Vũ khí laser thể rắn trên tàu chiến có đủ khả năng đối phó với tên lửa hành trình chống hạm, máy bay không người lái và máy bay tấn công nhanh. Vũ khí laser của Hải quân Mỹ. Ngày 2/5, tờ “Nhật báo phố Wall” Mỹ có bài viết cho rằng, đối mặt với vũ khí dẫn đường chính xác tầm xa của đối thủ, Mỹ đang tìm cách tiến hành phòng thủ bằng công nghệ cao. Chuyên gia hải quân Mỹ cho rằng, trong 6 năm tới, Hải quân Mỹ có thể sử dụng thiết bị laser trạng thái rắn trên tàu chiến, công suất đủ để ứng phó với tên lửa hành trình chống hạm của các nước như Iran. Cũng trong 6 năm tới, không quân và lục quân cũng có thể ứng dụng thiết bị laser hóa học cấp megawatt nền, bảo vệ các căn cứ quan trọng ở vịnh Péc-xích và Tây Thái Bình Dương. Bài báo cho rằng, trong 20 năm qua, từ chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất đến chiến dịch không kích Libya gần đây, quân Mỹ hầu như chưa từng đối mặt với khó khăn về lực lượng tiếp tế và triển khai. Đối thủ cạnh tranh và kẻ thù tiềm tàng của Mỹ - từ Trung Quốc đến Hezbollah – đã chú ý đến tình tình này, đang nỗ lực tìm kiếm vũ khí dẫn đường chính xác tầm xa, thông qua xây dựng rất nhiều “khu tìm diệt” ở xung quanh sân bay, bến cảng và trạm tiếp tế, đe dọa quân Mỹ. Mối đe dọa này khó ứng phó hơn nhiều so với bom cài ven đường ở Afghanistan và Iraq. Mặc dù Lầu Năm Góc hiểu rõ mối đe dọa này, nhưng phương pháp ứng phó lỗi thời và tốn kém. Vũ khí laser trên máy bay. Khi đối mặt với cắt giảm ngân sách, Lầu Năm Góc vẫn đang tiếp tục nhấn mạnh dùng vũ khí đánh chặn có giá trị hàng triệu USD để đánh chặn tên lửa giá rẻ của đối phương, khiến cho quân Mỹ rơi vào vị thế bất lợi trong cạnh tranh chi phí, trong khi đối thủ lại lạc quan về tình hình và tiếp tục tiến lên. Bài báo cho rằng, quân Mỹ có biện pháp có thể bảo vệ hiệu quả hơn bản thân mình và tránh bị tập kích, tăng gánh nặng chi phí tấn công cho kẻ thù. Trong đó có một giải pháp là bất ngờ tấn công thiết bị phóng tên lửa của đối thủ (máy phóng) trên mặt đất, tiêu diệt chúng trước khi vũ khí phát huy hiệu lực. Nhưng, việc tấn công “áp chế” này cần tìm được và phá hủy thiết bị phóng tên lửa, lực lượng pháo và súng cối cơ động cao, đây là một thách thức rất lớn. Một biện pháp bổ sung tốt hơn là sử dụng công nghệ cao, giảm mạnh chi phí tấn công – đó là thiết bị laser công suất cao. Nguyên mẫu vũ khí laser công suất cao trước đây hoặc là hiệu lực không đầy đủ, hoặc quá cồng kềnh, hoặc đều có hai khuyết điểm này. Một loại thiết bị laser hóa học trang bị cho chiếc Boeing 747 (được cải tạo thành quân dụng) gần đây bị hủy bỏ, đây là một ví dụ mới nhất mà vũ khí laser không đạt được mục tiêu. Vũ khí laser chiến thuật. Có lẽ giống như tàu ngầm và ngư lôi không phát huy được vai trò trong mấy chục năm cuối thế kỷ 19, nhưng nhanh chóng trở thành vũ khí mạnh mẽ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, vũ khí laser cuối cùng cũng sẽ bước vào thời kỳ hoàng kim của nó. Bài viết chỉ ra rằng, gần đây công nghệ vũ khí laser trạng thái rắn đạt được tiến bộ to lớn (nghĩa là vũ khí laser có thể bằng thể rắn hoặc sợi chứ không phải thể lỏng hoặc khí, sản xuất ra chùm tia chết người), có chi phí phóng đơn vị rất thấp, đã đạt mức công suất rất cao, đã tạo sự đối lập rất rõ rệt với vũ khí đánh chặn tên lửa truyền thống với đơn giá có thể hơn 10 triệu USD. Chuyên gia hải quân Mỹ cho rằng, trong 6 năm tới sử dụng công nghệ đã được phát triển và đang thử nghiệm, họ có thể sử dụng thiết bị laser thể rắn trên tàu chiến, công suất đủ để ứng phó với tên lửa hành trình chống hạm, máy bay không người lái và tốp máy bay tấn công nhanh của các nước như Iran. Những thiết bị laser này có thể giảm đạn dược phòng thủ đắt đỏ và cồng kềnh trên tàu chiến, dành ra không gian cho vũ khí khác. Giống với thiết bị laser thể rắn, thiết bị laser hóa học kiểu mới có thể có công suất lớn hơn mấy thế hệ trước, có thể ứng phó với rất nhiều mối đe dọa trên không và tên lửa, bao gồm tên lửa đạn đạo tầm xa. Vũ khí laser tấn công vệ tinh. Cũng trong 6 năm tới, sử dụng công nghệ phát triển cho thiết bị laser trang bị trên máy bay, không quân và lục quân có thể ứng dụng thiết bị laser hóa học cấp megawatt nền, giúp bảo vệ các căn cứ quan trọng ở vịnh Péc-xích và Tây Thái Bình Dương. Bài báo cho rằng, đương nhiên, vũ khí laser cũng có những hạn chế của nó. Thời tiết khắc nghiệt sẽ làm giảm hiệu quả của nó (rất nhiều vũ khí khác cũng như vậy), hơn nữa tìm diệt những mục tiêu khó khăn như đầu đạn tên lửa đạn đạo sẽ cần công suất thiết bị laser nhiều megawatt. Tuy nhiên, kết hợp tấn công áp chế và phòng thủ truyền thống, thiết bị laser công suất cao có thể cải thiện đáng kể việc phòng thủ của quân đội, giảm giá thành, đồng thời cũng làm cho kế hoạch của kẻ thù trở nên phức tạp hơn. Các nước khác, đặc biệt là Nga và Trung Quốc, đã nhìn thấy tiềm năng hoàn toàn mới của những vũ khí này, đồng thời đang tích cực đầu tư cho nó. Trong khi đó, Lầu Năm Góc có kế hoạch cắt giảm vốn nghiên cứu lĩnh vực này, mặc dù hiện nay đầu tư trong lĩnh vực này hàng năm nhiều hơn 500 triệu USD, nhưng đầu tư cho phòng thủ tên lửa và trên không truyền thống khác vượt xa 10 tỷ USD. Vũ khí laser. Do muốn tăng chi phí cho đối thủ cạnh tranh, đồng thời giảm chi phí của bản thân Mỹ, sự mất cân bằng này sẽ làm cho quân Mỹ càng lo ngại hơn. Bộ Quốc phòng cho biết đang nỗ lực duy trì ưu thế công nghệ, chiến lược mới của họ chủ trương “duy trì xu thế sáng tạo quan trọng có thể đem lại lợi ích lâu dài quan trọng là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu”. Điều đáng tiếc là, động lực thúc đẩy của Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta hoặc Quốc hội Mỹ không đủ, thiết bị laser công suất cao hầu như không có nhiều khả năng sớm từ phòng thực nghiệm đi vào sản xuất. Nếu như vậy, quân Mỹ sẽ giống như Afghanistan và Iraq, chỉ có thể tiếp tục đáp trả mối đe dọa, chứ không thể hành động trước khi mối đe dọa xuất hiện. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vũ khí laser. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vũ khí laser. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012
>> Siêu vũ khí của quân đội Mỹ
Nhãn:
Quân đội Mỹ,
Siêu vũ khí,
Vũ khí laser
Thứ Tư, 25 tháng 1, 2012
>> Các cường quốc quân sự tăng cường phát triển vũ khí laser
Hiện nay, các cường quốc quân sự trên thế giới đang có xu thế nghiên cứu phát triển vũ khí trang bị laser cho máy bay, tàu chiến và chiến xa rất mạnh.
Vũ khí laser trang bị cho máy bay
Chiếc máy bay trang bị vũ khí laser đầu tiên của Không quân Mỹ là “Boeing 747-400F”, thuộc căn cứ không quân Edwards của Không quân Mỹ. Chiếc máy bay này đã được trang bị vũ khí laser hóa học COLL có công suất mạnh, dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không. Máy bay trang bị vũ khí laser đầu tiên của Quân đội Mỹ Hiện nay, nhiệm vụ tác chiến tưởng định của quân đội Mỹ bao gồm: đánh chặn tên lửa đất đối không, tên lửa không đối không và máy bay cánh cố định, máy bay trực thăng; bắn rơi các mục tiêu như tên lửa hành trình bay ở tầm cao và tầm thấp, máy bay không người lái, khinh khí cầu; theo dõi vệ tinh của đối phương hoạt động trên quỹ đạo, dùng chiếu xạ laser để nó tạm thời mất đi chức năng. Chương trình laser cho máy bay của Không quân Mỹ đã trải qua hơn 10 năm phát triển, đã giành được một loạt thành tựu to lớn. Đặc biệt là thử nghiệm đánh chặn sát thương trên không thành công ngày 10/1/2010, làm cho cuộc thử nghiệm phát hiện, đeo bám và giao chiến của vũ khí laser trang bị cho máy bay có một bước tiến quan trọng, trong tương lai có thể đảm đương nhiệm vụ phòng thủ cuối cùng của tên lửa đạn đạo chiến thuật của quân Mỹ. Vũ khí laser trang bị cho tàu chiến Hệ thống “vũ khí laser phòng ngự khu vực trang bị cho tàu chiến” là một hệ thống laser chiến thuật giá rẻ có khả năng phòng thủ cự ly gần, đang được Công ty Raytheon Mỹ nghiên cứu chế tạo. Hệ thống LADS được cải tiến trên cơ sở hệ thống phòng thủ gần Phalanx hiện có, chủ yếu đã tận dụng nền tảng của hệ thống cũ và radar kiểm soát hỏa lực, pháo pháo rãnh xoay phóng nhanh 6 nòng 20 mm được thay thế bởi thiết bị laser trạng thái rắn. Pháo laser trang bị cho tàu chiến của Quân đội Mỹ Hệ thống LADS chủ yếu dùng cho tác chiến phòng thủ cuối cùng của tàu chiến nổi cỡ lớn và trung bình như tàu khu trục tên lửa Aegis, có thể đối phó với nhiều loại mục tiêu trên biển, trên không, bao gồm tên lửa không đối hạm, tên lửa hạm đối hạm, tên lửa ngầm đối hạm, đạn lửa (đạn hỏa tiễn), đạn pháo, máy bay không người lái, máy bay trực thăng, thủy lôi di động và tàu cỡ nhỏ. Ngay từ năm 2007, Công ty Raytheon đã tuyên bố, trong thử nghiệm, hệ thống LADS sử dụng một thiết bị laser sợi IP 20 kW, đã bắn rơi thành công một máy bay không người lái giả ở cự ly 1050 m. Vì vậy, hệ thống vũ khí laser trang bị cho tàu chiến đã thể hiện được tính năng và ưu thế tốt, việc đưa vào sử dụng thực tế sẽ không còn quá lâu. Vũ khí laser trang bị cho chiến xa Vũ khí laser chiến thuật Low-Sentinel của Lục quân Mỹ, do Công ty Lockheed Martin nghiên cứu phát triển, có thể dùng container vận chuyển, được kéo bởi xe tải quân sự chiến thuật, thực hiện cơ động nhanh trên chiến trường, đánh chặn có hiệu quả các mục tiêu trên mặt đất và trên không ở tầm thấp, có tính cơ động chiến thuật mạnh. Vũ khí laser trang bị cho chiến xa Hệ thống này đã sử dụng thiết bị laser hóa học DF, có công suất cao hơn, đường kính chùm tia sáng lớn hơn, mật độ năng lượng phân bố đều, ô nhiễm ít, tính năng tổng thể khá tốt, không những có thể phòng thủ tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm gần, đạn pháo tầm gần, tầm trung và tầm xa, đạn hỏa tiễn, hơn nữa có thể đánh chặn sự tấn công của máy bay trực thăng, máy bay không người lái, khinh khí cầu và tên lửa hành trình, bảo vệ cho các cơ sở quân sự, khu dân cư hoặc khu công nghiệp, khu vực bảo vệ có thể lên tới 8.000 m2. Công ty Công nghiệp Máy bay Israel cũng đã nghiên cứu phát triển một hệ thống vũ khí laser chiến thuật trạng thái rắn tương tự hệ thống Low-Sentinel. Được biết, tính năng của thiết bị laser chiến thuật dùng cho chiến xa này ưu việt toàn diện so với Low-Sentinel, có thể phá hỏng hệ thống kiểm soát hỏa lực quang điện của tên lửa chống tăng, đồng thời có thể bám theo, ngắm chuẩn và tiêu diệt đầu đạn của tên lửa sau khi được phóng đi. |
Nhãn:
pháo laser,
Quân đội Mỹ,
Vũ khí laser
Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011
>> Vũ khí laser ‘làm mù’ phòng không đối phương
Cơ quan chuyên trách về ứng dụng công nghệ laser năng lượng cao đã công bố yêu cầu phát triển trong thời gian ngắn loại vũ khí mới dùng để chế áp phòng không.
Vũ khí mới này “bằng các laser liên tục hay laser xung bảo đảm ngắt các sensor của đối phương”. Vũ khí laser mới sẽ lắp trên phương tiện bay và không nhất thiết phải tiêu diệt, các sensor của đối phương mà đơn giản chỉ cần ngắt là đủ. Các chi tiết của chương trình được bảo mật, song xem ra, quân đội Mỹ muốn có một loại laser mới có khả năng ngắt các phương tiện phát hiện máy bay - các sensor quang-điện tử và radar - của các hệ thống phòng không. Kinh nghiệm các cuộc xung đột trong những thập niên gần đây cho thấy, quân đội Mỹ đã thành công lớn trong việc vô hiệu hóa các đài radar của đối phương. Sau khi phát hiện, các sensor phòng không bị tiêu diệt nhanh chóng bằng bom, tên lửa chống radar và tên lửa hành trình, nhưng chiến thuật này cũng có những điểm yếu. Trước hết đó là vấn đề chi phí. Chẳng hạn, trong cuộc chiến tranh chống Nam Tư năm 1999, không quân Mỹ đã tốn nhiều triệu USD cho việc oanh kích các mồi bẫy-mục tiêu giả. Tia laser là phương án thay thế rẻ tiền cho các tên lửa chống radar và tên lửa hành trình đắt tiền. Pháo laser chế thử YAL-1 đánh chặn tên lửa đường đạn có thể chế áp hiệu quả các khí tài quan sát, phát hiện của phòng không Theo yêu cầu của Không quân Mỹ, công nghệ laser mới phải sẵn sàng cho tác chiến trên chiến trường trong vòng 5 năm tới. Chắc chắn, Mỹ sẽ sử dụng các kết quả nghiên cứu của Cục Nghiên cứu hải quân Mỹ - đó là các vũ khí laser thể rắn và laser hóa học đang được thử nghiệm hay laser điện tử tự do tiên tiến. Theo yêu cầu chiến thuật đối với vũ khí mới thì nó phải có bán kính hoạt động rất lớn, tới hàng chục kilômet để máy bay mang không cần phải tiến vào tầm bắn của hỏa lực phòng không. Theo yêu cầu của Không quân Mỹ, tia laser phải phát đi một năng lượng 1 kJ/cm2 khi bắn ở cự ly 10 km. Đây là công suất rất cao không chỉ đối với vũ khí năng lượng. Chẳng hạn, viên đạn AK 7,62 mm tại mặt cắt đầu nòng có năng lượng gần 2 kJ. Hiện nay, quân đội Mỹ chưa thể đánh giá chính xác hiệu quả tác động của các laser công suất lớn đối với các hệ thống phòng không, do đó, phần thứ hai của yêu cầu có bao gồm việc phát triển các hệ thống xách tay, các khái niệm và công nghệ cho phép đánh giá các hư hỏng do laser gây ra và xác định xem sensor của đối phương còn khả năng hoạt động hay không. Hiện chưa có thông tin gì về phương tiện mang của vũ khí laser mới, tất cả phụ thuộc vào kích thước của thiết bị laser. Có khả năng quân đội Mỹ sẽ tìm cách ứng dụng mẫu chế thử máy bay mang vũ khí laser chống tên lửa đường đạn YAL-1 trang bị laser hóa học công suất cỡ MW mà Mỹ đã chi hàng tỷ USD để phát triển.
[VietnamDefence news]
|
Nhãn:
đánh chặn,
ên lửa hành trìnhKhông quân Mỹ,
Hệ thống phòng không,
Quân đội Mỹ,
SENSOR,
Tên lửa đường đạn YAL-1,
Tên lửa hành trình,
USA,
Vũ khí laser
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)