Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tên lửa siêu thanh

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa siêu thanh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa siêu thanh. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

>> Tomahawk của Mỹ thua xa tên lửa của Nga, Trung Quốc ?

Nhắc đến các phương tiện chiến đấu "không người lái" trên không, tên lửa BGM-109 Tomahawk được cho là một trong những sản phẩm thành công nhất.

>> Kỷ nguyên 'Dân chủ Tomahawk'
>> Xem tên lửa Club-M khai hỏa
>> Sự nguy hiểm ẩn nấp trong các container



http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình đối đất tầm BGM-109 Tomahawk của Mỹ


Mục quân sự trên trang mạng Sina, Trung Quốc nói rằng, theo trang mạng Công nghiệp Quốc phòng Nga, nhắc đến các phương tiện chiến đấu không người lái trên không, tên lửa BGM-109 Tomahawk được cho là một trong những sản phẩm thành công nhất. Tuy nhiên, tính năng của nó lại kém xa so với các sản phẩm tương tự được phát triển bởi Nga và Trung Quốc.

Trang mạng này nhận định, tên lửa hành trình Tomahawk là một vũ khí rất thành công với những lợi thế về độ an toàn khi sử dụng, có khả năng sống sót cao, rất khó phát hiện bằng ra đa, hay hồng ngoại và có khả năng tấn công vào các hệ thống phòng ngự dày đặc nhất.

Song loại tên lửa này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm lớn như tốc độ bay chậm và hoàn toàn không có khả năng tự phòng ngự, bởi vậy nó rất dễ bị đánh chặn khi đối phương phát hiện.

Trong những cuộc chiến tranh gần đây, quân đội Mỹ đã sử dụng tổng cộng 1.900 quả được phóng đi từ tàu và máy bay chiến đấu và đã đạt được hiệu quả khá cao.

Hiện tại, Hải quân Mỹ được trang bị khoảng 2.500-2.800 quả tên lửa hành trình, chủ yếu là tên lửa chiến thuật/Tactical Tomahawk và mới đây Hải quân Mỹ đã đặt hàng thêm 361 quả tên lửa loại này.

Tất cả tên lửa này được lắp đặt chủ yếu trên 4 tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio, 9 tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia,3 tàu ngầm hạt nhân lớp Seawolf, 42 tàu ngầm lớp Los Angeles, 22 tàu tuần dương lớp Ticonderoga và 60 tàu khu trục lớp Arleigh Burke.

Cùng với đó, tên lửa Tactical Tomahawk cũng được trang bị trên 89 máy bay ném bom chiến lược B-52, mỗi máy bay có thể mang theo 20 quả.


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa siêu thanh BrahMos và Club do Nga chế tạo

Tuy nhiên, tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ cũng không phải là không có đối thủ. Một loạt các sẩn phẩm có tính năng tương tự như: tên lửa Onyx, tên lửa siêu thanh Club hay tên lửa BrahMos do Nga chế tạo.

Các tên lửa này của Nga mặc dù có phạm vi hoạt động không rộng bằng, nhưng lại chúng lại có tốc độ bay và hiệu suất mạnh mẽ hơn, các loại tàu ngầm, tàu mặt nước và máy bay chiến đấu đều có thể mang theo các loại tên lửa này.

Đặc biệt, hai loại tên lửa BrahMos và Club hiện đang được trang bị cho Hải quân nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam… Nó những có thể tấn công được các mục tiêu trên mặt đất là nó còn có khả năng chống tàu ngầm rất hiệu quả.

Trang mạng Công nghiệp Quốc phòng Nga cho rằng, ngoài việc nhập khẩu từ Nga, quân đội Trung Quốc cũng đang tích cực tự nghiên cứu các loại tên lửa hành trình.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình tấn công mặt đất DH-10 của Trung Quốc

Cho đến này, hai loại tên lửa hành trình siêu âm tầm xa là DH-10 và ZJ-10 do Trung Quốc chế tạo đều có những tính năng không kém, thậm chí còn hơn cả các loại tên lửa hành trình bậc nhất thế giới bây giờ với tầm bắn tối đa lên tới 2500-4000 km.

Chúng có thể được trang bị trên xe chuyên dụng hoặc các bệ phóng cố định. Chúng cũng có thể được trang bị trên các máy bay ném bom H-6M để tấn công các mục tiêu trên mặt đất.

Ngoài ra, Trung Quốc còn đang chế tạo loại tên lửa hành trình cận âm mang tên HN (cánh chim đỏ) có thể lắp đặt trên các máy bay ném bom chiến thuật JH -7, các tàu ngầm và tàu khu trục 054A.

Có thể nói trong ngắn hạn, các tên lửa hành trình do Nga và Trung Quốc chế tạo có tính năng không kém hơn so với các sản phẩm tương tự của Mỹ.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

>> Ấn Độ sẽ trở thành siêu cường tên lửa ?

Thông qua công nghệ chế tạo tên lửa siêu thanh, Ấn Độ sẽ trở thành một siêu cường mới trong lĩnh vực tên lửa trong 5 năm tới.


http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ phóng thử thành công tên lửa Agni-5


Trang web brahmand dẫn lời Giám đốc điều hành Công ty BrahMos Aerospace ông Sivathanu Pillai mới đây cho hay, thông qua công nghệ chế tạo tên lửa siêu thanh, Ấn Độ sẽ trở thành một siêu cường mới trong lĩnh vực tên lửa trong 5 năm tới.

>> Ấn Độ 'ảo mộng' với tên lửa ?

Ông Pillai cho biết thêm, sau khi nắm vững được kỹ thuật sản xuất tên lửa hành trình, Ấn Độ đã bắt đầu triển khai chương trình nghiên cứu và phát triển tên lửa cỡ lớn, có tốc độ bay tăng từ 2,8 đến 7 Mach.

Theo kế hoạch, khai niệm tên lửa hành trình siêu thanh cao cấp sẽ xuất hiện tại Ấn Độ trong năm 2016



http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa siêu thanh BrahMos của Ấn Độ

 Thông qua chương trình nghiên cứu tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos, Ấn Độ đã đạt đến trình độ quốc tế trong lĩnh vực sản xuất tên lửa.

Ông Pillai còn cho rằng, về tốc độ và độ chính xác thì tên lửa của Ấn Độ đứng nhất nhì thế giới hiện nay, trong khi các nước khác hầu hết chỉ sản xuất được các loại tên lửa cận âm.

Hiện tên lửa siêu thanh cao cấp BrahMos của Ấn Độ được đánh giá là có tốc độ bay lớn gấp 3 lần tên lửa Tomahawk và Harpoon của Mỹ.

Ngoai ra, Ấn Độ đã thành công trong việc gắn tên lửa BrahMos trên các máy bay chiến đấu. Hiện động cơ mới cho loại tên lửa này vẫn đang được tiếp tục phát triển.

Trong thời gian tới, Ấn Độ sẽ tiến hành công tác thử nghiệm cuối cùng trong việc phóng tên lửa BrahMos từ máy bay chiến đấu hiện đại Su-30 MKI.

Về trọng lượng của loại tên lửa này, tới đây nó sẽ được thiết kế nhỏ gọn hơn để đảm bảo tốc độ bay nhanh, pham vị và độc chính xác tốt hơn. Đồng thời có thể dễ dàng phối hợp với các loại máy bay chiến đấu.

Ông Pillai tiết lộ, chương trình thử nghiệm phóng tên lửa BrahMos từ tàu ngầm hiện đang bước vào giai đoạn cuối cùng.

Ngoài ra, trong thời gian tới tên lửa BrahMos Block III cũng được quân đội Ấn Độ triển khai tại các khu vực vùng núi cao để tăng cường khả năng phòng thủ mặt đất.

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

>> 3 tên lửa siêu thanh hiện đại nhất của Không quân Mỹ


Không quân Mỹ đang phát triển các loại tên lửa siêu thanh có khả năng tấn công bất kỳ một mục tiêu nào trên thế giới chỉ trong vòng vài phút.

Tên lửa siêu thanh X-51A Waverider

Ngày 25/10/2010, không quân Mỹ đã phóng thành công tên lửa siêu thanh với tên gọi X-51A Waverider từ máy bay ném bom B-52 sau khi máy bay này cất cánh từ căn cứ không quân Edwards, bang California.

Tên lửa siêu âm thế hệ mới được đẩy bằng động cơ đẩy siêu âm, lao đi hơn 3 phút với tốc độ đạt khoảng 6.438 km/h, gấp 6 lần tốc độ âm thanh trước kgi rơi xuống Thái Bình Dương.


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

Theo tuần báo Telegrap (Anh) dẫn lời ông Charlie Brink –người quản lý chương trình X-51A ở căn cứ không quân Wright – Patterson thuộc bang Ohio (Mỹ). “Phóng thử thành công tên lửa siêu âm X-51A Waverider giống như là bước nhảy vọt từ máy bay cánh quạt sang máy bay phản lực sau Thế chiến thứ II”

Tên lửa siêu thanh Falcon HTV-2

Vụ phóng thử Falcon HTV-2 đầu tiên đã được không quân Mỹ tiến hành vào ngày 20-4-2010. Trong lần phóng thử nghiệm này, HTV-2 đã đạt tốc độ bay tới Mach 20. Tuy nhiên, quá trình điều khiển tên lửa sau đó đã bị gián đoạn do trung tâm chỉ huy không kết nối được với đạn tên lửa thử nghiệm.
http://nghiadx.blogspot.com


Lần thứ 2, vào tháng 8 năm nay, Falcon HTV-2 được phóng từ căn cứ không quân Vandenberg, bang California, thực hiện chuyến bay dài 7.600 km trong vòng 30 phút và rơi xuống khu vực Kwajalein Atoll.

Hãng Lockheed Martin đã bắt tay vào phát triển HTV-2 từ năm 2003. Tính tới thời điểm hiện tại, dự án này đang là phần trong khái niệm hoạt động tấn công chính xác trên phạm vi toàn cầu của Lầu Năm góc.

Khái niệm này cho phép quân đội Mỹ có thể tấn công chính xác bất kỳ vị trí nào trên trái đất chỉ trong vòng 60 phút.

Tên lửa siêu thanh AHW

AHW được phóng từ một căn cứ quân sự ở Hawaii đã đánh trúng mục tiêu trên một hòn đảo ở Thái Bình Dương cách đó 3.700km chỉ trong vòng chưa đến nửa giờ. Nó đã đạt tốc độ siêu thanh trước khi tấn công mục tiêu trên đảo san hô vòng Kwajalein, thuộc quần đảo Marshall.
http://nghiadx.blogspot.com


AHW thuộc sự quản lí theo chương trình (CPGS) của quân đội Mỹ với mục đích phát triển hệ thống vũ khí điều khiển từ xa có độ chính xác cao và đến mục tiêu ở bất cứ đâu trên thế giới trong vòng một giờ, cũng giống như một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có thể làm với một đầu đạn tên lửa hạt nhân.

Tên lửa AHW là một trong hàng loạt phương án mà Lầu Năm Góc đang cân nhắc để cho phép chế tạo một vũ khí thông thường có thể “tấn công toàn cầu tức thì” và đưa các vũ khí tầm xa tới bất kỳ nơi nào trên thế giới mà vẫn có thể tránh bay qua các quốc gia thù địch.


Mỹ phát triển các tên lửa siêu âm với nhiều mục đích khác nhau: Tiêu diệt các phần tử khủng bố, tiêu diệt các mục tiêu kiên cố của đối phương, các hệ thống phòng thủ tên lửa, đánh chặn có hiệu quả tên lửa đạn đạo của đối phương và tiêu diệt các phương tiện tấn công siêu âm.

Với X-51A Waverider, Falcon HTV-2 và AHW thì bất cứ nơi đâu, và bất cứ lúc nào, các mục tiêu trên thế giới đều có thể nằm trong tầm ngắm của người Mỹ. Và nếu như Mỹ sử dụng các loại tên lửa siêu thanh này cho mục đích chiến tranh thì sẽ không có loại vũ khí nào có khả năng “bắn hạ” chúng. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự trên thế giới tin rằng, hiện tại chỉ có Nga mới đủ sức làm được điều đó.

Hiện nay vẫn chưa có thông tin gì về việc Nga đã sở hữu vũ khí mặt đất có khả năng tiêu diệt vũ khí siêu thanh, song cũng có nhiều thông tin cho rằng, hệ thống phòng không thế hệ mới nhất S-500 của Nga có khả năng tiêu diệt được vũ khí siêu thanh của Mỹ.

Ngoài ra, mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov tuyên bố rằng hệ thống phòng không-vũ trụ Nga (ASD) có thể đánh chặn tất cả các loại tên lửa siêu thanh trên thế giới.

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2011

>> Israel nịnh nọt để Nga hạn chế bán vũ khí cho Iran



Đại sứ Israel Michael Oren tại Mỹ vừa khen ngợi vũ khí Nga vừa kêu gọi Moskav chặt chẽ trong các hợp đồng cung cấp vũ khí cho Syria và Iran.

Đây là một vấn đề trọng tâm trong mối quan hệ giữa Nga và các quốc gia như Israel và Mỹ.

Trong Hội thảo Nga - Do Thái kéo dài 10 ngày, ông Oren cho rằng Nga nên siết chặt sự kiểm soát đối với chương trình xuất khẩu vũ khí sang Trung Đông.

Ông Oren ca ngợi sự hiệu quả của hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga nhưng cũng cảnh báo Nga không nên bán vũ khí này cho Syria và Iran.




Tại hội thảo, ông Oren còn kêu gọi người Do Thái tại Nga thuyết phục Chính phủ Nga giúp đỡ Israel trong nỗ lực ngăn chặn chương trình vũ khí hạt nhân của Iran.

Nga đã đồng ý cung cấp nhiên liệu hạt nhân cho nhà máy điện Bushehr của Iran vào năm 2005 và tỏ ra ngần ngại mỗi khi Liên Hợp Quốc thông qua lệnh cấm vận dành cho quốc gia này.

Trong quá khứ, Israel và Mỹ đã nhiều lần kêu gọi Nga chấm dứt việc bán hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến S-300 cho Iran. Ngoài ra, Israel cho biết lực lượng hải quân của họ gặp nhiều sự đe dọa khi Nga cấp cho Syria hệ thống tên lửa siêu thanh chống tàu P-800 Yakhont.
[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang