Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Washington Post

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Washington Post. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Washington Post. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

>> Trung Quốc có thêm lữ đoàn ICBM mới



Trung Quốc vừa hoàn thành việc biên chế lữ đoàn tên lửa chiến lược DF-31A mới, có trụ sở tại tỉnh Hồ Nam.


Theo báo cáo của Washington Post, Trung Quốc có thêm một lữ đoàn tên lửa chiến lược liên lục địa cơ động mới.

Báo cáo cho biết, trang bị chính của lữ đoàn này là các tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM DF-31A, với số lượng khoảng 30 quả.

Trong khi đó báo cáo của tình báo Mỹ công bố năm 2009 cho biết, Trung Quốc có khoảng 15 tên lửa DF-31A, như vậy số lượng tên lửa DF-31A trong biên chế của Trung Quốc đã tăng gấp đôi so với báo cáo cách đây 2 năm.

http://nghiadx.blogspot.com
Khả năng răn đe hạt nhân của Trung Quốc vừa được nâng lên tầm cao mới với sự ra đời của lữ đoàn ICBM DF-31A thứ 2.


Mark Stokes, tác giả của báo cáo cho biết, lữ đoàn ICBM mới này có trụ sở tại Thiệu Dương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.

Biến thể nâng cấp DF-31A có tầm bắn lên đến 11.200km, có thể đánh bất cứ địa điểm nào của nước Mỹ.

Các tên lửa ICBM DF-31 đầu tiên được chế tạo tại Thủy Tiên, tỉnh Cam Túc. Các tên lửa này đạt được khả năng hoạt động ban đầu vào năm 2001.

Trong năm 2006, quân đoàn pháo binh số 2 (cách gọi của lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc) bắt đầu công tác chuẩn bị cho việc hình thành lữ đoàn ICBM đầu tiên.

Lữ đoàn ICBM đầu tiên được trang bị các tên lửa DF-31 có tầm bắn 7.200km, tên lửa này có khả năng bao phủ toàn bộ châu Á, thậm chí vươn tới bán đảo Alaska của Mỹ, Nga và cả Thái Bình Dương, bao gồm cả đảo Guam.


http://nghiadx.blogspot.com
Tốc độ phát triển của lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc có thể vượt xa những dự đoán hiện tại.


Hiện tại, ICBM DF-31A chỉ mang theo một đầu đạn hạt nhân nên có nhiều hạn chế. Tuy nhiên, các báo cáo cũng chi ra, Trung Quốc đã bắt tay nghiên cứu công nghệ dẫn hướng nhiều đầu đạn độc lập MIRV.

Theo thông tin chưa được xác nhận, trong tương lai, DF-31A có khả năng mang 3 đầu đạn hạt nhận có đương lượng nổ từ 20-150 kiloton, có thể tấn công 3 mục tiêu khác nhau.

So với khả năng mang đầu đạn hạt của các ICBM của Mỹ, Nga từ 8-10 đầu đạn mỗi tên lửa, khả năng của DF-31A vẫn còn thua xa. Tuy nhiên, "sự khởi đầu này có thể làm thay đổi cuộc chơi trong tương lai", báo cáo của Mark Stokes có đoạn.

Từ đầu năm 2011, Trung Quốc cũng đã công bố việc phát triển một biến thể ICBM có khả đánh chìm tàu sân bay của Mỹ ở cự ly đến 3.000km là DF-21D.

Sự phát triển của tên lửa DF-21D vẫn chưa rõ ràng. Một số báo cáo cho rằng tên lửa đã đạt được khả năng hoạt động ban đầu, một số lại cho rằng tên lửa vẫn trong quá trình phát triển.

Việc biên chế thêm một lữ đoàn ICBM mới cho thấy, năng lực răn đe hạt nhân của Trung Quốc đã có những bước phát triển vượt bậc. Tốc độ phát triển của lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc có thể vượt ra ngoài những dự báo của quân đội Mỹ.

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2011

>> Iraq mua F-16 làm từ vàng?



Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki cho biết nước này đặt mua 36 máy bay F-16 để trang bị cho Không quân Iraq, vốn là quân chủng yếu nhất trong quân đội của nước này.


Ông Al-Maliki cho biết một phái đoàn có thành phần gồm các sĩ quân không quân Iraq cùng các cố vấn đã được cử đi với nhiệm vụ khôi phục lại hợp đồng mua 18 máy bay F-16 đã bị hủy trước đó. Không những thế, Iraq còn quyết định sẽ mua 36 chiếc máy bay thay vì con số 18 chiếc như hợp đồng cũ.

Theo một nguồn tin nội bộ, đây là một quyết định của chính phủ Maliki nhằm ngăn chặn việc sau này Hoa Kỳ lấy lý do đóng quân tiếp tục tại nước này sau hạn rút quân cuối cùng. Việc cho phép Quân đội Mỹ ở lại Iraq vào thời điểm nhạy cảm này là rất bất lợi trong việc đảm bảo quyền lực của chính quyền lâm thời.




Máy bay F-16D Block 52.


Tháng 9/2011, Iraq đã quyết định mua 18 máy bay F-16IQ ( phiên bản F-16 Mỹ sản xuất riêng cho Iraq) cùng một số phụ tùng vũ khí trị giá đến 4,2 tỷ USD. Tuy nhiên, bản hợp đồng này sau đó đã bị hủy sau khi Iraq đầu tư 900 triệu USD cho chương trình lương thực trong nước.

Máy bay F-16IQ được Mỹ thiết kế theo phiên bản F-16C/D Block 52, hiện vẫn thua kém phiên bản F-16 IN Super Viper (phát triển từ phiên bản F-16E/F Block 60) vốn được Mỹ chào hàng cho Ấn Độ trong chương trình MMRCA với giá 63 triệu USD một chiếc (đã bao gồm cả chi phí huấn luyện và phụ tùng thay thế).

Không tính số vũ khí, giá thành một chiếc F-16 quân đội Iraq phải mua lên đến 200 triệu USD/chiếc. Đơn giá này là quá đắt và Iraq có thể mua các loại máy bay “hạng sang” như máy bay thế hệ 4.5 Eurofighter Typhoon, Dassault Rafale hay Su-35BM với giá rẻ hơn nhiều.

Không chỉ vậy, theo các ý kiến trên diễn đàn quân sự iraqmilitary.org, F-16IQ không giải quyết được nhu cầu thực sự của Iraq, thậm chí trong số các vũ khí trong hợp đồng được mua không có những loại hiện đại như tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn AMRAAM, các loại bom dẫn đường GPS, tên lửa chống radar hay các thiết bị làm nhiễu tên lửa.

Trước đó, tháng 1/2011, Iraq đã ký một hợp đồng hiện đại hóa quân đội trị giá tới 13 tỷ USD với các nhà cung cấp Mỹ.


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang