Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Chính quyền Gaddafi

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chính quyền Gaddafi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chính quyền Gaddafi. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

>> 'Lực lượng Gaddafi phải hứng chịu tấn công'



Thời hạn cuối cùng mà NTC đưa ra cho lực lượng trung thành với ông Gaddafi đã hết, liệu một cuộc tấn công quân sự lớn có diễn ra như tuyên bố hay không?


Phóng viên Richard Galpin của BBC cho biết, Hội đồng chuyển tiếp quốc gia NTC đã tiến hành một cuộc họp khẩn cấp ở gần thị trấn Bani Walid. Họ tuyên bố lực lượng trung thành với ông Gaddafi không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải hứng chịu một cuộc tấn công quân sự lớn.

NTC đã tập trung lực lượng bên ngoài Sirte quê hương của ông Gaddafi, công tác hậu cần cung cấp đạn dược, nhiên liệu, nhu yếu phẩm cho bính lính đã được chuẩn bị đầy đủ cho một chiến dịch quân sự dài ngày.


http://nghiadx.blogspot.com
Đạn đã lên nòng chỉ chờ lệnh khai hỏa Ảnh: AFP

Còn phải đổ máu trên mỗi km tiến vào Sirte

Ngày 9/9/2011, ông Gaddafi đã có bài phát biểu qua sóng truyền thanh của Syria, ông bác bỏ các lời đồn đại cho rằng, ông đã trốn sang Niger cùng với đoàn xe hộ tống lớn. Ông tuyên bố sẽ bám trụ tại Libya và quyết chiến đến cùng.

Ngay sau khi bài phát biểu của ông Gaddafi được phát đi, lực lượng ủng hộ ông đã bắn hàng loạt đạn pháo phản lực bắn loạt BM-21 từ thị trấn Bani Walid như là một hành động thể hiện sự cứng rắn của ông.


http://nghiadx.blogspot.com
Sirte đang nắm trong tay nhiều chiếc chìa khóa quan trọng đối với tình hình của Libya.

Dù thời hạn ngày 10/9/2011 đã đến, nhưng việc tiến vào Sirte sẽ là một thách thức không nhỏ đối với NTC. Paul Wood phóng viên của BBC ở gần Sirte bình luận, khi lực lượng nổ dậy tiến càng gần hơn Sirte, thương vong bắt đầu gia tăng một cách nhanh chóng.

NTC vẫn còn một chặng đường dài hơn 72 km từ thị trấn Bani Walid, cửa ngõ phía Đông của Sirte.

Lực lượng nổi dậy đang chiến đấu một cách hết sức khó khăn trên mỗi km và sẽ phải giải quyết được ổ kháng cự ở Bani Walid trước khi nghĩ đến việc tấn công vào Sirte.

NATO hỗ trợ hết mình

Những ngày qua, NATO liên tiếp không kích các mục tiêu bên trong Sirte với cường độ mạnh hơn. Báo cáo của Không quân Hoàng gia Anh cho biết, họ đã phá hủy rất nhiều xe tăng, pháo binh, xe thiết giáp, kho đạn dược bên trong Sirte.

Tại khu vực phía Tây Nam của Waddan, cách Sirte 280km về phía Nam, Không quân Hoàng gia Anh cũng đã tiến hành các cuộc không kích tấn công các căn cứ xe tăng, các phương tiện hỗ trợ pháo binh đang được bố trí tại đây.

Đặc biệt, các tình báo cho biết, có một kho tên lửa đất đối không lớn đang được bố trí ở một căn cứ bí mật nằm sâu bên trong vùng Sabha, gần sa mạc Sahara. Hiện tại, NATO cùng các lực lượng liên quan tiến hành săn lùng kho vũ khí tên lửa đối không nói trên.

Ngoài việc săn lùng và tấn công các phương tiện quân sự của lực lượng trung thành. Hải quân Hoàng gia Anh cũng tiến hành các hoạt động "tâm lý chiến", liên tục bắn pháo sáng vào các khu vực bên trong Sirte. Như một hành động cảnh báo NATO luôn hiển diện cho đến khi nào ông Gaddafi bị lật đổ.

Đối với lực lượng trung thành với ông Gaddafi trong tay họ còn rất nhiều vũ khí hạng nặng và cả vũ khí chiến lược như tên lửa hành trình đối đất Scud. Không ai biết được ông Gaddafi sẽ làm gì khi bị dồn đến đường cùng. (>> chi tiết)

Cùng với đó là trong tay ông Gaddafi có hàng chục ngàn lính đánh thuê chuyên nghiệp và lực lượng trung thành với ông. Cuộc tấn công vào Sirte sẽ là cuộc chiến đẫm máu và ác liệt nhất suốt chiến tranh Libya.

Van nước ngọt của Tripoli

Tuy nhiên, ngoài khó khăn phải đụng độ với sự kháng cự mãnh liệt của lực lượng trung thành. NTC còn phải đối mặt với một khó khăn khác không kém phần quan trọng. Gần như toàn bộ nước ngọt và nhiên liệu cung cấp cho Tripoli bắt nguồn từ Sirte.

Đây được xem là một quân bài chính trị đắc lực mà ông Gaddafi sẽ sử dụng đối với NTC, cũng là quân bài để ông mặc cả với các lãnh đạo bộ tộc bên trong Sirte với đa phần các bộ tộc trung thành với ông Gaddafi.

Sirte cũng là một trong những nơi giàu có bậc nhất về tài nguyên dầu mỏ, mức sống của người dân Sirte thuộc loại cao nhất Libya. Dân cư ở đây là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ các chính sách kinh tế của ông Gaddafi. Hơn nữa Sirte lại đang nắm trong tay chiếc "van nước ngọt" cung cấp cho Tripoli.

Tripoli sẽ điêu đứng nếu ông Gaddafi cắt nguồn cung nước ngọt và nhiên liệu. Đó là lý do chính mà cuộc tấn công vào Sirte liên tục bì trì hoãn. NTC cũng như NATO muốn tiến hành đàm phán với các lãnh đạo bộ tộc bên trong Sirte nhằm thuyết phục họ buông súng đầu hàng nhằm tránh một cuộc đổ máu lớn.

Tuy nhiên, nhiều ngày đã qua NTC vẫn chưa thành công với việc thuyết phục các lãnh đạo bộ tộc này. Ảnh hưởng của ông Gaddafi đối với họ là quá lớn, hơn nữa họ lại đang nắm một lợi thế trong tay. Đầu hàng lực lượng nổi dậy đồng nghĩa với việc quyền lợi của họ coi như mất trắng, chắc chắn họ không dễ gì từ bỏ điều này.

Hãy chờ xem, NTC sẽ giải quyết bài toán hóc búa này như thế nào?

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

>> Scud - Quân bài cuối cùng của ông Gaddafi ???



Quân đội chính phủ Libya đã bắn thêm 3 quả tên lửa hành trình đối đất Scud từ một căn cứ bí mật gần khu vực Sirte.


Tên lửa Scud

Trong khi lực lượng nỗi dậy đang vây hãm Tripoli, quân đội chính phủ Libya đã bắn 3 quả tên lửa hành trình đối đất Scud từ một căn cứ bí mật gần khu vực Sirte.

Đây cũng chính là thành lũy thứ hai của quân đội chính phủ sau Thủ đô Tripoli và đây cũng chính là khu vực quê hương của Tổng thống Gaddafi.

Nếu Tripoli thất thủ, Sirte có thể sẽ là trung tâm của chính phủ Libya, nhiều khả năng toàn bộ các vũ khí mang tầm chiến lược mà quân đội chính phủ đang sở hữu đã được triển khai tại các căn cứ bí mật xung quanh Sirte.


http://nghiadx.blogspot.com
Ông Gaddafi có thể sử dụng tên lửa Scud như là quân bài chiến lược cuối cùng, trong ảnh một xe phóng của tên lửa Scud bị lực lượng nỗi dậy chiếm được. (ảnh: Reuters)


Trang tin Defence News dẫn lời phát ngôn viên của NATO Oana Lungescu cho biết, dù Tripoli đang bị vây hãm nhưng quân đội chính phủ vẫn bắn thêm 3 tên lửa Scud vào Mistara, bà Oana nói

“Chúng tôi đã xác nhận việc quân đội chính phủ bắn 3 tên lửa Scud về Mistara, tên lửa đã rơi xuống khu vực ven biển hoặc bờ biển của Mistara, hiện tại chúng tôi có thông tin về thiệt hại cho thường dân tại đây”

Đây là lần thứ 2 quân đội chính phủ bắn tên lửa Scud kể từ khi NATO thực hiện chiến dịch không kích theo nghị quyết số 1973 của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Bà Oana cho biết thêm.

“Việc sử dụng tên lửa Scud là một mối đe dọa lớn cho thường dân, đó là một vũ khí mang tính khủng bố, việc sử dụng nó là một hành động hoàn toàn vô trách nhiệm”

Theo các nguồn tin tình báo của NATO, Libya đang sở hữu khoảng 240 tên lửa Scud, các tên lửa Scud có nhược điểm lớn là độ chính xác rất kém. Đây không phải là vũ khí thích hợp để tấn công một mục tiêu cụ thể nào.

Tuy hiên, trong trường hợp bị dồn đến đường cùng, ông Gaddafi sẽ sử dụng các tên lửa này để tấn công các thành phố mà lực lượng nỗi dậy đang chiếm đóng, đó sẽ là một thảm họa đối với người dân Libya.

Việc lần thứ 2 tên lửa Scud được bắn đi từ Sirte có thể thấy rằng, ông Gaddafi đã chuẩn bị cho việc biến Sirte thành “thánh địa tử thủ cuối cùng”. Bên cạnh đó, theo các nguồn tin NATO, quân đội chính phủ sở hữu rất nhiều vũ khí hóa học và sinh học.

Không có gì để đảm bảo rằng, ông Gaddafi không sử dụng nó để cứu vãn tình hình chiến sự tại đây. Một khi bị dồn đến đường cùng, không ai có thể đoán được những gì mà ông Gaddafi sẽ làm.

Trong nhiều tháng qua, săn lùng và tiêu diệt các bệ phóng tên lửa Scud của quân đội chính phủ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Liên quân. Tuy nhiên, có thể quân đội chính phủ đã rút ra được bài học từ chiến tranh Iraq, nên đạt được nhiều thành công trong việc giấu các vũ khí chiến lược khỏi tầm ngắm của NATO.

Một khi tình hình chiến sự đã ngã ngũ, đó là thời gian thích hợp nhất để sử dụng các vũ khí chiến lược tạo ra sự thay đổi lớn trên chiến trường. Một số nhà phân tích cho rằng, việc 2 lần bắn tên lửa Scud ra bờ biển là một động thái mang tính cảnh báo với lực lượng nỗi dậy.



http://nghiadx.blogspot.com
Sirte, thành lũy cuối cùng của ông Gaddafi và những người trung thành.


Sirte trung tâm của bất ổn tương lai?

Việc Tripoli thất thủ, chưa phải là dấu chấm hết cho cuộc xung đột tại Libya, Sirte vẫn còn đó. Nếu chính quyền mới do Hội đồng chuyển tiếp quốc gia lập ra, Sirte vẫn là khu vực ngoài vòng pháp luật đối với chính phủ mới.

Sirte là quê hương của Tổng thống Gaddafi, nơi có bộ tộc của tổng thống, là khu vực của những người đặc biệt trung thành với ông Gaddafi. Tất nhiên, Hội đồng chuyển tiếp quốc gia NTC là kẻ thù không đội trời chung với họ.

Sirte sẽ là trung tâm các khởi phát các thù hằn dân tộc và tôn giáo, lợi ích, nhóm những người bị mất quyền lợi từ việc ông Gaddafi bị lật đổ chắc chắn sẽ không ngồi yên nhìn “miếng bánh” của mình rời vào tay người khác.

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

>> "Hiệu ứng Domino" tại thế giới Arab



Việc chính quyền ông Gaddafi bị lật đổ có thể dẫn đến hiệu ứng Domino tại thế giới Arab.

Cuộc cách mạng các loài hoa bắt đầu từ đầu năm 2011 tại khu vực Trung Đông chưa có chiến thắng nào thực sự vang dội. Ngoại trừ chính quyền Ai Cập đồng ý từ chức để nhường chổ cho một chính phủ mới.

Các cuộc nổi dậy tại các quốc gia như Yemen, Sirya, Libya đều không đạt được kết quả đáng kể nào. Phần lớn các cuộc biểu tình chìm xuống dưới áp lực của các chính phủ.

Ngoại trừ Libya, lực lượng nổi dậy nhận được sự hậu thuẫn của NATO để tiếp tục chiến đấu, các biến động chính trị ở quốc gia khác dần rơi vào im lặng.

Họ không đủ cả thế và lực để có thể tạo ra một sự khác biệt dưới sức ép của chính phủ.


http://nghiadx.blogspot.com
Sự thành công của lực lượng nổi dậy tại Libya có thể cổ vũ sự phản kháng trong thế thế giới Arab. Trong ảnh lực lượng nỗi dậy đang ăn mừng chiến thắng tại Tripoli. Ảnh: CNN


Tuy nhiên, nếu chính quyền ông Gaddafi bị lật đổ hoàn toàn đó sẽ là một liều thuốc kích thích cho hiệu ứng Domino tại thế giới Arab. Sự kiện lực lượng nỗi dậy tiến vào Tripoli kiến cả thế giới và nhất là cộng đồng Arab xôn xao.

Đa phần người dân tại thế giới Arab đều cảm thấy bất mãn với các chính phủ hiện tại, các chính sách kinh tế ở khu vực này thường chỉ mang lại lợi ích cho một bộ phận nhỏ, trong khi đại đa số người dân đứng ngoài.

Phân hóa xã hội, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, các chính sách an sinh xã hội chưa hiệu quả. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động tiêu cực đến đời sống người dân, đặc biệt là đa số người dân nghèo tại các quốc gia Trung Đông chịu nhiều thiệt hại nhất từ khủng hoảng kinh tế. Họ bị dồn đến đường cùng. Một khi không còn gì để mất, họ sẵn sàng đứng lên để đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng cho mình.

Đó chính là xuất phát điểm cho các cuộc nổi dậy tại Trung Đông từ đầu năm đến nay, bên cạnh đó cũng phải thừa nhận rằng, các cuộc nổi dậy đều có sự tác động của các thế lực bên ngoài nhằm tạo ra một thế lực chính trị mới có lợi cho họ.

Vai trò của phương Tây

Thực tế cho thấy, các cuộc nổi dậy đơn thuần của người dân địa phương sẽ không đi đến đâu nếu không có sự trợ giúp của phương Tây. Tuy nhiên, phương Tây không thể cùng lúc hậu thuẫn cho tất cả.

Lựa chọn hàng đầu của phương Tây là “tách bó đũa và bẽ gảy từng chiếc một”. Libya có một vị trí chiến lược đặc biệt tại Trung Đông và Bắc Phi. Bên cạnh đó, quốc gia này có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 4 khu vực.

Chính quyền của Tổng thống Gaddafi không phải là một chính phủ thân Mỹ, thậm chí ông ta còn có những tuyên bố phản đối các chính sách của Mỹ trên thế giới. Nếu để ông Gaddafi tiếp tục lãnh đạo Libya đó sẽ là một trở ngại lớn cho chiến lược của Washington tại đây.

Các nhà phân tích cho rằng đó là lý do để Mỹ tiến hành can thiệp lật đổ Tổng thống Gaddafi thông qua nghị quyết số 1973 của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Tạo ra một chính phủ mới thân Mỹ nhằm kiểm soát trữ lượng dầu mỏ khổng lồ tại Libya.

Abdullatif Haj Hussein một nhà phân tích chính trị người Sudan nhận định: “Chúng ta đã nhận thấy bài học từ Iraq và Afghanistan, can thiệp quân sự vào các quốc gia này có liên quan mật thiết với lợi ích kinh tế và chính trị. Các quốc gia này đang tìm kiếm một giải pháp nhằm đảm bảo lợi ích về dầu mỏ của họ tại Libya”.

Ông cũng lưu ý thêm rằng: “Tham vọng to lớn của các cường quốc đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi đường đi của các cuộc biểu tình tại Libya và các quốc gia khác. Các nước lớn đang tìm cách vẽ một bản đồ mới tại Bắc Phi và Địa Trung Hải và nghị quyết số 1973 là cơ hội lớn để thực hiện điều này”.

Sự thành công của cuộc nổi dậy tại Libya không chỉ tạo ra hiệu ứng Domino cho người dân thế giới Arab đứng lên lật đổ các chính phủ mà còn tạo ra một hiệu ứng Domino khác cho phép phương Tây tiếp tục tiến hành các chiến dịch can thiệp vào nội bộ của các nước bằng hình thức núp bóng dưới các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc.

Đã có những dấu hiệu cho thấy, phương Tây bắt đầu hướng mùi dùi vào Sirya sau khi tình hình tại Libya đã có những biến chuyển tốt đẹp hơn với họ.

Thế giới Arab đang đứng trước những nguy cơ tiềm ẩn xung đột và bất ổn rất lớn, bên cạnh đó, sự can thiệp thô bạo nhằm tạo ra một thế trận chính trị có lợi cho mình của phương Tây càng làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn.

Hiệu ứng Domino tại thế giới Arab diễn biến như thế nào, phụ thuộc rất lớn vào thái độ và hành động của phương Tây. Đã có những nhận định cho rằng, nếu thế kỷ 20 là thế kỷ của những cuộc xung đột giữa chủ nghĩa tư bản và xã hội chủ nghĩa. Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của những cuộc “xung đột năng lượng”.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang