Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tiêm kích F-16

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiêm kích F-16. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiêm kích F-16. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

>> Khám phá sức mạnh tiêm kích F-16

F-16 là loại máy bay tiêm kích được Không quân Mỹ ưa dùng nhất. Nguyên nhân không chỉ nằm ở khả năng tác chiến của F-16 mà còn ở chi phí bay rất thấp của loại máy bay này.

>> F-16 và các biến thể
>> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 2)

Một giờ bay của F-16 được đánh giá tiêu tốn hết 23.000 USD. Trong khi đó, các loại tiêm kích khác có chi phí bay cao hơn nhiều. Ví dụ, chi phí một giờ bay của F-22 là 68.000 USD, F-15C là 42.000 USD và F-15E là 36.000 USD.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
F-16 thực hiện tiếp dầu trên không

Bộ Quốc phòng Mỹ cũng từng công khai chi phí một giờ bay của một số loại máy bay của nước này. Theo báo cáo chính thức của bộ này thì chi phí một giờ bay của F-16 là khoảng 22.000 USD, F-22 là 20.000 USD hay F-35A là 24.000 USD. Tuy nhiên, có nhiều khúc mắc trong các báo cáo chưa được làm rõ khiến chúng không có độ tin cậy.

Hiện chỉ có một loại máy bay có chi phí bay thấp hơn F-16 là A-10C với khoảng 18.000 USD cho mỗi giờ bay. Tuy nhiên, A-10C lại không phải là tiêm kích và thích hợp nhất với nhiệm vụ yểm trợ lực lượng mặt đất. Trong khi đó, tuy không hiệu quả bằng A-10, song F-16 cũng có thể thực hiện nhiệm vụ này.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Với khả năng sử dung đa dạng các loại vũ khí chính xác cao, F-16 không chỉ giỏi tác chiến trên không mà còn có thể đảm nhiệm các nhiệm vụ cường kích

Mỹ còn có một loại máy bay yểm trợ khác là AC-130U. Tuy nhiên, chi phí một giờ bay của loại máy bay này lên tới 46.000 USD. Chính vì vậy, người Mỹ đã sử dụng máy bay vận tải C-130 với chi phí một giờ bay chỉ 18.000 USD để thay thế. Khi thực hiện nhiệm vụ yểm trợ mặt đất, C-130 được trang bị các khoang chở đặc biệt, các thiết bị cảm ứng và vũ khí tương tự như của AC-130.

F-16 cũng giống như A-10 đều có thể sử dụng các loại bom thông minh. Cộng với chi phí bay rẻ nên chúng thường được sử dụng để thay thế các loại máy bay ném bom có chi phí bay cực khủng như B-52H (70.000 USD), B-1B (58.000 USD) và B-2 (169.000 USD) trong nhiều nhiệm vụ.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trong nhiều nhiệm vụ, F-16 hoàn toàn có thể thay thế cả pháo đài bay B-52 với chi phí rẻ hơn rất nhiều

Một lý do khác để Mỹ có thể sử dụng F-16 hay A-10 cho các nhiệm vụ ném bom nhằm tiết kiệm chi phí là với bom thông minh Mỹ không cần tốn quá nhiều. Chỉ một vài quả có thể tiêu diệt chính xác các mục tiêu đã định. Chiến tranh hiện đại gần như không còn chỗ cho kiểu “rải thảm” trước đây.

Ở chiến trường Afghanistan, Mỹ chỉ cần sử dụng F-16 mang một số lượng bom thông minh vừa đủ là có thể tiêu diệt nhiều căn cứ của phiến quân. Những chiếc máy bay ném bom chiến lược với chi phí bay đắt đỏ sẽ chỉ phát huy tối đa hiệu quả trong các đòn tấn công ồ ạt ban đầu, nhằm vào hàng loạt mục tiêu mà trong nhiều trường hợp không phải chọn lựa.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Một chiếc F-16 của Mỹ tại chiến trường Afghanistan

Nói về hiệu quả tác chiến, giới quân sự hiện vẫn đánh giá rất cao F-16 với vai trò là máy bay tiêm kích. Dù được sản xuất từ nửa cuối những năm 1970, song cho tới nay F-16 không ngừng được nâng cấp và được trang bị các loại trang bị điện tử, các bộ cảm biến và tên lửa hiện đại.

Ngay cả các chuyên gia Nga cũng phải thừa nhận F-16 có khả năng giành chiến thắng trước hầu hết các đối thủ cùng loại trên không, kể các các máy bay tàng hình. Trong cuộc chiến Kosovo năm 1999, một chiếc F-16AM của Hà Lan đã bắn hạ một chiếc MiG-29 của Serbia.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đến nay, hơn 4.500 chiếc F-16 đã được sản xuất và có trong trang bị của khoảng 26 quốc gia trên thế giới

Ngoài ra, F-16 còn sở hữu những tính năng không kém gì các loại tiêm kích hiện đại. Với một động cơ, F-16 có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 2.410 km/h, tức là gấp khoảng 2 lần tốc độ âm thanh. Tầm tác chiến của F-16 là trên 550 km và trần bay cao trên 15 km.

Tính đến nay, đã có trên 4.500 chiếc F-16 với các phiên bản khác nhau được sản xuất. Ngoài Mỹ, F-16 còn được trang bị cho quân đội của khoảng 25 quốc gia khác trên thế giới, trong đó hầu hết là các nước đồng minh của Mỹ.

(Đông Triều)

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

>> F-16 và các biến thể


>> Su-30 và các biến thể
>> "Anh em’ của Su-27/30 Việt Nam trong khu vực

Chúng ta đã nghe nói nhiều về các tên gọi như F-16A/B, F-16C/D, vậy cách gọi tên này có ý nghĩa như thế nào.


F-16 Fighting Falcon là tiêm kích đa nhiệm hạng nhẹ thành công, được sản xuất và xuất khẩu nhiều nhất của Mỹ. Chính vì được xuất khẩu rộng rãi nên F-16 có rất nhiều biến thể khác nhau.

F-16 là tiêm kích một động cơ, có buồng lái "bong bóng nổi" phép phi công quan sát rất tốt. F-16 tỏ ra cực kỳ xuất sắc trong các tình huống không chiến tầm gần.

F-16 được sản xuất và xuất khẩu với rất nhiều block khác nhau, mỗi block lại có những nâng cấp và cải tiến riêng cho từng quốc gia. Điều đó khiến năng lực của các biến thể F-16 có sự khác biệt rất lớn. Các biến thể của "gia đình" F-16 rất khó phân biệt qua vẻ bên ngoài.

Trong cách đặt tên cho các biến thể máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất, A/B thường được chỉ định là các biến thể sản xuất đời đầu với A là biến thể một chỗ ngồi, B là biến thể 2 chỗ ngồi. Các biến thể hiện đại hóa thường được chỉ định là C/D hoặc E/F, trong đó C, E là biến thể một chỗ ngồi và D, F là biến thể hai chỗ ngồi.




http://nghiadx.blogspot.com
Biến thể một chỗ ngồi F-16A.


F-16A/B

Đây là biến thể được sản xuất đầu tiên của F-16 nên tồn tại khá nhiều bất ổn.

Máy bay được trang bị hệ thống fly-by-wire nhưng không có đường kết nối cơ khí nào giữa cánh nâng bên ngoài và cần lái. Cần điều khiển ở biến thể này không di chuyển được, thay vào đó hệ thống máy tính sẽ căn cứ vào áp lực mà phi công tác động lên cần điều khiển để điều khiển bay.

Thiết kế khí động học của F-16 hơi bất ổn định nhưng bù lại máy bay có khả năng thao diễn rất cao và nó được trang bị máy tính điều khiển để nâng cao khả năng bay.

Biến thể F-16A/B chỉ được trang bị máy tính điều khiển analogue, radar xung Doppler AN/APG-66 có phạm vi hoạt động tối đa 150km, động cơ tuabin cánh quạt Pratt Whitney F100-PW-200 cung cấp lực đẩy thô 64,9kN, và lên đến 106kN có đốt nhiên liệu lần 2.

http://nghiadx.blogspot.com
Các biến thể của gia đình F-16 rất khó để phân biệt qua vẻ bên ngoài.


F-16A/B được sản xuất với các block 1/5/10 với không nhiều sự khác biệt ngoại trừ thanh điều khiển HOSTA. So với biến thể trước đó, thanh điều khiển có thể di chuyển được khoảng 6mm theo mọi hướng.

F-16A/B Block-15 là biến thể có sự thay đổi lớn đầu tiên của F-16 với cánh ổn định ngang lớn hơn, radar AN/APG-66 được nâng cấp, tải trọng vũ khí lớn hơn với 2 điểm treo tại cửa hút khí của động cơ.

Đây cũng là biến thể được sản xuất nhiều nhất của F-16 với 983 chiếc đã được chế tạo. Chiếc cuối cùng của biến thể này được xuất khẩu sang Thái Lan năm 1996. F-16A/B được sản xuất thêm 2 biến thể nữa là block-15OCU và block-20. Trong đó block-20 được chế tạo cho Không quân Đài Loan.

F-16C/D

Đây là biến thể hiện đại hóa sâu rộng của F-16, trang bị máy tính điều khiển số, phần mềm fly-by-wire cải tiến. F-16C/D cũng được sản xuất với rất nhiều block khác nhau, sự khác biệt giữa các block này không thể nhận biết từ bên ngoài.

F-16C/D block-25, chính thức phục vụ trong Không quân Mỹ từ tháng 9/1984, trang bị radar AN/APG-68 với khả năng tấn công chính xác vào ban đêm, tầm hoạt động lên đến 296km. Máy bay sử dụng động cơ Pratt Whitney F100-PW-200E với phần mềm điều khiển số.

http://nghiadx.blogspot.com
Biến thể F-16C block 52 plus của Không quân Ba Lan.


F-16C/D block-30 sử dụng động cơ F110 của GE, còn block-32 sử dụng động cơ của Pratt Whitney.

Điểm khác biệt so với block trước là khả năng mang tên lửa chống radar AGM-45 Shrike và AGM-88 Harm. Máy bay còn được bổ sung hệ thống hoa tiêu quán tính mới, hệ thống định vị toàn cầu GPS cho phép sử dụng bom thông minh JDAM.

Biến thể này còn được bổ sung thêm hệ thống chỉ thị mục tiêu gắn ngoài LITENING, 736 chiếc đã được sản xuất và xuất khẩu cho 6 quốc gia khác nhau.

F-16C/D block-40/42 (hay còn gọi là F-16CG/DG), bắt đầu đi vào sử dụng từ năm 1988. Đây là biến thể được trang bị khả năng tấn công bất kể ngày đêm, bổ sung hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu LANTIRN, được đặt biệt danh là Night Falcon.

Biến thể này còn được trang bị hệ thống chỉ thị mục tiêu trên mũ phi công AN/AVS-6 (ANVIS), hệ thống này cho phép tấn công chính xác vào ban đêm.

F-16C/D block 50/52 (hay F-16CJ/DJ), chính thức đi vào phục vụ từ năm 1991, được trang bị các công nghệ điện tử hàng không rất hiện đại, hệ thống dẫn hướng quán tính mới, hệ thống định vị toàn cầu GPS.

Máy bay được trang bị các vũ khí tiên tiến như tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm, bom thông minh JDAM, đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-154 JSOW… Trong biến thể này, block-50 sử dụng động cơ F110-GE-129, block-52 sử dụng động cơ F100-PW-229.

http://nghiadx.blogspot.com
Biến thể hai chỗ ngồi F-16D.


F-16C/D block 50/52 plus (hay F-16U) là biến thể được chế tạo cho Không quân Ba Lan, được trang bị hệ thống điện tử hàng không cực kỳ hiện đại, bao gồm cả hệ thống ngụy trang kéo theo ALE-50 và là niềm mơ ước bất thành bấy lâu nay của Đài Loan. Đây được coi là biến thể mạnh nhất trong "gia đình "F-16.

Không quân Singapore cũng đã đặt hàng biến thể hai chỗ ngồi của block 52 plus, theo nhiều thông tin chưa được xác nhận những chiếc F-16 mới của Không Singapore rất giống với biến thể F-16I của Israel. Biến thể này có cùng kiểu bố trí angten, các hệ thống cảm biến và buồng lái.

Những chiếc máy bay này được trang bị hệ thống chỉ thị mục tiêu trên mũ phi công DASH-3, thùng dầu phụ 600 gallon. F-16 D plus của Singapore có khả năng mang các loại vũ khí hiện đại cho nhiệm vụ tầm xa. Những chiếc F-16D plus của Singapore được đánh giá hiện đại nhất châu Á.

F-16I là một cải tiến của block 50/52 dành cho Không quân Israel, biến thể này có sự khác biệt về hệ thống điện tử nhiều nhất so với các biến thể khác với 50% hệ thống điện tử của Israel.

Israel muốn tạo ra những chiếc F-16 không giống bất kỳ quốc gia nào khác, cho phép thực hiện các cuộc diễn tập độc lập với hệ thống chỉ huy mặt đất. Biến thể này sử dụng động cơ F100-PW-229.

Đặc điểm dễ nhận biết của biến thể F-16I là thùng nhiên liệu phụ gắn trong thân phía trên cánh chính cho phép tăng phạm vi hoạt động mà không ảnh hưởng đến khả năng thao diễn của máy bay. F-16I được trang bị radar khẩu độ tổng hợp AN/APG-68-V9, radar này có khả năng tự động phát hiện và theo dõi mục tiêu. Hệ thống mũ bay phi công tích hợp do Israel chế tạo. F-16E/F block-60, đây là biến thể sản xuất riêng cho Không quân UAE, được trang bị radar mạng pha quét điện tử chủ động AN/AGP-80. F-16E/F có khả năng mang tất cả các vũ khí của gói nâng cấp F-16C/D block 50/52 plus.

Hiện tại, F-16 không còn sản xuất cho Không quân Mỹ nhưng được chế tạo để xuất khẩu. Gói nâng cấp tiếp theo là F-16IN được trang bị một số công nghệ của tiêm kích thế hệ 5. Đây là biến thể hứa hẹn nhiều thành công trên thị trường xuất khẩu.

(Tổng hợp Internet)

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

>> 'Mỹ không nên chọc giận TQ'



Trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Obama còn đang bối rối với quyết định nên hay không nên bán chiến đấu cơ F-16 cho Đài Loan thì chuyên gia Ted Galen Carpenter nhận định rằng, Washington không nên "chọc giận"Bắc Kinh.


http://nghiadx.blogspot.com
Chuyên gia Ted cho rằng, Mỹ không cần bán F-16 cho Đài Loan. Ảnh minh họa.


Theo ông Ted Galen Carpenter, nhiều tuần nay, thượng nghị sĩ John Cornyn của đảng Cộng hòa tìm mọi cách để trì hoãn việc bổ nhiệm ông William Burns vào chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ vì để chính quyền Obama phải nhượng bộ trong quyết định bán vũ khí cho vùng lãnh thổ Đài Loan.

Chuyên gia Ted nhận định, dù biết rằng thương vụ bán F-16 cho Đài Loan có thể làm Trung Quốc “nổi đóa” nhưng rất có thể Nhà Trắng vẫn sẽ thông qua thương vụ này bởi giới chức Mỹ cho rằng, vấn đề chính trị và kinh tế trong nước lúc này có vai trò quan trọng hơn nhiều so với các chính sách đối ngoại.

Nhận định này càng được củng cố thêm khi thượng nghị sĩ Cornyn tuyên bố rằng, Mỹ có bổn phận và trách nhiệm sát cánh cùng “một trong những đồng minh tốt của mình”.


Tuy nhiên, phản bác lại quan điểm này, ông Ted cho rằng, mọi quyết định được đưa ra cần dựa trên những tính toán thiệt hại kỹ lưỡng. Chuyên gia này khẳng định, Washington nên nhìn vào thực tế rằng, Bắc Kinh đang ngày càng lớn mạnh và trở thành một đối tác kinh tế cũng như ngoại giao quan trọng đối với Washington. Theo đó, cái giá của việc chọc giận Trung Quốc giờ không phải là nhỏ.

Theo chuyên gia Ted Galen Carpenter, quan điểm của nghị sĩ Cornyn không chính xác ở chỗ, cam kết an ninh của Mỹ đối với Đài Loan theo kiểu minh chứng bằng các thương vụ vũ khí chỉ càng đem lại rủi ro cho vùng lãnh thổ này.

Lý do đơn giản là bởi Trung Quốc luôn cam kết tái thống nhất về mặt chính trị với vùng lãnh thổ Đài Loan. Nỗ lực của Washington nhằm cản trở mục tiêu đó của Bắc Kinh không những gây căng thẳng ngoại giao mà nguy hiểm hơn là kéo theo nguy cơ xung đột quân sự với những hậu quả khôn lường.

Bên cạnh đó, ông Ted quả quyết, Đài Loan không phải đồng minh của Mỹ. Theo ông, vùng lãnh thổ này đơn thuần chỉ là một khách hàng của Washington. “Đài Loan không thể đủ sức mạnh để có thể giúp sức cho an ninh Mỹ. Nói đúng ra Đài Loan chỉ là vùng lãnh thổ được Mỹ bảo hộ. Vì vậy, mối quan hệ quốc phòng không chính thức này sẽ không mang lại nhiều lợi lộc”, chuyên gia Ted nhấn mạnh.

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2011

>> Iraq mua F-16 làm từ vàng?



Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki cho biết nước này đặt mua 36 máy bay F-16 để trang bị cho Không quân Iraq, vốn là quân chủng yếu nhất trong quân đội của nước này.


Ông Al-Maliki cho biết một phái đoàn có thành phần gồm các sĩ quân không quân Iraq cùng các cố vấn đã được cử đi với nhiệm vụ khôi phục lại hợp đồng mua 18 máy bay F-16 đã bị hủy trước đó. Không những thế, Iraq còn quyết định sẽ mua 36 chiếc máy bay thay vì con số 18 chiếc như hợp đồng cũ.

Theo một nguồn tin nội bộ, đây là một quyết định của chính phủ Maliki nhằm ngăn chặn việc sau này Hoa Kỳ lấy lý do đóng quân tiếp tục tại nước này sau hạn rút quân cuối cùng. Việc cho phép Quân đội Mỹ ở lại Iraq vào thời điểm nhạy cảm này là rất bất lợi trong việc đảm bảo quyền lực của chính quyền lâm thời.




Máy bay F-16D Block 52.


Tháng 9/2011, Iraq đã quyết định mua 18 máy bay F-16IQ ( phiên bản F-16 Mỹ sản xuất riêng cho Iraq) cùng một số phụ tùng vũ khí trị giá đến 4,2 tỷ USD. Tuy nhiên, bản hợp đồng này sau đó đã bị hủy sau khi Iraq đầu tư 900 triệu USD cho chương trình lương thực trong nước.

Máy bay F-16IQ được Mỹ thiết kế theo phiên bản F-16C/D Block 52, hiện vẫn thua kém phiên bản F-16 IN Super Viper (phát triển từ phiên bản F-16E/F Block 60) vốn được Mỹ chào hàng cho Ấn Độ trong chương trình MMRCA với giá 63 triệu USD một chiếc (đã bao gồm cả chi phí huấn luyện và phụ tùng thay thế).

Không tính số vũ khí, giá thành một chiếc F-16 quân đội Iraq phải mua lên đến 200 triệu USD/chiếc. Đơn giá này là quá đắt và Iraq có thể mua các loại máy bay “hạng sang” như máy bay thế hệ 4.5 Eurofighter Typhoon, Dassault Rafale hay Su-35BM với giá rẻ hơn nhiều.

Không chỉ vậy, theo các ý kiến trên diễn đàn quân sự iraqmilitary.org, F-16IQ không giải quyết được nhu cầu thực sự của Iraq, thậm chí trong số các vũ khí trong hợp đồng được mua không có những loại hiện đại như tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn AMRAAM, các loại bom dẫn đường GPS, tên lửa chống radar hay các thiết bị làm nhiễu tên lửa.

Trước đó, tháng 1/2011, Iraq đã ký một hợp đồng hiện đại hóa quân đội trị giá tới 13 tỷ USD với các nhà cung cấp Mỹ.


[BDV news]


Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2011

>> Đội bay Thunderbird của Mỹ làm xiếc trên trời



Phi đội F16 Thunderbirds của Không lực Mỹ có màn trình diễn ấn tượng tại Constanta Air Show 2011 ở phi trường Mihail Kogalniceanu, Romania, hôm qua.




Hai chiếc F-16 thuộc phi đội Thunderbirds của Không quân Mỹ trình diễn màn "soi gương" trong cuộc trình diễn trên không ở phi trường Mihail Kogalniceanu, gần Constana, Romania. Ảnh: EPA.






Màn đối đầu và lao qua nhau ấn tượng của hai chiếc F-16. Ảnh: EPA.



Đây là lần thứ hai phi đội Thunderbirds của Mỹ tham gia trình diễn tại Romania. Ảnh: AFP.



Đội bay F-16 nuối đuôi nhau lao lên bầu trời. Ảnh: AP.



Màn tạo hình ấn tượng của các máy bay chiến đấu F-16. Ảnh: EPA.


Đội nhảy dù của Romania đáp xuống đất tại sân bay Kogalniceanu. Ảnh: AFP.



Một tàu lượn của Romania trình diễn khi một con chim bay qua. Ảnh: EPA.



Chiến đấu cơ MIG 21 Lancer của Không quân Romania cũng tham gia trình diễn. Ảnh: AFP.



Màn trình diễn của hai tàu lượn thuộc Air Club của Romania. Ảnh: EPA.



Hai chiến đấu cơ F16 tạo hình trái tim trên bầu trời. Ảnh: EPA.



Đội bay Thunderbirds của Không quân Mỹ trên bầu trời Romania. Ảnh: AFP.

[Vnexpress news]



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang