Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tàu ngầm chiến lược

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu ngầm chiến lược. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu ngầm chiến lược. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

>> Tàu ngầm Trung Quốc lọt top 8


Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Type-094 của Trung Quốc đã lọt vào top 8 tàu ngầm mạnh nhất thế giới do các chuyên gia quân sự Nga xếp hạng.

Hãng thông tấn vũ khí Nga Arms-expo vừa thực hiện bảng xếp hạng danh sách các loại vũ khí và thiết bị quân sự hiện đại nhất trên thế giới, trong đó, các chuyên gia quân sự Nga đã so sánh hiệu quả của các tàu ngầm hạng nặng mang tên lửa đạn đạo chiến lược của tất cả các cường quốc quân sự.

Sau khi đánh giá và xếp hạng, các loại tàu ngầm của Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Ấn Độ đã lần lượt chiếm lĩnh các vị trí quan trọng.

Trong danh sách 8 loại tàu ngầm hạt nhân mạnh nhất thế giới của 6 quốc gia, Mỹ vẫn là cường quốc số 1, trong khi đó, dù đứng ở vị trí số hai, nhưng Hải quân Nga lại có tới 3 đại diện tàu ngầm.

Điều bất ngờ nhất, tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn, Type-094 của Hải quân Trung Quốc đã được đánh giá khá cao và lọt vào vị trí số 7.


http://nghiadx.blogspot.com
Điểm xếp hạng các tàu ngầm SSBN do các chuyên gia Nga.
Các chuyên gia quân sự Nga xếp hạng các tàu ngầm này dựa trên 4 tiêu chí cơ bản, bao gồm:

Sức mạnh tấn công của tất cả các vũ khí trên tàu (số lượng đầu đạn, tầm bắn cực đại của tên lửa đạn đạo liên lục địa, độ chính xác tấn công mục tiêu).

Cấu trúc, các chỉ số hoàn hảo khi hoạt động (lượng giãn nước, các thông số về kích thước, hiệu suất, độ bền)

Độ tin cậy (thời gian thực hiện một loạt bắn tên lửa, thời gian giữa các loạt bắn liên tiếp, xác suất phóng thành công tên lửa, xác suất hỏng của hệ thống trên tàu).

Hiệu suất hoạt động (tốc độ di chuyển trên mặt nước và dưới nước, mức độ tự động hóa khi vận hành và khả năng hoạt động dài ngày).

Trước năm 1991, Ấn Độ tuy không tự chế tạo được tàu ngầm hạt nhân nhưng họ đã thuê của Liên Xô loại tàu ngầm tên lửa đa năng Project 670, riêng tàu ngầm hạt nhân chiến lược đầu tiên của họ, tàu INS Arihant vẫn đang trong quá trình hoàn thiện chế tạo.

Vị trí của các tàu ngầm

Kết quả trong danh sách các tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược mạnh nhất đã không có bất ngờ với sự chiếm lĩnh ngôi vị số một thuộc về loại tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Hải quân Mỹ, đạt tổng số điểm 49,4.

Sau Mỹ là Nga với 3 đại diện tàu ngầm là tàu ngầm lớp Dolphin thuộc Project 667BDRM (NATO gọi là tàu ngầm lớp Delta IV) với tổng điểm 47,7.

Tàu ngầm Project 941, lớp Akula (định danh NATO là Typhoon) đạt 47,1 điểm và tàu ngầm Project 955 Borey đạt 41,7 điểm. Cả ba tàu ngầm này của Nga lần lượt xếp vị trí từ 2 đến 4.

Xếp thứ năm là tàu ngầm lớp Vanguard của Anh với 35,9 điểm. Tàu ngầm lớp Le Triomphant của Pháp đứng thứ sáu (33,4 điểm).

Đặc biệt, tàu ngầm Type-094 của Trung Quốc đã lọt vào vị trí thứ 7 với tổng 30,1 điểm, số điểm này của Type-094 bỏ xa tàu ngầm INS Arihant của Ấn Độ xếp thứ 8 (17,7 điểm).

http://nghiadx.blogspot.com
Ohio vẫn luôn được đánh giá là tàu ngầm hạt nhân số 1 thế giới.


Tàu ngầm tấn công hạt nhân mang tên lửa chiến lược Ohio của Hải quân Mỹ luôn được xếp hạng cao nhất kể từ năm 2002 tới nay.

Tàu ngầm lớp Ohio có thể di chuyển với tốc độ 17 hải lý/h khi di chuyển trên mặt nước và đạt tới tốc độ 25 hải lý/h, khả năng hoạt động hiệu quả ở độ sâu 365 m, và có thể tới mức độ giới hạn là 550 m.

Tàu được biên chế 14 - 15 sỹ quan và 140 thủy thủ. Lượng giãn nước là 16.746 tấn khi nổi và 18.750 tấn khi chìm, chiều dài 170,7 m, rộng 12,8 m, và cao 11,1 m.

Tàu ngầm Ohio được trang bị 1 lò phản ứng hạt nhân được làm nguội bằng nước nén General Electric GE PWR S8G với hai động cơ turbine hơi (tổng công suất 60.000 mã lực), 2 động cơ turbine (mỗi động cơ có công suất 4 MW), một động cơ diesel (công suất 1,4 MW), một động cơ chân vịt dự trữ (công suất 325 mã lực). Vũ khí chính bao gồm 4 ống phóng ngư lôi 533 mm và 24 tên lửa đạn đạo Trident IID5.

Tàu ngầm xếp hạng 2, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Project 667BDRM có tốc độ di chuyển khi nổi là 14 hải lý/h và khi lặn là 24 hải lý/h (thấp hơn so với Ohio), tàu có thể hoạt động ở độ sâu 400 m, và độ sâu giới hạn là 650 m, khả năng hoạt động liên tục trên biển trong thời gian 90 ngày, thủy thủ đoàn 140 người, lượng giãn nước khi nổi là 11.740 tấn, khi lặn 18.200 tấn, chiều dài 167,4 m, rộng 11,7 m và cao 8,8 m.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân Project 677BDRM của Hải quân Nga.


Tàu ngầm Project 667BDRM được trang bị kết hợp 2 lò phản ứng hạt nhân ВМ-4СГ (VM-4SG) công suất 180 MW, 2 tua-bin công suất 60.000 mã lực, 2 tua-bin phát điện ТГ-300 (TG-300) công suất 3 MW, 2 động cơ Diesel công suất 460 kW. Vũ khí chính bao gồm 4 ống phóng ngư lôi 533 mm và 16 tên lửa đạn đạo R-29RM.

Tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn (Type-094) hiện vẫn đang là tàu ngầm hiện đại nhất trong biên chế của Hải quân Trung Quốc. Tàu có chiều dài 133 m, lượng choán nước khi nổi 8.000 tấn, khi lặn 9.000 tấn. Các đặc điểm khác vẫn chưa được công bố.

Vũ khí tấn công chủ lực của tàu là 12 tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm JL-2 có tầm bắn tối đa từ 7.000 - 8.000 km cùng với 6 ống phóng ngư lôi 533 mm.

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

>> Thái Lan hoãn kế hoạch mua tàu ngầm



Theo Bangkok Post, Bộ trưởng Quốc phòng Yuttasak Sasipraha quyết định loại bỏ kế hoạch chi 7,5 tỷ baht (257 triệu USD) mua 6 tàu ngầm Type 206A của Đức.

Bộ trưởng Yuttasak Sasiprah cho biết, hôm 19/9 ông đã bổ nhiệm Ủy ban giám sát quốc phòng do tướng Jong Sak Panickul – cố vấn Bộ trưởng Quốc phòng đứng đầu.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Type 206A

Ủy ban có trách nhiệm đánh giá lại dự án mua tàu ngầm, mà trước đó vào cuối tháng 4/2011 đã được Hội đồng quốc phòng phê chuẩn mua 6 chiếc Type 206A. Lưu ý rằng, người nắm giữ ghế Bộ trưởng Quốc phòng khi đó là ông Prawit Wongsuwan.

“Tôi muốn đánh giá hiệu quả chi phí,” ông Yuttasak nói. “Chính phủ tiền nhiệm đã thông qua việc thành lập hạm đội tàu ngầm và tuyển dụng nhân sự đã hoàn tất nhưng việc thu mua tàu ngầm vẫn đang chờ đợi.”

Tướng Yuttasak cũng nói rằng, ông không quan tâm tới thời hạn 30/9 và phía Đức đưa ra cho Hải quân Thái Lan xem xét quyết định mua tàu ngầm đã qua sử dụng Type 206A. Ông nói Hải quân Đức có thể mở rộng thời hạn.

“Nhưng nếu Đức từ chối gia hạn, Hải quân có thể đề xuất tàu ngầm tới từ quốc gia khác,” Bộ trưởng quốc phòng nói.

Theo nguồn tin từ Hải quân Thái Lan, Ủy ban giám sát quốc phòng đã “tiến cử” các loại tàu ngầm tới từ Nga, Trung Quốc và Hàn Quốc. “Hải quân sẽ để các chính trị gia được lựa chọn,” nguồn tin nói. “Chúng tôi chỉ chờ đợi.”

Tàu ngầm tấn công chạy động cơ điện diesel Type 206A có lượng giãn nước 498 tấn (dưới mặt biển), kích thước 48,6x4,6x4,5. Tàu có khả năng lặn sâu tối đa 200m, thủy thủ đoàn 23 người. Type 206A trang bị 8 máy phóng ngư lôi cỡ 533mm.

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

>> Vụ tai nạn đầu tiên của tàu ngầm nguyên tử



Trong hơn 50 năm trở lại đây có rất nhiều vụ tại nạn tàu ngầm và tai nạn tàu ngầm Thresher Shark là vụ tai nạn đầu tiên trong lịch sử tàu ngầm hạt nhân thế giới.

Tàu ngầm hạt nhân Thresher Shark PH57 của Mỹ được khởi đóng vào ngày 28/5/1958, tàu được hạ thủy ngày 9/7/1960 , đến ngày 3/8/1961 Tàu ngầm hạt nhân Thresher Shark chính thức được đưa vào phục vụ.

Thresher Shark có chiều dài 84,89m, chiều rộng 9,65m, độ giãn nước khi chạy trên mặt nước là 3.526 tấn, khi lặn dưới nước là 4.310 tấn.

Vào thời điểm đó, các tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm thông thường của Mỹ chỉ hoạt động ở độ sâu khoảng 210m, tuy nhiên đối với tàu ngầm Thresher Shark có thể lặn ở độ sâu 396 m.

Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao khả năng tác chiến cũng như tránh sự phát hiện và tấn công của các thiết bị chống ngầm.

Tháng 7/1962, Thresher Shark được đưa đến xưởng đóng tàu Potsmao để tiến hành bảo dưỡng sau một thời gian phục vụ. Sau khi bảo dưỡng nó được tiến hành chạy thử với đoàn thủy thủ 129 người. Trong lần chạy thử này, bên cạnh Thresher Shark còn có tàu cứu hộ tàu ngầm The Lark do thiếu tá hải quân Hecker chỉ huy.

Trên tàu The Lark có các thiết bị cứu hộ chuyên dụng, trong đó có cả thiết bị lặn cứu sinh cỡ lớn dùng để cứu tàu ngầm ở độ sâu 259m. Ngày 10/4/1963, Thresher Shark được tiến hành chạy thử tại vùng biển cách Cape Cod 200 hải lý về phía Đông bang Massachusetts, Mỹ.


Một loạt tàu ngầm nguyên tử như USS Flasher SS-249, USS Gato…của Hải quân Mỹ được kiểm tra và nâng cấp ngay sau sự cố tàu ngầm Thresher Shark. (Ảnh: Tàu ngầm USS Flasher SS-249).


Tốc độ gió khi đó là 3,5 m/giây, mặt biển tương đôi bình lặng. Lúc 6h30, sau khi kết nối thông tin liên lạc bằng hệ thống AN/UQC với tàu cứu hộ The Lark, tàu ngầm Thresher Shark bắt đầu thử nghiệm lặn sâu.

Khi cách độ sâu thử nghiệm 91m, tình trạng liên lạc qua hệ thống AN/UQC giữa 2 tàu vẫn rất tốt. Tuy nhiên khi đang tiếp cận gần độ sâu định thử nghiệm, Thresher Shark bắt đầu xảy ra sự cố nhỏ và các tín hiệu thông tin liên lạc lúc này cũng không còn rõ.

Đến 9h17 cùng ngày, một tín hiệu lạ được truyền lên tàu ngầm cứu hộ, nhưng do âm thanh bị biến dạng nên tàu The Lark không thể phân biệt được. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra lại những âm thanh cuối cùng, Thuyền trưởng tàu cứu hộ Hecker đã phát hiện ra một tiếng nổ, ông cho rằng đó là âm thanh của tàu tàu ngầm Thresher Shark .

Vị Thuyền trưởng dày kinh nghiệm trong cuộc chiến chống tàu ngầm ở Đại Tây Dương trong Chiến tranh thế giới thứ 2 khẳng định, âm thanh ông nhận thấy giống tiếng nổ dưới nước của vỏ tầu do chịu áp lực lớn.

Sau tiếng nổ, liên lạc bị gián đoạn, tàu The Lark bắt đầu tìm kiếm. Đến 10h58, sau khi sử dụng mọi biện pháp tìm kiếm mà không có kết quả, Thuyền trưởng tàu cứu hộ Hecker mới báo cáo về Bộ tư lệnh hạm đội tàu ngầm hạt nhân ở bang Connecticut, Mỹ.

Nhận được thông tin, Bộ tư lệnh ngay lập tức hạ lệnh cho lực lượng tàu tìm kiếm cứu hộ tàu ngầm vào cuộc. Ngày 27/6/1963, khi đang tìm kiếm ở độ sâu 2.560m, các tàu cứu hộ đã thu thập được một số lượng lớn những mảnh vụn. Trong những thứ thu thập được có một đôi giày màu vàng được xem là giày sử dụng trong khoang lò phản ứng của tàu ngầm, trên đôi giày có in mã số SSN5.

Điều này chứng tỏ tất cả những mảnh vụn này chính là những gì còn lại của tàu ngầm Thresher Shark. Như vậy,tàu ngầm nguyên tử Thresher Shark phục vụ chưa đầy 2 năm đã vĩnh viễn nằm dưới biển ở độ sâu 2.560m cùng với 129 thủy thủ. Đây được xem là vụ tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trong lịch sử.

Bị hủy hoại vì chính khả năng lặn sâu?

Sau quá trình điểu tra về nguyên nhân của vụ tai nạn tàu ngầm Thresher Shark. Tháng 6/1963, người đứng đầu Hải quân Mỹ đã công bố kết luận điều tra về sự kiện tàu ngầm Thresher Shark, kết luận cho biết, phòng máy đột nhiên bị một lượng nước lớn chảy vào và đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến vụ đắm tàu ngầm Thresher Shark.

Hải quân Mỹ tin rằng, nguyên nhân có thể là do bộ phận nào đó trong hệ thống dẫn nước của Thresher Shark bị vỡ, hơn nữa lại xảy ra ở khoang máy. Nước biển chảy vào khoang máy dẫn đến mạng thông tin bị tê liệt, đồng thời khiến tàu mất khả năng hoạt động và chìm hẳn.

Sau sự cố trên, Quân đội Mỹ bắt đấu tiến hành một loạt các biện pháp kiểm tra kỹ toàn bộ những tàu ngầm đang phục vụ. Tất cả các bộ phận chịu áp được thiết kế theo mẫu cũ đều được tăng hệ số an toàn, giảm độ sâu và áp lực thử nghiệm, đồng thời hạn chế độ sâu hoạt động của các tàu ngầm.

Điều đó đã hạn chế rõ rệt tính năng của loại tàu ngầm này. Để cố gắng duy trì kỷ lục lặn xuống độ sâu 396m, Quân đội Mỹ quyết định thực hiện chương trình đặc biệt nhằm nâng cấp các tàu ngầm như USS Flasher SS-249, USS Gato.

Tháng 3/1964, Mỹ đã xây dựng một trung tâm kế hoạch an ninh tàu ngầm tại căn cứ tàu ngầm với nhiệm vụ là đội chiếu và kiểm nghiệm toàn bộ các thiết bị và cường độ kết cầu từ sơ đồ thiết kế cho đến hoàn chỉnh của tất cả các tàu ngầm đang phục vụ, đang đóng hay còn trong thiết kế của Mỹ; tiến hành nghiên cứu và sửa đổi biên chế và bố trí thủy thủ trên tàu.

Đặc biệt quan tâm đến vấn đề an toàn các bộ phận chính của tàu ngầm như vũ khí hạt nhân, thiết bị động lực hạt nhân… khi phát hiện vấn đề có thể trình ý kiến kên chỉ huy tác chiến Hải quân hay Bộ tư lệnh hạm đội tàu ngầm Quân đội Mỹ.

Vụ tai nạn tàu ngầm hạt nhân Thresher Shark là vụ tai nạn đầu tiên trong lịch sử tàu ngầm thế giới. Trong nửa thế kỷ trở lại đây, có rất nhiều vụ tai nạn tàu ngầm hạt nhân khác đã xảy ra như:

- Năm 1968, tàu ngầm hạt nhân Scorpio của Mỹ đã gặp nạn ở Đại Tây Dương khi đang trên đường đến quẩn đảo Canari, làm 99 thủy thủ và nhân viên thiệt mạng.

- Tháng 4/1989, tàu ngầm hạt nhân Komsomolets cấp M của Nga phát nổ và chìm tại vùng biển Baren ở độ sâu 170m, toàn bộ 42 thủy thủ trên tàu thiệt mạng. Tàu Komsomolets có chiều dài 107m, rộng gần 8m, có trọng tải 4.000 tấn, được trang bị ngư lôi. Tàu thuộc thế hệ tàu ngầm nguyên tử đầu tiên của Nga, được chế tạo từ năm 1962. Theo kế hoạch đã được Bộ Quốc phòng Nga phê duyệt, tàu được kéo đến một nhà máy sửa chữa tàu biển để tiến hành tháo gỡ lò phản ứng hạt nhân. Tàu được kéo đi sửa chữa trong điều kiện bão biển dữ dội, khiến con tàu bị đắm. Ngay sau khi tàu gặp nạn, lực lượng cứu trợ Hạm đội biển Bắc với các tàu ngầm và máy bay đã nhanh chóng triển khai các hoạt động cứu trợ tìm kiếm.

- Tháng 3/1994, tàu ngầm hạt nhân Emerald của Pháp đã bị nổ phòng máy phát điện khi đang tuần hành tại Địa Trung Hải, khiến 10 người thiệt mạng.

- Tháng 8/2000, tàu ngầm hạt nhân Kursk của Nga đã bị chìm khi đang tham gia diễn tập cùng Hạn đội Phương Bắc tại vùng biển Ba-ren, làm 118 thủy thủ thiệt mạng.

- Tháng 3/2001, tàu ngầm hạt nhân Greenville của Mỹ đã va chạm vào một tàu thực tập của học viện thủy sản Nhật Bản khi đang nổi lên mặt nước, làm 9 người trên tàu thực thập sinh của Nhật Bản thiệt mạng.

- Tháng 11/2008, tàu ngầm hạt nhân K-152 của Nga khi đang chạy thử nghiệm tại vùng biển Thái Bình Dương, do thao tác sai đã dẫn đến hệ thống chữa cháy bị rò rỉ, khiến 20 người thiệt mạng và 20 người khác bị thương.

- Ngày 16/2/2011 vừa qua, tàu ngầm hạt nhân HMS Vanguard của Anh và tàu ngầm hạt nhân Le Triomphant của Pháp đã va chạm vào nhau khi dang tuần tra tại Đại Tây Dương. Cả hai tàu đều bị hư hỏng nhưng may mắn không gây thiệt hại về người.

Theo Thiếu tướng Hải quân Stephen Saunders cho biết, có 3 nguyên nhân có thể do lỗi thủ tục khi không theo “thoả ước vùng nước của NATO”, 2 tàu không phát hiện nhau do thiết bị chống dò tìm quá hiện đại, hoặc đơn giản là rủi ro vì dù 2 tàu thấy nhau trong cùng vùng nước vẫn có nguy cơ đâm nhau khi ở cùng độ sâu.


[BDV news]


Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

>> Tàu ngầm chiến lược của các cường quốc



Theo các chuyên gia quân sự Pháp, các nước Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và tới đây Ấn Độ là những quốc gia có lực lượng tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn.


Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn (SSBN) là công cụ răn đe chiến lược, chạy bằng năng lượng nguyên tử có kích cỡ lớn, được trang bị tên lửa chiến lược hải đối đất mang đầu đạn hạt nhân và đặt trong các ống phóng thằng đứng.

Ngoài ra, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn cũng được trang bị hệ thống vũ khí phòng thủ như ngư lôi, tên lửa hải đối hải… Nhờ có khả năng hoạt động dài ngày và ít gây tiếng ồn nên các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn rất khó có thể bị phát hiện và đảm bảo một đòn đáp trả hạt nhân từ bất cứ vùng biển nào trên thế giới.

Theo Tạp chí Hải quân và Đại dương Pháp, tính đến đầu tháng 4/2011, trong số các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn đang hoạt động, thì riêng Mỹ và Nga có tới 26 chiếc.

Lực lượng tàu ngầm hạt nhân Mỹ

Mỹ hiện có 14 chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp Ohio, mỗi chiếc có thể mang 24 tên lửa Trident II D-5 với tầm bắn 8.300 km.

Trident II D-5 có trọng lượng khoảng 2.800 kg, gắn 12 đầu đạn hạt nhân loại W-76, mỗi đầu đạn có sức công phá 100 kiloton (kt).

Như vậy, về lý thuyết một chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn có sức công phá 28.800 kt, tương đương 1.900 lần sức công phá của quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima, Nhật Bản năm 1945.



Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp Ohio của Hải quân Mỹ.


Theo quy định của Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí tiến công Chiến lược mới START giữa Nga và Mỹ có hiệu lực từ ngày 5/2/2011, Mỹ đã giảm 42% khả năng hủy diệt hạt nhân trên tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp Ohio bằng cách bố trí trên mỗi tên lửa Trident II D-5 chỉ có 5 đầu đạn hạt nhân, với sức công phá 485 kt.

Theo ước tính của các chuyên gia quân sự Pháp, hiện Mỹ có 288 tên lửa trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu và khoảng 1.150 đầu đạn hạt nhân loại W-76 và W-88.

Trong báo cáo đánh giá quốc phòng 4 năm của Mỹ, công bố ngày 1/2/2010, đã định hình lực lượng tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn giai đoạn 2010 – 2015, trong đó nêu rõ việc duy trì hoạt động của 14 chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp Ohio sẽ được thay thế bằng 12 chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn thế hệ mới thế hệ X.

Trong đó chiếc đầu tiên dự kiến sẽ được chiển khai hoạt động vào năm 2019, chiếc thứ 2 vào năm 2022, sau đó từ năm 2024 – 2033 mỗi năm sẽ hạ thủy một chiếc.

Mỗi chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn X có tải trọng khoảng 15.000 tấn và mang 16 tên lửa đường đạn chiến lược hải đối đất gắn đầu đạn hạt nhân. Chi phí cho chương trình này ước tính hơn 80 tỷ USD.

Lực lượng tàu ngầm hạt nhân Nga

Cũng theo Tạp chí Hải quân và Đại dương Pháp, tính đến tháng 1/2011, Nga có 12 chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn có khả năng phục vụ thuộc bốn lớp gồm có, 4 chiếc lớp Delta III thuộc Dự án 667BDR; 6 chiếc lớp Delta IV thuộc biên chế Hạm đội Biển Bắc; 1 chiếc lớp Typhoon thuộc Dự án 941 – Tàu ngầm to nhất và đắt nhất thế giới được chuyển đổi từ năm 2005 cho việc thử nghiệm loại tên lửa đường đạn chiến lược Bulava (SS-N-X-30).

Chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn thứ 12 là loại tàu ngầm thế hệ mới lớp Borey thuộc dự án 955 mang tên Yury Dolgoruky, được thiết kế để mang loại tên lửa Bulava mới.



Chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn thế hệ mới lớp Borey thuộc dự án 955 mang tên Yury Dolgoruky.


Yury Dolgoruky được đóng tại xưởng Sevmash ở miền Bắc nước Nga, đã hạ thủy và có thể đưa vào họat động trong năm 2011. Hai chiếc lớp Borey tiếp theo mang tên Alexander Nevsky và Vladimir Monomakh, theo kế hoạch sẽ bàn giao cho hải quân trong năm 2011.

Tháng 4/2009, Bộ Quốc phòng Nga cho phép khởi đóng chiếc tàu ngầm thế hệ thứ tư thuộc loại này. Ban đầu, chương trình sự kiến chế tạo một loạt gồm 10 tàu ngầm, song kế hoạch đã thay đổi, và nay giới hạn ở việc đóng mới tổng cộng 8 chiếc từ nay đến năm 2017.

Tàu ngầm lớp Borey dài 170 m, đường kính thân tàu 13 m, thủy thủ đoàn gồm 107 người, trong đó có 55 sỹ quan. Với khả năng lặn sâu tối đa 450 m và tốc độ lớn nhất khi lặn là 29 hải lý/h, tàu ngầm này có thể mang 16 tên lửa đường đạn xuyên lục địa Bulava – M SS-N-X-30, mỗi tên lửa có 10 đầu đạn hạt nhân nhằm vào mục tiêu độc lập và có tầm bắn xa khoảng 8.000 km.

Hiện nay, lực lượng tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn của Hải quân Nga được trang bị 160 tên lửa đường đạn chiến lược hải đối đất gắn đầu đạn hạt nhân và 576 đầu đạn hạt nhân.

Số vũ khí này đang được phân bố trong biên chế Hạm đội Biển Bắc, Sở Chỉ huy đóng tại Severomorsk trên bán đảo Kola, nằm giữa Mourmansk và biên giới với Na Uy, Hạm đội Thái Bình Dương nằm trên bán đảo Kamchatka, nơi Nga đã xây dựng xong một căn cứ tàu ngầm mới.

Nga xác định, lực lượng tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn là một bộ phận cầu thành chủ yếu của lực lượng hạt nhân chiến lược Nga. Lực lượng này chỉ sử dụng trong trường hợp quốc gia bị đe dọa, là yếu tố phòng ngừa xung đột xảy ra, và là nhân tố giúp Nga giữ vai trò cường quốc thế giới, cho dù Điều 9 trong tài liệu Chiến lược An ninh quốc gia đến năm 2020 của Nga đề cập đến mong muốn thế giới tiến tới giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.

Cả cựu Tổng thống Putin cũng như Tổng thống Medvedev đều coi trọng việc giữ cân bằng lực lượng hạt nhân với Mỹ, bởi đây là yếu tố giúp Nga đảm bảo vai trò một cường quốc quân sự, có vai trò quan trọng hàng đầu trong đảm bảo an ninh thế giới.

Lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Pháp hiện có 4 chiếc SSBN mới lớp Le Triomphant, gồm: Le Triomphant đưa vào hoạt động tháng 3-1977, Le Térémaire tháng 12-1999, Le Vigilant tháng 11-2004 và Le Terrible tháng 9-2010.

Lực lượng tàu ngầm hạt nhân Pháp

Hải quân Pháp xác định, lực lượng tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn là một bộ phận cầu thành chủ yếu của lực lượng hạt nhân chiến lược Pháp.

Mỗi chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn là một căn cứ chiến lược độc lập tác chiến và hầu như không bị phát hiện trong suốt quá trình tuần tiễu, được trang bị 16 tên lửa M-45, mỗi tên lửa được gắn 06 đầu đạn hạt nhân TN-75 với sức công phá 110 kt/đầu đạn.



Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp Le Triomphant.


Hiện Hải quân Pháp đang có kế hoạch thay thế tên lửa M-45 bằng tên lửa M-51. Tên lửa M-51 do Tập đoàn EADS Astrium Space nghiên cứu, chế tạo, được thiết chế để trang bị cho tàu ngầm Le Terrible chạy bằng năng lượng hạt nhân. M-51 sử dụng nhiên liệu rắn, có thể mang từ 6-10 đầu đạn hạt nhân TN-75 với sức công phá 110 kt/đầu đạn.

Theo chương trình số hóa quân đội đến năm 2015, đầu đạn hạt nhân TN-75 sẽ được thay thế bằng đầu đạn TNO, với sức công phá 100 kt/đầu đạn. Hiện chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp Le Triomphant đã được trang bị tên lửa M-51, 3 chiếc còn lại đang được cải tiến để mang tên lửa M-51. Dự kiến, Pháp sẽ sản xuất 60 tên lửa M-51, mỗi chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn có thể mang 15 tên lửa M-51 mới.

Lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Anh

Lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Anh hiện có 4 chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp Vanguard, đóng tại căn cứ Hải quân Hoàng gia ở Faslane.



Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp Vanguard.


Tuy nhiên, Anh đang phụ thuộc Mỹ về tên lửa Trident II D-5. Theo kế hoạch trước đó năm 2004, Hải quân Hoàng gia Anh sẽ thay thế toàn bộ số tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn, nhưng vì nhiều lý do, nhất là thiếu kinh phí nên kế hoạch này bị hoãn lại và các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn đang phải kéo dài thời gian hoạt động.

Dự kiến, đến năm 2016, Anh sẽ nghiên cứu, chế tạo 4 chiếc SSBN thế hệ mới. Mỗi chiếc SSBN mới sẽ được thiết kế để mang 8 tên lửa Trident II D-5, thay vì 16 như trên các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp Vanguard hiện nay.

Lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược Trung Quốc

Lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Hải quân Trung Quốc lớp Hạ loại 092 hiện có 4 chiếc số 406A, 406B, 406C và 406D và 2 chiếc lớp Tấn loại 094.



Tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Hải quân Trung Quốc lớp Hạ loại 092.


Theo các chuyên gia quân sự Pháp, cả 6 chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn có thể đóng tại căn cứ hải quân Jianggezhuang, gần Thanh Đảo, Sở Chỉ huy của Hạm đội Bắc Hải; hoặc tại căn cứ Xiaopingdao, gần Đại Liên.

Giới quân sự phương Tây cho rằng, Trung quốc có thể chưa có một lực lượng tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn thực sự hoặc mới chỉ đang nghiên cứu, chế tạo từ 4-5 chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp Tấn loại 094 tại căn cứ tàu ngầm Tam Á (Sanya), mới xây dựng ở đảo Hải Nam.

Những chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn thế hệ mới, trong đó chiếc đầu tiên đang trong giai đoạn thử nghiệm, và sẽ được trang bị 12 tên lửa đường đạn chiến lược hải đối đất Julang – 2.

Julang – 2 là biến thể của lọai tên lửa đường đạn xuyên lục địa Đông Phong – 31(DF-31) với tầm bắn tối đa khoảng 8.000 km, mỗi tên lửa Julang – 2 có thể mang từ 3-4 đầu đạn hạt nhân loại xuyên phá độc lập, mỗi đầu đạn hạt nhân có sức công phá 90 kt, hoặc một đầu nổ duy nhất có sức công phá từ 25 đên 100 kt.

Lực lượng tàu ngầm non trẻ của Ấn Độ

Ngày 26/9/2009, Hải quân Ấn Độ đã hạ thủy thành công chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn đầu tiên mang tên Arihant. Chiếc Arihant được đóng tại xưởng đóng tàu Visakhapatnam với sự giúp đỡ của Nga, nhất là trong việc đào tạo kíp thủy thủ. Hiện chiếc Arihant trong giai đoạn thử nghiệm.

Theo Đô đốc Nirmal Verma, Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, dù gặp một số trở ngại, nhưng chiếc Arihant sẽ đưa vào hoạt động năm 2012. Hiện Ấn Độ đang nghiên cứu, chế tạo hai loại tên lửa có gắn đầu đạn hạt nhân, dự kiến sẽ trang bị cho chiếc tàu ngầm Arihant mới.

Một loạt tên lửa đường đạn tầm bắn 700 km, mang ký hiệu K-15 hay B-5, đã được thử nghiệm 8 lần và hiện đang trong giai đoạn sản xuất hàng loạt. Một loại khác, mang ký hiệu K-4 với tầm bắn 3.500 km, hiện mới thử nghiệm một lần và dự kiến sẽ đưa vào hoạt động năm 2017.

Ngoài ra, Ấn Độ dang tiếp tục nghiên cứu, chế tạo 3 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn thế hệ mới. Hải quân Ấn Độ xác định, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn là một thành phần quan trọng của lực lượng hạt nhân chiến lược, và là con át chủ bài để khẳng định và gia tăng vị thế của Ấn Độ như một cường quốc trong khu vực và trên thế giới.

Ấn Độ khẳng định, sẽ không tiến công hạt nhân trước; không sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại các nước không có vũ khí hạt nhân; để ngỏ lựa chọn trả đũa hạt nhân chống lại một cuộc tiến công hóa học hoặc sinh học; ủng hộ việc giải trừ vũ khí hạt nhân thế giới.

Như vậy, một mặt tuyên bố muốn giải trừ vũ khí hạt nhân, mặt khác các cường quốc hạt nhân trên thế giới vẫn tiếp tục hiện đại hóa lực lượng hạt nhân, trong đó chú trọng hiện đại lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược vì lực lượng này đảm bảo độ an toàn cao và khả năng tác chiến hiệu quả, coi đây là một công cụ đảm bảo tính răn đe chiến lược nhằm thực hiện chính sách toàn cầu.

Tuy khả năng sử dụng các tàu ngầm hạt nhân là rất ít, song đây là một yếu tố tạo nên nguy cơ xung đột lớn, thậm chí xung đột toàn cầu. Đăc biệt, trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược quốc tế ngày càng gia tăng giữa các cường quốc hạt nhân, nhất là Mỹ và Nga.

[BDV news]


Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

>> 333 tỷ USD được Mỹ chi để đóng tàu chiến



Hải quân Mỹ dự định đầu tư 333 tỷ USD trong 20 năm tới chỉ để đóng thêm tàu chiến trong bối cảnh chi phí đóng tàu tăng nhanh.



Quan chức cấp cao phụ trách mua sắm vũ khí trong hải quân Mỹ là Sean Stackley cho biết, chi phí trung bình để đóng tàu giai đoạn 2022-2031 sẽ là 17,5 tỷ USD một năm. Trong giai đoạn 2012-2021, con số này là 15,8 tỷ USD. Do chi phí đóng tàu tăng, số tàu chiến được đóng mới mỗi năm sẽ giảm

Một yếu tố khác làm giảm số tàu chiến mới được đóng là Mỹ dồn tiền để đóng tàu ngầm hạt nhân mới, thay thế các tàu hạt nhân lớp Ohio hiện tại.

Như vậy, số tàu được đóng mới sẽ giảm, từ mức 12 chiếc năm 2015 xuống 7 hoặc 8 chiếc từ năm 2024.




Mỹ đầu tư 333 tỷ USD chỉ để đóng thêm tàu chiến


Việc thay thế tàu hạt nhân lớp Ohio rất tốn kém (hiện ở mức 5,4 tỷ USD một chiếc). Do đó, dù có tiết kiệm, giảm chi phí thay thế xuống mức 4,9 tỷ USD một chiếc thì việc thay thế 12 tàu lớp Ohio vẫn rất lớn, là gánh nặng cho chương trình đóng tàu mới.

Bên cạnh đó, hải quân Mỹ còn có kế hoạc nâng cấp các tàu sân bay bằng tàu lớp Ford, hiện đại hóa tàu tuần duyên, tàu đổ bộ, tàu khu trục và tàu tiếp dầu…

Tàu ngầm lớp Ohio bắt đầu “nghỉ hưu” từ năm 2027 và tàu đầu tiên thay thế Ohio sẽ bắt đầu hoạt động từ năm 2029.


[BDV news]


Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2011

>> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc (P.2)



[Vitinfo news] Về sức mạnh chiến đấu Hải quân Trung Quốc đang dần chiếm lĩnh vị trí thứ hai trên thế giới chỉ sau Hải quân Mỹ.




>> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc (P.1)

 Phần II: Hải quân Trung quốc

Về sức mạnh chiến đấu Hải quân Trung Quốc đang dần chiếm lĩnh vị trí thứ hai trên thế giới chỉ sau Hải quân Mỹ. Và trong một tương lai rất gần Hải quân Trung quốc có đầy đủ khả năng tiến hành các chiến dịch quân sự trên tất cả các đại dương.

Hải quân - là Quân chủng có trang bị kỹ thuật hiện đại - trong một thời gian dài trước đây là khâu yếu nhất của Quân đội Trung quốc. Tuy nhiên, trong hai thập kỷ qua, Hải quân Trung quốc đã phát triển với tốc độ đột phá. Lãnh đạo Trung quốc giao cho lực lượng Hải quân Trung quốc các nhiệm vụ rất quan trọng. Thứ nhất, lực lượng Hải quân phải đủ khả năng chiếm lĩnh Đài Loan khi cần thiết. Thứ hai, đảm bảo việc vận chuyển nguyên liệu (chủ yếu là dầu) từ châu Phi và vịnh Péc-xích về Trung quốc không bị gián đoạn, và đảm bảo cho việc khai thác dầu ở các vùng biển của Trung quốc. Thứ ba là thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vùng biển của Trung quốc.

Một điều dễ thấy là ngay cả Hải quân Mỹ, chứ không cần nói đến bất cứ lực lượng Hải quân nào khác, cũng không giám đưa quân đổ bộ lên bờ biển Trung Quốc, bởi vì lực lượng đổ bộ chắc chắn sẽ bị lực lượng đông đảo của Lục quân Trung quốc tiêu diệt hoàn toàn. Vấn đề đáng lo ngại đối với lãnh đạo Trung quốc là khả năng của Hải quân và Không quân Mỹ sử dụng các loại vũ khí chính xác cao tấn công từ xa các mục tiêu quân sự và kinh tế của Trung quốc. Trên 80% các cơ sở doanh nghiệp - biểu tượng cho sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Trung Quốc - nằm ở vùng ven biển, rất dễ bị tấn công từ hướng biển. Vì vậy, Hải quân của Trung Quốc cần phải xây dựng tuyến phòng vệ trên biển càng xa bờ càng tốt.

Để thực hiện các nhiệm vụ trên đây một cách hiệu quả, kế hoạch xây dựng và phát triển Hải quân của lãnh đạo Trung quốc bao gồm ba giai đoạn. Giai đoạn đầu Hải quân Trung Quốc cần phải đảm bảo khả năng hoạt động tác chiến trong phạm vi các đảo của tuyến thứ nhất (từ các đảo Ryukyu của Nhật đến Philippin); giai đoạn thứ hai - trong phạm vi các đảo của tuyến thứ hai (từ quần đảo Kuril qua các đảo Mariana đến New Guinea); giai đoạn thứ ba - tự do hoạt động tại bất cứ vùng biển nào trên thế giới.

Hải quân Trung Quốc có ba hạm đội: Bắc, Đông và Nam. Mỗi hạm đội có 2 đội tàu ngầm (riêng Bắc Hạm đội có 3 đội tàu ngầm), 2 đội tàu khu trục (riêng Đông Hạm đội có 3 đội tàu khu trục), 2 đội tàu cao tốc (riêng Bắc Hạm đội có 1 đội tàu cao tốc), 1 đội tàu phá mìn, 1 đội tàu đổ bộ (riêng Nam Hạm đội có 2 đội tàu đổ bộ). Đội tàu ngầm hạt nhân duy nhất của Hải quân Trung Quốc nằm trong thành phần của Bắc Hạm đội .

Lực lượng Hải quân Trung quốc có: 02 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, 06 tàu ngầm hạt nhân, 57 tàu ngầm diesel, 77 tàu khu trục, 78 tàu tên lửa cao tốc, 170 tàu tuần tra cao tốc, 22 tàu phá mìn và 72 tàu đổ bộ.

Lực lượng không quân đánh biển của Trung quốc cũng khá lớn, bao gồm các loại ném bom (30 máy bay H-6, 100 máy bay H-5), tiêm kích và cường kích (48 máy bay Su-30, 18 máy bay JH-7, 320 máy bay J-8, 26 máy bay J-7, 200 máy bay J-6, 30 máy bay Q-5), trinh sát (7 máy bay HZ-5, 4 máy bay SH-5, 4 máy bay Y-8X), tiếp nhiên liệu (3 máy bay HY-6), vận tải (2 máy bay Yak-42, 4 máy bay Y-8, 50 máy bay Y-5, 4 máy bay Y-7, 6 máy bay Y-7H), trực thăng (10 trực thăng Ka-28, 8 trực thăng Mi-8, 25 trực thăng Z-9C, 15 trực thăng Z-8).

Đông hạm đội là hạm đội mạnh nhất, dùng để tấn công Đài Loan khi cần thiết. Đông hạm đội được trang bị các loại tàu mới nhất mua từ Nga (tàu ngầm 877 và 636, tàu khu trục 956) và tàu ngầm “Sun” 039 mới nhất của Trung Quốc; toàn bộ số máy bay đánh biển hiện đại (48 máy bay Su-30 và 18 máy bay JH-7) được trang bị cho sư đoàn không quân số 6 của Đông hạm đội. Yếu hơn một chút là Nam hạm đội, có nhiệm vụ phối hợp hỗ trợ Đông hạm đội tấn công Đài Loan, và đảm bảo việc chiếm giữ các nguồn tài nguyên ở thềm lục địa vùng biển phía Nam. Nam hạm đội được trang bị một nửa số lượng tàu ngầm và toàn bộ số lượng tàu khu trục 052.

Tất cả các loại tàu mới của Hải quân Trung Quốc được mua của Nga hoặc tự chế tạo có số lượng nhỏ với mục đích chủ yếu là để nắm bắt công nghệ mới. Khi cần thiết, việc sản xuất tàu với số lượng lớn có thể được triển khai nhanh chóng. Nhưng chỉ với số lượng tàu hiện nay, Hải quân Trung quốc đã có sức mạnh chiến đấu đáng kể. Tàu khu trục 956 là loại tàu chiến đấu với các mục tiêu trên mặt biển; còn tàu khu trục 052C (do Trung quốc tự chế tạo) là loại tàu thực hiện nhiệm vụ phòng không của lực lượng hải quân. Tàu 052C được trang bị hệ thống tên lửa phòng không “RIF” của Nga (“RIF” là tên gọi phương án lắp trên tàu của Hệ thống tên lửa phòng không C-300 nổi tiếng, gồm 6 bệ phóng và 8 tên lửa cho mỗi bệ phóng) và hệ thống chỉ huy đa chức năng tương tự như hệ thống “Aegis” của Mỹ.

Tàu khu trục 052C có thể được coi là một ví dụ điển hình chính sách tổng hợp các công nghệ nước ngoài của Trung quốc. Tàu này được lắp động cơ tuabin-khí “Zaria” của Ukraina; về vũ khí, ngoài hệ thống tên lửa phòng không "RIF" của Nga, tàu còn được trang bị tên lửa đối hạm C-803 của Trung Quốc (bản thân C-803 cũng được tổng hợp từ tên lửa đối hạm “Exocet” của Pháp và tên lửa đối hạm "Gabriel" của Israel), pháo 100-mm (được làm theo loại pháo AC M68 của Pháp), pháo phòng không 30-mm 7-nòng (được làm theo loại pháo “Golkiper” của Hà Lan), ngư lôi Yu-7 chống tàu ngầm (được làm theo loại ngư lôi Mk46 của Mỹ), máy bay trực thăng Z-9 (được làm theo loại máy bay trực thăng SA-365 của Pháp). Ngoại trừ máy bay trực thăng và hệ thống phòng không "RIF", tất cả các loại vũ khí còn lại đã được sao chép sản xuất tại Trung Quốc mà không có giấy phép.

Trang bị vũ khí các tàu cũ của Hải quân Trung quốc gồm có: tên lửa đối hạm loại HY, được chế tạo trên cơ sở loại tên lửa P-15 của Liên Xô trước đây; hiện đại hơn thì có tên lửa đối hạm loại YJ, được chế tạo trên cơ sở tổng hợp từ tên lửa đối hạm “Exocet” của Pháp và tên lửa đối hạm "Gabriel" của Israel. Khá hơn cả là tên lửa đối hạm YJ-83 (cũng chính là C-803) có tốc độ siêu âm.

Hải quân Trung Quốc hiện vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết nhằm tăng cường các hệ thống phòng không cho lực lượng hải quân. Ngoài các tàu khu trục loại 052C được trang bị hệ thống tên lửa phòng không “RIF”, mới chỉ có thêm các tàu khu trục loại 956 và 052B được trang bị hệ thống tên lửa phòng không “Stil” (cũng của Nga). Một phần các tàu khu trục khác chỉ có hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn HQ-7 (là bản sao hệ thống tên lửa phòng không “Krotalya” của Pháp). Số tàu còn lại chỉ được trang bị các loại pháo phòng không đã cũ. Các tàu của Hải quân Trung Quốc cũng chưa có khả năng chống tàu ngầm đủ mạnh, ngoại trừ các tàu khu trục loại 52. Vào tháng Giêng năm nay hai tàu khu trục loại này, trong khi đi chống cướp biển Somali, không chỉ đã phát hiện được, mà còn buộc tàu ngầm loại 877 của Ấn Độ đang theo dõi hai tàu này phải nổi lên trên mặt nước. Tàu ngầm loại 877, là loại tàu của Nga sản xuất, có mức độ tiếng ồn rất thấp.

Trung quốc đang tích cực triển khai thiết kế chế tạo tàu sân bay (trên cơ sở các loại tàu sân bay cũ được mua lại từ các nước: tàu sân bay "Variag" của Ukrraina, các tàu sân bay “Kiev” và “Minsk” của Hải quân Nga và tàu sân bay “Melbourne” của Hải quân Australia). Hải quân Trung Quốc đã đưa vào hoạt động chiếc tàu đổ bộ 071 đầu tiên. Cho đến nay đó là chiếc tàu lớn nhất của Hải quân Trung Quốc có tải trọng 20 nghìn tấn, có khả năng vận chuyển 800 lính thủy đánh bộ và 50 xe bọc thép. Xe bọc thép và lính thủy đánh bộ được đổ bộ từ tàu vào bờ bằng 4 tàu đổ bộ cao tốc và 4 máy bay trực thăng.

Lực lượng lính thủy đánh bộ của Hải quân Trung quốc hiện nay có khoảng 10 nghìn người, gồm hai lữ đoàn trực thuộc Nam hạm đội. Trong quân chủng Lục quân của quân đội Trung quốc cũng có lực lượng lính thủy đánh bộ, còn mạnh hơn rất nhiều so với lực lượng lính thủy đánh bộ của Hải quân. Các tàu sân bay và các tàu đổ bộ lớn sẽ tạo cho Hải quân Trung Quốc những khả năng mới trước hết là trong cuộc chiến nhằm lấy lại Đài Loan, và tiếp sau đó là cho các hoạt động trên các đại dương. Nếu lấy lại được Đài loan Trung Quốc sẽ có khả năng kiểm soát các tuyến giao thông ở vùng biển phía tây Thái Bình Dương và vùng Đông Nam Á. Trong trường hợp này, Trung Quốc sẽ gỡ bỏ được “rào cản đảo” chạy dọc theo bờ biển, và Hải quân Trung quốc sẽ tự do bước vào đại dương rộng lớn. Trung Quốc đang chuẩn bị cho bước đột phá này, bằng cách phát triển nhanh số lượng tàu hoạt động trên đại dương và giảm số lượng tàu hoạt động vùng ven bờ. Trên thực tế, chỉ cần có một tàu sân bay Hải quân Trung Quốc đã có thể đảm bảo hoạt động trong phạm vi các đảo của tuyến thứ hai, bao gồm cả Sakhalin, Kuril và Kamchatka.


Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

>> Đánh giá thực lực quân đội Pháp



Báo chí Pháp rất xem thường khả năng chiến đấu của quân đội Nga. Nhưng đời vẫn hay có chuyện “lươn ngắn lại chê trạch dài”. Vậy thực lực quân đội Pháp hiện nay ra sao và họ có thể ngạo mạn bình phẩm quân đội Nga không?

Cắt giảm liên miên Quân đội Pháp trong những thập niên gần đây liên tục bị cắt giảm. Lần cải cách quân đội tiếp theo đã được bắt đầu dưới thời TT Jacques Chirac vào năm 1996. Khi đó, Quân đội Pháp đã bị giảm quân số từ 575.000 xuống còn 435.000 quân.

Cùng với việc cắt giảm quy mô lớn, người Pháp cũng đã từ bỏ nguyên tắc tuyển quân hỗn hợp (mà người ta thường gọi là quân đội dựa trên chế độ quân dịch) để chuyển sang tuyển quân tình nguyện (thường gọi sai là quân đội nhà nghề).

Khi xem xét quân số quân đội Pháp, cần nhớ rằng, người Pháp tính cả trong quân đội khoảng 100.000 hiến binh và gần 80.000 nhân viên dân sự. Nếu như tính với các lực lượng vũ trang Nga thì ngoài 1 triệu quân nhân cần thêm cả gần 200.000 lính trong bộ đội nội vụ và 750.000 nhân viên dân sự.

Ở giai đoạn 2 cải cách, người Pháp từ bỏ các sư đoàn để chuyển sang lữ đoàn. Họ làm thế để tăng quân số sẵn sàng chiến đấu từ 10.000 lên 50.000 người. Nhưng không đạt được mục đích tăng quân số thực sự sẵn sàng chiến đấu.

Mục đích của giai đoạn 3 do TT Sarkozy khởi đầu vào năm 2008 là “hiện đại hóa toàn bộ quân đội để có thể thực hiện 4 nhiệm vụ: răn đe hạt nhân, triển khai nhanh, bảo vệ lãnh thổ và chặn trước đòn tấn công”. Nhưng trên thực tế, do nổ ra khủng hoảng kinh tế thế giới, quân đội Pháp đang chờ đợt những cắt giảm mới.

Quân đội Pháp sẽ bị giảm quân số 54.500 người và sẽ chỉ còn 385.000 người kể cả hiến binh và nhân viên dân sự. Quân số lực lượng ở tình trạng luôn sẵn sàng giảm xuống còn 30.000.

Không quân bị cắt giảm mạnh - giảm 24%, Lục quân - 17%, Hải quân - 11%. Vì thế, khi kết thúc giai đoạn cải cách mới, quân đội Pháp (không tính hiến binh) sẽ chỉ còn hơn 200.000 quân một chút. Tổng cộng sẽ cắt giảm hơn 80 đơn vị.

Kho vũ khí hạt nhân - tất cả những gì quý giá nhất đều ở dưới nước:




Tàu ngầm chiến lược lớp Le Triomphant


Pháp có công nghệ vũ khí hạt nhân khá tiên tiến. Hiện tại, người Pháp có trên 320 đơn vị vũ khí hạt nhân chiến lược và chiến thuật.

Nền tảng của lực lượng hạt nhân là 4 tàu ngầm chiến lược lớp Le Triomphant, chiếc cuối cùng trong số đó là Terrible đang được thử nghiệm.

Chiếc đầu tiên là Le Triomphant đã mất khả năng hoạt động vào tháng 2.2009 khi va chạm với tàu ngầm Vanguard của Anh.

Tạm thời có thể coi chiến thắng thuộc về tàu ngầm Pháp do chiếc tàu ngầm Anh bị hư hỏng nhiều hơn, thậm chí vấn đề loại bỏ nó khỏi trang bị đã được đặt ra.

Các tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đường đạn hạt nhân (SSBN) của Pháp được trang bị mỗi tàu 16 tên lửa đường đạn M45.

Pháp đang dự định thay thế bằng các tên lửa mới đang được thử nghiệm. Đó sẽ là các tên lửa khá tiên tiến, mặc dù không có khả năng cơ động trên đường bay và các thủ đoạn khác mà tên lửa Bulava của Nga sẽ có.


Máy bay ném bom hạt nhân Mirage 2000N

Kho vũ khí hạt nhân còn lại của Pháp thuộc biên chế Không quân. Đó là các tên lửa hàng không chiến thuật và bom hạt nhân.

Các tên lửa đường đạn chiến thuật, đạn pháo và tên lửa tầm trung đã bị loại bỏ trong thập niên 1990.

Không quân Pháp hiện có 64 máy bay ném bom hạt nhân Mirage 2000N.

Nhìn chung, khả năng hạt nhân của Pháp hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu của nước này và bảo đảm cho Pháp có vị thế xứng đáng trong các cường quốc hàng đầu. Nhưng không thể nói thế về các lực lượng thông thường.

Quân đội Pháp ngày nay
Quân đội Pháp gồm 3 quân chủng (Hải quân [Marine Nationale], Lục quân [Armée de Terre], Không quân [Armée de l'Air]) và Hiến binh Quốc gia (Gendarmerie Nationale).

Quân đội Pháp là quân đội lớn nhất trong EU và thứ ba trong NATO, có ngân sách quốc phòng đứng thứ ba thế giới và lực lượng hạt nhân lớn thứ ba thế giới (chỉ sau Mỹ và Nga).

Hải quân là quân chủng có khả năng chiến đấu mạnh nhất của quân đội Pháp. Hạm đội Pháp hiện có:

- 10 tàu ngầm nguyên tử (4 SSBN lớp Le Triomphant là Triomphant, Téméraire, Vigilant, Terrible; và 6 tàu ngầm tiến công động lực hạt nhân (SSN) lớp Rubis là S601 Rubis, S602 Saphir, S603 Casabianca, S604 Émeraude, S605 Améthyste, S606 Perle);

- 1 tàu sân bay động lực hạt nhân R91 Charles de Gaulle - tàu sân bay động lực hạt nhân duy nhất không phải của Mỹ;

- 1 tàu tuần dương chở trực thăng huấn luyện Jeanne d’Arc;

- 2 tàu đổ bộ vạn năng lớp Mistral: L9013 Mistral, L9014 Tonnerre;

- 24 tàu frigate: 2 tàu lớp Horizon (D620 Forbin, D621 Chevalier Paul), 2 tàu lớp Cassard (D614 Cassard, D615 Jean Bart), 7 tàu lớp Georges Leygues (D640 Georges Leygues, D641 Dupleix, D642 Montcalm, D643 Jean de Vienne, D644 Primauguet, D645 La Motte Picquet, D646 Latouche-Tréville), 2 tàu lớp Tourville (D610 Tourville, D612 De Grasse), 5 tàu lớpLa Fayette (F710 La Fayette, F711 Surcouf, F712 Courbet, F713 Aconit, F714 Guépratte), 6 tàu lớp Floréal (F730 Floréal, F731 Prairial, F732 Nivôse, F733 Ventôse, F734 Vendémiaire, F735 Germinal);

- 9 tàu corvette lớp D'Estienne d'Orves (A 69): F789 Lieutenant de vaisseau Le Hénaff, F790 Lieutenant de vaisseau Lavallée, F791 Commandant L'Herminier, F792 Premier-Maître L'Her, F793 Commandant Blaison, F794 Enseigne de vaisseau Jacoubet, F795 Commandant Ducuing, F796 Commandant Birot, F797 Commandant Bouan);

- và các tàu khác.










Từ trên xuống dưới: Tàu sân bay R91 Charles de Gaulle, tàu sân bay trực thăng L9013 Mistral, frigate D620 Forbin, frigate F710 La Fayette

Không quân Pháp có 303 máy bay tiêm kích Mirage-2000, Mirage F1 và Rafale, 245 máy bay huấn luyện (trong đó có khoảng 100 máy bay huấn luyện chiến đấu Alpha Jet), 119 máy bay vận tải, 79 trực thăng các loại.

Điểm yếu của Không quân Pháp là có ít máy bay vận tải quân sự để không vận lực lượng. Trong khi đó, việc sản xuất máy bay vận tải quân sự của châu Âu А-400М vẫn bị trì hoãn.

Không quân Pháp dự định mua sắm tổng cộng đến 300 máy bay tiêm kích Rafale. Máy bay thế hệ 4+ này có đặc điểm khí động học tuyệt vời, song động cơ lại không phải là tốt nhất. Nhưng người Pháp vẫn hy vọng chế tạo được động cơ giúp cho Rafale thể hiện được hết tính năng của mình.




Máy bay tiêm kích Rafale (trên) và Mirage 2000 (dưới)


Lục quân Pháp hiện có gần 400 xe tăng Leclerc mà người Pháp cho là loại tăng tốt nhất thế giới. Nhưng loại tăng được cho là một trong những loại đắt tiền nhất thế giới này lại rất không tin cậy và không mấy phù hợp cho tác chiến thực tế.

Thậm chí động cơ của các xe tăng này còn tắc tịt ngay cả tại cuộc duyệt binh kỷ niệm ngày phá ngục Bastille.

Tám năm trước, sau một chặng hành quân tại trường bắn của Ukraine, một bộ phận các xe tăng này bị hỏng bộ phận truyền động, còn một số khác không thể bắn ngay.

Dĩ nhiên là người Pháp cuối cùng cũng điều trị được một số vấn đề. Nhưng người ta cũng quyết định loại bỏ 82 xe tăng thuộc các đời đầu. Vậy là trong các đơn vị chiến đấu chắc sẽ chỉ còn vẻn vẹn 240 xe tăng Leclerc. Với lực lượng xe tăng ít ỏi đó, quân đội Pháp chẳng đánh nhau lâu được với ai, có chăng chỉ đánh được ở châu Phi.


Xe tăng chủ lực Leclerc
Đạo quân lê dương
Cần phải dành một dòng riêng để nói đến các đơn vị bộ binh hải quân - Troupes de marine (trước đây gọi là bộ binh thuộc địa - Troupes coloniales) và đạo quân lê dương (Légion étrangère) khét tiếng.


Đạo quân lê dương - lực lượng ưu tú nhất của quân đội Pháp
Légion étrangère hiện có 7.700 quân biên chế thành 9 trung đoàn (1 trung đoàn tham mưu-hành chính, 1 trung đoàn huấn luyện, 2 trung đoàn bộ binh, 1 trung đoàn dù, 1 trung đoàn kỵ binh, 2 trung đoàn công binh, 1 bán lữ đoàn bộ binh cơ giới), 1 đơn vị bộ binh độc lập; và được trang bị xe bọc thép hạng nhẹ và pháo binh.

Phần lớn đạo quân lê dương đóng ở Pháp (5 trung đoàn), phần còn lại ở thuộc địa Pháp ở hải ngoại Djibouti (bán lữ đoàn bộ binh cơ giới số 13), Guiana thuộc Pháp (trung đoàn bộ binh số 3), 1 đơn vị bộ binh độc lập ở Mayotte và các địa điểm khác cùng với các đơn vị của Troupes de marine (lính dù và lính thủy đánh bộ).

Lính lê dương thường được tung đến bất kỳ điểm nóng nào ở châu Phi và các nơi khác mà chính pháp quyết định sử dụng vũ lực. Lê dương là lực lượng có sức chiến đấu cao nhất của quân đội Pháp.

Các đơn vị còn lại của quân đội Pháp trên thực tế không đáng giá là mấy. Tỷ lệ trang bị hư hỏng khá cao, hơn 1/3 trực thăng và xe tăng ở tình trạng không hoạt động.

Ngân sách quân sự quá tải vì các chương trình xã hội, làm thiệt hại đến công tác huấn luyện chiến đấu và mua sắm vũ khí trang bị. Tất cả những điều đó đã bị bộc lộ trong quá trình Pháp tham gia cuộc chiến ở Afghanistan, nơi 3.500 lính Pháp thể hiện chẳng có gì xuất sắc.

Để khái quát về sức mạnh trên bộ của quân đội Pháp, có thể thấy rằng, họ không có khả năng tiến hành các hành động tiến công trong một cuộc chiến tranh lớn, mà chỉ có thể thực hành tác chiến phòng ngự trên một khu vực hẹp của mặt trận hoặc trong một chiến dịch cục bộ. Trong các chiến dịch cục bộ ở châu Phi, với đội quân hạn chế, quân đội Pháp có thể tác chiến khá hiệu quả. Hơn thế thì họ không chịu nổi, nhưng hơn thế người ta cũng không đòi hỏi ở nó.

Hợp tác quân sự Pháp-Nga
Công nghiệp quốc phòng Nga hợp tác khá chặt chẽ với Pháp. Tất cả bắt đầu từ các hợp đồng cung cấp thiết bị cho các vũ khí trang bị Nga xuất khẩu.

Cuối thập kỷ 1990, Ấn Độ muốn trang bị thiết bị ảnh nhiệt của Pháp cho tăng Т-90S họ mua của Nga thay cho thiết bị ảnh nhiệt Agava-2 của Nga. Thực ra lựa chọn của Ấn Độ không thật thành công. Các thiết bị ảnh nhiệt của Pháp không thật phuc hợp với điều kiện khí hậu của Ấn Độ.

Tuy vậy, thiết bị ảnh nhiệt của Pháp đã “gắn bó” được với các vũ khí trang bị xuất khẩu của Nga và hiện vẫn được cung cấp để lắp cho cả xe tăng Т-90А của quân đội Nga.

Hệ thống ngắm của xe chiến đấu bộ binh BMP-3 của Nga cũng có những bộ phận do Pháp sản xuất.

Pháp cũng cung cấp các contenơ chứa khí tài ngắm bắn cho máy bay của quân đội Nga.

Hơn nữa, trong các trường hợp nêu trên, Nga không dừng ở việc mua sắm mà còn nhận được cả các công nghệ và thiết bị để sản xuất loạt các khí tài đó. Nga đang triển khai sản xuất các khí tài này ở Vologda và Yekaterinburg. Ban đầu dĩ nhiên đó sẽ là lắp ráp từ các bộ phận, linh kiện do Pháp cung cấp.

Công nghiệp quốc phòng Nga và Pháp còn hợp tác cả trong những lĩnh vực khác. Ai cũng nghe thấy chuyện Nga sắp mua tàu sân bay trực thăng lớp Mistral và giấy phép đóng các tàu này tại Nga.

Cũng có những ví dụ ngược lại khi mà người Pháp cũng đề nghị Nga giúp đỡ. Chẳng hạn, quân đội Pháp dự định mua đạn pháo điều khiển bằng laser Krasnopol-М1 của Nga. Loại đạn pháo này có tính năng tốt hơn nhiều loại đạn đối thủ của Mỹ và đang được sản xuất loạt.

Tuy có sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường vũ khí (Pháp vẫn giữ vững vị trí thứ 3, 4 về xuất khẩu vũ khí, chỉ thua Mỹ và Nga, cạnh tranh với Đức), nền tảng đang được thiết lập cho hợp tác Nga-Pháp là khá tốt đẹp và có lợi cho cả hai bên.

( military-today.com)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang