Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tiêm kích Typhoon

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiêm kích Typhoon. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiêm kích Typhoon. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

2 máy bay Su-24 của Syria xuất kích bị Typhoon của Không quân Anh chặn đầu

Các chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Anh tại khu vực Địa Trung Hải đã nhận lệnh xuất kích khẩn cấp để chặn 2 chiếc máy bay được cho là của Syria.

>> Su24MK của Nga sẽ trang bị tên lửa có độ chính xác 1m


Sự việc diễn ra hôm 2/9 nhưng tới hôm qua (8/9), phía Anh mới cung cấp thông tin chi tiết về vụ việc này. Mục tiêu được xác nhận là 2 máy bay ném bom siêu thanh Su-24 của không quân Syria, đang trên đường bay đến đảo Síp. Mục đích của phía Syria có thể chủ yếu là để thử hệ thống phòng không của Mỹ và đồng minh trong khu vực. Khi hệ thống này được kích hoạt, máy bay của Syria có thể thu thập thông tin về tần số, vị trí, chủng loại…


Những chiếc Typhoon này nằm trong số 6 chiếc của Phi đoàn số 9 được triển khai đến sân bay quân sự Akrotiri trên đảo Síp. Chúng được hỗ trợ bởi 2 máy bay cảnh báo sớm E-3D AWACS. Nhiệm vụ của chúng là lực lượng phản ứng nhanh, hỗ trợ việc bảo vệ vùng trời bên trên Địa Trung Hải cho các lực lượng đồng minh.

Hai chiếc Su-24 của Không quân Syria dường như thuộc Phi đoàn 819 đóng tại sân bay quân sự Tiyas. Với vận tốc hành trình khoảng 950km/h, những chiếc Su-24 có thể đến đảo Síp trong vòng 15 phút sau khi cất cánh.

Cường kích siêu thanh Su-24 - www.tinquansu.net
Máy bay cường kích siêu thanh Su-24

Tuy nhiên, khi còn đang trong không phận quốc tế, Su-24 bị máy bay cảnh báo sớm E-3D phát hiện. Sau khi đài chỉ huy ở sân bay Akrotiri tìm cách liên lạc với mục tiêu nhiều lần nhưng thất bại, các chiến đấu cơ Typhoon được lệnh xuất kích. Ngay khi phát hiện ra Typhoon trên radar của mình, 2 chiếc Su-24 đã quay trở lại.



Trong toàn bộ thời gian xảy ra sự việc, Su-24 vẫn còn đang trong không phận quốc tế, vì vậy máy bay của Anh không được quyền can thiệp và đã quay về mà không truy đuổi máy bay của Syria.


Trong quá trình xuất kích, những chiếc Typhoon cũng đã bay ngang qua phần đảo Síp đang bị Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng. Vì chưa thể xác định được nguồn gốc của những máy bay này, không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi 2 chiếc F-16 từ sân bay quân sự Incirlik đến để điều tra. Tuy nhiên, khi F-16 đến khu vực thì những chiếc Typhoon đã trở về sân bay.


Máy bay trinh sát Atlantique II - www.tinquansu.net
Máy bay trinh sát Atlantique II


Akrotiri hiện là một trong những điểm tập kết chính cho quân lực Mỹ và đồng minh trong khu vực. Tại đây ngoài Typhoon và E-3D của Anh, còn có 2 máy bay trinh sát điện tử Atlantique II của hải quân Pháp, 2 máy bay do thám U-2 của Mỹ. Ngoài ra còn có các máy bay MC-130 và CV-22 phiên bản dành cho các chiến dịch đặc biệt, có thể sẽ được dùng cho các nhiệm vụ giải cứu các phi công bị bắn rơi trong lãnh thổ đối phương.

Máy bay cường kích siêu thanh Su-24 là một trong những vũ khí đáng sợ nhất của Liên Xô trong Chiến tranh lạnh. Được trang bị radar bám địa hình, nó có thể bay rất thấp ở tốc độ cao, và do đó rất khó bị radar mặt đất phát hiện. Tuy nhiên, trong tình huống này, với sự có mặt của AWACS, việc bay thấp không còn có tác dụng.

Tiêm kích Typhoon - www.tinquansu.net
Một chiếc Typhoon cất cánh từ sân bay Akrotiri

Typhoon có thể được xem là nằm trong top 4 chiến đấu cơ tốt nhất hiện nay cho không chiến, bên cạnh F-22, Su-30 và F-15. Đây là một mẫu máy bay rất mạnh về khả năng cơ động và vận động trên không. Sau F-22, nó là loại máy bay duy nhất có khả năng duy trì tốc độ siêu âm trong thời gian dài mà không cần phải đốt hậu.

Nó cũng có thể thực hiện những động tác vận động ở vận tốc siêu âm mà những máy bay khác chỉ có thể thực hiện ở tốc độ hạ âm. Radar của Typhoon tuy vẫn là loại quét cơ thay vì quét điện tử, nhưng vẫn nằm trong số những radar mạnh nhất hiện nay, với tầm hoạt động tối đa 370km.

(Theo nguồn Soha)

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

>> F-22 cũng "thường" thôi ?

Chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Đức đã chiến đấu "ngang cơ" với máy bay tàng hình F-22 của Không quân Mỹ trong cuộc chiến giả định Red Flag.

>> Tại sao 'siêu phẩm' F-22 'mất điểm'?


Giữa tháng 6/2012, cuộc tập trận Red Flag diễn ra ở căn cứ không quân Eielson ở Alaska. Red Flag có sự tham gia của hơn 100 máy bay chiến đấu đến từ Không quân Đức, Mỹ, Nhật Bản, Australia và một số nước NATO.

Trong cuộc tập trận kéo dài 2 tuần này, các máy bay chiến đấu Typhoon của Đức đã chống lại máy bay F-22 đơn lẻ trong một cuộc diễn tập chiến đấu cơ bản, một cuộc chiến mô phỏng tầm gần.

Cuộc chiến tưởng chừng “không cân sức” bởi một bên là chiến đấu cơ tàng hình tốt nhất thế giới F-22 Raptor và một bên là chiến đấu cơ không tàng hình Typhoon của châu Âu.

Tuy nhiên, kết quả công bố thật quá ngạc nhiên đối với cả người Đức và có lẽ cả người Mỹ. Trong tổng số lần đối mặt giữa F-22 và Typhoon, số lần máy bay của cả hai bên bị kẻ thù giả định tiêu diệt đều bằng nhau. Đây là một kết quả không tưởng với nhiều người.


http://nghiadx.blogspot.com
F-22 đã không thể chiến thắng áp đảo trước Typhoon. Chiến thuật của người Đức được tiết lộ trong Tạp chí Combat Aircraft số ra tháng 7/2012.

“Chúng tôi đã ngang cơ nhau”, Thiếu tướng Gruene nói với phóng viên Jamie Hunter của Tạp chí Combat Aircraft.

Tướng Gruene đã chỉ ra cách làm thế nào mà Typhoon có thể chiến đấu tốt với máy bay tàng hình của Mỹ. “Điều quan trọng, máy bay của bạn phải cố gắng tiếp cận được F-22 càng gần càng tốt…và duy trì được cự li gần như vậy. Họ (Không quân Mỹ) không nghĩ chúng tôi lại hung hăng như thế”, Tướng Gruene nói thêm.

Tướng Gruene cũng nói rằng, F-22 Raptor thực sự “vượt trội” khi chiến đấu ở ngoài tầm nhìn do đạt được tốt độ cao, trần bay cao, radar tinh vi và trang bị các tên lửa tầm xa AMRAAM.

Tuy nhiên, trong một cuộc chiến ở cự ly gần hơn, tốt hơn nữa là có thể hỗn chiến với F-22, máy bay tàng hình Mỹ có kích thước lớn và nặng hơn so với Typhoon và sẽ gặp bất lợi. “Ngay khi bạn tiến lại gần hơn …Typhoon không cần phải lo ngại về F-22”, Tướng Gruene bình luận.

Việc máy bay tàng hình F-22 không áp đảo được kẻ thù giả định là chiến đấu cơ Typhoon khiến Không quân Mỹ lo lắng.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến đấu cơ Typhoon.

Trong nhiều năm qua, Không quân Mỹ đã công bố Raptor là tiêm kích tuyệt vời. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates, trong năm 2009, còn tự tin cắt giảm số lượng máy bay F-22, mới sản xuất được 187 chiếc.

Khi đó, ông Gates nói rằng, F-22 là một máy bay tàng hình chiếm ưu thế trên không tốt nhất từng được chế tạo” và dự đoán “nó sẽ bảo đảm cho Quân đội Mỹ là chủ bầu trời trong những thập kỷ tiếp theo”.

Từ sau đó, các máy bay F-22 “từ từ” được quản chế, thậm chí bị cấm bay trong thời gian dài sau khi xảy ra các sự cố kỹ thuật làm phi công bị nghẹt thở.

Tác giả David Axe, Biên tập viên của Danger Room thừa nhận, các lực lượng không quân tiên tiến phải lên kế hoạch để làm cho các chiến đấu cơ của họ phải chiến đấu ngay từ khoảng cách xa và tránh xa những cuộc “hỗn chiến” đầy mạo hiểm - điều mà Tướng Gruene thừa nhận trong ý kiến của ông về cách làm thế nào để có thể chống lại được máy bay chiến đấu tàng hình tốt nhất thế giới F-22.

Tuy nhiên, có những bằng chứng cho rằng, trong thực tế, hầu hết các cuộc chiến trên không trong chiến tranh hiện đại đều xảy ra ở những khoảng cách gần.

Đó là thực tiễn không vui vẻ gì với F-22, đặc biệt khi các đối thủ tiềm tàng của nó là tiêm kích Nga hay Trung Quốc. Nếu kinh nghiệm của người Đức được các nước khác áp dụng, chiến đấu cơ được nhiều ca ngợi như F-22 sẽ phải đối mặt với cái chết.

(Nguồn :: BDV )
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang