Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Moscow

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Moscow. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Moscow. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

>> Tình báo Nga hậu KGB



KGB vốn là một lực lượng tình báo lừng danh thế giới của Liên Xô trước đây với những điệp viên thượng hạng và những phi vụ động trời tưởng như đã lùi vào dĩ vãng. Thế nhưng, việc cách đây chưa lâu Mỹ bắt giữ và trục xuất 10 điệp viên của Nga dưới những tấm vỏ bọc đa dạng và khó phát hiện cho thấy, lực lượng tình báo Nga hậu KGB vẫn rất đặc biệt.


Dưới thời Liên Xô cũ, KGB luôn là một lực lượng đáng nể đầy bí hiểm. KGB có quy mô hoạt động rất rộng với mạng lưới các điệp viên nằm vùng trong hầu hết các lĩnh vực có thể làm vỏ bọc. Các phi vụ do KGB thực hiện ở khắp nơi luôn rất ấn tượng và luôn gây những bất ngờ lớn trong làng tình báo thế giới. Thế nhưng, kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhiều người đã nghĩ rằng, sức mạnh của KGB đã không còn nữa. Trong chiến tranh Lạnh, KGB kiểm soát tất cả các hoạt động tình báo của nước này cả trong và ngoài nước. Ở nước ngoài, KGB đã có những thành công vượt trội so với các cơ quan tình báo và chính trị của Mỹ và các nước châu Âu.



Cựu Tổng thống Vladimir Putin, vốn là một trung tá KGB trước đây, mong muốn củng cố FSB và đưa nó trở thành cơ quan an ninh quan trọng nhất nước Nga

Giáo sư Andrei Soldatov, Tổng biên tập một trang web chính trị của Nga và tác giả cuốn “The New Nobility: The restoration of Russia‘s Security State and the enduring legacy of the KGB”. (Sự phục hồi của cơ quan an ninh Nga và di sản của KGB), cho rằng vào năm 1991, Boris Yeltsin – vị Tổng thống đầu tiên của nước Nga đã quyết định phá vỡ tổ chức KGB bằng cách chia KGB thành nhiều đơn vị an ninh nhỏ. Ông Yeltsin cũng quyết định thành lập hai cơ quan tình báo riêng biệt: SVR để kiểm soát hoạt động tình báo ở nước ngoài và FSB - cơ quan phản gián nội vụ có thẩm quyền cao nhất chuyên trách các vấn đề tình báo trong nước.

Kế thừa sức mạnh

Khi Liên Xô không còn, nghĩa là KGB cũng sẽ không tồn tại. Bởi thế, các quan chức hàng đầu KGB đã chuyển sang một số công việc khác, một số người thì ra nước ngoài, một số người lại viết sách và bán những hồi ức của mình. Trong khi đó, Cơ quan an ninh Liên bang Nga (FSB) mới được thành lập cũng không còn đủ hấp dẫn để thu hút những người muốn làm việc ở đây như trước. Theo giáo sư Andrei Soldatov, trước đây, nhân viên của KGB có nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp cũng như được hưởng các đặc quyền đặc lợi khác bởi tổ chức này thực sự có quyền lực rộng khắp. Tuy nhiên, sau năm 1991, tình hình hoàn toàn đổi khác bởi người dân cho rằng lĩnh vực kinh doanh trở nên hấp dẫn hơn và nó khiến FSB bắt đầu thiếu nhân viên. Hơn nữa, cơ quan này cũng bị mất đi một số ảnh hưởng trong chính trường Nga.

Mặc dù mục đích của Boris Yeltsin trước đây là cố gắng kiểm soát KGB bằng cách chia nhỏ KGB và sau đó kích thích sự cạnh tranh giữa các tổ chức này nhưng cựu Tổng thống Vladimir Putin, vốn là một trung tá KGB trước đây, lại mong muốn củng cố FSB và đưa nó trở thành cơ quan an ninh quan trọng nhất nước Nga. Như vậy, tính cạnh tranh giữa các tổ chức an ninh nhỏ hoàn toàn bị xóa bỏ. Vào tháng 7/2010, Thủ tướng Nga Putin đã chào mừng sự hồi sinh của cơ quan tình báo Nga sau khi nó bị chống phá rất mạnh mẽ vào những năm 1990. Ngày nay, FSB đã thực sự trở nên vững mạnh với khả năng khôi phục hoạt động, phân tích cũng như chiến đấu không hổ danh là lực lượng kế cận KGB.

Sau năm 1991, trong suy nghĩ của phương Tây, có thể họ cho rằng chiến tranh Lạnh đã kết thúc và lực lượng một thời đã làm họ mất ăn mất ngủ KGB cũng sẽ tự nhiên tan rã. Thế nhưng, phải chăng quan điểm ấy quá ngây thơ trước những cách thức hoạt động mới của tình báo Nga bởi ngay sau đó, lực lượng SVR và FSB được thành lập. Từ đây, từ “kẻ thù” trong phương châm hoạt động của KGB trước đây đã được chuyển thành một từ nghe có vẻ nhẹ nhàng nhưng lại cụ thể hơn, đó là các “mục tiêu”.

Những mục tiêu mới

Một điều thú vị mà Sergei - một cựu sĩ quan tình báo cao cấp của KGB và SVR, nhận thấy là với sự sụp đổ của Liên Xô, Mỹ có thể đã trở nên rất kiêu ngạo và có phần lơ đãng khi được họ tự nhiên không còn đối thủ. Sergei cho rằng đây chính lại là cơ hội tốt cho Nga bởi chỉ với giá của một bữa ăn ngon ở New York, nhiều điệp viên của họ đã có thể moi được thông tin từ cơ quan tình báo Mỹ. Ví dụ, khi Canada mua một hạm đội tàu ngầm của Mỹ, Sergei có thể thuyết phục được một quan chức cao cấp trong chính phủ Canada cung cấp tất cả các số liệu kỹ thuật mà các công ty Mỹ bàn giao cho Canada để bán tàu ngầm. Như vậy, chỉ sau một đêm, Nga có thể biết được công năng của tàu ngầm Mỹ. Điều này rất khó thực hiện được trong thời kỳ KGB tồn tại và chiến tranh Lạnh đang nóng.

Tuy nhiên, khó khăn mà Sergei nêu ra về những thay đổi trong hoạt động tình báo Nga cũng là việc khó khăn nhất trong quy trình điều hành mạng lưới gián điệp. Đó là cách thức trả lương cho điệp viên. Sau khi nước Nga được thành lập, SVR đã đưa vào quy định cách thức trả lương điệp viên. Ví dụ, nếu họ có điệp viên ở Nga, họ chỉ hỏi điệp viên đó đang làm công việc gì, nếu câu trả lời là ‘tôi đang làm kinh doanh bao bì’ hoặc bất cứ ngành gì, tình báo Nga sẽ yêu cầu công ty của họ ở Mátxcơva, một bình phong cho SVR, sẽ thuê hoặc trả lương cho điệp viên với tư cách một cố vấn. Trên thực tế, khoản tiền thanh toán là cho các thông tin gián điệp nhưng dưới lớp vỏ bọc một hợp đồng hợp pháp.

Cơ quan tình báo Nga hiện muốn thăm dò hai loại tin tức. Thứ nhất là tin tức tình báo về khoa học công nghệ quân sự. Thành công lớn trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh của KGB là việc họ lấy được kế hoạch chế tạo bom nguyên tử đầu tiên của Mỹ. Sau đó Nga đã chế tạo thành công mô hình bom nguyên tử đầu tiên giống hệt của Mỹ. Tình báo Nga đã hoàn thành khoảng gần 1.000 nhiệm vụ thu thập các tin tức tình báo khoa học và công nghệ, phần lớn nguồn thông tin này liên quan đến ngành công nghiệp quốc phòng. Loại tin tức tình báo thứ hai là những thông tin về kinh tế thương mại. Một ví dụ điển hình cho điều này là vụ hơn 10 điệp viên Nga mới bị Mỹ trục xuất về nước. Những người này đã vượt qua các khâu kiểm tra để trở thành người Mỹ thực thụ với những vỏ bọc thật bất ngờ để họ thuận tiện hoạt động tình báo. Tuy nhiên, không có chứng cứ nào cho thấy thông tin những người được gọi là điệp viên này thu thập có hữu ích hay không.

Các phi vụ gây tranh cãi

Trong giới tình báo Nga có hai vụ đầu độc nổi tiếng nhất. Vụ thứ nhất xảy ra từ hồi Chiến tranh Lạnh, một người đàn ông bị đâm bằng mũi kim có tẩm thuốc độc được gắn lên đầu một chiếc ô. Đó là một viên thuốc nhỏ có lớp sáp bọc ngoài. Khi nhiệt độ cơ thể làm tan lớp sáp, chất độc ricin được giải phóng và người điệp viên này sẽ chết. Vụ thứ hai chính là trường hợp của Litvinenko ở Luân Đôn. Điệp viên này bị đầu độc bằng chất plutonium. Tất nhiên theo tin đồn, kẻ chủ mưu vụ đầu độc là FSB nhưng sự thực thế nào, vẫn còn nằm trong vòng bí ẩn.

Một vụ nữa gần đây cũng được đồn thổi và thêu dệt lên nhiều giả thuyết khi nữ nhà báo nổi tiếng Anna Politkovskaya bị cho là đã bị đầu độc trong ngôi nhà cô từng sống ở Mátxcơva. Chính nhà báo này đã có các cuộc điều tra và ghi chép lại được nhiều thông tin liên quan đến lực lượng quân đội Nga tại Chesnia và cũng chính nhà báo này đã vào Nhà hát Mátxcơva, nơi phiến quân đã bắt giữ hàng trăm con tin trong một vụ bắt giữ con tin ở Nga.

FSB đã lấy lại gần như mọi quyền lực và sức mạnh trước đây, giống như KGB trong thời Liên Xô. Có người đã ví rằng FSB phần nào giống như chim phượng hoàng, một con phượng hoàng chưa bao giờ chết và đã hồi sinh trở lại.

[Bee news]


Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

>> Nga phóng tên lửa 'dằn mặt' NATO



Nga đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Sineva từ một tàu ngầm hạt nhân chiến lược trong bối cảnh có những bất đồng với NATO.


Đây là vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Sineva thứ 2 trong vòng chưa đầy một tháng. Giới quân sự phương Tây cho rằng, đây là một động thái “dằn mặt” NATO xung quanh vấn đề xây dựng lá chắn tên lửa tại Đông Âu.

Theo Defence News, tên lửa Sineva được phóng từ một tàu ngầm hạt nhân chiến lược ngoài khơi biển Barent và đã đánh trúng mục tiêu giả định trên bán đảo Kamchatka nằm trong vùng Viễn Đông của Nga.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Igor Konashenkov cho biết: “Tên lửa được phóng đi từ một tàu ngầm dưới mặt nước, đầu đạn đã đánh trúng mục tiêu giả định theo kế hoạch thử nghiệm”.



Tên lửa đạn đạo liên lục địa Sineva đang được phóng lên từ tàu ngầm dưới mặt nước.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa Sineva là một bổ sung mới cho kho vũ khí hạt nhân chiến lược phóng từ tàu ngầm của Quân đội Nga.

Tên lửa đã hoàn thành các công tác thử nghiệm vào năm 2008, mỗi tên lửa Sineva có khả năng mang 10 đầu đạn hạt nhân tấn công 10 mục tiêu cùng lúc, tên lửa có tầm bắn 10.880 km.

Quân đội Nga cho biết, các vụ thử nghiệm tên lửa hạt nhân hạng nặng là để nâng cấp các hệ thống đã lạc hậu, đồng thời bổ sung và thử nghiệm các tính năng mới cho hệ thống tên lửa chiến lược này.

Tuy nhiên, các cuộc thử nghiệm tên lửa này lại diễn ra trùng hợp với những căng thẳng ngoại giao với phương Tây. Trước đó, Nga đã thu hẹp quy mô của các thử nghiệm như là một phần trong hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược Start-2.

Hiện tại, Moscow bày tỏ sự giận dữ đối với Washington xung quanh việc xây dựng lá chắn tên lửa cho châu Âu.


Việc xây dựng lá chắn tên lửa của Mỹ tại châu Âu đang gây ra những quan ngại sâu sắc đối với an ninh của Nga.


Nga cho rằng, họ phải được quyền tiếp cận việc xây dựng lá chắn tên lửa tại châu Âu, các biện pháp bảo vệ an ninh cũng như cách mà Mỹ xác nhận hệ thống này là vì hòa bình và ổn định lâu dài. Song cả Washington và NATO đều từ chối cho Nga tiếp cận việc xây dựng này, cũng như từ chối các biện pháp để bảo vệ Nga.

Theo giới quân sự Nga, việc xây dựng lá chắn tên lửa này đang đe dọa an ninh của nước này, đích thân Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tuyên bố: “Nếu Washington không giải quyết thỏa đáng mối quan tâm của Nga về lá chắn tên lửa, điều này có thể kích động một cuộc chiến tranh lạnh mới”.

Tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Nga tướng Nikolai Makarov nhấn mạnh: “Hệ thống lá chắn tên lửa này đặt ra một thách thức trực tiếp đối với an ninh của Nga khi nó được hoàn thành vào năm 2015. Điều đó sẽ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang dữ dội, và một cuộc chạy đua vũ trang mới là điều không cần thiết cho đôi bên”.
[BDV news]


Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

>> Tổ hợp tên lửa phòng không tối tân của Nga



Chuyên gia của Trung tâm phân tích Air Power Australia (APA), Tiến sĩ Carlo Kopp - nhà phân tích quốc phòng của Australia, người đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ trong lĩnh vực kỹ thuật radio định vị đã khẳng định rằng, tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf của Nga thực sự là “có một không hai trên thế giới”.

Trung tâm phân tích APA của Australia từ lâu đã thực hiện các công trình nghiên cứu hiệu quả các hệ thống phòng không và là nguồn tin có uy tín trong lĩnh vực quân sự.




Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf (khối NATO gọi là SA-21 Growler) là phiên bản mới nhất phát triển từ hệ thống tên lửa S-300, được quân đội Nga công bố từ tháng 1/1999. Tổ hợp S-400 được tích hợp nhiều tính năng kỹ, chiến thuật vượt trội so với các phiên bản trước đó cũng như một số loại tên lửa của phương Tây.




Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf được đưa vào trang bị ngày 28/4/2007 theo nghị quyết của Chính phủ Nga. Năm 2007, trung đoàn tên lửa phòng không cận vệ từng được tăng huân chương Cờ đỏ trong Lực lượng Không quân Nga thuộc Lực lượng Vũ trang đã được tái trang bị tổ hợp tên lửa phòng không này. Cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng đã được thiết lập và việc đào tạo sĩ quan cho trung đoàn này đang được tiến hành. Ngày 06/8/2007, tại ngoại ô Moscow tiểu đoàn và trung tâm chỉ huy S-400 đầu tiên đã bắt đầu trực chiến.





Cần khẳng định rằng, những tổ hợp tên lửa phòng không di động S-400 của Nga sở hữu những đặc điểm kỹ - chiến thuật cao hơn so với những tổ hợp tương tự như vậy của nước ngoài. Chúng có thể được triển khai linh hoạt trong hệ thống phòng không phi chiến lược của cộng đồng châu Âu.





Tổ hợp tên lửa S-400 được thiết kế để làm nhiệm vụ phòng không và bảo vệ những mục tiêu quan trọng nhất khỏi các cuộc tấn công tên lửa hành trình, tên lửa đường đạn chiến thuật và chiến thuật linh hoạt cũng như chống máy bay của hàng không chiến thuật và chiến lược. S-400 Triumf có thể tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.





Hệ thống S-400 vượt trội tổ hợp tên lửa Patriot của Mỹ về nhiều chỉ số. S-400 Triumf được thiết kế để phóng tên lửa theo chiều thẳng đứng nên nó có thể đáp trả các đòn tấn công tập kích đường không của địch từ bất kỳ hướng nào mà không cần phải mở máy phóng. Còn tổ hợp tên lửa Patriot vì phóng theo chiều nghiêng trong trận chiến cơ động nên buộc phải mở máy phóng, vì thế dẫn đến việc giảm khả năng của hỏa lực là điều bất biến. Một yếu tố nữa cũng không kém phần quan trọng đó là thời gian triển khai S-400. Nếu thời gian triển khai tổ hợp S-400 của Nga vào thế trận ít hơn 5 phút thì tổ hợp của Mỹ phải cần tới 30 phút để thực hiện điều này.




S-400 có thể phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu trên không ở cự ly 400km. Đáng chú ý, tên lửa S-400 Triumf có thể tiêu diệt các loại tên lửa chiến lược có tầm bắn tới 3.500km và bắn được cả các loại tên lửa của hệ thống S-300 như 48H6E, 48H6E2.



Hệ thống S-400 đảm bảo tiêu diệt tên lửa đường đạn phi chiến lược ở cự ly khoảng 60km; xác suất cao tiêu diệt tất cả các loại mục tiêu; tính miễn nhiễm tiếng ồn cao; giải quyết tự động những nhiệm vụ chiến đấu; có khả năng tích hợp vào nhóm hệ thống phòng không.
[BDV news]


Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

>> “Lá chắn phòng thủ tên lửa tại châu Âu không đe dọa Nga”



Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, đô đốc Michael Mullen khẳng định, hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ và NATO dự định triển khai tại châu Âu sẽ không đe dọa Nga.



Đô đốc Mullen nhấn mạnh, hệ thống này sẽ chỉ được sử dụng để bảo vệ các đối tác của Mỹ chống lại mối đe dọa tên lửa tiềm tàng từ các thể chế nguy hiểm “chẳng hạn như Iran”. Hôm 06/5, quan chức quân sự cấp cao này của Mỹ đã gặp người đồng cấp Nga, Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang kiêm Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng, Đại tướng Nikolai Makarov.

Đô đốc Mullen nói thêm, đây là quan điểm của chính phủ Mỹ. Ông đưa ra tuyên bố này trong cuộc hội đàm tại Bảo tàng Hải quân Trung ương ở St. Petersburg.



Đô đốc Michael Mullen và đại tướng Nikolay Makarov (Ảnh RIA Novosti)


Tuy nhiên, Đại tướng Nikolai Makarov nhấn mạnh, bất đồng giữa hai nước vẫn còn về mối đe dọa tiềm tàng rằng hệ thống phòng thủ tên lửa mới có thể đe dọa lực lượng hạt nhân chiến lược của Moscow. Nhưng theo ông hai bên có thể đạt được sự nhất trí về một số điểm nếu họ “để ý đến những nguyên tắc chung và có quan điểm mang tính đột phá”.

Trong tuần này, Đại tướng Nikolai Makarov cho biết thỏa thuận giữa Washington và Bucharest về việc triển khai các tên lửa đánh chặn của Mỹ trên lãnh thổ Romania vào trước năm 2015 đạt được trước khi có sự nhất trí giữa Nga và NATO về phòng thủ tên lửa.

Trước đó, Moscow khẳng định rằng NATO phải cung cấp sự đảm bảo rằng hệ thống lá chắn của họ không chống lại lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga.

Hôm 06/5, các quan chức quân sự cấp cao Mỹ và Nga cũng đã thảo luận về hợp tác quân sự giữa Moscow và Washington cũng như tình hình tại thế giới Ả Rập và Bắc Phi. Họ cũng đã kí kết bản ghi nhớ về hành động chung chống khủng bố. Theo đô đốc Mullen, việc trao đổi thông tin là cần thiết trong cuộc cuộc chiến với chủ nghĩa khủng bố.

Chuyến công du của đô đốc Mullen sẽ kéo dài cho tới hôm nay (07/5). Theo lịch trình, phái đoàn Mỹ sẽ tới thăm tàu hộ tống Steregushchy và tàu ngầm St. Petersburg tại căn cứ hải quân Leningrad.

[Vitinfo news]


Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

>> Lực lượng vũ trụ của Quân đội Nga



Lực lượng vũ trụ (còn gọi là lực lượng không gian) là một đơn vị riêng biệt của quân đội Nga chuyên trách về các hoạt động quốc phòng trong không gian.



Lực lượng vũ trụ Nga được thành lập trên cơ sở Nghị định số 337 ngày 24/3/2001 của Tổng thống Nga và quyết định của Hội đồng An ninh Nga ngày 6/2/2001 về việc bảo đảm xây dựng, phát triển và hiện đại các lực lượng vũ trang Nga.



Biểu tượng của lực lượng vũ trụ.


Nhiệm vụ chính của lực lượng vũ trụ Nga bao gồm:

Cảnh báo và cung cấp thông tin kịp thời cho chỉ huy quân sự và lãnh đạo tối cao Nga về khả năng xảy ra một cuộc tấn công tên lửa hạt nhân từ bên ngoài; xây dựng, triển khai và điều khiển các nhóm quỹ đạo của các vệ tinh quân sự trong không gian thuộc Nga;

Kiểm soát không gian gần trái đất và liên tục thăm dò các khu vực của kẻ thù tiềm năng dưới sự hỗ trợ của các vệ tinh không gian;

Sẵn sàng phối hợp với hệ thống phòng thủ tại thủ đô Moscow để bẻ gẫy các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo.

Thành phần của lực lượng không gian Nga gồm: Các hệ thống phòng thủ tên lửa vũ trụ, Các trung tâm thử nghiệm vũ trụ quốc gia như Baikonur, Plesetsk, Svabotdu; Trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm và kiểm soát không gian Titov; Căn cứ điều khiển và vận hành các thiết bị không gian; Trường đào tạo quân sự không gian và các đơn vị bảo đảm, bên cạnh đó lực lượng không gian có biên chế quân số hơn 100.000 người.


Sơ đồ hệ thống các vệ tinh thuộc kiểm soát của lực lượng không gian Nga.


Vũ khí chính trang bị cho lực lượng này bao gồm các loại vệ tinh trinh sát, các trạm kiểm soát điện tử và tình báo điện tử, hệ thống truyền thông và các hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu gồm khoảng 100 thiết bị, tên lửa các lớp gồm tên lửa hạng nhẹ như Start-1, Kosmos-3M, Cyclone-2, Cyclone-3, Rockot, tên lửa hạng trung như Soyuz U, Soyuz 2, Lightning-M và hạng nặng như Proton K, Proton M.

Bên cạnh đó lực lượng không gian Nga còn được trang bị các tổ hợp phương tiện kiểm soát vũ trụ mặt đất tự động như Naku SC, hệ thống chỉ huy Taman Base, Pheasant, hệ thống radar Kama, một hệ thống quang học lượng tử Sazhen-T, một trạm tiếp nhận và thu thập dữ liệu mặt đất Nauca-M 04, trạm radar DON 2H, DTV, Volga, Voronezh M và các tổ hợp quang học điện tử không gian OKNO.

Ngoài ra, lực lượng này còn được bổ sung thêm hệ thống phòng thủ tên lửa của thành phố Moscow A-135. Hệ thống này được thiết kế để tiêu diệt các tên lửa hạt nhân tấn công vào thủ đô nước Nga và các khu trung tâm công nghiệp, tiếp đến là việc triển khai 68 tên lửa 53T6 Gazelle được dùng để đánh chặn trong các cuộc tấn công trong không gian có căn cứ chỉ huy ở thành phố Solnechnogorsk.

Các căn cứ của Lực lượng Không gian được triển khai trên toàn bộ lãnh thổ của Nga và khu vực biên giới. Ở nước ngoài, Nga cũng triển khai một số căn cứ tại Belarus, Azerbaijan, Kazakhstan, Tajikistan.

[BDV news]


Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

>> SuperJet 100: Kỷ nguyên mới của hàng không Nga



Các máy bay vận tải hành khách của Nga luôn được biết đến là kém tiện nghi và có các chỉ số về an toàn bay tương đối thấp.

Là quốc gia có nền công nghiệp hàng không hàng đầu thế giới trong những năm chiến tranh lạnh, máy bay của Liên Xô (Nga ngày nay) chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong số các phương tiện vận tải hàng không dân dụng thế giới.

Tuy nhiên, các máy bay vận tải hành khách của Nga nhanh chóng tụt hậu. Đặc biệt, sau khi Liên Xô sụp đổ, sự khủng hoảng kinh tế nhanh chóng kéo theo sự xuống cấp của nền công nghiệp hàng không Nga.




SuperJet 100 là niềm hy vọng để lấy lại hình ảnh các máy bay vận tải hành khách của Nga.


Dù các máy bay của Nga thường có các đặc tính bay ưu việt, khả năng hoạt động tốt trên những đường băng không tiêu chuẩn nhưng vẫn thường xuyên bị đánh giá là kém tiện nghi và đặc biệt là có các chỉ số về an toàn bay tương đối thấp theo tiêu chuẩn hiện đại. Tu-134, Tu-154 được liệt vào danh sách những máy bay có tỷ lệ tại nạn hàng không hàng đầu thế giới.

Do đó, máy bay vận tải hành khách Nga nhanh chóng rớt hạng và không thể cạnh tranh được với Airbus và Boeing trên thị trường xuất khẩu.

Danh sách các hãng hàng không dân dụng sử dụng các máy bay của Nga ngày một giảm dần, thậm chí chính phủ Ba Lan còn ra sắc lệnh cấm sử dụng Tu-154 trong các chuyến bay của quan chức chính phủ.

Tìm lại ánh hào quang
Không thể để mất đi hình ảnh của một quốc gia có nền công nghiệp hàng không hàng đầu thế giới. Tập đoàn sản xuất máy bay lớn nhất của Nga Sukhoi đã quyết định đầu tư sản xuất một loại máy bay vận tải hành khách mới mang tên SuperJet 100.

Để khắc phục sự kém tiện nghi và hiện đại của các thế hệ máy bay trước, Tập đoàn Sukhoi đã mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển SuperJet 100.


SuperJet 100 sẽ mở ra kỹ nguyên mới cho hàng không dân dụng của Nga.


Cải thiện độ tiện nghi, tăng cường và nâng cao các chỉ số về an toàn bay là mục tiêu mà SuperJet 100 đang hướng tới. Đây là loại máy bay vận tải hành khách đầu tiên của Nga được thiết kế để đạt tất cả các tiêu chuẩn của hàng không dân dụng phương Tây. Sukhoi đặt mục tiêu thiết kế SuperJet 100 thành loại máy bay vừa hiện đại vừa có chi phí phải chăng.

Thiết kế khí động học của máy bay đạt được khả năng tăng tốc tối ưu với mức tiêu hao nhiên liệu. Động cơ PowerJet SaM146 được thiết kế theo công nghệ hiện đại, hoạt động êm và tiết kiệm nhiên liệu. Động cơ này được sản xuất bởi liên doanh giữa Snecma của Pháp và NPO Saturn của Nga.

Động cơ SaM146 đã được được giấy chứng nhận của ICAO (Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế) về tiếng ồn khi hoạt động và tiêu chuẩn khí thải an toàn cho môi trường.

Buồng lái được thiết kế khá rộng, tạo sự thoải mái, giảm bớt áp lực cho phi công trong các chuyến bay.


Buồng lái SuperJet 100 được trang bị các hệ thống điện tử rất hiện đại (ảnh Ria Novosti).


SuperJet 100 được trang bị hệ thống điện tử rất hiện đại, thiết kế theo dạng mô đun mở, có mức độ tự động hóa cao. Điều này cho phép phi hành đoàn kiểm soát chuyến bay một cách đầy đủ nhất. Đồng thời cũng giảm thời gian và chi phí cho công tác bảo trì hệ thống.

SuperJet 100 được trang bị hệ thống Fly-by-wire hoàn toàn mới, tăng cường khả năng kiểm soát chuyến bay trong mọi tình huống.

Để tăng sự tiện nghi, khoang hành khách được thiết kế rộng rãi hơn, nội thất được thiết kế theo tiêu chuẩn hiện đại.


Nội thất của SuperJet 100 đạt được tất cả các tiêu chuẩn của phương Tây.


Lối đi giữa hai hàng ghế được mở rộng đến 51cm, ghế ngồi rộng 46,5cm, tạo sự thoải mái cho hành khách, khoang hành lý phía trên cũng được mở rộng hơn. Toàn bộ nội thất, hệ thống oxy của máy bay được cung cấp bởi B/E AEROSPACE của Mỹ.

SuperJet 100 là loại máy bay vận tải hành khách tầm khu vực,với sức chứa 98 hành khách hạng phổ thông, 86 hành khách kết hợp hạng thương gia và hạng phổ thông.

Ngày 21/4/2011, SuperJet 100 đã có chuyến bay thương mại đầu tiên, chuyến bay mang số hiệu SN 95007 của hãng hàng không Armavia mang theo 90 hành khách từ sân bay quốc tế Sheremetyevo, Moscow đến sân bay quốc tế Zvartnots, Armenia.

Chuyến bay này đã mở ra một kỹ nguyên mới cho máy bay vận tải hành khách của Nga. Rất nhiều hãng hàng không trên thế giới đã chào đón nồng nhiệt sự xuất hiện của SuperJet 100, hiện tại, đơn hàng của SuperJet 100 đã đạt đến con số 189 chiếc.

Nhiều chuyên gia cho rằng, Brazil không đưa ra quyết định cuối cùng về hãng thắng thầu chỉ vì nguyên nhân duy nhất là Bộ Quốc phòng Brazil không có tiền.

Đối với các công ty dự thầu thì cuộc thầu này là một việc cực kỳ tốn kém nên chỉ đáng dự thầu nếu Bộ Quốc phòng Brazik ít nhất trong tuơng lai trung hạn sẽ có tiền thực hiện chương trình, nếu không việc dự thầu có thể tốn kém hơn nữa.


[VietnamDefence news]


Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011

>> Nga Brazil hợp tác cạnh tranh với Hummer



[BDV news] Nga và Brazil đang tiến hành hội đàm để thành lập liên doanh sản xuất xe bọc thép cho lực lượng cảnh sát của đôi bên.

Mẫu xe bọc thép mới sẽ được phát triển dựa trên cơ sở của loại xe bọc thép GAZ-2330 Tigr của công ty máy móc thiết bị Arzamas (Nga). Công ty này đang tham gia triển lãm Hàng không quốc phòng LAAD diễn ra tại Rio de Janeiro Brazil từ ngày 12-15/4/2011.

Một đại diện của công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport cho biết: “Cấp giấy phép, xây dựng các cơ sở sản xuất là lắp ráp xe bọc thép một động cơ là một trong những cơ sở quan trọng để tăng cường hợp tác giữa Nga và Brazil cũng như các nước Mỹ Latinh”

Đôi nét về xe bọc thép GAZ-2330 Tigr của Nga:




GAZ-2330 có khả năng cơ động rất cao trên mọi địa hình.


GAZ-2330 Tigr là một đại diện cho dòng xe SUV (sport utility vehicle), xe thể thao tiện ích. Xe được thiết kế với mục đích phục vụ cho các hoạt động quân sự và bán quân sự, đặc biệt hữu ích trong các hoạt động của lực lượng cảnh sát cơ động.

Xe được thiết kế theo tiêu chuẩn phương Tây, được đánh giá là một đối thủ đáng gờm của dòng xe Hummer của Mỹ.

GAZ-2330 Tigr được trang bị động cơ diesel tăng áp mạnh mẽ, làm mát bằng không khí, động cơ 6 xy lanh, dung tích 5.9 lít, công suất 212 mã lực, mô men xoắn cực đại 5500 vòng/phút. Hộp số sàn 5 số, 4 số tiến và 1 số lùi.

Hệ thống treo thanh xoắn kết hợp thủy lực, hệ thống treo có khả năng điều chỉnh độ cao của gầm xe, giúp xe hoạt động hiệu quả trên các địa hình ghồ ghề cũng như làm giảm độ dằn khi hoạt động trên các địa hình xấu.

GAZ-2330 Tigr có khả năng việt dã rất cao, xe có thể đạt tốc độ 80km/h trên đường ghồ ghề, 140km/h trên đường nhựa. Xe có khả năng lội nước sâu 1,2m. Lốp xe có hệ thống điều chỉnh áp suất tùy thuộc vào địa hình hoạt động.

Xe được bọc thép tốt, cấp độ 3, có khả năng chịu được mảnh bom, mảnh đạn pháo, lựu đạn, mìn tự tạo IED và vũ khí cá nhân. Khả năng hoạt động rất hiệu quả trong điều kiện khắc nghiệt, theo đúng trường phái của các loại xe cơ giới khác của Nga.

Xe được vũ trang một súng máy 7,62mm hoặc súng phóng lựu AGS-17 30mm tùy phiên bản, hoặc theo yêu cầu của khách hàng.

Thông số cơ bản: Dài 5,7m, rộng 2,4m, cao 2,4m, trọng lượng 7.200kg, tầm hoạt động 1.000km, kíp lái 2 người cùng 10 binh sĩ với đầy đủ trang bị.

Tại triển lãm ô tô quốc tế Moscow "MIMS-2002", GAZ-2330 Tigr được vinh danh một loạt các phần thưởng khác nhau, trong đó có các đề cử "ô tô đặc biệt tốt nhất".

Dưới đây là một số hình ảnh về GAZ-2330 Tigr:


Cửa lên phía sau của GAZ-2330.


Thủ tướng Nga Putin đang kiểm tra xe GAZ-2330.


Vũ khí của GAZ-2330 thay đổi tùy theo phiên bản và yêu cầu của khách hàng.



Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011

>> Anh từng muốn ám sát Lenin?



[BBC vietnamese news] Gần một thế kỷ trước Anh quốc bị cáo buộc đứng đằng sau vụ mưu sát hụt Lênin và lật đổ chế độ Bolshevik. Chính phủ Anh bác bỏ, nói rằng đây chỉ là sự tuyên truyền của Liên Xô. Nhưng chứng cứ mới cho thấy chuyện này có thể có thực, như Mike Thomson, người dẫn chương trình BBC ''Document'' trên Radio 4, tìm hiểu.



Lênin trước Quảng trường Đỏ năm 1918


Trong nhiều chục năm, những gì quanh cái gọi là "Âm mưu Lockhart" được cất giữ trong thư khố của Liên Xô, được dạy trong trường, thậm chí đem ra làm phim.

Đầu năm 1918 vào những năm cuối của Thế chiến I, tân chính phủ Bolshevik ở Nga thương thuyết với Đức và rút quân đã kiệt sức của họ về.

Điều đó không làm cho London hài lòng vì làm vậy sẽ giúp Berlin dưỡng quân sau khi phải đánh trên cả hai mặt trận.

Quyết tâm kéo người Nga về lại với đồng minh, chính phủ Anh phái một nhân viên trẻ chưa ngoài 30 sang làm đại diện ở Moscow.

Tên của ông ta là Robert Bruce Lockhart.

'Chống Bolshevik'
Lockhart, người Scotland, là một nhân vật đầy sắc thái. Yêu thích rượu chát, phụ nữ và chơi thể thao, ông tự hào với khả năng đọc 5 cuốn sách cùng một lúc.

Đầu tiên Lockhart có vẻ làm được một số việc trong chuyện này, nhưng tháng Ba năm đó, Liên Xô ký hiệp ước Brest-Litovsk với Đức, chấm dứt hy vọng kéo người Nga quay lại với phe đồng minh.

Lockhart dường như không muốn bỏ cuộc.

Thay vào đó ông chuyển sang tìm hiểu cách lật đổ chế độ Bolshevik, thay bằng một chính phủ sẵn sàng đánh Đức.


Robert Bruce Lockhart năm 1955


Hồ sơ lưu trữ cho thấy, vào tháng Sáu, Lockhart yêu cầu London gởi tiền để giúp các nhóm chống Bolshevik ở Moscow.

Trong lá thư "khẩn" gửi từ Bộ Ngoại giao cho Bộ Tài chính, người ta thấy quan điểm của Bộ đối với yêu cầu của đại diện ở Moscow:

"Ý kiến của ông Balfour là đã đến lúc để có hành động cần thiết này, và tôi yêu cầu ngài sang Ủy ban Quý tộc để duyệt cho ngân khoản mà ông Lockhart có thể nhận được cho mục đích đó."

Phản cách mạng
Vào cuối tháng Năm, người Anh quyết định gởi một đạo quân nhỏ tới Archangel, miền bắc nước Nga.

Chính thức thì nhiệm vụ của số binh sĩ đó là bảo vệ hàng ngàn tấn khí cụ cung cấp cho người Nga, đừng để rơi vào tay người Đức.

Các hồ sơ từ ngày đó cho thấy có kế hoạch để cho 5.000 lính Anh vận động 20.000 lính Latvia, vốn có nhiệm vụ canh gác Kremlin, thuyết phục họ quay lại chống những người Bolshevik.

Mùa Hè năm 1918, Lockhart gởi một điện tín về London theo sau một cuộc họp với một nhân vật đối lập gọi là Savinkov:

"Đề nghị của Savinkov là làm sao, với sự can thiệp của đồng minh, các quan chức Bolshevik gộc sẽ bị ám sát và chế độ độc tài quân nhân được thành lập."

Bên dưới bức điện có ghi chú và chữ ký nháy của Lord Curzon, một thành viên của Nội các Thời chiến của Anh hồi đó.

Nội dung đoạn ghi chú như sau: "Phương pháp của Savinkoff mạnh quá, tuy nếu thành công có lẽ sẽ hiệu quả, nhưng chúng ta không thể nói gì hay làm gì cho tới khi hành động can thiệp đã được quyết định.''

'Gián điệp hàng đầu'
Lúc này Lockhart bắt tay một nhân vật cũng đầy sắc thái ở Moscow.

Đó là Sidney Reilly, một người Nga từng đổi tên thành Rosenbloom. Ông là một thương gia hào nhoáng mới tham gia làm gián điệp cho Anh.

Ông được gọi là ''Gián điệp hàng đầu'', nổi tiếng với sự mạo hiểm, thậm chí còn được cho là người đã đem lại ý tưởng cho nhà văn Ian Fleming tạo ra nhân vật James Bond, điệp viên 007.

Nhưng điều bất ngờ đang chờ đón hai người.

Cuối mùa Hè năm 1918, Lenin bị ám sát hụt ở Moscow. Ông bị bắn hai phát đạn ở cự ly gần - hung thủ là một phụ nữ trẻ người Nga.

Cơ quan mật vụ Bolshevik tức Cheka đã bắt Bruce Lockhart vài giờ sau đó và đưa về Kremlin để thẩm vấn.

Reilly trốn thoát mẻ lưới của mật vụ, nhưng bị bắn chết vài năm sau đó khi bị dụ quay trở về Nga.

Theo hồ sơ của Cheka, Lockhart thú nhận ông có dự phần trong vụ mưu sát do London đưa ra để giết Lênin và lật đổ chính quyền cách mạng.

Nhưng đến đầu tháng Mười năm 1918 ông được thả sau khi được đổi mạng với người đại diện của Nga tại London.


Hình hộ chiếu của Sidney Reilly năm 1918


'Sự thật nửa vời'
Trong cuốn sách bán rất chạy của ông, Hồi ký của một điệp viên Anh xuất bản trong thập niên 1930, Lockhart quả quyết ông không có vai trò gì trong âm mưu ám sát Lênin cũng như kế hoạch lật đổ chính quyền.

Ông nói điệp viên non tay Sidney Reilly mới là người đứng đằng sau âm mưu đảo chính.

Lockhart viết thêm ông không liên quan gì nhiều đến Reilly, người bị một số người cho là ''vô kỷ luật''.

Tuy nhiên người ta tìm thấy một lá thư của con trai Lockhart trong thư khố ở Hoa Kỳ. Theo Robin Lockhart thì cha mình không nói hết sự thật:

"Nếu như quan hệ giữa cha tôi với Reilly vẫn làm cho ai đó trong Bộ Ngoại giao bận tâm, thì rõ ràng theo như trong sách Hồi ký của một điệp viên Anh, một khi việc can thiệp vào Nga đã được quyết định năm 1918, ông đã năng động ủng hộ cho phong trào trào chống lại cách mạng, và dĩ nhiên Reilly lúc đó đang hoạt động rất năng nổ.''

"Chính cha tôi đã nói rõ với tôi là ông làm việc rất gần với Reilly, hơn là những gì ông nhìn nhận công khai..."

Người tìm ra lá thư đó là giáo sư Robert Service, người tin rằng muốn biết hết sự thật chỉ còn cách đọc lại hết nhưng hồ sơ trong giai đoạn đó.

Nhưng hơn 90 năm sau, chính phủ Anh vẫn giữ kín nhiều hồ sơ, mà theo giáo sư Service là để bảo lưu rằng London không bao giờ làm chuyện như vậy.

"Nước Anh ngày nay có chính sách cho hoạt động tình báo là công khai chống lại việc lật đổ chính quyền ngoại quốc hay ám sát các lãnh đạo chính trị ở nước ngoài,'' ông nói.

"Tôi đoán rằng ở Whitehall người ta muốn luôn luôn giả vờ như thế. Rằng người Anh bao giờ cũng trong sạch.

"Người Anh không phải lúc nào cũng trong sạch. Họ đã từng xấu xa như bất kỳ người nào khác."



Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011

>> Tên lửa S-500 sẽ kiểm soát không gian ngoài khí quyển



[BDV news] Dù chưa chính thức xuất hiện nhưng hệ thống tên lửa phòng không S-500 của Nga đã nhận được nhiều sự chú ý đặc biệt, vì khả năng kiểm soát không gian của nó.

"Tầm với" ngoài khí quyển
Nga là một trong những nước sản xuất các hệ thống phòng không hàng đầu thế giới và trong tương lai gần, sẽ tạo ra thêm một phiên bản hoàn hảo hơn loại vũ khí này, đó là S-500.

Tư lệnh Không quân Nga Alexander Zelin tuyên bố trong phiên họp của Bộ trưởng Quốc phòng các nước SNG diễn ra tại Astrakhan ngày 16/9 vừa qua rằng, Nga sẽ sớm có trong tay hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-500.

Báo Tầm nhìn đã thử tìm ra những thách thức và cơ hội của hệ thống mới này so với những hệ thống hiện nay.




Một hệ thống Phòng thủ Không gian mới đang được chế tạo tại Nga


S-500 đã được phương Tây nhắc đến với tên gọi tạm thời là "kẻ độc tôn", theo đó, hệ thống này có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung với hành trình đến 3.500 km và khoảng cách đánh chặn thích hợp nhất được ấn định khoảng 370 - 400 km (trong một số tài liệu khác cho rằng, nó dùng để đánh chặn trong phạm vi 1.300 km).

Một tính năng quan trọng cơ bản tiên quyết của hệ thống là nó có khả năng phá hủy cả những vật thể trong khu vực không gian vũ trụ gần trái đất.


Đội xe trang thiết bị hỗ trợ, với một xe đặc chủng mang tên lửa .


Thực tế sự phát triển của ngành hàng không đã tạo ra những yêu cầu và nhiêm vụ khác nhau cho các đơn vị phòng không hiện đại, cụ thể là các khái niệm về nhiệm vụ, gồm phòng thủ và tác chiến đánh chặn.

Nhiệm vụ phòng thủ (ký hiệu là O) có ba mức: Phòng không (ПВ О); Phòng thủ Tên lửa (ПР О); Phòng thủ Không gian (ПК О);

Còn việc tác chiến - đánh chặn (ký hiệu là П) cũng có ba mức: đánh chặn tầm gần, máy bay; đánh chặn Tên lửa (ПР П); đánh chặn trong Không gian (ПК П);

Không gian ở đây là tầm ranh giới giữa hai môi trường: khí quyển và ngoài khí quyển, tương đương với độ cao của các vệ tinh tầm thấp.


Hệ thống Radar hiện đại đi kèm .


Nhiệm vụ của S-500
Trước đây, S-500 có nhiệm vụ “làm việc” với các “đối tượng” trong không gian, là kế hoạch đã được xem xét khá lâu. Nhiệm vụ này từng được giao cho các hệ thống phòng không S-400 Triumf (Grau - 40R6), cụ thể, một vài đơn vị tên lửa đã triển khai làm nhiệm vụ bảo vệ các Khu công nghiệp Trung ương của Nga.

Tuy nhiên, hệ thống mới không được trang bị nhiều loại tên lửa mới, mà vẫn sử dụng tên lửa thiết kế cho hệ thống S-300 như 48N6E, 48N6E2, 48N6E3 S-300PM - 1/-2. Chỉ có tên lửa 9M96E2 được thiết kế riêng cho S-400 và được cho là chuyên sử dụng để đánh chặn ngoài không gian.


Hệ thống tên lửa mới vẫn sử dụng các tên lửa của hệ thống cũ.



Một đơn vị tên lửa được triển khai có khả năng theo dõi và tiêu diệt đồng thời 10 mục tiêu .


Đồng thời, tiêu chí đặt ra khi thiết kế các loại tên lửa này là nhắm đến nhiều mục tiêu hơn, bắn chính xác hơn, chứ chưa tính đến khả năng hoạt động ở độ cao cao hơn. Ở phiên bản cuối cùng của S-400, tất cả các cải tiến đặc biệt chú trọng tới phòng thủ không gian mới được đưa vào, giúp nâng tên lửa lên một cấp độ cao hơn, trở thành hệ thống có chức năng chuyên để chống tên lửa (ПРО).

Như vậy, hệ thống tên lửa S-400 có thể hoàn toàn đảm nhận được nhiệm vụ phòng không trong một phạm vi rộng nhưng để chống lại những tên lửa đạn đạo và có khả năng phòng thủ không gian ở mức cao hơn thì cần có một hệ thống phòng không chuyên biệt hơn.

Đó là lý do S-500 ra đời, với mục đích hoàn toàn để phòng thủ tên lửa, chống lại các vật thể bay, bảo tồn các cơ sở, mục tiêu quan trọng và để tự vệ. Tóm lại, nếu như với S-400, thông số ưu tiên là đánh chặn tầm xa, thì tới đây S-500 ưu tiên cho mục tiêu ở tầm cao.




Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

>> Siêu xe tăng T-90AM chuẩn bị biểu diễn



[BDV news] Công ty Uralvagonzavod cho biết, xe tăng thế hệ mới T-90AM sẽ ra mắt trong cuộc Triến lãm vũ khí được tổ chức trong nửa đầu tháng 9/2011.

Hãng URA.RU cho biết, T-90AM là biến thể cải tiến của xe tăng T-90.

Theo lời Tổng giám đốc Công ty Uralvagonzavod, ông Oleg Sienko, Bộ Quốc phòng Nga sẽ tiết lộ mẫu xa tăng mới và thậm chí cho mọi người chứng kiến tận mắt siêu xe tăng có một không hai này.

Ông Oleg Sienko cho biết thêm, xe tăng đã được cải tiến dựa trên những ý kiến đóng góp của Bộ Quốc phòng Nga.



T-90 AM có đặc điểm phía sau tháp pháo phía sau to và vuông.


Tổng giám đốc Công ty Uralvagonzavod cho biết, trong cuộc họp tổ chức ngày 8/12/2009, các nhà quân sự Nga đã lên tiếng “chỉ trích” T-90AM. Họ cho rằng động cơ, hộp truyền động và hàng loạt các thiết bị khác của T-90AM không đáp ứng các tiêu chuẩn.

Hiện nay, T-90AM được cải tiến động cơ và có công suất lên đến 1.300 mã lực. Ngoài ra, T-90AM còn được nâng cấp các thiết bị điện tử, trang bị pháo chính và súng máy hiện đại.

Ông Oleg Sienko tuyên bố, Công ty Uralvagonzavod sẽ tiếp tục hoàn thiện xe tăng T-95, dù hiện nay Bộ Quốc phòng Nga không mấy quan tâm đến sự phát triển của dự án này.

Tháng 4/2010, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Nga Vladimir Popovkin tuyên bố, Bộ Quốc phòng đã ngừng cung cấp tài chính để chế tạo T-95. Tuy nhiên, ông Oleg Sienko lại cho rằng, dự án T-95 có rất nhiều khả quan.

Công ty Uralvagonzavod là công ty sản xuất các thiết bị kỹ thuật quân sự và thùng xe tải các loại lớn nhất ở Nga.


Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011

>> 'Gia phả' tên lửa Đông Phong của Trung Quốc (kỳ 1)



Đông Phong là tên gọi chung cho khoảng 11 thế hệ tên lửa đạn đạo chiến lược và chiến thuật của Trung Quốc, đóng vai trò "ô hạt nhân" giúp nước này cân bằng sức mạnh với các siêu cường khác.

Bình minh của binh chủng tên lửa đạn đạo của Quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLA) bắt đầu khi nước này đạt được thỏa thuận với Liên Xô về việc làm quen và huấn luyện sử dụng những vũ khí chiến lược trong khoảng thời gian từ năm 1957 đến 1962.

Trong thời gian đó, Liên Xô đã chuyển giao cho Trung Quốc rất nhiều tài liệu nghiên cứu như bản mẫu, chi tiết kỹ thuật của các loại tên lửa đất đối đất R-1, R-2. Dựa trên các tài liệu và tên lửa mẫu loại tên lửa R-2 (định danh NATO là SS-2-Sibling), năm 1960, Trung quốc đã chế tạo và bắn thử thành công tên lửa DF-1 (Đông Phong - 1) -thành viên đầu tiên của "gia đình" tên lửa Đông Phong.

Dưới đây là thông tin về một số thành viên nổi bật của gia đình tên lửa Đông Phong:

1. Đông Phong 1 (DF-1)



Hình dáng của DF-1 được dân chúng biết đến là mẫu tên lửa đặt trong bảo tàng.

Tên lửa DF-1 có chiều dài 17,68m, đường kính 1,65m, khối lượng 20,4 tấn và có tầm bắn lớn nhất là 600km. Tên lửa DF-1 sử dụng nhiên liệu lỏng gồm hỗn hợp của oxi và cồn, có khả năng mang theo một đầu đạn quy ước nặng 1,3 tấn. Tuy nhiên, do DF-1 chưa một lần được phô diễn trước công chúng nên các thông số kỹ thuật của tên lửa này vẫn chưa được kiểm chứng.

2. Đông Phong 2 (DF-2)
Dựa trên loại tên lửa R-5 (SS-3 Shyster) của Liên Xô, Trung Quốc tiếp tục phát triển tên lửa DF-2 của riêng mình với nhiều công nghệ tự nghiên cứu. Mặc dù thử nghiệm đầu tiên của loại tên lửa này thất bại ngày 21/3/1962, nhưng người Trung Quốc không nản chí và họ đã thành công trong cuộc thử nghiệm đầu tiên ngày 29/6/1964, sau khi giảm khối lượng tên lửa từ 45,5 tấn xuống 40,5 tấn và hạ tầm bắn xuống còn 1.050km.


Mô phỏng tên lửa DF-2 tại vị trí phóng.

Ngày 27/10/1966, phiên bản cải tiến của DF-2 là DF-2A đã được thử nghiệm thành công. Đây là bản tên lửa đầu tiên của Trung Quốc có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Tên lửa DF-2A có chiều dài 20,6 mét; đường kính 1,65 mét; khối lượng 32 tấn và có khả năng mang một đầu đạn hạt nhân 12 Kiloton đi xa 1.250 km. DF-2A có thời gian chuẩn bị khá lâu, phải mất khoảng 3 giờ đồng hồ người ta mới có khả năng phóng một tên lửa loại này.

Trong cuộc xung đột với Liên Xô năm 1969, tên lửa DF-2 được sử dụng để nhằm vào Liên Xô nhưng Trung Quốc đã không phóng đi bất kỳ tên lửa nào. Năm 1979, Trung Quốc chính thức ngừng sử dụng loại tên lửa này và thay bằng các loại tên lửa mới hơn là DF-3 và DF-21.

3. Đông phong-3 (DF-3)
Tên lửa DF-3 là bước tiến mới của công nghệ chế tạo tên lửa của Trung Quốc. Đây là loại tên lửa “hiện đại” tầm trung đầu tiên mà nước này chế tạo. Chương trình chế tạo DF-3 bắt đầu trước cả chương trình chế tạo DF-1, tuy nhiên Trung Quốc đã không thể hoàn thành mẫu thiết kế này do sự yếu kém về kỹ thuật khi đó. Sau này, tất cả thành tựu nghiên cứu DF-3 của Trung Quốc được chuyển cho chương trình DF-1.


Tên lửa DF-3 chuẩn bị phóng.

Ngay sau khi tên lửa DF-2 được sản xuất hàng loạt, Trung Quốc bắt tay vào thử nghiệm DF-3 từ bãi thử ở Shuangchengtzu năm 1967 và Wuchai năm 1969. Trung Quốc cho biết, họ tự lực thiết kế loại tên lửa này, nhưng các chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng DF-3 đã “mượn” rất nhiều chi tiết kỹ thuật từ tên lửa R-12 (SS-4 Sandal) của Liên Xô.

Phiên bản ban đầu của DF-3 có tầm bắn 2.650 km với đầu đạn 2.150 kg, sau đó năm 1984, DF-3 được nâng cấp lên DF-3A có tầm bắn 2.800 km và có khả năng mang theo 3 đầu đạn hạt nhân loại từ 50 - 100 Kilotont. Cho đến khi ngừng sử dụng năm 2002, Trung Quốc đã sản xuất rất nhiều DF-3. Quân đội Trung Quốc từng sử dụng từ 90 - 120 tên lửa và 36 - 60 tên lửa đã được bán cho Arập Xêut kèm đầu đạn hạt nhân. Từ thiết kế của tên lửa DF-3, Trung Quốc đã thiết kế thành công tên lửa CZ-1 (Trường Chinh-1) để phóng vệ tinh đầu tiên của họ lên vũ trụ năm 1971.

4. Đông Phong - 4 (DF-4)
Đây là loại tên lửa liên lục địa (ICBM) đầu tiên của Trung Quốc này được thiết kế với tầm bắn lên tới 4.750 km để có thể vươn tới các căn cứ quân sự Mỹ ở Guam, hoặc tấn công thủ đô Moscow của Nga. Sử dụng loại động cơ tương tự DF-3, nhưng DF-4 đã được cải tiến tăng thêm một tầng đẩy nữa, khiến nó có thể mang một đầu đạn hạt nhân 3 Megaton nặng 2.200kg, có thể bay xa từ 5.500 đến 6.000km.


Diễu hành tên lửa DF-4 trên xe đặc chủng.

Bản cải tiến DF-4A có thể bắn được các mục tiêu ở khoảng cách xa đến 7.000 km. Tên lửa DF-4 thường được đặt trong các hầm phóng thẳng đứng giấu kín trong núi và có thể phóng sau hai giờ chuẩn bị.

DF-4 được thử thành công lần đầu tiên vào tháng 11/1971, tuy nhiên mãi đến năm 1984, loại tên lửa này mới được trang bị cho quân đội. Lý do chính của việc chậm trễ này là tiềm lực của Trung Quốc có giới hạn khi liên tục phát triển và sản xuất các loại tên lửa đạn đạo trong thời gian ngắn. Đến năm 1997, quân đội nước này đã có tất cả 20 tên lửa DF-4.

5. Đông phong - 5 (DF-5)
Tên lửa DF-5 là loại tên lửa đạn đạo lớn nhất trong lực lượng tên lửa Trung Quốc. Có chiều dài 33m, đường kính 3,4m và khối lượng lúc phóng lên tới 183 tấn. Tên lửa DF-5 sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng hai tầng đẩy với nhiên liệu chính là Dimetylhydrazin và Nitơ têtraôxit.

DF-5 có thể mang một đầu đạn hạt nhân 3 Megaton nặng 3.200 kg và có tầm bắn tối đa lên tới 12.000 km. Với tầm bắn này, tên lửa DF-5 có thể vươn tới phần phía Tây của nước Mỹ, cũng như toàn bộ châu Âu. Sáu năm sau khi giới thiệu DF-5, năm 1986, Trung Quốc đã giới thiệu phiên bản DF-5A với độ chính xác cao hơn (độ lệch 1km) và tầm bắn lên đến 13.000 km, có thể vươn tới hầu hết mọi nơi trên nước Mỹ. Đến năm 2000, toàn bộ 30 tên lửa thế hệ này trang bị cho quân đội Trung Quốc đều là bản DF-5A.


Tên lửa DF-5 trên bệ phóng.

Tên lửa DF-5 được thai nghén từ năm 1965, khi lãnh đạo Trung Quốc muốn nước này sản xuất được tên lửa có khả năng vươn tới Bắc Mỹ. Tuy nhiên, do sự thiếu hụt về ngân sách, đến năm 1975 dự án này mới chính thức tiến hành.

Ngày 12/2/1980, tên lửa DF-5 được thử thành công, bắn trúng mục tiêu cách xa 9.000 km trên biển Thái Bình Dương. Năm 1984, lần đầu tiên ba tên lửa DF-5 xuất hiện trước công chúng trong cuộc diễu binh kỷ niệm 35 năm ngày độc lập của Trung Quốc. Thiết kế của tên lửa DF-5 cũng được sử dụng để sản xuất tên lửa CZ-2 (Trường Chinh-2) sử dụng để phóng vệ tinh của nước này.

(bdv news)

Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2011

>> Tàu Nga lắp pháo Tây



Vài năm gần đây, Nga tăng mạnh việc mua sắm vũ khí và công nghệ quân sự nước ngoài. Nga đã mua máy bay không người lái của Israel, ký hợp đồng đóng ở Pháp 2 tàu sân bay trực thăng, đang chuẩn bị sản xuất xe ô tô bọc thép Italia tại Nga, đang mua vũ khí bộ binh cho các đơn vị đặc nhiệm…

Ngày 4.2.11, khi đi thăm công ty đóng tàu Severnaya Verf, Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc V. Vysotsky đã chỉ thị xem xét khả năng lắp các hệ thống pháo nước ngoài cho các frigate đang đóng.

Rõ ràng, điều đó liên quan đến ụ pháo 130 mm А-192 hiện đang được xem là vũ khí chính của các tàu lớp Projket 22350.

Ụ pháo nhẹ 130 А-192М Armat (do KB Arsenal phát triển và do MZ Arsenal sản xuất) hiện đang ở giai đoạn thử nghiệm mẫu chế thử. Toàn bộ công tác thử nghiệm và cải tiến thiết kế đang diễn ra đúng tiến độ đã hợp đồng với Hải quân Nga và sẽ hoàn thành vào năm 2012. Xét về tất cả các tính năng chiến-kỹ thuật, A-192M ở trình độ thế giới và không thua kém các mẫu pháo nước ngoài.

Tính năng của pháo А-192
Số nòng x cỡ, mm: 1 x 130;
Nguyên lý nạp đạn: tự động;

Tầm bắn, km:

- mục tiêu trên biển: đến 23;
- mục tiêu bay: đến 18.
Góc tầm: -15° đến +80°;
Góc hướng: 170°;

Tốc độ bắn: đến 30 phát/phút;
Khẩu đội, người: 5;
Trọng lượng ụ pháo, không đạn, tấn: 25;
Thay cho pháo A-192, Đô đốc Vysotsky đề xuất ụ pháo 100 mm Creusot-Loire Compact (Pháp) và 127 mm OTO-Melara 127/64LW (Italia).



Pháo tàu A-192
Nếu quyết định chọn các hệ pháo tàu nước ngoài, Nga có thể hứng chịu một số hậu quả tiêu cực:

- Mất đi trường phái chế tạo pháo tàu cỡ nòng lớn, các chuyên gia đó là vô giá;
- Phụ thuộc nước ngoài về linh kiện và đạn pháo, mà điều đó có thể có hậu quả nguy hiểm một khi xảy ra xung đột với phương Tây;
- Mất việc làm trong ngành công nghiệp Nga vốn đang gặp khó khăn do khủng hoảng.
Ngoài pháo ụ, Tư lệnh Hải quân Nga còn đề nghị xem xét các phương án sử dụng các hệ thống và thiết bị khác của nước ngoài như động cơ diesel, máy phát điện diesel, các hệ thống quạt và điều hòa.


(Rita news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang