay ở tốc độ hành trình "siêu vượt âm" (hypersonic) Mach 5 - Mach 7, ông nói.

"Chúng tôi muốn tạo ra một vũ khí có thể sẽ không khác nhiều so với loại tên lửa BrahMos đang được chế tạo về trọng lượng và kích thước, để có thể sử dụng được các bệ phóng đã được triển khai trên tàu và hay các bệ phóng di động. Cách lựa chọn này sẽ không mất quá nhiều việc để chuyển đổi hệ thống như vậy lên siêu vượt âm", ông Pathak nói thêm.

"Nga đã có kinh nghiệm lâu dài trong việc phát triển vũ khí tốc độ cao và động cơ phản lực siêu âm, đây là một chương trình Nga - Ấn có thể hoàn thành", ông Pathak nói với Douglas Barrie, nhà phân tích của Viện nghiên cứu chiến lược Quốc tế có trụ sở tại London, Anh.

"Thiết kế của một tên lửa siêu thanh chính hãng có khả năng sẽ "mới hơn” loại tên lửa 3M55 Onyx/BrahMos đang sử dụng hiện nay. Tên lửa sử dụng động cơ phản lực mới để duy trì tốc độ bay siêu âm trong toàn hành trình của nó", ông Pathak nói.



http://nghiadx.blogspot.com
Dựa trên tên lửa BrahMos, Nga và Ấn Độ sẽ tạo ra một số biến thể tên lửa mới có những ưu điểm vượt trội.


Trước đây, Cơ quan phát triển và nghiên cứu quốc phòng DRDO của Ấn Độ từng giới thiệu mô hình thí nghiệm công nghệ siêu vượt âm ở một triển lãm hàng không.

NPO Mashinostroeniye, đối tác của Ấn Độ trong chương trình BrahMos, đã phát triển một tên lửa siêu vượt âm có tên 3M25 Meteorit, tuy nhiên họ chưa một lần nào trưng bày loại tên lửa này.

Cùng thời điểm này, một số tuyên bố của Nga và Ấn Độ cho biết, hai nước sẽ hợp tác phát triển một biến thể mới của tên lửa hành trình siêu âm BrahMos có khả năng tấn công tàu sân bay. Tuy nhiên hai tuyên bố này có thể không phải là một, do dự án phát triển biến thể chống tàu sân bay của tên lửa BrahMos chỉ có tốc độ siêu âm Mach 2,5 - 2,9.

Ấn Độ cũng sẽ tiến hành bắn thử nghiệm lần đầu đối với biến thể tên lửa hành trình siêu âm BrahMos phóng từ máy bay Su-30MKI của họ vào cuối năm 2012 "Chúng tôi hy vọng vào cuối năm 2012 sẽ tiến hành phóng thử lần đầu từ một máy bay. Nó sẽ là một vụ phóng từ trên không", ông nói.

Công việc tích hợp biến thể tên lửa BrahMos phóng từ trên không cho máy bay Su-30MKI đang được thực hiện cho Không quân Ấn Độ. Trong đó đã có một vài máy bay Su-30MKI được thay đổi cấu hình để mang được tên lửa BrahMos.

Lực lượng Không quân Ấn Độ đã sẵn sàng nhận được đủ các bệ phóng tên lửa BrahMos (biến thể đất - đối - đất) để trang bị cho hai tiêu đoàn tên lửa. Những tên lửa này sẽ được triển khai ở những căn cứ gần biên giới của Ấn Độ để có thể tấn công các căn cứ không quân, các đơn vị phòng không và các trạm radar của kẻ thù, ông Pathak cho biết.

Trong tháng 3/2012, Ấn Độ đã bắn thử thành công một tên lửa hành trình siêu âm BrahMos (biến thể đất - đối - đất, cải tiến lên Block III). "Tên lửa đã bay đạt tầm bắn cực đại, 290 km. Ở giai đoạn cuối đã bay bổ nhào xuống độ cao thấp. Đây là một yêu cầu của lực lượng mặt đất", ông nói thêm, một cuộc tấn công theo kiểu “bổ nhào” là cần thiết đối với những mục tiêu ở địa hình đồi núi.

BrahMos, được phát triển từ loại tên lửa hành trình hải quân 3M55 Yakhont bởi hãng NPO Mashinostroeniye của Nga, là một vũ khí có khả năng nhất trong các loại tên lửa cùng lớp, tên lửa có tầm bắn xa tới 290 km, tốc độ siêu âm cực đại Mach 2,8, trang bị đầu đạn lên tới 250 kg, có mặt cắt tiết diện phản xạ radar thấp và hành trình tấn công có thể thay đổi, bao gồm các độ cao bay thấp nhất là 10 m và có thể bay cao tới 14.000 m. Tên lửa hoạt động theo nguyên lý bắn vào quên. Biến thể BrahMos phóng từ mặt đất có trọng lượng phóng lên tới 3 tấn.

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

>> Vì sao châu Á nhập khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới ?


Kim ngạch nhập khẩu vũ khí trang bị của các nước châu Á-Thái Bình Dương chiếm gần một nửa thị trường vũ khí toàn cầu với 44%.

Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm của Thụy Điển mới đây đưa ra bản báo cáo về thị trường thương mại vũ khí toàn cầu.

Theo bản báo cáo này, Ấn Độ đã trở thành quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Ngoài ra, năm quốc gia nhập khẩu vũ khí hàng đầu khác đều tập trung ở châu Á.

Các nhà phân tích cho rằng, sở dĩ các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương có sự gia tăng đáng kể về vũ khí trang bị là xuất phát từ sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và chiến lược dịch chuyển sang phía Đông mới đây của Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa BrahMos Block 2 của Ấn Độ


Theo báo cáo của Trung tâm phân tích xu hướng buôn bán vũ khí toàn cầu cho biết, từ năm 2007 đến năm 2011, xuất khẩu vũ khí toàn cầu tăng trung bình 24% so với năm năm trước đó, trong đó, năm nước nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới đều là những quốc gia châu Á.

Trong đó, kim ngạch nhập khẩu vũ khí trang bị của các nước châu Á-Thái Bình Dương chiếm gần một nửa thị trường vũ khí toàn cầu với 44%; châu Âu đứng thứ hai với 19%.

Tại sao các quốc gia châu Á lại gia tăng chi tiêu quốc phòng nhiều đến như thế? Các chuyên gia phân tích cho rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia mới nổi đảm bảo cho họ khả năng tăng nhanh cho phí cho quốc phòng.

Những năm gần đây là giai đoạn quan trọng để các nước châu Á-Thái Bình Dương đầu tư cho quốc phòng.

http://nghiadx.blogspot.com
Indonesia rất quan tâm đến loại tăng T-90 của Nga


Chi tiêu quân sự của các nước châu Á trong những năm gần đây tăng mạnh, có một số lý do sau: thứ nhất, nằm ở chính các nước trong khu vực châu Á, đặc biệt là các nước có nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Singapore.

Thứ hai, hầu hết, nền quốc phòng các nước này trước đây đều không được đầu tư nhiều, bởi vậy bây giờ họ phải tăng cường đầu tư để có thể đáp ứng được tình hình thay đổi của thế giới.

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Ấn Độ là quốc gia đi đầu về nhập khẩu vũ khí, năm 2012 ngân sách quốc phòng của Ấn Độ sẽ tăng lên đến 42 tỷ USD, tăng 17% so với năm ngoái.

Các chuyên gia cho rằng, Ấn Độ đang không hài lòng với vị trí số một tại khu vực Nam Á, mục tiêu chiến lược của nước này mở rộng tầm ảnh hướng của mình ra nhiều khu vực khác nữa. Cùng với đó là tiềm lực quân sự của Ấn Độ còn nghèo nàn, chủ yếu là những vũ khí đã cũ và lạc hậu.

http://nghiadx.blogspot.com
Xe bọc thép Bronco của Singapore


Ngoài ra, trong năm trở lại đây, Mỹ vẫn là nước xuất khẩu vũ khí lớn của thế giới, kim ngạch xuất khẩu vũ khí chiếm thứ 3 thế giới.

Theo các chuyên gia đánh giá, việc các nước châu Á đang tăng cường nhập khẩu vũ khí không phải không có liên quan đến chiến lược quay lại châu Á của Mỹ, bởi Hoa Kỳ muốn thông qua việc xuất khẩu vũ khí để thắt chặt quan hệ với các đồng minh của mình tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Chuyên gia phân tích quân sự Trung Quốc, Thiếu tướng Ân Trác cho biết: “Mục tiêu đầu tiên trong chiến lược quay lại châu Á của Mỹ là tăng cường quan hệ quân sự với các đồng minh, điều này được thực hiện thông qua bán các vũ khí cho các nước này. Đây được coi là bước đi cực kỳ quan trọng”.

http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc đang muốn mua chiến đấu cơ Su-35 của Nga


Trong thời gian gần đây, với những căng thẳng ngày căng gia tăng tại bán đảo Triều Tiên và khu vực Biển Đông. Để đảm bảo được an ninh quốc gia trước tình hình như vậy, các nước tại khu vưc châu Á-Thái Bình Dương không có cách lực chọn nào khác là phải tăng cường nhập khẩu vũ khí trang bị.

Với những diễn biến phức tạp tại khu vực, các chuyên gia cho rằng, một cuộc chạy đua vũ trang tại khu vực châu Á là không tránh khỏi.

Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự Trung Quốc không đồng tình với quan điểm này. Trung Quốc cho rằng, các nước châu Á tăng cường nhập khẩu vũ khí chủ yếu là do tình hình khu vực không ổn định.

Các nước châu Á đang muốn tăng cường phòng ngự chứ không có ý định tạo ra một cuộc xung đột nào.

Hiện nhập khẩu vũ khí của Trung Quốc đã xuống vị trí thứ tư, giảm đáng kể so với trước đó. Nước này đang muốn tự nghiên cứu chế tạo vũ khí trang bị thay vì nhập khẩu từ nước ngoài.


Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

>> Ấn Độ đàm phán bán tên lửa BrahMos cho Việt Nam


Theo The Asian Age và Deccan Chronicle, Công ty liên doanh Ấn-Nga BrahMos Aerospace, nhà sản xuất tên lửa hành trình BrahMos, đang xem xét khả năng bán tên lửa này cho Việt Nam, quốc gia đối tác chiến lược của Ấn Độ.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình BrahMos


Nguồn tin xác nhận, Việt Nam đã được đưa vào danh sách được Hội đồng chung Nga-Ấn thông qua gồm 15 quốc gia có thể mua tên lửa BrahMos. Tuy nhiên, để bán tên lửa, cần phải có sự chấp thuận của chính phủ Ấn Độ.

Nguồn tin giấu tên cho biết, hiện nay phía Ấn Độ đang đàm phán không chính thức với Việt Nam và đề nghị chính thức chưa được đưa ra với Hà Nội. “Đang diễn ra cuộc đàm phán không chính thức nhưng không có bất kỳ đề nghị cụ thể nào được đưa ra,” nguồn tin khẳng định.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình BrahMos phóng từ tàu chiến.


Tên lửa BrahMos là sản phẩm hợp tác giữa công nghiệp quốc phòng giữa Nga và Ấn Độ, được phát triển dựa trên tên lửa chống hạm Yakhont của Nga. Việt Nam cũng đang sở hữu một số tên lửa Yakhont phóng đi từ hệ thống Bastion.

Việc mua sắm tên lửa BrahMos sẽ nâng cao cơ bản khả năng chiến đấu và có ý nghĩa lớn đối với quân đội Việt Nam. “Các hợp đồng mua tên lửa BrahMos có giá trị to lớn cho Việt Nam và nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu quân đội nước này,” nguồn tin này nói.

Nếu được trang bị thêm tên lửa BrahMos, việc triển khai tên lửa chống hạm của Việt Nam sẽ linh hoạt hơn vì BrahMos có thể được phóng đi từ nhiều phương tiện trên đất liền, trên biển và trên không.

Đến nay, tên lửa hành trình siêu âm BrahMos vẫn chưa được xuất khẩu cho bất kỳ quốc gia thứ ba nào mặc dù có một số nước đã tỏ ý muốn mua tên lửa này.

Theo Deccan Chronicle, sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang nâng cao tầm quan trọng của quan hệ chiến lược giữa Ấn Độ và Việt Nam. Quan hệ song phương Việt-Ấn đang phát triển trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự.

Trong một động thái tăng cường mối quan hệ chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ Shashi Kant Sharma đã có chuyến thăm tới Việt Nam và thảo luận vấn đề đào tạo Hải quân Việt Nam và xây dựng cơ sở hạ tầng. Sự kiện này diễn ra chỉ vài tuần sau chuyến thăm của tàu Hải quân Ấn Độ INS Airavat tới Nha Trang, Khánh Hòa.

Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ chống hạm. Tên lửa có khả năng phóng từ nhiều phương tiện: tàu chiến, tàu ngầm, máy bay và bệ phóng di động trên đất liền. BrahMos mang đầu đạn nặng 300kg, tầm bắn lên tới 290km, tốc độ Mach 2.8-3.

Lâu nay, giới lãnh đạo và nghiên cứu chiến lược Ấn Độ vẫn suy tính việc tăng cường hợp tác chiến lược với Việt Nam để đối trọng với liên minh Trung Quốc-Pakistan. Trong bài báo “Xin chào Việt Nam” (Good morning, ’Nam) đăng trên Deccan Chronicle ngày 7.7.2011, GS Bharat Karnad thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính sách, ở New Delhi đã viết rằng, “Chính phủ Ấn Độ nên phản ứng từ lâu trước việc Trung Quốc vũ trang tên lửa hạt nhân cho Pakistan bằng cách trang bị cho Việt Nam các tên lửa đường đạn mang đầu đạn hạt nhân và tên lửa hành trình siêu âm Brahmos mà tôi đã đề xuất trong 15 năm qua”.

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 2)



Bastion-P là một trong những hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển cơ động hiện đại nhất thế giới.
Kỳ 2: Siêu âm song sát Bastion-BrahMos



>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 1)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 3)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 4)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 5)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 6)
 

Đến nay, chỉ có Hải quân Nga và Việt Nam sở hữu hệ thống tên lửa siêu âm khủng khiếp này.

Là hệ thống tên lửa đất-đối-hạm thế hệ mới của Nga, K300P Bastion-P (NATO gọi là SSC-5) dùng để tiêu diệt các tàu mặt nước trong đội hình đổ bộ, cụm tàu vận tải, tàu sân bay xung kích hay đơn lẻ, mục tiêu mặt đất có tương phản radar trong điều kiện có đối kháng hỏa lực và vô tuyến điện tử mạnh.

Pháo đài thép

Hệ thống sử dụng tên lửa Yakhont phóng thẳng đứng (tầm bắn đến 300 km) và có thể bảo vệ khu vực bờ biển dài 600 km. Bastion (tiếng Nga nghĩa là “pháo đài”) với 2 biến thể cơ động (K300P Bastion-P), và cố định (Bastion-S) sử dụng tên lửa chống hạm P-800 Oniks (tên xuất khẩu là Yakhont).

Tên lửa Yakhont/Oniks (NATO gọi là SS-N-26), tên lửa hành trình chống hạm siêu âm có tốc độ cao nhất thế giới hiện nay, có tầm bắn đến 300km, tốc độ hơn 2.700 km/h, có khả năng bay sát mặt biển 5 - 15m. Đây là vũ khí chống hạm cực kỳ lợi hại mà hầu như không hệ thống phòng thủ hạm tàu hiện có nào có thể ngăn chặn được. Với phần chiến đấu 200kg, Yakhont có thể tiêu diệt hầu hết tàu chiến trên thế giới hiện nay chỉ với một quả đạn.


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo đài thép Bastion-P bảo vệ bờ biển Việt Nam.


Yakhont dài 8,9m, đường kính 0,72m, trọng lượng phóng 3.000kg, sử dụng hệ dẫn kết hợp quán tính và radar chủ động. Tên lửa có thể bay ở 2 chế độ: độ cao nhỏ với tầm bắn hiệu quả 120km hoặc kết hợp “cao-thấp” với tầm bắn đến 300km.

Tốc độ tối đa của tên lửa ở độ cao lớn là 750 m/s, ở độ cao nhỏ là 680m/s. Yakhont có các đặc điểm nổi bật là tấn công chính xác theo nguyên lý “bắn-quên”, tầm bắn ngoài đường chân trời, quỹ đạo bay linh hoạt, tốc độ siêu âm cao ở mọi giai đoạn bay, có thể phóng từ nhiều loại phương tiện mang như: tàu nổi, tàu ngầm, máy bay, bệ phóng cơ động và cố định trên mặt đất, tàng hình đối với radar hiện đại.

“Em song sinh” BrahMos

Năm 1998, Liên hiệp NPO Mashinostroenia hợp tác với Bộ Quốc phòng Ấn Độ thành lập liên doanh BrahMos Aerospace Ltd cho ra đời tên lửa PJ-10 BrahMos, “em song sinh” của Yakhont. BrahMos là vũ khí tấn công chủ yếu của cả Hải, Lục và Không quân Ấn Độ với 4 biến thể: phóng từ tàu nổi; bệ phóng mặt đất; tàu ngầm và máy bay. Các biến thể BrahMos phóng từ tàu nổi và từ mặt đất đã được nhận vào trang bị. Các biến thể phóng từ máy bay và tàu ngầm đã hoàn tất phát triển và sắp được thử nghiệm.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa BrahMos.


Ưu điểm đặc biệt nổi trội là bên cạnh chức năng chống hạm, PJ-10 BrahMos có khả năng tấn công chính xác mục tiêu mặt đất cực mạnh. BrahMos có động năng hủy diệt cao gấp 16 lần so với tên lửa Tomahawk của Mỹ. Loạt 9 quả BrahMos bắn đi có thể tiêu diệt 3 khinh hạm. Hệ thống BrahMos triển khai trên mặt đất bao gồm: 4-6 xe bệ phóng cơ động (mỗi xe mang 3 tên lửa), 1 đài chỉ huy cơ động và 1 xe tiếp đạn cơ động. Hiện Lục quân Ấn Độ có 4 trung đoàn trang bị 3 biến thể BrahMos.

Ấn Độ và Nga dự kiến sẽ sản xuất 1.000-1.500 quả BrahMos, trong đó 300-500 quả bán cho các nước thân hữu do New Delhi và Moskva lựa chọn. Chile, Brazil, Nam Phi, Indonesia, Ai Cập, Malaysia, Oman, Brunei… đã đưa BrahMos vào “tầm ngắm”. Nga và Ấn Độ cũng đang phát triển tên lửa siêu vượt âm BrahMos-II có tốc độ kinh hoàng là trên 6M (hơn 6.000 km/h). Nhờ có tốc độ khủng khiếp, BrahMos-II sẽ có uy lực công phá gấp 36 lần tên lửa cùng trọng lượng tấn công mục tiêu ở tốc độ 1M và là là vũ khí lý tưởng để tấn công các mục tiêu kiên cố ở sâu dưới đất. BrahMos-II dự kiến sẽ trang bị vào năm 2015.

Xoay chuyển cán cân sức mạnh

Giống như một số hệ thống vũ khí tối tân khác (Iskander-E, S-300), Bastion-P/Yakhont được Nga sử dụng như công cụ gây ảnh hưởng chiến lược. Đến nay, 3 khách hàng đã ký hợp đồng mua Yakhont là Việt Nam, Syria và Indonesia.

http://nghiadx.blogspot.com
BrahMos phóng từ bệ phóng mặt đất.



Gây tranh cãi nhất là hợp đồng bán 2 hệ thống Bastion-P trị giá 300 triệu USD cho Syria ký năm 2007. Israel lo sợ trước viễn cảnh Yakhont lọt vào tay Syria hoặc Hezbollah. Họ cho rằng tên lửa siêu hiện đại này sẽ đe dọa nghiêm trọng an ninh Israel và phá vỡ thế cân bằng lực lượng ở khu vực. Bastion-P còn là phương tiện răn đe các cụm tàu sân bay Mỹ một khi xảy ra cuộc xâm lược chống Syria.

Theo báo chí nước ngoài, Việt Nam đã được Nga chuyển giao 2 hệ thống (tiểu đoàn) Bastion-P theo hợp đồng trị giá 300 triệu USD ký năm 2006. Đây là hợp đồng xuất khẩu đầu tiên Bastion-P và Yakhont. Việt Nam cũng sắp triển khai sản xuất Yakhont với sự hỗ trợ của Nga theo hợp đồng trị giá 300 triệu USD. Tháng 8/2011, có tin Việt Nam đang đàm phán với Nga mua thêm Bastion-P với số lượng chưa được tiết lộ, thời gian chuyển giao vào năm 2014. Bastion-P cùng Yakhont sẽ tăng cường mạnh mẽ khả năng tác chiến đối hải của quân đội ta, trở thành “pháo đài” thép bảo vệ bờ biển.

Tên lửa BrahMos cũng được Ấn Độ và Nga xem là phương tiện củng cố quan hệ chiến lược. Báo chí Ấn Độ cho hay, Việt Nam đã được Hội đồng hỗn hợp Nga-Ấn đưa vào danh sách 15 quốc gia có thể mua tên lửa BrahMos. Việt Nam đang đàm phán không chính thức với Ấn Độ về vấn đề mua bán BrahMos.

Trước đó, tạp chí Kanwa cho hay, tên lửa BrahMos sẽ được trang bị cho 8 tiêm kích Su-30МК2 mà Việt Nam đặt mua tháng 1/2009. Indonesia là khách hàng thứ ba nhập khẩu tên lửa Yakhont, nhưng để trang bị cho tàu chiến. Báo chí cho hay, Indonesia sẽ mua 120 quả Yakhont với đơn giá 1,2 triệu USD để lắp cho 6 khinh hạm và 10-14 tàu hộ vệ.
Biên chế tiêu chuẩn của một đại đội Bastion-P gồm: 4 xe bệ phóng K-340P (mỗi xe mang 2 tên lửa Yakhont để trong thùng phóng); 1-2 xe điều khiển chiến đấu K380P; các xe bảo đảm trực chiến và 4 xe tiếp đạn K342P.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

>> Việt Nam có thể mua tên lửa BrahMos



Theo tờ The Asian Age, Công ty liên doanh Ấn Độ và Nga BrahMos Aerospace có thể sẽ bán tên lửa hành trình siêu âm BrahMos cho Việt Nam.

Theo nguồn tin, Việt Nam nằm trong danh sách 15 “quốc gia thân thiện” có thể xuất khẩu tên lửa BrahMos. Danh sách này được quyết định bởi Ủy ban giám sát Nga - Ấn. Dù vậy, mọi bản hợp đồng đều phải có sự thông qua của chính phủ Ấn Độ.

“Đã có cuộc đàm phán không chính thức nhưng không có bất kỳ đề nghị cụ thể nào được đưa ra,” nguồn tin cho hay.

“Các hợp đồng mua tên lửa BrahMos có giá trị to lớn cho Việt Nam và nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu quân đội nước này,” nguồn tin này nói.


http://nghiadx.blogspot.com


Tên lửa BrahMos là sản phẩm hợp tác giữa công nghiệp quốc phòng giữa Nga và Ấn Độ, được phát triển dựa trên tên lửa chống hạm Yakhont của Nga. Việt Nam cũng đang sở hữu một số tên lửa Yakhont phóng đi từ hệ thống Bastion.

Nếu được trang bị thêm tên lửa BrahMos, việc triển khai tên lửa chống hạm của Việt Nam sẽ linh hoạt hơn vì BrahMos có thể được phóng đi từ nhiều phương tiện trên đất liền, trên biển và trên không.

Hiện nay, tên lửa hành trình siêu âm BrahMos vẫn chưa xuất khẩu cho bất kỳ quốc gia thứ ba nào mặc dù được nhiều nước để ý.

Trong một động thái tăng cường mối quan hệ chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ Shashi Kant Sharma đã có chuyến thăm tới Việt Nam. Sự kiện này diễn ra chỉ vài tuần sau chuyến thăm của tàu Hải quân Ấn Độ INS Airavat tới Nha Trang, Khánh Hòa.

Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ chống hạm. Tên lửa có khả năng phóng từ nhiều phương tiện: tàu chiến, tàu ngầm, máy bay và bệ phóng di động trên đất liền. BrahMos mang đầu đạn nặng 300kg, tầm bắn lên tới 290km, tốc độ Mach 2.8-3.

Đặc biệt, các biến thể mới của BrahMos được kỳ vọng có thể đạt tốc độ Mach 5-7, khiến tất cả các hệ thống phòng thủ của chiến hạm không kịp phản ứng.

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

>> Báo Trung Quốc: Việt Nam có thể mua tên lửa Brahmos



Tàu ngầm, tên lửa của các nước xung quanh Biển Đông đều có khả năng răn đe hiệu quả đối với tàu sân bay Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa chống hạm nhanh nhất trên thế giới Brahmos do Nga-Ấn hợp tác chế tạo.


Công việc phát triển tên lửa hành trình siêu âm Brahmos được bắt đầu từ giữa năm 1999, nền tảng của nó chính là hệ thống tên lửa P-800 Onyx do Liên Xô cũ chế tạo. Tên lửa Brahmos được phóng thử thành công lần đầu tiên vào ngày 12/6/2001 tại bang Orissa, Ấn Độ.

Ngày 17/8, tờ "Asia Times Online" Hồng Kông đăng bài bình luận của chuyên gia chiến lược hải quân Australia, Phil Radford cho biết, tuần trước tàu sân bay Trung Quốc bắt đầu chạy thử, đây là tàu chiến lớn nhất châu Á hiện nay, sẽ làm cho Trung Quốc có khả năng thay đổi tình hình trên một số lĩnh vực.

Nhưng, tàu sân bay này hoàn toàn không thể giúp Trung Quốc bảo vệ chủ quyền đối với Biển Đông (đây là vấn đề biển đau đầu nhất của Trung Quốc); tàu sân bay này sẽ nghiêng về dùng cho mục đích ngoại giao, chứ không phải là vũ khí quân sự.

Báo Hồng Kông cho biết, ngoài tàu sân bay Chakri Naruebet của Thái Lan, các nước trong khu vực còn chưa có tàu chiến để máy bay chiến đấu cất/hạ cánh. Nhưng, tàu sân bay của Thái Lan cũng chỉ bằng 1/5 tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.

Một khi con tàu này hoàn thiện, nó có thể mang theo 40 máy bay J-15 Flying Shark và 20 máy bay trực thăng (bao gồm máy bay trực thăng săn tàu ngầm Ka-28). Trên mặt biển, khả năng này đủ để thay đổi cân bằng sức mạnh các nước ở Biển Đông.

Trung Quốc luôn tuyên bố có chủ quyền lãnh thổ biển trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), nhưng các nước láng giềng đều hiểu rằng vùng biển xung quanh các hòn đảo này đều chứa nguồn tài nguyên dầu khí phong phú, cho nên luôn thiết lập các cơ sở nghiên cứu ở đó.


http://nghiadx.blogspot.com

Phương án tác chiến của tên lửa chống hạm Brahmos gần giống tên
lửa phòng thử Bastion.


Báo Hồng Kông viết, nếu Trung Quốc triển khai tàu sân bay ở Tam Á, Hải Nam, nó sẽ có ưu thế trên không cục bộ ở bất cứ địa điểm tranh chấp nào trên Biển Đông.

Đây có thể là điều kiện tiên quyết để có hành động ngoại giao và quân sự mạnh trong giải quyết vấn đề Biển Đông, nhằm bảo vệ chủ trương chủ quyền của Trung Quốc; đồng thời ép đối thủ từ bỏ các hoạt động thương mại trên Biển Đông và các hoạt động xây dựng cơ sở trên các hòn đảo.

Những khả năng này còn có thể giúp Trung Quốc có thể làm giảm đi sức mạnh các nước khác tại khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Trung tuần tháng 6/2011, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích (hoàn toàn ngang ngược, vô lý, vô căn cứ) tàu khai thác của Việt Nam tiến hành hoạt động khảo sát dầu khí “trái phép” ở vùng biển quần đảo Trường Sa và “quấy nhiễu” tàu cá Trung Quốc.

Điều này đã “gây tổn hại nghiêm trọng đến chủ quyền và quyền lợi trên biển của Trung Quốc”.

Báo Hồng Kông cho rằng, rõ ràng là tàu sân bay mới của Trung Quốc sẽ thực hiện chức năng chiến lược nhất định. Cách đây không lâu, khi tàu sân bay chạy thử, Tân Hoa xã đã bình luận: “Xây dựng hải quân viễn dương tương xứng với vị thế nước lớn của Trung Quốc là việc làm cần thiết, cũng là sự lựa chọn tất yếu để bảo vệ lợi ích quốc gia không ngừng tăng lên trên toàn cầu”.

Nhưng, cho dù tàu sân bay này có khả năng chiến đấu, tàu sân bay và lực lượng máy bay của nó cũng sẽ rất yếu; Trung Quốc sẽ không thể mạo hiểm chống lại các đối thủ trên Biển Đông.
Hơn nữa, nếu không có máy phóng hoặc dây cáp chắn, tàu sân bay này sẽ không thể đảm bảo cất/hạ cánh cho máy bay cảnh báo sớm trên không. Điều này có nghĩa là khả năng do thám khu vực của tàu sân bay bị hạn chế, không thể phát hiện hoặc ứng phó với mối đe dọa ngoài tầm của radar.

Đồng thời, bảo đảm hậu cần không đủ cũng sẽ hạn chế thời gian hoạt động của tàu sân bay trên biển: Quân đội Trung Quốc chỉ có 5 tàu tiếp tế trên biển, hơn nữa chưa có tàu nào trên 22.000 tấn (thực ra tàu tiếp tế Thanh Hải Hồ có trọng tải gần 40.000 tấn).


http://nghiadx.blogspot.com

Malaysia đã sở hữu 2 tàu ngầm Squid do Pháp thiết kế.


Nhưng, vấn đề lớn nhất ở chỗ nó không được bảo vệ đầy đủ. Trung Quốc có 2 tàu khu trục 052C, chúng được trang bị radar mảng chủ động, có thể bám theo nhiều tên lửa và máy bay.

Hiện nay, còn có 4 chiếc khác đang chế tạo. Nhưng, đem kết hợp radar này với tên lửa HHQ-9 nội địa để ngăn chặn tên lửa siêu âm lướt biển tấn công là một thách thức rất lớn.

Ngoài ra, tàu sân bay này cũng không thể dựa vào sự hộ tống dưới nước; không có hệ thống thông tin vô tuyến điện tần số thấp, tàu ngầm tuần tra tầm xa của Trung Quốc chỉ có thể tiến hành các hoạt động chiến thuật khi hộ tống biên đội tàu sân bay.

Báo Hồng Kông cho biết, cho dù không có những khiếm khuyết này, các nước láng giềng phía nam của Trung Quốc cũng có thể phát triển khả năng đáp trả đầy đủ trên Biển Đông, làm cho Trung Quốc không dám để tàu sân bay hoạt động trên Biển Đông. (Xem thêm: Nguy cơ xảy ra xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc trong tương lai)

Trong khi đó, một bài viết được đăng tải trên hãng tin Tân Hoa xã của Trung Quốc ngày 19/8/2011 với các nội dung mang thể hiện rõ suy đoán thiếu căn cứ, thiếu thiện chí và đầy tính kích động như sau:

“Đầu tháng 6, báo “Nhân Dân” của Việt Nam đã có bài viết kèm hình ảnh tên lửa chống hạm nhanh nhất trên thế giới, tên lửa Brahmos. Rõ ràng, Việt Nam muốn cho biết ý đồ mua tên lửa này và báo hiệu hải quân Việt Nam đã làm tốt công tác chuẩn bị để ứng phó khi Trung Quốc xâm phạm vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. (Xem thêm: Không quân Mỹ sẽ thay thế toàn bộ máy bay do thám U-2 trước 2015)


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa chống hạm Hùng Phong III của Đài Loan.


Tên lửa chống hạm Brahmos có tốc độ 2,8 Mach, gấp 4 lần tên lửa Tomahawk của Mỹ, sẽ tạo ra mối đe dọa chí tử cho bất cứ tàu chiến nào ở trong phạm vi 300 km. Mua tên lửa Brahmos cần có sự đồng ý chung của Ấn Độ và Nga, trong khi đó Việt Nam đang nhanh chóng cải thiện quan hệ với hai nước này.

Cuối tháng 6, Tư lệnh Hải quân Việt Nam đã tiến hành chuyến thăm hợp tác đến New Delhi; trong thời gian chuyến thăm, Trung tướng Nguyễn Chí Dũng của Việt Nam tuyên bố, cảng Cam Ranh sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và hậu cần cho tàu chiến nước ngoài.

Để Trung Quốc hiểu ý đồ này, ngày 14/8/2011 khi tàu sân bay USS George Washington Mỹ đi qua Biển Đông, các quan chức chính phủ Việt Nam đã tham quan con tàu này.

Hơn nữa, Việt Nam còn tăng cường mua vũ khí của Nga. Nga thừa nhận, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 6 tàu ngầm động cơ diesel 636 lớp Kilo. Được biết, tàu ngầm đặt mua sẽ chính thức bàn giao vào năm 2014.

Loại tàu ngầm có lượng choán nước 2.300 tấn này thích hợp với vùng nước nông, có thể hoạt động rất tĩnh lặng; chúng không cần rời cảng vẫn có thể tạo sự răn đe to lớn đối với Trung Quốc, làm cho Trung Quốc không dám điều tàu sân bay khi xảy ra đối đầu trên Biển Đông.

Báo Hồng Kông cho rằng, ngoài ra Malaysia đã có khả năng tàu ngầm tốt, gần đây đã biên chế 2 tàu ngầm Squid do Pháp thiết kế; Indonesia và Philippinese có thể cũng sẽ nhanh chóng phát triển khả năng răn đe to lớn và và triển khai tên lửa chống hạm ở các căn cứ quân sự quan trọng;

Indonesia đã bàn thảo với Ấn Độ các thủ tục liên quan mua tên lửa Brahmos; Philippinese có thể mua tên lửa của Mỹ hoặc đàm phán mua tên lửa chống hạm Hùng Phong III của Đài Loan.

Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc rất được hoan nghênh, nó đã trở thành biểu tượng vị thế cường quốc. Nhưng Biển Đông sẽ trở thành nơi nguy hiểm nhất của tàu sân bay Trung Quốc. ”

Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm 5/6, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cho biết: 6 tàu ngầm lớp Kilo chạy năng lượng diesel mà Việt Nam đặt mua từ Nga sẽ chỉ được dùng cho mục đích tự vệ.

"Chúng tôi coi đây là một hoạt động bình thường của Quân đội nhân dân Việt Nam" - Đại tướng Phùng Quang Thanh nói.

"Đó là để bảo vệ và tham gia xây dựng đất nước. Chính sách của Việt Nam là hoàn toàn để tự vệ và chúng tôi sẽ không bao giờ làm tổn hại tới chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào. Nhưng sẽ phải ngăn chặn bất kỳ ai cố gắng vi phạm chủ quyền của Việt Nam" - Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh.
- TTXVN

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2011

>> Tên lửa siêu âm Brahmos thử nghiệm thành công lần thứ 25



Theo tuyên bố của bộ quốc phòng Ấn Độ, lục quân của quốc gia này đã bắn thử thành công tên lửa siêu thanh BrahMos vào ngày 12/8.



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa BrahMos.


Đây là lần bắn thử thứ 25 của BrahMos và kết quả đã đáp ứng mọi yêu cầu kỹ thuật. Tên lửa này do công ty BrahMos Aerospace chế tạo dựa trên nguyên mẫu là tên lửa NPO Mashinostroyenie 3M55 Yakhont (SS-N-26) do Nga chế tạo.

BrahMos có tầm bắn là 290km và có khả năng mang đầu đạn có trọng lượng 300kg. Ưu điểm của BrahMos là tấn công hiệu quả các mục tiêu thấp (có độ cao dưới 10m) với tốc độ bắn lên tới 2,8 lần tốc độ âm thanh.

Quân đội Ấn Độ đã thử nghiệm thành công phiên bản BrahMos phóng từ tàu chiến hoặc từ đất liền và sẽ trang bị cho hải quân và lục quân trong thời gian tới.

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

>> Brahmos sắp có biến thể 'thần kỳ'



Cựu Tổng thống Ấn Độ APJ Abdul Kalam mời các nhà khoa học và kỹ sư Nga của liên doanh BrahMos Aerospace (*) phát triển tên lửa sử dụng lại nhiều lần.
(*) Liên doanh Nga-Ấn sản xuất tên lửa BrahMos.



Brahmos sắp có biến thể 'thần kỳ'(ảnh Internet)

Theo báo cáo của ban lãnh đạo công ty BrahMos Aerospace, tại New Delhi, ngày 13/6/2011 tổ chức cuộc họp hội đồng, trong đó sẽ thảo luận các báo cáo và đề xuất của các chuyên gia hàng đầu của Nga và Ấn Độ.

Abdul Kalam, nhà khoa học xuất chúng của Ấn Độ đã đưa ra một ý tưởng, tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos-2, không nên chỉ bay ở tốc độ siêu âm Mach 5 mà có thể có thêm khả năng quay trở về.

Theo đó, BrahMos-2 được chế tạo để sau khi tới một điểm định trước theo lộ trình, thả đầu đạn nó rồi quay trở về căn cứ, Phó Giám đốc tiếp thị liên doanh Praveen Pathak, cho biết.

Công tác nguyên cứu để tạo ra các tên lửa như vậy đã được tiến hành và “BrahMos của chúng tôi đã có đơn đặt hàng để cung cấp hệ thống này cho đến năm 2021. Trong thời gian này, một nhóm các nhà phát triển đã bắt đầu thiết kế tên lửa hành trình siêu thanh sử dụng lại”- trích bản thuyết trình ông Kalam.

“Sự phát triển của các phiên bản siêu thanh BrahMos tái sử dụng của sẽ duy trì vị trí đứng đầu của chúng tôi trong lĩnh vực này” - ông Klam nhấn mạnh.

Theo đánh giá của các chuyên gia, tên lửa mà các nhà khoa học, kỹ sư Nga-Ấn cùng nhau phát triển - là một hệ thống độc nhất và thần kỳ nhất trên thế giới.


Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy BrahMos đạt vận tốc 5,26 Mach


Hiện tại, BrahMos là loại tên lửa hành trình siêu thanh có thể phóng từ tàu, tàu ngầm, máy bay hay các trạm phóng lưu động trên mặt đất.

Tên lửa này có vận tốc Mach 2,5 đến Mach 2,8 và có quỹ đạo bay phức tạp nhằm tránh khả năng bị đánh chặn. Mẫu siêu thanh mới cũng đang được nghiên cứu và phát triển (thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy nó đạt vận tốc 5,26 Mach).

Với tốc độ cao BrahMos có thể dễ dàng đâm xuyên qua mục tiêu hơn các loại tên lửa hạng nhẹ bay dưới tốc độ âm thanh khác như tên lửa Tomahawk, Harpoon.

Với trọng lượng gấp 2 và tốc độ nhanh hơn 4 lần tên lửa Tomahawk, BrahMos có lực tác động mạnh hơn 32 lần khi đâm vào mục tiêu.

Mẫu tên lửa phóng từ tàu được gắn đầu đạn 200 kg còn mẫu phóng từ máy bay (BrahMos A) có thể đầu đạn 300 kg. Nó có động cơ hoạt động chia làm hai giai đoạn, một là đốt cháy nhiên liệu rắn để đẩy tên lửa đạt đến vận tốc siêu thanh sau đó sẽ chuyển sang dùng nhiên liệu lỏng đẩy phản lực để duy trì vận tốc đó trong quãng đường dài.



[BDV news]



Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011

>>Sự nguy hiểm của Yakhont và chiến thuật bầy sói


Để duy trì môi trường an ninh biển hòa bình và ổn định, cùng hợp tác và phát triển, các nước ASEAN đang từng bước củng cố lực lượng hải quân của mình.


Để bảo vệ vững chắc vùng biển Tổ quốc, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã trang bị, làm chủ hệ thống phòng thủ Bastion-P với nòng cốt là tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont.


Xe bệ phóng Bastion-P với 2 ống phóng thẳng đứng.

Sự ghê gớm của Bastion-P và Yakhont

Đúng như tên gọi “pháo đài”, Hệ thống vạn năng Bastion-P do công ty quốc phòng NPO của Nga thiết kế, chế tạo, xứng đáng là “lá chắn thép” của các quốc gia có bờ biển dài, hải phận rộng lớn nhờ sự linh hoạt và uy lực của hệ thống này.

Một tổ hợp chiến đấu Bastion-P gồm có các xe chỉ huy, bảo đảm chiến đấu và quan trọng nhất là xe bệ phóng, lắp trên khung gầm 8 bánh lốp, với 2 ống phóng tên lửa chống hạm.

Nhờ đó, Bastion-P có thể triển khai ở bất kỳ nơi nào trong lãnh thổ, để trong 5 phút là sẵn sàng phóng loại tên lửa có sức mạnh ghê gớm Yakhont, tiêu diệt các mục tiêu đe dọa an ninh từ phía biển.

Cái tên Yakhont (“Hồng ngọc”, biến thể xuất khẩu của tên lửa Onyx, “Bạch ngọc”) gợi lên vẻ đẹp danh giá nhưng đây sẽ là một vẻ đẹp ghê gớm. Bởi loại tên lửa này nặng tới 3 tấn, có thể mang đầu đạn nặng 200-250 kg.

Dù nặng nhưng nhờ động cơ phản lực dòng thẳng sử dụng nhiên liệu lỏng, Yakhont có thể đạt tốc độ siêu âm ở mọi giai đoạn bay, (tối đa là Mach 2,6), tạo nên uy lực công phá rất mạnh mẽ, đủ sức vô hiệu hóa mọi loại tàu chiến đang có mặt trên khắp các đại dương.

Trong một cuộc thử nghiệm, tên lửa Yakhont thể hiện khả năng tấn công chính xác của mình khi bắn trúng mục tiêu cỡ một tấm bảng đen trong lớp học. Vì vậy, giới chuyên gia quân sự đánh giá: Yakhont khiến Mỹ và đồng minh phải “dựng tóc gáy” (>> chi tiết), đẩy lùi các vũ khí tương đương của NATO xuống phía sau trong cuộc đua của các tên lửa chống hạm.

Chiến thuật thông minh

Là tên lửa chiến thuật, chiến dịch thế hệ 4, được phát triển từ cuối những năm 197, đầu những năm 1980, Yakhont được lập trình để có quỹ đạo bay phức tạp. Sau khi cất cánh, tên lửa sẽ bay cao nhằm tiết kiệm nhiên liệu (tối đa 15km).

Lúc tới gần mục tiêu, tên lửa sẽ hạ độ cao cách mực nước biển chừng 5-15m, trước khi lao vào tàu chiến đối phương và thực hiện sứ mệnh hủy diệt. Cùng với lớp vỏ đặc biệt hấp thụ sóng radar, chế độ bay này của Yakhont nhằm giảm thiểu tối đa khả năng đánh chặn của đối phương.




Minh họa chiến thuật phòng thủ bờ biển sử dụng hệ thống Bastion-P.

Tuy nhiên, để đảm bảo hoành thành nhiệm vụ với xác suất 100%, những người điều khiển Bastion-P thường sử dụng chiến thuật “bầy sói”. Khi đó, có ít nhất 3 quả tên lửa Yakhont được phóng đi, một quả sẽ bay cao, bật radar chủ động dẫn đường cho 2 quả còn lại hạ gục mục tiêu.

Không chỉ vậy, loại tên lửa này có khả năng độc lập phân cấp mức độ nguy hiểm và lựa chọn mục tiêu dựa vào dữ liệu chiến đấu rất phong phú, có thể nhận dạng tàu sân bay, tàu tuần dương, tàu đổ bộ tới tàu vận tải...

Trong trường hợp đối phó với biên đội tàu chiến, sau khi tiêu diệt mục tiêu chính, những tên lửa còn lại sẽ tự động tiến công những mục tiêu khác, không để xảy ra tình trạng 2 tên lửa tấn công 1 mục tiêu cùng lúc. Do đó, khi tác chiếnm kíp chiến đấu của Bastion-P chỉ cần “bắn và quên”.

Nới rộng tầm bảo vệ

Theo tính năng kỹ chiến thuật mà nhà sản xuất công bố, hệ thống Bastion-P có tầm bắn ngoài đường chân trời, (300km, khoảng 162 hải lý). Tuy nhiên, Yakhont là một tên lửa rất linh hoạt, có nhiều biến thể cho phép triển khai trên nhiều phương tiện mang khác ngoài bệ phóng trên đất liền.

Từ lâu, Yakhont đã được thử nghiệm thành công khi phóng đi từ các tiêm kích Su-27 và “hậu duệ” là Su-30. Tháng 4/2011, Indonesia đã phóng thử thành công Yakhont từ các tàu chiến ở vịnh Zond.



Tên lửa chống hạm Yakhont có thể phóng đi từ tiêm kích đa năng Su-27/30.

Tới đây, Ấn Độ sẽ phóng thử tên lửa Brahmos (biến thể nội địa của Yakhont ở Ấn Độ) từ tàu ngầm vào cuối năm 2011. Do đó, nước nào sở hữu Bastion-P và Yakhont hoàn toàn có khả năng nới tầm bảo vệ hải phận của mình dựa vào các phương tiện mang.

Đặc biệt, trong trường hợp, sử dụng Su-30MK2 để mang phóng, tầm xa 300km của Yakhont hầu như không có ý nghĩa với tầm hoạt động lên tới 3.000km (1.620 hải lý) của loại tiêm kích đa năng được thiết kế để chiến đấu trên biển này.

Triển vọng trong tương lai

Từ lúc được sản xuất tới nay, tuy chưa tham chiến nhưng Yakhont và Bastion-P vẫn dành được sự tín nhiệm cao từ các bạn hàng của Nga. Có thể nói không ngoa, đây là một trong những hệ thống phòng thủ bờ biển “đắt khách” nhất thế giới.

Một loạt quốc gia đã và đang ký hợp đồng để sở hữu tên lửa và hệ thống phòng thủ bờ biển này gồm Ấn Độ, Syria, Venezula, Indonesia… Trong đó, Ấn Độ và Nga đã hợp tác phát triển biến thể của Yakhont là Brahmos (tên ghép của 2 con sông Brahmaputra và Moskva).



Trong tương lai, tên lửa Brahmos II, biến thể phát triển từ nguyên mẫu Brahmos (ảnh) sẽ có tốc độ ghê gớm hơn nữa.

Đẩy mạnh ưu điểm của Yakhont/Brahmos, Ấn Độ tìm cách nâng tốc độ tên lửa Brahmos II lên tới Mach 5, tốc độ chóng mặt trong thế giới của các tên lửa chống hạm. Còn hợp đồng với Syria liên tục bị Israel chỉ trích do lo ngại sự xuất hiện của tên lửa Yakhont sẽ làm cán cân quân sự trong khu vực.

Với các quốc gia phải đối mặt với các mối đe dọa từ hướng biển, hệ thống Bastion-P và tên lửa Yakhont là giải pháp hiệu quả, giúp giảm gánh nặng chi phí đầu từ phát triển các hạm đội tàu ngầm và tàu mặt nước. Hiện Nga đang có kế hoạch triển khai Bastion-P cùng với nhiều vũ khí hiện đại ở Kuril, quần đảo mà Nhật Bản tranh chấp với nước này.

Là nước đầu tiên sở hữu Bastion-P ở Đông Nam Á, Việt Nam có thể yên tâm giữ cho hải phận “sóng yên, biển lặng”. Nếu kế hoạch sản xuất Yakhont với sự trợ giúp của Nga tiến triển, tiềm lực phòng thủ bờ biển của Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ trở nên đáng gờm trong khu vực.

Xe bệ phóng của Bastion-P có thể đạt vận tốc tối đa 80 km/h, với dự trữ hành trình 1.000km; Thời gian độc lập trực chiến 24 giờ, nếu có thêm xe đảm bảo có thể kéo dài lên tới 30 ngày; Cơ số đạn tối đa của 1 hệ thống 36 quả, nhịp phóng 2-5 giây/quả;

Tên lửa Yakhont có chiều dài 8,9m, chiều rộng 0,9 m, trọng lượng 3 tấn, đầu đạn nặng 250 kg, sải cánh rộng 1,7m; tên lửa còn có 4 cánh đuôi giúp chuyển động linh hoạt khi đang bay.
[BDV news]

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

>> Việt Nam tự chủ số lượng tên lửa bảo vệ lãnh hải



Quan hệ hợp tác Nga - Việt trong những năm gần đây đã có tính chất đối tác chiến lược. Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Việt Nam.


Việt Nam là khách hàng đầu tiên mua hệ thống tên lửa bờ biển cơ động К-300P Bastion-P sau khi ký hợp đồng mua 2 hệ thống này vào năm 2006.

Nga đang chuẩn bị hợp đồng hỗ trợ Việt Nam sản xuất tên lửa chống hạm Yakhont. Hợp đồng này trị giá ước 300 triệu USD.

Tên lửa Yakhont được phóng từ hệ thống Bastion-P do công ty NPO của Nga nghiên cứu và chế tạo, chủ yếu dùng để tấn công các mục tiêu trên đất liền và trên biển. Phạm vi tấn công là 300 km, có thể dùng để bảo vệ đường bờ biển dài hơn 600km.



Hải quân Nhân dân Việt Nam thao diễn với hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion-P

Tên lửa Yakhont

Có tên thiết kế là 3k-55 Onyx/Yakhont P-800, SS-N-26 là tên lửa tầm trung chiến thuật, phát triển từ năm 1983, trang bị cho hải quân Nga vào năm 1999. Đến năm 2001, P-800 đã được triển khai trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả trên biển, trên không và đất liền.

Trong vài năm gần đây, Nga bán bản quyền hợp tác sản xuất P-800 cho Ấn Độ dưới tên là Brahmos A và Brahmos S.


SS-N-26 là tên lửa chiến thuật tầm trung, được trang bị cho cả máy bay, tàu chiến và trên xe ô tô. Ảnh là một chiếc Su-33 được trang bị Yakhont.

Về mặt thiết kế, P-800 giống tên lửa chống hạm Moskit (SS-N-22) và P-700 Granit. P-800 có kích thước 8,9 x 0,9 (m), trọng lượng 3 tấn, đầu đạn nặng 250 kg, sải cánh rộng 1,7 m, sử dụng động cơ đẩy phản lực thẳng, nhiên liệu lỏng, hoạt động trong phạm vi từ 120 - 300 km tùy theo độ cao và hành trình với vận tốc 2,5 M.

So với các tên lửa đối hải thế hệ trước, hành trình của P-800 đặc biệt hơn. Ngay khi rời bệ phóng P-800 bay vút lên cao, hành trình gần tới mục tiêu thì dần dần hạ thấp độ cao. Khoảng cách tới mục tiêu khi tên lửa hạ thấp có thể được lập trình từ trước.

Việc kiểm soát độ cao của tên lửa được thực hiện nhờ radar KTRV-Deltal K313, cho phép tên lửa có thể hoạt động tại độ cao từ 1.000 m đến 5000 m.



Nga và Ấn Độ phối hợp sản xuất một phiên bản SS-N-26, có tên là Brahmos A/S.
Ảnh là hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion, sử dụng tên lửa Brahmos.



Hệ thống dò mục tiêu Granit - Elektron được trang bị cho Yakhont của Nga và Brahmos của Ấn Độ.

P-800 sử dụng hệ thống dò tìm mục tiêu Granit – Elektron. Đây là một trong những hệ thống rò tìm mục tiêu kỹ thuật số hiện đại nhất của Nga cho đến ngày nay. Radar có thể hoạt động ở hai trạng thái: chủ động và thụ động.

Trong chế độ chủ động, radar hoạt động ở giải băng tần rộng với điều biến phổ tần ngẫu nhiên, có thể xác định mục tiêu cách 50km. Khi tên lửa phát hiện mục tiêu và lại gần ở khoảng cách 25 - 30 km, tên lửa tắt mọi liên lạc với hệ thống và chỉ sử dụng radar ở trạng thái thụ động.

Nhờ công nghệ hiện đại, P-800 có thể chống lại hiệu quả hệ thống gây nhiễu của đối phương, đồng thời cho phép hoạt động trong điều kiện biển động cấp 7.



Brahmos của Ấn độ có những cải tiến lớn về hệ thống dẫn đường và Ấn độ dự kiến triển khai trên cả máy bay Su-27/30

Trong phiên bản hợp tác sản xuất với Ấn độ, tên lửa Brahmos có những cải tiến đáng kể về hệ thống dẫn đường. Biến thể Brahmos dự kiến được Ấn độ triển khai trên các tàu chiến, các hệ thống phòng thủ bờ biển di động và trên máy bay Su27/30.

Nga và Ấn độ cũng đang xem xét triển khai phiên bản Brahmos tấn công đất liền. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào khả năng tăng độ chính xác cũng như hệ thống dẫn đường bổ sung.

Hệ thống Bastion-P

Hệ thống phòng thủ bờ biển sử dụng tên lửa P-800 được đặt tên là hệ thống phòng thủ Bastion. Đây là một hệ thống phòng thủ bờ biển di động, sử dụng xe MZKT-7930 TEL, trọng tải 41 tấn, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa, hoạt động trong đội hình bao gồm các xe mang tên lửa, xe chỉ huy, hệ thống radar truyền tiếp thông tin.

Hệ thống này được thiết kế dựa trên phiên bản của tên lửa chống tàu có tốc độ siêu âm nổi tiếng Ruby K301. Ống phóng TPS dạng kín của hệ thống dài 8,9m, đường kính 71cm, trọng lượng 3.900 kg. Tổng chiều dài của hệ thống bao gồm cả đầu đạn và hệ thống điều khiển là 8,6m. Đạn của tên lửa có đượng kính là 67cm.



Hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion sử xe MZKT-7930 TEL, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa.

Hệ thống Bastion-P (còn gọi là Fortress-P) chuẩn gồm: Mô hình cơ bản của một tổ hợp bao gồm 4 xe mang tên lửa tự hành K340P SPU (loại xe dựa trên khung gầm xe tải MZKT-7930). Mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa tên lửa; 1-2 xe điều khiển K380P MBU (trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273) có thể triển khai chiến đấu chỉ trong vòng 5 phút.

Theo yêu cầu của khách hàng, số lượng của các trang thiết bị trên các loại xe kể trên có thể điều chỉnh.

Ngoài ra, còn có một xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD và 4 xe chở đạn K342P TZM (trên khung xe MZKT-7930), trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K340P và các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật huấn luyện chiến đấu đi kèm.



Bastion-P được gọi là hệ thống tên lửa đối hạm tiên tiến nhất trên thế giới với thời gian triển khai bố trí của tên lửa chống tàu Fortress chỉ mất 5 phút.


Hệ thống này còn được trang bị thiết bị hỗ trợ ngắm bắn như, hệ thống radar ngắm bắn tự động Monolit-B hay hệ thống ngắm bắn đường không 1K130E.

Khi nhận lệnh phóng, đạn tên lửa được kích hoạt buồng đốt để thoát khỏi ống phóng trước khi mở hệ thống cánh ổn định hướng và điều hướng. Tên lửa này có hiệu quả tác chiến cao nhờ tốc độ nhanh, hành trình bay đa dạng, diện tích phản xạ radar nhỏ, do được bọc một lớp vật liệu có tính năng hấp thụ sóng radar.

Với tính năng “bắn rồi quên”, đạn tên lửa công kích mục tiêu hoàn toàn tự động sau khi nhận phần tử bắn từ hệ thống trinh sát/điều khiển của tổ hợp.
[BDV news]


Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011

>> Anh phóng thành công hệ thống tên lửa Sea Viper



Tàu khu trục phòng không Type-45 của Hải quân Hoàng gia Anh vừa hoàn thành bài tập thử nghiệm với hệ thống phòng không Sea Viper.


Tàu khu trục HMS Daring đã hoàn thành thử nghiệm phóng tên lửa Sea Viper và hoàn thành xuất sắc việc tiêu diệt mục tiêu giả định.

Theo đánh giá của Hải quân Hoàng gia Anh, Sea Viper là một trong những hệ thống phòng không cho tàu chiến tối tân nhất hiện nay.

Kết hợp với khả năng tuyệt vời của tàu khu trục Type-45, hệ thống tạo nên năng lực tác chiến đối không hoàn toàn mới trên biển.


Hệ thống Sea Viper thử nghiệm thành công đánh trúng mục tiêu giã định.


Sea Viper là hệ thống tên lửa đối không dành cho tàu chiến, được sản xuất bởi EuroPaams, một liên doanh giữa Eurosam, MBDA và Ukams.

Hệ thống điện tử của Sea Viper chạy trên môi trường Windowns 2000 dành cho tàu chiến và nó tương thích với các giao tiếp điện tử của tàu khu trục Type-45.

Hiện tại, Sea Viper được thử nghiệm duy nhất trên tàu Type-45 của Hải quân Hoàng gia Anh, sử dụng tên lửa đối không Aster -30, hệ thống có khả năng phóng 8 tên lửa trong vòng 10 giây.

Tên lửa đối không đa năng Aster-30 có khả tham chiến đối không chống máy bay, tên lửa diệt hạm và tên lửa đạn đạo. Tên lửa có tốc độ lên đến Mach-4,5 (5.040km/h), tầm bắn hiệu quả từ 3-120km. Tên lửa được dẫn đường kết hợp, đường truyền dữ liệu và radar chủ động ở giai đoạn cuối.

Hệ thống Sea Viper được thiết kế để đối phó trước một cuộc tấn công bằng tên lửa chống hạm siêu âm như BrahMos, P-800 Yakhont hay P-270 Moskit.



HMS Daring là tàu khu trục phòng không hiện đại nhất của Hải quân Hoàng gia.

Bộ trưởng Bộ thiết bị hỗ trợ quốc phòng và công nghệ Peter Luff cho biết: “Sea Viper là một trong những hệ thống vũ khí tiên tiến nhất thế giới. Kết hợp với tàu khu trục đa chức năng Type-45 sẽ cung cấp cho Hải quân Hoàng gia một khả năng chưa từng có trong tác chiến chống lại các cuộc không kích đáng sợ nhất”.

Giới chức quân sự Anh rất tự hào về khả năng của Sea Viper. Theo đó, hệ thống có thể chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa từ mọi góc độ, và bất kể tốc độ, cận âm hay siêu âm. Cùng với tàu Type-45, "bộ đôi" này đại diện cho một bước nhảy vọt lớn trong năng lực tác chiến của Hải quân Hoàng gia Anh.

Đại úy Guy Robinson, sỹ quan chỉ huy của tàu khu trục HMS Daring cho biết “Việc phóng thành công Sea Viper là cột mốc quan trọng trong việc kết hợp các mảnh ghép cuối cùng cho việc triển khai hoạt động. Tôi rất hài lòng với thử nghiệm này, đội tác chiến đối không của chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm với các thủ tục phức tạp nhất”.

Sự thành công của hệ thống tên lửa đối không Sea Viper là động lực quan trọng để các nhà chế tạo vũ khí Anh tiếp tục hoàn thiện khả năng của Sea Viper trong các tàu khu trục Type-45 sắp được đưa vào sử dụng là HMS Diamond, và HMS Dragon.
[BDV news]


Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

>> Tàu ngầm lớp Amur, 'vua' tàu ngầm động cơ diesel của Nga



Công nghiệp quốc phòng của Nga, đặc biệt là công nghệ đóng tàu ngầm còn tiến những bước dài. Tàu ngầm tiến công lớp Amur là một minh chứng.

>> Việt Nam sẽ mua vua tàu ngầm Amur của Nga ?

Amur là thế hệ tàu ngầm với tính năng chiến đấu vượt xa các loại tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel của Nga trước đó.

Lịch sử phát triển


Đầu những năm 1990, sau khi dự án tàu ngầm diesel thế hệ thứ ba của Nga là tàu ngầm tiến công lớp Kilo đã đi vào sản xuất hàng loạt và bắt đầu có những đơn đặt hàng từ Trung Quốc hay một số quốc gia khác. Người Nga bắt đầu có những ý tưởng về một loại tàu ngầm tấn công thế hệ thứ tư vận hành bằng động cơ diesel, để luôn nắm lợi thế nếu chẳng may xảy ra xung đột với chính những khách hàng của mình trên biển.

Chính vì lẽ đó, một lần nữa, cha đẻ của tàu ngầm Kilo là Cục thiết kế hải quân Rubin, St.Peterburg lại được giao nhiệm vụ quan trọng này. Rubin đã không làm cho quân đội Nga thất vọng khi chỉ một thời gian ngắn sau, dự án tàu ngầm 677 lớp Lada (trong tiếng Nga, Lada có nghĩa là “hài hòa”,”cân đối” hoặc “hoàn hảo”) đã ra đời với nhiều tính năng vượt trội hoàn toàn thế hệ tàu ngầm Kilo trước đó.

Cuối những năm 1990, Nga quyết định chào hàng loại tàu ngầm này với một số khách hàng “thân thiện”, với một tên khác dành cho phiên bản xuất khẩu là tàu ngầm lớp Amur-1650.






Amur-1650: Tầu ngầm động cơ diesel hiện đại nhất dành cho xuất khẩu của Nga hiện nay.

Thiết kế "hài hòa", nhỏ gọn nhưng hiệu quả

Tàu ngầm tiến công lớp Amur-1650 có kích thước khá khiêm tốn, chỉ dài 66,8m, cao 7,1m với thủy thủ đoàn 34 người. Với kích thước này, cùng với việc được phủ một lớp bọc ngoài giảm phản xạ sóng âm hoàn toàn mới có tên” Molniya” (“tia chớp”) và chân vịt xoắn 7 cánh, Amur-1650 khó phát hiện hơn Kilo, vốn được NATO mệnh danh là “Lỗ đen” của đại dương.

Lượng choán nước khi nổi của Amur-1650 chỉ là 1.600 tấn, nhỏ hơn khá nhiều so với Kilo là 2.350 tấn nhưng khả năng hoạt động của Amur không hề thua kém, thậm chí là vượt trội.

Nhờ thiết kế động cơ điện hóa tiên tiến Kristall-27EP, hoạt động không cần nguồn cấp không khí từ bên ngoài, Amur-1650 có thể lặn liên tục dưới nước trong 45 ngày (với tốc độ tối đa khi lặn lên tới 39 km/h), gấp ba lần những tàu ngầm diesel thế hệ trước của Nga, nhờ đó nâng tầm di chuyển khi lặn liên tục của Amur-1650 lên tới 1.200 km, vượt hơn tàu ngầm Kilo tới 2 lần.

Tầm tuần tiễu với ống thông hơi của Amur-1650 cũng lên tới 12.000 km với tốc độ 18,5 km/h, không hề thua kém những loại tàu ngầm diesel lớn hơn nó.




Hệ thống điều khiển và buồng vận hành hiện đại của Amur-1650.

Đi kèm với thiết kế tân tiến, Amur-1650 cũng được trang bị hệ thống dò tìm phát hiện mục tiêu hiệu quả. Sonar loại LIRA được trang bị trên Amur-1650, được gắn kèm với những camera hồng ngoại, có khả năng phát hiện mục tiêu vượt trội so với loại MGK-400EM trang bị trên các tàu ngầm thế hệ ba như mẫu 877 (Kilo) hay 636 (Kilo cải tiến).

Hệ thống vũ khí vượt trội
Mặc dù có thiết kế ưu việt, các thiết bị dò tìm, quan sát hiện đại, nhưng trang bị vũ khí mới là điểm nổi bật nhất của Amur-1650. Trang bị vũ khí cơ bản của Amur-1650 vẫn là 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm với cơ số dự trữ 18 quả, có khả năng bắn cả loại ngư lôi siêu khoang VA-111 Shkval (loại ngư lôi khi di chuyển hình thành các bọt khí xung quanh, tạo ra một lớp không khí mỏng bao quanh thân ngư lôi triệt tiêu sức cản của nước, giúp nó có thể chuyển động với tốc độ siêu âm). Ngư lôi có thể bắn trong 15 giây và bắn loạt tiếp theo sau hai phút.

http://nghiadx.blogspot.com
 Ngư lôi VA-111 Shkval, loại ngư lôi hiện đại có thể phóng đi với tốc độ siêu âm trong nước nhờ vào cơ chế tạo bọt khí quanh thân, giảm sức cản của nước, có thể được sử dụng trên tầu ngầm lớp Amur-1650.

Điểm khác biệt so với các tàu ngầm diesel khác của Amur-1650 là nó được trang bị 10 ống phóng tên lửa thẳng đứng (VLS- Vertical Launch System), sử dụng loại tên lửa Novator Club-S (có tầm bắn 220 km, đầu nổ 450 kg) vốn được trang bị trên Kilo.

Tuy nhiên, khác với việc bắn từng quả tên lửa qua ống phóng ngư lôi như Kilo, Amur-1650 có thể bắn cả loạt 10 quả tên lửa vào nhiều mục tiêu khác nhau.

http://nghiadx.blogspot.com

Thiết kế nguyên bản của Amur-1650 với 10 ống phóng tên lửa thẳng đứng, có khả năng phóng loạt nhiều tên lửa vào nhiều mục tiêu khác nhau, sử dụng tên lửa Novator Club-S.

http://nghiadx.blogspot.com
 Tên lửa Novator Club-S, có tầm bắn tới 220 km và mang một đầu đạn loại 200 kg hoặc 450 kg. Thậm chí, trong một phiên bản chào hàng cho Ấn Độ, 10 ống phóng tên lửa Novator-Club-S đã được bỏ đi và thay bằng 8 ống phóng tên lửa BrahMos.

Tên lửa Brahmos là sản phẩm hợp tác của Nga và Ấn Độ, có tầm bắn lên tới 290 km, tốc độ gấp ba lần vận tốc âm thanh, với công nghệ dò tìm mục tiêu chuẩn xác hơn.

http://nghiadx.blogspot.com
Thiết kế Amur-1650 mang 8 tên lửa Brahmos trong phiên bản xuất khẩu dành cho Ấn Độ.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm siêu âm Brahmos, sản phẩm hợp tác của Nga và Ấn Độ, với tầm bắn 290 km và đầu đạn 300 kg, Brahmos được coi là một trong những loại tên lửa chống hạm hiện đại nhất hiện nay.

Quân đội Nga mới sản xuất và vận hành khoảng ba chiếc Lada (tên bản nội địa của Amur-1650) mang tên St.Peterburg, Kronshtadt và Sevastopol. Tuy nhiên, Nga cũng có động thái xuất khẩu loại tàu ngầm này cho những bạn hàng quen thuộc và tin cậy, ít có khả năng xảy ra xung đột như Ấn Độ, hoặc Việt Nam.
[BDV news

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang