Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: F-22 Raptor

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn F-22 Raptor. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn F-22 Raptor. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

>> F-22 cũng "thường" thôi ?

Chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Đức đã chiến đấu "ngang cơ" với máy bay tàng hình F-22 của Không quân Mỹ trong cuộc chiến giả định Red Flag.

>> Tại sao 'siêu phẩm' F-22 'mất điểm'?


Giữa tháng 6/2012, cuộc tập trận Red Flag diễn ra ở căn cứ không quân Eielson ở Alaska. Red Flag có sự tham gia của hơn 100 máy bay chiến đấu đến từ Không quân Đức, Mỹ, Nhật Bản, Australia và một số nước NATO.

Trong cuộc tập trận kéo dài 2 tuần này, các máy bay chiến đấu Typhoon của Đức đã chống lại máy bay F-22 đơn lẻ trong một cuộc diễn tập chiến đấu cơ bản, một cuộc chiến mô phỏng tầm gần.

Cuộc chiến tưởng chừng “không cân sức” bởi một bên là chiến đấu cơ tàng hình tốt nhất thế giới F-22 Raptor và một bên là chiến đấu cơ không tàng hình Typhoon của châu Âu.

Tuy nhiên, kết quả công bố thật quá ngạc nhiên đối với cả người Đức và có lẽ cả người Mỹ. Trong tổng số lần đối mặt giữa F-22 và Typhoon, số lần máy bay của cả hai bên bị kẻ thù giả định tiêu diệt đều bằng nhau. Đây là một kết quả không tưởng với nhiều người.


http://nghiadx.blogspot.com
F-22 đã không thể chiến thắng áp đảo trước Typhoon. Chiến thuật của người Đức được tiết lộ trong Tạp chí Combat Aircraft số ra tháng 7/2012.

“Chúng tôi đã ngang cơ nhau”, Thiếu tướng Gruene nói với phóng viên Jamie Hunter của Tạp chí Combat Aircraft.

Tướng Gruene đã chỉ ra cách làm thế nào mà Typhoon có thể chiến đấu tốt với máy bay tàng hình của Mỹ. “Điều quan trọng, máy bay của bạn phải cố gắng tiếp cận được F-22 càng gần càng tốt…và duy trì được cự li gần như vậy. Họ (Không quân Mỹ) không nghĩ chúng tôi lại hung hăng như thế”, Tướng Gruene nói thêm.

Tướng Gruene cũng nói rằng, F-22 Raptor thực sự “vượt trội” khi chiến đấu ở ngoài tầm nhìn do đạt được tốt độ cao, trần bay cao, radar tinh vi và trang bị các tên lửa tầm xa AMRAAM.

Tuy nhiên, trong một cuộc chiến ở cự ly gần hơn, tốt hơn nữa là có thể hỗn chiến với F-22, máy bay tàng hình Mỹ có kích thước lớn và nặng hơn so với Typhoon và sẽ gặp bất lợi. “Ngay khi bạn tiến lại gần hơn …Typhoon không cần phải lo ngại về F-22”, Tướng Gruene bình luận.

Việc máy bay tàng hình F-22 không áp đảo được kẻ thù giả định là chiến đấu cơ Typhoon khiến Không quân Mỹ lo lắng.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến đấu cơ Typhoon.

Trong nhiều năm qua, Không quân Mỹ đã công bố Raptor là tiêm kích tuyệt vời. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates, trong năm 2009, còn tự tin cắt giảm số lượng máy bay F-22, mới sản xuất được 187 chiếc.

Khi đó, ông Gates nói rằng, F-22 là một máy bay tàng hình chiếm ưu thế trên không tốt nhất từng được chế tạo” và dự đoán “nó sẽ bảo đảm cho Quân đội Mỹ là chủ bầu trời trong những thập kỷ tiếp theo”.

Từ sau đó, các máy bay F-22 “từ từ” được quản chế, thậm chí bị cấm bay trong thời gian dài sau khi xảy ra các sự cố kỹ thuật làm phi công bị nghẹt thở.

Tác giả David Axe, Biên tập viên của Danger Room thừa nhận, các lực lượng không quân tiên tiến phải lên kế hoạch để làm cho các chiến đấu cơ của họ phải chiến đấu ngay từ khoảng cách xa và tránh xa những cuộc “hỗn chiến” đầy mạo hiểm - điều mà Tướng Gruene thừa nhận trong ý kiến của ông về cách làm thế nào để có thể chống lại được máy bay chiến đấu tàng hình tốt nhất thế giới F-22.

Tuy nhiên, có những bằng chứng cho rằng, trong thực tế, hầu hết các cuộc chiến trên không trong chiến tranh hiện đại đều xảy ra ở những khoảng cách gần.

Đó là thực tiễn không vui vẻ gì với F-22, đặc biệt khi các đối thủ tiềm tàng của nó là tiêm kích Nga hay Trung Quốc. Nếu kinh nghiệm của người Đức được các nước khác áp dụng, chiến đấu cơ được nhiều ca ngợi như F-22 sẽ phải đối mặt với cái chết.

(Nguồn :: BDV )

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

>> "Đòn sát thủ" của Mĩ đối phó với DF-21D của Trung Quốc


Mỹ có thể dùng vũ khí laser của tàu chiến, máy bay F-22 tấn công hệ thống phóng tên lửa DF-21D, dùng tên lửa chống bức xạ cắt đứt thông tin…




http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D tiêu diệt tàu sân bay Mỹ (ý tưởng của dân mạng).


Các phương tiện truyền thông như tạp chí “Wired” Mỹ, mạng tin tức công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, quân Mỹ tuyên bố đã không còn sợ tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc nữa, bởi vì phương pháp tác chiến (chiến pháp) đáp trả đã “cơ bản thành hình”.

Ngoài việc tiến hành gây nhiễu và đánh chặn, quân Mỹ thậm chí có kế hoạch chủ động tấn công các căn cứ “sát thủ tàu sân bay” của Quân đội Trung Quốc. Nhưng, có tờ báo cho rằng, những phương pháp tác chiến này của quân Mỹ có độ khó rất lớn khi thực hiện.

Bộ trưởng Tác chiến Hải quân Mỹ Greenert gần đây tiết lộ, quân Mỹ “đã không còn cảm thấy lo ngại” đối với “sát thủ tàu sân bay” Trung Quốc – tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D nữa, bởi vì chiến pháp tiên tiến đủ để làm yếu uy lực của tên lửa này “đang được đẩy nhanh phát triển”.

Ông cho rằng, muốn tìm được và “khóa” lại tàu sân bay Mỹ ở đại dương mênh mông, DF-21D phải có được sự hỗ trợ tin tức tình báo, quân Mỹ có thể thông qua gây nhiễu điện tử phá hoại sự truyền tải những tin tức tình báo quan trọng này.

Quân Mỹ đầu tư vốn lớn đẩy mạnh phát triển hệ thống chiến tranh điện tử, trong đó nổi bật nhất chính là máy bay tấn công điện tử EA-18F Growler.

Loại máy bay chiến đấu kiểu mới này có thể làm tê liệt radar và hệ thống thông tin của đối phương, phá hoại việc truyền tải dữ liệu của nó. Hạm đội tàu sân bay Mỹ còn có thể giữ im lặng vô tuyến điện trong thời chiến, để phòng ngừa tên lửa Trung Quốc thông qua các tín hiệu vô tuyến theo dõi ngược lại để xác định vị trí của các tàu sân bay Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Dòng máy bay EA-18 Growler Mỹ.


Có nhà phân tích cho rằng, quân Mỹ đã áp dụng sách lược “bảo hiểm kép” để đối phó với “sát thủ tàu sân bay”.

Ngoài tiến hành gây nhiễu điện tử, cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ còn triển khai nhiều tàu chiến Aegis, chúng có thể tiến hành đánh chặn tên lửa của đối phương, gồm cả DF-21D.

Hải quân Mỹ còn đang cố gắng nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa của tàu chiến, bao gồm việc đưa hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến trên bộ chuyển lên các tàu chiến.

Những hệ thống Aegis mới này sẽ rất nhanh chóng được triển khai ở khu vực Đông Á. Greenert cho biết, điều này sẽ làm cho quân Mỹ có khả năng tiến hành đánh chặn hiệu quả đối với DF-21D của Trung Quốc.

Tuy nhiên, mạng tin tức công nghiệp quốc phòng Nga bình luận, những chiến pháp chống “sát thủ tàu sân bay” trên của quân Mỹ về cơ bản là “đánh địch trên giấy”, khó có thể đạt hiệu quả. Bởi vì, quân Mỹ còn chưa hiểu rất nhiều đặc tính của tên lửa DF-21D Trung Quốc.

Trước hết, Quân đội Trung Quốc có thể sử dụng nhiều loại trang bị như vệ tinh, hệ thống hồng ngoại, radar có độ chính xác cao và máy bay không người lái để dẫn đường cho “sát thủ tàu sân bay”.

Vệ tinh dẫn đường của họ đang được đẩy nhanh xây dựng thành mạng lưới, radar vượt tầm nhìn kiểu mới cũng có thể được triển khai, nó có thể phát hiện ra tàu chiến cỡ lớn xa hàng triệu km.

Đối mặt với phương thức dẫn đường phức tạp như vậy, Mỹ có thể không có cách nào tiến hành gây nhiễu.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đánh chặn Standard-3 Mỹ.

Thứ hai, tên lửa đạn đạo chống hạm của Quân đội Trung Quốc có thể có đặc tính tàng hình nhất định và khả năng cơ động tương đối mạnh, quỹ đạo bay của nó rất khó bị đối phương đoán được, hơn nữa nó có thể chỉ cần 12 phút đã bay được 1.800-2.000 km, ở đoạn bay cuối nó có thể bổ nhào tới mục tiêu tấn công với tốc độ cực nhanh, gây phiền phức cho hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis.

Tiếp theo, Quân đội Trung Quốc có thể cài đặt đầu dẫn radar kiểu mới ở thân tên lửa DF-21D, giúp cho tên lửa có thể tự động điều chỉnh phương hướng tấn công trong đoạn bay cuối.

Có nhà phân tích cho rằng, điều này có nghĩa là loại tên lửa đạn đạo này có thể đã có đặc tính tấn công linh hoạt của tên lửa hành trình chống hạm, càng làm cho hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương khó ngăn chặn.

Cuối cùng, báo Nga còn phỏng đoán, “sát thủ tàu sân bay” Trung Quốc có thể mang theo đầu đạn hạt nhân có uy lực mạnh, cho dù không thể tiến hành tấn công chính xác, nó cũng có thể tiêu diệt tàu chiến mặt nước cỡ lớn trong đó có tàu sân bay.

Có nhà phân tích vũ khí Nga cho rằng, “sát thủ tàu sân bay” Trung Quốc có khả năng “một đòn giết gọn” đối với tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân cỡ lớn của quân Mỹ, có thể biến mục tiêu thành ngọn lửa và phế liệu.

Trong tình hình gây nhiễu và đánh chặn không hiệu quả, quân Mỹ cũng đã chuẩn bị đòn sát thủ cuối cùng: tiến hành tấn công mạnh mẽ đối với hệ thống DF-21D.


http://nghiadx.blogspot.com
Quân Mỹ có thể dùng vũ khí laser tiêu diệt hệ thống phóng DF-21D.

Greenert tiết lộ, Hải quân Mỹ có kế hoạch lắp vũ khí laser trên tàu chiến, mục tiêu chính của nó là “sát thủ tàu sân bay”. Nó không chỉ có thể dùng để bắn rơi tên lửa, mà còn có thể tiến hành tấn công đối đất, phá hủy hệ thống phóng của DF-21D.

Quân đội Mỹ còn dự tính sử dụng máy bay chiến đấu tiên tiến để phá vỡ phòng không của Trung Quốc, tiến hành tấn công đối với căn cứ tên lửa DF-21D ở khu vực duyên hải của Trung Quốc, F-22 được cho là phương tiện lý tưởng để tiến hành cuộc tấn công này.

Quân Mỹ cho rằng, nó có khả năng nhanh chóng xuyên thủng mạng lưới phòng không của Trung Quốc, tấn công hệ thống phóng của DF-21D.

Còn có quan điểm cho rằng, mặc dù không thể tìm được vị trí triển khai cụ thể của DF-21D, máy bay chiến đấu của Quân đội Mỹ cũng có thể sử dụng tên lửa chống bức xạ để tấn công radar trên bờ, trạm tin tức tình báo và trung tâm chỉ huy của Quân đội Trung Quốc, từ đó cắt đứt sự hỗ trợ thông tin đối với “sát thủ tàu sân bay”.

Đây cũng là chiến pháp hiệu quả đối phó với “sát thủ tàu sân bay” của Trung Quốc.

Các phương án nêu trên của quân Mỹ khi thực hiện đều có độ khó nhất định, chẳng hạn vũ khí laser rất khó được đưa vào tác chiến thực tế trước năm 2025. Nhưng, có nhà phân tích Mỹ cho rằng, “thời gian đứng về phía quân Mỹ”.

“Sát thủ tàu sân bay” muốn bắn trúng tàu sân bay đang di chuyển là rất khó, Quân đội Trung Quốc cần phải tiến hành rất nhiều thử nghiệm, toàn bộ kế hoạch tác chiến chống tàu sân bay của họ được xây dựng hoàn tất vẫn cần có thời gian, mà khi đó hệ thống sát thương nói trên của quân Mỹ có khả năng đã được triển khai thực tế.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Mỹ có thể xuyên thủng mạng lưới hệ thống phòng không của Trung Quốc.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

>> Không quân Mỹ nối lại các chuyến bay của F-22 Raptor



Ngày 19/8, Không quân Mỹ đã được phép tiếp tục các chuyến bay của F-22 Raptor, bị đình chỉ vào đầu tháng 5/2011.

Theo AFP, quyết định nối lại các chuyến bay đã được Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, tướng Norton Schwartz đưa ra sau khi xem xét các kết quả nghiên cứu và kiểm tra F-22 trong những tháng qua.


http://nghiadx.blogspot.com
F-22

Các chuyến bay của F-22 bắt đầu bị đình chỉ từ tháng 3/2011 và bị giới hạn tầm cao do xuất hiện các thông tin về các lỗi trong hệ thống cung cấp khí oxy cho phi công trong quá trình hoạt động, mà được cho là nguyên nhân dẫn tới vụ rơi máy bay ở Alaska trong thời gian đó.

Theo đó, các phi công lái F-22 trong quá trình huấn luyện phải di chuyển ở độ cao trên 7.600m. Yêu cầu này xuất phát từ thực tế khi hệ thống cung cấp khí thở bị trục trặc, phi công sẽ bị bất tỉnh trong khoảng 10 giây, quãng thời gian đủ để chiến đấu cơ rơi xuống độ cao khoảng 5.400m, nơi mặt nạ cung cấp khí dự phòng được kích hoạt.

Tới tháng 5/2011, toàn bộ các chuyến bay của F-22 tại Mỹ đã bị đình chỉ để điều tra làm rõ nguyên nhân dẫn tới sự cố trên.

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011

>> Triển vọng thị trường tiêm kích thế hệ 5



Từ năm 2025 trở đi, PAK FA và F-35 sẽ là các sản phẩm không thể thay thế trên thị trường tiêm kích đa năng thế giới, đánh giá của Trung tâm Phân tích mua bán vũ khí thế giới TsAMTO (Nga).


Đến lúc đó, tuyệt đại đa số các nước trên thế giới, những nước chú ý thích đáng đến việc phát triển không quân chiến đấu, sẽ thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu mua sắm các tiêm kích thế hệ 4, 4+ và 4++, và đặt ra trước họ sẽ là vấn đề mua sắm máy bay thế hệ 5 để thay thế cá máy bay lạc hậu thế hệ 4 những đời đầu, được chuyển giao trong thập niên 1990.

F-22 Raptor hiện đại, đắt tiền, song không được phép xuất khẩu

F-22 Raptor là máy bay tiêm kích thế hệ 5 đầu tiên được nhận vào trang bị sau gần 20 năm phát triển. Chiếc F-22A đầu tiên được Không quân Mỹ (USAF) đưa vào trang bị vào năm 2004. Ban đầu, USAF định mua 381 chiếc F-22. Tháng 12.2004, theo quyết định của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, số lượng này giảm xuống còn 180 chiếc. Năm 2005, USAF đã xin tăng được lên 183 chiếc. Bất chấp những nỗ lực của lãnh đạo USAF nhằm tiếp tục mua sắm F-22, Bộ Quốc phòng Mỹ tháng 4.2009 đã quyết định dừng chương trình mua sắm F-22. Cuối năm 2009, sau cuộc thảo luận kéo dài ở Quốc hội Mỹ, chương trình mua sắm tiếp F-22 đã bị hủy bỏ do giá cao. Theo các hợp đồng đã ký trước đó, việc sản xuất F-22 sẽ kéo dài đến đầu năm 2012, sau đó, dây chuyền lắp ráp F-22 tại các nhà máy của Lockheed Martin sẽ bị đóng cửa.

Tuy nhiên, vẫn có cơ hội nhỏ để được phép xuất khẩu F-22 và giữ lại dây chuyền lắp ráp máy bay. Lúc đó, các khách hàng mua F-22 trước hết có thể là Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc, Saudi Arabia. Tuy nhiên, phương án này xem ra cực kỳ khó xảy ra.



F-35 Lightning II sẽ là một trong hai loại tiêm kích thế hệ 5 thống trị thị trường thế giới sau năm 2025


F-35 Lightning II thay cho F-22 Raptor

Vì thế, sự cạnh tranh chủ yếu sau 2025 sẽ diễn ra giữa PAK FA của Nga và F-35 Lightning II của Mỹ.

Ưu thế của F-35 là xuất hiện trên thị trường sớm hơn máy bay Nga từ 5-7 năm. Mặt khác, ưu thế này lại mất giá trị khi mà nhiều nước hiện có lực lượng không quân tiêm kích đông đảo trong giai đoạn đến năm 2025 vẫn tiếp tục mua tiêm kích thế hệ 4+ và 4++, mà việc cung cấp F-35 trong giai đoạn đến năm 2025 vẫn chỉ bó hẹp cho những nước là thành viên tham gia chương trình F-35. Hơn nữa, không phải tất cả những quốc gia này sau đó sẽ mua F-35 hay sẽ mua F-35 ở số lượng được công bố ban đầu. Đó là vì chương trình bị đội giá lên, cũng như bị chậm nhiều so với tiến độ.

Tổng thầu chương trình F-35 là Lockheed Martin, ngoài ra còn hai nhà thầu phụ là Northrop Grumman và BAe Systems. Các đối tác của Mỹ trong chương trình F-35 ở giai đoạn phát triển và trình diễn hệ thống là 8 nước Anh, Hà Lan, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Đan Mạch, Nauy và Australia. Singapore và Israel tham gia chương trình với tư cách thành viên không chia sẻ rủi ro.

Điểm yếu rõ ràng của chương trình F-35 là tất cả các nước muốn mua F-35 sẽ chỉ có thể mua máy bay thông qua cơ chế bán vũ khí cho nước ngoài theo chương trình FMS (Foreign Military Sales), vốn không có quy định về các hợp đồng đền bù hay huy động nền công nghiệp sở tại, điều này là cực kỳ bất lợi cho những nước đặt trọng tâm phát triển công nghiệp hàng không nội địa.

Người ta đưa ra tính toán ban đầu dựa trên việc các nước đối tác có thể mua 722 máy bay: Australia - đến 100 chiếc, Canada - 60, Đan Mạch - 48, Italia - 131, Hà Lan - 85, Nauy - 48, Thổ Nhĩ Kỳ - 100 và Anh - 150 (90 cho không quân và 60 cho hải quân). Nhu cầu của hai nước đối tác không chia sẻ rủi ro Singapore và Israel tương ứng là 100 và 75 chiếc. Tổng cộng là 897 chiếc, cộng với đơn đặt hàng của UsaF, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ là 3.340 chiếc.

Cộng với số lượng F-35 có thể bán cho các khách hàng khác, đến năm 2045-2050, tổng số F-35 sản xuất ra dự đoán là 4.500 chiếc. Tuy nhiên, ngay bây giờ, do giá cả tăng lên, lượng F-35 mua sắm đã bị điều chỉnh mạnh theo hướng giảm đi, trước hết là từ phía Mỹ.

Trong số các khách hàng tiềm năng không phải là thành viên chương trình F-35, cần lưu ý đến Tây Ban Nha, nước này đã bày tỏ ý định mua F-35B. Đài Loan cũng tỏ ra muốn mua F-35B trong tương lai.
Máy bay tiêm kích F-35 được xem như ứng viên tiềm năng giành thắng lợi trong các cuộc thầu của Không quân Nhật (đến 100 chiếc) và Hàn Quốc (60 chiếc).

Hiện tại, đó là toàn bộ danh sách các khách hàng có khả năng “dễ thấy nhất” mua F-35, mặc dù Lockheed Martin cũng đang đàm phán với nhiều nước khác, kể cả ở châu Á và Cận Đông.

F-15SE Silent Eagle và Su-35 - giải pháp thay thế tạm thời

Xét tới những vấn đề khó khăn có thể nảy sinh ở nhiều khách hàng tiềm năng của F-35, hãng Boeing đã phát triển mẫu chế thử tiêm kích F-15SE Silent Eagle có sử dụng các công nghệ của máy bay thế hệ 5, trong đó có lớp phủ làm giảm độ bộc lộ radar, bố trí thích ứng các hệ thống vũ khí, thiết bị avionics số, những như cánh đứng đuôi hình chữ V.

Boeing dự kiến thị trường tiềm năng của F-15SE là 190 chiếc. Máy bay đầu tiên có thể bàn giao cho khách hàng nước ngoài vào năm 2012.

F-15SE trước hết là dành cho thị trường xuất khẩu. Boeing dự định chào bán F-15SE cho không quân Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Israel và Saudi Arabia, vốn là những nước hiện đang sử dụng F-15. Boeing cũng hy vọng rằng, không quân các nước đã dự định mua F-35 Lightning II, cũng sẽ quan tâm đến việc mua F-15SE do giá cả F-35 tăng quá cao nên không thể mua tiêm kích thế hệ 5 này.

Tuy nhiên, triển vọng của F-15SE bị hạn chế về mặt thời gian. Nó có thể cạnh tranh với các nhà sản xuất khác chỉ trong giai đoạn quá độ, tức là đến năm 2025, khi mà đa số các nước đã thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu về tiêm kích thế hệ 4.

Ở giai đoạn quá độ này, công ty Sukhoi của Nga, theo chiến lược dài hạn đã hoạch định, chủ yếu trông cậy vào việc xúc tiến tiêm kích Su-35.

Su-35 là máy bay tiêm kích đa năng, siêu cơ động, hiện đại hóa sâu thế hệ 4++, có sử dụng các công nghệ của thế hệ 5, bảo đảm có ưu thế đối với các tiêm kích cùng loại.

Trong khi vẫn giữ diện mạo khí động đặc trưng cho họ máy bay Su-27/30, tiêm kích Su-35 là một máy bay mới về chất. Cụ thể, nó có độ bộc lộ radar thấp, hệ thống avionics mới dựa trên hệ thống thông tin-điều khiển, radar trên khoang mới với anten mạng pha có thể bám và bắn đồng thời nhiều mục tiêu hơn và phát hiện mục tiêu ở cự ly xa hơn.

Su-35 lắp động cơ 117S có điều khiển vector lực đẩy. Động cơ này được chế tạo trên cơ sở hiện đại hóa sâu động cơ AL-31F và có lực đẩy 14,5 tấn, lớn hơn 2 tấn so với động cơ cơ sở. Động cơ 117S là mẫu chế thử của động cơ máy bay thế hệ 5.

Su-35 là sự trông cậy của Sukhoi trong tương lai gần trên thị trường tiêm kích thế giới. Máy bay này sẽ chiếm lĩnh vị trí giữa tiêm kích đa năng Su-30МК và PAK FA thế hệ 5.

Su-35 sẽ cho phép Sukhoi duy trì khả năng cạnh tranh cho đến khi tiêm kích thế hệ 5 PAK FA ra thị trường. Lượng Su-35 xuất khẩu chủ yếu sẽ thực hiện trong giai đoạn 2012-2022.

Từ góc độ xúc tiến ra thị trường thì một yếu không kém phần quan trọng là khả năng cải tạo thích ứng Su-35 để sử dụng vũ khí phương Tây.

Su-35 dự kiến được xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á, châu Phi, Cận Đông và Nam Mỹ. Trong số các khách hàng tiềm năng của Su-35 có Venezuela, Brazil, Sirya, Ai Cập và có thể cả Trung Quốc. Ngoài ra, bất chấp lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hiệp Quốc đối với Libya, chiến dịch quân sự của NATO chống Tripoli, sự thay đổi lãnh đạo Libya sau đó đi kèm với việc thay đổi ưu tiên đối ngoại, hay thậm chí khả năng chia cắt nước này thành hai nhà nước thì Libya trong tương lai trung hạn vẫn nằm trong số các khách hàng tiềm năng mua máy bay Nga.

Không quân Nga dự định thành lập 2-3 trung đoàn Su-35. Chương trình Su-35 dự kiến có tổng sản lượng 200 chiếc, trong đó gần 140 chiếc là để xuất khẩu.

Đồng thời với việc dừng cung cấp Su-35 thì PAK FA bắt đầu xuất hiện trên thị trường (dự kiến từ năm 2020).



PAK FA T-50 sẽ quyết định vị thế cường quốc chế tạo máy bay chiến đấu của Nga


PAK FA T-50 đối thủ chủ yếu của F-35 Lightning II

Các tính năng kỹ thuật công bố của PAK FA tương đương với tiêm kích tối tân nhất hiện nay là F-22 có nhiệm vụ giành ưu thế trên không của Mỹ.

Biên dạng máy bay sẽ bảo đảm khả năng tàng hình của nó. Ngoài ra, việc sử dụng các lớp phủ đặc biệt và vật liệu hấp thụ chứ không phản xạ tín hiệu radar sẽ làm cho máy bay hầu như vô hình trước radar đối phương.

Các máy bay F-16C/E, F-15C/E và F/A-18A-F sẽ không thể đối kháng PAK FA. Còn F-35 thì ngay hiện thời đã gặp khó khăn trong đối kháng với Su-35 với bề mặt tán xạ hiệu dụng thấp của nó. Khi tính tàng hình tiếp tục tăng lên ở PAK FA thì F-35 sẽ còn gặp khó khăn nhiều hơn nữa.

Theo dự báo, trong khuôn khổ chương trình sản xuất tính toán cho toàn bộ chu trình sản xuất, tức là đến khoảng năm 2055, sẽ sản xuất không dưới 1.000 chiếc PAK FA. Lượng đặt hàng dự kiến của Không quân Nga sẽ là 200-250 máy bay.

Hiện tại, các quốc gia tham gia chương trình PAK FA là Nga và Ấn Độ. Đơn đặt hàng Ấn Độ ở giai đoạn đầu ước tính là 250 chiếc. Sau đó, chắc chắn đơn đặt hàng sẽ tăng lên ít nhất 1,5 lần. Chương trình mua sắm dự kiến sẽ kéo dài từ năm 2018-2045.

Số lượng PAK FA các nước khác dự kiến mua sắm như sau:




Lôi kéo Pháp tham gia chương trình PAK FA

Phạm vi địa lý xuất khẩu PAK FA có thể rộng hơn nhiều so với dự kiến ở trên nhờ sự tham gia của các nước SNG. Cũng không loại trừ khả năng, nhiều nước Tây Âu, trước hết là Pháp trong tương lai cũng sẽ mua PAK FA được cải tạo thích ứng theo yêu cầu của các nước phương Tây.

Xét tới yếu tố Pháp là nhà thầu phụ lớn nhất của công ty Sukhoi và RSK MiG trong việc trang bị các loại trang thiết bị cho các tiêm kích Su-30МК và MiG-29 xuất khẩu, trình độ hợp tác của hai nước trong lĩnh vực máy bay quân sự là rất cao. Điều đó cho phép xem Pháp như một ứng viên chính ở Tây Âu mua PAK FA.

Sự tham gia của Pháp vào chương trình phát triển tiêm kích thế hệ 5 của Nga là có thể xảy ra. Hơn nữa, hiện tại, phương án này tại thời điểm hiện tại là khả năng duy nhất để Pháp giữ được vị thế của mình trên thị trường máy bay quân sự thế giới sau năm 2020.

Pháp có thể tham gia chương trình giống như Ấn Độ với tư cách đối tác chia sẻ rủi ro trong việc phát triển biến thể PAK FA theo yêu cầu của Không quân Pháp dựa trên mẫu PAK FA cơ sở.

Pháp luôn có quan điểm “đặc biệt” khi hoàn toàn định hướng vào khả năng của công nghiệp hàng không của mình. Pháp không phải là khách hàng mua Eurofighter Typhoon của châu Âu lẫn F-35 của Mỹ. Hiện tại, Pháp chủ yếu dựa vào tiêm kích Rafale. Nhưng công try Dassault Aviation không có khả năng tự lực phát triển tiêm kích thế hệ 5.

Cần lưu ý là trong những điều kiện nhất định, không loại trừ cả phương án Đức có thể mua PAK FA. Khả năng Tây Ban Nha tham gia chương trình PAK FA là thấp vì Madrid nghiêng về hướng mua F-35.

Hiện tại, có thể thấy, các nước Tây Âu trong tương lai sẽ đứng trước sự lựa chọn giữa PAK FA và F-35, bởi vì thời gian để phát triển tiêm kích thế hệ 5 của châu Âu đã không còn nữa. Ví dụ, thời gian dành cho chương trình phát triển tiêm kích thế hệ 4 Eurofighter là hơn 20 năm (các nước tham gia là Anh, Đức, Italia và Tây Ban Nha, hai trong số đó là Anh и Italia đồng thời là khách hàng mua F-35).

Việc chương trình F-35 làn “chia rẽ” Tây Âu trong vấn đề xây dựng chương trình chế tạo tiêm kích thế hệ 5 tiêu chuẩn của châu Âu có thể xem như một “thắng lợi” lớn của Mỹ. Hơn nữa, nó còn ảnh hưởng tiêu cực đến giai đoạn 3, giai đoạn cuối của chương trình mua sắm Eurofighter bởi lẽ những nước đã lựa chọn mua F-35 vì lý do tài chính sẽ không thể thực hiện đầy đủ kế hoạch mua sắm Eurofighter, đồng thời phải tài trợ cho các đợt mua sắm F-35 đầu tiên (đó là Anh và Italia). Nghĩa là hiện tại thì khả năng dù là giả định chế tạo tiêm kích thế hệ 5 của Tây Âu đã bị loại bỏ hoàn toàn.

Trong khi đó, Nga sẽ hoàn toàn đủ sức, khi xét tới sự hợp tác đang phát triển trên tất cả các lĩnh vực với Pháp và Đức, tranh giành các thị trường này và thị trường nhiều nước Tây Âu và Đông Âu khác.

Một khi Pháp và Đức bắt tay tham gia chương trình PAK FA với Nga và Ấn Độ thì sẽ tạo ra một liên minh hùng mạnh, có thể bảo đảm một khả năng cạnh tranh xứng đáng với F-35 trên thị trường thế giới cho đến khi các cường quốc hàng đầu thế giới chuyển sang tiêm kích thế hệ 6 vốn sẽ là các loại không người lái vào năm 2060-2070.

Chương trình sản xuất F-35 sẽ kết thúc vào khoảng năm 2045-2050, PAK FA vào khoảng năm 2055. Từ đó cho đến hết thế kỷ ХXI, Mỹ và Nga sẽ tập trung vào việc bảo dưỡng các máy bay đã cung cấp. Đồng thời, trong giai đoạn này sẽ bắt đầu sự chuyển đối sang tiêm kích đa năng thế hệ 6 không người lái.

Tiêm kích thế 6 - Máy bay không người lái

Việc chuyển hoàn toàn sang các hệ thống máy bay không người lái là tất yếu, tuy nhiên nó sẽ chỉ thực sự bắt đầu không trước thập niên 2060 và sẽ chỉ liên quan đến các cường quốc thế giới hàng đầu. Việc chuyển dần sang máy bay không người lái vào nửa cuối thế kỷ XXI được tạo điều kiện bởi sự hoàn thiện kỹ thuật của các hệ thống máy bay, cũng như những hạn chế thuần túy sinh lý học của các phi công trong việc điều khiển máy bay tiêm kích. Ở các nước hàng đầu thế giới, các máy bay có người lái dự kiến sẽ được thay thế bằng máy bay không người lái vào gần cuối thế kỷ XXI, tức là vào thời điểm loại bỏ những tiêm kích thế hệ 5 cuối cùng vốn được chuyển giao vào năm 2050-2055.

[VietnamDefence news]


>> PAK F/A T-50 và F-35 sẽ 'đối đầu' năm 2025



Trung tâm phân tích mua bán vũ khí TSAMTO (Nga) nhận định, tiêm kích thế hệ 5 PAK P/A và F-35 sẽ là 2 sản phẩm xuất khẩu chủ lực của thị trường máy bay thế giới.


Theo nhận định của TSAMTO, vào năm 2025, PAK F/A và F-35 sẽ thay thế cho tất cả các loại tiêm kích trên thị trường thế giới hiện nay.

Tại thời điểm hiện tại, trong biên chế của không quân các nước trên thế giới chủ yếu là các tiêm kích thế hệ 4++ và 4,5.

Một số quốc gia khác còn giữ lại các máy bay thế hệ thứ 3, tuy nhiên nhu cầu mua sắm hiện tại vẫn tập trung vào các máy bay thế hệ 4++ và 4,5.



Tiêm kích tiến công kết hợp thế hệ 5 JSF F-35.


Chiếc tiêm kích thế hệ 5 đầu tiên F-22 Raptor phải trải qua quá trình phát triển kéo dài tới 20 năm. Tuy nhiên, cơ hội bước ra thị trường xuất khẩu của F-22 gần như bằng không, sau khi sản xuất được 183 chiếc. Dây chuyền sản xuất của F-22 sẽ bị đóng cửa vào năm 2012.

Quốc hội Mỹ đã thông qua sắc lệnh cấm xuất khẩu đối với siêu tiêm kích này cho dù rất nhiều quốc gia đồng minh của Mỹ muốn sở hữu nó. Hiện tại, các máy bay F-22 còn bị cấm cất cánh do lý do kỹ thuật.

Như vậy, thị trường xuất khẩu tiêm kích thế hệ 5 sẽ là cuộc chiến giữa F-35 và PAK F/A T-50. Theo lộ trình sản xuất hiện tại, cuộc đua này sẽ bắt đầu vào khoảng năm 2025.

Lợi thế của F-35 là đã sẵn sàng cho hoạt động sản xuất hàng loạt. 13 chiếc đầu tiên đã được chế tạo và chuyển giao cho Không quân Mỹ. Còn PAK F/A T-50 công việc sản xuất loạt sẽ bắt đầu sau ít nhất 5 năm nữa.

Tuy nhiên, việc xuất khẩu F-35 có nhiều hạn chế trong gia đoạn trước năm 2025. Bởi Lockheed Martin phải hoàn thành giao hàng ưu tiên cho không quân, hải quân Mỹ, tiếp đến là các nước đồng minh tham gia chương trình phát triển.

Theo tính toán, các nước tham gia chương trình JSF chế tạo F-35 sẽ mua khoảng 772 chiếc. Trong đó, Australia mua 100 chiếc, Canada 60 chiếc, Đan Mạch 48 chiếc, Italy 131 chiếc, Hà Lan 85 chiếc, Na Uy 48 chiếc, Thổ Nhĩ Kỳ 100 chiếc, Anh 150 chiếc. Hai nước đối tác tiềm năng tiếp theo là Singapone và Israel với số lượng mua dự kiến là 100 và 75 chiếc. Cộng với số lượng sản xuất cho quân đội Mỹ, Lockheed Martin sẽ sản xuất 3.340 chiếc F-35.

Những khách hàng tiềm năng khác bao gồm, Tây Ban Nha, Đài Loan, Israel, Hàn Quốc và Nhật Bản nhưng họ sẽ phải chờ đợi khá lâu mới có thể mua được tiêm kích này. Tính đến năm 2050, số lượng sản xuất dự kiến vào khoảng 4.500 chiếc.

Đối với những khách hàng ngoài chương trình, trong lúc chờ đợi F-35 họ có thể mua tiêm kích F-15SE của Boeing như là một giải pháp tình thế. F-15SE cũng được trang bị một số công nghệ của tiêm kích thế hệ 5 gồm: lớp sơn hấp thụ sóng điện từ, hệ thống radar quét mảng pha điện tử chủ động, hệ thống điện tử kỷ thuật số...

Boeing dự tính, số lượng đặt hàng của F-15SE vào khoảng 190 chiếc, và F-15SE sẽ là một thế hệ chuyển tiếp, có thể đáp ứng được nhu cầu của các quốc gia.




Cùng với F-35, PAK F/A T-50 sẽ là 2 sản phẩm chủ lực của thị trường máy bay chiến đấu thế giới giai đoạn 2025-2050?

Đối với Sukhoi, dù PAK F/A T-50 có sự chậm trễ so với F-35, nhưng hãng này đã có giải pháp thay thế đầy triển vọng là Su-35. Su-35 cũng được áp dụng một số công nghệ của tiêm kích thế hệ 5.

Mặt cắt radar của Su-35 tương đối thấp, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến. Máy bay trang bị radar quét mảng pha điện tử bị động giúp nâng khả năng phát hiện nhiều mục tiêu cùng lúc ở cự ly xa. Su-35 còn cực kỳ cơ động với động cơ đẩy vector Saturn 117S.
Su-35 được đánh giá là vượt trội hơn cả so với các máy bay tiêm kích thế hệ 4 và 4++ hiện tại. Su-35 là giải pháp tạm thời để Sukhoi cạnh tranh với các máy bay thế hệ 5 trên thị trường xuất khẩu. Các quốc gia chưa, hoặc không thể mua tiêm kích thế hệ 5 sẽ chọn Su-35 như là một giải pháp để tạo sự cân bằng động.

Su-35 sẽ bắt đầu tiến hành xuất khẩu trong giai đoạn từ 2012-2020. Theo dự kiến số lượng sản xuất của Su-35 khoảng 340 chiếc. Trong đó 200 chiếc dành cho Không quân Nga, 140 chiếc dành cho xuất khẩu.

Khách hàng chủ yếu của Su-35 là các quốc gia khu vực Đông Nam Á, châu Phi và Nam Mỹ. Các quốc gia này sẽ có nhiều cơ hội để mua PAK F/A T-50 sau khi tiêm kích này được phép xuất khẩu.

Dự đoán, khối lượng sản xuất của PAK F/A T-50 khoảng 1.000 chiếc, trong đó Không quân Nga sẽ mua khoảng 200-250 chiếc. Với Ấn Độ, chương trình hợp tác FGFA sẽ sản xuất khoảng 250 chiếc trong giai đoạn đầu tiên. Sau đó có thể tăng lên tùy thuộc vào diễn biến của thị trường.

Theo đánh giá của TSAMTO khối lượng đặt hàng Su-35 và PAK F/A T-50 cho các khách hàng tiềm năng như sau:

Algeria 24-36 chiếc giao hàng trong khoảng từ năm 2025-2030.
Argentina 24-12 chiếc giao hàng khoảng từ năm 2040-2045.
Brazil 24-36 chiếc giao hàng khoảng từ năm 2030-2035.
Venezuela 24-36 chiếc giao hàng từ năm 2027-2032.
Việt Nam 24-12 chiếc giao hàng giai đoạn 2030-2035.
Ai Cập 24-12 chiếc giao hàng từ 2040-2045.
Indonesia 12-6 chiếc giao hàng từ năm 2028-2032.
Iran 36-48 giao hàng từ năm 2035-2040.
Malaysia 24-12 chiếc giao hàng từ năm 2035-2040.
Syria 24-12 chiếc giao hàng từ năm 2025-2030.

Với Trung Quốc nhiều khả năng họ sẽ tự phát triển tiêm kích thế hệ 5 J-20 riêng của mình, nhưng TSAMTO vẫn đánh gia Trung Quốc sẽ mua khoảng 100 chiếc trong trường hợp Bắc Kinh có nhu cầu "nghiên cứu" máy bay thế hệ 5 của Nga.

Đối với Pháp, họ không tham gia chương trình F-35 hay Eurofigher. Theo nhận định của TSAMTO Pháp không đủ khả năng để phát triển tiêm kích thế hệ 5 riêng của mình nên nhiều khả năng nước này sẽ hợp tác với Sukhoi để phát triển một biến thể sửa đổi theo nhu cầu của họ.

Việc sản xuất tiêm kích thế hệ 5 sẽ kết thúc vào giai đoạn khoảng năm 2050-2055, từ năm 2060 trở đi, các nước như Nga, Mỹ sẽ tập trung vào việc phát triển tiêm kích thế hệ 6 không người lái.

[BDV news]


Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011

>> Đình chỉ bay toàn bộ F-22



Bộ chỉ huy Không quân Mỹ (USAF) đã tạm dừng bay đối với tất cả các tiêm kích F-22 Raptor do các hệ thống tạo oxy trên khoang có khả năng bị lỗi.



Quyết định cấm bay toàn bộ 165 chiếc F-22 trong trang bị của USAF được đưa ra từ hôm 3.5, nhưng 2 hôm sau mới được thông báo chính thức. USAF không tiết lộ thời hạn cấm bay là đến bao giờ.

Cuối tháng 3.2011, USAF do trục trặc của các hệ thống tạo khí oxy trên khoang OBOGS đã áp đặt độ cao bay giới hạn cho F-22, khi cấm bay cao quá 7.600 m khi thực hiện các chuyến bay tập thông thường. Như vậy, trong trường hợp hệ thống tạo oxy bị hỏng, phi công vẫn còn 10 s trước khi bị ngất.





F-22 Raptor (USAF)


Khi bay ở độ cao đến 7.600 m, trong vòng 10 s, phi công sẽ kịp hạ máy bay xuống độ cao 5.400 m là độ cao có thể thở không cần mặt nạ dưỡng khí.

Quyết định hạn chế độ cao bay đưa ra tháng 3.2011 chỉ áp dụng đối với các chuyến bay tập, chứ không áp dụng đối với các máy bay F-22 thực hiện phi vụ chiến đấu.

Còn lệnh đình chỉ bay vừa ban hành thì áp dụng đối với tất cả các máy bay F-22 Raptor.


[VietnamDefence news]


Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

>> Indonesia ký hợp đồng phát triển tiêm kích thế hệ 5



Cơ quan Phát triển quốc phòng ADD của Hàn Quốc và Cục Trang bị Indonesia Balitbang đã ký hợp đồng hợp tác phát triển tiêm kích KF-X.

Trong khuôn khổ hợp đồng này, Indonesia sẽ chi 20% chi phí chương trình KF-X và sẽ cử 30 chuyên gia sang Hàn Quốc để tham gia dự án. Ở giai đoạn đầu chương trình, Indonesia sẽ đóng góp 10 triệu USD.




Maket tiêm kích KF-X (aviationweek.com)


Hai nước đã ký biên bản ghi nhớ về việc hợp tác phát triển KF-X vào tháng 7.2010. Theo đánh giá ban đầu, kinh phí đầu tư cho dự án sẽ là gần 5.000 tỷ won (4,1 tỷ USD).

Sau khi bắt đầu sản xuất loạt máy bay mới, Indonesia sẽ mua 50 chiếc KF-X, còn Hàn Quốc sẽ mua 60 chiếc.

Hiện nay, hàn Quốc đang đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, những nước trước đó đã tỏ ý muốn tham gia chương trình KF-X.

Hàn Quốc tự lực phát triển KF-X từ năm 2001. Theo một số đánh giá, Hàn Quốc chỉ sở hữu 63% các công nghệ cần thiết để chế tạo KF-X. Vì thế, họ dự định đề nghị các công ty nước ngoài cung cấp các công nghệ cần thiết.

Mục tiêu của dự án KF-X là chế tạo loại máy bay chiến đấu có tính năng cao hơn các tiêm kích Rafale của Dassault, Pháp và Typhoon của Eurofighter, châu Âu, nhưng không có nhiều tính năng của F-22 Raptor và F-35 Lightning II.


[Vietnamdefence news]


Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

>> Hàn Quốc chi đậm cho KF-X và AH-X



Nguồn tin từ Bộ quốc phòng Hàn Quốc cho biết, những năm tới nước này sẽ chi hàng tỷ USD để nâng cao chất lượng trang bị cho lực lượng vũ trang.

Kế hoạch tái trang bị vũ trang cho quân đội sẽ tập trung chú ý tới khả năng gia tăng sức chiến đấu toàn diện của lực lượng thiết giáp, phòng không và hải quân.

Việc Hàn Quốc nỗ lực tăng cường vũ trang toàn diện xuất phát chủ yếu từ hai sự việc xảy ra trong năm 2010. Đó là vụ chìm tàu hộ tống Cheonan tháng 3/2010 và Triều Tiên pháo kích đảo Yeonpyeong tháng 11/2010. Cả hai sự việc trên đã khiến nhiều dân thường và binh lính của Hàn Quốc thiệt mạng.

Nếu Triều Tiên công nhận vụ pháo kích lên đảo Yeonpyeong, thì trong vụ chìm tàu hộ tống của Hải quân Hàn Quốc, phía Bình Nhưỡng kiên quyết phủ định bất kỳ sự dính líu nào. Phía Seoul luôn giữ lập trường cho rằng, tàu Cheonan chìm là do ngư lôi phóng từ tàu ngầm Triều Tiên.

Trong bất kỳ trường hợp nào, các vụ việc trên đã buộc Hàn Quốc phải xem xét lại chiến lược phát triển lực lượng vũ trang của mình, cũng như quyết định tiếp tục mua sắm các loại vũ khí.

Hàn Quốc sẽ tập trung chú ý tới khả năng gia tăng sức chiến đấu toàn diện các lực lượng, trong đó có lực lượng thiết giáp, phòng không và hải quân.

Hai dự án nghiên cứu chính của Hàn Quốc mang tên KF-X và AH-X. Trong đó, dự án KF-X liên quan đến việc Hàn Quốc mua 60 chiếc máy bay chiến đấu mới, sử dụng công nghệ tàng hình.

Theo thông báo của các cơ quan truyền thông Hàn Quốc, có ba công ty tham gia cạnh tranh cung cấp vũ khí cho Hàn Quốc là Lockheed Martin (Mỹ) với máy bay chiến đầu F-35, tập đoàn Boeing với kế hoạch cung cấp F-15 SE, European Aerospace và Defense Group của Châu Âu sẽ cung cấp cho Hàn Quốc loại Eurofighter Typhoon.



Hàn Quốc cần phải tiến hành nghiên cứu so sánh các loại máy bay trên và điều kiện hợp đồng trong vài tháng tới. Hợp đồng cung cấp có thể sẽ được ký trước tháng 10/2012.


Đại diện giới lãnh đạo quân sự Hàn Quốc cho biết, hồ sơ dự thầu sẽ được công bố, nhưng nhiều khả năng lựa chọn sẽ thiên về máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, F-35 của Mỹ.

Quyết định này gặp phải sự chỉ trích từ phía các chuyên gia quân sự độc lập tại Hàn Quốc. Họ cho biết, F-35 không được coi là máy bay chiến đấu hoàn hảo. Ngoài ra, các phi công cũng có ý kiến về đặc tính bay, cũng như về trang bị và tính cơ động của chiếc máy bay này.

Tờ Sinmun dẫn lời tổng biên tập tạp chí quân sự có uy tín tại Hàn Quốc D&D, ông Kim Dae, bất cứ ai có một chút kiến ​​thức trong lĩnh vực công nghệ quân sự, sẽ bị sốc bởi sự lựa chọn của Hàn Quốc đối với F-35.

Không quân Mỹ và Israel đã từ chối sử dụng loại máy bay này trong biên chế với lý do giá thành cao và những điểm yếu trong trang bị và các đặc tính bay.

Trước đó, Hàn Quốc đã xem xét một chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm khác của Mỹ là F-22. Tuy nhiên, phương án này đã bị loại bỏ với lý do giá thành quá cao, đồng thời, chính quyền Mỹ không cho phép xuất khẩu loại máy bay này.

Nếu chiến thắng, Lockheed Martin sẽ trở thành nhà cung cấp chính máy bay mới cho Không quân Hàn Quốc. Còn Boeing sẽ phục thù trong một dự án quân sự khác của Hàn Quốc, cũng rất hấp dẫn. Đó là dự án AH-X, sẽ nâng cấp phi đội trực thăng của Hàn Quốc. Hàn Quốc sẽ mua tối thiểu 36 chiếc máy bay mới.

[BDV news]


Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

>> Vì sao F-22 vô dụng ở Libya?



[Vietnamdefence news] Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-22 Raptor của Mỹ không tham gia chiến dịch chống Liya vì không có khả năng tác chiến đối đất và không thể phối hợp tác chiến với máy bay khác.

Các tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-22 Raptor của Mỹ không tham gia chiến dịch chống Libya mà nguyên nhân chính là khả năng hạn chế của F-22 về trao đổi dữ liệu với các máy bay khác và tấn công mục tiêu mặt đất, theo các chuyên gia Mỹ. Ông Loren Thompson, chuyên gia phân tích của Viện Lexington ở Arlington, Virginia, cho biết, Không quân Mỹ (USAF) đã quyết định không cho F-22 tham chiến vì máy bay này không dùng để tấn công mục tiêu mặt đất và không thể trao đổi thông tin với các tiêm kích tham gia chiến dịch do F-22 được phát triển để hoạt động chủ yếu trong điều kiện im lặng vô tuyến. Khi phát triển F-22, các kỹ sư đã phải lựa chọn giữa khả năng tàng hình của máy bay và khả năng trao đổi thông tin của nó.





F-22 Raptor (af.mil)

Người ta đã chọn ưu tiên khả năng tàng hình. Vì thế, máy bay chỉ được lắp đặt hệ thống liên lạc cho phép trao đổi thông tin trong khi bay với các máy bay F-22 khác. F-22 cũng được lắp hệ thống liên lạc tiêu chuẩn Link-16, nhưng nó chỉ hoạt động ở chế độ thu. Nhờ hệ thống này, F-22 có thể thu nhận thông tin từ các máy bay và trực thăng khác, song tự nó lại không thể truyền dữ liệu cho các máy bay, trực thăng đó.

Ông Loren Thompson nói rằng, “Các nhà thiết kế F-22 đã phải giải quyết vấn đề nan giải: trang bị cho tiêm kích này các hệ thống liên lạc để bảo đảm tính vạn năng trong sử dụng, hay là duy trì chế độ im lặng vô tuyến để tăng tính bí mật sử dụng máy bay. Kết quả là họ nghiêng về giải pháp sử dụng tổ hợp các hệ thống truyền dữ liệu hạn chế”.

Theo ông Thompson, “F-22 có thể liên lạc với các F-22 khác qua các hệ thống truyền dữ liệu trong khi bay. Qua hệ thống liên lạc tiêu chuẩn Link-16 được lắp trên đa số máy bay của các đồng minh của Mỹ, nó chỉ có thể nhận chứ không truyền dữ liệu” và “bức xạ vô tuyến từ các hệ thống truyền dữ liệu khác nhau về tiềm năng có thể làm lộ vị trí máy bay”.

Nhà phân tích này kết luận, “cùng với việc F-22 là máy bay “tàng hình” nhất trong số các máy bay chiến đấu của Mỹ, nó thiếu phần lớn các hệ thống truyền dữ liệu vốn đang sử dụng trên các máy bay chiến đấu khác”.

Máy bay cũng bị hạn chế về khả năng tấn công mục tiêu mặt đất. Hiện nay, F-22 có thể được trang bị 2 bom JDAM cỡ 1.000 bảng (458 kg) điều khiển bằng GPS , song bom này chỉ có thể tiêu diệt mục tiêu tĩnh, không thể chống mục tiêu động.chống các mục tiêu tĩnh. Máy bay hiện chưa thể mang các bom đường kính nhỏ SDB cỡ 250 bảng (115 kg). Trong khi, 1 tiêm kích F-15E Strike Eagle có thể mang 24.000 bảng (gần 11 tấn) bom đạn.

Trước đó, người ta đã dự định bổ sung cho F-22 các bom SDB cỡ 113 kg có khả năng tiêu diệt cả mục tiêu động, song chương trình này chưa được thực hiện. F-22 cũng không thể lập bản đồ địa hình giống như khả năng của các radar khẩu độ tổng hợp ở một số máy bay khác, vì thế F-22 không thể tự lựa chọn mục tiêu mặt đất.

Hiện nay, USF dự định hiện đại hóa F-22 theo chương trình Increment 3.1 vốn trù tính hoàn thiện thiết bị trên khoang, thiết bị avionics và phần mềm. Nhờ chương trình này, F-22 sẽ có khả năng lập bản đồ địa hình, lựa chọn mục tiêu mặt đất và sử dụng bom mới SDB.

Tuy vậy, sau khi hiện đại hóa, máy bay vẫn sẽ chỉ có khả năng lưaj chọn không quá 2 mục tiêu để dẫn cho 8 quả bom SDB.

Trước đó, người ta đã xem xét cả khả năng hiện đại hóa theo chương trình Increment 3.2 để mở rộng khả năng liên lạc của máy bay, song năm 2010, USAF đã từ chối cấp kinh phí cho chương trình này.

Trang airforcetimes.com cho biết, theo học thuyết sử dụng nhóm tác chiến tấn công toàn cầu của Mỹ, các máy bay F-22 được giao vai trò hộ tống các máy bay ném bom В-2 khi chúng xuyên phá hệ thống phòng không đối phương.

Tuy nhiên, Bộ chỉ huy châu Phi AFRICOM của Mỹ, cơ quan đang chỉ huy chiến dịch Odyssey Dawn đã xác nhận F-22 đã không được sử dụng trong các cuộc tập kích đường không chống Libya.

“Tôi không thấy các dấu hiệu cho thấy F-22 đã được sử dụng làm nhiệm vụ hộ tống các máy bay ném bom B-2 và không thấy các dấu hiệu F-22 sẽ được sử dụng trong các phi vụ tương lai chống Libya”, - đại diện AFRICOM, thiếu tá không quân Eric Hilliard nói.

Trước đó, trước khi chiến dịch chống Libya bắt đầu, Tướng Norton Schwartz, Tham mưu trưởng USAF, khi phát biểu tại phiên điều trần trước Ủy ban Ngân sách Thượng viện Mỹ, đã nói rằng, trong giai đoạn đầu không kích nhằm vào các radar phòng không Libya, các tiêm kích F-22 sẽ được sử dụng.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia đã lên tiếng “bênh vực” F-22. Họ cho rằng, một trong những nguyên nhân F-22 không được dùng đến trong các cuộc không kích là “đơn giản không cần đến máy bay này để chế áp hệ thống phòng không tương đối thô sơ và cổ lỗ của Libya”.

Chiến dịch quân sự của phương Tây ở Libya có mật danh Odyssey Dawn mở màn ngày 19.3.2011. Tham gia chiến dịch, từ phía liên quân có các tiêm kích F-15 Eagle, F-16 Fighting Falcon, Rafale và Tornado của không quân Mỹ, Anh, Pháp, Canada và Italia.

Nhiệm vụ chế áp điện tử chống các radar và hệ thống phòng không của quân đội Libya do các máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler của Hải quân Mỹ đảm nhiệm.


Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2011

>> Nga thử chiến đấu cơ tàng hình T-50



Chiếc chiến đấu cơ T-50 thứ hai của Nga bay trên trời 44 phút trong cuộc thử hôm qua.



Máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Nga. Ảnh: RIA Novosti.


Chiếc T-50 do hãng Sukhoi chế tạo tại một nhà máy ở Komosomolsk-on-Amur ở Viễn Đông của Nga. Chiếc T-50 thứ nhất thực hiện chuyến bay thử đầu tiên hồi tháng giêng và đã tiến hành 40 cuộc thử.

"Chiếc thứ hai thuộc thế hệ máy bay chiến đấu thứ 5 thực hiện hành trình đầu tiên hôm nay. Phi cơ bay trên trời 44 phút. Cuộc thử diễn ra thành công, đáp ứng tất cả các yêu cầu", RIA Novosti dẫn thông báo của hãng Sukhoi cho biết hôm qua.

Nga bắt tay vào chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của họ kể từ năm 1990. Nó được phát triển để đối trọng với chiến đấu cơ F-22 Raptor của Mỹ, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 duy nhất hiện có trên thế giới, và chiếc F-35 Lightning II.

Dù các chi tiết liên quan tới T-50 được bảo mật, một số dữ liệu rò rỉ cho thấy máy bay này được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất trong ngành sản xuất chiến đấu cơ, bao gồm khả năng tàng hình cao, tốc độ siêu thanh cùng hệ thống kiểm soát tối tân. Quan chức Nga ca ngợi máy bay này là "phi cơ quân sự độc nhất". Không quân Nga được cho là sẽ mua 60 chiếc T-50 sau năm 2015.

Trung Quốc gần đây cũng thử máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên của họ song các chuyên gia Nga cho rằng chiếc J-20 thiếu một số tính năng của chiến đấu cơ thế hệ thứ 5. Chỉ có máy bay F-22 Raptor và F-35 Lightning của Mỹ được cho là có thể sánh với chiếc T-50. Tuy nhiên, cả hai máy bay của Mỹ đều bị chỉ trích là giá thành quá đắt. Tính tổng cộng chi phí nghiên cứu và chế tạo, F-22 sẽ có giá hơn 300 triệu USD.

Thủ tướng Nga Vladimir Putin năm ngoái khẳng định Nga chi 1 tỷ USD phát triển loại máy bay mới và sẽ đầu tư thêm 1 tỷ USD để sản xuất nó.

Ngay cả những người còn hoài nghi cũng cho rằng việc thử T-50 thành công cho thấy Nga đang dần lấy lại vị thế là một cường quốc dẫn đầu về quân sự.


( vnexpress news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang