Chuyên gia của Trung tâm phân tích Air Power Australia (APA), Tiến sĩ Carlo Kopp - nhà phân tích quốc phòng của Australia, người đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ trong lĩnh vực kỹ thuật radio định vị đã khẳng định rằng, tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf của Nga thực sự là “có một không hai trên thế giới”. Trung tâm phân tích APA của Australia từ lâu đã thực hiện các công trình nghiên cứu hiệu quả các hệ thống phòng không và là nguồn tin có uy tín trong lĩnh vực quân sự. Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf (khối NATO gọi là SA-21 Growler) là phiên bản mới nhất phát triển từ hệ thống tên lửa S-300, được quân đội Nga công bố từ tháng 1/1999. Tổ hợp S-400 được tích hợp nhiều tính năng kỹ, chiến thuật vượt trội so với các phiên bản trước đó cũng như một số loại tên lửa của phương Tây. Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf được đưa vào trang bị ngày 28/4/2007 theo nghị quyết của Chính phủ Nga. Năm 2007, trung đoàn tên lửa phòng không cận vệ từng được tăng huân chương Cờ đỏ trong Lực lượng Không quân Nga thuộc Lực lượng Vũ trang đã được tái trang bị tổ hợp tên lửa phòng không này. Cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng đã được thiết lập và việc đào tạo sĩ quan cho trung đoàn này đang được tiến hành. Ngày 06/8/2007, tại ngoại ô Moscow tiểu đoàn và trung tâm chỉ huy S-400 đầu tiên đã bắt đầu trực chiến. Cần khẳng định rằng, những tổ hợp tên lửa phòng không di động S-400 của Nga sở hữu những đặc điểm kỹ - chiến thuật cao hơn so với những tổ hợp tương tự như vậy của nước ngoài. Chúng có thể được triển khai linh hoạt trong hệ thống phòng không phi chiến lược của cộng đồng châu Âu. Tổ hợp tên lửa S-400 được thiết kế để làm nhiệm vụ phòng không và bảo vệ những mục tiêu quan trọng nhất khỏi các cuộc tấn công tên lửa hành trình, tên lửa đường đạn chiến thuật và chiến thuật linh hoạt cũng như chống máy bay của hàng không chiến thuật và chiến lược. S-400 Triumf có thể tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao. Hệ thống S-400 vượt trội tổ hợp tên lửa Patriot của Mỹ về nhiều chỉ số. S-400 Triumf được thiết kế để phóng tên lửa theo chiều thẳng đứng nên nó có thể đáp trả các đòn tấn công tập kích đường không của địch từ bất kỳ hướng nào mà không cần phải mở máy phóng. Còn tổ hợp tên lửa Patriot vì phóng theo chiều nghiêng trong trận chiến cơ động nên buộc phải mở máy phóng, vì thế dẫn đến việc giảm khả năng của hỏa lực là điều bất biến. Một yếu tố nữa cũng không kém phần quan trọng đó là thời gian triển khai S-400. Nếu thời gian triển khai tổ hợp S-400 của Nga vào thế trận ít hơn 5 phút thì tổ hợp của Mỹ phải cần tới 30 phút để thực hiện điều này. S-400 có thể phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu trên không ở cự ly 400km. Đáng chú ý, tên lửa S-400 Triumf có thể tiêu diệt các loại tên lửa chiến lược có tầm bắn tới 3.500km và bắn được cả các loại tên lửa của hệ thống S-300 như 48H6E, 48H6E2. Hệ thống S-400 đảm bảo tiêu diệt tên lửa đường đạn phi chiến lược ở cự ly khoảng 60km; xác suất cao tiêu diệt tất cả các loại mục tiêu; tính miễn nhiễm tiếng ồn cao; giải quyết tự động những nhiệm vụ chiến đấu; có khả năng tích hợp vào nhóm hệ thống phòng không. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiến sĩ Carlo Kopp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiến sĩ Carlo Kopp. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011
>> Tổ hợp tên lửa phòng không tối tân của Nga
Nhãn:
Air Power Australia,
Australia,
Châu Âu,
Không quân Nga,
Moscow,
Patriot PAC-2/3,
Quân đội Australia,
S-300,
S-400 Triumf,
SA-21 Growler,
Tiến sĩ Carlo Kopp
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)