Theo RIA Novosti, ngày 26/8, Nga vừa bàn giao cho Bộ Quốc phòng Indonesia 6 máy bay trực thăng đa năng mới Mi-17-B5.
Các máy bay này đã được bàn giao theo hợp đồng với Indonesia trong năm 2007. Theo thỏa thuận, quân đội Indonesia sẽ mua 18 máy bay trực thăng Mi-17-B5, hiện nay Indonesia đã nhận được 12 chiếc và 6 chiếc còn lại dự kiến sẽ nhận được trong thời gian tới. Theo các chuyên gia quân sự, loại MI-17 đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của quân đội Indonesia trong các hoạt động chuyển quân, phục vụ hậu cần và các hoạt động nhân đạo khác. Indonesia mua máy bay trực thăng của Nga với tín dụng xuất khẩu 1 tỷ USD, do quốc gia của Nga trong tháng 9/2007. Indonesia cũng đã nhận được 5 trực thăng tiến công Mi-35P và 20 xe chiến đấu bộ binh BMP-3F. Bộ Quốc phòng Indonesia cũng đã lên kế hoạch mua 2 tàu ngầm Kilo thuộc Dự án 877, nhưng vào tháng 7/2009 kế hoạch mua tàu ngầm đã được chuyển vào một thời điểm sau, không loại trừ hợp đồng sẽ được ký kết trước cuối năm 2011. Trực thăng Mi-17. Trong tháng 9/2010, Indonesia đã nhận được 3 trực thăng Mi-35P, và sau đó nhận thêm 2 xe chỉ huy. 10/2010 Nga tiếp tục bàn giao 17 xe chiến đấu bộ binh BMP-3F cho nước này. Trước đó, Indonesia đã mua của Nga 10 máy bay chiến đấu S-30MK. Đặc biệt, theo hợp đồng đã ký kết vào 9/2003, không quân nước này đã nhận được 2 máy bay chiến đấu Su-30MK và 2 chiếc Su-27SK. Trong năm 2007, Không quân Indonesia đã mua thêm 6 máy bay Su-27SKM và 3 chiếc Su-30MK2. Theo kế hoạch hiện đại hóa quân đội Indonesia, trong 20 năm tiếp theo sẽ được mua thêm 180 máy bay chiến đấu Nga, rất có thể là Su-30MK2. Dù đất nước trải rộng với hơn 17.500 hòn đảo, song Indonesia hiện chưa có tàu sân bay, do đó trực thăng là giải pháp khả thi để đối phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống, đặc biệt là hoạt động của các phần tử ly khai và thảm họa thiên nhiên thường xuyên diễn ra. Năm 2011, quân đội Indonesia đầu tư khoảng 56 triệu USD cho việc mua sắm các trang thiết bị quân sự từ nguồn ngân sách nhà nước. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trực thăng Mi-17 V5. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trực thăng Mi-17 V5. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011
>> Indonesia nhận 6 trực thăng Mi-17
Thứ Tư, 17 tháng 8, 2011
>> Sri Lanka chi 300 triệu USD mua vũ khí Nga
Nga ký kết hợp đồng đầu tiên với Sri Lanka về việc cung cấp vũ khí thuộc khoản tín dụng nhà nước trị giá 300 triệu USD.
Máy bay quân sự Mi-171 của Nga “Rosoboronexport” sẽ chuyển giao 14 trực thăng Mi-171 với các phiên bản khác nhau cho Sri Lanka. Người thực hiện hợp đồng này là Nhà máy hàng không Ulan-Ude. Theo thông báo của phương tiện truyền thông Nga, “một hợp đồng cung cấp máy bay trực thăng sẽ được thực hiện bởi các tín dụng nhà nước Nga đã được phân bổ năm 2010, về việc Sri Lanka mua vũ khí của Nga”. Dòng máy bay trực thăng Mi-171 được sản xuất bởi UUAZ với 4 mẫu, thứ nhất là trực thăng đa năng Mi-171, thứ hai Mi-171 phiên bản VIP, trực thăng vận tải hàng không Mi-171A và trực thăng vận tải quân sự Mi-171SH. Thỏa thuận cho Sri Lanka vay 300 triệu USD trong thời gian 10 năm để mua thiết bị quân sự của Nga đã được ký kết vào ngày 8/2/2010 tại Moscow giữa Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga, Dmitry Pankin và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Sri Lanka, Udayanga Weeratunga, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức 6 ngày của Tổng thống Sri Lanka, Mahinda Rajapaksa đến Moscow. Một khoản ở mức độ như thế đối với Sri Lanka là rất quan trọng đối với đất nước này, nếu chúng ta nhìn qua các chi phí mua thiết bị quân sự của Sri Lanka trong những năm gần đây. Trong giai đoạn 2001-2008 giá trị nhập khẩu của quốc phòng của Sri Lanka chỉ có 302 triệu USD. Ở thời điểm này, Sri Lanka đang thực hiện hợp nhập khẩu quốc phòng với số tiền chỉ là 73 triệu USD, mặc dù khối lượng thấp như vậy nhưng so sánh với giá trị suất khẩu rất thấp của nền kinh tế thì lại hoàn toàn khác. Đây cũng là thời gian của các quyết định của Nga, có tính đến những thay đổi đã xảy ra trong đời sống chính trị của Sri Lanka trong năm 2009. Sau thất bại của nhóm “những con hổ giải phóng Tamil”, chính phủ đã thông qua một quyết định từ bỏ một số kế hoạch trước đây về chương trình mua vũ khí đắt tiền, nhưng sau một thời gian cân nhắc các nhà lãnh đạo đã đi đến kết luận, cần tăng cường và hiện đại hóa lực lượng vũ trang hơn nữa để ngăn chặn sự hồi sinh của phong trào ly khai. Rất có thể sẽ tập trung vào việc mua nhiều vũ khí hiện đại. Vào mùa hè năm 2009, Chính phủ Sri Lanka công bố ý định tăng cường quân số các lực lượng vũ trang lên 50% hoặc 100 nghìn người, để loại trừ khả năng sự hồi sinh của phong trào ly khai Tamil. Hiện nay, quân đội Sri Lanka có 200.000 người, trong tương lai gần số lượng sẽ tăng đến 300.000 người. Theo đánh giá một số chuyên gia quân sự, tổ chức “những con hổ giải phóng Tamil” vẫn có thể tạo ra các nhóm khủng bố mới gây bất ổn tình hình trong nước. Thỏa thuận song phương liên chính phủ về hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Nga và Sri Lanka đã được ký kết trong tháng 2/2004. Trước đó, Nga đã thực hiện một số thỏa thuận với Sri Lanka về việc cung cấp vũ khí. Đặc biệt, trong năm 1998, “Rostvertol” đã giao trực thăng Mi-24 và Mi-24P cho Sri Lanka (tổng hai loại là 5 chiếc). Năm 1994, Nhà máy hàng không Ulan-Ude đã cung cấp cho Sri Lanka sáu máy bay trực thăng Mi-171. Ngoài ra, Nga cũng thông báo cáo về việc xuất khẩu 30 xe bọc thép chiến đấu loại BBM trong năm 1998, nhưng theo đại diện của Nhà máy chế tạo cơ khí Arzamas vào năm 1998, công ty đã chuyển 33 xe bọc thép cho Sri Lanka, trong đó có loại BTR-80 BTR-80A và BREM, đến năm 2000 đặt hàng thêm 10 AMZ BTR 80A. Còn Nhà máy trực thăng Kazan trong cuối những năm 1990 đã chuyển giao cho Sri Lanka ba máy bay trực thăng Mi-17. Vào năm 2009, Sri Lanka và Nga đã ký hợp đồng nguyên tắc về việc cung cấp bốn máy bay trực thăng Mi -17, nhưng sau đó do khủng hoảng tài chính, hợp đồng trên đã không thể thực hiện. Không những thế, Sri Lanka cũng đã trì hoãn chương trình mua năm máy bay chiến đấu MiG-29 của Nga từ đầu năm 2009. |
Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011
>> Vị trí trực thăng quân sự Nga trên thị trường
Nga sẽ chiếm khoảng 15% thị trường máy bay trực thăng thế giới vào năm 2015.
Dòng trực thăng đa dụng Mi-17 rất được ưa chuông trên thị trường toàn cầu. Sản xuất máy bay trực thăng Nga đang tăng trưởng 20-30% năm. Sự tăng trưởng này sẽ cho phép Nga chiếm ít nhất 15% thị trường máy bay trực thăng thế giới vào năm 2015, giám đốc TSAMTO Igor Korotchenko nói với RIA Novosti (hôm 12/8). Nga là một trong những nước sản xuất hàng đầu thế giới trong lĩnh vực máy bay trực thăng quân sự. Kể từ năm 1950 thế giới đã sản xuất được 65.000 máy bay trực thăng, trong đó Nga sản xuất hơn 26.000 và 6.000 chiếc cho xuất khẩu. Theo đánh giá của TSAMTO, Công ty cổ phần Máy bay trực thăng của Nga chiếm khoảng 11% trên thị trường thế giới trong năm 2011 và sẽ tăng lên 17% vào năm 2020. Khối lượng cung cấp máy bay trực thăng quân sự trong cán cân xuất khẩu vũ khí của Nga trong gia đoạn 2002-2009 chiếm khoảng 10,4%, với tổng giá trị hơn 4,5 tỷ USD. Cơ cấu doanh thu trong giai đoạn này cho một số loại máy bay trực thăng quân sự tương đương như xu hướng toàn cầu. Máy bay trực thăng đa năng được xếp hạng đầu tiên với doanh thu 3,38 tỷ USD, thứ hai là máy bay trực thăng tấn công với giá trị 606 triệu USD, vị trí thứ ba thuộc về trực thăng chống ngầm với 422 triệu USD và vị trí thứ tư của máy bay trực thăng hạng nặng, 168 triệu USD. Nga đang cung cấp số lượng lớn các trực thăng Mi-17 theo hợp đồng với Ấn Độ, Azerbaijan, Venezuela và Ai Cập. Còn các hợp đồng với Brazil, Peru, Indonesia và một số nước khác là loại trực thăng Mi-35. Theo TSAMTO, trong giai đoạn 2011-2020, Trực thăng Nga sẽ xuất khẩu khoảng 1.150 chiếc. Cũng trong thời gian này sẽ cung cấp hơn 1.000 máy bay trực thăng quân sự cho quân đội Nga thông qua các hợp đồng quốc phòng. Giai đoạn 2011-2020, các lực lượng vũ trang Nga sẽ mua một số máy bay trực thăng cho các mục đích khác nhau như: Mi-26, Mi-8MVT-5, Mi-8AMTSh, Ka-52, Mi-28NM và máy bay trực thăng vận tải quân sự của loại Mi-8 cũng như một số máy bay trực thăng đặc biệt. Tổng giá trị mua sắm các máy bay trực thăng thông qua hợp đồng quốc phòng Nga là 800 tỷ rúp. Năm 2011, Không quân Nga có kế hoạch nhận được 100 máy bay trực thăng mới. Trong số đó có trực thăng chiến đấu Mi-28, Ka-52, máy bay vận tải quân sự Mi-8 và huấn luyện hạng nhẹ “Ansat”. Còn ba máy bay trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26T cung cấp cho Không quân Nga đang được sản xuất ở giai đoạn cuối tại “Rosvertole”. |
Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011
>> Tại sao Ấn Độ và Mỹ mua trực thăng Nga?
Sau Mỹ, Ấn Độ đã ký kết hợp đồng mua 80 trực thăng Mi-17 V5 của Nga, bên lề cuộc triển lãm hàng không quốc tế Paris diễn ra ở Le Bourget, Pháp. Các chuyên gia quan tâm và đã đưa ra những lý giải đối với lựa chọn trên của Mỹ và Ấn Độ. RIA Novosti cho biết giá trị hợp đồng trực thăng giữa Nga và Ấn Độ không được tiết lộ. Trưởng đoàn đại diện của Tập đoàn xuất khẩu quốc phòng Nga Rosoboronoexport tại triển lãm, ông Sergey Kornev khẳng định Ấn Độ sẽ được cung cấp những trực thăng Mi-17 đã được cải tiến hơn nữa. Trước đó, Rosoboronexport và tư lệnh lục quân Mỹ đã ký hợp đồng mua bán máy bay vận tải quân sự Mi-17 V5 cho không lực 21 của Afghanistan vào ngày 26/5, trị giá hợp đồng là 367,5 triệu USD. Nga và Mỹ cũng đã thống nhất sẽ xây dựng một cơ sở bảo trì trực thăng tại Afghanistan. Thời gian cung cấp lô đầu tiên được ấn định vào tháng 10/2011. Số còn lại sẽ được chuyển vào năm 2012. Trực thăng Mi-17 của Nga “Hợp đồng này là dự án hợp đầu tiên trong lịch sử quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự Nga – Mỹ”, Phó Giám đốc Cơ quan hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga Vyacheslav Dzirkalin cho hay. Theo ông, trong hợp đồng này, người Mỹ hoàn toàn thực dụng vì binh lính Afghanistan có nhiều kinh nghiệm vận hành trực thăng Liên Xô. Trực thăng Mi-17 là phiên bản nâng cấp từ trực thăng Mi-8. Mi-17 hiện là loại máy bay lên thẳng được sử dụng nhiều nhất trên thế giới nhờ những cải tiến dễ điều khiển so với những máy bay do châu Âu sản xuất. Nga đã sản xuất được hơn 11.000 máy bay Mi-8 và Mi-17, bán được cho 80 nước. Những trực thăng đầu tiên đã được dùng thử nghiệm trong điều kiện chiến đấu tại cuộc chiến ở Afghanistan vào thập niên 80. “Trong cuộc chiến này, trực thăng Mi-17 đã thể hiện rất tốt. Mi-17 đã thực hiện xuất sắc các chuyến bay và hạ cánh trong điều kiện núi cao, người ta đã sử dụng chúng để vận chuyển phi công, lính đổ bộ sau các chiến dịch đặc biệt, chở hàng hóa”, phi công bậc 1, Valery Kalashnikov của Nga kể với hãng tin RIA Novosti. Tư lệnh Không quân Afghanistan, tướng Abdul Wahab Wardak, khẳng định: “Mi-17 thích hợp với các điều kiện của Afghanistan hơn bất kỳ loại trực thăng nào khác, hơn nữa phi công của chúng tôi cũng quen sử dụng chúng. Chúng tôi đã sử dụng các trực thăng này từ những năm 1980. Chính tôi đã được học lái Mi-17 tại Liên Xô, vì vậy, tôi biết tôi đang nói gì”. Phó Giám đốc Cơ quan hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga Vyacheslav Dzirkalin cho rằng, Mi-17 là mẫu trực thăng phù hợp nhất đối với yêu cầu của Mỹ. Nhiệm vụ của trực thăng tuy khác nhau, nhưng cơ bản là chở binh lính, hàng hóa, đảm bảo an toàn cho các chuyến bay và cho lực lượng hành quân dưới mặt đất. Các bạn cũng biết những con đường ở Afghanistan là như thế nào rồi, vì thế trực thăng được dùng là chính. Mi-17V-5 là biến thể của Mi-8, có trọng lượng cất cánh tối đa 13 tấn, chiều dài 25m, tốc độ hành trình 230km/h (tối đa 300 km/h), có thể chở 36 lính, hoặc 4 tấn hàng trong khoang và 4,5 tấn treo bên ngoài trong bán kính 750km. Mi-17V-5 là trực thăng thích hợp nhất cho điều kiện núi cao, nhiệt độ lên xuống nhiều, và có tính năng bay cao tốt hơn nhiều các trực thăng tương tự khác. Mi-17V-5 có thể dùng cho nhiều nhiệm vụ, chủ yếu là chở quân và hàng hóa. [BDV news] |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)