Với 299 phiếu thuận và 120 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật chi tiêu quốc phòng năm 2013 với mức ngân sách 642,5 tỷ USD, cao hơn 8 tỷ USD so với đề nghị của BQP Mỹ. 2013 sẽ là năm "bận rộn" của thủy quân lục chiến Mỹ? Theo dự luật được Hạ viện Mỹ thông qua ngày 18/5 (giờ địa phương), mức ngân sách quốc phòng cơ bản là 554 tỷ USD, bao gồm chi tiêu cho Lầu Năm Góc và các hoạt động hạt nhân quốc phòng của Bộ Năng lượng. 88,5 tỷ USD còn lại được dự chi cho cuộc chiến ở Afghanistan và các chiến dịch quân sự khác ở nước ngoài. Ngoài chi tiêu ngân sách, Hạ viện Mỹ trước đó cũng bỏ phiếu đề nghị chính phủ bán 66 máy bay chiến đấu mới cho Đài Loan bất chấp sự chỉ trích của Trung Quốc. >> Tiềm lực quân sự của Iran Dự luật này đi ngược lại nỗ lực cắt giảm chi tiêu của Lầu Năm Góc xuống 487 tỉ USD trong thập kỷ tới. Quốc hội Mỹ năm 2011 cũng yêu cầu cắt giảm để đối phó với thâm hụt hàng nghìn tỉ USD của chính phủ. Hạ viện Mỹ phần lớn do Đảng Cộng hòa kiểm soát. Đáng chú ý, dự luật còn đề cập tới vấn đề Iran như “mối đe dọa thực sự”. Theo Nghị sĩ Dennis Kucinich, Mỹ “sẽ áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết, kể cả hành động quân sự nếu cần thiết, để ngăn chặn Iran đe dọa Mỹ, các đồng minh của Mỹ hoặc các nước láng giềng của Iran bằng vũ khí hạt nhân”. Đài tiếng nói nước Nga ngày 19/5 dẫn lời ông Pavel Zolotarev, Phó Giám đốc Viện Mỹ và Canada thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga: “Washington đang mở rộng hoạt động tích cực trong khu vực, đặc biệt là Iran. Chúng ta đã thấy điều đó qua thí dụ của Libya, cũng như qua diễn biến các sự kiện xung quanh Syria. Kết quả là tình hình hỗn loạn, mà Mỹ đang cố gắng sử dụng có lợi cho họ”. Theo ông Leonid Ivashov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu địa chính trị, vào thời điểm này, rất ít khả năng Mỹ bắt đầu hoạt động quân sự quy mô lớn nhằm vào Iran. Tuy nhiên, năm 2013 có thể là thời điểm phù hợp cho việc khởi đầu nhiệm kỳ Tổng thống mới của nước Mỹ. Trong khi dự luật được thông qua tại Hạ viện, nơi đảng Cộng hòa kiểm soát, thì các nghị sĩ của đảng Dân chủ cho rằng, chiến tranh với Iran sẽ dẫn đến hậu quả thảm kịch cho nước Mỹ và đảng này chống lại dự luật mà phái Cộng hòa đề xuất. Ít có cơ hội để dự thảo ngân sách quốc phòng được thông qua trong hình thức hiện nay, vì phái Dân chủ đang chiếm phần lớn số ghế tại Thượng viện. Ngoài ra, Nhà Trắng đã tuyên bố dự định phủ quyết văn bản này. Tuy nhiên, theo giới thạo tin từ Washington, ngân sách quốc phòng năm 2013 sau khi được Tổng thống Barack Obama phê chuẩn sẽ có “khoản” dành cho cuộc can thiệp quân sự vào Iran. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủy quân lục chiến Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủy quân lục chiến Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012
>> Mỹ: Thừa tiền vẫn chưa đánh được Iran
Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011
>> Mỹ phát triển phương tiện vận tải hạng nặng
Mỹ tích cực phát triển xe vận tải hạng nặng nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cấp khả năng vận chuyển, hỗ trợ các hoạt động tác chiến Lục quân và Thủy quân lục chiến. Nhằm tăng cường khả năng vận tải cho các hoạt động tác chiến trong nước và nước ngoài, Quân đội Mỹ mà cụ thể là Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ đã đặt hàng Tập đoàn Oshkosh phát triển hàng loạt phương tiện vận tải hạng nặng, kế hoạch nhận chuyển giao và biên chế trong các năm 2012 và 2013. Theo đó, Thủy quân lục chiến Mỹ đã ký 1 hợp đồng trị giá 125 triệu USD với Oshkosh để sản xuất 200 xe kéo và 70 xe cứu hộ theo chương trình Thay thế hệ thống xe hậu cần LVSR đã được Mỹ phát triển nhằm chuyển đổi các xe sắp hết hạn sử dụng. Xe kéo vận tải LVSR do Tập đoàn Oshkosh sản xuất. Hợp đồng này sẽ được Oshkosh triển khai với tốc độ tối đa trong giai đoạn từ tháng 1/12/2012 để Thủy quân lục chiến Mỹ nhanh chóng đưa vào biên chế số xe trên. Tuyên bố của Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc các chương trình của Thủy quân lục chiến Mỹ John Bryant cho biết, đây là các loại xe có chức năng vận tải các trang bị hạng nặng qua hầu hết địa hình địa vật, kết hợp chặt chẽ các công nghệ cung cấp thông tin chẩn đoán tinh vi trên khoang cũng như vỏ thép bảo vệ cao cấp. Xe kéo LVSR được thiết kế nhằm kéo mạnh các phương tiện chiến đấu, các toa móc và những trang bị khác. Xe có khả năng tải được 25,3 tấn hàng theo phương thẳng đứng và có khả năng chịu lực 30 tấn. Xe cứu hộ LVSR được thiết kế với khả năng kéo nặng 55 tấn và nhấc kéo 48 tấn, sẽ hỗ trợ đắc lực các phương tiện bị sa lầy trong địa hình sa mạc và đồi núi như bùn, cát và tuyết. Bên cạnh đó, ngoài hợp đồng đã ký, Bộ Tư lệnh quản lý xe chiến thuật Lục quân Mỹ còn ký kết với Tập đoàn Oshkosh sản xuất và chuyển giao cho Lục quân 400 xe tải và xe moóc chiến thuật hạng trung FMTV cũng như 270 xe vận tải hạng nặng HET A1 trong năm 2012 và 2013. Xe vận tải quân sự hạng trung FMTV. Hợp đồng sản xuất xe tải hạng nặng HET A1 có trị giá hơn 119 triệu USD, sẽ được hoàn thiện chuyển giao và biên chế trong tháng 9/2012. Xe được thiết kế nhằm vận tải nhanh chóng các xe tăng, thiết giáp, phương tiện chiến đấu, trang bị công trình cũng như binh lính đến những nơi cần triển khai nhanh. Cấu hình mới nhất của HET A1 đã được Tập đoàn Oshkosh tăng cường chức năng bảo vệ, mã lực, khả năng giảm xóc cao ở phía trước, điều hòa không khí và các chức năng khác, với chiếc đầu tiên đã được thử nghiệm vào tháng 12/2010. HET A1 sẽ được Lục quân ghép với xe moóc hạng nặng M1000 nhằm chuyên chở xe tăng M1A1/ M1A2 Abrams. Hợp đồng sản xuất 400 xe tải hạng trung FMTV có trị giá 71 triệu USD, sẽ được hoàn thiện trong tháng 2/2013. Đây là hợp đồng được Lục quân ký với Tập đoàn Oshkosh nhằm đưa vào biên chế các xe chiến thuật cỡ trung phục vụ vận tải cũng như huấn luyện qua năm 2014. Xe FMTV sẽ hỗ trợ các đơn vị của Lục quân và Lực lượng Vệ binh quốc gia Mỹ trong các hoạt động tác chiến, cứu trợ thảm họa, cung ứng hậu cần cho đơn vị phía trước cũng như các chức năng ngoài lề khác. Đây là loại xe bao gồm 17 mẫu, nặng từ 2,5 tấn đến 10 tấn. [BDV news] |
Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011
>> Mỹ sắm 400 'bộ giáp' cho xe HEMTT
Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ vừa trang bị 400 bộ giáp chìm cho những chiếc xe tải kéo cứu hộ 8 bánh HEMTT.
Việc trang bị nhằm đảm bảo an toàn trước bom và mìn khi thực hiện cứu hộ các MRAP ở Afghanistan. HEMTT: Xe tải kéo cứu hộ hạng nặng chiến thuật cơ động cao MRAP: Xe chống phục kích, chống mìn (*) Khi trúng bom và mìn, MRAP rất dễ hư hỏng, dẫn đến thiệt hại lớn. Giá thành của một chiếc MRAP đắt gấp 5-10 lần một chiếc hummer. Theo thống kê, trên chiến trường Afghanistan có hàng nghìn chiếc MRAP với vai trò phương tiện chiến đấu vũ trang chứ không đơn thuần là phương tiện vận tải giống như dòng xe hummer hoặc xe tải, nhằm tiết kiệm chi phí hoạt động. Năm 2007, Lục quân và Thủy quân lục chiến đã bỏ ra 20 tỷ USD để mua 20.000 chiếc MRAP để phục vụ cho tình hình quân sự tại Iraq. Tuy nhiên, việc sử dụng MRAP ngày càng gặp phải nhiều chỉ trích do chi phí quá lớn cũng như dễ bị hỏng hóc khi trúng bom. Chưa ở chiến trường nào mà Mỹ đối mặt với thiệt hại lớn từ bom mìn cài bên đường như ở Iraq và Afghanistan Cứu hộ các MRAP hư hỏng trên các tuyến đường trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các xe tải kéo. Những chiếc HEMTT nặng tới 17 tấn là những "lực sĩ" duy nhất đủ to lớn và sức khỏe để có thể xử lý những chiếc MRAP bị hỏng hóc. Hiện nay, quân đội Mỹ có khoảng 14.000 xe tải 8 bánh, là xương sống cho lực lượng vận tải. Dòng xe tải kéo HEMTT có 5 biến thể khác nhau với các nhiệm vụ chủ yếu: chở hàng (phiên bản M977 với cần trục MHC, có thể chở trên xe 10 tấn hàng, kéo thêm 10 tấn trên xe moóc); chở nhiên liệu (phiên bản M978 có khoang chứa có thể tích 10.500 lít). HEMTT có tốc độ tối đa 90 km/h, tầm hoạt động là 480 km (với 1 thùng nhiên liệu). Dòng xe tải kéo hạng nặng HEMTT cần trang bị "áo giáp" để tránh các nguy cơ từ bom, mìn trên đường ở Afghanistan và Iraq khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ MRAP. Chịu nhiều thiệt hại trên chiến trường, cộng vào đó là chi phí bảo dưỡng và vận hành của MRAP cũng tốn kém hơn Hummer nên Lục quân Mỹ đang tính đến chuyện bán bớt MRAP cho các đối tác có nhu cầu sau khi chấm dứt hoạt động tại Iraq hay Afghanistan
[BDV news]
|
Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011
>> Xu hướng ngụy trang quân sự thế kỷ 21
Trong tương lai không xa, những bộ quân phục rằn ri, sọc hổ hay mầu đất, gỗ sẽ nhường chỗ cho thế hệ áo ngụy trang công nghệ cao.
Quân phục ngụy trang kiểu truyền thống. Quân phục ngụy trang kiểu kỹ thuật số Ngụy trang kỹ thuật số thể hiện ưu việt. So sánh các mẫu họa tiết ngụy trang. Không chỉ quân phục, vũ khí cá nhân cũng được ngụy trang kỹ thuật số. Trực thăng Ấn Độ ngụy trang kiểu kỹ thuật số. Xe tăng chủ lực Trung Quốc ngụy trang kiểu kỹ thuật số. Ngụy trang kiểu tắc kè hoa Tại phòng thí nghiệm quốc gia Sandia, bang New Mexico (Mỹ), các nhà khoa học đang làm việc tích cực để biến giấc mơ từ lâu: khả năng ngụy trang thích ứng với môi trường thay đổi như loài tắc kè hoa, trở thành hiện thực. Tiền đề nghiên cứu của các nhà khoa học là những chú cá đặc biệt, dễ dàng thay đổi màu sắc và hoa văn để hòa trộn với môi trường xung quanh. Bản chất vấn đề nằm ở những protein nhỏ trong các tế bào của loài này có tính chuyển biến cao, giúp sắp xếp lại các tinh thể sắc tố trên da. Nhà nghiên cứu tại Sandia đang quan sát những tế bào với protein động cơ, giúp cho việc nghiên cứu vật liệt tự đổi màu. Các nhà khoa học tại Sandia ứng dụng nguyên lý trên để tạo ra vật liệu tổng hợp phỏng sinh học, đạt được khả năng thay đổi màu sắc như loài vật. Trưởng nhóm nghiên cứu, ông Geogre Bachand phát biểu: "Mục tiêu cuối cùng là tạo ra loại trang phục ngụy trang quân sự có thể biến đổi với nhiều dạng môi trường mà không cần tác động của nguồn năng lượng bên ngoài”. Ý tưởng này không mới, nhưng để thực hiện, nhóm nghiên cứu đã vượt qua 2 trở ngại lớn về kỹ thuật mà những người đi trước phải dừng bước. Thứ nhất, họ đã thành công trong việc đơn giản hóa việc cung cấp năng lượng cần thiết để làm cho các protein trở nên linh hoạt. Tiếp theo, tăng khả năng điều khiển sự ngụy trang với cấu trúc hiệu quả. Tuy nhiên, nhận định về tương lai của cải tiến dựa trên phỏng sinh học, công nghệ nano và biến đổi gene, các nhà khoa học cho rằng, phương pháp ngụy trang tắc kè hoa rất ấn tượng nhưng cần mất ít nhất 5-10 năm nữa để có thể tạo ra lợi thế rõ rệt cho những người lính trên chiến trường. Ngụy trang nhiệt Ngày nay, các lực lượng quân sự không chỉ bị phát hiện dưới ánh sáng ban ngày, mà còn cả vào ban đêm bằng các khí tài quan sát tầm nhiệt. Nhờ giá thành hạ xuống, những nhóm nổi dậy, khủng bố có thể chi tiền để mua các thiết bị quan sát loại này, tăng thêm sự nguy hiểm cao cho lực lượng an ninh. Chính vì vậy, các nhà khoa học đang nghiên cứu những loại vật liệu mới nhằm tạo ra lớp mặt nạ hấp thụ và triệt tiêu các dấu hiệu nhiệt từ người lính và cả trang thiết bị vũ khí. Hình ảnh so sánh giữa việc một người lính mặc quần áo thường và quần áo hấp thụ nhiệt trong ảnh chụp từ thiết bị nhìn đêm. Ceno Technologies, một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực này, đang mở rộng ý tưởng với việc chế tạo một loại sơn ngụy trang, giúp triệt tiêu phát nhiệt từ tay, mặt của người lính. Công nghệ ngụy trang mới này cũng đã được áp dụng trên các chiến trường Iraq và Afghanistan. Tuy nhiên, việc ngụy trang nhiệt cho con người chỉ là một ứng dụng đầu tiên. Ngụy trang nhiệt cho một chiếc xe tăng hay các phương tiện chiến đấu vũ trang lạiphức tạp hơn. Rất nhiều dự án đang triển khai trên thế giới đang tập trung hoàn thiện kỹ thuật này. Những chuyên gia quốc phòng Hy Lạp đã phát triển một loại bọt cách nhiệt có khả năng giảm thiểu lượng nhiệt năng phát ra bên ngoài. Nếu phủ một lớp mỏng lên những chiếc APC, lượng nhiệt chúng phát ra chỉ như ống xả của xe máy trước những thiết bị nhìn đêm. Các nhà nghiên cứu của Học viện kỹ thuật New Jersey (Mỹ) lại tiếp cận theo cách khác. Họ phát triển các tấm cách nhiệt có thể được áp dụng cho những phương tiện để thay đổi hình dạng tại những địa điểm chiến lược. Khi đó, chiếc xe tăng chỉ giống như chiếc ô tô thông thường trong các thiết bị quan sát chuyên dụng. Áp dụng nhiều tiến bộ khoa học như phỏng sinh học, nhận thức thần kinh, công nghệ nano và khoa học vật liệu, sự phát triển của ngụy trang sẽ ngày càng hiện đại, giảm thiểu nguy hiểm rủi ro cho người lính tại các chiến trường. |
Nhãn:
Afghanistan,
Geogre Bachand,
liên quân NATO,
Ngụy trang nhiệt,
ngụy trang quân sự,
ọc viện kỹ thuật New Jersey,
Plateau Type 03,
Thủy quân lục chiến Mỹ,
trường Iraq
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)