Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Quân đội Australia

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Australia. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Australia. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

>> 'VN nên kết thân với cường quốc bậc trung'


Thiết lập quan hệ an ninh – quốc phòng chiến lược với các nước có sức mạnh tầm trung như Australia hay Ấn Độ là giải pháp tốt cho Việt Nam.



http://nghiadx.blogspot.com
Thạc sĩ Lê Hồng Hiệp


Đây là lời khuyên mà Thạc sĩ Lê Hồng Hiệp đưa ra trong bài viết gửi đăng The Diplomat. Thạc sĩ Lê Hồng Hiệp hiện là giảng viên của Khoa Quan hệ Quốc tế, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP HCM.

Dưới đây là nội dung bài viết của ông đăng trên The Diplomat, được dịch lại sang tiếng Việt và có biên tập. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả:

Cuộc Đối thoại Chiến lược Liên Bộ Quốc phòng - Ngoại giao Việt Nam – Australia lần đầu tiên diễn ra ở thủ đô Canberra (Australia) ngày 21/2 vừa qua đã ghi nhận và nhấn mạnh việc thiết lập quan hệ gần gũi giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự.

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, đây là lần đầu tiên hai nước tiến hành đối thoại theo hình thức liên Bộ ở cấp thứ trưởng ngoại giao và quốc phòng.

Bước tiến chiến lược này có ý nghĩa vô cùng quan trọng với Việt Nam trong bối cảnh những căng thẳng liên tục gia tăng ở Biển Đông.

Việt Nam gặp phải một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Việt Nam không thể duy trì quan hệ thù địch nhưng chắc chắn không hy sinh chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ để đổi lấy một mối quan hệ "tốt" với láng giềng.

Hệ quả tất yếu, Việt Nam cần tiếp cận và liên minh với các cường quốc nước ngoài khác nhằm đảm bảo cân bằng trong khu vực.

Tránh siêu cường, chọn cường quốc tầm trung

Việt Nam có quyền lựa chọn. Mỹ chắc chắn là một trong những đối tác nước ngoài ưa thích của Việt Nam. Bất chấp sự thù địch trong quá khứ, mối quan hệ Việt – Mỹ đã phát triển và bồi đắp mạnh mẽ trong hầu hết các lĩnh vực trong suốt thời gian qua.

Thậm chí, Việt Nam từng tỏ ý định mua sắm vũ khí và trang thiết bị quốc phòng của Mỹ. Thế nhưng hiện nay, khi Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương, một mối quan hệ Việt – Mỹ bền chặt hơn dường như có thể tạo ra tình trạng căng thẳng không mong muốn vào mối quan hệ vốn dĩ đã căng thẳng của Việt Nam với Trung Quốc.

Từ sau năm 1979, Việt Nam đã cố gắng thoát ra khỏi sự cô lập trong quan hệ quốc tế. Nhiều thứ đã thay đổi nhiều sau hơn 3 thập kỷ, nhưng rõ ràng Trung Quốc luôn theo đuổi tới cùng lợi ích của mình và áp đặt quan điểm “bạn của kẻ thù cũng là kẻ thù” với Việt Nam trong quan hệ Việt - Mỹ.

Vì vậy, sẽ có nhiều bất lợi với Việt Nam khi quá thân thiện với Mỹ. Đây là lý do tại sao, Việt Nam nên thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ với các lực tầm trung như Australia.

Ngoài ra, tồn tại những lợi ích thật sự cho Việt Nam khi thúc đẩy quan hệ như vậy. Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đều lên tiếng ủng hộ cho tự do hàng hải và giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông. Điều này gián tiếp phủ định các tuyên bố của Trung Quốc.

Hơn nữa, trong khi Mỹ có thể không sẵn sàng chấp thuận bán vũ khí cho Việt Nam, chúng ta có thể thảo luận vấn đề này với các đối tác khác, như tìm mua tên lửa của Ấn Độ. Bản thân Australia cũng đã thực hiện các chương trình đào tạo cho nhân viên quân sự Việt Nam.

http://nghiadx.blogspot.com
Thiết lập quan hệ với Australia, Việt Nam có thể gián tiếp lợi dụng quan hệ đồng minh lâu năm của nước này với Mỹ, đặc biệt trong vấn đề quân sự.


Giữ vai trò quyền lực mức trung bình, Australia cũng đang tìm kiếm các phương cách để tăng cường vai trò của mình trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Australia sẽ là một đối tác đặc biệt hữu ích cho Việt Nam. Lợi ích của Canberra dường như phù hợp một cách lý tưởng với Việt Nam khi theo thỏa thuận gần đây, nước này đồng ý cho Mỹ đồn trú nhiều quân hơn. Rõ ràng, Australia sẽ đóng vai trò quan trọng nhằm hạn chế tham vọng của Trung Quốc trong khu vực.

Thiết lập được mối quan hệ mạnh mẽ và thân thiện hơn với Australia - một đồng minh lâu đời của Mỹ sẽ là tiềm năng để Việt Nam đặt nền móng cho quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với Mỹ.

Ngoài ra, Việt Nam và Australia còn nhiều lĩnh vực hợp tác mà hai nước có thể khám phá, chẳng hạn như tăng cường nghiên cứu chiến lược và trao đổi thông tin tình báo, thúc đẩy viện trợ nhân đạo, cứu nạn thiên tai, trao đổi kinh nghiệm trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh hàng hải.

Với tình trạng hiện nay của quan hệ Trung -Mỹ, đây là thời điểm đúng đắn để Việt Nam có cơ hội để tiếp tục thúc đẩy quan hệ với Australia và các quyền lực tầm trung ở khu vực khác nhằm tạo một lựa chọn thích hợp.

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

>> Australia nâng cấp khinh hạm tên lửa lớp Anzac



Bộ Quốc phòng Australia đã ký hợp đồng với hãng BAE Systems trị giá 650 triệu USD để nâng cấp các khinh hạm lớp Anzac hiện có.

Bộ Quốc phòng Australia đã ký hợp đồng với hãng BAE Systems trị giá 650 triệu USD để nâng cấp các khinh hạm lớp Anzac hiện có.

Theo hợp đồng nói trên, BAE Systems sẽ nâng cấp tổ hợp tên lửa phòng không và các trang bị nâng cao khả năng phòng thủ đối không của lớp chiến hạm này.

Hiện tại, quá trình nâng cấp trên chiến hạm HMAS Perth lớp Anzac đang được thực hiện. Toàn bộ dự án nâng cấp khinh hạm lớp Anzac nằm trong chương trình cải tổ quy mô lớn Project Sea 1448 của hải quân Australia nhằm nâng cao khả năng tác chiến của lực lượng này.

http://nghiadx.blogspot.com
HMAS Anzac


Trong hợp đồng đã ký, khinh hạm lớp Anzac sẽ được lắp radar AESA CEAPAR, hệ thống tìm kiếm và theo dõi mục tiêu ảnh nhiệt Vampire NG, hệ thống đạo hàng bằng radar Sharpeye và nâng cấp hệ thống điều phối hỏa lực Saab CMS.

Các trang bị mới này đã được lắp đặt trên HMAS Perth và trong năm 2012, chúng sẽ được lắp đặt trên toàn bộ 7 chiến hạm lớp Anzac còn lại.

Dự kiến, quá trình nâng cấp khinh hạm lớp Anzac sẽ hoàn thành vào năm 2017.

Australia đã lên kế hoạch nâng cấp khinh hạm lớp Anzac từ năm 2004. Mới đây, các chiến hạm loại này đã được tái trang bị tổ hợp ngư lôi MU90 Impact cỡ 324 mm, súng máy M2HB 12,7 mm, đạn tên lửa phòng không RIM-162 ESSM, thiết bị gây nhiễu tên lửa Nulka và thiết bị quét mìn mới.

Ngoài ra, khinh hạm lớp Anzac còn được trang bị thêm 4 đạn tên lửa diệt hạm RGM-84 Harpoon.

Với tổng lượng choán nước đạt 3.600 tấn, khinh hạm lớp Anzac dài 118 m, rộng 14,8 m và cao 4,35 m. Hải quân Australia bắt đầu tiếp nhận dòng khinh hạm này từ năm 1996.


Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

>> Chiến tranh mạng được đưa vào hiệp ước



Mỹ và Australia dự định đưa thêm lĩnh vực chiến tranh mạng vào hiệp ước quốc phòng chung giữa hai nước để phản ánh “chiến trường trong tương lai”.


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Leon Panetta cho biết các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng 2 nước sẽ ban hành một tuyên bố chung về chủ đề này trong cuộc gặp mặt liên minh tại San Francisco.

Các quan chức Lầu Năm Góc cho hay đây là lần đầu tiên chiến tranh mạng được chính thức đưa vào một hiệp ước quốc phòng song phương của Mỹ, mặc dù các đồng minh của NATO đã chú ý tới các mối đe dọa về mạng internet từ lâu.

“Đây là điều mà tôi đã nói đi nói lại nhiều lần, rằng mạng chính là chiến trường trong tương lai”, ông Panetta nói trước chuyến đi tới San Francisco tham dự hội nghị. Người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng gợi ý Mỹ và các đồng minh cần xem xét các hoạt động tấn công trong lĩnh vực số hóa, một chủ đề mà các quan chức Mỹ đã từ chối đề cập chi tiết.

“Chúng ta cần làm nhiều hơn nữa không chỉ để bảo vệ khỏi các cuộc tấn công mạng mà còn phải phản kích những cuộc tấn công đó. Cách tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ đó là hợp tác với các đồng minh”, ông cho biết thêm.


http://nghiadx.blogspot.com
Chiến tranh mạng được Mỹ và Australia cùng quan tâm.


Ông Panetta cho hay các buổi tọa đàm với quan chức Australia cũng sẽ đề cập đến việc hợp tác về vũ trụ và các dự án phòng hộ tên lửa.

Hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và Australia ngày càng được coi trọng và tăng cường trước lo ngại của Washington về việc Trung Quốc đang mở rộng sức mạnh quân sự tại Thái Bình Dương. Các cơ quan tình báo Mỹ cũng tiết lộ một loạt xâm phạm số hóa nhằm vào Mỹ đều bắt nguồn từ Trung Quốc.

Dù sự hiện diện của quân đội Mỹ tại châu Á trong những năm qua đều tập trung vào bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates năm 2010 đã hứa sẽ đưa thêm nhiều lực lượng tới Đông Nam Á, bao gồm cả khả năng chia sẻ các cảng biển và căn cứ quân sự với Australia.

Quân đội 2 nước đang tìm kiếm “cơ hội tiếp cận với các kế hoạch luyện tập, tập trận và thử nghiệm bắn đạn thật cũng như tăng cường các thiết bị của Mỹ ở Australia”, một quan chức cấp cao Mỹ giấu tên cho biết.

“Chúng tôi không định thiết lập các căn cứ quân sự. Chúng tôi tìm kiếm khả năng tham gia huấn luyện, tiếp cận và hợp tác. Điều đó có nghĩa là nâng cao vị trí của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương”, vị quan chức này nói.
Mỹ và Australia đang tiến tới một quyết định cuối cùng về việc mở rộng sự hiện diện của quân đội Mỹ với tuyên bố chính thức có thể được đưa ra vào cuối năm 2011.

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

>> Các hệ thống pháo cối tự hành trên thế giới (kỳ 1)



Trong những năm trở lại đây, pháo cối ngày càng được tăng thêm uy lực khi gắn trên các thân xe tự hành, hệ thống điều khiển bắn điện tử và đạn thông minh.


Pháo cối là loại vũ khí bắn đạn theo cầu vồng đã được phát minh ra hơn 300 năm về trước. Trong chiến tranh hiện đại, pháo cối đóng vai trò rất quan trọng nhờ khả năng chi viện cho bộ binh ở cự ly ngắn và trung bình, lấp chỗ trống cự ly giữa lựu pháo tầm xa và vũ khí bắn thẳng, giá thành rẻ, vận hành đơn giản dễ dàng.

Hơn nữa, nhờ quỹ đạo đạn đặc trưng, pháo cối là phương tiện hữu dụng để tấn công mục tiêu trên các địa hình hiểm trở trên các cao điểm, trong thung lũng, dưới hầm hào hay đằng sau các vật cản, công sự kiên cố.


Một tổ chiến đấu của lính Mỹ sử dụng pháo cối trên chiến trường.


Trước đây, pháo cối chủ yếu được mang vác bằng bộ binh, với các loại cỡ nòng lớn thì dùng xe kéo vào trận địa, mất một thời gian chuẩn bị không nhỏ mới có thể sẵn sàng chiến đấu.

Không những thế, những trận địa pháo cối này thường phải có lực lượng bảo vệ không nhỏ, rất khó cơ động và nếu bị tấn công thì dễ bị thiệt hại. Vì thế, theo xu hướng chung với pháo tự hành, các khẩu pháo cối cũng được cơ động hóa, mở ra một kỷ nguyên mới của loại vũ khí này.

Pháo cối tự hành nhóm 1

Những nỗ lực đầu tiên đơn thuần là đặt các khẩu pháo cối thông thường lên trên thân xe thiết giáp để tăng tính cơ động, tăng số lượng đạn mang theo, giảm khối lượng vận chuyển cho binh lính và tăng khả năng mang các loại pháo cối cỡ nòng lớn vào chiến trường.

Về cơ bản, việc ngắm bắn, nạp đạn và bắn của cối tự hành thế hệ đầu tiên vẫn độc lập với thân xe mang nó và được thực hiện bởi kíp vận hành pháo cối riêng biệt với kíp lái của xe.

Một trong những hệ thống pháo cối đầu tiên thuộc thế hệ này là M-106 và M-125 của quân đội Hoa Kỳ phát triển dựa trên thân xe thiết giáp M-113.




Pháo cối tự hành M-106 với pháo cối M30 107 mm của sư đoàn bộ binh số 4 Hoa Kỳ trên chiến trường Việt Nam. Bộ phận đế của pháo cối được treo ở thành xe để khi cần có thể gỡ pháo cối ra khỏi xe để bắn.


Sự khác biệt của hai loại pháo cối tự hành này là M-125 được trang bị một pháo cối M29 81mm còn M-106 trang bị pháo cối M30 107mm.

Pháo cối trên M-106 và M-125 được đặt trên một bệ có thể quay được để điều chỉnh hướng và có thể tháo rời khỏi xe để bắn như những khẩu đội cối thông thường.

Pháo cối M29 81mm có tầm bắn tối đa 5.000 mét và có thể bắn 30 phát/phút trong phút đầu đầu tiên, 4-12 phát/phút trong những loạt tiếp theo.

Trong khi đó, pháo cối M30 107mm có tầm bắn từ 770-6.800 mét, có tốc độ bắn 18 phát/phút trong phút đầu tiên và 3 phát/phút trong những loạt tiếp theo.

Ngoài hỏa lực chính là pháo cối, hai loại cối tự hành trên đều trang bị thêm súng máy hạng nặng 12,7 mm M2HB với nhiệm vụ tự vệ chống bộ binh.

Kíp vận hành M-106 và M-125 thường bao gồm từ 4-5 người bao gồm lái xe, trưởng xe và kíp vận hành cối.

Cơ số đạn của M-106 là 90 đạn còn M-125 là 144 đạn bao gồm chủ yếu là đạn nổ (HE), ngoài ra còn có các loại đạn khói, đạn cháy phốt pho trắng tùy theo nhiệm vụ.




Pháo cối tự hành M-125 do Quân đội Australia sử dụng trên chiến trường Việt Nam.





Vận hành pháo cối 81 mm bên trong chiếc M-125.


Tương tự hai hệ thống trên của Hoa Kỳ, Liên Xô cũng có hệ thống pháo cối 2S24 sử dụng pháo cối 2B14 Podnos 82mm được đặt trên thân xe thiết giáp MT-LB. Hệ thống này có thể mang theo 83 đạn và có tầm bắn từ 80- 4.280 mét.

Pháo cối không những có thể đặt trên thân xe thiết giáp mà còn có thể đặt trên các thân xe quân sự 4x4.

Một trong những loại pháo cối này là loại cối 81mm tự động đặt trên thân xe Dong Feng 4x4 của Trung Quốc do Norinco sản xuất.




Pháo cối tự động 81mm đặt trên thân xe Dong Feng 4x4 của Trung Quốc do Norinco sản xuất.



Khẩu cối 81 mm đặt trên xe là loại cối tự động do Trung Quốc sản xuất nhái theo pháo cối Vesilek của Nga với khả năng nạp đạn theo từng kẹp đạn mang bốn viên đạn. Hệ thống nạp đạn kiểu này giúp cho pháo cối khai hỏa cực nhanh, có thể bắn hết kẹp đạn 4 quả trong 2 giây.

Theo thông số Norinco công bố, pháo cối 81 mm này có tầm bắn tối đa tới 6,2 km đối với đạn HE.

Ngoài ra, nó cũng có thể bắn được các loại đạn khác như đạn khói, pháo sáng hay đạn hóa học. Thân xe Dong Feng 4x4 có tổng khối lượng 4,7 tấn, được trang bị động cơ 125 mã lực và có tốc độ tối đa trên đường tới 135 km/h.

Pháo cối tự hành nhóm 2

Pháo cối tự hành nhóm này sử dụng pháo cối chuyên dụng thay vì pháo cối thông thường gắn trên thân xe. Chúng thường là những loại pháo cối có cỡ nòng lớn, nạp đạn từ đuôi (thay vì từ nòng súng như pháo cối thông thường) và phải sử dụng các hệ thống thủy lực tách pháo cối ra khỏi xe, để cố định pháo cối trên mặt đất trước khi bắn.
Về nhóm này, có thể kể đến loại pháo cối tự hành cỡ nòng 240 mm nổi tiếng của Liên Xô trước kia là 2S4 Tyulpan.




Pháo cối tự hành 2S4 Tyulpan với cấu hình khi hành quân.


Hệ thống cối tự hành 2S4 Tyulpan được phát triển từ những năm 1960 và lần đầu xuất hiện trước công chúng vào năm 1971.

Vũ khí chính của hệ thống là một khẩu pháo cối cỡ nòng 240 mm được phát triển từ pháo cối M-240. Khẩu pháo cối này có thể bắn những viên đạn nổ thông thường (HE), đạn hóa học, mìn hay thậm chí là đạn nguyên tử với tầm xa tối đa 9,6 km với đạn thông thường và 20 km với đạn hỗ trợ động cơ tên lửa.

Ngày nay, các hệ thống 2S4 Tyulpan còn được trang bị thêm những loại đạn dẫn đường laser chính xác tương tự như đạn pháo Krasnopol sử dụng trong các pháo tự hành.

Hệ thống 2S4 Tyulpan có thể mang theo 40 viên đạn các loại (thường là 20 viên thường và 20 viên có động cơ tên lửa) chứa trong các hộp đạn hình trống.

Do kích cỡ và khối lượng đạn quá lớn, hệ thống này chỉ có thể bắn với tốc độ 1 phát/phút.




Pháo cối tự hành 2S4 Tyulpan ở cấu hình chiến đấu. Khẩu pháo cối 240 mm này có thể bắn cả những viên đạn nguyên tử đi khoảng cách 20 km.


Tất cả hệ thống pháo cối và đạn trên được đặt trên thân xe thiết giáp tương tự xe phóng của tên lửa phòng không 2K11 Krug với tổng khối lượng 27,5 tấn.

Trên xe còn được trang bị một súng máy 7,62 mm với cơ số đạn 1.500 viên nhằm mục đích tự phòng vệ. Xe được lắp động cơ V-59, 520 mã lực giúp nó có thể đạt tốc độ tối da 62 km/h và tầm hoạt động 500 km.

Nhẹ nhàng hơn 2S4 Tyulpan, hệ thống pháo cối 120 mm cùng loại gồm pháo cối Hirtenberger M12 của Áo lắp đặt trên thân xe Achleitner Mantra. Chiếc Mantra là loại xe không bọc giáp có tổng khối lượng 6 tấn, có thể đạt tốc độ 110 km/h với dự trữ hành trình 700 km.



Chiếc Achleitner Mantra với cối 120 mm Hirtenberger M12 gắn kèm tại triển lãm Eurovision 2010.


Phần khoang chứa lính đằng sau chiếc Mantra, vốn có thể chở thêm 6 người đã được cải biến có để có thể chứa một khẩu pháo cối 120 mm cùng giá chứa đạn để chứa 48 quả đạn 120 mm.

Hai phiên bản pháo cối Hirtenberger M12 có thể lắp đặt trên thân xe này bao gồm loại M12-1385 với nòng súng dài 1,75 m, khối lượng 255 kg, có tầm bắn tối đa 8,8 km và loại M12-1535 với nòng súng dài 1,9 m, khối lượng 260 kg và tầm bắn tối đa 9,2 km.

Phiên bản pháo cối tự hành này xuất hiện lần đầu tại triển lãm Eurosatory 2010.

[BDV news]


Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

>> Trung Quốc là đối tượng chiến lược quân sự của Australia



Chiến lược quân sự của Australia chuyển hướng tập trung về phía tây bắc, với mục đích bảo vệ khu vực biển nhiều dầu mỏ và chuẩn bị sẵn nếu phải đối đầu với Trung Quốc.


Bộ trưởng bộ quốc phòng Australia Stephen Smith đã tuyên bố kế hoạch đánh giá lại học thuyết quân sự và cho biết những nguy cơ mới sẽ quyết định khí tài quân sự mà quốc gia này sẽ mua.

Theo tờ Herald của New Zealand, Australia đang mua máy bay chiến đấu, tầu đổ bộ tấn công cỡ lớn.

“Tất cả những nguy cơ và đe dọa an ninh đều đến từ phía bắc, khi mà khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang phát triển và tầm quan trọng của Ấn Độ Dương cũng đang tăng lên. Trong Thế chiến thứ 2, chúng tôi xếp Townsvill, Cairns, Darwin và Perth là phòng tuyến thứ hai. Nhưng điều đó không còn phù hợp trong hiện tại”, ông Smith phát biểu.

Một trong những mục đích quan trọng nhất của quân đội Australia hiện nay là bảo vệ trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên ở bờ biển phía tây bắc và chống khủng bố tại biển Timor.

Dự kiến, Australia sẽ đầu tư 245 tỷ USD để khai thác trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên khổng lồ này.



Vùng biển phía tây bắc của Australia chứa nhiều dầu mỏ và khí đốt.


Nhiệm vụ lớn tiếp theo là giám sát sức mạnh quân sự của Hải quân Trung Quốc. Bởi gần đây, nước này có thái độ bành trướng và áp đặt đối với các quốc gia láng giềng, đặc biệt trên quần đảo Trường Sa, khiến cho giới chức quân sự Australia lo lắng, nguồn tin thông báo.

Những hành động gây hấn của Trung Quốc khiến các quốc gia khác cùng tuyên bố chủ quyền tại quần đảo Trường Sa như Việt Nam, Malaysia, Bruinei, Philippine sẽ được lưu ý trong quá trình đánh giá lại chiến lược quân sự của Australia.

[Vitinfo news]


Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

>> Tổ hợp tên lửa phòng không tối tân của Nga



Chuyên gia của Trung tâm phân tích Air Power Australia (APA), Tiến sĩ Carlo Kopp - nhà phân tích quốc phòng của Australia, người đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ trong lĩnh vực kỹ thuật radio định vị đã khẳng định rằng, tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf của Nga thực sự là “có một không hai trên thế giới”.

Trung tâm phân tích APA của Australia từ lâu đã thực hiện các công trình nghiên cứu hiệu quả các hệ thống phòng không và là nguồn tin có uy tín trong lĩnh vực quân sự.




Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf (khối NATO gọi là SA-21 Growler) là phiên bản mới nhất phát triển từ hệ thống tên lửa S-300, được quân đội Nga công bố từ tháng 1/1999. Tổ hợp S-400 được tích hợp nhiều tính năng kỹ, chiến thuật vượt trội so với các phiên bản trước đó cũng như một số loại tên lửa của phương Tây.




Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf được đưa vào trang bị ngày 28/4/2007 theo nghị quyết của Chính phủ Nga. Năm 2007, trung đoàn tên lửa phòng không cận vệ từng được tăng huân chương Cờ đỏ trong Lực lượng Không quân Nga thuộc Lực lượng Vũ trang đã được tái trang bị tổ hợp tên lửa phòng không này. Cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng đã được thiết lập và việc đào tạo sĩ quan cho trung đoàn này đang được tiến hành. Ngày 06/8/2007, tại ngoại ô Moscow tiểu đoàn và trung tâm chỉ huy S-400 đầu tiên đã bắt đầu trực chiến.





Cần khẳng định rằng, những tổ hợp tên lửa phòng không di động S-400 của Nga sở hữu những đặc điểm kỹ - chiến thuật cao hơn so với những tổ hợp tương tự như vậy của nước ngoài. Chúng có thể được triển khai linh hoạt trong hệ thống phòng không phi chiến lược của cộng đồng châu Âu.





Tổ hợp tên lửa S-400 được thiết kế để làm nhiệm vụ phòng không và bảo vệ những mục tiêu quan trọng nhất khỏi các cuộc tấn công tên lửa hành trình, tên lửa đường đạn chiến thuật và chiến thuật linh hoạt cũng như chống máy bay của hàng không chiến thuật và chiến lược. S-400 Triumf có thể tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.





Hệ thống S-400 vượt trội tổ hợp tên lửa Patriot của Mỹ về nhiều chỉ số. S-400 Triumf được thiết kế để phóng tên lửa theo chiều thẳng đứng nên nó có thể đáp trả các đòn tấn công tập kích đường không của địch từ bất kỳ hướng nào mà không cần phải mở máy phóng. Còn tổ hợp tên lửa Patriot vì phóng theo chiều nghiêng trong trận chiến cơ động nên buộc phải mở máy phóng, vì thế dẫn đến việc giảm khả năng của hỏa lực là điều bất biến. Một yếu tố nữa cũng không kém phần quan trọng đó là thời gian triển khai S-400. Nếu thời gian triển khai tổ hợp S-400 của Nga vào thế trận ít hơn 5 phút thì tổ hợp của Mỹ phải cần tới 30 phút để thực hiện điều này.




S-400 có thể phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu trên không ở cự ly 400km. Đáng chú ý, tên lửa S-400 Triumf có thể tiêu diệt các loại tên lửa chiến lược có tầm bắn tới 3.500km và bắn được cả các loại tên lửa của hệ thống S-300 như 48H6E, 48H6E2.



Hệ thống S-400 đảm bảo tiêu diệt tên lửa đường đạn phi chiến lược ở cự ly khoảng 60km; xác suất cao tiêu diệt tất cả các loại mục tiêu; tính miễn nhiễm tiếng ồn cao; giải quyết tự động những nhiệm vụ chiến đấu; có khả năng tích hợp vào nhóm hệ thống phòng không.
[BDV news]


Thứ Năm, 12 tháng 5, 2011

>> UAE nhận chiếc C-17 Globemaster III đầu tiên



Flightglobal đưa tin: Tập đoàn chế tạo máy bay Boeing của Mỹ đã chuyển cho Bộ Quốc phòng Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) chiếc máy bay vận tải quân sự C-17 Globemaster III đầu tiên trong số những máy bay đã đặt hàng.




Theo nguồn tin trên, việc chuyển máy bay vận tải quân sự mang số hiệu 1223 đã diễn ra tại nhà máy của Boeing tại Long Beach, California. UAE sẽ nhận tất cả 6 chiếc máy bay C-17 Globemaster III.

Công ty Boeing đã giành được hợp đồng từ UAE cung cấp 6 máy bay vận tải quân sự C-17 vào tháng 1/2010. Sự kiện này đánh dấu việc UAE trở thành quốc gia thứ hai tại khu vực Trung Đông đặt mua máy bay vận tải này sau Qatar.

Chiếc máy bay thứ hai đã được lắp ráp xong và sơn màu; hiện nay việc sản xuất 2 chiếc C-17 tiếp theo đang diễn ra. Dự kiến, UAE sẽ nhận 4 chiếc C-17 vào năm 2011 và 2 chiếc vào năm 2012.

Hiện nay, UAE đang thực hiện chương trình mở rộng khả năng của hàng không vận tải quân sự. Cụ thể, Không quân UAE đang chờ đợi việc cung cấp 5 máy bay vận tải An-32. Trước đó, Bộ Quốc phòng UAE có kế hoạch sở hữu 12 chiếc C-130J Super Hercules của Mỹ, tuy nhiên kế hoạch này đã bị hoãn vô thời hạn. Nguyên nhân của quyết định trì hoãn chưa được tuyên bố.

Một phi công của UAE đã từng chia sẻ: C-17 sẽ tạo điều kiện cho UAE có khả năng thực hiện nhiều hoạt động viện trợ nhân đạo và các chiến dịch chiến lược khác trên khắp thế giới nhằm ủng hộ các sứ mệnh trong nước và quốc tế.

Máy bay vận tải tiên tiến C-17 Globemaster III có thể chở quân, trang thiết bị chiến đấu hoặc hàng viện trợ nhân đạo đến các sân bay nhỏ ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.




Với tổng trọng lượng 77 tấn, máy bay C-17 có tầm bay xa khoảng 4.445km. C-17 có thể thực hiện các chuyến bay với vận tốc 830km/h.

Hiện tổng cộng 212 máy bay C-17 đã có mặt trên toàn thế giới, trong đó Lực lượng Không quân Mỹ sở hữu 193 chiếc. Máy bay C-17 có 19 khách hàng nước ngoài, trong đó có lực lượng không quân Anh, Canada và Australia.

[BDV news]


Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

>> 1/2 dân số Australia coi Trung Quốc là mối đe dọa quân sự



Một cuộc thăm dò dư luận được công bố hôm nay (25/4), cho thấy, gần một nửa người dân Australia tin rằng Trung Quốc sẽ trở thành mối đe dọa quân sự trong 20 năm tới và đa số cho rằng Canberra đang cho phép quá nhiều đầu tư của Trung Quốc.

Cuộc thăm dò tiến hành trên 1.002 người Australia, do Viện chính sách quốc tế Lowy, thực hiện cho thấy 44% người Australia coi Trung Quốc là mối đe dọa quốc phòng tiềm tàng.



Quân đội Trung Quốc


Trong số những người được hỏi, 87% trả lời Trung Quốc sẽ trở thành đe dọa quân sự bởi Australia sẽ bị cuốn vào bất kỳ xung đột nào với Trung Quốc khi là liên minh của Mỹ.

Được công bố ngay khi Thủ tướng Australia Julia Gillard có chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc trên cương vị lãnh đạo, cuộc khảo sát còn cho thấy 75% người dân Australia nghĩ rằng sự phát triển của Trung Quốc tốt cho Australia tuy nhiên 57% cho rằng hiện có quá nhiều đầu tư của Trung Quốc vào đất nước của họ.

Nhà nghiên cứu Fergus Hanson thuộc Viện Lowy cho hay, 58% cũng tin rằng Canberra không gây sức ép đủ đối với Bắc Kinh về các vấn đề nhân quyền, mặc dù con số này có giảm so với 66% kết quả thăm dò năm ngoái.

Số người cho rằng Australia nên tham gia cùng các quốc gia khác hạn chế sự ảnh hưởng của Trung Quốc cũng tụt xuống từ 55% của năm ngoái xuống 50%.

52% ủng hộ Australia gia nhập một liên minh bảo vệ Hàn Quốc nếu bị Triều Tiên tấn công.

“Và nếu Trung Quốc, đối tác thương mai lớn nhất của Australia, can thiệp ủng hộ Triều Tiên đối phó với Hàn Quốc, 56% cho rằng họ đồng tình với việc điều lực lượng Australia tới giúp đỡ Hàn Quốc”, Hanson nói.

Bà Gillard cũng cam kết hối thúc Trung Quốc giúp “thuần hóa” Triều Tiên và xoa dịu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên trong suốt chuyến thăm chính thức Bắc Kinh của bà, bắt đầu vào chiều hôm nay.

Michael Wesley, Giám đốc Viện Lowy, cho hay kết quả trên phản ánh sự phức tạp trong quan hệ của Australia với Trung Quốc, quốc gia mà thương mại thường niên song phương với Australia đạt 50,6 tỉ đô la Mỹ.

“Kết quả cho thấy mức độ khó khăn như thế nào đối với bà Gillard trong việc cân bằng các yêu cầu kinh tế trong mối quan hệ với những lo ngại của công chúng Australia về lạm dụng nhân quyền ở Trung Quốc, sự mở rộng quân sự và những quan niệm tiêu cực về đầu tư của Trung Quốc tại Australia”, Wesley nói.


[Lenta news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang