Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tiêm kích Su-35

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiêm kích Su-35. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiêm kích Su-35. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

>> F-35 không có cửa khi "cận chiến" với Su-35 ?

Là máy bay chiến đấu có khả năng tàng hình tốt nhất của Mỹ nhưng F-35 vẫn là con mồi dễ dàng cho Su-35.

Nhiều người tin rằng đây là tuyên bố hoàn toàn đúng, indrus.in ngày 26 tháng 6 cho biết.

Trong tháng 7 năm 2008, một trận chiến giả định trên không đã được thực hiện, mô phỏng chiến đấu cơ siêu cơ động thế hệ 4 ++ Su-35 của Nga chống lại một phi đội hỗn hợp bao gồm các máy bay chiến đấu của Mỹ là F-22, F/A-18 Super Hornet và F-35. Kết quả là phi đội chiến đấu cơ của Mỹ đã bị đánh cho te tua, hệt như "một đứa trẻ bị ăn đòn roi" vậy.

Cuộc chiến mô phỏng được thực hiện tại căn cứ không quân Hickam của Mỹ ở Hawaii, trước sự chứng kiến của ít nhất bốn thành viên thuộc lực lượng không quân và tình báo quân sự Australia. Nghị sĩ quốc hội Australia Dennis Jensen với những hiểu biết của mình cho rằng, F-35 đã bị Su-35 “đánh bại một cách không thương tiếc".


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Sukhoi Su-35 là một máy bay chiến đấu của 4 + + nhưng còn được trang bị các công nghệ tiên tiến áp dụng cho máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 như khả năng tàng hình. Khả năng để bắn hạ máy bay tàng hình được quyết định chủ yếu bởi khả năng cơ động.

Hệ thống khí động học của Su-35 cho phép nó có thể thực hiện tất cả các thao tác bay phức tạp, trong đó có thuật bay rắn hổ mang Pugachev và thuật bay quay tròn mà chưa từng có loại máy bay nào làm được (thuật bay này gọi là Pancake – tức là máy bay có thể cua 360 độ trên không mà không mất tốc độ).


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Thuật bay rắn hổ mang của Su-35.

Các nhà quân sự phương Tây không coi trọng khả năng cơ động của máy bay, mà theo họ trong thực tế khả năng tàng hình mới là số một. Người đứng đầu chương trình F-35 của công ty Northrop Grumman Pete Bartos cho rằng tàng hình là một yêu cầu cơ bản cho sự phát triển của F-35, do đó nó không cần có khả năng cơ động cao.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Su-35 tại triển lãm Paris Air Show 2013.

Tuy nhiên, Daily Mail dẫn một nguồn tin quân sự tin cậy từ ngành công nghiệp quốc phòng cho biết rằng "tàng hình là rất hữu ích, nhưng nó không phải là áo tàng hình của Harry Potter". Thật vậy, Không quân Hoa Kỳ luôn chú trọng đến tàng hình, trong khi lý thuyết chiến đấu trên không thì liên tục được phát triển.

"Trong những năm 1940-1950 yêu cầu của máy bay chiến đấu đầu tiên đó là độ cao, sau đó là tốc độ, rồi mới đến tính cơ động và hỏa lực. Còn đối với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba và thứ tư thì ưu tiên tốc độ hơn, sau đó mới là cơ động, và cuối cùng là siêu cơ động. Nó giống như con dao trong túi của người lính”, Anh hùng phi công Nga Sergey Bogdan cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Aviation Week.

Chuyên gia hàng không Bill Sweetman nói rằng máy bay chiến đấu bay với quỹ đạo bay không thể đoán trước sẽ làm “hỏng” thuật bay của tên lửa đối phương, đồng thời nó có thể phóng tên lửa tầm ngắn với độc chính xác cực cao để tiêu diệt mục tiêu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tàng hình F-35.

F-35 thì hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tàng hình và không thích hợp khi tham gia các cuộc chiến tầm gần và do đó nó dễ bị tiêu diệt khi cận chiến với Su-35. Máy bay chiến đấu Nga sở hữu một kho vũ khí chết người, với tầm bắn xa và tất nhiên là có khả năng cơ động tuyệt vời, thậm chí trở thành thương hiệu của gia đình Su-27.

Sergei Bogdan nhớ lại rằng vào năm 1989, Su-27 đã thực hiện thành công thuật bay "rắn hổ mang": thay đổi vận tốc một cách nhanh chóng có thể thoát khỏi sự đeo bám của radar Doppler điều khiển hỏa lực của máy bay chiến đấu đối phương. “Tính cơ động thậm chí còn hiệu quả hơn ở Su-35, bởi vì khi đó phi công có thể điều khiển máy bay theo bất kỳ hướng nào" - Sergei Bogdan nói.

Bill Sweetman nói rằng lợi thế chiến thuật của "Rắn hổ mang" đó chính là việc máy bay bay với quỹ đạo khó lường và có thể thay đổi tốc độ một cánh đột ngột, mà không bị mất khả năng kiểm soát khiến cho tên lửa đối phương rất khó khăn trong việc tiêu diệt máy bay.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Để tiêu diệt được Su-35, F-35 cần phải đến gần hơn, do đó nó tự đặt mình vào nguy cơ bị phát hiện (hệ thống radar mạnh mẽ của Su-35 hoàn toàn có thể thực hiện việc này, hơn nữa máy bay có kho vũ khí gồm các tên lửa không chiến tầm xa họ Vympel với tầm bắn 400 km - là một kỷ lục thế giới).

Các chuyên gia cũng nói rằng các chiến thuật không chiến của không quân Mỹ được rút xuống còn ba nguyên tắc - "tìm kiếm, bắn và tiêu diệt". Với sự ra đời của Su-35, chiến thuật này nhiều khả năng là phải được sửa đổi. F-35 có thể phát hiện ra Su-35 đầu tiên, nhưng để sử dụng tên lửa nó phải di chuyển lại gần, và tại thời điểm đó cả hai sẽ nhìn thấy nhau. "Trong trường hợp này, lợi thế tàng hình sẽ giảm đáng kể" Sweetman nói.

Trong cận chiến, Su-35 có khả năng huyền diệu là bay tốc độ thấp và đồng thời tăng tốc độ lên đến siêu âm, biến thành một chàng thợ săn. Tốc độ tối đa của máy bay là 2,5 M, tầm hoạt động 3.600 km có thể mang 12 tên lửa tầm trung Vympel (chẳng hạn như các biến thể sửa đổi khác nhau của R-77). Máy bay chiến đấu F-35 mang được ít tên lửa hơn và phạm vi hoạt động chỉ đạt 2.222 km còn tốc độ tối đa của nó là 1,6 M.

Trong thực tế, F-35 không có những "tính năng kỳ lạ" mà phần lớn lực lượng không quân của thế giới đang rất cần. Ngược lại, Su-35S cung cấp hiệu suất ngang bằng với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, thậm chí nó còn đáng sợ hơn đối với các lực lượng phương Tây bởi vì thực tế rằng F-35 đã mắc rất nhiều khiếm khuyết khi chưa đi vào hoạt động và vào năm 2020 sẽ có sự xuất hiện của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ năm Sukhoi PAK FA.



(Tổng hợp)

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

>> Trung Quốc quyết sao chép Su-35

Từ năm 2009, Trung Quốc đã nhiều lần đề nghị mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 và động cơ máy bay S-35 (series 117S) của Nga.

>> Thương vụ bán Su-35 cho Trung Quốc (Kỳ 2)
>> Việt Nam có thể là nước đầu tiên mua Su-35 ?


Tuy nhiên, gần đây phía Nga tuyên bố, hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400 sản xuất chỉ để dành riêng cho lực lượng phòng không của Nga.

Ngoài ra, quân đội Nga cũng tuyên bố đơn đặt hàng 48 chiếc Su-35 sắp tới đầu tiên cũng phải đảm bảo cho nhu cầu trong nước trước, chưa thể xuất khẩu ra nước ngoài.


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
S-400 hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất của Nga

Điều này rõ ràng thể hiện rằng, Nga không muốn bị Trung Quốc một lần nữa sao chép các công nghệ kỹ thuật quân sự của mình, giống như với trường hợp của loại máy bay J-11B trước đây là một thiết kế sao chép từ Su-27SK.

Trước khi mua được hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 với phạm vi bắn 200 km, các hệ thống phòng không của Trung Quốc không đủ khả năng để đối phó với mối đe dọa từ các hệ thống tên lửa của Mỹ được triển khai trong khu vực,

Bởi phạm vi bắn của các hệ thống tên lửa thế hệ mới của Mỹ đã đạt được tầm bắn lên tới 320 km.

Tuy nhiên đối với máy bay chiến đấu Su-35, theo một nguồn tin từ ngành công nghiệp hàng không của Trung Quốc cho biết : “Chúng tôi thậm chí còn coi thường công nghệ sản xuất loại máy bay này!”.

http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc quyết tâm sao chép bằng được máy bay chiến đấu Su-35 của Nga

Mặc dù có nhiều chi tiết phức tạp hơn dự án máy bay chiến đấu J-15, nhưng Trung Quốc tin rằng các kỹ sư của họ có thể giải quyết được vấn đề này.

Ngoài ra, Công ty Máy bay Thẩm Dương cũng đang có ý định sao chép cả máy bay chiến đấu Su-30MKI (phiên bản Ấn Độ). Nếu thành công nó có khả năng thay thế máy bay J-11B.

Hiện vấn đề lớn của Trung Quốc hiện nay trong việc sao chép Su-35 đó là vấn đề kích thước của loại động cơ 117S, ngoài ra công suất đỉnh của loại radar IRBIS trên Su-35 phải đạt 20 kW, gấp 4 lần công suất của radar N001 được lắp đặt trên Su-27SK.

Ngoài ra, hệ thống điện trên Su-35 cũng cần được thiết kế mới.

Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là hệ thống động cơ. Nếu nắm bắt được kỹ thuật lực đẩy véc-tơ của động cơ WS-15, thì đến 2018 việc Trung Quốc sao chép thành công Su-35 là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

>> Việt Nam có thể là nước đầu tiên mua Su-35 ?


Các quốc gia Đông Nam Á có thể trở thành khách hàng của loại máy bay chiến đấu tiên tiến Su-35 của Nga.

>> Tiêm kích Su-35s vô đối ?



Tờ “Bình luận quân sự độc lập” của Nga đưa tin, Nga sẽ không bán máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc, mà các quốc gia Đông Nam Á có thể trở thành khách hàng của loại máy bay chiến đấu tiên tiến này.

Theo “Bình luận quân sự độc lập”, Việt Nam có thể trở thành quốc gia đầu tiên mua Su-35 của Nga. Lực lượng Không quân của Việt Nam có thể sử dụng loại máy bay chiến đấu hiện đại này để biên chế cho các phi đội chiến đấu.




http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu đa năng Su-35 của Nga

 Chuyên gia phân tích quân sự Nga ông Maksim Pyatushkin cho rằng, nếu có đủ khả năng, Nga sẽ xem xét việc bán Su-35 cho các nước châu Á khác, chủ yếu là các nước Đông Nam Á.

Bởi đa số những nước này đều đang muốn hiện đại hóa hệ thống vũ khí và quan trọng là họ không có khả năng sao chép công nghệ máy bay chiến đấu.

So với Trung Quốc thì các nước Đông Nam Á đưa ra giá thấp hơn, nhưng có khả năng về bảo mật công nghệ an toàn hơn.

Việt Nam được coi là quốc gia Đông Nam Á có khả năng mua Su-35 đầu tiên.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc trích dẫn nguồn tin nói là của “Bình luận quân sự độc lập” cho biết, theo một nguồn tin giấu tên từ giới công nghiệp hàng không Nga, sắp tới Nga sẽ cung cấp cho Việt Nam bản tài liệu giới thiệu về máy bay chiến đấu Su-35 và sự khác biệt giữa máy bay Su-35 và Su-30MK.

Su-35 là máy bay chiến đấu đa năng được nâng cấp và hiện đại hóa một cách toàn diện, được cho là sử dụng công nghệ kỹ thuật của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. Do đó, nếu đối đầu với máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4, nó sẽ tạo ra một lợi thế khác biệt lớn.

Máy bay chiến đấu Su-35 được lắp đặt 150 bộ cảm biến và ăng-ten khác nhau, có thể cung cấp các thông tin toàn diện qua hệ thống máy tính được lắp đặt trên máy bay.

Trong các dòng máy bay chiến đấu Su mà Không quân Nga đang sử dụng thì Su-35 được thiết kế bình chứa nhiên liệu lớn hơn 20%, do vậy thời gian bay của nó cũng tăng theo và có thể kiểm soát được khu vực rộng lớn hơn.

Tại phần thân của Su-35, ngoài hai tên lửa không đối không, nó còn được lắp đặt thêm hai tên lửa Kh-3, loại tên lửa chống tàu hiện đại.


Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

>> Đến lượt J-20 của Trung Quốc bị mổ xẻ


"Đến bây giờ, vẫn còn quá sớm để nói rằng Trung Quốc có khả năng chế tạo một chiếc máy bay phản lực thế hệ 5 từ đầu đến cuối".

Trong khi Bắc Kinh tự hào khi thấy hình ảnh của chiếc chiến đấu cơ tàng hình J-20 thế hệ 5 tự sản xuất rò rỉ trên mạng thì các nguồn tin ở Nga cho biết Trung Quốc vẫn tiếp tục mua động cơ phản lực quân sự và các phụ tùng thay thế của Nga. Điều đó cho thấy, quốc gia này có thể đang phải đối mặt với sự bế tắc về công nghệ.

"Đến bây giờ, vẫn còn quá sớm để nói rằng Trung Quốc có khả năng chế tạo một chiếc máy bay phản lực thế hệ 5 từ đầu đến cuối" - tờ RT dẫn lời Vasily Kashin, một nhà nghiên cứu từ Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ của Nga, cho biết.

J-20 - chiến đấu cơ thế hệ 5 của Trung Quốc



http://nghiadx.blogspot.com
J-20 do Trung Quốc tự sản xuất
J-20 (Mighty Dragon) thế hệ 5 của Trung Quốc là chương trình phát triển máy bay chiến đấu đòi hỏi phải có những bước tiến thực sự lớn.

Trong năm 2009, tướng He Weirong - Phó Tư lệnh lực lượng Không quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cho rằng J-20 sẽ được biên chế vào lực lượng Không quân nước này trong khoảng từ năm 2017-2019.

J-20 đã thực hiện hơn 60 chuyến bay thử nghiệm gồm cả các màn nhào lộn trên không. Được chế tạo bởi Tổng công ty máy bay Thành Đô, đây là chiến đấu cơ hạng nặng đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất mà không cho thấy có sự sao chép công nghệ của nước ngoài. Nó trông không giống F-22 của Mỹ hay T-50 PAK-FA của Nga.

Mặc dù có ngoại hình khá đặc biệt, nhưng kỹ thuật chế tạo loại chiến đấu cơ này vẫn là một đề tài gây tranh cãi bấy lâu nay. Hiện J-20 đang sử dụng 2 động cơ phản lực AL-31F từ những chiếc Su-27 của Nga được đem vào Trung Quốc từ những năm 1980.

Trung Quốc đã cố gắng tự chế tạo động cơ cho J-20 thế hệ 2 nhưng việc bắt chước chế tạo động cơ AL-31F của họ đã không đem lại thành công như mong đợi vì chúng không đảm bảo được độ bền. Ngoài ra, một vấn đề nữa là AL-31F lại là động cơ thế hệ cũ.

http://nghiadx.blogspot.com
J-20


Mặc dù rằng Trung Quốc cố gắng bán những phiên bản máy bay bắt chước của Nga trên thị trường vũ khí quốc tế với mức giá vô cùng rẻ (giá một chiếc J-11 do Trung Quốc sản xuất chỉ có 10 triệu USD, trong khi một chiếc Su-27 của Nga cũng đã trên 30 triệu USD), nhưng quốc gia này vẫn tiếp tục mua động cơ của Nga với số lượng vượt xa sự cần thiết của việc bảo trì thường xuyên số máy bay mua từ Nga mà họ đang sử dụng.

Theo các nhà phân tích, nguyên do khiến Trung Quốc phụ thuộc vào động cơ của Nga vì quốc gia này vẫn chưa thể tự sản xuất được và ngoài Nga, không có một cường quốc vũ khí nào đồng ý bán cho Bắc Kinh bất kể thứ gì như thế.

http://nghiadx.blogspot.com
Tại sao Trung Quốc cần máy bay chiến đấu 4++ của Nga?


Tuần trước, Moscow và Bắc Kinh đồng loạt tuyên bố về việc Trung Quốc đang tìm kiếm hợp đồng mua 48 chiếc tiêm kích đa chức năng Su-35 tổng trị giá 4 tỷ USD của Nga mà giới phân tích cho rằng nguyên do chính đằng sau thương vụ mua bán lớn này chính là các động cơ.

S-35 của Nga mang động cơ mà Trung Quốc đang cần để khởi động chiếc J-20 5G Su-35 sở hữu động cơ AL-41F1C cho phép nó để đạt được tốc độ siêu thanh mà không cần có động cơ đốt sau, một tính năng cơ bản của những chiến máy bay phản lực thế hệ 5 (5G).

AL-41F1C là phiên bản tiên tiến của AL-41F1 (117C) từng được sử dụng trong quá trình thử nghiệm chiến đấu cơ thế hệ 5 của Nga

T-50 PAK-FA. Và AL-41F1C chính là thứ Trung Quốc đang cần và thèm muốn để khởi động chiếc J-20 5G của mình.

Trong năm 2010, khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov tới thăm Trung Quốc, Bắc Kinh đề nghị mua động cơ 117C, nhưng bị từ chối. Khi đó, Nga chỉ đồng ý bán máy bay lắp ráp và ngoài ra nhấn mạnh về việc ký kết một thỏa thuận chống bắt chước đặc biệt nhằm ngăn chặn Trung Quốc sao chép mẫu và các bộ phận của nó như đã từng xảy ra trước đây.

Yêu cầu đó của Moscow đã thành một trở ngại trong các cuộc đàm phán. Sau khi tin tức về thỏa thuận trên xuất hiện, Bộ Quốc phòng Trung Quốc vội vàng lên tiếng phủ nhận.

http://nghiadx.blogspot.com
J-20 Trung Quốc trong chuyến bay thử nghiệm


"Trên thực tế, bất kỳ cuộc đàm phán nào với Trung Quốc đều luôn luôn diễn ra theo phương thức là: họ cố gắng mua rất nhiều (vũ khí) để xem xét và nhân rộng hết mức có thể. Đương nhiên, Nga nhận thức được các rủi ro như vậy và từ chối bán vũ khí với số lượng nhỏ " và Moscow biết rõ, Trung Quốc vẫn chưa thể tự thành lập được dây chuyền sản xuất các động cơ - ông Vasily Kashin, giải thích về động thái khôn ngoan của Trung Quốc để có được công nghệ của nước khác.

Con rồng Trung Quốc với động cơ của Nga

Theo dự đoán của ông Kashin, Bắc Kinh cuối cùng cũng có thể đạt được thỏa thuận mua động cơ của Nga để phục vụ cho chương trình chế tạo J-20 thế hệ mới của mình cũng như 4 loại máy bay khác mà quốc gia này sản xuất trên công nghệ "bắt chước" của Nga.

"Mua Su-35 để tháo dỡ lấy các bộ phận lắp ghép cho J-20 sẽ là một kế hoạch vô cùng tốn kém của người Trung Quốc " - ông Kashin nói.

"J-20 là một dự án kỹ thuật nguy hiểm vì nó không thể đảm bảo được rằng Trung Quốc sẽ đủ khả năng biên chế chúng vào lực lượng quốc phòng trong năm 2017 do một số dự án vũ khí đặc, bao gồm cả việc phát triển vũ khí đặc biệt và một ăng-tencủa nó vẫn chưa thể hoàn thành" - ông Kashin cho biết.

J-20 có khả năng phải bay bằng động cơ của Nga trong nhiều năm trước khi Trung Quốc có thể tự chế tạo một động cơ đáng tin cậy của riêng mình" - ông Kashin nhận định.

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

>> Tiêm kích Su-35 bị chuyên gia Trung Quốc "dìm hàng"


Chuyên gia quân sự Trung Quốc Xiaozhuo Zhao lên tiếng lý giải tại sao Trung Quốc không mua máy bay Nga với những lời "vùi dập" Su-35 không thương tiếc.

Tờ The News Today của Trung Quốc trích dẫn đoạn văn bản của Bộ Quốc phòng nước này bác thông tin về việc, Nga và Trung Quốc sẽ có thể nhanh chóng ký kết một thỏa thuận mua 48 máy bay Su-35 trị giá khoảng 4 tỷ USD.

Trước đó, thông tin Trung Quốc muốn mua 48 chiến đấu cơ đa năng thế hệ 4++ Su-35 của Nga được Nhật báo Kormmosant của Nga loan báo.

Ngay sau đó, các phương tiện truyền thông Trung Quốc và quốc tế đã đặt ra câu hỏi, liệu chương trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 J-20 của PLA đang gặp nhiều khó khăn nên mới phải chuyển sang mua loại máy bay thế hệ 4++ của Nga?

Trước câu hỏi này, chuyên gia quân sự Xiaozhuo Zhao, đến từ Học viện Khoa học Quân Sự Trung Quốc đã lên tuyên bố Trung Quốc không cần Su-35. Thậm chí, chuyên gia còn đánh giá thấp đối với loại máy bay tiên tiến thế hệ 4++ Su-35 của Nga.

Theo ông Zhao, Trung Quốc không có nhu cầu để mua loại máy bay chiến đấu Su-35, loại chiến đấu cơ này "không đáp ứng" được các điều kiện mà Trung Quốc đưa ra. Máy bay Su-35 không đủ sức hấp dẫn bởi 90% các thiết bị của máy bay này Trung Quốc đã phát triển được.



http://nghiadx.blogspot.com
Su-35 đã bị vị chuyên gia Trung Quốc gián tiếp vùi dập không thương tiếc.


Phản biện lại các bình luận trước đó của các chuyên gia quân sự Nga rằng, hệ thống điện tử hàng không trên các máy bay của Trung Quốc đang bị tụt hậu so với Nga và các nước phương Tây, do đó Trung Quốc muốn có được Su-35 của Nga, chuyên gia Trung Quốc đã thẳng thừng phản bác.

Theo ông này, từ cuối những năm 1990, Trung Quốc đã nhanh chóng đạt được thành tựu tiên tiến ở một số lĩnh vực như hệ thống điện tử hàng không (avionics), hệ thống radar mảng pha, hệ thống màn hình tinh thể lỏng, và một loạt các hệ thống hàng không mới so với những "công nghệ nghèo nàn" của Nga. Trong một số lĩnh vực, Trung Quốc còn phát triển nhanh hơn đáng kể so với những bước tiến "chậm chạp" của đối tác Nga.

"Tất nhiên, thời gian phát triển động cơ máy bay của chúng tôi là rất ngắn cũng như thiếu nhiều kinh nghiệm. Trong quá trình bay thử nghiệm phải sử dụng các động cơ nhập khẩu của Nga để đảm bảo an toàn cho phi công, máy bay cũng như tiến độ phát triển", vị chuyên gia cho biết thêm.

Trả lời về thông tin báo chí trước đó cho rằng, Trung Quốc muốn có Su-35 để có thể tiếp cận được với công nghệ động cơ tiên tiến 117S và hệ thống radar mảng pha Irbis, ông Zhao cho rằng báo chí đã phỏng đoán sai. Theo ông, nhiều khả năng máy bay Su-35 không đáp ứng được những yêu cầu của PLA.

"Xét về tổng thể, máy bay Su-35 là một biến thể hiện đại hóa sâu dựa trên máy bay chiến đấu Su-27, sự phát triển của Su-27 và cả các biến thể hiện đại hóa sâu của nó thực chất "không có sự nhảy vọt" về chất lượng", vị chuyên gia đánh giá.

Ông Zhao cho rằng, Trung Quốc không cần phải mua Su-35 bởi sẽ không có loại máy bay chiến đấu ưu việt giữa hai thế hệ kế tiếp (ám chỉ máy bay thế hệ 4++), và ông cũng không quan tâm nhiều đến máy bay Nga.

Trước đây, ông Zhao từng bình luận, các thông số như tốc độ, kích thước và khí động học của máy bay không phải là điều quan trọng nhất. Cái để đánh giá đó phải là thiết bị điện tử, hệ thống radar, hệ thống thông tin liên lạc và việc truyền dữ liệu.

Về khía cạnh này, các thiết bị hàng đầu vẫn là của Mỹ, còn các thiết bị của Nga không mạnh. Vì vậy, việc mua Su-35 sẽ không giúp nhiều cho Trung Quốc trong điều kiện chiến tranh thông tin tốc độ cao trên chiến trường hiện nay.

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

>> Thương vụ bán Su-35 cho Trung Quốc (Kỳ 2)


Việc Nga đang đàm phán bán cho Trung Quốc 48 siêu tiêm kích Su-35 là một thông tin sốt dẻo trên thị trường vũ khí. Hãy thử xem hai bên theo đuổi những mục đích gì trong thương vụ này và hậu quả của nó đối với khu vực.


http://nghiadx.blogspot.com
Su-35


Vì sao Nga bán Su-35 cho Trung Quốc trong khi thừa biết Trung Quốc sẽ tìm mọi cách sao chép các công nghệ của nó?

Các nguyên nhân có thể là:

1 - Su-35 và có thể cả S-400 là một phần trong thỏa thuận chính trị Nga-Trung để Trung Quốc ủng hộ Nga trong các vấn đề Syria, Iran và thậm chí cả vấn đề Biển Đông.

2 - Nga muốn Trung Quốc tiếp tục lệ thuộc Nga về máy bay tiêm kích hiện đại.

3 - Nga muốn tranh thủ kiếm tiền bù đắp cho chi phí bỏ ra phát triển Su-35 và hỗ trợ dự án tiêm kích thế hệ 5 PAK FA T-50.

4 - Nga muốn tác động làm chậm hoặc phá vỡ chương trình tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc, qua đó duy trì được ưu thế của Không quân Nga khi họ đưa T-50 vào trang bị dự kiến vào năm 2015.

5 - Nga muốn gây áp lực đối với Mỹ và các nước châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ buộc phải điều động tăng cường hơn nữa không quân ở châu Á-Thái Bình Dương, qua đó, giảm áp lực với Nga ở các khu vực khác; các đồng minh của Mỹ như Nhật, Hàn Quốc, Australia, đặc biệt là Đài Loan phải mua sắm nhiều hơn các tiêm kích tiên tiến để đối phó với Su-35.

6 - Với động cơ của lái súng, Nga muốn tăng cơ hội bán tiêm kích tiên tiến (Su-35, T-50) cho các đồng minh trong khu vực, nhất là Ấn Độ và Việt Nam.

Trung Quốc muốn mua Su-35 có thể do những lý do sau:

1 - Trung Quốc cần giải pháp khẩn cấp để đối phó với sự gia tăng binh lực, sự tăng cường các loại vũ khí tiên tiến của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương, đối phó với việc Mỹ và các đồng minh Australia, Nhật và Hàn Quốc mua ồ ạt tiêm kích thế hệ 5 F-35 Lightning II.

2 - Trung Quốc muốn giành ưu thế trên không tuyệt đối tại eo biển Đài Loan và chuẩn bị cho khả năng Đài Loan mua F-35.

3 - Trung Quốc chuẩn bị gấp cho các kịch bản nổ ra xung đột tại eo biển Đài Loan hoặc Biển Đông, biển Hoa Đông, hoặc với Ấn Độ

4 - Trung Quốc muốn buộc một số đối thủ trong khu vực, trong đó có Việt Nam, phải chạy đua vũ trang hao tiền tốn của trong khi hạn chế về nguồn lực và khó khăn về kinh tế. 5 - Nhai rau, nhưng muốn gắp thịt, Trung Quốc muốn mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga, nhưng phải mua Su-35 theo điều kiện “bia kèm lạc” do Nga đặt ra.

6 - Chương trình tiêm kích thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc gặp khó khăn, chậm tiến độ, bế tắc. Mua Su-35, Trung Quốc sẽ ăn cắp được một số công nghệ tiên tiến của Su-35 phục vụ cho dự án J-20. Theo thông tin do Nga công bố, Su-35 có ứng dụng một số hệ thống và công nghệ của tiêm kích thế hệ 5, đặc biệt là hệ thống avionics, radar, động cơ và tên lửa tầm xa. Ngay các mẫu chế thử tiêm kích thế hệ 5 T-50 Nga vẫn đang phải tạm thời sử dụng động cơ của Su-35 vì động cơ thế hệ vẫn chưa sẵn sàng. Cũng có khả năng, dự án J-20 chưa chắc thành công nên Trung Quốc buộc phải có phương án dự phòng, thay thế ít ra là cho đến khi họ có được tiêm kích thế hệ 5 cho ra hồn.

Liên quan đến tác động của thương vụ Su-35 đối với bản thân nước Nga, nhiều chuyên gia Nga đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ đối với an ninh quốc gia Nga cũng như đối với lợi ích thương mại của Nga trên thị trường vũ khí. Xét đến yếu tố Trung Quốc rất thiện nghệ trong việc ăn cắp, sao chép công nghệ vũ khí Liên Xô/Nga, họ cho rằng, thiệt hại mà thương vụ này sẽ gây ra cho Nga sẽ lớn hơn rất nhiều lợi ích mà nó mang lại.

Với tính năng kỹ-chiến thuật cao của Su-35, với công nghệ của Su-35 sao chép được, Trung Quốc sẽ cải tiến các máy bay hiện có và sản xuất các máy bay có tính năng tương đương Su-35S với giá rẻ hơn nhiều, đẩy nhanh phát triển và sản xuất J-20 để có một lực lượng không quân hùng mạnh. Các máy bay tính năng cao giá rẻ của Trung Quốc sẽ tràn ngập thị trường thế giới đe dọa nghiêm trọng tương lai xuất khẩu tiêm kích của bản thân nước Nga.

Còn hậu quả của thương vụ Su-35 đối với an ninh khu vực là gì?

Đó là nó có thể làm thay đổi cán cân sức mạnh không quân, thúc đẩy chạy đua vũ trang tại châu Á-Thái Bình Dương. Nếu mua được Su-35, không quân Trung Quốc sẽ có ưu thế hơn hẳn về trình độ công nghệ so với không quân tất cả các nước châu Á-Thái Bình Dương trừ Mỹ. Bởi vì, Su-35S được coi là tiêm kích thế hệ 4++, ứng dụng nhiều công nghệ của tiêm kích thế hệ 5, cho phép nó có ưu thế vượt trội so với các tiêm kích thế hệ 4 và 4+ hiện có và sẽ có trong không quân các nước khu vực như Su-27/30 Việt Nam, Indonesia, Malaysia; MiG-29, Su-30MKI, Rafale của Ấn Độ; F-15, F-16, F/A-18 của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Australia, thậm chí đe dọa nặng nề đội máy bay F-35 mà Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đang và sắp mua sắm. Kết quả không chiến mô phỏng của các chuyên gia Australia mới đây cho thấy, Su-35S có ưu thế vượt trội đối với các máy bay tiên tiến nhất của Mỹ như F/A-18E/F, F-35 và ngang ngửa với F-22

S-400 là hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến nhất của Nga hiện nay, dùng để thay thế các hệ thống S-300. Hiện chỉ có trong trang bị của Nga với số lượng 2 trung đoàn triển khai gần Moskva. Sắp tới, Nga tiếp tục triển khai S-400 ở một số khu vực duyên hải và ven biên giới trọng yếu.

Mặt khác, mua được Su-35, Trung Quốc tiếp cận được công nghệ tiên tiến cho phép họ đẩy nhanh dự án J-20 và nếu mua được cả hệ thống tên lửa phòng không S-400 thì sức uy hiếp của Trung Quốc đối với sức mạnh không quân, hải quân Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương và các nước trong khu vực sẽ gia tăng đột biến.

Trước tình hình đó, các nước có nguy cơ xung đột tiềm tàng với Trung Quốc buộc phải chạy đua cải tiến hoặc mua máy bay tiêm kích tiên tiến. Không quân Mỹ buộc phải tăng cường các máy bay tiên tiến F-22, F-35 tại khu vực này. Các đồng minh Australia, Nhật, Hàn Quốc và thậm chí Đài Loan sẽ quyết tâm và tăng cường mua sắm F-35, thậm chí buộc Mỹ nối lại sản xuất và xuất khẩu F-22. Ấn Độ không còn cách nào khác là tiếp tục gắn chặt với lái súng Nga trong các dự án nâng cấp Su-30MKI lên Super Sukhoi (Super 30), phát triển tiêm kích thế hệ 5 FGFA, thậm chí mua thêm cả F-35 của Mỹ cho chắc ăn.

Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan cũng buộc phải gia nhập cuộc đua để hoặc mua Su-35, PAK FA T-50 hoặc F-35. Việt Nam cũng tất yếu phải nghĩ đến việc mua sắm các hệ thống tên lửa phòng không mới, trong đó có S-400.

Trong một tương lai không xa, không quân châu Á-Thái Bình Dương sẽ bước lên một trình độ công nghệ mới với các tiêm kích thế hệ từ 4++ cho đến 5.

Như vậy, bằng cách tạo ra cho Mỹ và các nước khu vực một đối thủ mạnh là Trung Quốc khi bán Su-35 và có thể cả S-400, Nga đồng thời châm ngòi cho cuộc chạy đua tiêm kích mà Nga sẽ được hưởng lợi rất nhiều. Nga có thể bảo đảm thành công về mặt thương mại cho các mặt hàng vũ khí chủ lực, đắt tiền của họ là Su-35 và trong tương lai là S-400 và PAK FA T-50 trong nhiều thập niên sắp tới, tức là góp phần duy trì, củng cố ảnh hưởng của Nga tại khu vực chiến lược trọng yếu này của thế giới.

Bên cạnh đó, việc Trung Quốc mua sắm Su-35 cũng buộc Mỹ và các nước khu vực chạy đua mua sắm tiêm kích tiên tiến hoặc tìm các giải pháp đối phó khác, đẩy Trung Quốc vào thế “mãnh hổ nan địch quần hồ”.

Hiện trạng cán cân sức mạnh không quân ở châu Á-Thái Bình Dương có thể sẽ được tái lập, song ở trình độ cao hơn mà thôi.
(*)S-400 Triumf là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung/xa, dùng để tiêu diệt các loại mục tiêu bay, kể cả các máy bay trinh sát và tên lửa đường đạn. S-400 hiện được trang bị các tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay ở tầm 250 km, tên lửa đường đạn chiến thuật ở tầm 60 km.

S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu khí động ở độ cao 0,01-27 km, tên lửa đường đạn ở độ cao 2-7 km. Tiêu diệt được mục tiêu có tốc độ bay tối đa 4.800 m/s, có thể bắn đồng thời 36 mục tiêu, có thể dẫn đồng thời 72 tên lửa. Thời gian triển khai hệ thống từ trạng thái hành quân 5 phút.
 

Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012

>> Tiêm kích Su-35S vô đối ???


Trong trận không chiến mô phỏng giả định vào năm 2018 giữa 240 F-35, 240 F-22 và 240 F/A-18E/F với 240 Su-35S, chỉ có 30 F-35 và 139 F-22 sống sót, còn toàn bộ F/A-18E/F tiêu tùng.



http://nghiadx.blogspot.com


Ủy ban liên hợp về đối ngoại, vũ khí và thương mại JSCFADT của Australia đã tiến hành cuộc họp nhằm đánh giá sự cần thiết phải mua tiêm kích F-35 Lightning II của Mỹ cho Không quân Australia. Theo The Canberra Times, tại cuộc họp các đại diện của Trung tâm phân tích Air Power Australia và công ty RepSim chuyên sản xuất thiết bị mô phỏng đã tuyên bố rằng, Mỹ và Australia đang phát triển “một máy bay sai lầm”, không nên mua sắm.

Theo những quan chức phát biểu, chương trình chế tạo F-35 là thất bại, còn máy bay đang được chế tạo không đáp ứng các tính năng nêu ra. Ngoài ra, các chuyên gia Australia cho rằng, sai lầm chính của các chuyên gia Mỹ là ý đồ phát triển trên cơ sở F-35 3 loại tiêm kích: loại cất cánh thông thường, loại cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng, và loại trên hạm. Ngoài ra, các đại diện của Air Power Australia và RepSim còn nói rằng, còn lâu mới chương trình F-35 mới kết thúc trong khi máy bay này đang gặp nhiều khó khăn.

RepSim trong quá trình báo cáo, còn đệ trình kết quả mô phỏng trận không chiến giữa 240 tiêm kích F-35 và một số lượng như vậy Su-35S “đã diễn ra” gần bờ biển Đài Loan vào năm 2018. Theo tính toán của RepSim, trong trận không chiến mô phỏng này chỉ có 30 F-35 sống sót. Họ cũng đã mô phỏng trận đánh giữa 240 chiếc F-22 Raptor và Su-35S, và giữa F/A-18E/F Super Hornet và Su-35S. Trong trận đối đầu F-22 và Su-35S, có 139 F-22 còn lành lặn, trong trận thứ hai, toàn bộ các máy bay Super Hornet đi đời.

Những người phát biểu tại cuộc họp đã yêu cầu chính phủ Australia từ bỏ kế hoạch mua sắm F-35 và bắt đầu gây áp lực để chính phủ Mỹ cho phép bán F-22 cho Không quân Australia. Hiện nay, luật Mỹ cấm xuất khẩu F-22 để chống sao chép các công nghệ chủ chốt.

Chính phủ Australia từ tháng 11.2011 đang xem xét lại chương trình mua sắm F-35. Trong quá trình xem xét lại, sẽ phân tích chương trình phát triển F-35 trên cơ sở thông tin về quá trình thử nghiệm, những khó khăn trong thiết kế và giá cả. Trên cơ sở đó, dự định đưa ra quyết định về việc hoãn mua máy bay.

Australia đã công bố ý định mua 100 F-35, nhưng hiện chỉ quyết định mua 14 chiếc và dự định ký hợp đồng trong năm 2012.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

>> 'Su-35 vượt trội so với máy bay châu Âu'



"Các phân tích đươc thực hiện trong cuộc thử nghiệm đã có thể kết luận rằng máy bay S-35/Su-35S đạt được đặc tính bay tốt hơn so với các máy bay chiến đấu tương tự của phương Tây và cho phép lắp đặt nhiều thiết bị khác nhau trên máy bay để giải quyết một số yêu cầu nhiệm vụ kỹ, chiến thuật rộng hơn", đại diện của hãng Sukhoi cho biết.

Thông báo nhấn mạnh rằng các đặc tính vốn có của máy bay sẽ vượt quá tất cả các máy bay chiến đấu chiến thuật thế hệ 4 và 4+ của phương Tây như Rafale và EF2000, hay các máy bay chiến đấu được nâng cấp chẳng hạn như F-15, F-16, F-18 và Mirage 2000.

Ngoài ra, Su-35 sẽ được dùng để chống lại máy bay tàng hình F-22A, cũng như F-35A.

Hai mẫu Su-35-1/2 đang tiến hành bay thử nghiệm sơ bộ. Trong đó nó đã hoàn toàn xác nhận và thiết lập chi tiết thông số kỹ, chiến thuật của các thiết bị trên khoang và các đặc tính khả năng cơ động cao, khả năng ổn định và khả năng kiểm soát bay, đặc điểm của hệ thống cấp điện và khả năng làm việc của hệ thống định vị. Su-35 đạt tốc độ tối đa 1.400 km/h (trần bay thấp) hoặc 2.400 km/h (trần bay cao), trần bay 18.000m.

Su-35 có thể phát hiện mục tiêu trên không ở khoảng cách hơn 400 km. Cự ly này cao hơn đáng kể so với các loại máy bay chiến đấu hiện nay trên thế giới. Thiết bị trên máy bay có thể và theo dõi nhiều mục tiêu ở khoảng cách trên 80 km. Với hệ thống điện tử và công nghệ phức tạp, Su-35 đã sẵn sàng trải qua những thử nghiệm cuối cùng để đi vào hoạt động.



http://nghiadx.blogspot.com
Su-35 trong chuyến bay thử nghiệm đánh giá.

Trong sự phát triển và thử nghiệm của Su-35 đã được sử dụng những công nghệ hiện đại của dự án chế tạo một máy bay thế hệ thứ năm đầy hứa hẹn (PAK FA T-50).

Điều này sẽ giảm chi phí và thời gian ngắn hơn để hoàn thành phát triển và thực hiện được mục tiêu của lực lượng Không quân Nga.

Chiến đấu cơ tiên tiến Su-35 được thiết kế để thực hiện như một máy bay chiến đấu thế hệ 4++. Tính năng đặc biệt của máy bay là hệ thống điện tử mới dựa trên hệ thống điện tử kỹ thuật số, hệ thống quản lý thông tin tích hợp, radar quét mạng pha điện tử bị động có thể phát hiện 30 mục tiêu cùng lúc và tấn công đồng thời 8 mục tiêu, cũng như hỗ trợ tấn công 4 mục tiêu trên không và tấn công 2 mục tiêu trên mặt đất. Su-35 lắp động cơ mới với lực đẩy tăng lên và điều khiển luồng khí phụt vector đa chiều.

Su-35 có thể thực hiện các nhiệm vụ đối không, đối đất, đối hải bằng các loại vũ khí: tên lửa không đối không tầm ngắn/tầm trung/tầm cao, tên lửa không đối đất, tên lửa không đối hải, tên lửa chống radar, bom dẫn đường bằng laser/TV.

Đặc biệt, mức phản xạ sóng ra đa của Su-35 giảm nhiều lần do buồng lái được phủ lớp dẫn điện, lớp sơn phủ hấp thụ radar và một số cảm biến. Động cơ máy bay có tuổi thọ 6.000 giờ bay, tuổi thọ 30 năm.

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011

>> F-35 thua Su-35 trong môi trường giả lập



Các mô phỏng không chiến trên máy tính cho thấy, F-35 dễ dàng bị đánh bại bởi các máy bay Su-35 của Nga.


Một nhóm các nhà khoa học giấu tên đã cung cấp cho trang mạng F-16.net những đoạn clip mô phỏng cuộc không chiến giả định và những tính toán liên quan. Theo đó, F-35 liên tục bị đánh bại bởi Su-35 của Nga.

Các tính toán cho thấy, F-35 dễ bị tổn thương trong hỗ trợ cảnh báo không đối không, đặc biệt là trong quá trình tiếp nhiên liệu. Các công nghệ được trang bị cho Su-35 mang lại một mối đe dọa lớn cho F-35.

Các công nghệ này cũng dễ dàng được nâng cấp và áp dụng cho các máy bay chiến đấu dòng Su-30 đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, Indonesia, Malaysia. Biến thể của Su-27 do Trung Quốc sản xuất cũng sẽ có được các khả năng tương tự trong thời gian tới.

Nếu so với PAK F/A T-50 đang được sản xuất, mối nguy hiểm cho F-35 còn tăng lên gấp bội. Xét về tất cả các chỉ số, T-50 vượt trội hơn nhiều so với Su-35.

Cả hai loại máy bay Su-35 và T-50 được trang bị hệ thống cảm biến có khả năng kết nối mạng với nhau. Điều này làm giảm lợi thế tàng hình mà F-35 được trang bị. Bên cạnh đó, cả 2 loại máy bay trên đều có khả năng mang tải trọng vũ khí lớn hơn nhiều so với F-35.

Xét về tốc độ, Su-35 có tốc độ tối đa đến Mach-2.25 (2.500km/giờ), trong khi đó F-35 có tốc độ tối đa chỉ Mach-1,8 (1.930km/giờ).


http://nghiadx.blogspot.com
F-35 phía trên, sẽ phải trả giá đắt cho một cuộc đụng độ với Su-35 phía dưới.


Bộ Quốc Phòng Israel từng khẳng định rằng, không có một hệ thống điện tử riêng biệt, F-35 hoàn toàn không có khả năng trước các cuộc không chiến cũng như các hệ thống phòng không tiên tiến của Nga.

Lockheed Martin rằng F-35 là một máy bay được thiết kế để đối phó với các mối đe dọa cao. Khả năng không chiến của F-35 sẽ cao hơn 8 lần so với các máy bay thế hệ trước đây như F-15, hay F-16, F/A-18.

Trong năm 2009, cựu Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gates đã thành công trong việc chấm dứt dây chuyền sản xuất F-22, tiêm kích được xem là sự lựa chọn tốt nhất cho những mối đe dọa đang nổi lên từ dòng máy bay Sukhoi của Nga.

Ông Gates đưa ra là F-35 sẽ được sản xuất với số lượng đủ lấp đầy bất kỳ khoảng trống chiến lược trong việc ngăn chặn sức mạnh không quân Mỹ cũng như các đồng minh.

Tuy nhiên, sau khi F-35 gặp phải một loạt các khó khăn và trục trặc, chương trình bị chậm trễ, chi phí tăng cao, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thể nhìn thấy số lượng lớn F-35 được sản xuất.

Nếu những nhận định của ông Gates là sai, điều này sẽ làm giảm khả năng của không quân Mỹ trước các mối đe dọa trong những năm tới. Theo các chuyên gia, số lượng F-35 sẽ được đưa vào sử dụng khoảng 2.000 chiếc.

Các nhà phân tích quân sự Australia cho rằng, F-35 không phải là một tiêm kích được thiết kế để đối phó với các mối đe dọa lớn, đặc biệt F-35 tỏ ra thất thế trước các cuộc không chiến tầm gần, nơi đòi hỏi khả năng cơ động cao. Giá cả và chi phí vận hành của F-35 không hề rẻ.

Trong một báo cáo gần đây của các quan chức quốc phòng Australia, liên quan đến khả năng mua F-35. Báo cáo thừa nhận, chi phí mua sắm và vận hành F-35 sẽ cao hơn nhiều so với F/A-18E/F Super Hornet trong khi khả năng đối phó với các mối đe dọa không cao hơn nhiều so với F/A-18E/F Super Hornet.

Một nghiên cứu của độc lập của Hải quân Mỹ cũng đồng ý với nhận định này, điều này tiếp tục là một báo cáo trái ngược với tuyên bố của Lockheed Martin rằng F-35 sẽ có chi phí vận hành rẻ hơn những máy bay hiện có mà nó dự dịnh thay thế.

Nếu xét về hiệu quả từ giá thành, khả năng không chiến đến chi phi vận hành, Su-35 của Nga hoàn toàn vượt trội so với F-35. Việc chú trọng đầu tư hàng trăm tỉ USD vào các chương trình phát triển tiêm kích thế hệ 5 có thể không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Tiêm kích tàng hình có lợi thế lớn trong không chiến tầm xa, tuy nhiên trong thực tế, khả năng tiêu diệt đối phương từ xa thường không hiệu quả. Trong khi đó, những cuộc không chiến tầm gần thường mang tính quyết định.

Trong những cuộc không chiến tầm gần, khả năng cơ động của máy bay chính là yếu tố then chốt. Về khả năng này, các máy bay chiến đấu của Nga như Su-30, Su-35 thường tỏ ra vượt trội so với các máy bay phương Tây.

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011

>> Tính năng của tiêm kích Su-35



Su-35 là máy bay tiêm kích đa năng siêu cơ động hiện đại hóa thế hệ 4++.






Su-35S sản xuất loạt bay thử lần đầu tiên (knaapo.ru)


Su-35 sử dụng các công nghệ của tiêm kích thế hệ 5, cho phép nó có ưu thế vượt trội so với các máy bay cùng loại

Công ty Sukhoi đã bắt đầu thử nghiệm bay cho tiêm kích đa năng Su-35S sản xuất loạt đầu tiên. Máy bay đã cất cánh từ sân bay của Liên hiệp sản xuất máy bay mang tên Gagarin ở Komsomolsk trên sông Amur (KnAAPO).

Trong vòng 1,5 giờ, máy bay đã thử các chế độ làm việc khác nhau của động cơ và hệ thống điều khiển, kiểm tra các đặc tính ổn định và khả năng điều khiển máy bay.

Kết quả thử nghiệm cho thấy các động cơ, các hệ thống và thiết bị đều hoạt động tốt. Người lái máy bay là phi công thử nghiệm công huân Nga Sergei Bogdan. Ông cũng là người lái mẫu chế thử Su-35 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 19.2.2009.


Sử dụng các công nghệ của tiêm kích thế hệ 5, Su-35 có ưu thế vượt trội so với các máy bay cùng loại (knaapo.ru)


Lịch sử:

- Do Viện thiết kế OKB Sukhoi phát triển dựa trên Su-27.

- Chuyến bay đầu tiên: 1988.

- Bắt đầu sản xuất loạt: 1995.

- Nửa cuối thập niên 1990, chương trình bị đình hoãn.

- Nối lại sản xuất (biến thể cải tiến): 2006.

- Chuyến bay đầu tiên: 2008.

- Biến thể dành cho Không quân Nga có ký hiệu Su-35S. Đến năm 2015, Không quân Nga sẽ nhận được 48 chiếc Su-35S.

Máy bay tiêm kích siêu cơ động Su-35

- Thế hệ: 4++

- Tổ lái: 1 người.

- Trọng lượng cất cánh tối đa: 34,5 tấn.

- Tốc độ tối đa (ở độ cao lớn): 2.500 km/h.

- Tầm bay: 3.600 km.

- Trần bay thực tế: 18 km.

- Kích thước: Chiều dài x chiều cao x sải cánh, m: 21,9 x 5,9 x 14,7.

Vũ khí:

- Tải trọng chiến đấu: đến 8 tấn.

- 12 điểm treo vũ khí.

- 1 pháo 30 mm.

- Các vũ khí không-đối-không và không-đối-diện có hiệu quả cao.

Những đặc điểm chính:

- Khả năng siêu cơ động.

- Hệ thống thiết bị avionics dựa trên hệ thống thông tin-điều khiển số.

- Radar có tầm phát hiện xa, cho phép bám và tấn công đồng thời nhiều mục tiêu hơn.

- Động cơ có điều khiển vector lực kéo, công suất lớn. Độ bộc lộ radar nhỏ.

[VietnamDefence news]


Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

>> Su-35 trở lại ‘chiến trường’ Brazil



Máy bay tiêm kích Su-35 của Nga sẽ trở lại tham gia cuộc thầu mua tiêm kích đa năng của Không quân Brazil, một nguồn tin trong công nghiệp quốc phòng Brazil cho biết.

Dự kiến, cuộc thầu F-X2 của Không quân Brazil, bị tạm dừng vào đầu năm 2011, sẽ được nối lại trong thời gian tới với tên gọi cuộc thầu F-X3. Nếu các điều kiện chính của cuộc thầu không thay đổi, thì Brazil sẽ ký với hãng thắng thầu hợp đồng mua 36 máy bay và hợp đồng phụ mua thêm 100 chiếc.

Không quân Brazil sẽ chuẩn bị những yêu cầu mới và tất cả các hãng dự thầu cũ hay mới phải một lần nữa thực hiện toàn bộ các thủ tục.

Chính phủ Brazil công bố mở cuộc thầu F-X mua máy bay tiêm kích vào năm 2001, sau đó dừng cuộc thầu này vào năm 2005, rồi cuối năm 2007 lại nối lại với tên gọi F-X2. Một số thông số của cuộc thầu đã được xem xét lại.

Mới đầu tháng 2.2011, TT Brazil Dilma Roussef còn coi F-18E/F là ứng cử viên sáng giá nhất trong 3 ứng cử viên lọt vào chung kết, đồng thời bà vẫn đòi công ty Mỹ phải đáp ứng những điều kiện chuyển giao công nghệ có lợi hơn.

Thế mà, giữa tháng 2.2011, TT Brazil Dilma Roussef đã quyết định dừng cuộc thầu F-X2, hoãn ký hợp đồng với lý do muốn có thêm các công ty dự thầu mới, cũng như xem xét lại hồ sơ thầu của các công ty đã nộp trước đó. Nghĩa là lúc đưa ra quyết định này, Brazil không có ý nói mở thầu lại thành phần dự thầu mới.




Su-35 (sukhoi.org)


Một số báo chí Brazil cho rằng, do việc xem xét lại các hồ sơ thầu, Su-35 của Nga và Typhoon của châu Âu có thể trở lại tham gia cuộc thầu F-X3. Su-35 đã dự thầu cho đến cuối năm 2008, sau đó bị loại khỏi cuộc đua. Không quân Brazil dự kiến mua các tiêm kích mới theo chương trình F-X để thay thế các tiêm kích lạc hậu AMX của AMX International, F-5E Tiger II của Northrop Grumman và Mirage 2000 của Dassault.

Yếu tố chính trị có vai trò không kém phần quan trọng trong việc lựa chọn máy bay thắng thầu của Brazil. Trước khi đình chỉ F-X2, các máy bay lọt vào vòng chung kết cuộc thầu của Brazil là Rafale của Dassault, Pháp; JAS 39 Gripen NG của Saab, Thụy Điển và F/A-18 Super Hornet của Boeing, Mỹ. TT Brazil tiền nhiệm Luiz Inácio Lula da Silva, người rời bỏ chức vụ ngày 31.12.2010, nghiêng về máy bay của Pháp và đã ký hiệp định chiến lược về quốc phòng với Pháp. Nhưng vào tháng 9.2009, ông tuyên bố nhường quyền lựa chọn máy bay thắng thầu cho người kế nhiệm ông. Quan hệ Brazil-Mỹ xấu đi dưới thời ông da Silva, còn tân TT Dilma Roussef đã bày tỏ ý định cải thiện quan hệ với Mỹ.

Nhiều chuyên gia cho rằng, Brazil không đưa ra quyết định cuối cùng về hãng thắng thầu chỉ vì nguyên nhân duy nhất là Bộ Quốc phòng Brazil không có tiền.

Đối với các công ty dự thầu thì cuộc thầu này là một việc cực kỳ tốn kém nên chỉ đáng dự thầu nếu Bộ Quốc phòng Brazik ít nhất trong tuơng lai trung hạn sẽ có tiền thực hiện chương trình, nếu không việc dự thầu có thể tốn kém hơn nữa.


[VietnamDefence news]


Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

>> Su-35 áp sát biên giới Trung Quốc



Tạp chí Kanwa dẫn nguồn tin quân sự ẩn danh ở Moskva cho biết, ít nhất một lô trong số 48 máy bay tiêm kích Su-35 mà Không quân Nga đặt mua sẽ được triển khai tại căn cứ không quân số 6968 ở thành phố Komsomolsk trên sông Amur, chỉ cách biên giới Nga-Trung 300 km.




Siêu tiêm kích Su-35


Nguồn tin cho biết, Không quân Nga sẽ bắt đầu nhận được những chiếc Su-35 đầu tiên vào năm 2012. Su-35 sẽ là tiêm kích thế hệ 4++ tiên tiến nhất. Về mặt chính thức, Không quân Nga chưa thông báo Su-35 sẽ được trang bị cho những đơn vị nào.

Trước đó, Kanwa cũng đã đưa tin, 2 trung đoàn không quân Nga Ttrung đoàn 23 đóng tại căn cứ 6987 ở Dzemgi và Trung đoàn 22 ở căn cứ 6989 Uglovaya) được trang bị các tiêm kích Su-27SM. Các căn cứ này cách tương ứng biên giới với Trung Quốc 308 và 61 km. Như vậy, toàn bộ các tiêm kích Su-27SM và lô Su-35 đầu tiên sẽ được triển khai tại quân khu phía Đông, giáp giới Trung Quốc.

Nguồn tin nhận xét, “trung thực mà nói thì không quân Trung Quốc, cũng như quân đội Trung Quốc nói chung, là mạnh nhất trong số các láng giềng của Nga. Giữa Nga và NATO còn có vùng đệm tự nhiên là Belorussia và Ukraine, chính vì vậy sự chú ý đặc biệt đối với vùng Viễn Đông xem ra là tự nhiên đối với Không quân Nga. Ngoài ra, Su-27SM và Su-35 cũng đang được sản xuất ở Viễn Đông, vì vậy, việc bố trí chúng ở cùng khu vực giúp đơn giản hóa công tác bảo dưỡng và thử nghiệm, điều này cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất”.


Su-27SM


Sau khi triển khai Su-35 tại Viễn Đông, khoảng cách công nghệ giữa Không quân Nga và không quân Trung Quốc sẽ tăng thêm và Không quân Nga với Su-35 sẽ có thể giành lại ưu thế trên không.

Radar Irbis trên Su-35 có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly 400 km và khi hoạt động trên lãnh thổ Nga, chúng có thể bao quát lãnh thổ các tỉnh Hắc Long Giang và Cát Lâm, cũng như một phần tỉnh Liêu Ninh.

Thời Liên Xô, các sân bay của không quân chiến thuật và máy bay ném bom chiến lược được bố trí gần biên giới Xô-Trung. Ví dụ, căn cứ Ukrainka của các máy bay ném bom chiến lược Tu-95 chỉ nằm cách biên giới 105 km.

Từ thập niên 1990, quân đội Trung Quốc bắt đầu trang bị lại bằng hệ thống rocket phóng loạt 12 nòng Type 03 AR02 cỡ 300 mm có tầm bắn 150 km và tên lửa đất-đối-đất DF-11A, tạo ra mối đe dọa lớn cho các căn cứ không quân Nga.

[Vietnamdefence news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang