Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: ICBM DF-31A

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn ICBM DF-31A. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ICBM DF-31A. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

>> Trung Quốc thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm


Cả Mỹ và Đài Loan đều xác nhận, Hải quân Trung Quốc đã phóng thử 6 tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2 từ tàu ngầm hạt nhân chiến lược (SSBN) Type-094.

Tờ Washington Times dẫn một báo cáo trực tuyến của Quốc hội Mỹ hôm 4/1 cho biết, đầu năm 2012, Trung Quốc có thể đã triển khai vụ phóng thử nghiệm bí mật của tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-2, một trong ba loại tên lửa chiến lược tầm xa mới của Trung Quốc.

Richard Fisher, một chuyên gia phân tích quân sự của quân đội Mỹ cho biết, trong những ngày đầu năm mới 2012, Trung Quốc đã phóng thử 6 tên lửa JL-2 từ dưới nước, trong vùng cảng quân sự phía Bắc của cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, nơi Trung Quốc đang bố trí ít nhất 2 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Hạm đội Bắc Hải, đặt tại căn cứ hải quân Tiểu Bình Đảo.



http://nghiadx.blogspot.com
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm 8/10 cũng đã chính thức xác nhận Trung Quốc đã bắn thử tên lửa JL-2 nhân dịp năm mới.

Ông Fisher cho biết, "Quân đội Trung Quốc gần như muốn chứng minh điều này. Nếu các cuộc thử nghiệm SLBM mới thành công, Tàu ngầm nguyên tử chiến lược (SSBN) Type-094 sẵn sàng thực hiện tuần tra chiến đấu với tên lửa mới".

"Chúng tôi đang giám sát các vụ phóng tên lửa tiếp theo của PLAN", ông này cho biết thêm.

http://nghiadx.blogspot.com
Hai tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type-094 của Hải quân Trung Quốc tại một quân cảng. SSBN Type-094 có thể mang 12 SLBM JL-2.


Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại úy John Kirby nói rằng: "Chúng tôi đã theo dõi chương trình JL-2 trong nhiều năm. Trung Quốc đã gặp phải những vấn đề kỹ thuật khiến họ phải liên tục trì hoãn việc ra mắt tên lửa mới".

Chuyên gia quân sự Mỹ Roger Cliff, một người cũng chuyên nghiên cứu sức mạnh quân sự Quân đội Trung Quốc gần đây đã viết bài đăng trên tờ Defense News rằng, có thể, Trung Quốc sẽ thực hiện một đợt "thử nghiệm quân sự lớn”. Trong số đó bao gồm cả việc phóng tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D.

Nếu thông tin trên là chính xác, các cuộc thử nghiệm DF-21D có tầm quan trọng tương tự như việc Trung Quốc bắn rơi thành công một vệ tinh khí tượng hồi năm 2007 và hay cho J-20 cất cánh vào đầu năm 2011.

Việc mở rộng thử nghiệm vũ khí mới của Trung Quốc có thể để gây sức ép với người dân Đài Loan trong cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội sắp tới tại hòn đảo này.

ICBM DF-31, nguyên mẫu của JL-2.

http://nghiadx.blogspot.com
DF-31

Tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-2 được Viện Công nghiệp và Khoa học Hàng Không Trung Quốc thiết kế. Tên lửa này được phát triển dựa vào tên lửa đạn đạo liên lục địa sử dụng nhiên liệu rắn Đông Phong 31 (DF-31).

JL-2 là một trong ba loại tên lửa chiến lược tầm xa của Trung Quốc, nó có tầm bắn tối đa khoảng 8.000 km và có thể mang một đầu đạn hạt nhân với công suất khác nhau, từ 25 - 1.000 kiloton, sức phá hủy của nó gấp khoảng 80 quả bom hạt nhân mà Mỹ thả xuống Hiroshima, Nhật Bản năm 1945.

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

>> Trung Quốc có thêm lữ đoàn ICBM mới



Trung Quốc vừa hoàn thành việc biên chế lữ đoàn tên lửa chiến lược DF-31A mới, có trụ sở tại tỉnh Hồ Nam.


Theo báo cáo của Washington Post, Trung Quốc có thêm một lữ đoàn tên lửa chiến lược liên lục địa cơ động mới.

Báo cáo cho biết, trang bị chính của lữ đoàn này là các tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM DF-31A, với số lượng khoảng 30 quả.

Trong khi đó báo cáo của tình báo Mỹ công bố năm 2009 cho biết, Trung Quốc có khoảng 15 tên lửa DF-31A, như vậy số lượng tên lửa DF-31A trong biên chế của Trung Quốc đã tăng gấp đôi so với báo cáo cách đây 2 năm.

http://nghiadx.blogspot.com
Khả năng răn đe hạt nhân của Trung Quốc vừa được nâng lên tầm cao mới với sự ra đời của lữ đoàn ICBM DF-31A thứ 2.


Mark Stokes, tác giả của báo cáo cho biết, lữ đoàn ICBM mới này có trụ sở tại Thiệu Dương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.

Biến thể nâng cấp DF-31A có tầm bắn lên đến 11.200km, có thể đánh bất cứ địa điểm nào của nước Mỹ.

Các tên lửa ICBM DF-31 đầu tiên được chế tạo tại Thủy Tiên, tỉnh Cam Túc. Các tên lửa này đạt được khả năng hoạt động ban đầu vào năm 2001.

Trong năm 2006, quân đoàn pháo binh số 2 (cách gọi của lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc) bắt đầu công tác chuẩn bị cho việc hình thành lữ đoàn ICBM đầu tiên.

Lữ đoàn ICBM đầu tiên được trang bị các tên lửa DF-31 có tầm bắn 7.200km, tên lửa này có khả năng bao phủ toàn bộ châu Á, thậm chí vươn tới bán đảo Alaska của Mỹ, Nga và cả Thái Bình Dương, bao gồm cả đảo Guam.


http://nghiadx.blogspot.com
Tốc độ phát triển của lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc có thể vượt xa những dự đoán hiện tại.


Hiện tại, ICBM DF-31A chỉ mang theo một đầu đạn hạt nhân nên có nhiều hạn chế. Tuy nhiên, các báo cáo cũng chi ra, Trung Quốc đã bắt tay nghiên cứu công nghệ dẫn hướng nhiều đầu đạn độc lập MIRV.

Theo thông tin chưa được xác nhận, trong tương lai, DF-31A có khả năng mang 3 đầu đạn hạt nhận có đương lượng nổ từ 20-150 kiloton, có thể tấn công 3 mục tiêu khác nhau.

So với khả năng mang đầu đạn hạt của các ICBM của Mỹ, Nga từ 8-10 đầu đạn mỗi tên lửa, khả năng của DF-31A vẫn còn thua xa. Tuy nhiên, "sự khởi đầu này có thể làm thay đổi cuộc chơi trong tương lai", báo cáo của Mark Stokes có đoạn.

Từ đầu năm 2011, Trung Quốc cũng đã công bố việc phát triển một biến thể ICBM có khả đánh chìm tàu sân bay của Mỹ ở cự ly đến 3.000km là DF-21D.

Sự phát triển của tên lửa DF-21D vẫn chưa rõ ràng. Một số báo cáo cho rằng tên lửa đã đạt được khả năng hoạt động ban đầu, một số lại cho rằng tên lửa vẫn trong quá trình phát triển.

Việc biên chế thêm một lữ đoàn ICBM mới cho thấy, năng lực răn đe hạt nhân của Trung Quốc đã có những bước phát triển vượt bậc. Tốc độ phát triển của lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc có thể vượt ra ngoài những dự báo của quân đội Mỹ.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang