Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Thương vụ bán Su-35

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thương vụ bán Su-35. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thương vụ bán Su-35. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

>> Trung Quốc quyết sao chép Su-35

Từ năm 2009, Trung Quốc đã nhiều lần đề nghị mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 và động cơ máy bay S-35 (series 117S) của Nga.

>> Thương vụ bán Su-35 cho Trung Quốc (Kỳ 2)
>> Việt Nam có thể là nước đầu tiên mua Su-35 ?


Tuy nhiên, gần đây phía Nga tuyên bố, hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400 sản xuất chỉ để dành riêng cho lực lượng phòng không của Nga.

Ngoài ra, quân đội Nga cũng tuyên bố đơn đặt hàng 48 chiếc Su-35 sắp tới đầu tiên cũng phải đảm bảo cho nhu cầu trong nước trước, chưa thể xuất khẩu ra nước ngoài.


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
S-400 hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất của Nga

Điều này rõ ràng thể hiện rằng, Nga không muốn bị Trung Quốc một lần nữa sao chép các công nghệ kỹ thuật quân sự của mình, giống như với trường hợp của loại máy bay J-11B trước đây là một thiết kế sao chép từ Su-27SK.

Trước khi mua được hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 với phạm vi bắn 200 km, các hệ thống phòng không của Trung Quốc không đủ khả năng để đối phó với mối đe dọa từ các hệ thống tên lửa của Mỹ được triển khai trong khu vực,

Bởi phạm vi bắn của các hệ thống tên lửa thế hệ mới của Mỹ đã đạt được tầm bắn lên tới 320 km.

Tuy nhiên đối với máy bay chiến đấu Su-35, theo một nguồn tin từ ngành công nghiệp hàng không của Trung Quốc cho biết : “Chúng tôi thậm chí còn coi thường công nghệ sản xuất loại máy bay này!”.

http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc quyết tâm sao chép bằng được máy bay chiến đấu Su-35 của Nga

Mặc dù có nhiều chi tiết phức tạp hơn dự án máy bay chiến đấu J-15, nhưng Trung Quốc tin rằng các kỹ sư của họ có thể giải quyết được vấn đề này.

Ngoài ra, Công ty Máy bay Thẩm Dương cũng đang có ý định sao chép cả máy bay chiến đấu Su-30MKI (phiên bản Ấn Độ). Nếu thành công nó có khả năng thay thế máy bay J-11B.

Hiện vấn đề lớn của Trung Quốc hiện nay trong việc sao chép Su-35 đó là vấn đề kích thước của loại động cơ 117S, ngoài ra công suất đỉnh của loại radar IRBIS trên Su-35 phải đạt 20 kW, gấp 4 lần công suất của radar N001 được lắp đặt trên Su-27SK.

Ngoài ra, hệ thống điện trên Su-35 cũng cần được thiết kế mới.

Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là hệ thống động cơ. Nếu nắm bắt được kỹ thuật lực đẩy véc-tơ của động cơ WS-15, thì đến 2018 việc Trung Quốc sao chép thành công Su-35 là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

>> Thương vụ bán Su-35 cho Trung Quốc (Kỳ 2)


Việc Nga đang đàm phán bán cho Trung Quốc 48 siêu tiêm kích Su-35 là một thông tin sốt dẻo trên thị trường vũ khí. Hãy thử xem hai bên theo đuổi những mục đích gì trong thương vụ này và hậu quả của nó đối với khu vực.


http://nghiadx.blogspot.com
Su-35


Vì sao Nga bán Su-35 cho Trung Quốc trong khi thừa biết Trung Quốc sẽ tìm mọi cách sao chép các công nghệ của nó?

Các nguyên nhân có thể là:

1 - Su-35 và có thể cả S-400 là một phần trong thỏa thuận chính trị Nga-Trung để Trung Quốc ủng hộ Nga trong các vấn đề Syria, Iran và thậm chí cả vấn đề Biển Đông.

2 - Nga muốn Trung Quốc tiếp tục lệ thuộc Nga về máy bay tiêm kích hiện đại.

3 - Nga muốn tranh thủ kiếm tiền bù đắp cho chi phí bỏ ra phát triển Su-35 và hỗ trợ dự án tiêm kích thế hệ 5 PAK FA T-50.

4 - Nga muốn tác động làm chậm hoặc phá vỡ chương trình tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc, qua đó duy trì được ưu thế của Không quân Nga khi họ đưa T-50 vào trang bị dự kiến vào năm 2015.

5 - Nga muốn gây áp lực đối với Mỹ và các nước châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ buộc phải điều động tăng cường hơn nữa không quân ở châu Á-Thái Bình Dương, qua đó, giảm áp lực với Nga ở các khu vực khác; các đồng minh của Mỹ như Nhật, Hàn Quốc, Australia, đặc biệt là Đài Loan phải mua sắm nhiều hơn các tiêm kích tiên tiến để đối phó với Su-35.

6 - Với động cơ của lái súng, Nga muốn tăng cơ hội bán tiêm kích tiên tiến (Su-35, T-50) cho các đồng minh trong khu vực, nhất là Ấn Độ và Việt Nam.

Trung Quốc muốn mua Su-35 có thể do những lý do sau:

1 - Trung Quốc cần giải pháp khẩn cấp để đối phó với sự gia tăng binh lực, sự tăng cường các loại vũ khí tiên tiến của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương, đối phó với việc Mỹ và các đồng minh Australia, Nhật và Hàn Quốc mua ồ ạt tiêm kích thế hệ 5 F-35 Lightning II.

2 - Trung Quốc muốn giành ưu thế trên không tuyệt đối tại eo biển Đài Loan và chuẩn bị cho khả năng Đài Loan mua F-35.

3 - Trung Quốc chuẩn bị gấp cho các kịch bản nổ ra xung đột tại eo biển Đài Loan hoặc Biển Đông, biển Hoa Đông, hoặc với Ấn Độ

4 - Trung Quốc muốn buộc một số đối thủ trong khu vực, trong đó có Việt Nam, phải chạy đua vũ trang hao tiền tốn của trong khi hạn chế về nguồn lực và khó khăn về kinh tế. 5 - Nhai rau, nhưng muốn gắp thịt, Trung Quốc muốn mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga, nhưng phải mua Su-35 theo điều kiện “bia kèm lạc” do Nga đặt ra.

6 - Chương trình tiêm kích thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc gặp khó khăn, chậm tiến độ, bế tắc. Mua Su-35, Trung Quốc sẽ ăn cắp được một số công nghệ tiên tiến của Su-35 phục vụ cho dự án J-20. Theo thông tin do Nga công bố, Su-35 có ứng dụng một số hệ thống và công nghệ của tiêm kích thế hệ 5, đặc biệt là hệ thống avionics, radar, động cơ và tên lửa tầm xa. Ngay các mẫu chế thử tiêm kích thế hệ 5 T-50 Nga vẫn đang phải tạm thời sử dụng động cơ của Su-35 vì động cơ thế hệ vẫn chưa sẵn sàng. Cũng có khả năng, dự án J-20 chưa chắc thành công nên Trung Quốc buộc phải có phương án dự phòng, thay thế ít ra là cho đến khi họ có được tiêm kích thế hệ 5 cho ra hồn.

Liên quan đến tác động của thương vụ Su-35 đối với bản thân nước Nga, nhiều chuyên gia Nga đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ đối với an ninh quốc gia Nga cũng như đối với lợi ích thương mại của Nga trên thị trường vũ khí. Xét đến yếu tố Trung Quốc rất thiện nghệ trong việc ăn cắp, sao chép công nghệ vũ khí Liên Xô/Nga, họ cho rằng, thiệt hại mà thương vụ này sẽ gây ra cho Nga sẽ lớn hơn rất nhiều lợi ích mà nó mang lại.

Với tính năng kỹ-chiến thuật cao của Su-35, với công nghệ của Su-35 sao chép được, Trung Quốc sẽ cải tiến các máy bay hiện có và sản xuất các máy bay có tính năng tương đương Su-35S với giá rẻ hơn nhiều, đẩy nhanh phát triển và sản xuất J-20 để có một lực lượng không quân hùng mạnh. Các máy bay tính năng cao giá rẻ của Trung Quốc sẽ tràn ngập thị trường thế giới đe dọa nghiêm trọng tương lai xuất khẩu tiêm kích của bản thân nước Nga.

Còn hậu quả của thương vụ Su-35 đối với an ninh khu vực là gì?

Đó là nó có thể làm thay đổi cán cân sức mạnh không quân, thúc đẩy chạy đua vũ trang tại châu Á-Thái Bình Dương. Nếu mua được Su-35, không quân Trung Quốc sẽ có ưu thế hơn hẳn về trình độ công nghệ so với không quân tất cả các nước châu Á-Thái Bình Dương trừ Mỹ. Bởi vì, Su-35S được coi là tiêm kích thế hệ 4++, ứng dụng nhiều công nghệ của tiêm kích thế hệ 5, cho phép nó có ưu thế vượt trội so với các tiêm kích thế hệ 4 và 4+ hiện có và sẽ có trong không quân các nước khu vực như Su-27/30 Việt Nam, Indonesia, Malaysia; MiG-29, Su-30MKI, Rafale của Ấn Độ; F-15, F-16, F/A-18 của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Australia, thậm chí đe dọa nặng nề đội máy bay F-35 mà Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đang và sắp mua sắm. Kết quả không chiến mô phỏng của các chuyên gia Australia mới đây cho thấy, Su-35S có ưu thế vượt trội đối với các máy bay tiên tiến nhất của Mỹ như F/A-18E/F, F-35 và ngang ngửa với F-22

S-400 là hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến nhất của Nga hiện nay, dùng để thay thế các hệ thống S-300. Hiện chỉ có trong trang bị của Nga với số lượng 2 trung đoàn triển khai gần Moskva. Sắp tới, Nga tiếp tục triển khai S-400 ở một số khu vực duyên hải và ven biên giới trọng yếu.

Mặt khác, mua được Su-35, Trung Quốc tiếp cận được công nghệ tiên tiến cho phép họ đẩy nhanh dự án J-20 và nếu mua được cả hệ thống tên lửa phòng không S-400 thì sức uy hiếp của Trung Quốc đối với sức mạnh không quân, hải quân Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương và các nước trong khu vực sẽ gia tăng đột biến.

Trước tình hình đó, các nước có nguy cơ xung đột tiềm tàng với Trung Quốc buộc phải chạy đua cải tiến hoặc mua máy bay tiêm kích tiên tiến. Không quân Mỹ buộc phải tăng cường các máy bay tiên tiến F-22, F-35 tại khu vực này. Các đồng minh Australia, Nhật, Hàn Quốc và thậm chí Đài Loan sẽ quyết tâm và tăng cường mua sắm F-35, thậm chí buộc Mỹ nối lại sản xuất và xuất khẩu F-22. Ấn Độ không còn cách nào khác là tiếp tục gắn chặt với lái súng Nga trong các dự án nâng cấp Su-30MKI lên Super Sukhoi (Super 30), phát triển tiêm kích thế hệ 5 FGFA, thậm chí mua thêm cả F-35 của Mỹ cho chắc ăn.

Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan cũng buộc phải gia nhập cuộc đua để hoặc mua Su-35, PAK FA T-50 hoặc F-35. Việt Nam cũng tất yếu phải nghĩ đến việc mua sắm các hệ thống tên lửa phòng không mới, trong đó có S-400.

Trong một tương lai không xa, không quân châu Á-Thái Bình Dương sẽ bước lên một trình độ công nghệ mới với các tiêm kích thế hệ từ 4++ cho đến 5.

Như vậy, bằng cách tạo ra cho Mỹ và các nước khu vực một đối thủ mạnh là Trung Quốc khi bán Su-35 và có thể cả S-400, Nga đồng thời châm ngòi cho cuộc chạy đua tiêm kích mà Nga sẽ được hưởng lợi rất nhiều. Nga có thể bảo đảm thành công về mặt thương mại cho các mặt hàng vũ khí chủ lực, đắt tiền của họ là Su-35 và trong tương lai là S-400 và PAK FA T-50 trong nhiều thập niên sắp tới, tức là góp phần duy trì, củng cố ảnh hưởng của Nga tại khu vực chiến lược trọng yếu này của thế giới.

Bên cạnh đó, việc Trung Quốc mua sắm Su-35 cũng buộc Mỹ và các nước khu vực chạy đua mua sắm tiêm kích tiên tiến hoặc tìm các giải pháp đối phó khác, đẩy Trung Quốc vào thế “mãnh hổ nan địch quần hồ”.

Hiện trạng cán cân sức mạnh không quân ở châu Á-Thái Bình Dương có thể sẽ được tái lập, song ở trình độ cao hơn mà thôi.
(*)S-400 Triumf là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung/xa, dùng để tiêu diệt các loại mục tiêu bay, kể cả các máy bay trinh sát và tên lửa đường đạn. S-400 hiện được trang bị các tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay ở tầm 250 km, tên lửa đường đạn chiến thuật ở tầm 60 km.

S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu khí động ở độ cao 0,01-27 km, tên lửa đường đạn ở độ cao 2-7 km. Tiêu diệt được mục tiêu có tốc độ bay tối đa 4.800 m/s, có thể bắn đồng thời 36 mục tiêu, có thể dẫn đồng thời 72 tên lửa. Thời gian triển khai hệ thống từ trạng thái hành quân 5 phút.
 

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012

>> Thương vụ bán Su-35 cho Trung Quốc (Kỳ 1)


Nga sẵn sàng bán cho Trung Quốc 48 tiêm kích đa năng Su-35 với giá gần 4 tỷ USD nếu phía Trung Quốc bảo đảm không sao chép máy bay Nga, tờ Kommersant dẫn các nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết.



http://nghiadx.blogspot.com
Su-35 (sukhoi.org)


Nga và Trung Quốc đang thảo luận điều kiện của hợp đồng bán 48 Su-35 trị giá gần 4 tỷ USD. Hai bên hầu như đã thống nhất về số lượng và giá cả máy bay mua bán, nhưng “giá trong quá trình đàm phán có thể thay đổi”. Nếu như thương vụ được ký kết, đây sẽ là hợp đồng lớn nhất trong lịch sử hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Trung và là hợp đồng xuất khẩu Su-35 đầu tiên.

Quá trình Nga bán tiêm kích cho Trung Quốc từ năm 1991

Năm 1991-1997: Nga chuyển giao cho Trung Quốc 50 tiêm kích Su-27 (38 Su-27SK một chỗ ngồi và 12 Su-27UBK hai chỗ ngồi) trị giá gần 1,7 tỷ USD.

Năm 1996: Trung Quốc mua giấy phép sản xuất 200 Su-27SK nhưng không được phép tái xuất sang các nước thứ ba. Thương vụ này ước trị giá 2,5 tỷ USD. Trung Quốc lắp ráp các máy bay này tại nhà máy chế tạo máy bay ở Thẩm Dương. Trang thiết bị công nghệ do Nga cung cấp để sản xuất Su-27SK ước trị giá 150 triệu USD. Sau khi Nga chuyển giao 105 bộ linh kiện, Trung Quốc đơn phương từ chối tiếp tục chương trình sản xuất theo giấy phép. Việc lắp ráp Su-27SK từ các bộ linh kiện do Nga cung cấp hoàn thành vào năm 2007. Thực tế, Trung Quốc không chịu tiếp tục chương trình này vì họ đã làm được sản phẩm hàng nhái là J-11.

Năm 2000-2001: Nga xuất sang Trung Quốc 38 tiêm kích đa năng hai chỗ ngồi Su-30MKK theo hợp đồng trị giá 1,5 tỷ USD ký năm 1999. Đơn giá Su-30MKK ước gần 37 triệu USD. Theo hợp đồng, Nga đã cung cấp phụ tùng và vũ khí kèm theo các máy bay cho Trung Quốc và hỗ trợ bảo dưỡng, sửa chữa. Đây là hợp đồng đầu tiên xuất khẩu Su-30MKK.

Năm 2000-2002: Trung Quốc nhận được 28 tiêm kích huấn luyện chiến đấu hai chỗ ngồi Su-27UBK từ Nga để trừ nợ nhà nước.

Năm 2003: Hoàn thành hợp đồng thứ hai bán 38 Su-30MKK cho Trung Quốc.

Mùa thu năm 2004: Nga hoàn thành chuyển giao 24 Su-30MK2 cho hải quân Trung Quốc.

Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu nhiều tiêm kích Su-27/30 nhất. Tổng cộng, từ năm 1991, Nga đã cung cấp cho Trung Quốc 178 chiếc Su-27/Su-30, trong đó có 38 tiêm kích một chỗ ngồi Su-27SK một chỗ ngồi, 40 tiêm kích huấn luyện chiến đấu hai chỗ ngồi Su-27UBK, 76 tiêm kích đa năng Su-30MKK và 24 tiêm kích Su-30MK2.

Ngoài ra, nhà máy chế tạo máy bay Thẩm Dương nhận được 105 bộ linh kiện để sản xuất theo giấy phép Su-27SK theo nguyên tắc lắp ráp tổng thành.

Nếu tính cả 105 Su-27SK lắp ráp theo giấy phép, Nga đã cung cấp cho Trung Quốc tổng cộng 283 tiêm kích Sukhoi.


Trở ngại chính đối với việc ký kết hợp đồng là phía Nga yêu cầu Trung Quốc đưa ra bảo đảm pháp lý tuân thủ bản quyền. Trung Quốc không vội đưa ra những bảo đảm đó.

Một nguồn tin trong chính phủ Nga cho biết, “Moskva đang cố gắng không chỉ giành vị trí trên thị trường Trung Quốc mà còn ngăn chặn việc sao chép trong tương lai các máy bay Nga để bán trên thị trường các nước thứ ba với giá rẻ”.

Trước đó, vào năm 2008, Nga và Trung Quốc đã ký hiệp định khung bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự. Tuy nhiên, các nguồn tin cho hay, “Moskva đang đòi ký một hiệp định riêng về việc bán Su-35 để có thêm những bảo đảm bổ sung. Trung Quốc hiện chưa đưa ra câu trả lời tích cực”.

Các khiếu nại của Nga đối với Trung Quốc về vấn đề vi phạm bản quyền một phần liên quan đến việc một số máy bay Trung Quốc thực chất là bản sao chép các máy bay Nga mà họ mua trước đó. Ví dụ, tiêm kích J-10 sao chép Su-27 (nguồn tin khác nói đây là mẫu sao chép máy bay Lavi của hãng Israel Aircraft Industries), J-11 sao chép Su-30, FC-1 sao chép MiG-21.

Các sản phẩm máy bay hàng nhái của Trung Quốc có tính năng kỹ thuật kém hơn nhưng lại ưu thế lớn về giá so với máy bay nguyên bản của Nga và cạnh tranh tốt với máy bay Nga trên thị trường quốc tế. Chẳng hạn, Trung Quốc đã thu hút được sự quan tâm của Pakistan và Venezuela đối với máy bay của họ.

Việc Trung Quốc muốn mua Su-35 được biết đến lần đầu tiên vào năm 2008 khi diễn ra triển lãm hàng không vũ trụ Airshow China. Thông tin này được xác nhận vào tháng 2.2012. Phó giám đốc thứ nhất Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự FSVTS nói rằng, vào năm 2011, phía Trung Quốc đã đề nghị Nga bán Su-35 cho họ.

Su-35 được coi là tiêm kích thế hệ 4++, có khả năng bay với tốc độ 2.500 km/h, tầm bay 3.400 km, bán kính chiến đấu 1.600 km. Máy bay được trang bị 1 pháo 30 mm, 12 điểm treo vũ khí (tên lửa, bom các loại).

>> Thương vụ bán Su-35 cho Trung Quốc : Nguyên nhân & hậu quả (Kỳ 2 ra ngày 11/03)
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang