Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: S-300

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn S-300. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn S-300. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

>> S-300 ở Syria và bài học lịch sử đậm chất huyền thoại

Cuối tháng 5, những tin tức về việc Syria nhận được hệ thống phòng không S-300 từ Nga đã thu hút sự chú ý của giới phân tích quân sự thế giới.

>> Pháo đài' Syria (kỳ 1)


Còn nhớ, cách đây không lâu, Israel đã tiến hành không kích Trung tâm nghiên cứu tại Jamraya, ngoại ô Thủ đô Damacus vào các ngày 4 và 5/5/2013. Chiến dịch không kích của Israel toàn thắng. Hệ thống phòng không của Syria lúc đó gần như bất lực trước hoạt động quân sự của Israel. Giờ thì mọi chuyện đã khác. Thậm chí, được thiết kế là hệ thống phòng thủ, nhưng khi bố trí ở Syria, S-300 sẽ đóng vai trò của một “vũ khí tấn công” nếu chính quyền Damacus có ý định “đóng cửa” không phận Israel.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
S-300 được đánh giá là hệ thống phòng không đánh chặn tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay.

Có ý kiến lạc quan cho rằng, với hệ thống phòng không tiên tiến nhất thế giới, Tổng thống Assad đã có thể yên tâm kê cao gối mà ngủ. Thực tế thì sao? Chúng ta cũng cần nhớ rằng, mảnh đất Trung Đông nóng bỏng luôn có một kho tàng các câu chuyện lịch sử nhắc nhở các nhà lãnh đạo hai nước Israel và Syria cảnh giác đối thủ của họ. Nhân dịp hệ thống S-300 cập cảng Syria, chúng ta sẽ ôn lại hai câu chuyện mang đậm chất huyền thoại của mảnh đất này để hiểu rõ sức ép của quá khứ đang đè nặng lên vai các nhà lãnh đạo hai quốc gia đối nghịch này ở Trung Đông.

Sức mạnh răn đe của siêu vũ khí

Sáng ngày 5/10/1973, Ai Cập khởi động cuộc chiến chống lại nhà nước Do Thái để trả thù cho thất bại trong cuộc chiến sáu ngày (1967). Khi đó, quân đội Ai Cập cùng với Quân đội Syria đã hai mặt cùng tiến đánh Quân đội Israel, đẩy Nhà nước Do Thái vào thế “lưỡng đầu thọ địch”.

Do tấn công bất ngờ, Quân đội Ai Cập và Syria đã gây tổn thất lớn cho Quân đội Israel. Theo các thống kê, phía Israel thiệt hại 3.000 binh lính và sĩ quan bị giết, hơn 900 xe tăng và khoảng 200 máy bay bị phá hủy. Thất bại nặng nề trong khoảng thời gian ngắn khiến giới lãnh đạo Israel choáng váng. Bộ trưởng Quốc phòng Israel lúc đó là ông Moshe Dayan đã ngỏ ý muốn đầu hàng. Tuy nhiên, Thủ tướng Israel, bà Golda Meir tuyên bố sẽ dùng vũ khí hạt nhân để tấn công cả Ai Cập và Syria. (Israel được cho là sở hữu kho vũ khí hạt nhân bí mật. Nước này không phủ nhận nhưng cũng không chính thức công khai về kho vũ khí hạt nhân).


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Khi mới xuất hiện, MiG-25 là tiêm kích có tốc độ nhanh nhất trên thế giới.

Tuyên bố của bà thủ tướng đã nhanh chóng truyền tới giới tình báo Liên Xô, đồng minh của Ai Cập và Syria. Liên Xô nhanh chóng đưa ra quyết định phải buộc Israel từ bỏ việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Thú vị là, vũ khí răn đe được lựa chọn không phải là vũ khí hạt nhân cấp chiến lược (theo lẽ thông thường) mà chỉ là một vũ khí cấp chiến thuật. Đó chính là tiêm kích MiG-25, thuộc loại có tốc độ nhanh nhất thế giới thời bấy giờ. MiG-25 có tốc độ tối đa khoảng Mach 3, gấp 3 lần tốc độ âm thanh. Trong khi đó, các máy bay tiêm kích tiến tiến thời kỳ đó mới chỉ đạt được tốc độ vượt âm thanh, hơn Mach 1.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi MiG-25 xuất kích, màn hình radar phòng không ở Thủ đô Tel Aviv của Israel xuất hiện một điểm sáng. Còi báo động vang lên.

Tiêm kích Mirage của Không quân Israel được lệnh xuất kích. Sĩ quan trực chiến theo dõi trên màn hình radar thấy rằng, Mirage di chuyển song song với vật thể lạ nhưng không thể đuổi kịp. Thậm chí, khoảng cách giữa biên đội ba chiếc Mirage với chiếc máy bay lạ kia cứ tăng lên. Qua liên lạc, cả sở chỉ huy tá hỏa lên vì biết, vật thể lạ kia bay cao hơn biên đội Mirage tới gần 2km và di chuyển với tốc độ nhanh gấp đôi.

Như trêu tức Không quân Israel, vật thể lạ bay trên bầu trời Tel Aviv tới vài vòng. Vụ xâm phạm không phận được báo cáo tới lãnh đạo Israel, khi đó cũng đã nhận được thư nhắc nhớ từ Liên Xô. Bị cảnh cáo bằng cả con đường quân sự lẫn ngoại giao, Israel ngậm đắng nuốt cay từ bỏ biện pháp mạnh đối với Ai Cập và Syria. May mắn cho Nhà nước Do Thái, một cầu hàng không từ Mỹ tới Israel đã được lập ra và nước này nhanh chóng nhận được viện trợ quân sự dủ để đương đầu với cuộc tấn công từ hai phía biên giới.
Như vậy, Nhà nước Israel đã có sẵn bài học về việc đối đầu với siêu vũ khí. Họ buộc phải cân nhắc và điều chỉnh các chính sách thực tế để không bị “thất bại toàn tập”.

Vụ trộm siêu kinh điển của Mossad

Nếu ở trên nói tới bài học nhắc nhở các nhà lãnh đạo Israel về việc không được phép coi thường trọng lượng của các thông điệp đi cùng với những hệ thống vũ khí ưu việt thì bài học dưới đây nhắc nhở người Syria phải luôn cảnh giác với trí thông minh của người Do Thái và bề dày thành tích của tình báo Israel.

Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc quyết định cấp cho người Do Thái trên khắp thế giới một nơi trốn để họ lập quốc. Đó chính là mảnh đất xưa kia của dân tộc Do Thái - nhưng trải qua hàng nghìn năm biến thiên – nay đã trở thành nơi sinh sống lâu đời của người Arab.

Lo ngại sự trội dậy của Chủ nghĩa Phục Quốc Do Thái, những người Arab ở Palestine cần một lượng vũ khí để tạo lợi thế áp đảo về quân sự, có thể làm tan biến giấc mơ về “ngày trở về” của người Do Thái. Nhưng do sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, chỉ có Lebanon và Syria được phép mua vũ khí từ châu Âu. Vì vậy, nhiệm vụ tìm mua súng được thực hiện thông qua Bộ Quốc phòng Syria mà người trực tiếp thực hiện là Đại úy Apdun Adic Kerin. Ông này đã tìm đường sang Tiệp Khắc để mua 6.000 khẩu súng.

Tuy nhiên, Apdun Adic Kerin không hề hay biết, bay cùng chuyến bay của ông sang châu Âu còn có thương gia mang hộ chiếu Palestine - George Alecxan Iberl - mà tên thật là Ekhut Aprien, một người đã chiến đấu để bảo vệ số phận đồng bào Do Thái trong suốt cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai. Giống với Kerin, Aprien có nhiệm vụ thu mua súng để trang bị cho lực lượng vũ trang Israel non trẻ. Qua những trao đổi nghiệp vụ và vận động hành lang, cả Kerin lẫn Aprien lần lượt thu mua được số lượng vũ khí mà mình cần. Thế nhưng, biết nhiệm vụ của Kerin, cơ quan tình báo của người Do Thái quyết tâm ngăn cản 6.000 khẩu súng tới Syria.

Để ngụy trang cho số vũ khí vừa thu mua về Trung Đông, Aprien dùng 600 tấn hành củ Italy. Ông này còn thuê một công ty vận tải Nam Tư để vận chuyển số hàng nóng trên về Israel. Và đây cũng là công ty mà Kerin nhờ vả để chuyển vũ khí về Syria.

Ban đầu, tình báo Do Thái tung tin, tàu chở vũ khí mà Kerin thuê (mang tên Lino) đang chở vũ khí cho những người cộng sản Italy. Do đó, tàu này bị lưu lại cảng để điều tra. Trong lúc đó, phi công Israel đã nhân cơ hội dùng máy bay An-2 đánh chìm tàu Lino cùng với toàn bộ số vũ khí đạn dược ở trên đó. Tiếc nuối số vũ khí bị đánh chìm, phía Syria phải giải trình được với nhà chức trách Italy về nguồn gốc và mục đích mua vũ khí để trục vớt số súng bị chìm. Sau đó, một sĩ quan Syria là Đại tá Phuat Macdam thuê một hãng tàu Italy là Menara chở số súng trên về nước.

Và không chỉ có người Syria tiếc số vũ khí này. Những người Do Thái biết được, số vũ khí đã được trục vớt, họ không tìm cách đánh chìm con tàu chở vũ khí nữa mà quyết định sẽ “lái “ chúng về Israel. Vì vậy, tình báo Israel đã tìm cách liên hệ và mua chuộc hãng tàu Menara. Tình báo Israel đã cài cắm hai người vào thủy thủ đoàn của con tàu. Đến khi tàu này ra khơi thì thủy thủ đoàn bị khống chế và 6.000 khẩu súng – thay vì chuyển tới Syria đã vào tay người Israel. Chiến công nẫng tay trên 6.000 khẩu súng là một trong những trang sử đầu tiên của tình báo Israel mà sau đó, ngày càng dày hơn với rất nhiều thành tích, gắn liền với cuộc xung đột, đối đầu giữa Nhà nước Do Thái và khối Arab ở Trung Đông.

Đây là một bài học quá đắng nhắc người Syria, người Do Thái rất thông minh và khôn ngoan. Họ có thể không dám nhưng cũng không cần đối đầu với các hệ thống vũ khí siêu việt. Trí tuệ Do Thái sẽ hành động thay cho sức mạnh quân sự để làm suy yếu và hạ gục đối phương.

(Theo Infonet)

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

>> Nga sắp có hàng loạt tên lửa phòng không mới


Bộ Quốc phòng Nga vừa ký hợp đồng 3 năm với nhà sản xuất Almaz-Antei, để trang bị nhiều hệ thống tên lửa phòng không S-300V4 cho quân đội nước này.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa phòng không S-300. Ảnh: RIA Novosti


Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov và giám đốc hãng sản xuất hệ thống tên lửa phòng không Almaz-Antei, Vladislav Menshchikov đã ký thỏa thuận về việc giao nhận các hệ thống S-300V4 (SA-12 Giant/Gladiator).

"Theo hợp đồng này, 3 tiểu đoàn S-300V4 sẽ được giao và được đưa tới hoạt động tại quân khu phía nam của nước Nga", RIA Novosti dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga.

S-300 là một tổ hợp các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa có khả năng đối phó với tất cả các mối đe dọa từ trên không, gồm cả các máy bay không người lái, trực thăng và chiến đấu cơ, cũng như các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Hệ thống S-300 nổi tiếng là một trong những hệ thống tên lửa phòng không giàu năng lực nhất trên thế giới.

S-300V4 là biến thể hiện đại hóa đời mới nhất của mẫu S-300V và có khả năng hoạt động tốt hơn, nhờ vào việc sử dụng các thiết bị được nâng cấp. S-300V4 có thể được Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đặt tên tương đương là SA-23.

Quân đội Nga gần đây có những động thái cho thấy việc tăng cường hiện đại hóa vũ khí khí tài. Trong một bài viết được đăng trên nhật báo chính phủ Rossiiskaya Gazeta trước cuộc bầu cử tổng thống, Thủ tướng kiêm tổng thống đắc cử Vladimir Putin cho hay: "Trong vòng một thập kỷ tới, các lực lượng vũ trang Nga sẽ nhận được hơn 400 tên lửa đạn đạo liên lục địa với cả bệ phóng trên biển cũng như trên bộ, 8 tàu ngầm phóng tên lửa đạn đạo, khoảng 20 tàu ngầm tấn công, hơn 50 chiến hạm và khoảng 100 máy bay quân sự".

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011

>> Iran đòi Nga S-300 đổi lấy RQ-170



Iran đang mặc cả gay gắt với Nga và Trung Quốc liên quan đến UAV tàng hình Mỹ Sentinel RQ-170.

Theo Debkafile, các nguồn tin ở Moskva cho biết, Tehran mặc cả gay gắt với Nga và Trung Quốc khi chuyên gia hai nước muốn tiếp cận chiếc RQ-170 Sentinel vừa bị "ép hạ cánh" trên bầu trời Iran.

Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, Tướng Ali Jaafari đòi Nga đổi những công nghệ quân sự tiên tiến nhất lấy chiếc RQ-170, trong đó có công nghệ hạt nhân và tên lửa, đặc biệt là công nghệ động cơ tên lửa nhiên liệu rắn, các máy ly tâm mới, cũng như hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1 mà Moskva đã từ chối cung cấp.

S-300 là vũ khí phòng không hiện đại, có thể bắn hạ hiệu quả các máy bay tàng hình và tên lửa hành trình nên có thể gây tổn thất nặng nề cho Mỹ và Israel một khi 2 nước này dám tấn công các mục tiêu hạt nhân của Iran.

Ngày 7/12, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã phái vị ngoại trưởng Avigdor Lieberman đến Moskva để cố thuyết phục Moskva không cung cấp cho Iran các hệ thống S-300.


http://nghiadx.blogspot.com
Quân đội Iran rất muốn có hệ thống phòng không S-300.

Các nguồn tin ở Washington cho biết, trước khi cử ông Lieberman đến Moskva, ông Netanyahu đã đàm phán với với Nhà Trắng ở cấp cao nhất.

Trong bối cảnh có biểu tình lớn ở Moskva phản đối kết quả bầu cử quốc hội Nga, Thủ tướng Putin đã tiếp ông Lieberman trong một cuộc gặp ngắn.

Thủ tướng Nga từ chối thảo luận vấn đề này với phái viên Israel. Trả lời câu hỏi của các phóng viên, ông Lieberman nói rằng, “việc đàm phán không có kết quả”. Các nỗ lực của Mỹ giải quyết vấn đề này cũng đã bị bác bỏ.

Các nguồn tin của Debkafile cho hay, người Nga có lẽ đã đóng vai trò quan trọng trong việc "tóm cổ" chiếc UAV của Mỹ bằng cách cung cấp cho Iran các hệ thống tác chiến điện tử.

Có lẽ, Moskva đang tham gia tích cực nhất vào việc nâng cao khả năng tác chiến điều khiển học của Iran. Nếu như giả thiết này là đúng thì hệ thống chỉ huy của Iran có “trình độ trí năng cực cao” và là một “sự đột phá công nghệ” trong lĩnh vực tác chiến điện tử.

Các cơ quan tình báo phương Tây chưa biết, việc đàm phán với các đoàn Nga và Trung Quốc của Iran đang ở giai đoạn nào, họ đàm phán đồng thời với 2 nhóm chuyên gia này hay đàm phán riêng rẽ với từng nhóm để giành lấy nhiều công nghệ hơn cho mình.

Ngày 10/12, Phó Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, Tướng Hossein Salami đã tuyên bố Iran sẽ không trao trả chiếc RQ-170 cho Mỹ.

Viên tướng này khoe, việc xem xét chiếc UAV cho thấy rằng, “khoảng cách về công nghệ giữa chúng tôi với Mỹ chế độ Sionist của Israel cùng các nước phát triển khác chẳng phải là quá lớn”.


Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

>> An ninh Nga bắt một người Trung Quốc vì tình nghi gián điệp



Nhà chức trách Nga đã tiến hành bắt giữ một công dân Trung Quốc vì tình nghi hoạt động gián điệp công nghệ.

Thông tấn Nga Ria Novosti ngày 5/10/2011 cho biết Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) đã tiến hành lệnh bắt giữ một công dân mang quốc tịch Trung Quốc vì tình nghi người này đang tìm cách đạt được các thông tin kỹ thuật bí mật về hệ thống tên lửa S-300 của Moscow.

http://nghiadx.blogspot.com
S-300

Thông báo của FSB cho hay, người bị bắt giữ có tên Tun Shenjun. Vụ bắt giữ đã được tiến hành từ ngày 28/10/2010, tức là cách đây gần 1 năm và chỉ đến sáng nay thông tin này mới được công bố.

“Công dân bị bắt đã làm việc cho Bộ an ninh Trung Quốc với tư cách là một phiên dịch viên cho các đoàn đàm phán chính thức. Tun Shenjun bị bắt giữ khi đang tìm cách thu thập các thông tin từ các công dân Nga các tài liệu liên quan đến kỹ thuật và sửa chữa hệ thống tên lửa phòng không S-300”.


Theo những thông tin mới nhất được Ria Novosti cung cấp, Văn phòng Tổng công tố Nga đã thu thập hồ sơ để chuyển trường hợp này đến xử lý tại một toà án ở thủ đô Moscow.

Theo bình luận của Ria Novosti, Nga đã từng cung cấp hệ thống tên lửa S-300 cho Trung Quốc còn bây giờ Trung Quốc cũng đang có bản quyền sản xuất loại tên lửa này.

Tuy nhiên, trong biên chế của quân đội Nga, S-300 đã và sẽ được thay thế toàn bộ bằng hệ thống cải tiến S-400.

Hiện tại, nhà chức trách Trung Quốc chưa lên tiếng bình luận gì về vụ việc mà Moscow vừa công bố.

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

>> Nga để tuột ‘miếng bánh’ Iran vào tay Trung Quốc?



Tổng thống Medvedev hủy hợp đồng cung cấp hệ thống phòng không S-300 cho Iran sẽ chỉ khiến Nga phải chịu thiệt thòi. Những lợi ích của Moscow tại Tehran sẽ “nhường lại” cho Bắc Kinh, tờ Hindu nhận định.


Theo tờ báo này, bao nỗ lực của Nga để S-300 không nằm trong danh sách những vũ khí bị cấm xuất khẩu sang Iran của nghị quyết trừng phạt của Liên Hiệp Quốc giờ “đổ sông đổ bể” bởi sắc lệnh của ông chủ điện Kremlin.

Theo thỏa thuận giữa Nga và Iran ký kết từ năm 2007, Nga sẽ cung cấp cho Iran 5 tiểu đoàn tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU-1 với giá gần 800 triệu USD. Tháng 6 vừa qua, Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết trừng phạt Iran, với hợp đồng cung cấp S-300 nằm ngoài danh sách cấm.

Tuy nhiên, sắc lệnh của Tổng thống Medvedev về việc cấm xuất khẩu S-300 cùng các loại vũ khí, phương tiện quân sự khác như xe bọc thép, máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và tàu chiến sang Tehran đánh dấu chấm hết và dập tắt mọi hy vọng của Iran khi muốn sở hữu các loại vũ khí hiện đại từ Nga.

“Cái giá mà Nga phải trả sẽ không nhỏ. Quyết định hủy hợp đồng bán S-300 cho Iran không chỉ ảnh hướng đến uy tín của Nga trong các hợp đồng mua bán vũ khí mà còn để thị trường vũ khí của Tehran lọt vào tay Trung Quốc và Ấn Độ. Hơn nữa, các sản phẩm công nghệ dân sự khác của Nga cũng sẽ khó có thể thâm nhập thị trường Iran”, ông Konstantin Makienko, chuyên gia quốc phòng tại Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ có trụ sở tại Moscow nhận định.

Theo chuyên gia này, tuyên bố gần đây của Tehran về kế hoạch tự sản xuất hệ thống tên lửa của riêng mình rõ ràng cho thấy Bắc Kinh đã kịp thời xuất hiện để “trợ giúp” quốc gia Hồi giáo này.

Ông Makienko dẫn chứng thêm, các hợp đồng mua máy bay chở khách Tu-204SM của Nga cũng vừa bị Iran quyết định “đóng băng”. Ngoài ra, Tehran cũng đang cân nhắc lại thỏa thuận hợp tác năng lượng vừa ký kết với Moscow cách đây hai tháng.


http://nghiadx.blogspot.com
Nhiều chuyên gia cho rằng, quyết định hủy hợp đồng S-300 của Nga là sai lầm.


Trước đó, Đại sứ Iran tại Moscow Mahmoud Reza Sajjadi khẳng định, việc cấm xuất khẩu S-300 cho Tehran là một biện pháp chính trị. Theo ông Mahmoud Reza Sajjadi, quyết định này của Nga chỉ chứng tỏ rằng, Moscow không có đủ khả năng và năng lực để tự giải quyết các vấn đề đơn giản.

Bộ trưởng Quốc phòng Iran Ahmad Vahidi cũng coi việc Nga từ bỏ ý định cung cấp S-300 cho Iran là hành động thiếu tính logic và chịu nhiều áp lực từ phía Mỹ và Israel.

“Nước Nga phải cho thấy họ có quan điểm độc lập liên quan đến mối quan hệ với các quốc gia khác và các vấn đề quốc tế khác”, Tướng Vahidi nhấn mạnh. Đồng thời, ông khẳng định hành động của Nga từ chối cung cấp cho Iran hệ thống S-300 không ảnh hưởng gì đến việc phòng thủ của nước này, bởi vì Iran có thể tự chế tạo các hệ thống phòng thủ tương tự.

Thẳng thừng chỉ trích chính quyền Nga, báo giới Iran cho rằng, nghị quyết 1929 không cấm việc cung cấp các hệ thống tên lửa tự vệ như S-300. Chính vì vậy, không có lý do gì Moscow không bán tên lửa cho Tehran ngoài việc “vào hùa” với Mỹ chống lại Iran.

Phản bác lại làn sóng chỉ trích này, Đại diện Ủy ban phụ trách các vấn đề quốc tế của hạ viện Nga Konstanchin Kosachev ngày 28/9 tuyên bố, việc Nga quyết định từ bỏ ý định cung cấp các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 cho Iran là do chính sách đối ngoại thiếu hợp lý của Iran, không phải do Nga.

S-300 là tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa được sử dụng để bảo vệ các trụ sở hành chính và các trung tâm công nghiệp, các căn cứ quân sự và sở chỉ huy tác chiến trước các đòn tấn công bằng các phương tiện tấn công đường không của đối phương.

Tổ hợp tên lửa loại này có thể tiêu diệt mục tiêu là tên lửa đạn đạo, các mục tiêu mặt đất, thậm chí ở một số phiên bản mới nhất còn có khả năng tấn công, tiêu diệt cả các máy bay chiến đấu tối tân của đối phương ngay từ khoảng cách 150 km, ở độ cao 27 km.

Theo thỏa thuận giữa Nga và Iran ký kết từ năm 2007, Nga sẽ cung cấp cho Iran 5 tiểu đoàn tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU-1 với giá gần 800 triệu USD. Tháng 6 vừa qua, Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết trừng phạt Iran, với hợp đồng cung cấp S-300 nằm ngoài danh sách cấm.

Tuy nhiên, sắc lệnh của Tổng thống Medvedev về việc cấm xuất khẩu S-300 cùng các loại vũ khí, phương tiện quân sự khác như xe bọc thép, máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và tàu chiến sang Tehran đánh dấu chấm hết và dập tắt mọi hy vọng của Iran khi muốn sở hữu các loại vũ khí hiện đại từ Nga.

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

>> Đạn S-300 hết hạn được dùng làm bia tập bắn



Các quả tên lửa đã hết hạn sẽ đóng vai các máy bay và tên lửa hiện đại nhất của NATO, điều đó cho thấy Nga vẫn coi NATO là đối tượng tác chiến.

Hệ thống mục tiêu (bia) mới Favourite M sẽ được tạo ra trên cơ sở một trong những biến thể đầu tiên của tổ hợp tên lửa phòng không S–300PS.

Đạn tên lửa 5V55 (của hệ thống S-300) đã bị loại khỏi trang bị sẽ được dùng làm mục tiêu tập bắn. Giới quân sự đã "bắn một phát trúng hai mục tiêu": vừa huỷ các tên lửa cũ và vừa huấn luyện cho các chiến sĩ phòng không bắn hạ các máy bay và tên lửa Mỹ hiện đại.

Tên lửa của tổ hợp S–300 có tốc độ đến 2km/giây – không có máy bay hoặc tên lửa có cánh nào có tốc độ nhanh như vậy. Và nếu các chiến sĩ phòng không có thể bắn hạ tên lửa này, thì họ đảm bảo sẽ bắn hạ những tên lửa và máy bay bay “chậm hơn” của đối phương.

Nguyên Tham mưu trưởng binh chủng tên lửa chiến lược Viktor Esin cho rằng việc chuyển đổi các tên lửa S– 300 cũ thành mục tiêu tập bắn là bước đi hợp lý của quân đội.

Esin nhận định: “Làm như vậy có ích hơn thanh lý bình thường. Tính năng của tên lửa cho phép tạo ra mục tiêu (bia) hạng nhất, cho dù tên lửa đã được sản xuất từ lâu và đã hết hạn đảm bảo”.

Theo ông này, việc dùng S–300 làm mục tiêu chỉ có thể thực hiện sau khi đã đưa S–400 vào sản xuất hàng loạt. Esin nói rõ hơn: “Nên giữ lại trong trang bị các hệ thống S–300PM hiện đại hơn và sản xuất S–400, còn các tổ hợp cũ thì chuyển làm mục tiêu”.



http://nghiadx.blogspot.com
Việc đem đạn tên lửa S-300 làm mục tiêu tập bắn giúp Nga bớt khoản kinh phí không nhỏ để hủy đạn hết hạn.

Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ với Izvestia, quá trình chuyển đổi chính bao gồm: Loại bỏ đầu đạn và thay vào đó máy phát nhiễu. Ngoài ra chương trình mô phỏng cuộc tấn công của tên lửa sẽ được đưa vào hệ thống điều khiển của tổ hợp tên lửa.

Đáng lưu ý là tên lửa của các tổ hợp S–300 cũ vẫn điều khiển được, điều này hết sức quan trọng đối với mục tiêu, vì nó phải mô phỏng hoạt động của các loại tên lửa khác nhau.

Tuy nhiên các chuyên gia vẫn lo ngại không rõ S–300 có khả năng mô phỏng loại vũ khí ghê gớm nhất hiện nay như tên lửa đạn đạo chiến thuật hay không.

Một cựu sĩ quan tên lửa, Thiếu tướng Vladimir Dvorkin giải thích với Izvestia là S–300 không đủ khả năng mô phỏng hoạt động của tên lửa đạn đạo chiến thuật Mỹ ATACMS – tương tự như Iskander.

“Mô phỏng quỹ đạo của tên lửa đạn đạo là hết sức phức tạp, tôi không hình dung nổi S–300 sẽ đáp ứng yêu cầu này như thế nào”, ông Dvorkin nói.

Trong khi đó biên tập viên trang mạng Tin tức phòng không Said Aminov khẳng định tốc độ và độ cao của tên lửa 5V55 hoàn toàn đủ để mô phỏng tên lửa đạn đạo. Aminov nói: “Tên lửa ATACMS có tốc độ 1,5km/giây, còn 5V55–2 km/giây. Vì vậy tên lửa Nga hoàn toàn có thể mô phỏng được tên lửa Mỹ”.

Hiện Quân chủng Không quân (trong đó có bộ đội phòng không) Nga có hơn 100 tổ hợp S–300 trực chiến, trong đó 70% là biến thể S–300PS, số còn lại 30% thuộc biến thể S–300PM có tầm bắn đến 200Km do đã được cải tiến.

S–300PM được sản xuất trong thời gian 1982–1993 thực tế đã hết niên hạn (thời hạn đảm bảo của loại tên lửa này là 25 năm) và trong 10–12 năm tới sẽ được thay bằng S–400.

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2011

>> Nga ngừng sản xuất hệ thống S-300



Nga đã ngừng sản xuất hệ thống tên lửa phòng không S-300, đồng chủ tịch của Hội đồng tư vấn về hàng không vũ trụ quốc phòng, Igor Ashurbeyli thông báo với RIA Novosti .



http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp S-300.


Ông Ashurbeyli nhấn mạnh, “Các tổ hợp S-300PM cuối cùng được sản xuất cho quân đội Nga là vào khoảng năm 1994. Kể từ đó, Nga chỉ sản xuất những tổ hợp S-300 dành cho xuất khẩu, nhưng đơn hàng xuất khẩu mới đối với S-300 hiện tại đã ngưng”.

S-300 bắt đầu được sản xuất từ năm 1978. Tùy thuộc vào biến thể, tổ hợp này có khả năng đánh chặn các đối tượng bay ở khoảng cách 47-150 km, tốc độ của tên lửa có thể đạt 1.300-2.800 m/giây, có khả năng phát hiện nhiều mục tiêu trên không ở phạm vi 120-300 km.

http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp S-300 của Không quân Hy Lạp


Hệ thống Radar của tổ hợp S-300 có khả năng theo dõi tới 300 mục tiêu cùng một lúc. Ngoài Nga, S-300 đang được biên chế trong lực lượng vũ trang của 18 quốc gia trên thế giới, bao gồm Armenia, Azerbaijan, Belarus và Trung Quốc…

Bộ Quốc phòng Nga dự định nâng cấp tổ hợp S-300 lên tổ hợp tên lửa S-400. Hiện nay, Nga đã có hai trung đoàn S-400 và trong chương trình vũ khí nhà nước giai đoạn 2011-2020 dự kiến ​​mua 56 tiểu đoàn S-400.

Từ năm 2015 lực lượng vũ trang Nga sẽ nhận tổ hợp tên lửa mới S-500, cùng với S-400 sẽ xát nhập vào một hệ thống phòng thủ hàng không vũ trụ thống nhất và sẽ đảm bảo khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa.

Ngoài ra, tổ hợp tên lửa phòng không siêu hiện đại S-500 cũng sẽ đảm đương nhiệm vụ bảo đảm phòng không và phòng thủ riêng. Để củng cố thêm khả năng tác chiến cho lực lượng phòng không vũ trụ, Nga cũng sẽ trang bị cả các hệ thống tên lửa phòng không Morpheus và Knight.


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


Tổ hợp tên lửa Knight & Mopheus dự kiến thay thế cho S-300.


Mặc dù ngừng sản xuất tổ hợp tên lửa S-300, song dẫu sao Nga vẫn có thể cung cấp một số lượng nhất định tổ hợp tên lửa loại này cho các nhà đặt hàng dễ tính từ nguồn dự trữ của Bộ Quốc phòng.

Vấn đề đặt ra đối với Tập đoàn Almaz-Antey khi ngừng sản xuất tổ hợp tên lửa S-300 là phải duy trì các cơ sở sản xuất của mình bằng các hợp đồng sản xuất tổ hợp tên lửa S-400 mới. Tuy nhiên, đến nay, các hợp đồng này vẫn chưa có, trong khi chủ trương của Bộ Quốc phòng Nga là trong tương lai gần sẽ thay thế tổ hợp S-300 bằng các tổ hợp tên lửa mới, trong đó có S-400 Triumf và Knight.


http://nghiadx.blogspot.com

Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf phát triển từ S-300PMU.


http://nghiadx.blogspot.com

Tổ hợp tên lửa phòng không S-500 sẽ được biên chế năm 2015.

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

>> Thổ Nhĩ Kỳ mang S-300 ra dọa NATO



NATO sẽ ngưng cung cấp các thông tin tình báo liên quan đến mối đe dọa về tên lửa nếu Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không của Nga hoặc Trung Quốc.




Thổ Nhĩ Kỳ thực sự muốn hệ thống Antey-2500 hay chỉ là một chiêu bài ép giá các nhà thầu phương Tây.


Một quyết định mua hệ thống tên lửa phòng không tầm xa mới từ Trung Quốc hoặc Nga sẽ làm xấu đi cho mối quan hệ tốt đẹp giữa NATO và Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay.

Trước đó Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức chương trình đấu thầu cung cấp hệ thống tên lửa phòng không tầm xa mới cho quân đội nước này.

Chương trình T-LORAMIDS có sự tham gia của các nhà thầu Lockheed Martin cùng với Raytheon của Mỹ giới thiệu hệ thống Patriot PAC-2 và PAC-3. Tập đoàn Eurosam giới thiệu một biến thể phóng trên xe phóng di động của Aster-30.

Còn Tổng công ty xuất nhập khẩu máy móc chính xác CPMIEC của Trung Quốc giới thiệu hệ thống FT-2000 biến thể xuất khẩu của hệ thống HQ-9 sao chép từ S-300 của Nga.

Công ty Rosoboronexport của Nga giới thiệu hệ thống S-300PMU2, theo một nguồn tin của Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất mong muốn sở hữu hệ thống Antey-2500, biến thể nâng cấp của hệ thống tên lửa S-300V.

Theo nguồn tin của Bộ Quốc phòng Thỗ Nhĩ Kỳ người chiến thắng trong cuộc đấu thầu này sẽ được công bố vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2012.

Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia quân sự phương Tây phản đối việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không mới từ Nga hoặc Trung Quốc. Lý do được đưa ra là, bất kỳ hệ thống phòng không nào khác với chuẩn của NATO sẽ gây nhiều khó khăn cho việc tích hợp cuối cùng vào hệ thống phòng thủ tên lửa chung của khối.

Các vấn đề liên quan đến cung cấp phụ tùng thay thế, nguy cơ rò rỉ thông tin bí mật. Song bất chấp những lời chỉ trích và áp lực, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn không loại trừ khả năng chọn các nhà sản xuất từ Trung Quốc hoặc Nga làm nhà thầu chính.

Các lý do Thổ Nhĩ Kỳ để mắt tới S-300?

Một đại diện của NATO cho biết, nếu Thổ Nhĩ Kỳ vẫn quyết tâm chọn các nhà thầu từ Trung Quốc hoặc Nga, hệ thống phòng không mới của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải hoạt động thông qua một trung tâm trao đổi thông tin riêng của NATO.

Một số nhà phân tích của phương Tây lại có một cái nhìn nhận khác về vấn đề này. Họ cho rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ chọn các nhà sản xuất từ Trung Quốc và Nga làm nhà thầu tiềm năng là một động thái nhằm gây áp lực lên các nhà sản xuất của Mỹ và châu Âu trong việc giảm giá thành.

Lý do các nhà thầu của Nga và Trung Quốc nằm trong danh sách dự thầu không phải là động thái ly tâm của Thổ Nhĩ Kỳ rời xa khối NATO. Đây chỉ là áp lực truyền thông của Thổ Nhĩ Kỳ tớiphương Tây.

Vấn đề nữa cần phải nhắc tới, T-LORAMIDS là một chương trình phòng không và phòng thủ quốc gia. Đây không phải là một phần của hệ thống phòng thủ chung NATO. Trên nguyên tắc cơ bản, đây là một "sân chơi" cho tất cả các ứng viên do Thổ Nhĩ Kỳ tạo ra.

Trung tâm phân tích mua bán vũ khí toàn cầu TSAMTO của Nga nhấn mạnh, đây là một áp lực chưa từng có của NATO đối với việc mua sắm hệ thống phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ. Trường hợp này là một ví dụ điển hình về sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường vũ khí toàn cầu.

Một lý do khác lý giải cho áp lực này là, tháng 11/2010 trong hội nghị thượng đỉnh NATO tại Lisbon, Bồ Đào Nha. Khối quân sự này đã thống nhất thông qua chương trình xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa chung của NATO.

Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định tham gia hệ thống này sau khi NATO đưa ra một số sửa đổi, theo đó, Iran cùng với một số quốc gia khác không nêu tên được liệt vào mối đe dọa tên lửa tiềm năng đối với Thổ Nhĩ Kỳ. NATO sẽ cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ các thông tin tình báo liên quan đến mối đe dọa này.

Theo kế hoạch, NATO sẽ triển khai tại Thổ Nhĩ Kỳ một hệ thống radar cảnh báo sớm các vụ phóng tên lửa. Giữa tháng 7/2011, đại diện của Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã thảo luận các vấn đề về việc triển khai radar này trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton.

Một khi hệ thống được triển khai hoạt động, bất kỳ vụ phóng tên lửa nào từ các quốc gia “hiếu chiến” theo đánh giá của Mỹ, đều được radar cảnh báo sớm này phát hiện. Tên lửa ngay lập tức sẽ bị đánh chặn bởi các tên lửa SM-3 được triển khai hoạt động trên các tàu khu trục Aegis của Mỹ được triển khai ở phía Đông của Địa Trung Hải hoặc từ Romania.

Như vậy khả năng thắng thầu của Nga hoặc Trung Quốc tại Thổ Nhĩ Kỳ và chỉ là khá thấp nếu chiêu bài gây áp lực lên vấn đề giá cả của họ thành công.

[BDV news]


Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

>> Tổ hợp tên lửa phòng không tối tân của Nga



Chuyên gia của Trung tâm phân tích Air Power Australia (APA), Tiến sĩ Carlo Kopp - nhà phân tích quốc phòng của Australia, người đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ trong lĩnh vực kỹ thuật radio định vị đã khẳng định rằng, tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf của Nga thực sự là “có một không hai trên thế giới”.

Trung tâm phân tích APA của Australia từ lâu đã thực hiện các công trình nghiên cứu hiệu quả các hệ thống phòng không và là nguồn tin có uy tín trong lĩnh vực quân sự.




Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf (khối NATO gọi là SA-21 Growler) là phiên bản mới nhất phát triển từ hệ thống tên lửa S-300, được quân đội Nga công bố từ tháng 1/1999. Tổ hợp S-400 được tích hợp nhiều tính năng kỹ, chiến thuật vượt trội so với các phiên bản trước đó cũng như một số loại tên lửa của phương Tây.




Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf được đưa vào trang bị ngày 28/4/2007 theo nghị quyết của Chính phủ Nga. Năm 2007, trung đoàn tên lửa phòng không cận vệ từng được tăng huân chương Cờ đỏ trong Lực lượng Không quân Nga thuộc Lực lượng Vũ trang đã được tái trang bị tổ hợp tên lửa phòng không này. Cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng đã được thiết lập và việc đào tạo sĩ quan cho trung đoàn này đang được tiến hành. Ngày 06/8/2007, tại ngoại ô Moscow tiểu đoàn và trung tâm chỉ huy S-400 đầu tiên đã bắt đầu trực chiến.





Cần khẳng định rằng, những tổ hợp tên lửa phòng không di động S-400 của Nga sở hữu những đặc điểm kỹ - chiến thuật cao hơn so với những tổ hợp tương tự như vậy của nước ngoài. Chúng có thể được triển khai linh hoạt trong hệ thống phòng không phi chiến lược của cộng đồng châu Âu.





Tổ hợp tên lửa S-400 được thiết kế để làm nhiệm vụ phòng không và bảo vệ những mục tiêu quan trọng nhất khỏi các cuộc tấn công tên lửa hành trình, tên lửa đường đạn chiến thuật và chiến thuật linh hoạt cũng như chống máy bay của hàng không chiến thuật và chiến lược. S-400 Triumf có thể tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.





Hệ thống S-400 vượt trội tổ hợp tên lửa Patriot của Mỹ về nhiều chỉ số. S-400 Triumf được thiết kế để phóng tên lửa theo chiều thẳng đứng nên nó có thể đáp trả các đòn tấn công tập kích đường không của địch từ bất kỳ hướng nào mà không cần phải mở máy phóng. Còn tổ hợp tên lửa Patriot vì phóng theo chiều nghiêng trong trận chiến cơ động nên buộc phải mở máy phóng, vì thế dẫn đến việc giảm khả năng của hỏa lực là điều bất biến. Một yếu tố nữa cũng không kém phần quan trọng đó là thời gian triển khai S-400. Nếu thời gian triển khai tổ hợp S-400 của Nga vào thế trận ít hơn 5 phút thì tổ hợp của Mỹ phải cần tới 30 phút để thực hiện điều này.




S-400 có thể phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu trên không ở cự ly 400km. Đáng chú ý, tên lửa S-400 Triumf có thể tiêu diệt các loại tên lửa chiến lược có tầm bắn tới 3.500km và bắn được cả các loại tên lửa của hệ thống S-300 như 48H6E, 48H6E2.



Hệ thống S-400 đảm bảo tiêu diệt tên lửa đường đạn phi chiến lược ở cự ly khoảng 60km; xác suất cao tiêu diệt tất cả các loại mục tiêu; tính miễn nhiễm tiếng ồn cao; giải quyết tự động những nhiệm vụ chiến đấu; có khả năng tích hợp vào nhóm hệ thống phòng không.
[BDV news]


Thứ Năm, 12 tháng 5, 2011

>> Israel nịnh nọt để Nga hạn chế bán vũ khí cho Iran



Đại sứ Israel Michael Oren tại Mỹ vừa khen ngợi vũ khí Nga vừa kêu gọi Moskav chặt chẽ trong các hợp đồng cung cấp vũ khí cho Syria và Iran.

Đây là một vấn đề trọng tâm trong mối quan hệ giữa Nga và các quốc gia như Israel và Mỹ.

Trong Hội thảo Nga - Do Thái kéo dài 10 ngày, ông Oren cho rằng Nga nên siết chặt sự kiểm soát đối với chương trình xuất khẩu vũ khí sang Trung Đông.

Ông Oren ca ngợi sự hiệu quả của hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga nhưng cũng cảnh báo Nga không nên bán vũ khí này cho Syria và Iran.




Tại hội thảo, ông Oren còn kêu gọi người Do Thái tại Nga thuyết phục Chính phủ Nga giúp đỡ Israel trong nỗ lực ngăn chặn chương trình vũ khí hạt nhân của Iran.

Nga đã đồng ý cung cấp nhiên liệu hạt nhân cho nhà máy điện Bushehr của Iran vào năm 2005 và tỏ ra ngần ngại mỗi khi Liên Hợp Quốc thông qua lệnh cấm vận dành cho quốc gia này.

Trong quá khứ, Israel và Mỹ đã nhiều lần kêu gọi Nga chấm dứt việc bán hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến S-300 cho Iran. Ngoài ra, Israel cho biết lực lượng hải quân của họ gặp nhiều sự đe dọa khi Nga cấp cho Syria hệ thống tên lửa siêu thanh chống tàu P-800 Yakhont.
[BDV news]


Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

>> Trung Quốc hoàn thiện mạng lưới tên lửa phòng không



Thượng tuần tháng 3.2011, phòng không của không quân Trung Quốc đã tiến hành tập trận tập dượt đánh trả tập kích đường không ồ ạt trong điều kiện nhiễu phức tạp.



Hệ thống tên lửa phòng không tối tân nhất của Trung Quốc HQ-9 được cho là làm nhái công nghệ của S-300 và Patriot


Trong quá trình tập trận, các hệ thống tên lửa phòng không các loại trong vòng hơn 10 s một chút đã phối hợp tạo ra một lưới hỏa lực ở tầm xa, trung bình và ngắn, trên độ cao lớn, trung bình và nhỏ, thể hiện khả năng gia tăng trong đối phó tiến công đường không.

Chuyên gia tên lửa phòng không của viện nghiên cứu vũ khí không quân Trung Quốc Zhu Zhuhua cho rằng, vũ khí tên lửa phòng không Trung Quốc đã đi qua con đường từ các hệ thống thế hệ 1 sản xuất theo mẫu nước ngoài đến các hệ thống thế hệ 2, 3 tự lực phát triển, và bắt đầu phát triển tên lửa phòng không thế hệ 4. Vũ khí hiện đại kết hợp được khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa, cho phép tác chiến chống mục tiêu ở tầm ngắn, trung bình và xa, làm việc theo các nguyên lý kỹ thuật khác nhau. Trung Quốc đã đạt sự bứt phá lớn về vũ khí trang bị. Trong tương lai, các hệ thống tên lửa phòng không sẽ là không thể thay thế trong bảo đảm an ninh quốc gia và đấu tranh giành ưu thế trên không.

Khi luyện tập đối phó cuộc tấn công đường không ồ ạt vào thượng tuần tháng 3.2011, phòng không của không quân Trung Quốc đã sử dụng hệ thống chỉ huy chiến thuật do Trung Quốc phát triển, cho phép hợp nhất thông tin về tình trạng của tất cả các đơn vị, các hệ thống vũ khí thuộc quyền kiểm soát, tình hình trên không, cho phép bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các đơn vị. Dữ liệu về các máy bay địch do các radar cung cấp được xử lý, dựa vào đó mệnh lệnh được đưa ra, tất cả chỉ mất gần 10 s, kết quả là các hệ thống khác nhau hỗ trợ nhau ngắm bắn các máy bay đối phương.

Hiện nay, phòng không của không quân và các đơn vị phòng không lục quân Trung Quốc đều được trang bị các đơn vị tên lửa phòng không. Các hệ thống tên lửa phòng không các loại có thể bao quát toàn bộ không phận.

HQ-9 là hệ thống phòng không thế hệ 3, tiên tiến nhất của Trung Quốc và cũng là hệ thống tên lửa phòng không đầu tiên của Trung Quốc có khả năng tác chiến chống tên lửa đường đạn chiến thuật. Tên lửa có chiều dài 9 m, đường kính 0,7 m, trọng lượng 1,3 tấn, tầm bắn tối đa 200 km, độ cao tác chiến tối đa 30 km.

HQ-9 đã nâng cao cơ bản khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa của quân đội Trung Quốc. Nó có thể bắn hạ không chỉ máy bay tấn công ở tầm xa và trung bình, mà cả tên lửa không-đối-đất, tên lửa hành trình ở độ cao cực nhỏ và tên lửa đường đạn chiến thuật, và như vậy có thể bảo đảm phòng không cho các mục tiêu chiến lược và phòng không lục quân.

Ngoài ra, quân đội Trung Quốc còn có các hệ thống phòng không tầm xa HQ-15 (tên do Trung Quốc đặt cho S-300PMU2), tầm trung HQ-16 (là hệ thống tên lửa chế tạo với sự tham gia của Nga dựa trên Buk-М2), hệ thống tên lửa phòng không lục quân HQ-17 (Tor-М1) dùng khung gầm bánh xích, hệ thống tên lửa phòng không độ cao nhỏ PL-9 và các hệ thống khác. Ngoài ra, quân đội Trung Quốc còn có các hệ thống tên lửa phòng không vác vai FN-6 dùng hệ dẫn hồng ngoại, có khả năng đối phó các mục tiêu giả, cũng như nhiễu bề mặt địa hình. FN-6 nặng tổng cộng 17 kg, tên lửa dài 1,5 m, tầm bắn tối đa 5.500 m, độ cao tác chiến 3.800 m. Kết hợp lại, tất cả các hệ thống này tạo ra một lưới tên lửa phòng không khá hoàn chỉnh.


[VietnamDefence news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang