Việc chính quyền ông Gaddafi bị lật đổ có thể dẫn đến hiệu ứng Domino tại thế giới Arab.
Cuộc cách mạng các loài hoa bắt đầu từ đầu năm 2011 tại khu vực Trung Đông chưa có chiến thắng nào thực sự vang dội. Ngoại trừ chính quyền Ai Cập đồng ý từ chức để nhường chổ cho một chính phủ mới. Các cuộc nổi dậy tại các quốc gia như Yemen, Sirya, Libya đều không đạt được kết quả đáng kể nào. Phần lớn các cuộc biểu tình chìm xuống dưới áp lực của các chính phủ. Ngoại trừ Libya, lực lượng nổi dậy nhận được sự hậu thuẫn của NATO để tiếp tục chiến đấu, các biến động chính trị ở quốc gia khác dần rơi vào im lặng. Họ không đủ cả thế và lực để có thể tạo ra một sự khác biệt dưới sức ép của chính phủ. Sự thành công của lực lượng nổi dậy tại Libya có thể cổ vũ sự phản kháng trong thế thế giới Arab. Trong ảnh lực lượng nỗi dậy đang ăn mừng chiến thắng tại Tripoli. Ảnh: CNN Tuy nhiên, nếu chính quyền ông Gaddafi bị lật đổ hoàn toàn đó sẽ là một liều thuốc kích thích cho hiệu ứng Domino tại thế giới Arab. Sự kiện lực lượng nỗi dậy tiến vào Tripoli kiến cả thế giới và nhất là cộng đồng Arab xôn xao. Đa phần người dân tại thế giới Arab đều cảm thấy bất mãn với các chính phủ hiện tại, các chính sách kinh tế ở khu vực này thường chỉ mang lại lợi ích cho một bộ phận nhỏ, trong khi đại đa số người dân đứng ngoài. Phân hóa xã hội, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, các chính sách an sinh xã hội chưa hiệu quả. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động tiêu cực đến đời sống người dân, đặc biệt là đa số người dân nghèo tại các quốc gia Trung Đông chịu nhiều thiệt hại nhất từ khủng hoảng kinh tế. Họ bị dồn đến đường cùng. Một khi không còn gì để mất, họ sẵn sàng đứng lên để đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng cho mình. Đó chính là xuất phát điểm cho các cuộc nổi dậy tại Trung Đông từ đầu năm đến nay, bên cạnh đó cũng phải thừa nhận rằng, các cuộc nổi dậy đều có sự tác động của các thế lực bên ngoài nhằm tạo ra một thế lực chính trị mới có lợi cho họ. Vai trò của phương Tây Thực tế cho thấy, các cuộc nổi dậy đơn thuần của người dân địa phương sẽ không đi đến đâu nếu không có sự trợ giúp của phương Tây. Tuy nhiên, phương Tây không thể cùng lúc hậu thuẫn cho tất cả. Lựa chọn hàng đầu của phương Tây là “tách bó đũa và bẽ gảy từng chiếc một”. Libya có một vị trí chiến lược đặc biệt tại Trung Đông và Bắc Phi. Bên cạnh đó, quốc gia này có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 4 khu vực. Chính quyền của Tổng thống Gaddafi không phải là một chính phủ thân Mỹ, thậm chí ông ta còn có những tuyên bố phản đối các chính sách của Mỹ trên thế giới. Nếu để ông Gaddafi tiếp tục lãnh đạo Libya đó sẽ là một trở ngại lớn cho chiến lược của Washington tại đây. Các nhà phân tích cho rằng đó là lý do để Mỹ tiến hành can thiệp lật đổ Tổng thống Gaddafi thông qua nghị quyết số 1973 của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Tạo ra một chính phủ mới thân Mỹ nhằm kiểm soát trữ lượng dầu mỏ khổng lồ tại Libya. Abdullatif Haj Hussein một nhà phân tích chính trị người Sudan nhận định: “Chúng ta đã nhận thấy bài học từ Iraq và Afghanistan, can thiệp quân sự vào các quốc gia này có liên quan mật thiết với lợi ích kinh tế và chính trị. Các quốc gia này đang tìm kiếm một giải pháp nhằm đảm bảo lợi ích về dầu mỏ của họ tại Libya”. Ông cũng lưu ý thêm rằng: “Tham vọng to lớn của các cường quốc đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi đường đi của các cuộc biểu tình tại Libya và các quốc gia khác. Các nước lớn đang tìm cách vẽ một bản đồ mới tại Bắc Phi và Địa Trung Hải và nghị quyết số 1973 là cơ hội lớn để thực hiện điều này”. Sự thành công của cuộc nổi dậy tại Libya không chỉ tạo ra hiệu ứng Domino cho người dân thế giới Arab đứng lên lật đổ các chính phủ mà còn tạo ra một hiệu ứng Domino khác cho phép phương Tây tiếp tục tiến hành các chiến dịch can thiệp vào nội bộ của các nước bằng hình thức núp bóng dưới các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Đã có những dấu hiệu cho thấy, phương Tây bắt đầu hướng mùi dùi vào Sirya sau khi tình hình tại Libya đã có những biến chuyển tốt đẹp hơn với họ. Thế giới Arab đang đứng trước những nguy cơ tiềm ẩn xung đột và bất ổn rất lớn, bên cạnh đó, sự can thiệp thô bạo nhằm tạo ra một thế trận chính trị có lợi cho mình của phương Tây càng làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn. Hiệu ứng Domino tại thế giới Arab diễn biến như thế nào, phụ thuộc rất lớn vào thái độ và hành động của phương Tây. Đã có những nhận định cho rằng, nếu thế kỷ 20 là thế kỷ của những cuộc xung đột giữa chủ nghĩa tư bản và xã hội chủ nghĩa. Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của những cuộc “xung đột năng lượng”. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ đô Tripoli. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ đô Tripoli. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011
>> "Hiệu ứng Domino" tại thế giới Arab
Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011
>> Ông Gaddafi phát tín hiệu đầu hàng?
Ông Gaddafi đã bắn tin muốn từ bỏ vai trò chính trị với cựu tổng thống Croatia khi quân nổi dậy đang dần khép chặt vòng vậy vào khu dinh thự Bab al-Aziziya.
Các cuộc đấu súng dữ dội đã nổ ra tại thủ đô Tripoli chỉ vài giờ sau khí người con trai thứ hai của ông Gaddafi – Seif al-Islam xuất hiện tại khách sạn Rixos và gặp người ủng hộ tại khu dinh thự Bab al-Aziziya. Hành động anh hùng này của Seif al-Islam đã khích lệ tinh thần của người dân ủng hộ ông Gaddafi. Đấu súng diễn ra ở nhiều địa điểm trên thành phố. Những đám khói lớn bốc cao trên bầu trời thủ đô Tripoli. Tiếng súng và tiếng nổ lớn làm rung chuyển nhiều khu vực của thành phố 2 triệu dân này. Cuộc chiến dữ dội nhất diễn ra xung quanh khu dinh thự Bab al-Aziziya và trại lính gần đó. Dù đã bị pháo kích dữ dội, Bab al-Aziziya vẫn là một thành lũy vững chắc của quân chính phủ với nhiều xe tăng và lính bắn tỉa bảo vệ. Quân nổi loạn đang khép chặt vòng vây vào khu dinh thự Bab al-Aziziya. Phe nổi dậy đang khép dần vòng vây về phía Bab al-Aziziya. Theo các chiến binh, họ đã bao vây và phong tỏa hoàn toàn khu vực dinh thự Bab al-Aziziya. “Những người lính cách mạng đang cố gắng xâm nhập vào qua khu Old Gate ở phía tây của Bab al-Aziziya. Nếu thành công, chúng tôi sẽ chuyển vùng chiến sự vào trong các tòa nhà ở dinh thự này”, Muftah Ahman Othman – một chiến binh nổi dậy trả lời phóng viên Reuters. Ông Gaddafi đang tìm lối thoát? Từ Zagreb, cựu tổng thống Croatia Stipe Mesic cho biết ông Gaddafi đã sẵn sàng từ bỏ quyền lực nếu NATO ngưng không kích. Ông Stipe Mesic là một người có mối quan hệ mật thiết với Tổng thống Libya. Cựu tổng thống Croatia Stipe Mesic đã báo tin mật cho Nga, Trung Quốc, Mỹ từ hôm qua. “Tôi có thể xác nhận rằng đại tá Gaddafi đã sẵn sàng từ bỏ hoàn toàn quyền lực và các hoạt động chính trị. Chúng tôi đã có cam kết rõ ràng về vấn đề này và ông ta đồng ý thành lập một hệ thống đa đảng tại Libya nếu NATO chấm dứt ném bom”, ông Mesic tuyên bố qua đài Hina. Cựu tổng thống Croatia cho biết ông đã có “cuộc nói chuyện bằng miệng” với ông Gaddafi vào cuối tuần trước và ông đã báo kết quả này với lãnh sự quán Mỹ, Nga, Trung Quốc vào đầu tuần. “Chính phủ Libya đang cố gắng truyền đạt thông điệp này thông qua những kênh tin tức có quan hệ với quá trình tổ chức và cá hoạt động tại Libya”, ông Mesic tuyên bố. Tuy nhiên, trong bối cảnh chiến sự hỗn loạn và nhạy cảm như vậy, mọi thông tin đều khó kiểm chứng và có thể là ngụy tạo. Những ngày đầu chiến dịch "Nàng tiên cá", tin về việc những người con trai Gaddafi bị bắt khiến phe nổi dậy chiến thắng hoàn toàn... trên mặt trận truyền thông. Thế nhưng, khi phe nổi dậy chưa kịp trưng ra tấm ảnh về việc bắt giữ những người con trai của nhà lãnh đạo Libya thì Saif Al-Islam, con trai thứ của ông Gaddafi lại xuất hiện và cổ vũ lực lượng trung thành với Chính phủ Libya. Bên cạnh các cuộc đấu súng ác liệt, truyền thông cũng đang được sử dụng như những đòn đánh cực kỳ hiểm hóc trong cuộc chiến ở Libya. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)