Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: tổng thống Lybia Gadhafi

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn tổng thống Lybia Gadhafi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tổng thống Lybia Gadhafi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

>> Ông Gaddafi phát tín hiệu đầu hàng?



Ông Gaddafi đã bắn tin muốn từ bỏ vai trò chính trị với cựu tổng thống Croatia khi quân nổi dậy đang dần khép chặt vòng vậy vào khu dinh thự Bab al-Aziziya.


Các cuộc đấu súng dữ dội đã nổ ra tại thủ đô Tripoli chỉ vài giờ sau khí người con trai thứ hai của ông Gaddafi – Seif al-Islam xuất hiện tại khách sạn Rixos và gặp người ủng hộ tại khu dinh thự Bab al-Aziziya.

Hành động anh hùng này của Seif al-Islam đã khích lệ tinh thần của người dân ủng hộ ông Gaddafi.

Đấu súng diễn ra ở nhiều địa điểm trên thành phố. Những đám khói lớn bốc cao trên bầu trời thủ đô Tripoli. Tiếng súng và tiếng nổ lớn làm rung chuyển nhiều khu vực của thành phố 2 triệu dân này. Cuộc chiến dữ dội nhất diễn ra xung quanh khu dinh thự Bab al-Aziziya và trại lính gần đó.

Dù đã bị pháo kích dữ dội, Bab al-Aziziya vẫn là một thành lũy vững chắc của quân chính phủ với nhiều xe tăng và lính bắn tỉa bảo vệ.


http://nghiadx.blogspot.com
Quân nổi loạn đang khép chặt vòng vây vào khu dinh thự Bab al-Aziziya.


Phe nổi dậy đang khép dần vòng vây về phía Bab al-Aziziya. Theo các chiến binh, họ đã bao vây và phong tỏa hoàn toàn khu vực dinh thự Bab al-Aziziya.

“Những người lính cách mạng đang cố gắng xâm nhập vào qua khu Old Gate ở phía tây của Bab al-Aziziya. Nếu thành công, chúng tôi sẽ chuyển vùng chiến sự vào trong các tòa nhà ở dinh thự này”, Muftah Ahman Othman – một chiến binh nổi dậy trả lời phóng viên Reuters.

Ông Gaddafi đang tìm lối thoát?

Từ Zagreb, cựu tổng thống Croatia Stipe Mesic cho biết ông Gaddafi đã sẵn sàng từ bỏ quyền lực nếu NATO ngưng không kích. Ông Stipe Mesic là một người có mối quan hệ mật thiết với Tổng thống Libya.


http://nghiadx.blogspot.com
Cựu tổng thống Croatia Stipe Mesic đã báo tin mật cho Nga, Trung Quốc, Mỹ từ hôm qua.


“Tôi có thể xác nhận rằng đại tá Gaddafi đã sẵn sàng từ bỏ hoàn toàn quyền lực và các hoạt động chính trị. Chúng tôi đã có cam kết rõ ràng về vấn đề này và ông ta đồng ý thành lập một hệ thống đa đảng tại Libya nếu NATO chấm dứt ném bom”, ông Mesic tuyên bố qua đài Hina.

Cựu tổng thống Croatia cho biết ông đã có “cuộc nói chuyện bằng miệng” với ông Gaddafi vào cuối tuần trước và ông đã báo kết quả này với lãnh sự quán Mỹ, Nga, Trung Quốc vào đầu tuần.

“Chính phủ Libya đang cố gắng truyền đạt thông điệp này thông qua những kênh tin tức có quan hệ với quá trình tổ chức và cá hoạt động tại Libya”, ông Mesic tuyên bố.

Tuy nhiên, trong bối cảnh chiến sự hỗn loạn và nhạy cảm như vậy, mọi thông tin đều khó kiểm chứng và có thể là ngụy tạo. Những ngày đầu chiến dịch "Nàng tiên cá", tin về việc những người con trai Gaddafi bị bắt khiến phe nổi dậy chiến thắng hoàn toàn... trên mặt trận truyền thông.

Thế nhưng, khi phe nổi dậy chưa kịp trưng ra tấm ảnh về việc bắt giữ những người con trai của nhà lãnh đạo Libya thì Saif Al-Islam, con trai thứ của ông Gaddafi lại xuất hiện và cổ vũ lực lượng trung thành với Chính phủ Libya.

Bên cạnh các cuộc đấu súng ác liệt, truyền thông cũng đang được sử dụng như những đòn đánh cực kỳ hiểm hóc trong cuộc chiến ở Libya.

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2011

>> Phía sau vụ Pháp rút tàu Charles de Gaulle



Dù cứng rắn đe dọa "Gaddafi sẽ không có ngày nghỉ" những việc tàu sân bay Charles de Gaulle về Pháp không che dấu nổi sự bế tắc của liên quân NATO chống chế độ Gaddafi.



http://nghiadx.blogspot.com

Tàu sân bay Charles de Gaulle ngoài khơi bờ biển Libya hồi tháng 6/2011 Ảnh: AP


Vắng mặt vài tháng

Theo thông báo từ phía Bộ Quốc phòng Pháp, tàu sân bay Charles de Gaulle đã chính thức tạm ngưng thực hiện các phi vụ tấn công tại chiến trường Libya để lên đường trở về cảng Toulon từ ngày hôm qua 4/8. Tàu sân bay lớn nhất châu Âu sẽ trở về cảng Tuolon vào ngày 10/8.

Công việc bảo trì tàu sân bay này sẽ mất khoảng vài tuần. Một số trang mạng của Hải quân Pháp cho biết, công tác bảo trì tàu sân bay có thể sẽ mất đến vài tháng để hoàn thành công việc.

Tuy nhiên, Pháp khẳng định "ông Gaddafi sẽ không có được những ngày nghỉ ngơi". Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Gerard Longuet nhấn mạnh, Pháp sẽ duy trì cam kết của mình cho sứ mạng tại Libya, ông nói

“Ông Gaddafi không nên trông đợi vào thời gian nghỉ ngơi sau khi tàu sân bay rút khỏi Libya, máy bay chiến đấu của Pháp sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc không kích cùng các chuyến bay trinh sát từ các căn cứ mặt đất”.

Khí thế nản dần sau 4 tháng

Khi bắt đầu tham gia các chiến dịch không kích Libya theo nghị quyết số 1973 của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Các đồng minh trong khối NATO từng hy vọng sẽ kết thúc chiến dịch quân sự tại đây chỉ trong vài tuần.

Tuy nhiên chiến dịch quân sự tại đây đã kéo dài hơn 4 tháng mà vẫn chưa giải quyết được vấn đề gì. Các đồng minh trong chiến dịch không kích do Pháp và Anh dẫn đầu đã bắt đầu chùn bước.

Na Uy đã thông báo rút toàn bộ chiến đấu cơ của mình đang làm nhiệm vụ tại Libya về nước. Italy, quốc gia gần Libya nhất cũng đã thu hẹp sự tham gia của mình trong các chiến dịch không kích bằng cách rút tàu sân bay Garibaldi.

Sau khi Na Uy thông báo rút quân, Anh đã thông báo tăng cường thêm 4 máy bay cường kích Tornado nhằm bổ sung cho số máy bay của Na Uy rút khỏi đây. Từ khi bắt đầu chiến dịch không kích Libya từ ngày 19/3/2011 đến nay. Tổng cộng có 17.566 phi vụ, trong đó có 6.648 phi vụ ném bom đã được thực hiện.

Sau hơn 4 tháng không kích, tình hình trên chiến trường Libya vẫn không hề thay đổi, lực lượng nỗi dậy với sự hậu thuẫn của NATO vẫn không thể làm được gì thêm ngoài những khu vực đã chiếm đóng trước khi nổ ra các cuộc không kích.

Lực lượng nỗi dậy chẳng những không thay đổi được tình hình mà trọng nội bộ của chính họ cũng trở nên rối ren hơn. Cùng với sự nản lòng của các đồng minh trong khối NATO điều đó càng cho thấy, chiến dịch quân sự tại Libya đang lâm vào ngõ cụt.

Một lần nữa cho thấy, tình hình tại các chiến trường như Iraq, Afghanistan đang tái diễn tại chiến trường Libya, Anh, Pháp 2 quốc gia dẫn đầu chiến dịch quân sự tại đây đang trên đường rơi vào vết xe đổ mà Mỹ đã gặp phải tại Iraq và Afghanistan.

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

>> Thiệt hại của quân đội Libya qua ảnh



[BDV news] Với sức mạnh vượt trội, lực lượng Liên quân đã khiến quân đội trung thành với ông Gadhafi những chịu những đòn chí mạng.



Tên lửa hành trình Tomahawk được giao nhiệm vụ tiên phong trong việc tiêu diệt các căn cứ của quân đội ông Gadhafi.



Một quả tên lửa Tomahawk đánh trúng một bãi đỗ xe của quân chính phủ Libya.



Các căn cứ của quân đội chính phủ liên tiếp bị trúng bom của Liên quân.



Một xe phóng rocket bắn loạt BM-21 của quân chính phủ bị hỏa lực của Liên quân thiêu rụi.



Nét mặt vui sướng của một chiến binh nổi dậy trước một xe tăng T-72 của quân đội chính phủ bị Liên quân tiêu diệt.



Một chiếc tháp pháo xe tăng T-72 của quân đội chính phủ bị tên lửa chống tăng Liên quân đánh bay ra khỏi thân xa một đoạn khá xa.



Một xe phóng tên lửa đối không SA-8 của quân chính phủ bị Liên quân tiêu diệt.



Lực lượng nỗi dậy đang kiểm tra các xe quân sự của quân chính phủ bị Liên quân tiêu diệt.



Một xe phóng tên lửa hành trình đối đất Scud của quân đội chính phủ bị trúng mảnh đạn của hỏa lực Liên quân làm vỡ kính buồng lái.



Một phiến quân với lá cờ của lực lượng nổi dậy đứng trên đống đổ nát của các xe quân sự của quân đội chính phủ như một sự khẳng định cho chiến thắng.



Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

>> Khám phá 'sào huyệt' của đại tá Gadhafi



Hiện không ai có thể biết đại tá Muammar Gadhafi ở đâu, nhưng nhà lãnh đạo của Libya chắc hẳn sẽ rất nhớ khu Bab al-Azizia, nơi được coi là "sào huyệt" của ông suốt nhiều năm qua.

Trong tiếng Ảrập, Bab al-Azizia có nghĩa là "Chiếc cổng tráng lệ". Đây là trung tâm đầu não của chế độ Gadhafi và luôn được ví như một biểu tượng tranh đấu của nhà lãnh đạo đất nước Libya. Không chỉ phục vụ mục đích quân sự, Bab al-Azizia đồng thời cũng là nơi ở của gia đình Gadhafi và rất nhiều bữa tiệc linh đình đã được tổ chức tại đây.

Tuy nhiên, so với những dinh thự nguy nga của các ông hoàng Ảrập hay những gia tộc giàu có ở vùng Vịnh, đại bản doanh của đại tá Gadhafi có phần khiêm tốn hơn rất nhiều.




Cảnh đại tá Gadhafi thề chống lại Mỹ và phương Tây hôm 22/02, với nền phía sau là "Ngôi nhà kháng chiến" đổ nát. Ảnh: Shahidulnews.

Sở hữu khối tài sản được ước tính lên tới vài chục tỉ USD nhưng nhà lãnh đạo Libya không thể rảnh tay xây cho mình một lâu đài nguy nga bên bờ Địa Trung Hải. Vốn là cái gai từ lâu trong mắt Mỹ và nhiều nước phương Tây, Gadhafi luôn là mục tiêu của các cuộc tấn công và sẽ chẳng ích gì khi cố sức xây một lâu đài khi biết rằng nó sẽ liên tục bị đánh phá.

Rộng 6 km2 và nằm cách không quá xa sân bay quốc tế Tripoli, Bab al-Azizia là một mục tiêu không quá khó để xác định trong các cuộc không kích. Ngày 15/4/1986, nhận lệnh trực tiếp từ cựu Tổng thống Ronald Reegan, 13 máy bay Mỹ đã ném bom khu nhà ở của gia đình Gadhafi ở khu vực trung tâm Bab al-Azizia.

Đây là hành động trả đũa của Mỹ sau vụ đánh bom tại một sàn nhảy ở Berlin khiến 2 công dân nước này thiệt mạng, vụ tấn công mà Libya bị cáo buộc thực hiện. Tuy nhiên, được sự cảnh báo từ Malta và Italia, Gadhafi đã kịp thoát khỏi khu nhà và chỉ bị thương nhẹ. Ngoài việc khu nhà bị phá hủy một phần, tổn thất đáng kể được Gadhafi khẳng định đó là cô con gái nuôi 15 tháng tuổi Hana thiệt mạng và 2 trong số những người con trai của ông bị thương.

Mặc dù vậy, sự thật về Hana vẫn còn là một dấu hỏi lớn khi nhiều thông tin khẳng định cô con gái nuôi này của Gadhafi chỉ là câu chuyện được dựng lên nhằm tuyên truyền lòng căm thù Mỹ và phương Tây trong dân chúng Libya.

Cho tới nay, khu nhà này vẫn chưa được xây lại. Tuy nhiên, nó đã được mang một cái tên mới là "Ngôi nhà kháng chiến". Ngay phía trước khu nhà, Đại tá Gadhafi cho dựng lên một tượng đài lớn có hình cánh tay trái màu vàng đang bóp nát một chiến đấu cơ của Mỹ. Kể từ đó, "Ngôi nhà kháng chiến" thường xuyên được Gadhafi sử dụng làm nền cho những lần xuất hiện trên truyền hình, như khi ông lên tiếng phản đối phán quyết vụ Lockerbie vào năm 2001 hay gần đây là những tuyên bố chống lại Mỹ và phương Tây hồi tháng trước.

Cũng chính tại tòa nhà bị hư hại nghiêm trọng này, nhiều thường dân Libya đã đến tụ tập và có những hành động thể hiện sự ủng hộ của họ đối với Gadhafi. Họ được coi là lá chắn sống để bảo vệ nhà lãnh đạo Libya trước các cuộc không kích của liên quân.

Chếch lên phía tây bắc khoảng 400 mét so với "Ngôi nhà kháng chiến" là căn lều theo kiểu du mục Ảrập của nhà lãnh đạo 68 tuổi. Đây là 1 trong số 4 nơi ở chính của ông trong suốt hơn 4 thập kỷ nắm quyền tại Libya. Năm 2004, cựu Thủ tướng Đức Gerhard Shroeder từng có mặt trong căn lều này khi thực hiện chuyến viếng thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo Đức tới Libya.

Vụ không kích diễn ra tuần trước của liên quân đã đánh sập hầu như toàn bộ một tòa nhà chỉ huy trung tâm cao 50 mét và chỉ cách căn lều kể trên vài bước chân. Lực lượng liên quân cho hay họ coi tòa nhà này là mục tiêu đánh phá, nhằm cắt đứt liên lạc giữa Gadhafi và lực lượng quân đội trung thành với ông.

Ở phía đông nam của Bab al-Azizia là một sân bóng đá dành cho các gia đình sinh sống gần đó. Theo mô tả của BBC, khu nhà ở của các gia đình này gợi lại hình ảnh của những trại tập trung người tị nạn tại dải Gaza. Người ta cho rằng nhiều khả năng những ngôi nhà này không chỉ phục vụ mục đích dân sinh mà có cả mục đích quân sự.



Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011

>> Kho vũ khí của quân đội Libya



[vnexpress news] Những năm tháng bị cấm vận đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới quân đội Libya. Kho vũ khí của nhà lãnh đạo Gadhafi hiện giờ chủ yếu là những xe tăng, máy bay và khẩu pháo có từ thời Liên Xô.





Xe tăng T-72 bị chiến đấu cơ của Pháp phá hủy trong cuộc không kích tại Shat al-Bedin, cách Benghazi 50 km về phía tây.

T-72 được đưa vào sử dụng trong những năm 1970 và trở thành lực lượng chủ đạo trong quân đội các nước Tây Âu những năm 1980. Nó không so sánh được với xe tăng Abrams của Mỹ nhưng vẫn được coi là một đối thủ mạnh mẽ trên chiến trường.



Một chiến binh nổi dậy đứng bên cạnh xác xe tăng T-55 thuộc lực lượng của nhà lãnh đạo Gadhafi. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, nhiều nước phương Tây đã bán T-55 cho các quốc gia như Libya.



Một loại phương tiện cũ kỹ vẫn được khai thác tại Libya là T-54. Với tháp pháo hình tròn và khẩu súng có nòng 100 mm, xe tăng T-54 giống với dòng xe tăng T-34 của Nga dùng chủ đạo trong Thế chiến 2. Rất nhiều phiên bản đã được phát triển kể từ khi ra mắt vào năm 1949. Nhưng dù nâng cấp đến đâu thì cũng không giấu được tuổi tác của nó và T-54 ngày nay chủ yếu chỉ là cổ vật so với các xe tăng đương thời.



Xe tăng T-90 về cơ bản là phiên bản cải tiến của xe tăng T-72 do Nga sản xuất. Mọi đặc điểm của có ở T-72 đều được nâng cấp. Trong số đó, T-90 có một khẩu súng 125 mm, động cơ mới và đèn hồng ngoại.



Xe tăng T-62 được sử dụng rộng rãi vào những năm 1960. Nó được coi như đối trọng của Nga cho các xe tăng của NATO như Centurion và M48 Patton. Nhưng ngay sau đó phương Tây đã tung ra một loạt mẫu ưu việt hơn như Chieftain, AMX-30 và M60.



Trước chiến dịch ném bom cuối tuần trước, Libya được ghi nhận là có 426 máy bay chiến đấu cũng như 52 trực thăng có vũ trang thuộc nhiều chủng loại. Cũng giống như đơn vị xe tăng của nước này, hầu hết lực lượng phòng không đều gồm các loại máy bay cũ kỹ, do Liên Xô sản xuất. Chẳng hạn như như máy bay ném bom siêu thanh Tupolev 22 này, đã bị loại bỏ khỏi phi đội của Nga vào những năm 1990, nhưng vẫn có mặt tại các kho vũ khí của những khách hàng cũ như Libya.



Lực lượng chủ đạo trong quân đội Mỹ tại chiến tranh Việt Nam, xe bọc thép M113 là một phương tiện vận chuyển quân đội vững chắc. Tuy nhiên một bất lợi lớn đối với phương tiện này là vỏ bọc quá mỏng của nó khó có thể chống đỡ những quả đạn rocket hay các loại vũ khí chống tăng khác.



Chiếc xe bọc thép BTR-50/-60 ra mắt đầu tiên vào những năm 1961. Trong lần tham chiến đầu tiên tại Afghanistan những năm 1980, vỏ mỏng của nó đã trở thành điểm yếu trước những chiến binh Afghanistan với đạn rocket. Ngoài ra, một lỗi kỹ thuật cũng khiến nòng súng không điều chỉnh được để bắn lên tầm cao hơn.



SA-13, còn được gọi là Strela 10, là loại tên lửa phòng không thế hệ kế tiếp của SA-9. Tên lửa này có thể đạt tốc độ gần với chiến đấu cơ Mach 2, trong đó có hệ thống dẫn đường điện quang học để nhằm đúng mục tiêu.



Ra đời vào năm 1970, MIG-23 là loại chiến đấu cơ của Liên Xô. Tuy nhiên, máy bay này chiến đấu khá kém so với các loại chiến đấu cơ của phương tây. Trong cuộc chiến năm 1982 ở Lebanon, Israel đã hạ hơn 80 máy bay của Syria - trong đó 30 chiếc là MIG-23.



Máy bay đánh chặn siêu thanh MIG-25 là câu trả lời của Nga trước sự thống trị bầu trời của Mỹ những năm 1960 - 1970. Phi cơ này có khả năng đạt tới tốc độ tối đa tương đương chiến đấu cơ Mach 2.83.



Các loại trực thăng tấn công của Libya bao gồm Mi-24, Mi-25 và Mi-35, được thiết kế vào những năm 1970. Chúng được quân đội Xô Viết sử dụng rộng rãi tại Afghanistan cho đến khi lực lượng ở nước Trung Á này được trang bị tên lửa Stinger.



Một loại tên lửa đất đối không khác thuộc thời kỳ Xô Viết, SA-2 có từ giữa những năm 1950. Nó gây được sự chú ý đầu tiên khi Xô Viết sử dụng một chiếc SA-2 để hạ máy bay do thám U-2 năm 1960.



Tên lửa SA-3 được thiết kế để nhằm các mục tiêu ở tầm thấp hơn so với loại SA-2. Được khai thác vào giữa những năm 1960, loại vũ khí này được Ai Cập và Syria sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến năm 1973 với Israel.


>> Lafontaine "Chó Sói và Cừu non Libya"



[bee news] Truyện kể rằng Sói đang uống nước trên đầu nguồn, chợt thấy một con Cừu non đang uống nước dưới chân suối, liền tiến lại gần giận dữ: "Cừu non sao dám làm bẩn đục dòng nước của tao?" Cừu phân trần rằng nó chỉ uống nước thấp dưới chân Sói, và nước không thể chảy ngược lại đầu nguồn. Sói giận điên lên, bảo rằng "Hơn sáu tháng trước mày đã nói xấu tao". Thưa ông “Lúc đó tôi còn chưa sinh ra”. Cừu non chưa kịp phân trần thì nó đã nằm trong bụng sói.

Sau gần 400 năm, câu truyện ngụ ngôn xưa của Lafontaine được đương kim tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy dàn dựng thành kịch bản có thật.

Vào hồi 16h45 GMT (tức 23h45 theo giờ Việt Nam) Pháp đã sử dụng 20 máy bay chiến đấu oanh tạc Libya, khởi đầu chiến dịch "Odyssey Dawn". Lực lương liên quân (gồm Mỹ, Pháp, Anh, Canada và Italy) hiện đang sử dung khoảng 25 tầu chiến và tầu ngầm cùng nhiều máy bay chiến đấu hiện đại nhất áp sát bờ biển để tấn công Libya. Đã có hàng trăm quả tên lửa Tomahawk được phóng đi và đã hủy diệt toàn bộ khả năng tự vệ của Libya. Một cuộc diễn tập hiệp đồng tác chiến đã có tiền "phạt vạ", bởi theo như thông báo, Mỹ và Anh đã phong tỏa hơn 50 tỷ đôla của Libya ở các ngân hàng của họ. Một cuộc trình diễn của các loại siêu máy bay tấn công tàng hình, tất cả các loại tầu ngầm chiến lược, tất cả các loại tên lửa hủy diệt, không khỏi không làm cho Nga và Trung Quốc chột dạ. Sau đợt thao diễn kỹ thuật này chắc chả có nước "nhỏ" nào dám đòi có chủ quyền. Một kiểu thực dân cũ đang được áp đặt trở lại.

Chỉ trong ngày đầu tiên không kích đã có hàng trăm người Libya bị chết và bị thương, số người bị chết và bị thương này nhiều hơn nhiều lần số người chết do xung đột phe phái nội bộ Libya. Số lượng người chết sẽ còn tăng hơn nhiều khi cuộc tấn công tiếp tục. Và lẽ dĩ nhiên sẽ chỉ có người Libya là bị chết thảm, bởi đây là một cuộc chiến tranh một phía, một cuộc chiến công nghệ cao mà người dân Libya không thể có khả năng chống cự. Những quả tên lửa được vệ tinh dẫn đường có khả năng san phẳng một thành phố chỉ trong tích tắc. Trong tác phẩm văn học nổi tiếng "Les Trois Mousquetaires" - Ba chàng ngự lâm pháo thủ, Alexandre Dumas, đã mô tả người Pháp không đánh kẻ đã rơi kiếm. Xem ra ông Sakozy không thạo binh kiếm lắm nên đã chọn kẻ không có kiếm để đâm cho chắc thắng. Người Pháp đang chờ đón một chiến thắng vinh quang do một người nhập cư mang lại. Một vinh quang với tên gọi "Odyssey Dawn" - Bản anh hùng ca về Cuộc thập tự chinh lúc bình minh.




Tổng thống Pháp Sarkozy ân cần đón tiếp đại tá Gaddafi tại Điện Élysée ngày 10-12-2007.


Việc làm của ông Sarkozy cũng không phải là không có tiền lệ. Mỹ đã qua mặt Nga đánh một đồng minh thân cận của họ là Nam Tư. Mỹ cũng đã bất chấp sự phản đối của Liên Hiệp Quốc, đánh Iraq và gây ra cái chết cho hơn 100 nghìn dân thường. Lý do mà người mỹ đưa ra nào là Iraq sản xuất vũ khí hủy diệt, vũ khí nguyên tử, nào là tiếp tay cho mạng lưới khủng bố toàn cầu Al-Qaeda... tất cả các "tội ác nghê tởm của Sadam Hussein" hóa ra đều chỉ là tin vịt, và rồi, do kẻ bị hại tức chính thể của ông Sadam đã không còn nên chẳng có ai đứng ra mà thanh minh với thế giới.

Còn nhớ đầu năm 2008, một toàn án liên bang Mỹ đã yêu cầu Libya chi trả hơn 6 tỉ USD bồi thường cho gia đình 7 nạn nhân Mỹ thiệt mạng trong vụ đánh bom một máy bay Pháp cách đây gần 20 năm. Libya cũng đã bị buộc phải bồi thường 2,7 tỷ USD do bị kết tội gài bom chuyến bay Pan Am trên bầu trời Lockerbie năm 1988, gài bom chuyến bay 772 của UTA ở Niger năm 1989. Sự thật ra sao thì khó mà biết được, nhưng một khi Cáo mà đã quy thì Cừu phải có tội, và Cừu thì cứ phải dùng tiền để chuộc tội; đấy là sự công bằng của Sói. Lần này số lượng thường dân bị chết dưới làm đạn của Liên quân là rất lớn, và chẳng tòa án nào dám xử cái tội giết người này, bởi Liên quân đã được Liên Hiệp Quốc cấp "Cota" xuất khẩu tội ác.


Pháp đã phát động chiến tranh ngay sau khi kết thúc hội nghị của liên minh quân sự quốc tế tại Paris (Pháp) vào lúc 21 giờ 45 phút ngày 19/3/2011 (giờ Việt Nam).


Phản ứng lại các cuộc không kích của Liên Quân, Phát ngôn viên chính phủ Libya tuyên bố: "Thay vì gửi các quan sát viên quốc tế đến giám sát lệnh ngừng bắn thì một liên minh các lực lượng quốc tế đã chọn hành động xâm lược quân sự." Chính phủ Libya cũng tái khẳng định việc tuân thủ lệnh ngừng bắn toàn diện. Tuy nhiên những tuyên bố này trở nên lạc lõng giữa những tiếng gầm rú của máy bay và tên lửa của Liên Quân.

So với các tình tiết trong câu truyện của Lafontaine, thì có lẽ ông Sarkozy hơi vội. Lý do mà ông Sarkozy đưa ra để lý giải cho việc vội vàng tấn công một quốc gia có chủ quyền và là thành viên của Liên Hiệp Quốc như Libya là nghĩa vụ lương tâm phải "bảo vệ sinh mạng người dân Libya, đáp ứng lời kêu gọi khẩn thiết của họ". Xem ra Lafontaine còn phải kính Sarkozy vài vái bởi ông Sarkozy đã đề cập tới lương tâm của Chó Sói trước khi xơi món thịt cừu.


Ông Gaddafi tuyên bố phân phát vũ khí để tiến hành một cuộc chiến tranh nhân dân


Suy cho cùng cái lỗi của Cừu là ở chỗ nó là món thịt cừu mà ai cũng thích, và như vậy cái "lỗi" của Libya là không thể phủ nhận. Với bờ biển Địa Trung Hải dài hơn 2000km, diện tích gần 2 triệu km2, dân số khoảng 6,5 triệu người; Libya là một vị trí chiến lược quân sự quan trọng trong khu vực. Libya là một quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn, đứng đầu Châu Phi, đứng thứ 9 trên thế giới. Dầu mỏ Libya có chất lượng cao, dễ khai thác (chi phí khai thác chưa đến 1 đôla cho một barrel, 117 lít). Hầu như tất cả dầu mỏ của Libya được vận chuyển qua Châu Âu với chi phí vận chuyên rất rẻ. Như vậy Libya là một mắt xích quan trọng trong bảo đảm chiến lược an ninh năng luợng đối với Châu Âu, và là đối trọng với nguồn cung dầu khí của Nga. Ngoài ra việc khống chế được Libya cũng sẽ khiến cho Nga mất đi những hợp đồng vũ khí nhiều tỷ đôla mỗi năm.

Có lẽ xét về phương diện kinh tế, và chiến lược quân sự thì ông Sarkozy đã có những tính toán cao tay, tuy nhiên còn quá sớm để mà phán xét về kết cục của cuộc chiến. Những suy nghĩ vội vàng về một hình thái quan hệ quốc tế mới thay cho những nguyên tắc đã tồn tại hàng nghìn năm về quyền tự quyết và chủ quyền quốc gia của các dân tộc rất có thể khiến cho thế giới lâm vào một cuộc đại chiến thế giới mới.


>> Khamis Gaddafi đã thiệt mạng


[VTC news] Các nguồn tin được truyền đi từ hai kênh truyền thông là Press TV và Al-Manara cho biết một trong số những con trai của Tổng thống Gaddafi đã bị giết chết.


Khamis Gaddafi (người đội mũ kepi viền đỏ ở giữa).


Trong khi hãng Al-Manara thông báo đích danh tên người bị giết, được xem là một trong những con trai của đại tá Gaddafi là Khamis Gaddafi thì truyền hình Press TV báo cáo rằng một con trai của nhà lãnh đạo Gaddafi đã thiệt mạng trong bệnh viện sau một trận "tử chiến".

Một hãng truyền thông khác là Al-Arabiya cũng đã đăng tải thông tin này.

Trong khi đó, một số nguồn tin khác nói rằng Khamis Gaddafi - con trai út của nhà lãnh đạo Gaddafi đã thiệt mạng trong bệnh viện vì bị thương nặng trong một trận giao tranh với lực lượng chống đối. 

>> Cấu hình vũ khí chiến đấu cơ không kích Libya



[Defense Update] Bộ Quốc phòng Anh và Pháp đã công bố các bức ảnh về cấu hình vũ khí tiêu chuẩn cho các chiến đấu cơ của họ đang tham chiến tại chiến trường Libya.

Sau đây là chùm ảnh chiến đấu cơ cùng vũ khí sử dụng oanh tạc Libya:


Tornado GR4 cất cánh từ căn cứ không quân Marham trên đường tiến tới Libya thực hiện nhiệm vụ.


Chiếc máy bay này được trang bị tiêu chuẩn cho nhiệm vụ tấn công mặt đất gồm: 3 tên lửa chống tăng Brimstone, 2 bom dẫn đường bằng GPS và Laze, tên lửa không đối không ASRAAM và hệ thống nhắm mục tiêu Litening.

Đây cũng là một chiếc Tornado GR4 với cấu hình vũ khí tương tự như chiếc ở trên. Các hệ vũ khí mang theo thích hợp cho vai trò hỗ trợ trên không. Như tên lửa chống tăng Brimstone được dùng để tiêu diệt các loại xe tăng, xe bọc thép, hệ thống phòng không của Libya.


Brimstone sử dụng hệ thống chỉ thị mục tiêu LGB bằng laser với độ chính xác cao, được hỗ trợ bởi hệ thống nhắm mục tiêu Litening. Ngoài ra, còn có hai tên lửa không đối không để phòng thân trước tiêm kích đối phương có thể xuất hiện đánh chặn.

Một chiếc Tornado GR4 khác giống các loại trên nhưng trang bị thêm thiết bị đối phó điện tử Cerberus ở hai bên cánh.



Chiến đấu cơ Rafale đang làm nhiệm vụ trên không phận Libya. Rafale trang bị 4 tên lửa dẫn hướng không đối đất AASM, các tên lửa này đều là phiên bản có khả năng dẫn đường kết hợp với GPS để nâng cao độ chính xác. Ở hai đầu mút cánh lắp tên lửa không đối không hồng ngoại MICA-IR.



Phiên bản Rafale hai chỗ ngồi tham chiến tại Libya. Cấu hình vũ khí gồm 4 tên lửa không đối không dẫn hướng GPS AASM, 2 tên lửa không đối không dẫn đường hồng ngoại MICA-IR.



Máy bay Mirage 2000-5 cất cánh làm nhiệm vụ tuần tra không phận Libya. Mirage 2000 mang theo 4 tên lửa không đối không tầm trung MICA-RF dẫn đường bằng radar chủ động và 2 tên lửa không đối không MICA-IR.



Chiến binh EF-2000 Typhoon cất cánh từ căn cứ Coningsby thực hiện nhiệm vụ bay tuần tra không phận Libya. Cấu hình vũ khí tiêu chuẩn gồm 4 tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 và 2 tên lửa đối không tầm ngắn ASRAAM.


Việc phòng không Libya im hơi lặng tiếng khiến hai chiến đấu cơ Rafale (Pháp) và EF-2000 (Anh) lần đầu tiên tham gia vai trò tấn công chính không phát huy được năng lực của mình và các nhà quân sự Anh - Pháp rất khó để đánh giá được ưu nhược điểm của hai loại này trong thực chiến.


Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011

>> Phòng không Libya 'tịt ngòi'?



Trong đợt không kích đầu của liên quân NATO vào lãnh thổ Libya, lực lượng phòng không được xếp hàng mạnh trong khu vực hoàn toàn im hơi lặng tiếng.

Mặc dù được đánh giá là quốc gia có hệ thống không phong hàng đầu trong khu vực, chỉ đứng sau Ai Cập. Đặc biệt, trong biên chế phòng không Libya có hệ thống tên lửa đối không tầm siêu xa S-200 được mệnh danh là sát thủ của máy bay AWACS và AEW&C.

Tuy nhiên, điều kỳ lạ là 8 tiểu đoàn SA-5 của Libya hoàn toàn im hơi lặng tiếng trong chiến dịch không kích đầu tiên của NATO. Bên cạnh đó là số lượng rất lớn các khẩu đội tên lửa đối không SA-2/3 cũng không thấy khai hỏa.

Phía Liên quân tuyên bố, họ đã hoàn toàn vô hiệu hóa được hệ thống phòng không Libya bằng 112 quả tên lửa hành trình tấn công chính xác Tomahawk, cùng 40 quả bom dẫn đường được ném xuống từ chiếc siêu máy bay ném bom B-2. Và rất nhiều tên lửa không đối đất khác được các máy bay chiến đấu của Pháp, Anh phóng xuống các mục tiêu mặt đất của Libya.

Rất nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh sự im hơi lặng tiếng của hệ thống phòng không Libya. Liệu lực lượng này đã bị vô hiệu hóa đúng như tuyên bố của Liên quân, hay đây là một bước lùi chiến lược.

Sự im lặng của phòng không Libya được giới quân sự thế giới nhận định
Trong cơ cấu tác chiến áp đặt vùng cấm bay của không quân NATO, các máy bay cường kích Tornado được giao nhiệm vụ áp chế hệ thống phòng không không quân đối phương (SEAD). Đây là loại máy bay cường kích được thiết kế cho vai trò tấn công mặt đất tại độ cao thấp, trang bị các tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm.



Tornado là mối đe dọa lớn với hệ thống phòng không Libya.

Để tác chiến đối không, các radar cảnh giới sục sạo mục tiêu phải mở để phát hiện mục tiêu. Nhưng mỗi khi có trạm radar phát sóng, lập tức sẽ bị các máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không phát hiện. Tornado sẽ nhận được chỉ thị mục tiêu và xuất hiện, các tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm có cơ chế tự dẫn đến nguồn phát bức xạ, xác suất tiêu diệt mục tiêu gần như 100%.

Các hệ thống radar cảnh giới Libya đa phần là các trạm radar cố định và bán di động, khả năng cơ động để tránh bị định vị là rất thấp. Nếu phát sóng chắc chắn sẽ bị Tornado tiêu diệt ngay.

Không quân NATO sở hữu một lực lượng tác chiến điện tử rất hùng hậu, các hệ thống radar và tên lửa của Libya có nguồn gốc từ Nga lại có độ kháng nhiễu khá thấp, rất dễ bị tổn thương trong môi trường tác chiến điện tử mạnh. Trong chiến tranh Iraq, lực lượng phòng không gần như bị tê liệt dưới sức mạnh tác chiến điện tử của NATO.

Kinh nghiệm chiến đấu trong môi trường tác chiến điện tử mạnh của phòng không Libya không cao. Do đó, họ buộc phải im lặng để bảo toàn lực lượng qua đợt không kích đầu tiên, qua đó tích lũy kinh nghiệm cho những lần tác chiến sau.

Khả năng sống còn của phòng không Libya
Về mặt địa lý, Libya có địa hình phần lớn là sa mạc, khá bằng phẳng và trống trải. Đây là điều kiện rất tốt để không quân phát huy năng lực tấn công do tầm quan sát rất rộng.

Tuy nhiên, điều đó đặt ra những thách thức rất lớn cho lực lượng mặt đất, khả năng nguy trang che giấu mục tiêu là rất khó khăn. Tính chất địa lý của đất chủ yếu là đất cát đặc trưng cho kiểu địa hình sa mạc, khả năng sử dụng công sự để che chắn mục tiêu cũng rất hạn chế.

Trong chiến dịch tấn công Iraq 2003, lực lượng phòng không của nước này dễ dàng bị vô hiệu hóa bởi lực lượng không quân của Liên quân. Địa hình tại Iraq có nhiều điểm tương đồng với địa hình tại Libya.

Hiện tại chưa có bất kỳ báo cáo chính thức nào về thiệt hại của đôi bên. Các phóng viên quốc tế chỉ được phép tiếp cận các khu vực có dân thường thiệt mạng và được sự cho phép của quân chính phủ tại Tripoli cũng như các khu vực do quân đội kiểm soát.

Phía Mỹ cho biết, họ cần ít nhất từ 6-12 tiếng đồng hồ để đánh giá thiệt hại của lực lượng phòng không Libya qua phân tích hình ảnh từ vệ tinh và các máy bay do thám thu được. Các chuyên gia quân sự Mỹ vẫn thận trọng tuyên bố, còn quá sớm để đánh giá khả năng thiệt hại của phòng không Libya.

(vtc news)

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

>> Kỷ nguyên 'Dân chủ Tomahawk'



[Vietnamdefence] Libya đang là nạn nhân tiếp theo của chính sách bạo lực cường quyền dưới chiêu bài đạo đức giả hiệu. Tên lửa Tomahawk trở thành phương tiện “truyền bá, cưỡng ép dân chủ” hữu hiệu của thế giới tự do.




Libya - thêm một cuộc chiến tranh có mùi dầu lửa

Thế kỷ XVII, thời trị vì của Vua Pháp Louis XIV (1661-1715), Hồng y áo xám khét tiếng Armand Jean du Plessis de Richelieu đã hạ lệnh khắc trên tất cả khẩu đại bác đúc tại Pháp dòng chữ Ultima ratio regum (Lý lẽ cuối cùng của các ông vua).

Một thế kỷ sau, Vua Phổ Friedrich II cũng cho dập dòng chữ Ultima ratio regis (Lý lẽ cuối cùng của nhà vua) trên các khẩu đại bác của Phổ.

Đó chính là triết lý của người phương Tây trong các cuộc chiến phong kiến tương tàn ở châu Âu khi mà các vị quân chủ tranh giành đất đai, của cải và quyền lực bằng lý lẽ, ngoại giao không được phải chuyển sang dùng binh đao, phải vận dụng “lý lẽ” cuối cùng là đại bác.

Người Pháp cũng có câu ngạn ngữ: “Muốn giết chó thì bảo chó điên”, tức là muốn gia hại ai đó thì chỉ cần tạo ra cớ.

Người Mỹ vận dụng rất giỏi và linh hoạt ngạn ngữ này.

Lúc Mỹ chia cắt và xâm lược Việt Nam thì họ nói để “ngăn chặn hiểm họa cộng sản, bảo vệ thế giới tự do”. Để có cớ đưa không quân ra đánh phá miền Bắc Việt Nam, họ dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ.

Năm 1999, Mỹ và NATO không kích Nam Tư với cớ Nam Tư vi phạm nhân quyền ở Kosovo.

Sau sự kiện 11.9.2001, Mỹ dùng chiêu bài “chống khủng bố” hết đánh Afghanistan, lại đi bắt cóc người trên khắp thế giới, tra tấn, hành hạ, ngược đãi họ trong những nhà tù chính thức và bí mật; cả thế giới bó tay để Mỹ tung hoành, tác oai tác quái.

Để xâm chiếm Iraq và loại bỏ ông Saddam Hussein năm 2003, Mỹ, Anh và nhiều nước phương Tây đồng thanh quy kết Iraq phát triển vũ khí hủy diệt lớn.

Và nay, họ lại đánh Libya tơi bời với cớ bảo vệ dân lành chống lại sự đàn áp của ông Gaddafi, thúc đẩy dân chủ ở nước này.

Tóm lại, khi kẻ mạnh muốn đánh kẻ yếu thì không thiếu lý do, nếu có thật thì tốt, còn không thì có thể ngụy tạo ra vô số.

Một điều lạ là tuy Libya bị chiến tranh thông tin của báo chí phương Tây tấn công mãnh liệt, họ lại có rất ít “bằng chứng” về sự tàn bạo, dã man của chế độ Gaddafi, trái ngược hẳn với những “bằng chứng” ấn tượng và phong phú, phần nhiều là ngụy tạo ở Nam Tư.

Phương Tây chỉ cần những thông tin báo chí nghèo nàn, định kiến, ác ý và thiếu bằng cớ đó, cộng với những lời kêu cứu thê thảm của phe đối lập nổi dậy ở Benghazi là đủ cho ra lò 1 Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an LHQ, mở đường cho chiến dịch quân sự chống Libya khai diễn vào tối 19.3.2011.

Ô, thế thì vì sao mà các nhà dân chủ lại thích dùng bom với tên lửa để “dân chủ hóa” nước khác thế nhỉ?!

Mỹ và các nước phương Tây suốt ngày và ở đâu cũng “tụng kinh” dân chủ. Dân chủ đã trở thành bài học dạy đời đặc quyền của các ông thầy đạo đức này, đã trở thành thứ giáo lý, thứ tôn giáo thật sự.

Nhưng sự đời oái oăm là những “nhà truyền giáo” hiện đại có lượng từ bi hải hà này mà tấm lòng chỉ đăm đăm lo cho tương lai nhân loại và quyền lợi con người không hiểu sao lại hay dụng võ, lại hay dùng chiêu “truyền giáo bằng thanh kiếm”, hay nói một cách hình tượng và cập nhật hơn là bằng “tên lửa Tomahawk” đến thế.

Tên lửa Tomahawk đã trở thành “lý lẽ cuối cùng” của Mỹ và phương Tây trong vài chục năm trở lại đây và có lẽ còn như vậy trong nhiều năm nữa.

Nếu thế kỷ XVIII-XIX, người ta nói nhiều đến kỷ nguyên của “Ngoại giao pháo thuyền” trong quan hệ quốc tế, thì từ cuối thể kỷ XX, chúng ta chứng kiến sự ra đời một biến tướng của nó, của kỷ nguyên “Dân chủ Tomahawk”.



>> Báo Nga bình luận về cuộc chiến chống Libya



Theo một chuyên gia, hành động tấn công quân sự do Mỹ và các nước đồng minh phát động chống lại chính quyền của Tổng thống Libya Gaddafi có thể khiến lực lượng phiến quân nổi dậy quyết định “quay cờ” gia nhập vào lực lượng quân chính phủ để đối phó với các thế lực quân sự phương Tây.

Đây là bình luận của một quan chức quân sự tại khu vực Địa Trung Hải trong khi trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn Nga Ria Novosti qua điện đàm ngày 20/3.





Tên lửa Tomahawk được bắn đi từ tàu chiến.

Chuyên gia quân sự không được tiết lộ danh tính này cho biết các đợt không kích lãnh thổ Libya của quân đồng minh có lẽ sẽ không tránh khỏi việc tàn sát vào nhầm cả vào lực lượng nổi dậy.

Sự việc có thể trở thành con dao hai lưỡi, khơi nên căm phẫn ở họ. Một khi đã bị tổn hại rất có thể phe nổi dậy sẽ tham gia cùng lực lượng quân của chính phủ Libya để chiến đấu chống lực lượng quân sự nước ngoài.

Cần phải nhấn mạnh rằng, tình hình tại Libya hiện nay rất phức tạp, có nhiều đảng phái và lực lượng có mâu thuẫn về lợi ích chính trị khác nhau. Khả năng về một phong trào tập hợp lực lượng chống các thế lực nước ngoài tại đây hoàn toàn có thể xảy ra – chuyên gia này cho hay.


Một địa điểm tại Libya bị trúng đạn của quân đồng minh.

“Việc quân đội Mỹ và Pháp tấn công các địa điểm trên lãnh thổ Libya được ví như hành đồng đi trên một sợi dây vô cùng nguy hiểm mà sau đó là những hậu quả không thể đảo ngược sẽ phát sinh, buộc các bên phải tiến hành các chiến dịch tấn công và phòng thủ quy mô lớn”.

(vtc news)

>> Tiêu diệt không quân và phòng không Libya trong 5-8 giờ



Chiến dịch quân sự của NATO ở Libya sẽ kéo dài 5-8 giờ, trong thời gian đó các lực lượng không quân và các hệ thống phòng không của Libya sẽ bị tiêu diệt. Sau đó, sự tham gia của phương Tây vào chiến sự sẽ chỉ còn là trang bị và huấn luyện cho quân nổi dậy.

Hôm thứ sáu, Pháo và Anh công bố ý định mở chiến dịch quân sự chống Libya trong vài giờ tới. Tổng biên tập tạp chí Oborona (Nga) Igor Korot chenko cho rằng, các quốc gia tham gia chiến dịch tích cực nhất sẽ là 3 nước Mỹ, Anh, Pháp.




Các nước này đã sẵn sàng tiến hành chiến sự. “Từ góc độ thực tiễn, mọi biện pháp đã được thực hiện - các kế hoạch được thẩm định, các mục tiêu được xác định, đã tiến hành trinh sát vũ trụ, lập cơ sở dữ liệu. Bây giờ chỉ còn việc ấn nút”, đại tá Korotchenko nói.

Ông Korotchenko cho rằng, chiến dịch quân sự của NATO sẽ không kéo dài và nhận định: “Nhiệm vụ tiêu diệt không quân và hệ thống phòng không của Libya được giải quyết trong vòng 5-8 giờ. Sau một ngày đêm, tối đa là hai, bản thân giai đoạn quân sự sẽ kết thúc”.

Sau đó, sự can thiệp của nước ngoài chỉ còn là trang bị và huấn luyện quân nổi loạn chiến đấu với Gaddafi. Ông Korotchenko loại trừ khả năng châu Âu và Mỹ tham gia chiến dịch mặt đất.

Ông Korotchenko cho rằng, việc Nga bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết 1973 chống Libya, nhưng không phản đối là một sai lầm chính trị nghiêm trọng

Ông nói: “Rõ ràng là chúng ta không vui vẻ gì với các phương pháp của ông Gaddafi, với cá nhân ông ấy. Nhưng ông ta là nhà cầm quyền hợp pháp và các hành động của ông ấy là hợp pháp. Gaddafi đang làm đúng cái điều mà ông Putin đang làm ở Chechnya, chỉ có điều là ở quy mô nhỏ hơn - đó là bảo đảm sự toàn vẹn của quốc gia”.

Ông cũng nói thêm: “Lật đổ Gaddafi sẽ không mang lại cho Nga bất kỳ lợi ích nào. Chúng ta mất 4,5 tỷ USD của các hợp đồng vũ khí chưa thực hiện và ảnh hưởng địa-chính trị trong khu vực. Những người sẽ thay thế Gaddafi sẽ hướng hoàn toàn sang các nước phương Tây”.

(vietnamdefence news)

>> Tại sao Anh, Pháp đi đầu trong chiến dịch ở Libya?



Giữa chiến dịch lớn nhằm vào Libya, nhiều người vẫn không khỏi thắc mắc: Tại sao Anh, Pháp lại dẫn đầu trong cuộc chiến này? Tại sao lực lượng vũ trang của họ lại can thiệp quân sự và tại sao các nhà ngoại giao của họ gây áp lực trong cuộc đàm phán dẫn tới việc ra nghị quyết chống Libya?


Dưới đây là bài bình luận trên tạp chí Time xung quanh những câu hỏi này.

Thủ tướng Anh David Cameron cho biết hành động quân sự chống Moammar Gadhafi là "cần thiết, nó hợp pháp và đúng đắn". Đúng đắn, "bởi vì tôi không tin rằng chúng ta nên thờ ơ trong khi tên độc tài này sát hại dân chúng của chính ông ta". Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy thì nói: "Chúng ta can thiệp vì lẽ phải không cho phép dung thứ những tội ác như thế".

Tuy thế, những lý luận của hai nhà lãnh đạo này không thực sự trả lời câu hỏi: Tại sao lại can thiệp vào Libya?



Quân đội Mỹ nã tên lửa xuống Libya. Ảnh: US Navy.

Liệu có phải những biến cố ở Libya có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích quốc gia của Anh và Pháp? Đúng là Libya nằm ở bên kia Địa Trung Hải, đối diện với châu Âu và hai bên có hợp tác thương mại. Tuy nhiên, Libya chỉ có hơn 6,5 triệu dân. Để so sánh, nó cũng chỉ tương đương với hai quốc gia ở Trung Mỹ là El Salvador và Honduras. Trong Chiến tranh Lạnh, các nhà lập pháp Mỹ phải tranh cãi khá lâu trước khi can thiệp quân sự tại Trung Mỹ.

Libya có dầu mỏ và khí đốt, đúng, nhưng nó chỉ chiếm chưa tới 2% trữ lượng dầu mỏ toàn cầu. Thật khó để nói rằng Anh và Pháp tham gia chiến dịch vì lý do thương mại.

Vấn đề nhập cư? Đúng là bất ổn ở khu vực này có nhiều khả năng kéo theo làn sóng nhập cư lên phía bắc (châu Âu). Tuy nhiên, khó có thể tưởng tượng một cuộc khủng hoảng về làn sóng tị nạn sẽ diễn ra ở Bắc Phi nếu Moammar Gadhafi tiếp tục nắm quyền. Địa Trung Hải là biển lớn, nó đâu phải chỉ là một đường biên giới mà người ta chỉ việc bước qua.

Lịch sử ư? Anh, dưới thời cựu thủ tướng Tony Blair dù có không hài lòng với chính phủ Gadhafi, thì nước này cũng không có nhiều lý do để yêu hay ghét Gadhafi. Các điệp viên Libya có bị đổ lỗi khiến phi cơ của hãng PanAm gặp nạn tại Scotland, nữ cảnh sát London có bị bắn từ sứ quán Libya năm 1984, những tội ác đó dù kinh khủng cũng không thể là lý do dẫn tới việc tham chiến.

Muốn lấy lại hình tượng tốt đẹp? Sarkozy lỡ nhịp trong làn sóng nổi dậy ở thế giới Ảrập vì những mối liên hệ của chính quyền của ông với Tunisia. Nhiều người cho rằng Sarkozy lớn tiếng trong chiến dịch này để lập lại uy tín của Pháp trong thế giới Ảrập. Nếu điều đó là đúng, đây quả là một bước đi mạo hiểm vì không có gì đảm bảo can thiệp quân sự vào Libya sẽ thành công hoặc sẽ giúp Pháp lấy lại danh tiếng.

Liệu có phải họ ảo tưởng về chuyện làm việc lớn? Nhiều người tranh cãi rằng Anh và Pháp hành động quân sự vì đơn giản lịch sử cho phép họ làm thế. Họ muốn chứng tỏ hai nước vẫn là cường quốc. Tuy nhiên, điều này không hợp lý vì cả Cameron và Sarkozy đều là những nhà lãnh đạo có lý lẽ. Cả hai nước đều là quốc gia dân chủ, tại đây, các cử tri không ủng hộ chủ nghĩa phiêu lưu về quân sự.

Còn lại hai lý do cuối cùng có thể phần nào giải thích được hành động của Anh và Pháp lúc này. Thứ nhất, có lẽ Anh và Pháp tin rằng không phải lúc nào Mỹ cũng có thể gánh vác mọi chuyện. Thế giới sẽ an toàn hơn nếu các nền dân chủ khác giúp Mỹ thực hiện các sứ mệnh về ngoại giao và quân sự.

Thứ hai, như cựu thủ tướng Tony Blair từng nói, khi đối mặt với khủng hoảng như ở Libya, việc không hành động cũng là một quyết định và đi kèm theo nó là hậu quả. Anh, Pháp, Mỹ và các nước khác có thể không lên tiếng khi Gadhafi ra tay trấn áp những người phản đối chính quyền của ông ta 3 tuần trước. Tuy nhiên, họ cực lực phản đối. Việc không làm gì khi mà Gadhafi có vẻ như sắp chiến thắng trong cuộc nội chiến ở Libya sẽ phơi bày sự yếu kém của những nước từng muốn ông ta ra đi.

Nhìn vào hai lý do đó, quyết định hành động quân sự ở Libya - dù khôn ngoan hay không - ít nhất có thể hiểu được.

(vnexpress.net)

>> Pháp điều tàu sân bay đến Libya



Paris hôm nay điều tàu sân bay Charles de Gaulle để tăng cường lực lượng cho cuộc tấn công chống lực lượng của nhà lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi.

Con tàu hàng đầu của hạm đội hải quân Pháp khởi hành từ cảng hải quân Toulon vào lúc 12h GMT (19h Hà Nội) hôm nay, chở 20 máy bay chiến đấu, hầu hết là Rafale và Super Etendard, cùng các trực thăng chiến đấu và hai máy bay trinh thám loại E-2.

Các quan chức Pháp cho hay, tàu sân bay còn cách Libya 24 giờ tàu chạy, tuy nhiên nó cần từ 36 đến 48 giờ để cho máy bay và các thiết bị đổ bộ lên tàu.




Teen lwar Tomahawk của Mỹ bắn đi từ ven biển Bahamas nhằm vào Tripoli. Ảnh: AFP

Tàu sân bay được ba tàu chiến khác hộ tống, gồm tàu chống tàu ngầm, tàu phòng không và tàu đa nhiệm tàng hình. Ngoài ra còn một tàu tiếp liệu. Toàn bộ nhóm này được bảo vệ bởi một tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Trong khi đó các máy bay chiến đấu của Pháp tiếp tục quần thảo trên bầu trời Libya, trong chiến dịch can thiệp của liên quân phương tây và một số quốc gia Arập.

Các chiến đấu cơ của Pháp tối qua đã thực hiện bốn vụ tấn công xuống lãnh thổ Libya, với mục tiêu phá hủy các chiến xa, xe bọc thép của quân đội trung thành với nhà lãnh đạo chính phủ Libya Gadhafi. Cùng lúc, hơn 110 tên lửa hành trình của Mỹ và Anh từ các tàu chiến xung quanh Libya nã vào thủ đô Tripoli của nước này.

Chính quyền Gadhafi cho hay, 48 người thiệt mạng trong các cuộc tấn công vào Tripoli. Ông Gadhafi tuyên bố quyết tâm chống lại "cuộc xâm lăng trắng trợn" này, và đe dọa một cuộc chiến kéo dài khắp khu vực Địa trung hải.

Hôm nay, tham mưu trưởng quân đội Mỹ Michael Mullen phát biểu khẳng định rằng giai đoạn đầu của chiến dịch quốc tế nhằm áp đặt vùng cấm bay ở Libya đã "thành công".

Chiến dịch không kích Libya được Pháp, Anh, Mỹ và các nước đồng minh thực hiện sau khi Hội đồng Bảo an LHQ thông qua một nghị quyết cho phép áp dụng vùng cấm bay trên toàn lãnh thổ Libya, mở đường cho những cuộc không kích. Giai đoạn đầu này của chiến dịch là nhằm tiêu diệt khả năng phòng không của quân đội Libya, sau đó các phi cơ của liên quân sẽ triển khai ngày đêm nhằm đảm bảo không một máy bay quân sự hay dân sự nào của Libya được phép cất cánh nếu không được phép của ủy ban cấm bay.

Nga, Trung Quốc, Venezuela đã lên tiếng phản đối hoặc "lấy làm tiếc" về chiến dịch của liên quân do Pháp, Anh và Mỹ đứng đầu chống chính quyền Libya.

(vnexpress.net)

>> Toàn cảnh giai đoạn đầu chiến dịch đánh Libya



Cuộc tấn công của liên quân vào Libya mở màn đêm 19/3 mới chỉ là giai đoạn đầu Anh, Mỹ và Pháp thực thi chiến dịch thị uy sức mạnh quân sự, chống lại chế độ Gadhafi mà họ cáo buộc đang “điên cuồng tàn sát dân lành”.





Chiến đấu cơ Rafale của Pháp tại căn cứ quân sự Saint-Dizier chuẩn bị cho chiến dịch tại Libya, hôm 19/3. Ảnh: AFP.

Việc lên kế hoạch tấn công các mục tiêu là cơ sở hạ tầng quân sự của Libya đã được liên quân nghiên cứu từ vài tuần trước, bằng cách sử dụng ảnh vệ tinh cùng những chuyến bay trinh sát của máy bay do thám Anh và Mỹ. Mục tiêu của việc thu thập thông tin tình báo này là theo dõi mọi di biến động và liên lạc giữa các lực lượng ủng hộ đại tá Gadhafi.

Tổng tư lệnh chiến dịch đánh Libya là đô đốc Mỹ Samuel Locklear, chỉ huy lực lượng liên quân đóng tại căn cứ Naples, Italy. Sau hội nghị thượng đỉnh bất thường về Libya tại Paris ngày 19/3, đô đốc Locklear được giao nhiệm vụ đập tan cỗ máy quân sự của Gadhafi và đảm bảo lệnh cấm bay trên toàn cõi Libya.

Theo đó, tấn công hệ thống radar và tên lửa phòng không của Libya là giai đoạn đầu của chiến dịch “đánh hội đồng” này. Mở màn chiến dịch, chiến đấu cơ Rafale của Pháp tiêu diệt một chiếc xe quân sự của Libya, có thể là xe tăng, lúc 16h45’ giờ GMT (23h45’ giờ Hà Nội) ngày 19/3, gần Benghazi. Khi màn đêm buông xuống, chiến dịch mang tên Odyssey Dawn của liên quân mới thực sự ác liệt khi Lầu Năm Góc cho biết có tổng cộng 110 quả tên lửa đối đất Tomahawk đã được Anh và Mỹ bắn vào Libya.

Cơn mưa tên lửa Tomahawk của liên quân đã rơi xuống dọc khu vực bờ biển trải dài của Libya. Những quả hỏa tiễn hạng nặng bay với tốc độ siêu thanh này được phóng từ tàu ngầm lớp Trafalgar của Anh và hai chiến hạm của Mỹ là khu trục hạm USS Mason mang tên lửa dẫn đường và tàu ngầm USS Providence gắn tên lửa Tomahawk tại Địa Trung Hải.

Tham gia màn phủ đầu này còn có những chiếc chiến đấu cơ cường kích mặt đất Tornado GR4 của Anh, trang bị tên lửa Storm Shadow chuyên oanh tạc các trung tâm chỉ huy, hầm điều khiểu và trạm radar của đối phương. Bên cạnh đó, những chiếc F-18 Super Hornet của hải quân Mỹ cũng xuất kích từ tàu sân bay USS Enterprise tại Biển Đỏ và máy bay chiến đấu Pháp từ tàu sân bay Charles de Gaulle tại cảng Toulon của Pháp.

Tổng cộng, Guardian cho biết trong đêm 19/3 đã có tổng cộng hơn 20 mục tiêu đã định của quân đội Libya bị tiêu diệt. Các đơn vị tên lửa đất đối không của lực lượng thân Gadhafi bị phá hủy hàng loạt. Ngoài ra, mạng lưới thông tin liên lạc quân sự có ý nghĩa sống còn đối với Gadhafi cũng bị đánh tơi tả.

Cuộc oanh tạc bằng tên lửa và máy bay nhằm vào quân đội Gadhafi này được mô tả là giai đoạn “tạo động lực” cho chiến dịch, với mục tiêu làm “câm họng” hệ thống phòng không của Libya. Đồng thời đợt tấn công này mở đường cho giai đoạn hai của màn dạo đầu đánh Libya.

Ngay khi hệ thống phòng không của Libya được xác định đã mất năng lực chiến đấu sau đợt tấn công đêm 19/3, đến lượt các chiến đấu cơ của NATO xuất hiện để tấn công các mục tiêu khác trên mặt đất. Mục tiêu của giai đoạn tấn công thứ hai này đa dạng từ các đơn vị xe tăng, xe bọc thép, hệ thống tên lửa tầm xa và những cỗ xe phóng hỏa tiễn tự hành của đại tá Gadhafi.

Ngay khi hai giai đoạn tấn công mục tiêu quân sự trên mặt đất hoàn tất, liên quân sẽ bước vào giai đoạn “làm cảnh sát trên không”, trong đó các máy bay liên tục quần đảo trên không phận Libya để đảm bảo vùng cấm bay có hiệu lực. Trong giai đoạn này, ngoài Anh, Mỹ và Pháp sẽ có máy bay và phương tiện của nhiều nước khác như Đan Mạch, Qatar, Canada, Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất và một số quốc gia tham gia.

Giai đoạn thực thi và giám sát vùng cấm bay thực sự cho thấy chiến dịch can thiệp vào Libya mang tính đa quốc gia. Nhưng việc điều phối các chuyến bay của chiến đấu cơ nhiều nước, cất cánh từ nhiều khu vực khác nhau cùng đến không phận Libya làm nhiệm vụ sẽ thực sự là một thách thức trong chiến dịch can thiệp Libya.

Vùng cấm bay tại Libya được Anh và Pháp cùng đề xuất sau khi quân đội ủng hộ đại tá Gadhafi tấn công người chống đối bằng vũ khí hạng nặng hồi tháng trước. Ban đầu Mỹ lưỡng lực với đề xuất này, nhưng sau đó ủng hộ. Sau khi chịu sức ép gay gắt, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đầu tuần này đã bỏ phiếu phê chuẩn lập vùng cấm bay tại Libya, nhằm ngăn chặn cuộc tấn công của quân Gadhafi vào thường dân.

Để thiết lập vùng cấm bay, liên quân đã tập trung một lượng lớn vũ khí gần Libya với hàng trăm máy bay chiến đấu có khả năng tiếp cận quốc gia Bắc Phi này trong thời gian ngắn. Trong số này có những phi đội F-16 của Mỹ, Đan Mạch, CF-18 của Canada, Tornado và Typhoon của Anh, chủ yếu đóng ở miền nam Italy. Pháp thì triển khai khoảng 100 máy bay chiến đấu, gồm chủ yếu là Rafale và Mirage 2000 cùng tàu sân bay Charles de Gaulle tham gia chiến dịch tại Libya.


(vnexpress.net news)

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2011

>> Thực lực quân sự của Libya



Bất ngờ với cuộc bạo loạn, thực tế ông Muammar Gaddafi đã không kịp chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh với Mỹ, phương Tây và đồng minh.

Sau khi có Nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ, để duy trì vùng cấm bay, Mỹ, phương Tây và đồng minh sẽ phải chế áp hệ thống phòng không và hủy diệt không quân Libya vốn phần nào vẫn còn sức chiến đấu bất chấp cuộc bạo loạn trong nước.

Một chiến dịch như vậy cần không dưới mấy trăm máy bay tiến công của Không quân Mỹ, phương Tây và đồng minh.

Còn ông Gaddafi có trong tay những lực lượng nào? Ông Gaddafi có thể chống chọi các kẻ thù của mình hay không?

Chỗ dựa của Gaddafi
Ngoài Lục quân, còn có 5 lữ đoàn Vệ binh Jamihiria, 1 lữ đoàn Cận vệ cách mạng và Lữ đoàn Vệ binh 32. Chính các đơn vị này cùng với 6 tiểu đoàn commando do các chuyên gia nước ngoài huấn luyện là những đơn vị có khả năng chiến đấu nhất và trung thành với ông Gaddafi. Các đơn vị này tuyển quân từ những người đồng hương và cùng bộ tộc với nhà lãnh đạo Libya. Lực lượng vệ sĩ riêng của Gaddafi, theo một số nguồn tin, là do các chuyên gia Nga và Belarus huấn luyện.

Trong các bản tin từ Libya, nhiều người thấy những binh lính da đen chiến đấu bên phía Gaddafi. Đó chính là các lính đánh thuê của lực lượng Lê dương Hồi giáo al-Failaka al-Islamiya (Islamic Legion hay Islamic Pan-African Legion) có quân số 7.000-15.000. Đó là những lính đánh thuê được trả lương rất cao, tuyển từ Chad, Nigeria, Mali, Sudan, có cả người Arab từ Ai Cập, Algeria, Tunisia, thậm chí từ Pakistan và nhiều nước khác. Họ cũng được chuyên gia nước ngoài huấn luyện.





Máy bay Tornado của Không lực Hoàng gia Anh cất cánh từ căn cứ không quân ở Lossiemouth ở Moray, phía Bắc Scotland tới căn cứ Akrotiri.(theo: báo đất việt)


Quân đội Libya
Quan điểm khác thường của ông Gaddafi về tổ chức nhà nước cũng thể hiện trong lĩnh vực quân sự. Libya giống như mọi nhà nước cũng có lực lượng vũ trang. Lực lượng này bao gồm bản thân quân đội và nhiều đơn vị quân sự và bán quân sự cấu thành cái gọi là lực lượng dân quân.

Quân đội Libya có gần 80.000 người và chiếm khoảng ½ là lính nghĩa vụ. Vũ khí chủ yếu là của Liên Xô, nhưng cũng có vũ khí của Czech, Pháp, Italia.

Về xe tăng, Libya có hơn 800 chiếc, trong đó có khoảng 200 Т-72М1, số còn lại là những xe tăng lạc hậu, ngoài ra còn có khoảng 1.300 đang được cất giữ.

Về tên lửa đường đạn chiến thuật, họ có tới 120 hệ thống đã cũ nhưng tin cậy là Elbrus (Scud) và Luna-M.

Quân đội Libya có rất nhiều pháo, đặc biệt là pháo phản lực.

Như vậy là quân đội Libya tuy nhỏ bé song lại không thiếu binh khí kỹ thuật. Nhưng phần lớn số vũ khí được lưu kho ở tình trạng không thuân thủ các quy định, tiêu chuẩn niêm cất và từ lâu không còn hoạt động được.

Ngoài ra, hiện chưa rõ bộ phận nào của quân đội còn trung thành với ông Gaddafi. Chắc chắn đó là các đơn vị đặc nhiệm và vệ binh do những sĩ quan đồng hương với “vị lãnh tụ cách mạng” chỉ huy.

Một bộ phận nhỏ các đơn vị quân đội thông thường nằm dưới quyền chỉ huy của các sĩ quan cùng bộ tộc với phe nổi loạn đã chạy sang phía họ. Tham gia chiến đấu chống Gaddafi còn có các dân binh từ các tổ chức bán quân sự “Phòng vệ nhân dân địa phương” và “Đội dân binh vũ trang”

Nhiều khả năng, một bộ phận đáng kể quân đội chính quy vẫn chờ xem ai sẽ thắng và không chịu chấp hành mệnh lệnh của cấp chỉ huy.

Không quân và phòng không lạc hậu nhưng vẫn còn sức chiến đấu
Theo chuẩn mực của Phi châu, Không quân Libya khá mạnh và đông quân, nhưng được trang bị vũ khí lạc hậu. Ngoài ra, trình độ kỹ năng bay của nhiều phi công là rất kém do tính bừa bãi và thái độ coi thường công tác huấn luyện chiến đấu.

Tổng cộng, họ có hơn 400 máy bay chiến đấu, trong đó có 7 máy bay ném bom tầm xa Tu-22B.

Lực lượng trực thăng có hơn 140 chiếc, trong đó có 35 trực thăng tiến công Mi-24.

Dĩ nhiên không phải toàn bộ số binh khí kỹ thuật này còn tốt và có thể bay, song chắc chắn là có 1/2 số máy bay có khả năng sẵn sàng chiến đấu.

Hệ thống phòng không Libya do các chuyên gia Liên Xô xây dựng và khá mạnh, nhưng lạc hậu. Lực lượng tiến công chủ lực là 8 tiểu đoàn tên lửa phòng không tầm xa S-200VE có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm đến 250 km.

Ngoài ra, còn có 3 lữ đoàn tên lửa phòng không S-125 và 5 lữ tên lửa phòng không quá lạc hậu S-75. Các hệ thống tên lửa phòng không cơ động bao gồm các loại Kvadrat, Osa và Strela của Liên Xô và Crotale của Pháp, tổng cộng có hơn 100 hệ thống.

Gaddafi không kịp chuẩn bị cho chiến tranh
Gần đây, quân đội Libya đã có kế hoạch hiện đại hóa mạnh vũ khí trang bị. Gaddafi muốn mua của Nga các hệ thống tên lửa phòng không Buk-М1-2E, Tor-М2E và kể cả S-300PMU-2.

Không quân Libya muốn mua tới 20 tiêm kích tối tân Su-35, máy bay huấn luyện-chiến đấu Yak-130.

Lục quân Libya dự định hiện đại hóa các xe tăng Т-72М1 lên mức gần với tăng Т-90S, cũng như mua xe tăng Т-90SA. Họ cũng đã đặt hàng 3 tàu tên lửa Projekt 1241.8 Molnya trang bị tên lửa Uran-E và dự kiến đặt mua 2 tàu ngầm Projekt 636М Kilo.

Nhưng cuộc bạo loạn và những biện pháp trừng phạt áp đặt sau khi cuộc bạo loạn nổ ra đã cản trở các kế hoạch này.

Lúc này, khi mà các cuộc không kích của kẻ thù đang đến gần, chắc ông Gaddafi phải hối tiếc về sự chậm trễ hiện đại hóa quân đội của ông.


(theo vietnamdefence news )

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011

>> Biệt kích Ai Cập xâm nhập Libya



Ai Cập đã cử một số người thuộc lực lượng biệt kích 777 sang Libya giúp lực lượng nổi dậy chống lại ông Gadhafi.

Hàng trăm lính biệt kích này ăn mặc thường phục huấn luyện cho lực lượng nổi dậy kỹ năng quân sự, truyền đạt kinh nghiệm đối phó với quân đội trung thành với ông Gadhafi.

Bên cạnh đó, cũng có một số lực lượng biệt kích của Anh (SAS) và Lực lượng đặc biệt của Mỹ xuất hiện tại Libya, chủ yếu là tháp tùng các quan chức ngoại giao nước này hoặc thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, theo dõi và giám sát những người cầm đầu lực lượng nổi dậy, bị tình nghi là có dính dáng tới Al-Qaeda.



Biệt kích 777 là lực lượng chuyên đổ bộ đường không.

Bất cứ sự can dự của Ai Cập vào Libya đều được thực hiện rất cẩn thận. Hai nước từng giao tranh với nhau trong cuộc chiến tranh kéo dài 3 ngày năm 1977.

Nguyên nhân chính của sự căng thẳng là do những mâu thuẫn có từ hàng nghìn năm nay, toàn bộ Libya bị Ai Cập coi là một phần họ. Nhưng nguyên nhân thực tế là Libya có toàn bộ dầu lửa trong khi dân số chỉ bằng 1/10 dân số Ai Cập.

Tuy nhiên, trong bối cảnh của cuộc cách mạng “hoa nhài” họ có thể trở thành huynh đệ của nhau. Lực lượng biệt kích Ai Cập thuộc đơn vị 777, được thành lập vào cuối những năm 1970. Đon vị này trải qua nhiều thăng trầm trong 2 thập kỷ tiếp theo trước khi có được cơ cấu tổ chức như hiện nay.

Giờ đây, đơn vị 777 có 250-300 thành viên, trực thuộc Bộ Tư lệnh biệt kích Lục quân ở Cairo. Đơn vị do lực lượng GSG-9 (đơn vị tác chiến đặc biệt và chống khủng bố) của Đức, GIGN (Lực lượng đặc biệt) của Pháp và lực lượng biệt kích Delta của Mỹ huấn luyện.

Tất cả các thành viên của đơn vị 777 đều có khả năng thực hiện nhiệm vụ đổ bộ đường không cả ở tầm thấp và nhảy dù ở trên cao.

Trước đây, hoạt động chính của đơn vị này là trấn áp các tổ chức Huynh đệ Hồi giáo và các nhóm Hồi giáo Cấp tiến khác. Một số thông tin chưa được kiểm chứng cho rằng đơn vị 777 còn tiến hành các chiến dịch xuyên biên giới.

Tất cả lực lượng biệt kích nước ngoài từng hợp tác với đơn vị 777 đều nhận định, biệt kích Ai Cập thực sự có khả năng, nhất là khi thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố.

(bdv news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang