Cơ quan chuyên trách về ứng dụng công nghệ laser năng lượng cao đã công bố yêu cầu phát triển trong thời gian ngắn loại vũ khí mới dùng để chế áp phòng không.
Vũ khí mới này “bằng các laser liên tục hay laser xung bảo đảm ngắt các sensor của đối phương”. Vũ khí laser mới sẽ lắp trên phương tiện bay và không nhất thiết phải tiêu diệt, các sensor của đối phương mà đơn giản chỉ cần ngắt là đủ. Các chi tiết của chương trình được bảo mật, song xem ra, quân đội Mỹ muốn có một loại laser mới có khả năng ngắt các phương tiện phát hiện máy bay - các sensor quang-điện tử và radar - của các hệ thống phòng không. Kinh nghiệm các cuộc xung đột trong những thập niên gần đây cho thấy, quân đội Mỹ đã thành công lớn trong việc vô hiệu hóa các đài radar của đối phương. Sau khi phát hiện, các sensor phòng không bị tiêu diệt nhanh chóng bằng bom, tên lửa chống radar và tên lửa hành trình, nhưng chiến thuật này cũng có những điểm yếu. Trước hết đó là vấn đề chi phí. Chẳng hạn, trong cuộc chiến tranh chống Nam Tư năm 1999, không quân Mỹ đã tốn nhiều triệu USD cho việc oanh kích các mồi bẫy-mục tiêu giả. Tia laser là phương án thay thế rẻ tiền cho các tên lửa chống radar và tên lửa hành trình đắt tiền. Pháo laser chế thử YAL-1 đánh chặn tên lửa đường đạn có thể chế áp hiệu quả các khí tài quan sát, phát hiện của phòng không Theo yêu cầu của Không quân Mỹ, công nghệ laser mới phải sẵn sàng cho tác chiến trên chiến trường trong vòng 5 năm tới. Chắc chắn, Mỹ sẽ sử dụng các kết quả nghiên cứu của Cục Nghiên cứu hải quân Mỹ - đó là các vũ khí laser thể rắn và laser hóa học đang được thử nghiệm hay laser điện tử tự do tiên tiến. Theo yêu cầu chiến thuật đối với vũ khí mới thì nó phải có bán kính hoạt động rất lớn, tới hàng chục kilômet để máy bay mang không cần phải tiến vào tầm bắn của hỏa lực phòng không. Theo yêu cầu của Không quân Mỹ, tia laser phải phát đi một năng lượng 1 kJ/cm2 khi bắn ở cự ly 10 km. Đây là công suất rất cao không chỉ đối với vũ khí năng lượng. Chẳng hạn, viên đạn AK 7,62 mm tại mặt cắt đầu nòng có năng lượng gần 2 kJ. Hiện nay, quân đội Mỹ chưa thể đánh giá chính xác hiệu quả tác động của các laser công suất lớn đối với các hệ thống phòng không, do đó, phần thứ hai của yêu cầu có bao gồm việc phát triển các hệ thống xách tay, các khái niệm và công nghệ cho phép đánh giá các hư hỏng do laser gây ra và xác định xem sensor của đối phương còn khả năng hoạt động hay không. Hiện chưa có thông tin gì về phương tiện mang của vũ khí laser mới, tất cả phụ thuộc vào kích thước của thiết bị laser. Có khả năng quân đội Mỹ sẽ tìm cách ứng dụng mẫu chế thử máy bay mang vũ khí laser chống tên lửa đường đạn YAL-1 trang bị laser hóa học công suất cỡ MW mà Mỹ đã chi hàng tỷ USD để phát triển.
[VietnamDefence news]
|
Hiển thị các bài đăng có nhãn SENSOR. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn SENSOR. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011
>> Vũ khí laser ‘làm mù’ phòng không đối phương
Nhãn:
đánh chặn,
ên lửa hành trìnhKhông quân Mỹ,
Hệ thống phòng không,
Quân đội Mỹ,
SENSOR,
Tên lửa đường đạn YAL-1,
Tên lửa hành trình,
USA,
Vũ khí laser
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)