Trong suốt bốn năm qua, giới chức nước Anh chưa từng được tiếp kiến trực tiếp với Thủ tướng Nga Vladimir Putin bởi họ "dám" góp phần vào việc tạo ra những căng thẳng gay gắt trong quan hệ song phương. Tiết lộ đầy bất ngờ này được đưa ra trước thềm chuyến thăm của Thủ tướng Anh David Cameron tới Nga vào tuần tới. Ông Cameron bày tỏ mong muốn được gặp Thủ tướng Putin song một cuộc gặp chính thức vẫn chưa được xác nhận. Như vậy, nếu lịch trình không có gì thay đổi, ông Cameron sẽ là Thủ tướng Anh đầu tiên tới thăm Nga kề từ khi cựu Thủ tướng Blair tới St Petersburg để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G8 diễn ra tại đây năm 2006 nhưng tới nay chưa có thông tin khẳng định chính xác ông Blair gặp Thủ tướng Putin trong dịp này. Nếu lịch trình không có gì thay đổi, Thủ tướng David Cameron sẽ đến thăm Nga vào tuần tới và trở thành Thủ tướng Anh đầu tiên đến Nga kể từ năm 2006. Thực ra, trước chuyến thăm Nga của Thủ tướng Anh, người tiền nhiệm của ông, Gordon Brown cũng có đôi lần gặp gỡ với Tổng thống Nga Dmitry Medvedev bên lề vài hội nghị quốc tế. Năm ngoái, Bộ trưởng Ngoại giao Anh William Hague thì có cuộc hội kiến với Tổng thổng Nga hồi năm ngoái. Về phía Nga, cũng vào hồi năm ngoái, Tổng thống Medvedev gọi điện cho Thủ tướng Cameron để chúc mừng ông thắng cử. Tuy nhiên, quan chức Anh tiết lộ rằng không hề có bất cứ một cuộc gặp chính thức nào với Thủ tướng Putin bởi vì những căng thẳng giữa hai nước. Đồng thời, quan chức Anh cũng cho biết thêm rằng, lần giáp mặt trực tiếp gần đây nhất với ông Putin là vào năm 2007, trong một cuộc hôi nghị thượng đỉnh G8. Khi đó, ông Putin vẫn đang giữ cương vị Tổng thống Nga và vị quan chức Anh mà ông gặp khi đó không ai khác ngoài cựu Thủ tướng Tony Blair. Tất cả những điều này chứng tỏ thách thức đang đè nặng lên vai Thủ tướng Cameron trong chuyến thăm Nga vào tuần tới bởi dẫu sẽ khó mà thiết lập lại quan hệ bình thường giữa hai nước nhưng giới chức Anh vẫn kỳ vọng chuyến thăm sẽ giúp cải thiện quan hệ để mở đường cho sự hợp tác và phát triển thương mại của hai nước. Hiện ông Cameron đi du lịch với một nhóm các doanh nhân, trong đó có Bob Dudley, giám đốc điều hành của BP, tập đoàn dầu khí có trụ sở ở Moscow vừa bất ngờ bị kiểm tra, lục soát bởi lực lượng đặc biệt của Nga hồi tuần trước. Những năm qua, quan hệ Anh – Nga trở nên vô cùng căng thẳng kể từ vụ sát hại cựu quan chức an ninh Alexander Litvinenko tại London năm 2006. Ông Litvinenko là người chống điện Kremlin một cách mạnh mẽ. Cái chết của ông chính là nguyên nhân khiến quan hệ Anh – Nga rơi vào bế tắc khi cả hai nước đều quyết định trục xuất tất cả các nhà ngoại giao ra khỏi đất nước mình. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ tướng Anh David Cameron. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ tướng Anh David Cameron. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011
>> 'Đừng dại mà chọc giận' Thủ tướng Putin
Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011
>> Trò hề 'giết người, cướp của' dưới cờ Liên hiệp quốc
Cuộc chiến của NATO chống Libya lâm vào bế tắc khiến Mỹ, Anh, Pháp... phải dùng trò hạ lưu là ám sát Gaddafi và gia đình ông. Mục đích biện minh cho phương tiện, nên một sinh viên 29 tuổi và 3 đứa cháu dưới 12 tuổi của anh ta bị giết vì bị Thủ tướng Anh coi là những người ra lệnh cho quân đội Libya.
Trả lời phỏng vấn của BBC, Thủ tướng Anh David Cameron, khẳng định việc máy bay NATO bắn tên lửa giết hại Saif al-Arab, con trai út ông Muammar Gaddafi, và con đứa con của Saif là không vi phạm nghị quyết của LHQ. Theo ông Cameron, nghị quyết 1973 cho phép tiêu diệt sức mạnh chiến đấu của đối phương: xe tăng, bệ phóng tên lửa, các vũ khí trang bị khác, cũng như những ai ra mệnh lệnh để ngăn chặn sự giết chóc dân thường. Vì thế ông Cameron, cho rằng, cái chết của Gaddafi con và 3 con anh ta nằm trong hiệu lực của đoạn cuối nghị quyết. Bên cạnh đó, ông Cameron vẫn bai bải: “Các nhân vật cụ thể không phải là mục tiêu của các cuộc không kích của NATO vào lãnh thổ Libya” Ông Cameron cũng nói ông Gaddafi từng vừa tuyên bố muốn đình chiến, nhưng ngay sau đó đã hạ lệnh cho nổ cảng Misurata, nơi đón nhận các tàu chở hàng trợ giúp nhân đạo đến thành phố này. Tuy nhiên, ông Cameron không nói rõ, liệu vũ khí, đạn dược do những con tàu này chở đến cho quân nổi dậy ở Misurata có phải là “hàng trợ giúp nhân đạo” hay không. Cuộc không kích đêm 30.4 rạng sáng 1.5 nhằm vào một biệt thự ở Bab al-Azizya, Tripoli, trong đó có mặt các thành viên gia đình nhà lãnh đạo Gaddafi và vợ ông, giết chết con trai út và 3 đứa cháu của ông Gaddafi, làm bị thương một số họ hàng và bạn bè ông, song vợ chồng ông Gaddafi đã may mắn thoát chết. Saif al-Arab Gaddafi, 29 tuổi, sinh ngày 1.1.1982, là con trai út của ông Muamamar Gaddafi. Mẹ anh ta là người vợ thứ hai của ông Muammar Gaddafi là Safia Farkash. Saifđang học kinh tế tại một trường đại học ở Đại học kỹ thuật Munich, Đức, chỉ mới trở về sau khi bạo loạn bắt đầu ở Libya và không đóng vai trò gì trong đời sống chính trị Libya. Khác với các anh mình, Saif al-Arab, không phải là một chỉ huy quân đội hay quan chức tuyên truyền cao cấp. David Cameron: Giết con trai và các cháu của Gaddafi không vi phạm nghị quyết LHQ ??? David Cameron: Giết con trai và các cháu của Gaddafi không vi phạm nghị quyết LHQ Đây không phải lần đầu tiên con cái ông Gaddafi bị chết trong các vụ không kích. Năm 1986, cuộc không kích của Mỹ nhằm vào Tripoli đã giết chết con gái nuôi của ông Muammar Gaddafi. Đại diện NATO xác nhận sự việc không kích, song nhấn mạnh, họ chỉ không kích “các mục tiêu quân sự”. Bài viết của Shashank Joshi trên BBC cho rằng, nếu đúng là Saif bị chết thì nhiều khả năng điều đó cho thấy NATO áp dụng chiến thuật quyết liệt hơn nhằm thoát khỏi thế bế tắc ở Libya. Song việc giết hại Saif Al-Arab Gaddafi trong một cuộc không kích là một sai lầm chiến lược trầm trọng, vô nghĩa về mặt quân sự nhưng tai hại về mặt ngoại giao. Từ cuối tháng 4.2011, NATO loay hoay giở thêm các bài mới ở Libya, ví dụ: Anh, Pháp, Italia cử cố vấn quân sự tới giúp phe nổi loạn, Mỹ cử máy bay không người lái làm nhiệm vụ ‘tìm-diệt’ các lãnh đạo Libya; không kích các mạng lưới chỉ huy, kiểm soát, truyền tin và tình báo. Bài báo đặt câu hỏi: Nhưng liệu cuộc tấn công có còn là vụ ám sát không? Việc ám sát một nguyên thủ quốc gia là bất hợp pháp theo luật quốc tế và bị nhiều sắc lệnh tổng thống Mỹ nghiêm cấm. Cuộc tấn công này và cái chết của Saif al-Arab mang lại kết quả quân sự nhỏ nhoi nhưng với cái giá ngoại giao và tượng trưng rất lớn đối với NATO. Dư luận cho rằng, cái chết của con và cháu ông Gaddafi có thể gây chia rẽ trong hàng ngũ kẻ thù của Libya, bôi nhọ nặng nề hình ảnh của phương Tây. NATO đang muốn đánh đòn tâm lý nhằm khuất phục ông Gaddafi dù biết trước khả năng “giết nhầm”. Vấn đề là cái chết của những người không liên quan đến giới lãnh đạo chính trị và quân sự sẽ làm gia tăng sự phản đối ngoại giao đối với cuộc chiến từ phía Nga, Trung Quốc và những nước khác, sẽ làm các thành viên liên minh kém tích cực như Đức và Thổ Nhĩ Kỳ, nổi giận, gây phẫn nộ trong dư luận Arab và châu Phi. Cuối cùng, nó có thể khiến Anh và Pháp phải đơn độc gánh vác cuộc chiến với sự giúp đỡ khiêm tốn và hạn chế của chính quyền Mỹ vốn khôn ngoan phó mặc cuộc chiến cho các đồng minh châu Âu. Bộ Ngoại giao Nga đã bày tỏ nghi ngờ các mục tiêu mà NATO tấn công đều là các mục tiêu quân sự và cho rằng, mục tiêu thật sự của NATO là giết hại ông M. Gaddafi, đồng thời chỉ trích NATO đã vượt quá khuôn khổ nghị quyết LHQ. Chủ tịch Ủy ban quốc tế Duma Quốc gia Nga Konstantin Kossachev cho rằng, nếu cái chết của con trai và 3 cháu của ông Gaddafi bị giết được xác nhận thì đây là đòn đau nhất giáng vào hoạt động của liên minh chống Libya. Các hành động đó vượt quá khỏi phạm vi ủy nhiệm của Hội đồng Bảo an LHQ và là sự can thiệp trắng trợn nhất vào công việc nội bộ của Libya. Ông Kosachev nhận xét đang có ngày càng nhiều sự kiện cho thấy mục đích của liên minh chống Libya là giết hại ông Gaddafi. Phía chính phủ Libya tuyên bố, đây là âm mưu trực tiếp giết hại nhà lãnh đạo Libya và cuộc không kích hôm 30.4 là âm mưu thứ tư sát hại ông M. Gaddafi. Đối phó với chiến thuật “tấn công chặt đầu” (ám hại các nhà lãnh đạo), ông Gaddafi nên cải tổ hệ thống lãnh đạo nhà nước và chỉ huy quân đội, phân tán và tăng cường bảo vệ đội ngũ lãnh đạo, đồng thời động viên hơn nữa lực lượng của mình chiến đấu hơn là cầu hòa với phương Tây và phe nổi dậy.
[VietnamDefence news]
|
Nhãn:
Gaddafi,
HĐBA Liên Hợp Quốc,
Kosachev,
Libya,
liên quân NATO,
Muamamar Gaddafi,
Nga,
Saif al-Arab Gaddafi,
Thủ tướng Anh David Cameron,
xung đột chính trị
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)