Mỹ tích cực phát triển xe vận tải hạng nặng nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cấp khả năng vận chuyển, hỗ trợ các hoạt động tác chiến Lục quân và Thủy quân lục chiến. Nhằm tăng cường khả năng vận tải cho các hoạt động tác chiến trong nước và nước ngoài, Quân đội Mỹ mà cụ thể là Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ đã đặt hàng Tập đoàn Oshkosh phát triển hàng loạt phương tiện vận tải hạng nặng, kế hoạch nhận chuyển giao và biên chế trong các năm 2012 và 2013. Theo đó, Thủy quân lục chiến Mỹ đã ký 1 hợp đồng trị giá 125 triệu USD với Oshkosh để sản xuất 200 xe kéo và 70 xe cứu hộ theo chương trình Thay thế hệ thống xe hậu cần LVSR đã được Mỹ phát triển nhằm chuyển đổi các xe sắp hết hạn sử dụng. Xe kéo vận tải LVSR do Tập đoàn Oshkosh sản xuất. Hợp đồng này sẽ được Oshkosh triển khai với tốc độ tối đa trong giai đoạn từ tháng 1/12/2012 để Thủy quân lục chiến Mỹ nhanh chóng đưa vào biên chế số xe trên. Tuyên bố của Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc các chương trình của Thủy quân lục chiến Mỹ John Bryant cho biết, đây là các loại xe có chức năng vận tải các trang bị hạng nặng qua hầu hết địa hình địa vật, kết hợp chặt chẽ các công nghệ cung cấp thông tin chẩn đoán tinh vi trên khoang cũng như vỏ thép bảo vệ cao cấp. Xe kéo LVSR được thiết kế nhằm kéo mạnh các phương tiện chiến đấu, các toa móc và những trang bị khác. Xe có khả năng tải được 25,3 tấn hàng theo phương thẳng đứng và có khả năng chịu lực 30 tấn. Xe cứu hộ LVSR được thiết kế với khả năng kéo nặng 55 tấn và nhấc kéo 48 tấn, sẽ hỗ trợ đắc lực các phương tiện bị sa lầy trong địa hình sa mạc và đồi núi như bùn, cát và tuyết. Bên cạnh đó, ngoài hợp đồng đã ký, Bộ Tư lệnh quản lý xe chiến thuật Lục quân Mỹ còn ký kết với Tập đoàn Oshkosh sản xuất và chuyển giao cho Lục quân 400 xe tải và xe moóc chiến thuật hạng trung FMTV cũng như 270 xe vận tải hạng nặng HET A1 trong năm 2012 và 2013. Xe vận tải quân sự hạng trung FMTV. Hợp đồng sản xuất xe tải hạng nặng HET A1 có trị giá hơn 119 triệu USD, sẽ được hoàn thiện chuyển giao và biên chế trong tháng 9/2012. Xe được thiết kế nhằm vận tải nhanh chóng các xe tăng, thiết giáp, phương tiện chiến đấu, trang bị công trình cũng như binh lính đến những nơi cần triển khai nhanh. Cấu hình mới nhất của HET A1 đã được Tập đoàn Oshkosh tăng cường chức năng bảo vệ, mã lực, khả năng giảm xóc cao ở phía trước, điều hòa không khí và các chức năng khác, với chiếc đầu tiên đã được thử nghiệm vào tháng 12/2010. HET A1 sẽ được Lục quân ghép với xe moóc hạng nặng M1000 nhằm chuyên chở xe tăng M1A1/ M1A2 Abrams. Hợp đồng sản xuất 400 xe tải hạng trung FMTV có trị giá 71 triệu USD, sẽ được hoàn thiện trong tháng 2/2013. Đây là hợp đồng được Lục quân ký với Tập đoàn Oshkosh nhằm đưa vào biên chế các xe chiến thuật cỡ trung phục vụ vận tải cũng như huấn luyện qua năm 2014. Xe FMTV sẽ hỗ trợ các đơn vị của Lục quân và Lực lượng Vệ binh quốc gia Mỹ trong các hoạt động tác chiến, cứu trợ thảm họa, cung ứng hậu cần cho đơn vị phía trước cũng như các chức năng ngoài lề khác. Đây là loại xe bao gồm 17 mẫu, nặng từ 2,5 tấn đến 10 tấn. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Xe tải kéo HEMTT. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Xe tải kéo HEMTT. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011
>> Mỹ phát triển phương tiện vận tải hạng nặng
Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011
>> Mỹ sắm 400 'bộ giáp' cho xe HEMTT
Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ vừa trang bị 400 bộ giáp chìm cho những chiếc xe tải kéo cứu hộ 8 bánh HEMTT.
Việc trang bị nhằm đảm bảo an toàn trước bom và mìn khi thực hiện cứu hộ các MRAP ở Afghanistan. HEMTT: Xe tải kéo cứu hộ hạng nặng chiến thuật cơ động cao MRAP: Xe chống phục kích, chống mìn (*) Khi trúng bom và mìn, MRAP rất dễ hư hỏng, dẫn đến thiệt hại lớn. Giá thành của một chiếc MRAP đắt gấp 5-10 lần một chiếc hummer. Theo thống kê, trên chiến trường Afghanistan có hàng nghìn chiếc MRAP với vai trò phương tiện chiến đấu vũ trang chứ không đơn thuần là phương tiện vận tải giống như dòng xe hummer hoặc xe tải, nhằm tiết kiệm chi phí hoạt động. Năm 2007, Lục quân và Thủy quân lục chiến đã bỏ ra 20 tỷ USD để mua 20.000 chiếc MRAP để phục vụ cho tình hình quân sự tại Iraq. Tuy nhiên, việc sử dụng MRAP ngày càng gặp phải nhiều chỉ trích do chi phí quá lớn cũng như dễ bị hỏng hóc khi trúng bom. Chưa ở chiến trường nào mà Mỹ đối mặt với thiệt hại lớn từ bom mìn cài bên đường như ở Iraq và Afghanistan Cứu hộ các MRAP hư hỏng trên các tuyến đường trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các xe tải kéo. Những chiếc HEMTT nặng tới 17 tấn là những "lực sĩ" duy nhất đủ to lớn và sức khỏe để có thể xử lý những chiếc MRAP bị hỏng hóc. Hiện nay, quân đội Mỹ có khoảng 14.000 xe tải 8 bánh, là xương sống cho lực lượng vận tải. Dòng xe tải kéo HEMTT có 5 biến thể khác nhau với các nhiệm vụ chủ yếu: chở hàng (phiên bản M977 với cần trục MHC, có thể chở trên xe 10 tấn hàng, kéo thêm 10 tấn trên xe moóc); chở nhiên liệu (phiên bản M978 có khoang chứa có thể tích 10.500 lít). HEMTT có tốc độ tối đa 90 km/h, tầm hoạt động là 480 km (với 1 thùng nhiên liệu). Dòng xe tải kéo hạng nặng HEMTT cần trang bị "áo giáp" để tránh các nguy cơ từ bom, mìn trên đường ở Afghanistan và Iraq khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ MRAP. Chịu nhiều thiệt hại trên chiến trường, cộng vào đó là chi phí bảo dưỡng và vận hành của MRAP cũng tốn kém hơn Hummer nên Lục quân Mỹ đang tính đến chuyện bán bớt MRAP cho các đối tác có nhu cầu sau khi chấm dứt hoạt động tại Iraq hay Afghanistan
[BDV news]
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)