Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tên lửa siêu âm Brahmos

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa siêu âm Brahmos. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa siêu âm Brahmos. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

>> Tomahawk của Mỹ thua xa tên lửa của Nga, Trung Quốc ?

Nhắc đến các phương tiện chiến đấu "không người lái" trên không, tên lửa BGM-109 Tomahawk được cho là một trong những sản phẩm thành công nhất.

>> Kỷ nguyên 'Dân chủ Tomahawk'
>> Xem tên lửa Club-M khai hỏa
>> Sự nguy hiểm ẩn nấp trong các container



http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình đối đất tầm BGM-109 Tomahawk của Mỹ


Mục quân sự trên trang mạng Sina, Trung Quốc nói rằng, theo trang mạng Công nghiệp Quốc phòng Nga, nhắc đến các phương tiện chiến đấu không người lái trên không, tên lửa BGM-109 Tomahawk được cho là một trong những sản phẩm thành công nhất. Tuy nhiên, tính năng của nó lại kém xa so với các sản phẩm tương tự được phát triển bởi Nga và Trung Quốc.

Trang mạng này nhận định, tên lửa hành trình Tomahawk là một vũ khí rất thành công với những lợi thế về độ an toàn khi sử dụng, có khả năng sống sót cao, rất khó phát hiện bằng ra đa, hay hồng ngoại và có khả năng tấn công vào các hệ thống phòng ngự dày đặc nhất.

Song loại tên lửa này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm lớn như tốc độ bay chậm và hoàn toàn không có khả năng tự phòng ngự, bởi vậy nó rất dễ bị đánh chặn khi đối phương phát hiện.

Trong những cuộc chiến tranh gần đây, quân đội Mỹ đã sử dụng tổng cộng 1.900 quả được phóng đi từ tàu và máy bay chiến đấu và đã đạt được hiệu quả khá cao.

Hiện tại, Hải quân Mỹ được trang bị khoảng 2.500-2.800 quả tên lửa hành trình, chủ yếu là tên lửa chiến thuật/Tactical Tomahawk và mới đây Hải quân Mỹ đã đặt hàng thêm 361 quả tên lửa loại này.

Tất cả tên lửa này được lắp đặt chủ yếu trên 4 tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio, 9 tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia,3 tàu ngầm hạt nhân lớp Seawolf, 42 tàu ngầm lớp Los Angeles, 22 tàu tuần dương lớp Ticonderoga và 60 tàu khu trục lớp Arleigh Burke.

Cùng với đó, tên lửa Tactical Tomahawk cũng được trang bị trên 89 máy bay ném bom chiến lược B-52, mỗi máy bay có thể mang theo 20 quả.


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa siêu thanh BrahMos và Club do Nga chế tạo

Tuy nhiên, tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ cũng không phải là không có đối thủ. Một loạt các sẩn phẩm có tính năng tương tự như: tên lửa Onyx, tên lửa siêu thanh Club hay tên lửa BrahMos do Nga chế tạo.

Các tên lửa này của Nga mặc dù có phạm vi hoạt động không rộng bằng, nhưng lại chúng lại có tốc độ bay và hiệu suất mạnh mẽ hơn, các loại tàu ngầm, tàu mặt nước và máy bay chiến đấu đều có thể mang theo các loại tên lửa này.

Đặc biệt, hai loại tên lửa BrahMos và Club hiện đang được trang bị cho Hải quân nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam… Nó những có thể tấn công được các mục tiêu trên mặt đất là nó còn có khả năng chống tàu ngầm rất hiệu quả.

Trang mạng Công nghiệp Quốc phòng Nga cho rằng, ngoài việc nhập khẩu từ Nga, quân đội Trung Quốc cũng đang tích cực tự nghiên cứu các loại tên lửa hành trình.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình tấn công mặt đất DH-10 của Trung Quốc

Cho đến này, hai loại tên lửa hành trình siêu âm tầm xa là DH-10 và ZJ-10 do Trung Quốc chế tạo đều có những tính năng không kém, thậm chí còn hơn cả các loại tên lửa hành trình bậc nhất thế giới bây giờ với tầm bắn tối đa lên tới 2500-4000 km.

Chúng có thể được trang bị trên xe chuyên dụng hoặc các bệ phóng cố định. Chúng cũng có thể được trang bị trên các máy bay ném bom H-6M để tấn công các mục tiêu trên mặt đất.

Ngoài ra, Trung Quốc còn đang chế tạo loại tên lửa hành trình cận âm mang tên HN (cánh chim đỏ) có thể lắp đặt trên các máy bay ném bom chiến thuật JH -7, các tàu ngầm và tàu khu trục 054A.

Có thể nói trong ngắn hạn, các tên lửa hành trình do Nga và Trung Quốc chế tạo có tính năng không kém hơn so với các sản phẩm tương tự của Mỹ.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

>> Những công nghệ quân sự nổi bật 2011 (kỳ cuối)



Nhanh hơn, mạnh hơn và hủy diệt không chỉ bằng sức công phá của thuốc nổ là những nét nổi bật trong quá trình nâng cấp hỏa lực vũ khí năm 2011.

Trước sự phát triển như vũ bão của các hệ thống phòng thủ, vũ khí tấn công hiện đại buộc phải chú trọng đến tốc độ mới giữ được ưu thế bất ngờ.

Cuộc đua vũ khí siêu âm

Vũ khí được báo chí nhắc đến nhiều trong năm 2011 là tên lửa siêu âm Brahmos do Ấn Độ - Nga hợp tác phát triển. Nguyên mẫu của Brahmos là tên lửa Yakhont, được thiết kể để diệt chiến hạm trong phạm vi 300 km. Ngày 28/11 vừa qua, Ấn Độ đã thử nghiệm Brahmos thành công với tốc độ lên tới Mach 6,5. Đây có thể coi là một bước tiến mới trong cuộc đua phát triển vũ khí siêu âm.


Tên lửa Brahmos
Tên lửa Brahmos trên tàu chiến của Hải quân Ấn Độ.


Ấn Độ đang hướng tới mục tiêu nâng tốc độ Brahmos lên Mach 7. Để làm được điều này, các nhà khoa học cần tập trung phát triển một số thành phần mới, ví dụ động cơ tên lửa có thể chịu được tốc độ và nhiệt độ cao. Với khối lượng lớn (khoảng 1 tấn) và tốc độ Mach 7 khủng khiếp, Brahmos sẽ là vũ khí cực kỳ nguy hiểm, thách thức mọi hệ thống đánh chặn hiện có trên các tàu chiến. Ấn Độ có kế hoạch trang bị Brahmos cho máy bay SU-30MK-I của Nga. Những chuyến bay thử nghiệm sẽ được tiến hành vào đầu năm 2012.

Cũng trong xu hướng tăng tốc tấn công, Mỹ tiếp tục theo đuổi tham vọng “đòn tấn công nhanh toàn cầu”, vươn tới bất kì đâu thế giới trong thời gian nhanh nhất. Năm 2011, Mỹ thử nghiệm vũ khí HTV-2, có cấu trúc khí động học, công nghệ và nguyên liệu được cải tiến với khả năng chịu nhiệt cao. Bộ dẫn đường và hệ thống điều khiển của HTV-2 cũng được cải tiến.

HTV-2
HTV-2 - thử nghiệm thất bại của Mỹ.

Tuy nhiên, chỉ trong vòng một năm, HTV-2 vấp phải 2 thất bại liên tiếp. Không nản lòng, Mỹ đã phát triển và thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh AHW với thành công bước đầu vào giữa tháng 11/2011. Điều nguy hiểm của các “đòn tấn công nhanh” này là giúp Mỹ thoát khỏi sự lệ thuộc vào căn cứ quân sự ở nước ngoài. Đây là vấn đề mà Mỹ vẫn vướng khi triển khai hệ thống phóng thủ tên lửa AMD.

“Sát thủ” đa năng

Vũ khí viba không còn xa lạ với mọi người. Quá trình nghiên cứu sóng viba như một loại vũ khí đầy tiềm năng cho nhiều kiểu chiến thuật, với nhiều mục đích từ phá hoại đến khủng bố đã được thực hiện nhiều năm nay. Tính năng chủ yếu của vũ khí sóng viba là có thể tấn công mọi mục tiêu, không chỉ phá hủy thiết bị điện tử mà còn phá hủy luôn cả vũ khí đó... Nó không chỉ tìm và tấn công mục tiêu trực diện một cách chính xác, mà còn có thể phá hủy hàng loạt các thiết bị điện tử của cả hệ thống đối phương.

Vũ khí sóng viba sử dụng được trong mọi điều kiện khí hậu dù trời nhiều mây, dù có bụi, có sương mù hay mưa. Những loại vũ khí được che chắn như xe bọc thép, hay nằm trong lòng đất cũng không thoát khỏi “sát thủ” vô cùng lợi hại. Với những bước tiến về công nghệ quốc phòng, vũ khí sóng viba giờ đây có thể được sử dụng trong đầu đạn nổ của tên lửa hành trình, trên máy bay không người lái hay được lắp đặt tại những trạm cố định.

Gần đây, tại Triển lãm Hàng không quốc tế Le Bourget (Pháp), hãng Raytheon của Mỹ còn giới thiệu loại tên lửa mới sử dụng sóng viba gây hại cho các thiết bị điện tử thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không, hệ thống thông tin liên lạc của các sở chỉ huy, các trung tâm do thám đặt tại khu đông dân cũng như các thiết bị cảm ứng trên máy bay của đối phương.

Ngoài Raytheon, Boeing cũng đang góp mặt vào “cuộc chơi” chế tạo vũ khí viba với việc thử nghiệm thành công tên lửa điện tử mang theo thiết bị phát sóng viba vào đầu năm 2011. Đồng hành cùng Mỹ trong lĩnh vực này, một số nước châu Âu đang ráo riết phát triển các loại tên lửa điện tử sử dụng sóng viba, như Anh với nghiên cứu chế tạo pháo viba, “hạ gục” hoàn toàn thiết bị điện tử đối phương bằng các xung bức xạ mạnh.

Nâng công suất chùm laser

Như một phần tất yếu của công nghệ lưỡng dụng, laser đã được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ quốc phòng. Thành quả hợp tác của 2 “đại gia” là Boeing và BAE System đã cho ra đời hệ thống laser chiến thuật Mk38 Mod 2 dùng trong Hải quân Mỹ. Hệ thống này là sự kết hợp giữa động lực học và khả năng định hướng năng lượng bằng cách kết hợp vũ khí laser năng lượng cao với hệ thống súng máy Mk38 được Hải quân Mỹ sử dụng từ trước đó.

Đây là khẩu pháo được điều khiển từ xa, sử dụng nòng M242 Bushmaster 25 mm với tầm bắn 2,5 km và tốc độ bắn là 168 lần/phút. Theo hãng Boeing, việc sử dụng vũ khí laser sẽ làm tăng độ chính xác khi ngắm bắn các thuyền nhỏ cũng như thiết bị trinh sát không người lái. Mức năng lượng có thể điều chỉnh, tùy thuộc vào mục tiêu.

Súng Mk38 Mod 2
Súng Mk38 Mod 2 trên chiến hạm.


Đầu năm 2011, các nhà khoa học Mỹ tại Trung tâm Thí nghiệm quốc gia Los Alamos thông báo họ vừa chế tạo và thử nghiệm thành công thiết bị có khả năng tạo ra các hạt electron, dùng để ứng dụng cho những chùm laser có cường độ năng lượng cao. Thiết bị này hoạt động theo nguyên tắc: vòi phun gửi một xung các hạt electron năng lượng cao qua máy gia tốc, các chùm tia được giải phóng từ đây có thể có bước sóng khác nhau trong khoảng thời gian dài.

Điều này cho phép các dòng tia được bắn ra không bị suy yếu khi đi qua không khí. Đây có thể coi là vũ khí hữu hiệu bởi những tàu chiến được trang bị loại vũ khí này có thể bắn hạ tên lửa đang đến gần, bất chấp mọi điều kiện thời tiết. Nó cũng có thể bắn liên tục, và thời gian giữa 2 lần bắn là cực ngắn, cho phép nó có thể ngắm bắn nhiều mục tiêu cùng lúc.

Hiện tại, công suất của chùm laser điện tử mới chỉ là 14 kW. Các nhà nghiên cứu đang tìm cách nâng công suất của chùm laser lên 100kW. Hải quân Mỹ hi vọng có thể sử dụng vũ khí này vào năm 2020. Vấn đề đặt ra là, với sức công phá mãnh liệt của loại vũ khí này, việc sử dụng nó cần phải được cân nhắc kĩ lưỡng.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang