Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Không quân Anh

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Anh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Anh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

2 máy bay Su-24 của Syria xuất kích bị Typhoon của Không quân Anh chặn đầu

Các chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Anh tại khu vực Địa Trung Hải đã nhận lệnh xuất kích khẩn cấp để chặn 2 chiếc máy bay được cho là của Syria.

>> Su24MK của Nga sẽ trang bị tên lửa có độ chính xác 1m


Sự việc diễn ra hôm 2/9 nhưng tới hôm qua (8/9), phía Anh mới cung cấp thông tin chi tiết về vụ việc này. Mục tiêu được xác nhận là 2 máy bay ném bom siêu thanh Su-24 của không quân Syria, đang trên đường bay đến đảo Síp. Mục đích của phía Syria có thể chủ yếu là để thử hệ thống phòng không của Mỹ và đồng minh trong khu vực. Khi hệ thống này được kích hoạt, máy bay của Syria có thể thu thập thông tin về tần số, vị trí, chủng loại…


Những chiếc Typhoon này nằm trong số 6 chiếc của Phi đoàn số 9 được triển khai đến sân bay quân sự Akrotiri trên đảo Síp. Chúng được hỗ trợ bởi 2 máy bay cảnh báo sớm E-3D AWACS. Nhiệm vụ của chúng là lực lượng phản ứng nhanh, hỗ trợ việc bảo vệ vùng trời bên trên Địa Trung Hải cho các lực lượng đồng minh.

Hai chiếc Su-24 của Không quân Syria dường như thuộc Phi đoàn 819 đóng tại sân bay quân sự Tiyas. Với vận tốc hành trình khoảng 950km/h, những chiếc Su-24 có thể đến đảo Síp trong vòng 15 phút sau khi cất cánh.

Cường kích siêu thanh Su-24 - www.tinquansu.net
Máy bay cường kích siêu thanh Su-24

Tuy nhiên, khi còn đang trong không phận quốc tế, Su-24 bị máy bay cảnh báo sớm E-3D phát hiện. Sau khi đài chỉ huy ở sân bay Akrotiri tìm cách liên lạc với mục tiêu nhiều lần nhưng thất bại, các chiến đấu cơ Typhoon được lệnh xuất kích. Ngay khi phát hiện ra Typhoon trên radar của mình, 2 chiếc Su-24 đã quay trở lại.



Trong toàn bộ thời gian xảy ra sự việc, Su-24 vẫn còn đang trong không phận quốc tế, vì vậy máy bay của Anh không được quyền can thiệp và đã quay về mà không truy đuổi máy bay của Syria.


Trong quá trình xuất kích, những chiếc Typhoon cũng đã bay ngang qua phần đảo Síp đang bị Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng. Vì chưa thể xác định được nguồn gốc của những máy bay này, không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi 2 chiếc F-16 từ sân bay quân sự Incirlik đến để điều tra. Tuy nhiên, khi F-16 đến khu vực thì những chiếc Typhoon đã trở về sân bay.


Máy bay trinh sát Atlantique II - www.tinquansu.net
Máy bay trinh sát Atlantique II


Akrotiri hiện là một trong những điểm tập kết chính cho quân lực Mỹ và đồng minh trong khu vực. Tại đây ngoài Typhoon và E-3D của Anh, còn có 2 máy bay trinh sát điện tử Atlantique II của hải quân Pháp, 2 máy bay do thám U-2 của Mỹ. Ngoài ra còn có các máy bay MC-130 và CV-22 phiên bản dành cho các chiến dịch đặc biệt, có thể sẽ được dùng cho các nhiệm vụ giải cứu các phi công bị bắn rơi trong lãnh thổ đối phương.

Máy bay cường kích siêu thanh Su-24 là một trong những vũ khí đáng sợ nhất của Liên Xô trong Chiến tranh lạnh. Được trang bị radar bám địa hình, nó có thể bay rất thấp ở tốc độ cao, và do đó rất khó bị radar mặt đất phát hiện. Tuy nhiên, trong tình huống này, với sự có mặt của AWACS, việc bay thấp không còn có tác dụng.

Tiêm kích Typhoon - www.tinquansu.net
Một chiếc Typhoon cất cánh từ sân bay Akrotiri

Typhoon có thể được xem là nằm trong top 4 chiến đấu cơ tốt nhất hiện nay cho không chiến, bên cạnh F-22, Su-30 và F-15. Đây là một mẫu máy bay rất mạnh về khả năng cơ động và vận động trên không. Sau F-22, nó là loại máy bay duy nhất có khả năng duy trì tốc độ siêu âm trong thời gian dài mà không cần phải đốt hậu.

Nó cũng có thể thực hiện những động tác vận động ở vận tốc siêu âm mà những máy bay khác chỉ có thể thực hiện ở tốc độ hạ âm. Radar của Typhoon tuy vẫn là loại quét cơ thay vì quét điện tử, nhưng vẫn nằm trong số những radar mạnh nhất hiện nay, với tầm hoạt động tối đa 370km.

(Theo nguồn Soha)

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

>> Tornado GR4 tiêu diệt nhiều mục tiêu của phe Gaddafi



Máy bay cường kích Tornado của Không quân Anh tích cực tiến hành các cuộc không kích tầm xa vào các căn cứ còn lại của lực lượng trung thành với ông Gaddafi.


Ngày 8/9, Tornado GR4 của Không quân Hoàng gia Anh cùng máy bay đồng minh đã thực hiện cuộc không kích vào căn cứ chỉ huy của lực lượng trung thành với Đại tá Gaddafi gần Birak, cách thủ đô Tripoli 644km về phía Nam.

“Máy bay NATO đã tiến hành trinh sát và chứng minh được rằng địa điểm trên từng được chế độ Gaddafi sử dụng trong quá khứ và nay lại tiếp tục hoạt động như căn cứ chỉ huy. Nhiều mục tiêu trong khu vực này đã bị phá hủy,” Thiếu tướng Nick Pope – phát ngôn viên Bộ Tổng Tham mưu nói.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe Tornado của Không quân Anh.



Tương tự, ngày 10/9, tên lửa hành trình Storm Shadow phóng từ một chiếc Tornado GR4 (cất cánh từ căn cứ Marham, Norfolk) đã đánh trúng cơ sở quân sự của quân đội trung thành với Đại tá Gaddafi ở Sebha, cách Birak 48km.

“Các máy bay của Không quân Anh cũng giúp NATO duy trì các chuyến bay tuần tra trinh sát vũ trang trên phần khác của Libya, và vào chiều thứ 6 tuần trước thì máy bay Tornado và Typhoon tiếp tục phá hủy cơ sở chỉ huy khác ở gần thành phố Hun,” tướng Pope nói.

Ngày 10/9, nhiệm vụ tương tự được tiến hành khi NATO phát hiện ra đơn vị xe tăng của lực lượng trung thành với Tổng thống Gaddafi.

Máy bay Typhoon đã ném xuống những quả bom dẫn đường chính xác cao Paveway phá hủy chúng.

Ngoài ra, trong chuyến tuần tra khác máy bay NATO đã định vị được hệ thống pháo phản lực phóng loạt được ngụy trang cẩn thận và tiêu diệt chúng bằng bom Paveway.

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

>> Không quân Anh được trang bị thêm trực thăng CH-47F Chinook



AFP ngày 22/8 đưa tin, Bộ Quốc phòng Anh dự kiến sẽ mua 14 máy bay trực thăng vận tải quân sự mới CH-47F Chinook.

AFP ngày 22/8 đưa tin, Bộ Quốc phòng Anh dự kiến sẽ mua 14 máy bay trực thăng vận tải quân sự mới CH-47F Chinook.

http://nghiadx.blogspot.com



Hợp đồng này đã được Bộ Quốc phòng Anh ký với tập đoàn chế tạo hàng không Boeing của Mỹ với tổng trị giá khoảng 1 tỷ bảng Anh (tương đương 1,65 tỷ USD). Theo điều kiện của hợp đồng, số máy bay này sẽ được chuyển giao cho Không quân Anh vào năm 2016.

Nếu tính cả số máy bay trực thăng định mua lần này thì hiện nay Không quân Anh đang sở hữu khoảng 60 máy bay trực thăng Chinnok. Số 14 máy bay trực thăng CH-47F cung cấp cho Không quân Anh lần này sẽ là phiên bản nâng cấp Mark 6, ở đó trang bị hệ thống điều khiển bay và khoang lái kỹ thuật số.

Vào cuối tháng 7 vừa qua có thông tin cho rằng, Chính phủ Anh dự định tăng thêm cho ngân sách quốc phòng 3 tỷ bảng nữa vào đầu năm 2015 để thực thi một số chương trình quốc phòng, trong đó có mua máy bay trực thăng vận tải Chinook và máy bay tiêm kích F-35C Lightning.


http://nghiadx.blogspot.com
Kết cấu khoang lái của CH-47F Chinook.


CH-47F Chinook là một trong những máy bay trực thăng vận tải quân sự hạng nặng lớn nhất thế giới. Nó được thiết kế và chế tạo tại nhà máy Rotorcraft Systems của Boeing tại ngoại ô Ridley.

Hiện nay, loại trực thăng vận tải này đang được biên chế cho 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có cả quân đội lẫn các tổ chức dân sự. Quân đội Mỹ cũng sử dụng loại phương tiện vận tải này ở Afghanistan.

Tính từ năm 1960 tới nay, Mỹ đã sản xuất ra khoảng 1.200 chiếc CH-47 Chinook với các phiên bản khác nhau. Chiếc trực thăng hạng nặng này có thể chuyên chở được 55 binh sĩ hay 12,7 tấn hàng hóa.


http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ đang sử dụng CH-47F Chinook tại Afghanistan.

Máy bay trực thăng CH-47F được thiết kế với buồng lái có trang bị hệ thống điện tử hàng không thông thường và hệ thống kiểm soát bay tự động tân tiến (DAFCS) do công BAE Systems sản xuất.

Hệ thống điện tử hàng không trên khoang sẽ giúp cho phi công nâng cao khả năng phát hiện những mối nguy cơ đe dọa từ trên không. Nó được kết cấu gồm màn hình hiển thị bản đồ và hệ thống truyền số liệu cho phép lưu giữ thông tin trước khi thực hiện chuyến bay và khi hành trình bay đã được xác định.

CH-47F mới được trang bị hệ thống cảnh báo sớm sự tấn công của tên lửa đối phương và 2 động cơ Honeywell có công suất 4.733 mã lực giúp cho máy bay có thể hoạt động ở tốc độ 315 km/h.

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

>> Tổ hợp tên lửa phòng không Tracked Rapier của Anh



Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành bánh xích Tracked Rapier (TRLV - Tracked Rapier Launch Vehicle) ban đầu được chế tạo bởi công ty Matra BAe Dynamics theo đơn đặt hàng của quân đội Iran.


Nhưng năm 1979, Chính phủ mới của Iran đã hủy bỏ đơn đặt hàng này. Chính vì vậy, dựa trên các kết quả đánh giá thử nghiệm Bộ Tư lệnh Quân đội Anh đã thông qua quyết định mua 50 tổ hợp Tracked Rapier. Việc chuyển giao lô hàng đầu tiên được thực hiện năm 1983.

Xe cơ sở của Tracked Rapier là xe vận tải cải tiến bánh xích M548 do Mỹ sản xuất. Xe được trang bị cabin bọc thép đủ cho 3 người ngồi. Ở phía đuôi xe bố trí khối ống phóng gồm 8 tên lửa phòng không có điều khiển Rapier (mỗi bên 4 tên lửa).

Ngoài ra, xe còn được bố trí trạm radar phát hiện và theo dõi mục tiêu với cự ly hoạt động 11,5km, thiết bị tính toán, thiết bị nhận biết “địch - ta”. Ngay phía trước thân xe bố trí 2 khối gồm 6 súng phóng lựu đạn khói, phía sau bố trí 2 khối, mỗi khối gồm 4 lựu đạn khói. Điều này cho phép khi cần có thể tạo các màn khói ngụy trang dày đặc bảo vệ xe.


http://nghiadx.blogspot.com

Tracked Rapier là một trong những tổ hợp tên lửa phòng không tự
hành hiện đại nhất một thời của Anh


Tên lửa phòng không có điều khiển Rapier được đồng nhất tuyệt đối với các tên lửa được sử dụng trong tổ hợp tên lửa phòng không kéo, có khả năng tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu ở cự ly từ 0,5 – 7km, độ cao từ 227m – 6.858m.

Anten của hệ thống chỉ huy dẫn hướng được lắp đặt trên giá, có thể nâng lên cabin. Điều này cho phép tiến hành bắn vòng tròn (mẫu thử nghiệm đầu tiên dải bắn bị hạn chế). Tất cả các thiết bị của hệ thống tên lửa phòng không tự hành đều được bọc thép.

Xe được trang bị động cơ 6 xi lanh 6V53 do công ty Detroit Diezel sản xuất. Khi quay 2.800 vòng/ phút, động cơ có thể tăng công suất 154kW, điều này cho phép xe có thể cơ động trên đường gồ gề với tốc độ 48km/h.


http://nghiadx.blogspot.com

Tracked Rapier có khả năng cơ động nhanh và dễ dàng vượt qua các
chướng ngại vật dưới nước


Tổ hợp Tracked Rapier có thể lội nước và vượt qua các chướng ngại vật dưới nước. Dưới địa hình lội nước, xe có thể tăng tốc đến 5,6km/h.
Cabin của tổ hợp được trang bị thiết bị quan sát đặt trên nóc, các phương tiện liên lạc, nhưng không có hệ thống bảo vệ trước các vụ tấn công bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Tuy nhiên, kíp chiến đấu có thể thực hiện các nhiệm vụ tác chiến khi mặc các tổ hợp bảo vệ hóa học cá nhân. Cabin bọc thép có thể bảo vệ kíp chiến đấu trước các mảnh đạn văng và đầu đạn.

Theo cách bố trí, lái xe ngồi bên trái, chỉ huy ngồi giữa và trắc thủ ngồi bên phải. Khi cần, lái xe và chỉ huy có thể sử dụng thiết bị quan sát đêm và thiết bị cứu hỏa.


http://nghiadx.blogspot.com

... và được trang bị các hệ thống hiện đại và có độ bền cao


Trong thành phần của tổ hợp Tracked Rapier còn có thể gồm trạm radar Blindfire với chức năng theo dõi các mục tiêu trên không và dẫn hướng tên lửa. Radar này được lắp đặt trên cơ sở xe bọc thép chở quân M113.

Trên thùng xe có 4 tên lửa phòng không có điều khiển đặt trong khí tài chuyên dụng. Mệnh lệnh chỉ huy và liên lạc được truyền đến thiết bị phóng theo cáp chuẩn.

Radar có thể sử dụng trong điều kiện quan sát kém, thậm chí trong đêm tối. Thời gian triển khai vào vị trí chiến đấu chỉ mất 30 phút.

Trong quá trình chiến đấu, xe yểm trợ M548 được trang bị 20 tên lửa phòng không có điều khiển sẽ hộ tống tổ hợp Tracked Rapier. Xe yểm trợ kỹ thuật FAST (Forward Area Support Team) bảo đảm cung cấp các thiết bị và phụ tùng.


http://nghiadx.blogspot.com

Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành Tracked Rapier khai hỏa


Cho đến nay, tổ hợp đã nhiều lần được cải tiến nhằm mục đích bảo đảm khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết ban ngày cũng như ban đêm.

Phiên bản Tracked Rapier được trang bị thiết bị quan sát nhiệt dùng để phát hiện và theo dõi mục tiêu có tên gọi là SP Mk.1B. Việc cung cấp các tổ hợp tên lửa phòng không SP Mk.1B cho các lực lượng vũ trang Anh được tiến hành từ năm 1993.

Tổ hợp Tracked Rapier của phiên bản SP Mk.1B được trang bị hệ thống phát hiện cải tiến TOTE (Tracked Optical Thermally Enhanced), có thể được sử dụng trong bất kỳ thời gian nào, ban ngày cũng như ban đêm. Hệ thống phát hiện cải tiến TOTE gồm thiết bị quan sát nhiệt với cự ly hoạt động đến 10km, thiết bị điện tử bổ trợ và hệ thống làm mát.

Xem tổ hợp Tracked Rapier tiêu diệt máy bay ở 2 chế độ (tự động và điều khiển bằng tay):





Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang