Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Gaddafi

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Gaddafi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Gaddafi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011

>> Bao nhiêu người đã chết trong cuộc chiến Libya?



NATO hôm qua chính thức kết thúc chiến dịch không kích Libya, nhưng sẽ còn rất lâu nữa người ta mới có thể biết được bao nhiêu thường dân đã chết trong hoạt động quân sự này.


http://nghiadx.blogspot.com
Khói bốc cao tại thủ đô Tripoli sau một đợt không kích của liên quân NATO. Ảnh: AFP


Sau khi các máy bay chiến đấu của NATO không còn quần thảo trên bầu trời Libya, câu hỏi lớn nhất được đặt ra đó là đã có bao nhiêu sinh mạng người dân Libya bị cướp đi trong suốt hơn 7 tháng qua. Theo BBC, đây có thể là một câu hỏi sẽ chẳng bao giờ có được câu trả lời thỏa đáng.

Có rất ít thống kê đáng tin cậy sau 7 tháng Libya chìm trong lửa đạn từ các cuộc không kích và cuộc nội chiến đẫm máu. Ít nhất cho tới lúc này, không có ai thực sự biết các cuộc giao tranh đã gây tổn thất bao nhiêu sinh mạng. Các ước tính về số người thiệt mạng, bao gồm cả lực lượng trung thành với Moammar Gadhafi, lính chính phủ mới và dân thường Libya, hiện có sai số rất lớn khi ở giữa mức 2.000 người và 30.000 người.

Căn cứ vào sự ủy quyền của Liên Hợp Quốc trong sứ mệnh bảo vệ người dân ở Libya, liên quân NATO luôn khẳng định áp dụng mọi biện pháp phòng ngừa để tránh gây tổn thất về người ngoài ý muốn. NATO cho hay luôn áp dụng việc giám sát 24/24 từ trên không, nhằm đảm bảo rằng thường dân Libya sẽ không bị trúng đạn lạc.

Trong rất nhiều trường hợp, các đợt không kích theo dự kiến đã bị hoãn lại vào phút chót vì những lo ngại rằng người dân có thể đang ẩn náu giữa những mục tiêu quân sự. Để tránh làm hỏng sứ mệnh bảo vệ người dân Libya, liên quân NATO chủ yếu dựa vào các vũ khí chính xác, gồm các quả bom và tên lửa được dẫn đường bằng tia laser hoặc các hệ thống định vị toàn cầu (GPS).

Sir Stephen Dalton, nguyên soái không quân hoàng gia Anh, tuần trước nói với các nghị sĩ nước này rằng những vũ khí được sử dụng tại Libya đã cho thấy khả năng hoạt động tốt hơn rất nhiều mức dự đoán. Để minh họa cho điều này, ông Dalton cho hay hơn 98% số tên lửa Brimstone được các máy bay của không quân Anh bắn đi đã lao trúng mục tiêu. Số ít ỏi còn lại cũng chỉ bị chệch không đáng kể.


http://nghiadx.blogspot.com
Một máy bay Rafale vừa cất cánh từ tàu sân bay. Đây là loại máy bay chiến đấu của không quân Pháp được sử dụng trong chiến dịch Libya. Ảnh: Dassault Aviation


Tuy nhiên, liên quân NATO không chỉ sử dụng các vũ khí chính xác. Các trực thăng tấn công Apache của quân đội Anh được sử dụng ở giai đoạn cuối của chiến dịch đã bắn đi khoảng 4.000 loạt đạn từ súng các khẩu pháo 30 mm. Đây là một loại vũ khí được thiết kế để tạo ra một hỏa lực mạnh. Khi được sử dụng tại Afghanistan, pháo 30 mm đã gây nên nhiều thương vong cho thường dân. Tuy nhiên, một lần nữa, không có bằng chứng chắc chắn nào cho thấy các máy bay Apache tham chiến tại Libya đã gây nên cái chết của các thường dân nước này.

Sau 7 tháng không kích Libya, NATO chỉ thừa nhận một vụ bắn nhầm duy nhất. Vào ngày 19/6, một số thường dân Libya được xác nhận thiệt mạng khi một quả tên lửa lao trúng vào các tòa nhà ở thủ đô Tripoli. Một phát ngôn viên của NATO sau đó cho rằng một sự cố đã xảy ra với hệ thống vũ khí và khiến quả tên lửa không trúng mục tiêu đã định.

NATO luôn bác bỏ các thông tin từ chế độ Gadhafi cho rằng người dân Libya là nạn nhân trong các cuộc không kích. Một cuộc oanh tạc vào nơi mà NATO coi là trung tâm kiểm soát và chỉ huy ở Surman, một thành phố ven biển phía tây của Libya, hôm 20/6 khiến một người mẹ và hai con của bà thiệt mạng.

Chế độ Gadhafi đã dựa vào những sự kiện này để phát động làn sóng phản đối các cuộc không kích của NATO, với tuyên bố hàng trăm người dân đã thiệt mạng. Việc này được tận dụng làm một phần của các chiến dịch tuyên truyền nhằm ngăn chặn các đợt ném bom của NATO.

Giữa tháng 7, văn phòng y tế Libya cho hay các cuộc oanh kích của NATO đã khiến 1.108 thường dân thiệt mạng và 4.500 người bị thương. Một lần nữa, không ai có thể kiểm chứng thông tin này.

Mặc dù vậy, không ai kể cả NATO có thể xác nhận rằng các đợt oanh kích của khối quân sự này không gây ra bất cứ cái chết nào cho thường dân Libya.

Hầu hết các cuộc giao tranh diễn ra tại các khu vực dân cư, trong khi một chiến thuật phổ biến của các tay súng trung thành với Gadhafi là ẩn náu trong những khu thường dân sinh sống. Con số 9.658 đợt không kích cho thấy việc tránh thương vong cho thường dân là rất khó.

Nhiều năm sau khi NATO thực hiện chiến dịch oanh kích Kosovo (Nam Tư cũ), vẫn chưa có một con số thống kê chính xác về số thường dân thiệt mạng trong mưa bom bão đạn. Con số ước tính được cho là từ 200 tới 500 người.

Những thống kê tại Libya sau chiến dịch của NATO cũng ở tình trạng tương tự. NATO cho hay khối quân sự này không có đơn vị mặt đất nào tại Libya để có thể đánh giá chính xác tác động của những đợt oanh kích đối với người dân nước này.

Công việc thống kê được giao lại cho những tổ chức như Ân xá Quốc tế hay Theo dõi Nhân quyền. Họ sẽ phải tìm cách tính được số người thiệt mạng tại Libya do các đợt không kích của NATO cũng như cuộc nội chiến đẫm máu, trong đó quan trọng nhất là số thường dân bị chết.

Tuy nhiên, sẽ phải mất nhiều năm để thiết lập một bức tranh toàn cảnh về những gì đã thực sự xảy ra. Và thậm chí ngay cả khi các con số thống kê được công bố, chúng sẽ nhanh chóng trở thành đề tài của những cuộc tranh cãi.

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

>> Tornado GR4 tiêu diệt nhiều mục tiêu của phe Gaddafi



Máy bay cường kích Tornado của Không quân Anh tích cực tiến hành các cuộc không kích tầm xa vào các căn cứ còn lại của lực lượng trung thành với ông Gaddafi.


Ngày 8/9, Tornado GR4 của Không quân Hoàng gia Anh cùng máy bay đồng minh đã thực hiện cuộc không kích vào căn cứ chỉ huy của lực lượng trung thành với Đại tá Gaddafi gần Birak, cách thủ đô Tripoli 644km về phía Nam.

“Máy bay NATO đã tiến hành trinh sát và chứng minh được rằng địa điểm trên từng được chế độ Gaddafi sử dụng trong quá khứ và nay lại tiếp tục hoạt động như căn cứ chỉ huy. Nhiều mục tiêu trong khu vực này đã bị phá hủy,” Thiếu tướng Nick Pope – phát ngôn viên Bộ Tổng Tham mưu nói.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe Tornado của Không quân Anh.



Tương tự, ngày 10/9, tên lửa hành trình Storm Shadow phóng từ một chiếc Tornado GR4 (cất cánh từ căn cứ Marham, Norfolk) đã đánh trúng cơ sở quân sự của quân đội trung thành với Đại tá Gaddafi ở Sebha, cách Birak 48km.

“Các máy bay của Không quân Anh cũng giúp NATO duy trì các chuyến bay tuần tra trinh sát vũ trang trên phần khác của Libya, và vào chiều thứ 6 tuần trước thì máy bay Tornado và Typhoon tiếp tục phá hủy cơ sở chỉ huy khác ở gần thành phố Hun,” tướng Pope nói.

Ngày 10/9, nhiệm vụ tương tự được tiến hành khi NATO phát hiện ra đơn vị xe tăng của lực lượng trung thành với Tổng thống Gaddafi.

Máy bay Typhoon đã ném xuống những quả bom dẫn đường chính xác cao Paveway phá hủy chúng.

Ngoài ra, trong chuyến tuần tra khác máy bay NATO đã định vị được hệ thống pháo phản lực phóng loạt được ngụy trang cẩn thận và tiêu diệt chúng bằng bom Paveway.

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

>> 'Lực lượng Gaddafi phải hứng chịu tấn công'



Thời hạn cuối cùng mà NTC đưa ra cho lực lượng trung thành với ông Gaddafi đã hết, liệu một cuộc tấn công quân sự lớn có diễn ra như tuyên bố hay không?


Phóng viên Richard Galpin của BBC cho biết, Hội đồng chuyển tiếp quốc gia NTC đã tiến hành một cuộc họp khẩn cấp ở gần thị trấn Bani Walid. Họ tuyên bố lực lượng trung thành với ông Gaddafi không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải hứng chịu một cuộc tấn công quân sự lớn.

NTC đã tập trung lực lượng bên ngoài Sirte quê hương của ông Gaddafi, công tác hậu cần cung cấp đạn dược, nhiên liệu, nhu yếu phẩm cho bính lính đã được chuẩn bị đầy đủ cho một chiến dịch quân sự dài ngày.


http://nghiadx.blogspot.com
Đạn đã lên nòng chỉ chờ lệnh khai hỏa Ảnh: AFP

Còn phải đổ máu trên mỗi km tiến vào Sirte

Ngày 9/9/2011, ông Gaddafi đã có bài phát biểu qua sóng truyền thanh của Syria, ông bác bỏ các lời đồn đại cho rằng, ông đã trốn sang Niger cùng với đoàn xe hộ tống lớn. Ông tuyên bố sẽ bám trụ tại Libya và quyết chiến đến cùng.

Ngay sau khi bài phát biểu của ông Gaddafi được phát đi, lực lượng ủng hộ ông đã bắn hàng loạt đạn pháo phản lực bắn loạt BM-21 từ thị trấn Bani Walid như là một hành động thể hiện sự cứng rắn của ông.


http://nghiadx.blogspot.com
Sirte đang nắm trong tay nhiều chiếc chìa khóa quan trọng đối với tình hình của Libya.

Dù thời hạn ngày 10/9/2011 đã đến, nhưng việc tiến vào Sirte sẽ là một thách thức không nhỏ đối với NTC. Paul Wood phóng viên của BBC ở gần Sirte bình luận, khi lực lượng nổ dậy tiến càng gần hơn Sirte, thương vong bắt đầu gia tăng một cách nhanh chóng.

NTC vẫn còn một chặng đường dài hơn 72 km từ thị trấn Bani Walid, cửa ngõ phía Đông của Sirte.

Lực lượng nổi dậy đang chiến đấu một cách hết sức khó khăn trên mỗi km và sẽ phải giải quyết được ổ kháng cự ở Bani Walid trước khi nghĩ đến việc tấn công vào Sirte.

NATO hỗ trợ hết mình

Những ngày qua, NATO liên tiếp không kích các mục tiêu bên trong Sirte với cường độ mạnh hơn. Báo cáo của Không quân Hoàng gia Anh cho biết, họ đã phá hủy rất nhiều xe tăng, pháo binh, xe thiết giáp, kho đạn dược bên trong Sirte.

Tại khu vực phía Tây Nam của Waddan, cách Sirte 280km về phía Nam, Không quân Hoàng gia Anh cũng đã tiến hành các cuộc không kích tấn công các căn cứ xe tăng, các phương tiện hỗ trợ pháo binh đang được bố trí tại đây.

Đặc biệt, các tình báo cho biết, có một kho tên lửa đất đối không lớn đang được bố trí ở một căn cứ bí mật nằm sâu bên trong vùng Sabha, gần sa mạc Sahara. Hiện tại, NATO cùng các lực lượng liên quan tiến hành săn lùng kho vũ khí tên lửa đối không nói trên.

Ngoài việc săn lùng và tấn công các phương tiện quân sự của lực lượng trung thành. Hải quân Hoàng gia Anh cũng tiến hành các hoạt động "tâm lý chiến", liên tục bắn pháo sáng vào các khu vực bên trong Sirte. Như một hành động cảnh báo NATO luôn hiển diện cho đến khi nào ông Gaddafi bị lật đổ.

Đối với lực lượng trung thành với ông Gaddafi trong tay họ còn rất nhiều vũ khí hạng nặng và cả vũ khí chiến lược như tên lửa hành trình đối đất Scud. Không ai biết được ông Gaddafi sẽ làm gì khi bị dồn đến đường cùng. (>> chi tiết)

Cùng với đó là trong tay ông Gaddafi có hàng chục ngàn lính đánh thuê chuyên nghiệp và lực lượng trung thành với ông. Cuộc tấn công vào Sirte sẽ là cuộc chiến đẫm máu và ác liệt nhất suốt chiến tranh Libya.

Van nước ngọt của Tripoli

Tuy nhiên, ngoài khó khăn phải đụng độ với sự kháng cự mãnh liệt của lực lượng trung thành. NTC còn phải đối mặt với một khó khăn khác không kém phần quan trọng. Gần như toàn bộ nước ngọt và nhiên liệu cung cấp cho Tripoli bắt nguồn từ Sirte.

Đây được xem là một quân bài chính trị đắc lực mà ông Gaddafi sẽ sử dụng đối với NTC, cũng là quân bài để ông mặc cả với các lãnh đạo bộ tộc bên trong Sirte với đa phần các bộ tộc trung thành với ông Gaddafi.

Sirte cũng là một trong những nơi giàu có bậc nhất về tài nguyên dầu mỏ, mức sống của người dân Sirte thuộc loại cao nhất Libya. Dân cư ở đây là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ các chính sách kinh tế của ông Gaddafi. Hơn nữa Sirte lại đang nắm trong tay chiếc "van nước ngọt" cung cấp cho Tripoli.

Tripoli sẽ điêu đứng nếu ông Gaddafi cắt nguồn cung nước ngọt và nhiên liệu. Đó là lý do chính mà cuộc tấn công vào Sirte liên tục bì trì hoãn. NTC cũng như NATO muốn tiến hành đàm phán với các lãnh đạo bộ tộc bên trong Sirte nhằm thuyết phục họ buông súng đầu hàng nhằm tránh một cuộc đổ máu lớn.

Tuy nhiên, nhiều ngày đã qua NTC vẫn chưa thành công với việc thuyết phục các lãnh đạo bộ tộc này. Ảnh hưởng của ông Gaddafi đối với họ là quá lớn, hơn nữa họ lại đang nắm một lợi thế trong tay. Đầu hàng lực lượng nổi dậy đồng nghĩa với việc quyền lợi của họ coi như mất trắng, chắc chắn họ không dễ gì từ bỏ điều này.

Hãy chờ xem, NTC sẽ giải quyết bài toán hóc búa này như thế nào?

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

>> Scud - Quân bài cuối cùng của ông Gaddafi ???



Quân đội chính phủ Libya đã bắn thêm 3 quả tên lửa hành trình đối đất Scud từ một căn cứ bí mật gần khu vực Sirte.


Tên lửa Scud

Trong khi lực lượng nỗi dậy đang vây hãm Tripoli, quân đội chính phủ Libya đã bắn 3 quả tên lửa hành trình đối đất Scud từ một căn cứ bí mật gần khu vực Sirte.

Đây cũng chính là thành lũy thứ hai của quân đội chính phủ sau Thủ đô Tripoli và đây cũng chính là khu vực quê hương của Tổng thống Gaddafi.

Nếu Tripoli thất thủ, Sirte có thể sẽ là trung tâm của chính phủ Libya, nhiều khả năng toàn bộ các vũ khí mang tầm chiến lược mà quân đội chính phủ đang sở hữu đã được triển khai tại các căn cứ bí mật xung quanh Sirte.


http://nghiadx.blogspot.com
Ông Gaddafi có thể sử dụng tên lửa Scud như là quân bài chiến lược cuối cùng, trong ảnh một xe phóng của tên lửa Scud bị lực lượng nỗi dậy chiếm được. (ảnh: Reuters)


Trang tin Defence News dẫn lời phát ngôn viên của NATO Oana Lungescu cho biết, dù Tripoli đang bị vây hãm nhưng quân đội chính phủ vẫn bắn thêm 3 tên lửa Scud vào Mistara, bà Oana nói

“Chúng tôi đã xác nhận việc quân đội chính phủ bắn 3 tên lửa Scud về Mistara, tên lửa đã rơi xuống khu vực ven biển hoặc bờ biển của Mistara, hiện tại chúng tôi có thông tin về thiệt hại cho thường dân tại đây”

Đây là lần thứ 2 quân đội chính phủ bắn tên lửa Scud kể từ khi NATO thực hiện chiến dịch không kích theo nghị quyết số 1973 của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Bà Oana cho biết thêm.

“Việc sử dụng tên lửa Scud là một mối đe dọa lớn cho thường dân, đó là một vũ khí mang tính khủng bố, việc sử dụng nó là một hành động hoàn toàn vô trách nhiệm”

Theo các nguồn tin tình báo của NATO, Libya đang sở hữu khoảng 240 tên lửa Scud, các tên lửa Scud có nhược điểm lớn là độ chính xác rất kém. Đây không phải là vũ khí thích hợp để tấn công một mục tiêu cụ thể nào.

Tuy hiên, trong trường hợp bị dồn đến đường cùng, ông Gaddafi sẽ sử dụng các tên lửa này để tấn công các thành phố mà lực lượng nỗi dậy đang chiếm đóng, đó sẽ là một thảm họa đối với người dân Libya.

Việc lần thứ 2 tên lửa Scud được bắn đi từ Sirte có thể thấy rằng, ông Gaddafi đã chuẩn bị cho việc biến Sirte thành “thánh địa tử thủ cuối cùng”. Bên cạnh đó, theo các nguồn tin NATO, quân đội chính phủ sở hữu rất nhiều vũ khí hóa học và sinh học.

Không có gì để đảm bảo rằng, ông Gaddafi không sử dụng nó để cứu vãn tình hình chiến sự tại đây. Một khi bị dồn đến đường cùng, không ai có thể đoán được những gì mà ông Gaddafi sẽ làm.

Trong nhiều tháng qua, săn lùng và tiêu diệt các bệ phóng tên lửa Scud của quân đội chính phủ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Liên quân. Tuy nhiên, có thể quân đội chính phủ đã rút ra được bài học từ chiến tranh Iraq, nên đạt được nhiều thành công trong việc giấu các vũ khí chiến lược khỏi tầm ngắm của NATO.

Một khi tình hình chiến sự đã ngã ngũ, đó là thời gian thích hợp nhất để sử dụng các vũ khí chiến lược tạo ra sự thay đổi lớn trên chiến trường. Một số nhà phân tích cho rằng, việc 2 lần bắn tên lửa Scud ra bờ biển là một động thái mang tính cảnh báo với lực lượng nỗi dậy.



http://nghiadx.blogspot.com
Sirte, thành lũy cuối cùng của ông Gaddafi và những người trung thành.


Sirte trung tâm của bất ổn tương lai?

Việc Tripoli thất thủ, chưa phải là dấu chấm hết cho cuộc xung đột tại Libya, Sirte vẫn còn đó. Nếu chính quyền mới do Hội đồng chuyển tiếp quốc gia lập ra, Sirte vẫn là khu vực ngoài vòng pháp luật đối với chính phủ mới.

Sirte là quê hương của Tổng thống Gaddafi, nơi có bộ tộc của tổng thống, là khu vực của những người đặc biệt trung thành với ông Gaddafi. Tất nhiên, Hội đồng chuyển tiếp quốc gia NTC là kẻ thù không đội trời chung với họ.

Sirte sẽ là trung tâm các khởi phát các thù hằn dân tộc và tôn giáo, lợi ích, nhóm những người bị mất quyền lợi từ việc ông Gaddafi bị lật đổ chắc chắn sẽ không ngồi yên nhìn “miếng bánh” của mình rời vào tay người khác.

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011

>> 3 con át chủ bài trong canh bạc cuối của Gaddafi



Dưới 3 sức ép lớn – các cuộc không kích của NATO, các cuộc tấn công của phe nổi dậy và lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự quốc tế, Gaddafi vẫn không khuất phục. Để giữ được sự bình tĩnh đó, hẳn trong tay nhà lãnh đạo Libya còn có “át chủ bài”.


http://nghiadx.blogspot.com

Hàng vạn dân chúng thủ đô Tripoli biểu tình ủng hộ Gaddafi


Gần đây, sau khi Pháp cung cấp vũ khí cho phiến quân Libya, Gaddafi đã đưa ra lời đe dọa sẽ tấn công Châu Âu nhằm trả thù các hành động của NATO tại Libya. Thế giới đều nghi ngờ về khả năng này hoặc quyết tâm thực hiện khả năng này của Gaddafi.

Tuy nhiên, điều không thể nghi ngờ là bài phát biểu này ít nhất cho thấy ý chí của Gaddafi không hề thay đổi. Dưới ba sức ép lớn – các cuộc không kích của NATO, các cuộc tấn công của phe nổi dậy và lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự quốc tế, Gaddafi vẫn cứng đầu không khuất phục, có lẽ vì tin rằng trong tay mình còn có “át chủ bài”.

Át chủ bài lòng dân

Bất chấp phiến quân tại miền đông gọi Gaddafi là “đồ tể”, bất chấp quân đội chính phủ đánh chết người biểu tình tại tỉnh Benghazi là chuyện có thật; xuất phát từ yêu cầu thống trị, Gaddafi vẫn “ban” những ân huệ cho những bộ lạc trung thành và tin tưởng rằng có thể nhận được sự “báo đáp” từ những bộ lạc này.

Điều này có thể được kiểm chứng từ 2 phương diện: thứ nhất, khi NATO bắt đầu triển khai các cuộc không kích, Gaddafi đã phát vũ khí cho người dân tại thủ đô Tripoli mà không hề e sợ rằng dân chúng có thể lật đổ ông bằng chính những vũ khí này; thứ hai, mấy tháng nay, hàng vạn dân Tripoli không ngừng biểu tình ủng hộ Gaddafi.


Đối với một quốc gia dân số chỉ trên 6 triệu người thì sự ủng hộ này đủ khiến Gaddafi đắc ý. Người ta có lí do để phản biện rằng đây chỉ là sự thao túng của nhà độc tài đối với dân chúng; tuy nhiên, vấn đề ở chỗ: Tại sao cũng là nhà độc tài nhưng Mubarak lại không có bản lĩnh này?

Át chủ bài quân sự

Hồi đầu tháng, chỉ huy hành động của NATO tại Libya, Trung tướng Canada Charles Bouchard tuyên bố: "Chúng tôi đã tiêu diệt quân lực của Gaddafi trên diện rộng; hiện nay, Gaddafi đã không còn khả năng tấn công”.

Hiện nay, tình hình quân sự có thể chứng thực vế sau trong lời phát biểu của tướng Bouchard, còn về tiêu diệt quân lực của lãnh đạo Gaddafi trên diện rộng như thế nào thì không ai có thể nói rõ.

Còn nhớ trong hành động không kích của NATO đối với Nam Tư năm 1999, cường độ không kích mạnh hơn rất nhiều so với hiện nay; khi đó, NATO tuyên bố quân đội Nam Tư bị tổn thương nghiêm trọng. Tuy nhiên, sau khi các cuộc không kích kết thúc, quân đội Nam Tư gần như hoàn hảo không hề bị thương tổn xuất hiện chỉnh tề trên đường phố đã khiến truyền thông phương Tây kinh ngạc: “Đây nào phải đoàn quân bại trận, rõ ràng là quân đội khải hoàn”.


http://nghiadx.blogspot.com

Trung tướng Charles Bouchard: "Gaddafi đã không còn khả năng tấn công".


Cũng chính tướng Bouchard thừa nhận rằng: “Quân đội chính phủ Libya đang áp dụng chiến thuật quân đội trà trộn vào nhân dân, gây khó khăn cho hành động tấn công của NATO”. Đoạn phim tướng Bouchard cho phóng viên đài BBC xem cho thấy, một dàn phóng tên lửa gồm nhiều ống phóng được đưa vào nhà ở của dân, nữ chủ nhân của ngôi nhà này và những đứa con phơi quần áo trên dàn phóng tên lửa này.

Phương pháp phòng ngự này đang khiến quân đội NATO hết sức lúng túng.

Ngoài ra, sức mạnh quân đội được phản ánh từ tinh thần binh sĩ. Mặc dù sau các cuộc không kích của NATO, liên tục xuất hiện hiện tượng quan chức Libya đào tẩu, trong đó bao gồm cả quan chức quân đội chính phủ, nhưng hiện tượng chia rẽ trong nội bộ quân đội chính phủ đến nay vẫn chưa hề xảy ra. Điều này nói rõ sĩ khí quân đội chính phủ vẫn còn.

Đội quân vẫn còn sức mạnh, chưa mất sĩ khí tất nhiên khiến Gaddafi cảm thấy bản thân còn sức mạnh.

Át chủ bài tuyên truyền

Mấy ngày trước, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Nga, con trai Gaddafi Saif đã lên án: "Phương Tây can thiệp vào công việc nội bộ Libya, mục đích chính là khống chế và cướp dầu mỏ và những nguồn tài nguyên khác của đất nước này".

Mặc dù những lời cáo buộc như thế này không hề mới, nhưng lại có thể gây cộng hưởng trong thế giới Ả rập. Cách đây không lâu, trang web Đài truyền hình Ả rập có đăng bài viết nhận định: Những năm gần đây, thái độ của các quốc gia phương Tây như Anh, Pháp đối với Gaddafi thay đổi nhanh chóng, từ tôn lên thượng khách đến dồn vào chỗ chết; bởi họ đã để ý đến hai “món hời” từ Libya là lượng dầu mỏ dữ trữ chất lượng cao gần 45 tỉ thùng và vốn đầu tư gần 100 tỉ USD.


http://nghiadx.blogspot.com

Con trai Gaddafi Saif: "Mục đích chính của phương Tây là khống chế và cướp dầu mỏ và những nguồn tài nguyên khác của Libya".


Bài viết còn chỉ ra: “Sự tàn bạo của Gaddafi không phải bây giờ mới bắt đầu. Năm 1996, khi trấn áp bạo loạn tại một nhà tù ở Tripoli, Gaddafi hạ lệnh giết gần 1200 người; nhưng tại sao khi đó phương Tây không có phản ứng?”

Tháng 3 năm nay, trả lời phỏng vấn của đài BBC, trí thức cánh tả Mỹ Noam Chomsky tiết lộ: hồi tháng 9 năm ngoái, khu vực Tây Sahara tại bờ biển phía tây Bắc Phi nổ ra cuộc biểu tình của dân chúng, quân đội Morocco chiếm đóng khu vực này 30 năm trước đã trấn áp hết sức tàn bạo đối với quần chúng biểu tình; sau đó, sự kiện này lên đến Liên Hợp Quốc, các bên liên quan yêu cầu điều tra nhưng lại bị Pháp lờ đi; bởi Pháp là nước bảo hộ chủ yếu của Morocco.

Như vậy, mặc dù bản thân Gaddafi không phải vẻ vang gì; nhưng việc vạch trần bản chất quan tâm đến lợi ích hơn là chính nghĩa, tự cho mình quyền hô mưa gọi gió của ông này với một số nước lớn, vô hình trung đã kéo các nước trong liên minh phương Tây đang ở trên cao xuống đất trũng, khiến các quốc gia này không thể không cân nhắc trong hành động của mình.

Xét cho cùng, ở nhiều khía cạnh, đó cũng là bài học chung của các nước lớn khi định dùng sức mạnh quân sự để áp đặt các nước nhỏ.

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

>> NATO không kích cảng Tripoli, Lybia



NATO cho hay, đêm qua máy bay tiêm kích của liên minh đã không kích 7 tàu của Hải quân Lybia. Còn phía Libya cho biết NATO đang chặn nguồn cung cấp lương thực của nước này.


Mục tiêu các cuộc không kích của NATO nhằm vào là các tàu thuộc sở hữu của ông Gaddafi đang đồn trú tại cảng Tripoli, Al- Humes và Sirte. Dù vậy NATO tiếp tục tuyên bố, mục tiêu tấn công của liên quân đêm qua chỉ nhằm vào các mục tiêu quân sự.


Tàu tại cảng Tripoli bốc cháy dữ dội sau cuộc không kích của NATO


Theo nhân chứng, tại cảng Tripoli xảy ra 4 tiếng nổ lớn làm nhiều tàu bốc cháy dữ dội. Các phóng viên của AFP có mặt tại hiện trường lại không dám khẳng định chắc chắn con tàu cháy là tàu dân sự hay quân sự.

Phía phía NATO cho rằng, chiến dịch đêm qua được thực hiện để bảo vệ dân thường và an ninh của NATO trên biển.

Theo lời người đại diện NATO, liên minh buộc phải tấn công các tàu của người đứng đầu Lybia vì trong tuần qua lực lượng trung thành với ông Gaddafi thường xuyên có những hành động ngăn cản các dòng viện trợ nhân đạo từ bên ngoài vào cảng Misurata để cứu giúp người dân Lybia.

Trước hành động này của NATO, phát ngôn viên chính phủ Libya, ông Moussa Ibrahim chính thức lên tiếng, gọi cuộc tấn công trên của NATO là một hàng động muốn dồn ép quốc gia Lybia tới bước đường cùng.

Ông còn khẳng định, các cảng bị tấn công là nơi tiếp nhận thực phẩm và các nhiều nhu yếu phẩm khác của đất nước. “Cả đất nước Lybia có nguy cơ chết đói vì cuộc không kích của NATO”, ông Ibrahim nói.

Hiện khu vực cảng bị tấn công ở Tripoli vẫn đang trong tình trạng bất ổn. Ông Ibrahim lên tiếng: “Tổng thống Mỹ Barack Obama quá ảo tưởng. Chúng tôi cho rằng, những lời dối trá của ngài vẫn đang lan tràn khắp thế giới trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngài (Obama) làm gì có quyền quyết định sự ra đi của nhà lãnh đạo Lybia. Quyền quyết định vấn đề này là của chính người dân Libya”.

[BDV news]


Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

>> Trò hề 'giết người, cướp của' dưới cờ Liên hiệp quốc



Cuộc chiến của NATO chống Libya lâm vào bế tắc khiến Mỹ, Anh, Pháp... phải dùng trò hạ lưu là ám sát Gaddafi và gia đình ông. Mục đích biện minh cho phương tiện, nên một sinh viên 29 tuổi và 3 đứa cháu dưới 12 tuổi của anh ta bị giết vì bị Thủ tướng Anh coi là những người ra lệnh cho quân đội Libya.



Trả lời phỏng vấn của BBC, Thủ tướng Anh David Cameron, khẳng định việc máy bay NATO bắn tên lửa giết hại Saif al-Arab, con trai út ông Muammar Gaddafi, và con đứa con của Saif là không vi phạm nghị quyết của LHQ.






Theo ông Cameron, nghị quyết 1973 cho phép tiêu diệt sức mạnh chiến đấu của đối phương: xe tăng, bệ phóng tên lửa, các vũ khí trang bị khác, cũng như những ai ra mệnh lệnh để ngăn chặn sự giết chóc dân thường. Vì thế ông Cameron, cho rằng, cái chết của Gaddafi con và 3 con anh ta nằm trong hiệu lực của đoạn cuối nghị quyết.

Bên cạnh đó, ông Cameron vẫn bai bải: “Các nhân vật cụ thể không phải là mục tiêu của các cuộc không kích của NATO vào lãnh thổ Libya”

Ông Cameron cũng nói ông Gaddafi từng vừa tuyên bố muốn đình chiến, nhưng ngay sau đó đã hạ lệnh cho nổ cảng Misurata, nơi đón nhận các tàu chở hàng trợ giúp nhân đạo đến thành phố này.

Tuy nhiên, ông Cameron không nói rõ, liệu vũ khí, đạn dược do những con tàu này chở đến cho quân nổi dậy ở Misurata có phải là “hàng trợ giúp nhân đạo” hay không.



Cuộc không kích đêm 30.4 rạng sáng 1.5 nhằm vào một biệt thự ở Bab al-Azizya, Tripoli, trong đó có mặt các thành viên gia đình nhà lãnh đạo Gaddafi và vợ ông, giết chết con trai út và 3 đứa cháu của ông Gaddafi, làm bị thương một số họ hàng và bạn bè ông, song vợ chồng ông Gaddafi đã may mắn thoát chết.

Saif al-Arab Gaddafi, 29 tuổi, sinh ngày 1.1.1982, là con trai út của ông Muamamar Gaddafi. Mẹ anh ta là người vợ thứ hai của ông Muammar Gaddafi là Safia Farkash. Saifđang học kinh tế tại một trường đại học ở Đại học kỹ thuật Munich, Đức, chỉ mới trở về sau khi bạo loạn bắt đầu ở Libya và không đóng vai trò gì trong đời sống chính trị Libya. Khác với các anh mình, Saif al-Arab, không phải là một chỉ huy quân đội hay quan chức tuyên truyền cao cấp.


David Cameron: Giết con trai và các cháu của Gaddafi không vi phạm nghị quyết LHQ ???


David Cameron: Giết con trai và các cháu của Gaddafi không vi phạm nghị quyết LHQ Đây không phải lần đầu tiên con cái ông Gaddafi bị chết trong các vụ không kích. Năm 1986, cuộc không kích của Mỹ nhằm vào Tripoli đã giết chết con gái nuôi của ông Muammar Gaddafi.

Đại diện NATO xác nhận sự việc không kích, song nhấn mạnh, họ chỉ không kích “các mục tiêu quân sự”.

Bài viết của Shashank Joshi trên BBC cho rằng, nếu đúng là Saif bị chết thì nhiều khả năng điều đó cho thấy NATO áp dụng chiến thuật quyết liệt hơn nhằm thoát khỏi thế bế tắc ở Libya. Song việc giết hại Saif Al-Arab Gaddafi trong một cuộc không kích là một sai lầm chiến lược trầm trọng, vô nghĩa về mặt quân sự nhưng tai hại về mặt ngoại giao.

Từ cuối tháng 4.2011, NATO loay hoay giở thêm các bài mới ở Libya, ví dụ: Anh, Pháp, Italia cử cố vấn quân sự tới giúp phe nổi loạn, Mỹ cử máy bay không người lái làm nhiệm vụ ‘tìm-diệt’ các lãnh đạo Libya; không kích các mạng lưới chỉ huy, kiểm soát, truyền tin và tình báo.

Bài báo đặt câu hỏi: Nhưng liệu cuộc tấn công có còn là vụ ám sát không?
Việc ám sát một nguyên thủ quốc gia là bất hợp pháp theo luật quốc tế và bị nhiều sắc lệnh tổng thống Mỹ nghiêm cấm. Cuộc tấn công này và cái chết của Saif al-Arab mang lại kết quả quân sự nhỏ nhoi nhưng với cái giá ngoại giao và tượng trưng rất lớn đối với NATO.

Dư luận cho rằng, cái chết của con và cháu ông Gaddafi có thể gây chia rẽ trong hàng ngũ kẻ thù của Libya, bôi nhọ nặng nề hình ảnh của phương Tây.

NATO đang muốn đánh đòn tâm lý nhằm khuất phục ông Gaddafi dù biết trước khả năng “giết nhầm”. Vấn đề là cái chết của những người không liên quan đến giới lãnh đạo chính trị và quân sự sẽ làm gia tăng sự phản đối ngoại giao đối với cuộc chiến từ phía Nga, Trung Quốc và những nước khác, sẽ làm các thành viên liên minh kém tích cực như Đức và Thổ Nhĩ Kỳ, nổi giận, gây phẫn nộ trong dư luận Arab và châu Phi. Cuối cùng, nó có thể khiến Anh và Pháp phải đơn độc gánh vác cuộc chiến với sự giúp đỡ khiêm tốn và hạn chế của chính quyền Mỹ vốn khôn ngoan phó mặc cuộc chiến cho các đồng minh châu Âu.

Bộ Ngoại giao Nga đã bày tỏ nghi ngờ các mục tiêu mà NATO tấn công đều là các mục tiêu quân sự và cho rằng, mục tiêu thật sự của NATO là giết hại ông M. Gaddafi, đồng thời chỉ trích NATO đã vượt quá khuôn khổ nghị quyết LHQ.

Chủ tịch Ủy ban quốc tế Duma Quốc gia Nga Konstantin Kossachev cho rằng, nếu cái chết của con trai và 3 cháu của ông Gaddafi bị giết được xác nhận thì đây là đòn đau nhất giáng vào hoạt động của liên minh chống Libya. Các hành động đó vượt quá khỏi phạm vi ủy nhiệm của Hội đồng Bảo an LHQ và là sự can thiệp trắng trợn nhất vào công việc nội bộ của Libya. Ông Kosachev nhận xét đang có ngày càng nhiều sự kiện cho thấy mục đích của liên minh chống Libya là giết hại ông Gaddafi.

Phía chính phủ Libya tuyên bố, đây là âm mưu trực tiếp giết hại nhà lãnh đạo Libya và cuộc không kích hôm 30.4 là âm mưu thứ tư sát hại ông M. Gaddafi.

Đối phó với chiến thuật “tấn công chặt đầu” (ám hại các nhà lãnh đạo), ông Gaddafi nên cải tổ hệ thống lãnh đạo nhà nước và chỉ huy quân đội, phân tán và tăng cường bảo vệ đội ngũ lãnh đạo, đồng thời động viên hơn nữa lực lượng của mình chiến đấu hơn là cầu hòa với phương Tây và phe nổi dậy.

[VietnamDefence news]


Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

>> Pháp đánh xe tăng Libya bằng bom… bê tông



Pháp đã bắt đầu sử dụng bom tập nhồi bê tông để tấn công các xe tăng của Libya mà không gây ra các vụ nổ lớn có thể gây thương vong cho thường dân ở gần đó.



Phát ngôn viên quân đội Pháp Thierry Burkhard bác bỏ tin đồn cho rằng, việc các “bom tập” cỡ 300 kg (660 bảng) được đưa vào sử dụng không phải là do thiếu bom đạn thật. Ông cho biết, cuộc tấn công đầu tiên sử dụng bom bê tông đã tiêu diệt một xe thiết giáp hôm 26.4.





“Mục đích của bom này… là sử dụng hiệu ứng va chạm và hạn chế rủi ro gây tổn thất phụ. Đó là cuộc tấn công rất chính xác. Không có hoặc có rất mảnh bị văng ra”, ông Burkhard nói.

Bom bê tông tồn tại đã nhiều chục năm (các bom trong ảnh có từ Thế chiến II) và thường được dùng để huấn luyện. Tuy nhiên, một quả bom bê tông 300 kg thả từ độ cao nhiều ngàn bộ có thể có hiệu quả cao chống mục tiêu mềm, tương đối nhỏ.

Tuy là bom bê tông, song chúng vẫn sử dụng công nghệ dẫn hiện đại như GPS hay laser để dẫn vào mục tiêu.

Đây không phải là lần đầu tiên những vũ khí như vậy được sử dụng trong chiến tranh không quân hiện đại. Mỹ đã sử dụng các bom bê tông dẫn bằng laser chống các mục tieu của Iraq vào cuối thập kỷ 1990 với cùng lý do như người Pháp.


[Vietnamdefence news]


Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

>> Bên lề chiến sự Libya: Mỹ và EU có "đồng sàng dị mộng"?



Xuất phát từ một phong trào xã hội mang tính nội sinh, nhưng sau khi quân đội nước ngoài tiến vào, chính biến tại Bắc Phi đã rất nhanh chóng trở thành trò chơi chiến lược giữa các nước lớn. Sự triển khai của tiến trình “ghi điểm tính công” đang đánh dấu việc Mỹ và châu Âu trở thành nhân vật chính trong cuộc chơi này.

Quan hệ Mỹ và châu Âu xưa nay vốn đã phức tạp, cùng với thay đổi của tình hình “ghi điểm”, mối quan hệ này sẽ phát triển theo hướng nào? Dưới đây là bài phân tích của GS. Vương Hồng Cương, Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại của Trung Quốc.

Mỹ và các cường quốc châu Âu như Anh, Pháp có lợi ích chung rộng rãi trên nhiều lĩnh vực như kiểm soát tài nguyên Bắc Phi, thúc đẩy dân chủ tại khu vực, bảo vệ quyền uy phương Tây… Dự trữ dầu khí tại Libya trong bản đồ năng lượng thế giới có vai trò rất quan trọng, giá trị kinh tế và chiến lược của nguồn tài nguyên này là rất rõ ràng; làn sóng dân chủ khu vực kết thúc trong các cuộc tấn công mạnh mẽ của Gaddafi đối với phe đối lập, Mỹ và châu Âu cũng không thể ngồi yên; hơn nữa, trong tình hình thế giới đều cho rằng chỉnh thể thế giới phương Tây đang suy yếu, tổ chức các quốc gia không thuộc phương Tây đang trỗi dậy, Mỹ và châu Âu cũng vì thế mà cảm thấy vui vẻ gì.

Những lợi ích và suy tính chung này là động lực chính để Mỹ và châu Âu bắt tay “ghi điểm”.




Biếm họa: Mỹ và EU cùng nhau "kiếm ăn" từ cuộc chiến Libya (Ảnh: VOD)


Tuy nhiên, những lợi ích chung này không thể che đậy những bất đồng sâu sắc của hai bên về vấn đề địa chính trị. Bất luận là trong chiến lược địa chính trị của Mỹ hay là của châu Âu, Bắc Phi đều là một mắt xích vô cùng quan trọng; mà lợi ích cơ bản của hai bên tại khu vực này lại là lợi ích mang tính cạnh tranh. Do đó, “mặt trận thống nhất” của hai bên không ổn định.

Trên bản đồ địa chính trị của Mỹ, Bắc Phi là cửa ngõ quan trọng trong việc can thiệp chiến lược vào môi trường phát triển của châu Âu, cũng như quyết định việc tiến vào châu Phi của các nước này. Với tư cách là “lãnh đạo của thế giới”, Mỹ cần cảnh giác với những thách thức tiềm ẩn đến từ tất cả các nước lớn khác đối với vị trí của mình. Tạo dựng môi trường phát triển xung quanh của các nước lớn này là phương án ứng phó địa duyên rất quan trọng.

Vì cảnh giác với việc Nga dựa vào môi trường xung quanh trỗi dậy trở lại, sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã trấn áp phạm vi chiến lược xung quanh nước Nga thông qua các biện pháp như mở rộng NATO về phía đông, can thiệp kinh tế, chính trị…

Mỹ lấy chống khủng bố làm lý do đưa quân vào Afghanistan và Pakistan, trên khách quan cũng chia Nam Á thành “Nam Á của Mỹ” và “Nam Á của Ấn Độ”, để Ấn Độ làm “ông lớn” tại Nam Á.

Để ngăn chặn Trung Quốc, Nhật Bản làm suy yếu vị trí thống trị của Mỹ thông qua hợp tác láng giềng và thúc đẩy nhất thể hóa khu vực, Mỹ đã áp dụng hàng loạt các biện pháp chiến lược để sắp đặt bàn cờ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Việc Mỹ kiểm soát toàn diện lâu dài đối với Châu Mỹ Latin vô hình trung cũng phần nào tạo dựng môi trường phát triển xung quanh cho sự trỗi dậy của Brazil.

Đối với cục diện lâu dài tại Trung Đông, Mỹ đã gây áp lực đến ảnh hưởng của các nước khác tại khu vực này.



Đồng thời, tuy là đồng minh của Mỹ, nhưng một châu Âu đang ngày một nhất thể hóa, hơn nữa không ngừng mở rộng ra xung quanh cũng là đối tượng Mỹ phải cảnh giác, thậm chí là đối tượng Mỹ phải cảnh giác hơn cả. Các nước Bắc Phi như Libya, Tunisia, Ai Cập,… vừa hay là con đường các nước châu Âu “nam hạ” xuống Châu Phi, ý nghĩa của những nước Bắc Phi này đối với chiến lược địa duyên của Mỹ thì không cần nói cũng đã rõ.

Nhìn từ phía châu Âu, từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, các cường quốc công nghiệp hùng mạnh một thời nhưng đã thất thế như Anh, Pháp, Đức,… cũng đang nỗ lực tìm kiếm con đường trỗi dậy. Sự kiện thành lập EU đã thể hiện mục đích chiến lược trong ý đồ liên kết để lấy lại uy thế của các quốc gia này.

Tuy nhiên, sự trỗi dậy của châu Âu cũng cần dựa vào môi trường xung quanh thuận lợi. Tại phía đông, nhờ dựa vào sức Mỹ thành công, thuận lợi “đông tiến” trong quá trình hợp lực ứng phó với Nga. Tại phía nam, lại thông qua "tiến trình Barcelona" thúc đẩy Chính sách Địa Trung Hải mới, đẩy mạnh toàn diện quan hệ với các nước láng giềng Bắc Phi trong quá trình “nam hạ”. Với châu Âu mà nói, xâm nhập và can thiệp vào Bắc Phi có thể là điểm tựa chiến lược vững chắc để tiến hành trỗi dậy toàn diện. Châu Phi là mảnh đất chưa được khai phá hết, xây dựng Bắc Phi thành “sân sau” của châu Âu có ý nghĩa chiến lược đối với việc khẳng định vị trí của lục địa già trong thế giới đa cực hóa và phục hồi toàn diện về kinh tế - chính trị.

Do đó, dựa vào lợi ích chung hiện nay đối với việc thay đổi chính quyền Libya, Mỹ và châu Âu còn có thể “cùng hội cùng thuyền”; nhưng trong tương lai, một khi tình hình thay đổi, mâu thuẫn giữa 2 bên nhất định gia tăng. Chúng ta có thể mạnh dạn nghĩ rằng, nếu Mỹ quyết định xây dựng Bộ Tư lệnh châu Phi tại Libya thì cục diện địa duyên tại khu vực này sẽ có thay đổi to lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ giữa Mỹ và châu Âu.

Đương nhiên, cạnh tranh tại Libya chỉ là một phần trong quan hệ Mỹ và châu Âu; trong vấn đề ngăn chặn “bên thứ 3” đặt chân vào châu Phi, Mỹ và châu Âu có sự đồng thuận chiến lược sâu sắc hơn. Ngoài ra, nhìn vào mức liên quan lợi ích của các bên ở phạm vi quốc tế và mối tương hỗ ràng buộc truyền thống giữa hai bên, tình trạng dễ xảy ra nhất đối với mối quan hệ 2 bên tại Bắc Phi nhiều khả năng sẽ là cạnh tranh nhưng không xung đột.


[Xinhua news]


Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

>> Góc nhìn về vấn đề Libya từ châu Phi



Libya sẽ đi đâu về đâu? Lối thoát nào cho cuộc khủng hoảng chính trị quân sự tại đây? Đó là mối quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế.

Ngày 19/3/2011, Pháp, Anh, Mỹ mở màn cuộc không kích chống lại quân đội của Tổng thống Gaddafi theo Nghị quyết 1973 của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc.

Tuy nhiên, nhiều quốc gia trên thế giới tin rằng, hành động can thiệp quân sự với mục đích bảo vệ dân thường khỏi các cuộc tấn công của quân đội chính phủ, cải thiện tình hình nhân đạo tại đây, sẽ cho kết quả ngược lại.

Động cơ nào của hành động quân sự?

Một số nhà phân tích cho rằng, phương Tây có mục đích khác đằng sau việc thực thi vùng cấm bay để bảo vệ thường dân theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc.

Abdullatif Haj Hussein, một nhà phân tích chính trị người Sudan nói với Tân Hoa Xã rằng, thực hiện nghị quyết của Liên Hợp Quốc chỉ là cái cớ cho hành động can thiệp quân sự vào Libya.

“Chúng ta đã nhận thấy bài học từ Iraq và Afghanistan, can thiệp quân sự vào các quốc gia này có liên quan mật thiết với lợi ích kinh tế và chính trị. Lượng dầu mỏ của Libya chiếm 2/3 nhu cầu của các quốc gia đang tiến hành can thiệp quân sự vào Libya, các quốc gia này đang tìm kiếm một giải pháp nhằm đảm bảo lợi ích về dầu mỏ của họ tại Libya”, Ông Hussien đã nói.

Ông cũng lưu ý thêm rằng: “Tham vọng to lớn của các cường quốc đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi đường đi của các cuộc biểu tình tại Libya và các quốc gia khác. Các nước lớn đang tìm cách vẽ một bản đồ mới tại Bắc Phi và Địa Trung Hải và Nghị quyết số 1973 là cơ hội lớn để thực hiện điều này”.



Vùng cấm bay chỉ là cái cớ cho hành động can thiệp quân sự vào Libya.


Abdul-Rahim al-Sunny một nhà phân tích trị người Sudan khác cho biết: “Mục tiêu đằng sau sự can thiệp quân sự tại Libya là chia nước này thành hai miền phía Đông và phía Tây và đưa đất nước này trở lại thời kỳ đã tồn tại dưới sự cai trị của vua Al –Sanousi”

Ông Abdul-Rahim al-Sunny cho biết thêm: “Một khía cạnh nữa giải thích cho động cơ can thiệp quân sự vào Libya là để bán vũ khí, thúc đẩy chính phủ các nước trên tiếp tục rót vốn cho các chương trình phát triển vũ khí. Đó là lợi ích cốt lõi của phương Tây, họ sẽ kéo dài cuộc chiến tại Libya càng lâu càng tốt, và dường như họ không quan tâm đến việc lật đổ ông Gaddafi. Tôi tin rằng, các nước phương Tây lọ ngại người Hồi Giáo sẽ kiểm soát Libya nếu ông Gaddafi bị lật đổ”

Các chuyên gia cho rằng, tầm quan trọng của dầu mỏ tại Libya không nằm ở số lượng mà ở chất lượng của dầu mỏ tại đây. Hiện tại, Libya đang sản xuất 2 triệu thùng dầu thô mỗi ngày và đang có kế hoạch tăng sản lượng lên đến 3 triệu thùng mỗi ngày trong những năm tới. Năm 2010, các công ty dầu mỏ tại Libya phát hiện ra hơn 24 mỏ dầu mới.

Liên minh châu Phi và nhiều quốc gia trên thế giới phản đối sự can thiệp quân sự để giải quyết tình hình tại Libya. Can thiệp quân sự làm chiến sự trở nên phức tạp hơn, kéo dài và đó sẽ tạo ra một cuộc khủng khoảng nhân đạo nghiêm trọng hơn bao giờ hết.

Nghị quyết 1973 ra đời nhằm bảo vệ thường dân trước các cuộc tấn công của quân đội chính phủ ông Gaddafi. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy chiều hướng ngược lại, vùng cấm bay được lập ra để bảo vệ thường dân tại các khu vực do lực lượng nỗi dậy kiểm soát, nhưng lại gây hại cho thường dân tại các khu vực do quân đội chính phủ kiểm soát.

Với lực lượng nỗi dậy, thiếu vũ khí hạng nặng, binh sĩ không có kinh nghiệm chiến đấu. Rõ ràng, họ không thể dành chiến thắng nếu không có sự can thiệp quân sự từ bên ngoài.

Anh, Pháp, Italy đã điều động cố vấn quân sự đến Libya hỗ trợ cho lực lượng nỗi dậy. Điều đó càng khẳng định họ đang muốn chia Libya thành hai miền, phía Tây do Tổng thống Gaddafi quản lý và phía Đông do Hội đồng chuyển tiếp quốc gia TNC đại diện cho lực lượng nỗi dậy kiểm soát.

Cần lưu ý rằng, phía Đông là khu vực giàu dầu mỏ nhất của Libya.

Liên minh châu Phi AU tin rằng, một giải pháp chính trị là chìa khóa cho cuộc xung đột tại Libya. Chủ tịch AU cho biết: “Ngay từ đầu, chúng tôi tin rằng, tình hình tại Libya chỉ có thể giải quyết bằng một giải pháp chính trị”. Tuy vậy, Bruce Jones, Giám đốc của Trung tâm hợp tác quốc tế ĐH New York cho biết, vẫn chưa thấy các hoạt động xúc tiến cho một thỏa thuận ngừng bắn giữa đôi bên.

Tuy nhiên, các nhà phân tích chính trị tin rằng, bất kỳ giải pháp chính trị nào cần phải được kiểm soát bởi chính người dân Libya. Họ chứ không phải ai khác mới chính là những người có quyền quyết định về vận mệnh của đất nước mình. Thực tế cho thấy rằng, phương Tây đã không thành công trong việc tái thiết Iraq và Afghanistan sau chiến tranh.


[BDV news]


Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

>> Cận cảnh "cỗ máy chiến tranh" NATO chống Libya



Sứ mệnh bảo vệ dân thường Libya bằng "mọi biện pháp cần thiết" của liên quân hiện đã được 4 tuần song sức mạnh của sứ mệnh này đang dần yếu đi.

Anh và Pháp hiện dẫn đầu sứ mệnh sau khi Mỹ chuyển giao quyền lãnh đạo vào 31/3. Tuy nhiên, liên quân NATO dường như đang tan rã khi cố gắng tiếp tục chặn bước tiến của lãnh đạo Libya - đại tá Gaddafi. Trong khi đó, lực lượng của Gaddafi vẫn đang bao vây Misurata và thực thi những chiến thuật khiến họ tránh được việc trở thành mục tiêu của không lực phương Tây.



Chiến đấu cơ Mirage 2000 của Pháp đang đậu ở căn cứ không quân Solenzara tại đảo Corsica hôm 5/4.



Lính thủy đánh bộ Hoàng gia Anh giúp thực thi lệnh phong tỏa hải quân Libya hôm 11/4.



Máy bay chiến đấu Mirage 2000 của Pháp từ căn cứ không quân Istres xếp hàng chờ tới lượt tiếp nhiên liệu trên biển Địa Trung Hải hôm 30/3



Máy bay chiến đấu F-15E Strike Eagle của Mỹ chuẩn bị bay tới Libya từ căn cứ quân sự Lakenheath ở Anh hôm 19/3.



Máy bay AWACS của không lực Mỹ cất cánh từ tàu sân bay Charles de Gaulle ở biển Địa Trung Hải hôm 24/3



Hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle của Pháp rời Toulon để tới Libya hôm 20/3.



Chiến đấu cơ JAS 39 Gripen của không lực Thụy Điển cất cánh khỏi Kallinge, Thụy Điển.



Phi công Pháp leo lên khoang của chiếc chiến đấu cơ Rafael tại căn cứ không quân Solenzara trên đảo Corsica




[VITINFO news]


Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011

>> Qatar cấp tên lửa cho quân nổi dậy Libya?



[BDV news] Chính quyền Libya cáo buộc Qatar cung cấp cho phe đối lập các tên lửa chống tăng MILAN do Công ty Euromissile của Pháp sản xuất.

Tuyên bố này được Thứ trưởng Ngoại giao Libya Khaled Khaim đưa ra ngày 13/4 trong cuộc họp báo tại Tripoli.

Quan chức ngoại giao Libya cũng tuyên bố rằng, Qatar đã gửi các cố vấn quân sự tới thành phố Benghazi, nơi tập trung lực lượng chính của phe nổi dậy.

Trước đó, có thông tin rằng, Qatar dự định gửi các tên lửa chống tăng cho lực lượng nổi dậy tại Libya, tuy nhiên không công bố chính xác loại tên lửa nào.




Tên lửa chống tăng Milan. Ảnh army-technology.com


Lãnh đạo phe nổi dậy Abdel Fattah Younes một vài ngày trước cũng thông báo, Qatar đã gửi các cố vấn quân sự tới Benghazi để huấn luyện cho quân nổi dậy cách dùng tên lửa chống tăng và các loại vũ khí khác.

MILAN (Missile d'Infanterie Leger Antichar) là tên lửa chống tăng vác vai do Công ty Euromissile (Pháp) sản xuất. Những biến thể khác nhau của MILAN đang được biên chế cho quân đội nhiều nước trên thế giới.

Tên lửa MILAN cũng có trong trang bị của lực lượng trung thành với ông Gaddafi. Pháp và Libya đã ký thỏa thuận cung cấp loại tên lửa này vào năm 2007.


Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011

>> Ông Gaddafi đồng ý giải pháp 4 điểm



[BDV news] Tuyên bố trên được ông Ramtane Lamara, đặc phái viên của Liên minh Châu Phi và ông Musa Ibrahim, người phát ngôn Chính phủ Libya đưa ra sau cuộc gặp giữa phái đoàn của Liên minh Châu Phi với ông Gaddafi tại Tripoli ngày 10/4.

Đề xuất của Liên minh Châu Phi không đi kèm yêu cầu ông Gaddafi từ chức, tuy nhiên có 4 điểm cơ bản sau:

- Ngừng bắn ngay lập tức;

- Chính phủ Libya sẽ hợp tác trong nỗ lực cứu trợ nhân đạo khẩn cấp;

- Bảo vệ công dân nước ngoài ở Libya;

- Khởi động đàm phán giữa các bên liên quan tại Libya, với mục đích thiết lập một “giai đoạn chuyển tiếp” để tiến hành “cải cách chính trị nhằm xóa bỏ những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng hiện tại”;

Bản đề xuất đã được ông Gaddafi phê chuẩn và nhấn mạnh giải pháp cuối cùng phải “đáp ứng nguyện vọng của người dân Libya”.

Không có thời gian biểu cụ thể nào được đưa ra, cũng như mốc thời gian thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực, tuy ông Gaddafi cũng ủng hộ thiết lập “một cơ chế giám sát đáng tin cậy”.

“Lãnh đạo Muammar Gaddafi đặt trọn niềm tin vào khả năng của Liên minh Châu Phi trong việc tái lập nền hòa bình ở Libya”, tuyên bố chung nói rõ.




Phe nổi dậy nói sẽ không chấp nhận việc ông Gaddafi giữ quyền lực.


Đại diện phe nổi dậy Guma al-Gamaty tuyên bố sẽ xem xét kỹ đề xuất từ Liên minh Châu Phi, tuy nhiên nhấn mạnh phe nổi dậy sẽ không đồng ý với bất kỳ thỏa thuận nào cho phép ông Gaddafi hoặc con trai ông tiếp tục nắm quyền.

Các lãnh đạo phe nổi dậy cũng không thật sự tin tưởng vào sự trung gian của Liên minh Châu Phi, vốn nhận được sự ủng hộ về tài chính và chính trị của ông Gaddafi trong suốt nhiều năm qua. Hiện, chính quyền Libya có 15 ghế trong Hội đồng hòa bình và an ninh thuộc Liên minh Châu Phi.

Ông Lamara cho biết sự ra đi của ông Gaddafi cũng là một nội dung trong cuộc đàm phán, tuy nhiên từ chối tiết lộ thêm chi tiết.

Chiến sự tiếp diễn ác liệt
Các cuộc giao tranh tiếp tục diễn ra ác liệt ngày 10/4, trong đó đáng chú ý là việc phe nổi dậy đã giành lại quyền kiểm soát nhiều phần của thị trấn Ajdabiya đang bị quân đội của ông Gaddafi vây chặt.

Cùng ngày, NATO tuyên bố đã tiêu diệt 25 xe tăng của quân đội Libya trong 2 cuộc không kích tại thành phố Misrata và thị trấn Ajdabiya. Tuy nhiên, tướng Charles Bouchard của NATO nhìn nhận tình hình tại Misrata và Ajdabiya vẫn “rất tuyệt vọng” với phe nổi dậy.

Về phần mình, Chính phủ Libya cho biết đã bắn hạ 2 trực thăng của phe nổi dậy xâm phạm vùng cấm bay Liên Hợp Quốc đặt ra.

Trong ngày 10/4, quân đội Libya đã pháo kích dữ dội các vị trí của quân nổi dậy tại Adjabiya và Misrata.




Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011

>> Pháp 'tung hoành' ở châu Phi



[BDV news] Trong các cuộc xung đột ngoài lãnh thổ hiện nay, Mỹ đang có một đối thủ “tương tầm”: đồng minh thân cận Pháp đang tích cực tham gia hai chiến dịch nhằm lật đổ chế độ cầm quyền ở châu Phi.

Thứ nhất, dưới sự hỗ trợ Anh và các nước thuộc khối NATO, Pháp là “kẻ đứng mũi chịu sào”có trách nhiệm không kích vào các căn cứ của lực lượng trung thành với đại tá Moammar Gaddafi tại Libya.

Thứ hai, quân đội Pháp tích cực tham gia vào các hoạt động tại Cote d’Ivoire theo sự uỷ quyền của Liên Hiệp Quốc. Trực thăng yểm trợ của Pháp tấn công vào các kho vũ khí hạng nặng và thiết bị kỹ thuật bọc thép của Tổng thống thất cử Laurent Gbagbo.

Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sau khi được Liên Hiệp Quốc uỷ quyền, Pháp không kích không chỉ sân bay quốc tế ở Abidjan, mà còn một số khu vực tại thành phố được cho là thành trì của ông Gbagbo.



Máy bay của không quân Pháp chuẩn bị không kích Libya.


Thực tế, hiện nay Pháp là người đứng đầu phương Tây, tham gia vào cả hai cuộc xung đột. Trước thời điểm này, Pháp muốn đứng ngoài cuộc trong vấn đề nội bộ của Cote d’Ivoire khi mâu thuẫn giữa phe đối lập và chế độ Gbagbo xảy ra.

Đồng thời, dù trên danh nghĩa chỉ huy tấn công Libya nhưng thực tế trong giai đoạn đầu chiến dịch tấn công Libya, Mỹ mới chính là chỉ huy chiến dịch.

Nhưng vào thứ hai vừa qua, Paris chính thức tiếp quản trách nhiệm chỉ huy chiến dịch quân sự tại cả hai quốc gia châu Phi. Quân đội Pháp tại Cote d’Ivoire đập tan các ưu thế chiến lược quan trọng của chế độ Gbagbo trong cuộc xung đột chống lại lực lượng nổi dậy Ouattara, còn các máy bay của không quân Pháp tại Libya đã gánh gác trọng trách tiến hành các hoạt động tác chiến.

Tranh thủ sự ủng hộ của phương Tây, quân đội của Tổng thống đắc cử Alassane Ouattara đã sẵn sàng mở các cuộc tấn công tiếp theo vào quân đội của chế độ cầm quyền.

Tình huống tương tự cũng xảy ra tại Cote d’Ivoire. Không quân Pháp đã yểm trợ trên không cho quân đội của ông Alassane Ouattara vào thời điểm quan trọng, khi tất cả sẵn sàng tấn công đòn quyết định vào căn cứ của quân đội chính phủ tại Abidjan.

Ý định thực của Pháp được thể hiện rõ trong cuộc điện đàm hôm 4/4/2011 giữa Tổng thống Nicolas Sarkozy và người đứng đầu phe đối lập Cote d’Ivoire, ông Ouattara.


Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

>> Typhoon chuyển từ giám sát sang tấn công



[BDV news] Anh đã quyết định chuyển 4 chiếc máy bay chiến đấu Typhoon sang vai trò tấn công mặt đất thay vì chỉ giám sát vùng cấm bay như trước đây.

Phát ngôn của Bộ quốc phòng Anh nói: “Được sự đồng thuận với NATO, Anh quyết định thay đổi nhiệm vụ của 4 chiếc Typhoon của Không lực Hoàng gia tham gia nhiệm vụ tấn công mục tiêu mặt đất thay vì vao trò phòng không và thi hành vùng cấm bay. Đây là động thái nhằm củng cố khả năng tấn công mặt đất của liên quân NATO”.

Trước đó, những chiếc Typhoon đậu tại Căn cứ ở Gioi del Colle, phía Nam Italy được giao nhiệm vụ cảnh giới vùng cấm bay, trong khi những đồng nghiệp, chiến đấu cơ Tornado tham gia tấn công lực lượng quân đội của chính quyền Gaddafi.



Không quân Hoàng gia Anh sẽ chuyển nhiệm vụ chiến đấu cơ Typhoon từ giám sát vùng cấm bay sang tấn công mặt đất.


Động thái của Anh nhằm phản ứng trước việc, thủ lĩnh của quân nổi dậy tại Libya, Abdelfatah Yunis cáo buộc những máy bay của NATO không làm gì trước hành động tấn công của quân đội Libya vào thường dân tại thành phố Misrata.

Yunis nhấn mạnh trước báo giới rằng, NATO để người dân Misrata thiệt mạng hàng ngày. Trong khi đó, phát ngôn của NATO, ông Carmen Romero khăng khăng, Misrata là “ưu tiên số 1 của liên quân”.

Ngày 4/4, trong chuyến thăm căn cứ quân sự ở Gioia del Colle, thủ tướng Anh, David Camero cũng cam kết gửi thêm 4 chiếc máy bay chiến đấu Tornado tham gia chiến dịch.

Cho tới nay, Anh đã cam kết đưa 20 máy bay chiến đấu tham gia vào chiến dịch của Liên Hợp Quốc với mục tiêu bảo vệ người dân Libya trước lực lượng của Gaddafi.




Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

>> Ký ‘mật lệnh’ - mũi tên bắn nhiều đích của Obama



[VietnamDefence news] Tổng thống Mỹ Barack Obama ký sắc lệnh bí mật, cho phép Cục tình báo trung ương (CIA) hậu thuẫn quân nổi dậy tại Libya, nhiều hãng tin cho hay.

Mục đích của ông là tránh đối đầu với Quốc hội mà vẫn động viên được đồng minh và phe nổi dậy ở Libya… Ngay khi xuất hiện, tin ông Obama ký "mật lệnh" thu hút sự chú ý của nhiều người nhưng nếu xét những diễn biến trong vài tuần vừa qua, tin trên không có gì bất ngờ.

Thứ nhất là trước đó rò rỉ rất nhiều thông tin liên quan tới việc này. Đơn cử như theo hãng truyền hình Fox News, dù chính quyền Barack Obama phủ nhận việc đưa quân vào Libya nhưng trên thực tế, Mỹ bắt đầu chiến dịch mặt đất ở Libya từ trước đó rất lâu.

Đại tá Mỹ về hưu David Hunt tiết lộ, Lầu Năm Góc không không kích quy mô Libya nếu như không có người ở trên lãnh thổ nước này. Trung tá tình báo quân đội Mỹ Tony Scheffer cũng cho rằng, theo các nguồn tin của ông ta, tình hình đang diễn biến đúng như ông Hunt nói. Ông Hunt giải thích: “Chuyện đó người ta thường không quảng cáo”.

Trước nữa, một quan chức Mỹ giấu tên cho biết là quân đội Ai Cập chuyển vũ khí bằng tàu thủy cho phe đối lập ở Libya. Chúng chủ yếu là các loại vũ khí nhỏ như súng trường và đạn dược. Doanh nhân Libya tên Hani Souflakis thừa nhận: “Quân đội Ai Cập có thể giúp chúng tôi. Người Mỹ đã bật đèn xanh cho việc này. Mỹ không muốn dính líu trực tiếp”.

Tóm lại, Mỹ thực chất can thiệp vào Libya sâu hơn những gì họ chính thức thông báo. Thông tin ông Obama ký mật lệnh không có gì mới.








                                                                                  Có tin Mỹ đang âm thầm vũ trang cho phe nổi dậy


Điều mới ở đây chính là việc thông tin về "mật lệnh" bị rò rỉ một ngày sau khi ông Obama giải trình trước Quốc hội Mỹ và tuyên bố không đưa quân vào Libya.

Xét về thời điểm tin trên bị tiết lộ, rất có khả năng ông Obama nhắm hai mục tiêu là tránh đối đầu với Quốc hội mà vẫn động viên được đồng minh và phe nổi dậy ở Libya…

Cụ thể hơn, hiện khá nhiều người dân Mỹ và nghị sĩ, nhất là phe Cộng hòa, phản đối can dự vào Libya mà điển hình là Thượng nghị sĩ John McCain, người cho rằng nhúng tay vào Libya là quyết định sai lầm của Washington.

Ông này khẳng định: “Mục tiêu của Tổng thống là lật đổ ông Gaddafi, song không cần thiết phải đổ tiền của công sức để phải dùng sức lực như vậy. Gaddafi sẽ sớm bị chính người dân của mình hạ gục. Ngoài ra, nếu chúng ta đảm bảo cho ông ấy sự ra đi êm ái, ông ấy sẽ ngoan ngoãn nghe lời”.

Ý kiến trên của ông McCain chỉ là một trong rất nhiều lập luận phản đối. Còn nhìn chung thì cả phe phản chiến tin rằng, theo Hiến pháp Mỹ, Tổng thống Obama không có quyền quyết định can thiệp quân sự vào Libya nếu đây không phải là đe dọa trực tiếp đến Mỹ.


Nhiều nghị sĩ Mỹ phản đối can dự vào Libya


Ngoài việc tránh đối đầu với Quốc hội, động cơ khiến ông Obama ký "mật lệnh" là động viên đồng minh ở châu Âu và phe nổi dậy ở Libya. Nguyên nhân là nếu ông Obama không ủng hộ phe nổi dậy thì bản thân các đồng minh như Anh, Pháp…không thể tự mình làm được việc này chứ đừng nói là lật đổ ông Gaddafi.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố: “Làm sao Mỹ có thể đứng yên khi Pháp, Anh, nhiều nước châu Âu, Liên đoàn Arab và các đồng minh Arab kêu gọi là Mỹ phải làm cái gì đó”.

Bà cũng thanh minh rằng, việc Mỹ vũ trang cho phe nổi dậy (nếu có) là hợp pháp bởi Liên Hiệp Quốc cho phép áp dụng mọi biện pháp cần thiết, ngoại trừ việc chiếm đóng, để bảo vệ thường dân trước sự tấn công của quân đội Libya.

Đó là nhìn từ bên ngoài, còn bên trong Libya, tình hình cũng không khá hơn. Không giống như quân đội Libya được tổ chức tốt, vũ trang mạnh, đặc biệt là chiếm ưu thế về xe tăng và pháo, lực lượng nổi dậy ở miền Đông thua kém rất nhiều, không có kinh nghiệm…nên không tự địch lại quân Chính phủ nếu không chạy vào sa mạc.

Ngay cả số binh lính, chỉ huy, sĩ quan đào ngũ, gia nhập phe nổi dậy cũng chỉ chiếm số lượng ít, chỉ ở mức cá nhân chứ không phải là đơn vị…

Cộng với việc phe nổi dậy ở miền Đông và Tây chưa liên lạc, phối kết hợp hiệu quả…ông Gaddafi đang chiếm ưu thế trên mặt đất và vẫn có thể đè bẹp quân nổi dậy.


Phe nổi dậy không đủ sức đối đầu với quân đội Libya


Trong bối cảnh không thể chính thức ra mặt ủng hộ nhưng cũng không thể bỏ rơi đồng minh, quân nổi dậy, ông Obama đành bí mật hỗ trợ họ. Đó là nguyên nhân tại sao "mật lệnh bỗng dưng" bị tiết lộ.


Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

>> Ai thủ lợi từ cuộc chiến Libya?



[Internet] Các chuyên gia quốc tế cho rằng không khó để xác định những nước kiếm lợi từ cuộc chiến đang diễn ra ác liệt ở Libya.

Theo chuyên gia về Trung Đông và Bắc Phi Pepe Escobar của báo Asia Times, Nghị quyết 1973 của HĐBA LHQ đã mở đường cho phương Tây và đồng minh bảo vệ một lực lượng vũ trang chống chính phủ. Ông này nhận định ngay cả “con nít” cũng biết rõ mục tiêu của chiến dịch quân sự là nhằm lật đổ chính phủ của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi. 

 Chỉ huy chiến dịch Libya của NATO, trung tướng Charles Bouchard có thể quả quyết rằng sứ mệnh mà khối này vừa chính thức cầm trịch chỉ nhằm bảo vệ thường dân vô tội. Chỉ có điều những “thường dân vô tội” này lại lái xe tăng, bắn súng AK và giao tranh quyết liệt với quân chính phủ. Mặt khác, liên quân cũng chỉ bao gồm 12/28 nước thành viên NATO cộng với Qatar. 

Theo các chuyên gia, ít ra cho đến thời điểm này, người ta có thể dễ dàng nhận ra những bên hưởng lợi trong cuộc chiến ở Libya. Đó là Mỹ, NATO, Ả Rập Xê Út, Qatar, Pháp, Anh, các tập đoàn nước ngoài và thậm chí cả al-Qaeda.  

Mỹ: Cuối tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã liệt kê 3 nước bị cho là “bất hảo” ở Trung Đông và Bắc Phi là Iran, Syria và Libya. Trong chiến dịch lần này, Lầu Năm Góc nhắm vào mắt xích yếu nhất là Libya. 




Theo Asia Times, cuộc chiến Libya chính là cuộc vận hành thử nghiệm của Bộ Tư lệnh châu Phi (Africom), vốn được thành lập dưới thời Tổng thống George W.Bush và được chính quyền của Tổng thống đương nhiệm Barack Obama củng cố. Đây là cuộc chiến đầu tiên của lực lượng Mỹ mà Africom chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành. Đại bản doanh của Bộ Tư lệnh này lại đặt tại thành phố Stuttgart (Đức) do không quốc gia châu Phi nào chịu “chứa chấp”. Ngoài Libya, những nước châu Phi bị đặt vào tầm ngắm của Africom còn có Sudan, Bờ Biển Ngà, Eritrea và Zimbabwe.

Horace Campbell, giáo sư khoa học chính trị thuộc Đại học Syracuse (Mỹ) thì nhận định chiến dịch của Africom “về cơ bản là mặt trận của các nhà thầu quân sự Mỹ như Dincorp, MPRI và KBR đang hoạt động ở châu Phi”. Báo The Times hôm 30.3 dẫn các nguồn tin riêng cho biết Mỹ có thể huy động lực lượng “quân đội tư nhân” này sang Libya để tránh vi phạm cam kết không đưa bộ binh vào cuộc chiến.

NATO: Chiến dịch Libya chính là cơ hội để NATO biến Địa Trung Hải thành “ao nhà”. Đến nay, chỉ còn 3 nước ven Địa Trung Hải chưa là thành viên đầy đủ hoặc nằm trong danh sách đối tác của NATO. Đó là Libya, Li-băng và Syria. Sau Libya, rất có thể Syria là mục tiêu tiếp theo còn Li-băng bị NATO phong tỏa từ năm 2006. 

Ả Rập Xê Út: Nếu ông Gaddafi ra đi, Quốc vương Abdullah của Ả Rập Xê Út sẽ bớt được một đối thủ đáng gờm trong khu vực. Theo báo Daily Mail, không lâu trước khi liên quân do Mỹ dẫn đầu tiến vào Iraq năm 2003, ông Gaddafi đã tranh cãi nảy lửa với ông Abdullah, khi đó còn là thái tử, tại một hội nghị cấp cao của khối Ả Rập xung quanh tính hợp pháp của cuộc chiến. Ông Abdullah ủng hộ hành động của phương Tây trong khi ông Gaddafi cực lực phản đối. Đến năm 2004, Ả Rập Xê Út tuyên bố phá được một âm mưu ám sát Thái tử Abdullah mà họ cho là có liên quan đến Libya.

Chuyên gia Escobar cho biết Ả Rập Xê Út là nước quảng bá mạnh mẽ việc Liên đoàn Ả Rập “nhất trí” kêu gọi thành lập vùng cấm bay trên không phận Libya. Trên thực tế, chỉ 11/22 nước thành viên của tổ chức này tham gia biểu quyết, trong đó có 6 nước thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh do Ả Rập Xê Út thống lĩnh. Algeria và Syria thì bỏ phiếu chống. Nghĩa là chỉ có 9/22 thành viên Liên đoàn Ả Rập ủng hộ thành lập vùng cấm bay.

Qatar: Quyết định gửi 2 máy bay chiến đấu tham gia thực thi vùng cấm bay ở Libya được đưa ra trong khi Qatar tìm cách tiếp cận nguồn dầu lửa ở miền đông Libya. Việc chính thức công nhận Hội đồng Quốc gia lâm thời do lực lượng chống đối thành lập được Qatar đưa ra một ngày sau khi nước này giành quyền tiếp thị dầu lửa được khai thác ở miền đông Libya, theo Asia Times.

Pháp: Asia Times dẫn lời giới quan sát đánh giá vùng cấm bay là cơ hội để Pháp quảng bá các mẫu máy bay chiến đấu Mirage và Rafale trên thị trường vũ khí thế giới. Ngoài ra, còn phải kể đến sự phẫn nộ của Pháp trước việc ông Gaddafi hủy bỏ các hợp đồng mua máy bay chiến đấu Rafale và hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân do nước này thiết kế. Nhiều ý kiến khác cho rằng Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy muốn gỡ thể diện sau khi bị chỉ trích là phản ứng chậm và yếu ớt trong vụ chính biến tại Tunisia và Ai Cập cũng như tranh thủ cử tri cho các kỳ bầu cử quan trọng. Pháp là nước đầu tiên công nhận Hội đồng Quốc gia lâm thời của phe chống đối và là nước đầu tiên dội bom xuống Libya.

Anh: Cùng với Pháp, Anh là nước ủng hộ mạnh mẽ việc thiết lập vùng cấm bay ở Libya và khẳng định từ đầu là ông Gaddafi phải ra đi. Theo Daily Mail, 2 nước đã có “hận thù” từ lâu sau khi London cáo buộc Tripoli ủng hộ tài chính và huấn luyện các tay súng thuộc Quân đội Cộng hòa Ireland (IRA). Quan trọng hơn phải kể đến vụ đánh bom chiếc máy bay của hãng Pan Am trên bầu trời Lockerbie (Scotland) hồi năm 1988 làm 270 người thiệt mạng. Ngoại trưởng vừa đào tẩu của Libya Moussa Koussa, khi đó còn là một lãnh đạo tình báo, bị cáo buộc là người đã vạch kế hoạch đánh bom. Ông Koussa cũng bị coi là mắt xích quan trọng giữa ông Gaddafi và kẻ thực hiện vụ đánh bom tên Abdulbaset Al Megrahi.

Al-Qaeda: Theo báo Telegraph, một thủ lĩnh của phe chống đối ở Libya là Abdel-Hakim al-Hasidi, vốn từng cùng Taliban đánh Mỹ ở Afghanistan, xác nhận rằng ông ta đã chiêu mộ được khoảng 25 “chiến binh tử vì đạo” ở miền đông Libya để đánh Mỹ ở Iraq và một số trong những người này “hiện đang chiến đấu ở thành phố Adjabiya”. Tờ The Washington Post thì đưa tin Mỹ đang tích cực làm rõ thông tin tình báo rằng có sự hiện diện của al-Qaeda giữa các tay súng thuộc quân chống đối ở Libya. Đó là chưa kể nghi ngờ về việc lực lượng chống Chính phủ Libya bán vũ khí cho Hamas và Hezbollah.

Trước đó, Tổng thống Idriss Deby của Chad, nước láng giềng phía nam Libya, quả quyết rằng các phần tử có liên hệ với al-Qaeda đã đột nhập nhiều kho vũ khí ở Cyrenaica, miền đông Libya và có thể đã cướp được một số tên lửa đất đối không. Đầu tháng 3, nhóm al-Qaeda ở vùng Maghreb, một chi nhánh của mạng lưới khủng bố khét tiếng, đã lên tiếng ủng hộ lực lượng chống Chính phủ Libya.

RIA Novosti dẫn lời Giám đốc Trung tâm Phân tích thương mại vũ khí thế giới của Nga Igor Korotchenko cũng cảnh báo rằng những tên lửa đất đối không MANPADS mà quân đội Libya trang bị cho dân chúng cũng như những vũ khí mà phe chống đối chiếm được có thể rơi vào tay các phần tử khủng bố.

Các tập đoàn kinh doanh nước: Ít người biết rằng phía đông sa mạc Sahara chứa một bể nước ngầm khổng lồ có tên Hệ thống ngậm nước Nubian Sandstone (NSAS). Các nhà khoa học ước tính rằng trữ lượng nước ngọt của “đại dương ngầm” lớn nhất thế giới này tương đương với lượng nước chảy qua sông Nil trong 200 năm. Có diện tích bề mặt 2 triệu km2, NSAS trải dài qua 4 nước Suadan, Chad, Ai Cập và Libya, trong đó Libya và Ai Cập chiếm phần lớn nhất. Năm 1984, ông Gaddafi chính thức cho khởi công xây dựng tuyến đường ống dẫn nước khổng lồ GMMRP dài 4.000 km để lấy nước từ NSAS. Công trình này được hoàn thành theo từng phần và đến năm 2007, nó đã có thể cung cấp nước ngọt cho Tripoli, Benghazi và toàn bộ khu vực duyên hải của Libya.

Theo Asia Times, chi phí xây dựng GMMRP là 25 tỉ USD và ông Gaddafi từng tuyên bố số tiền này hoàn toàn từ ngân sách quốc gia chứ chính phủ không hề vay mượn từ Quỹ Tiền tệ quốc tế hay Ngân hàng Thế giới. Giới quan sát cho rằng các tập đoàn nước Veolia, Suez Ondeo và Saur của Pháp, vốn đang kiểm soát 40% thị trường nước ngọt thế giới, rất muốn giành quyền khai thác nguồn tài nguyên chiến lược này của Libya.

Ngoài ra còn phải kể đến các bên nhằm vào trữ lượng dầu khí khổng lồ của Libya. Với nguồn dự trữ 46,5 tỉ thùng, Libya là nền kinh tế dầu mỏ lớn nhất châu Phi, xếp trên Nigeria và Algeria. Tập đoàn dầu mỏ quốc gia (NOC) của Libya nằm trong top 25 trong danh sách 100 công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới, theo website Globalresearch.ca.


Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011

>> Tình báo Nga 'đi guốc trong bụng' NATO



[VietnamDefence news] Một quan chức cao cấp trong cơ quan tình báo Liên bang Nga tiết lộ họ nắm được kế hoạch tấn công trên bộ của NATO.



Chiến dịch trên bộ của Libya sẽ vào rơi vào cuối tháng 4. Ảnh minh họa.


Theo lời của quan chức này, chiến dịch tấn công trên bộ có thể bắt đầu vào cuối tháng tư hoặc đầu tháng 5. Kế hoạch này của NATO sẽ thành hiện thực nếu tổng thống Gaddafi chịu đầu hàng trước đòn tấn công bằng tên lửa và không quân của Liên minh. Mỹ và Anh sẽ là hai quốc gia tham gia tích cực nhất vào chiến dịch này.

Trước đó, theo thông báo chính thức của các nước tham chiến thì họ sẽ không có ý định mở chiến dịch trên bộ.



Ngày 17/3 vừa qua, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc cho phép cộng đồng quốc tế sử dụng các biện pháp quân sự để bảo vệ dân thường tại Libya. Chiến dịch tấn công có tên gọi Bình minh Odyssey bắt đầu từ ngày 19/3. Pháp, Anh, Mỹ cùng một số nước khác tích cực tham gia vào chiến dịch này. Trong thời gian diễn ra chiếu dịch, các phương tiện của phòng không không quân của Libya đã bị phá hủy.

Theo lời của đại diện quân đội Mỹ, trong mấy ngày gần đây, đội quân của ông Gaddafi bắn 16 tên lửa có cánh. Trong khi đó, đài truyền hình quốc gia Libya kết tội lực lượng nước ngoài giết hại 100 người dân. Tuy nhiên, Libya lại không đưa ra được chứng cớ chắc chắn những người dân Libya này không phải là lực lượng tham chiến.



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang