Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: EF-2000 Typhoon

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn EF-2000 Typhoon. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn EF-2000 Typhoon. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

>> F-22 cũng "thường" thôi ?

Chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Đức đã chiến đấu "ngang cơ" với máy bay tàng hình F-22 của Không quân Mỹ trong cuộc chiến giả định Red Flag.

>> Tại sao 'siêu phẩm' F-22 'mất điểm'?


Giữa tháng 6/2012, cuộc tập trận Red Flag diễn ra ở căn cứ không quân Eielson ở Alaska. Red Flag có sự tham gia của hơn 100 máy bay chiến đấu đến từ Không quân Đức, Mỹ, Nhật Bản, Australia và một số nước NATO.

Trong cuộc tập trận kéo dài 2 tuần này, các máy bay chiến đấu Typhoon của Đức đã chống lại máy bay F-22 đơn lẻ trong một cuộc diễn tập chiến đấu cơ bản, một cuộc chiến mô phỏng tầm gần.

Cuộc chiến tưởng chừng “không cân sức” bởi một bên là chiến đấu cơ tàng hình tốt nhất thế giới F-22 Raptor và một bên là chiến đấu cơ không tàng hình Typhoon của châu Âu.

Tuy nhiên, kết quả công bố thật quá ngạc nhiên đối với cả người Đức và có lẽ cả người Mỹ. Trong tổng số lần đối mặt giữa F-22 và Typhoon, số lần máy bay của cả hai bên bị kẻ thù giả định tiêu diệt đều bằng nhau. Đây là một kết quả không tưởng với nhiều người.


http://nghiadx.blogspot.com
F-22 đã không thể chiến thắng áp đảo trước Typhoon. Chiến thuật của người Đức được tiết lộ trong Tạp chí Combat Aircraft số ra tháng 7/2012.

“Chúng tôi đã ngang cơ nhau”, Thiếu tướng Gruene nói với phóng viên Jamie Hunter của Tạp chí Combat Aircraft.

Tướng Gruene đã chỉ ra cách làm thế nào mà Typhoon có thể chiến đấu tốt với máy bay tàng hình của Mỹ. “Điều quan trọng, máy bay của bạn phải cố gắng tiếp cận được F-22 càng gần càng tốt…và duy trì được cự li gần như vậy. Họ (Không quân Mỹ) không nghĩ chúng tôi lại hung hăng như thế”, Tướng Gruene nói thêm.

Tướng Gruene cũng nói rằng, F-22 Raptor thực sự “vượt trội” khi chiến đấu ở ngoài tầm nhìn do đạt được tốt độ cao, trần bay cao, radar tinh vi và trang bị các tên lửa tầm xa AMRAAM.

Tuy nhiên, trong một cuộc chiến ở cự ly gần hơn, tốt hơn nữa là có thể hỗn chiến với F-22, máy bay tàng hình Mỹ có kích thước lớn và nặng hơn so với Typhoon và sẽ gặp bất lợi. “Ngay khi bạn tiến lại gần hơn …Typhoon không cần phải lo ngại về F-22”, Tướng Gruene bình luận.

Việc máy bay tàng hình F-22 không áp đảo được kẻ thù giả định là chiến đấu cơ Typhoon khiến Không quân Mỹ lo lắng.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến đấu cơ Typhoon.

Trong nhiều năm qua, Không quân Mỹ đã công bố Raptor là tiêm kích tuyệt vời. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates, trong năm 2009, còn tự tin cắt giảm số lượng máy bay F-22, mới sản xuất được 187 chiếc.

Khi đó, ông Gates nói rằng, F-22 là một máy bay tàng hình chiếm ưu thế trên không tốt nhất từng được chế tạo” và dự đoán “nó sẽ bảo đảm cho Quân đội Mỹ là chủ bầu trời trong những thập kỷ tiếp theo”.

Từ sau đó, các máy bay F-22 “từ từ” được quản chế, thậm chí bị cấm bay trong thời gian dài sau khi xảy ra các sự cố kỹ thuật làm phi công bị nghẹt thở.

Tác giả David Axe, Biên tập viên của Danger Room thừa nhận, các lực lượng không quân tiên tiến phải lên kế hoạch để làm cho các chiến đấu cơ của họ phải chiến đấu ngay từ khoảng cách xa và tránh xa những cuộc “hỗn chiến” đầy mạo hiểm - điều mà Tướng Gruene thừa nhận trong ý kiến của ông về cách làm thế nào để có thể chống lại được máy bay chiến đấu tàng hình tốt nhất thế giới F-22.

Tuy nhiên, có những bằng chứng cho rằng, trong thực tế, hầu hết các cuộc chiến trên không trong chiến tranh hiện đại đều xảy ra ở những khoảng cách gần.

Đó là thực tiễn không vui vẻ gì với F-22, đặc biệt khi các đối thủ tiềm tàng của nó là tiêm kích Nga hay Trung Quốc. Nếu kinh nghiệm của người Đức được các nước khác áp dụng, chiến đấu cơ được nhiều ca ngợi như F-22 sẽ phải đối mặt với cái chết.

(Nguồn :: BDV )

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2011

>> Vì sao Mig-35 thất bại tại Ấn Độ?



Động cơ thiếu lực đẩy, tầm phát hiện mục tiêu của radar bị hạn chế đó là 2 nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của Mig-35 tại Ấn Độ.


Trong chương trình đấu thấu cùng cấp 126 chiến đấu cơ mới cho không quân Ấn Độ, chương trình MMCRA. MiG-35 được xem là ứng cử viên hàng đầu cho người thắng cuộc. Bởi lẽ không quân Ấn Độ đang sở hữu một phi đội Su-30MKI hùng hậu, cùng với đó là các tiêm kích MiG-29K sẽ được trang bị cho tàu sân bay INS Vikramaditya, sự có mặt của MiG-35 xem như là một sự hoàn thiện cho năng lực của không quân Ấn Độ.

http://nghiadx.blogspot.com

Radar Zhuk-MAE đã không nhận được sự quan tâm của Không quân Ấn Độ đồng nghĩa với sự thất bại của MiG-35.



Bên cạnh đó, đường lối quân sự mà Ấn Độ đang xây dựng có phần ảnh hưởng không nhỏ từ đường lối quân sự của Liên Xô trước đây và Nga hiện nay. Mua vũ khí từ Nga vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu của New Delhi.

Tuy nhiên, trái ngược với những kỳ vọng ban đầu, MiG-35 lại là một trong những ứng viên đầu tiên phải chào từ biệt cuộc đua trong chương trình MMCRA.

Trong bản phản hồi của Không quân Ấn Độ đến Rosboronexport của Nga cho biết: Radar Zhuk –MAE tuy là một radar quét mảng pha điện tử, radar AESA, tuy nhiên tầm phát hiện mục tiêu thực tế của radar này không đạt được như trong hồ sơ dự thầu mà Rosboronexport cung cấp cho không quân Ấn Độ. Động cơ Klimov RD-33MK cũng không đạt được hiệu suất lực đẩy theo yêu cầu của không quân Ấn Độ.

Phát biểu với các phương tiện truyền thông hôm 3/8, Vladimir Barkovsky trưởng bộ phận kỷ thuật của hãng Mikoyan cho biết, trong bản phản hồi gửi cho phía Ấn Độ, hãng đã đề xuất thay thế động cơ Klimov RD-33MK bằng một động cơ khác có hiệu suất tốt hơn. Tuy nhiên không quân Ấn Độ đã từ chối đề nghị này.

Dù động cơ RD-33MK không đạt được yêu cầu của không quân Ấn Độ để sử dụng cho MiG-35. Tuy nhiên động cơ này lại đạt được tất cả các yêu cầu của Hải quân Ấn Độ sử dụng trên Mig-29K. Điều đó cũng cho thấy một sự chênh lệch khá lớn trong yêu cầu kỷ thuật của các hệ thống vũ khí giữa Không quân và Hải quân Ấn Độ.

Trưởng bộ phận kỷ thuật Barkovsky cho rằng, bản thân radar Zhuk-MAE lắp đặt trong chiếc MiG-35 mang đến chào hàng tại Ấn Độ chỉ là một mẫu thử nghiệm, chưa bước vào giai đoạn sản xuất loạt. “Chúng tôi đã có thông báo cho Ủy ban đấu thầu và đơn vị thử nghiệm thực tế, rằng trong tương lai chúng tôi sẽ cung cấp radar có tầm phát hiện mục tiêu xa hơn so với hiện tại”, ông nói.

Ông cũng lên tiếng ám chỉ rằng tiêm kích đang đứng trước cơ hội thắng thầu là EF-2000 Typhoon không được trang bị radar AESA, “trong khi người Nga đang chứng minh radar sẽ trang bị cho máy bay của không quân Ấn Độ là một radar AESA, thì Eurofighter lại giới thiệu radar trên máy bay tiêm kích như radar của một chiếc trực thăng”.

Radar của MiG-35 và EF-2000 Typhoon

Theo yêu cầu của Không quân Ấn Độ, các máy bay tham dự trong chương trình MMCRA phải được trang bị radar ASEA. Mig-35 được trang bị radar quét mảng pha điện tử linh hoạt Zhuk-MAE, đây là phiên bản xuất khẩu của radar Zhuk-AE.


http://nghiadx.blogspot.com

Captor-E tuy chưa chính thức được trang bị nhưng đã nhận được sự quan tâm rất lớn của không quân Ấn Độ. Cùng với đó là cơ hội thắng thầu rất lớn cho EF-2000 Typhoon.


Zhuk-MAE là một radar quét mảng pha điện tử chủ động, sử dụng 4 kênh modun thu phát tín hiệu, năng lượng được tạo ra cho mỗi kênh là 5 watt. Radar này được làm mát bằng chất lỏng, nếu một trong các bộ thu phát tín hiệu của nó quá nóng, nó sẽ được tắt bằng máy tính điều khiển của radar cho đến khi nguội hẳn.

Radar Zhuk-MAE có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không ở cự ly 130km với diện tích phản hồi radar là 5m2, 200km với các mục tiêu cỡ tàu khu trục, khả năng phát hiện các mục tiêu phía sau là 50km, theo dõi 30 mục tiêu cùng lúc.

Radar có khả năng theo dõi trong khi đang quét, Zhuk-MAE có thể cung cấp dẫn hướng cho 6 tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc.

Zhuk-MAE cung cấp khả năng giám sát không đối không, đối đất, đối hải cùng lúc. Radar có khả năng lập bản đồ địa hình với độ phân giải là 3x3m. Biến thể nâng cấp của Zhuk-MAE là FGA-35 được giới thiệu là có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly tới 200km, theo dõi 60 mục tiêu cùng lúc, lập bản đồ địa hình với độ phân giải hình ảnh là 1x1m.

EF-2000 Typhoon cũng sẽ được trang bị một radar ASEA là Captor-E, tuy nhiên, hiện tại radar này đang trong giai đoạn phát triển, thông số kỹ thuật của radar này vẫn chưa được thông báo.

Tầm phát hiện mục tiêu của radar Captor-E vẫn chưa được công bố, nhưng theo một số thông tin từ trang web của Euroradar. Điểm mạnh của radar Captor-E nằm ở bộ vi xử lý “back-end”.

Captor-E có khả năng phát 1.425 tia điện tử độc lập, cung cấp khả năng giám sát đồng thời không đối không, đối đất, đối hải và quản lý giao diện vũ khí, cho phép phát hiện nhanh, chính xác, nhiều đối tượng cùng lúc, với chi phí bảo dưỡng thấp hơn so với radar cũ.

Kết luận

Với những thông tin đang có, thật khó để có thể để kết luận radar nào tốt hơn radar nào, nhưng sự lựa chọn cuối cùng vẫn thuộc về những đánh giá của Không quân Ấn Độ. Zhuk-MAE cùng với MiG-35 đã thất bại ngay lần "ra quân" đầu tiên, ít nhất là dưới con mắt đánh giá của các chuyên gia quân sự Ấn Độ.

Dù chính thức bị loại trong cuộc đua MMCRA, nhưng trưởng bộ phận kỷ thuật Barkovsky của Mikoyan vẫn tự tin tuyên bố rằng, hãng sẽ tiếp tục xúc tiến việc giới thiệu MiG-35 cho các khách hàng tiềm năng tiếp theo. Suy cho cùng không phải ai cũng có cách nhìn nhận giống nhau về một hệ thống vũ khí nào đó.

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

>> Indonesia và Hàn Quốc cam kết phát triển KF-X



[BDV news] Chương trình hợp tác phát triển chung máy bay tiêm kích thế hệ mới KF-X giữa Indonesia và Hàn Quốc sẽ được ký kết trong tháng 4/2011.

Hàn Quốc và Indonesia đã ký một bản dự thảo xác định danh mục các chương trình mà hai quốc gia sẽ thực hiện trong vòng 10 năm để phát triển tiêm kích KF-X.

Bản dự thảo này được ký vào ngày 13/3/2011 trong chuyến thăm Indonesia của đoàn đại biểu cấp cao quân đội Hàn Quốc.

Đây là kết quả của biên bản ghi nhớ về việc hợp tác phát triển một máy bay tiêm kích chung giữa Hàn Quốc và Indonesia vào tháng 7/2010.

Hợp đồng chính thức cho chương trình phát triển tiêm kích chung này sẽ được ký kết trong tháng 4/2011 với các điều khoản chi tiết cho việc hợp tác phát triển tiêm kích KF-X.



Hình mẫu khí động học của tiêm kích KF-X.


Theo một báo cáo cho biết, Indonesia đã đồng ý tài trợ 20% kinh phí cho chương trình. Phía Hàn Quốc sẽ tài trợ 60% kinh phí, hai chính phủ đang hy vọng rằng phần kinh phí còn lại sẽ được tài trợ bởi các nhà thầu trong và ngoài nước quan tâm đến dự án.

Tổng kinh phí cho chương trình phát triển bản thiết kế khí động học, đánh giá tính năng cùng với sản xuất nguyên mẫu thử nghiệm là 4,1 tỷ USD. Tổng kinh phí cho toàn bộ chương trình phát triển vào khoảng 8 tỷ USD.

Hàn Quốc đã theo đuổi chương trình phát triển tiêm kích KF-X từ năm 2001, nhằm phát triển một máy bay tiêm kích hiện đại. Máy bay mới được kỳ vọng sẽ có được các đặc tính hiện đại như Rafale của Pháp, hay EF-2000 Typhoon của Châu Âu, thậm chí là có thể so sánh với F-35 Lighting II của Mỹ.


KF-X sẽ có khả năng mang vũ khí bên trong khoang để tăng khả năng tàng hình, bên cạnh đó còn có thể mang các vũ khí ở ngoài thân.


Dự kiến nguyên mẫu KF-X sẽ được trình làng vào năm 2020, tổng số lượng đặt hàng cho cả hai bên Hàn Quốc và Indonesia vào khoảng 120 chiếc, và có thể nhiều hơn tùy thuộc vào năng lực của máy bay.

Thông tin chi tiết về thỏa thuận không được tiết lộ, tuy nhiên một số ý kiến cho rằng, công ty hàng không vũ trụ Dirgantara Indonesia sẽ là nhà thầu chính phía Indonesia cho chương trình phát triển này. Nhiều khả năng đây cũng sẽ là cơ sở thiết kế và sản xuất chính cho chương trình tiêm kích KF-X.

Phía Hàn Quốc nhiều khả năng sẽ có sự tham gia chính của Cơ quan mua sắm quốc phòng Hàn Quốc DAPA. Một số nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, Thỗ Nhĩ Kỳ đang xem xét tham gia vào chương trình KF-X.



Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011

>> Chương trình radar mới cho EF-2000 thiếu tiền



[BDV news]"Chiến binh châu Âu" EF-2000 Typhoon sẽ được trang bị radar AESA trong thời gian ngắn tới


(*) AESA - Active Electronically Scanned Array: quét mảng pha điện tử chủ động 4 quốc gia trụ cột trong chương trình phát triển của Eurofighter Typhoon là Anh, Đức, Italy và Tây Ban Nha đã bật đèn xanh để Tập đoàn Euroradar, tiếp tục các chương trình đầu tư phát triển radar quét mảng pha điện tử chủ động, radar AESA cho EF-2000 Typhoon.

Radar AESA là một đảm bảo quan trọng cho khả năng thắng thầu của EF-2000 Typhoon trong các hợp đồng xuất khẩu của chiến đấu cơ này trên toàn thế giới. Đặc biệt là trong các chương trình đấu thầu lớn như chương trình MMRCA của không quân Ấn Độ, chương trình hiện đại hóa không quân của Nhật Bản và các chương trình mua sắm khác của các nước trên thế giới.

Tất nhiên, các radar AESA cũng được sản xuất để lắp đặt cho các chiến đấu cơ của các nước tham gia dự án.



Radar quét mảng pha điện tử chủ động Captor-E
Công ty SELEX Galileo, một công ty con của Tập đoàn Euroradar đã bắt đầu công việc phát triển một cách toàn diện một radar mới có tên gọi là Captor-E. Dự kiến công việc phát triển đầu tiên sẽ hoàn thành trong 9 tháng.

Tuy nhiên, kinh phí tài trợ cho chương trình liên tục bị gián đoạn do các nước tham gia dự án gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Hiện tại, vẫn chưa rõ kinh phí cho giai đoạn phát triển tiếp theo sẽ được tài trợ như thế nào. Nhưng với tình hình cắt giảm ngân sách quốc phòng tại các quốc gia châu Âu, Các nhà phân tích cho rằng, giai đoạn phát triển tiếp theo vẫn còn bỏ ngỏ.

Phát ngôn viên của Eurofighter từ chối bình luận về kinh phí cho giai đoạn phát triển tiếp theo, nhưng đã phát biểu như sau: “Các quốc gia đối tác và các công ty trong dự án sẽ tiếp tục các bước để phát triển toàn diện radar AESA. Chúng tôi xác nhận là radar mới sẽ đi vào hoạt động chính thức trong năm 2015”.

Nếu không có một radar AESA với các công nghệ tối ưu so với các đối thủ, EF-2000 sẽ khó lòng cạnh tranh được trong các hợp đồng xuất khẩu lớn trị giá nhiều tỷ USD.

Radar Captor-E được phát triển dựa trên radar Captor đang sử dụng trên EF-2000 Typhoon, được thiết kế lại phần ăng ten, thiết bị phát năng lượng tần số cao.

Được trang bị bộ vi xử lý “back-end”, radar mới có khả năng phát 1.425 tia điện tử độc lập, cung cấp khả năng giám sát đồng thời không đối không, đối đất, đối hải và quản lý giao diện vũ khí, cho phép phát hiện nhanh, chính xác, nhiều đối tượng cùng lúc, với chi phí bảo dưỡng thấp hơn so với radar cũ.

Các nhà sản xuất hy vọng, sự xuất hiện của một radar AESA mới cho chiếc EF-2000 Typhoon sẽ mang lại cho chiến đấu cơ này nhiều cơ hội xuất khẩu hơn.




Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang