Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Iraq

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Iraq. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Iraq. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

>> 'Những nước giàu tài nguyên sẽ thành mục tiêu xâm lược'





"Nước giàu tài nguyên sẽ trở thành mục tiêu xâm lược của những nước không có, hoặc có mà không đủ cho sự phát triển của mình. Bằng chứng là các cuộc chiến ở Iraq, Afghanistan và gần đây là ở Libya", Tổng bí thư Đảng Lao động Mexico, Thượng Nghị sĩ Alberto Anaya Gutierrez nhận định.


Các cường quốc dầu mỏ (ảnh Internet)


Từ năm 1997 tới nay, Tổng bí thư Đảng Lao động Mexico, Thượng Nghị sĩ Alberto Anaya Gutierrez 8 lần sang thăm Việt Nam.

Lần này, chuyến thăm của ông nhằm trao tặng nhân dân Việt Nam bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đang làm việc tại vườn Phủ Chủ tịch và chào các lãnh đạo mới của Việt Nam sau kỳ Đại hội Đảng khóa XI vừa qua.

Cởi mở trao đổi với phóng viên về tình hình trong khu vực và chính sách của Mexico nói chung cũng như Đảng Lao động Mexico nói riêng trong việc tăng cường và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, ông Gutierrez đánh giá “Việt Nam là đất nước của những cơ hội, đất nước của tương lai”.

Ông cũng nhấn mạnh rằng doanh nghiệp và Chính phủ Mexico phải quan tâm hơn nữa đến cơ hội này.

- Xin ông cho biết, Việt Nam và khu vực châu Á có ý nghĩa và vai trò như thế nào trong đường lối và chính sách đối ngoại của Đảng Lao động Mexico?

Hiện nay trong chính sách của Đảng Lao động, chúng tôi đang tăng cường hợp tác với các nước trong khối ASEAN, APEC và đặc biệt mong muốn thúc đẩy hợp tác hơn nữa với Đảng cộng sản Việt Nam.

Theo tôi, tương lai của thế giới sẽ không phải là Mỹ Latin, Mỹ hay châu Âu mà chính là châu Á. Những mô hình sản xuất được nhiều quốc gia châu Á áp dụng cho thế giới thấy rằng đây mới là mô hình tiên tiến, kể cả trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thì khu vực này có những bước tiến đáng kể. Và, trong thập kỷ tới trung tâm phát triển của thế giới sẽ là châu Á.

- Ông đánh giá thế nào về tình hình châu Á hiện nay?

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, từ đơn cực giờ đây thế giới trở nên đa cực. Nhiều quốc gia mới sẽ trở thành những cực phát triển mới trên thế giới và nước Mỹ sẽ không còn là cực duy nhất. Thêm vào đó sẽ là châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Brazil và Ấn Độ. Đây có thể là những cực mới trong thập kỷ tới.

Ngoài ra, chúng ta cũng đang sống trong bối cảnh nhiều quốc gia phát triển đang cố gắng tìm kiếm và sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khí đốt. Dù có những nguồn năng lượng thay thế nhưng chủ yếu vẫn phải sử dụng những nguồn năng lượng truyền thống này.

Và những nước giàu tài nguyên sẽ trở thành mục tiêu xâm lược của những nước không có, hoặc có mà không đủ cho sự phát triển của mình. Bằng chứng là các cuộc chiến ở Iraq, Afghanistan và gần đây là ở Libya.

- Trong cuộc gặp gỡ ngày 15/6 với các nhà lãnh đạo của Việt Nam, hai bên bàn những biện pháp cụ thể gì để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác song phương, thưa ông?

Những đề xuất để tăng cường hợp tác chủ yếu tập trung trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp trong đó có việc trồng lúa nước, trồng cây cao su và đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực y tế với trọng tâm là phát triển lĩnh vực châm cứu ở Mexico.

Cá nhân Đảng Lao động chúng tôi cũng mong muốn đóng góp một phần nào đó để tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Mexico. Cụ thể là việc chúng tôi sẽ nỗ lực thúc đẩy dự án trồng cây Nopal [cây xương rồng rau - PV] tại các khu vực khô cằn ở Việt Nam.

Chúng tôi hy vọng mối quan hệ giữa hai nước sẽ phát triển trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là thương mại, kinh tế, khoa học, công nghệ, văn hóa và tăng cường hơn nữa việc trao đổi các đoàn doanh nghiệp hai nước với mục đích tìm kiếm cơ hội làm ăn và thiết lập những công ty liên doanh Việt Nam - Mexico trong tương lai.

Theo tôi, Việt Nam là đất nước của những cơ hội, đất nước của tương lai. Doanh nghiệp và Chính phủ Mexico phải quan tâm đến cơ hội này.

- Lần sang Việt Nam này, cảm nhận của ông về đất nước và con người Việt Nam như thế nào?

Mỗi lần sang đất nước của các bạn là tôi lại bắt gặp một Việt Nam mới với nhiều thay đổi, với tốc độ phát triển kinh tế cao. Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam vẫn luôn giữ được mức tăng trưởng kinh tế trung bình 7% mỗi năm.

Kể từ năm 1986 tới nay, Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, hiện đại hóa đất nước và thực tế là bộ mặt của Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực. Đại hội Đảng XI của các bạn vừa qua một lần nữa khẳng định quyết tâm tiến hành đổi mới để trong tương lai tiếp tục hiện đại hóa.

Tôi biết rằng các bạn đặt ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ trở thành nước công nghiệp hiện đại và chúng tôi tin tưởng rằng mục tiêu đó hoàn toàn có thể đạt được. Chúng tôi tin tưởng rằng trong tương lai Việt Nam sẽ trở thành con hổ của châu Á với nhiều tiềm năng phát triển.


[BDV news]


Thứ Tư, 4 tháng 5, 2011

>> Bí mật biệt đội bắn hạ Bin Laden



Những biệt kích được giao nhiệm vụ tiêu diệt Osama bin Laden được tuyển chọn từ lực lượng đặc nhiệm SEAL thuộc hải quân Mỹ, đơn vị vốn được coi như huyền thoại của quân đội nước này.

Hơn 20 biệt kích Mỹ được trực thăng thả xuống gần bức tường cao 4,5 mét bao quanh khu trú ẩn của Bin Laden tại Abbottabad, phía tây bắc Pakistan. Họ nhanh chóng tiếp cận ngôi nhà cao 3 tầng nằm giữa khu đất được bảo vệ chặt chẽ và lần lượt tiêu diệt 5 người bên trong, gồm Osama bin Laden bằng viên đạn vào đầu.

Các tay súng bảo vệ trùm Al-Qaeda bắn trả dữ dội nhưng tất cả biệt kích Mỹ tham gia chiến dịch đều không có ai bị thương. Kỹ năng chiến đấu tốc độ cao và chính xác đến từng chi tiết của biệt kích SEAL thể hiện qua việc trong thời gian ngắn, họ vừa tiêu diệt các mục tiêu vừa thu thập tất cả ổ đĩa máy tính, đĩa DVD và các tài liệu trong khu nhà rồi rút đi êm thấm cùng với xác của Osama bin Laden.

Theo quan điểm của giới chức quân sự Mỹ, chiến dịch tiêu diệt Bin Laden mang mật danh Geronimo nói trên không thể diễn ra hoàn hảo hơn. Điều này đã phản ánh quá trình chuẩn bị chi tiết và kỹ năng chiến đấu cao của lính biệt kích SEAL, những người được tin tưởng giao nhiệm vụ mang tính lịch sử.







Hai lính biệt kích SEAL. Ảnh: Navy.


Biệt đội tinh nhuệ của SEAL
Biệt đội ST6 (SEAL Team Six), có tên gọi chính thức là Nhóm phát triển kỹ năng tác chiến đặc biệt của hải quân, hay còn gọi là DevGru, đã được giao nhiệm vụ tiêu diệt Bin Laden. ST6 gồm những thành viên có thành tích chiến đấu dày dạn và được tuyển chọn kỹ lưỡng từ lực lượng đặc nhiệm SEAL, chuyên được huấn luyện cho những chiến dịch thuộc hàng tối mật của Mỹ.

SEAL, tổ chức mẹ của biệt đội ST6, là một phần của Sở chỉ huy tác chiến đặc biệt hải quân Mỹ. Đây cũng là đơn vị hải quân trực thuộc Sở chỉ huy các chiến dịch đặc biệt của quân đội Mỹ (US Special Operations Command). Biệt kích SEAL thường xuyên triển khai chiến dịch trên khắp thế giới nhằm bảo vệ các lợi ích của Mỹ.

Tổng cộng có 2.500 thành viên trong lực lượng SEAL và họ lấy tên gọi này vì có môi trường hoạt động cả trên biển, trên không và trên đất liền. Nhưng SEAL vẫn có kỹ năng nổi trội hơn cả trong các chiến dịch trên biển và họ được biết đến nhiều nhất trong quân đội Mỹ vì chiến thuật này. Các sứ mệnh của SEAL có thể đa dạng từ chiến đấu, chống khủng bố đến giải cứu con tin.

Một cựu thành viên kỳ cựu của SEAL có tên Don Shipley nói với BBC: "Để trở thành thành viên của SEAL, bạn cần phải có tố chất vượt trội như khả năng quan sát, trí thông minh cao hơn bình thường và sức chịu đựng ghê gớm". Lực lượng đặc nhiệm này cũng nổi tiếng vì tiêu chuẩn lựa chọn và huấn luyện khắt khe bậc nhất trên thế giới, với tỷ lệ ứng viên bị loại trong quá trình đào tạo là 80 đến 85%.

Stew Smith, một cựu thành viên SEAL trong suốt 8 năm cung cấp thông tin cho những ai muốn gia nhập biệt đội này. Anh cho biết trong 6 tháng đầu huấn luyện, các thành viên phải trải qua nhiều kỹ năng khó, đặc biệt là kỹ thuật tấn công cơ bản dưới mặt nước (Buds). Kỹ năng này gồm một giai đoạn hành động kéo dài liên tục trong 120 tiếng, bao gồm cả bơi, chạy, vượt chướng ngại vật, lặn và định vị mục tiêu.

Khoá huấn luyện Buds mới đây của SEAL đã loại tới 190 trong tổng số 245 người được tuyển mộ ban đầu. Sau khi trải qua giai đoạn đào tạo này, những người còn trụ lại được sẽ chính thức trở thành thành viên của biệt đội hải quân Mỹ. Nhưng họ vẫn cần thêm 12 tháng huấn luyện chung với các đồng đội, trước khi có thể được giao nhiệm vụ, theo lời Stew Smith.


Biệt kích SEAL hoạt động cả trên biển, trên không và trên bộ. Ảnh: Navy.


Đơn vị tiền thân của SEAL có từ Chiến tranh thế giới thứ II là lực lượng chuyên phá huỷ mục tiêu của đối phương do hải quân Mỹ tổ chức, với kỹ năng chiến đấu đặc biệt là đổ bộ tấn công từ tàu. Lực lượng này từng tham gia cuộc tiến chiếm Bắc Phi năm 1942.

Sự phát triển của SEAL đi tới bước ngoặt kể từ sau sự kiện Tổng thống Mỹ John Kennedy công bố gói kinh phí trị giá 100 triệu USD, nhằm tăng cường sức mạnh các đơn vị đặc nhiệm của nước này trong những năm 60 của thế kỷ trước. Sau đó biệt kích SEAL đã được tung vào hàng loạt các chiến trường từ Việt Nam, Grenada tớ Panama.

Trong những năm gần đây, lực lượng SEAL thường xuyên tham gia các sứ mệnh tại chiến trường Afghanistan và Iraq. Tuy nhiên, vai trò của biệt đội này trong vụ tiêu diệt trùm khủng bố Al-Qaeda Osama bin Laden sẽ là chương mới trong lịch sử đặc nhiệm Mỹ, do biệt đội tinh nhuệ nhất của SEAL là ST6 thực hiện.

[BDV news]



Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

>> Mỹ điều 'thần chết' giám sát Trung Quốc



Các UAV MQ-9 Reaper và RQ-1 Predator được điều từ Iraq và Afghanistan tới châu Á - Thái Bình Dương để giám sát các hoạt động quân sự của Triều Tiên, Trung Quốc.

Kế hoạch tăng cường số máy bay không người lái đến khu vực này nhằm đảm bảo khả năng giám sát trên không của Hải quân Mỹ đang đồn trú tại khu vực.

Một báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết, các UAV này sẽ được rút từ chiến trường Iraq và Afghanistan, Pakistan để thực hiện nhiệm vụ trên.



Hiện tại, chưa rõ sẽ có bao nhiêu chiếc UAV được điều động đến khu vực châu Á.


Lầu Năm Góc đang có kế hoạch xây dựng mạng lưới UAV trên toàn thế giới tăng cường thêm 33 chiếc RQ-1 Predator (Thú ăn thịt) và 32 chiếc MQ-9 Reaper (Thần chết), cùng với đội ngũ nhân viên hỗ trợ lên đến 12.000 người, kế hoạch này tiêu tốn khoản ngân sách lên đến 5 tỷ USD.

Đơn giá cho mỗi chiếc RQ-1 Predator khoảng 5 triệu USD, còn MQ-9 Reaper khoảng 10,5 triệu USD. Các UAV này có thể hoạt động liên tục trong 24 giờ, với tốc độ tối đa khoảng 740km/h.

Ngoài chức năng giám sát, cung cấp thông tin tình báo, các UAV này còn được vũ trang các tên lửa không đối đất chính xác, có thể tiêu diệt các mục tiêu trong tình huống khẩn cấp. Dự kiến số UAV được điều động tới đây sẽ đóng quân tại các căn cứ ở Hàn Quốc và Okinawa của Nhật Bản.

Năm 2010, Mỹ đã điều động máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk đến căn cứ trên đảo Guam. Cùng với các UAV giám sát toàn cầu RQ-4, MQ-9 Reaper và RQ-1 Predator sẽ nâng cao năng lực giám sát các hoạt động quân sự tại khu vực châu Á.

Một số nhà phân tích cho rằng, việc điều động thêm các UAV đến khu vực này, Mỹ đang muốn kiểm soát chặt chẽ các hoạt động quân sự, đặc biệt là các hoạt động của Hải quân Trung Quốc.


[BDV news]


Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

>> Iraq chọn mua radar pháo binh Fire Finder



Dù Mỹ giới thiệu hệ thống radar định vị pháo binh EQ-36 mới và hiệu quả hơn, nhưng Iraq từ chối và đặt hàng mua 6 hệ thống radar đời cũ là Fire Finder.

Năm 2010, trước khi gửi lời chào hàng tới Iraq, Mỹ từng đưa hệ thống radar định vị pháo và đạn cối thế hệ mới EQ-36 tới chiến trường Afghanistan để thực nghiệm khả năng. Hệ thống mới dễ sử dụng và sửa chữa cũng như đáng tin cậy hơn hệ thống tiền nhiệm là Fire Finder AN TPQ-36/37.

EQ-36 có khả năng quét 360 độ, thay vì góc 90 độ như Fire Finder với tốc độ nhanh hơn đáng kể. Lục quân Mỹ có kế hoạch mua 180 hệ thống EQ-36 với giá 9 triệu USD/chiếc. Tuy nhiên, do ngân quỹ hạn hẹp, Mỹ chỉ có thể đặt hàng 33 chiếc.

Hệ thống Fire Finder tuy cũ và có nhiều điểm hạn chế nhưng có giá thành rẻ hơn mà vẫn đảm bảo tối thiểu nhiệm vụ. Đó là lý do Iraq chọn mua thay vì hệ thống mới tiên tiến hơn.



Với giá thành rẻ và đáng tin cậy, Iraq lựa chọn hệ thống định vị pháo Fire Finder thay vì hệ thống mới EQ-36.


Trước đây, khi trình diễn ở Iraq, hệ thống Fire Finder đã phạm phải những lỗi nghiêm trọng và không thể phát hiện đạn pháo cối bay đến. Nguyên nhân là do Fire Finder được phát triển dựa trên kinh nghiệm chiến trường Đông Nam Á, không phù hợp với thực tiễn mới. Sau đó, các kỹ sư Mỹ đã khắc phục lỗi này.

Biến thể mới nâng cấp của Fire Finder có có khả năng quét và phát hiện pháo trong tầm 18 km, tên lửa trong tầm 24 km với khả năng định vị 10 điểm vũ khí cùng lúc

Trong cuộc tấn công vào Iraq, hiệu quả của Fire Finder được chứng minh nên chúng được sử dụng rộng rãi. Sự gọn nhẹ trong thiết kế giúp các hệ thống có thể triển khai nhanh chóng trên các chiến trường nhờ vận chuyển đường không/đường bộ.

Hệ thống Fire Finder hoạt động dựa trên nguyên lý xác định địa điểm và thời gian của đạn bay đến, tính toán và gửi thông tin về các đơn vị quân đội, đặc biệt là pháo binh.

Biết được điểm xuất phát của pháo, quân đội sẽ tấn công dồn dập vào điểm đó. Quá trình phát hiện và tấn công chỉ khoảng 3-4 phút (có thể ít hơn với các đơn vị chuyên nghiệp và có kinh nghiệm).


[BDV news]


Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

>> Czech bán cho Iraq máy bay L-159



Bộ trưởng Bộ ngoại giao Czech vừa công khai kế hoạch đề nghị bán máy bay tấn công hạng nhẹ L-159 và hiện đại hóa trực thăng cho Iraq.



Để thúc đẩy cho hoạt động hợp tác kinh tế, quân sự kể trên, Thủ tướng Czech, ông Petr Necas sẽ sang thăm Iraq vào ngày 23-24/5 để bàn bạc và ký kết thỏa thuận về đầu tư cho lĩnh vực an ninh chung.

Ngày 18/4, Bộ trưởng Hoshyar Zebari phát biểu tại thủ đô Prague: “Cộng hòa Czech sẽ đề nghị Iraq mua một số máy bay chiến đấu L-159. Chúng tôi cũng còn tham gia chương trình nâng cấp trực thăng cho Iraq”.



Hợp đồng mua bán L-159 sẽ mở đầu cho quan hệ hợp tác giữa Czech và Iraq trên nhiều mặt.


L-159 là máy bay chiến đấu đa nhiệm hạng nhẹ do chính Czech sản xuất, được thiết kế thực hiện các nhiệm vụ tấn công trên không, mặt đất và do thám.

Aero Vodochody là nhà sản xuất của mẫu máy bay L-159. Chương trình phát triển của nó bắt đầu từ năm 1992 và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 4/8/1997. Giá của mỗi chiếc L-159 là khoảng 15 đến 17 triệu USD.

Không quân nhiều nước đã bày tỏ mối quan tâm với mẫu máy bay chiến đấu hạng nhẹ này, trong đó có Australia, Indonesia, Tây Ban Nha, Bolivia…

Đặc điểm kỹ thuật:

Phi hành đoàn: 1 người.

Chiều dài: 12,72 m; sải cánh: 9,54 m; chiều cao: 4,78 m;

Trọng lượng rỗng: 4.350 kg; trọng lượng cất cánh tối đa: 8.000 kg

Động cơ: Honeywell F124-GA-100 công suất 28,2 kN.

Tốc độ bay tối đa: 936 km/h; tầm hoạt động: 1.570 km;

Vũ khí:

Pháo ZVI Plamen PL-20

Tên lửa: Không đối không AIM 9M Sidewindser; IRIS-T; AIM-132 ASRAAM và không đối đất AGM-65 Maverick; AGM-88 HARM

Bom laser dẫn đường. Hệ thống radar Grifo-F.


[BDV news]


>> Mỹ sắm 400 'bộ giáp' cho xe HEMTT



Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ vừa trang bị 400 bộ giáp chìm cho những chiếc xe tải kéo cứu hộ 8 bánh HEMTT.

Việc trang bị nhằm đảm bảo an toàn trước bom và mìn khi thực hiện cứu hộ các MRAP ở Afghanistan.

HEMTT: Xe tải kéo cứu hộ hạng nặng chiến thuật cơ động cao
MRAP: Xe chống phục kích, chống mìn (*)


Khi trúng bom và mìn, MRAP rất dễ hư hỏng, dẫn đến thiệt hại lớn. Giá thành của một chiếc MRAP đắt gấp 5-10 lần một chiếc hummer.

Theo thống kê, trên chiến trường Afghanistan có hàng nghìn chiếc MRAP với vai trò phương tiện chiến đấu vũ trang chứ không đơn thuần là phương tiện vận tải giống như dòng xe hummer hoặc xe tải, nhằm tiết kiệm chi phí hoạt động.

Năm 2007, Lục quân và Thủy quân lục chiến đã bỏ ra 20 tỷ USD để mua 20.000 chiếc MRAP để phục vụ cho tình hình quân sự tại Iraq.

Tuy nhiên, việc sử dụng MRAP ngày càng gặp phải nhiều chỉ trích do chi phí quá lớn cũng như dễ bị hỏng hóc khi trúng bom.

Chưa ở chiến trường nào mà Mỹ đối mặt với thiệt hại lớn từ bom mìn cài bên đường như ở Iraq và Afghanistan

Cứu hộ các MRAP hư hỏng trên các tuyến đường trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các xe tải kéo.

Những chiếc HEMTT nặng tới 17 tấn là những "lực sĩ" duy nhất đủ to lớn và sức khỏe để có thể xử lý những chiếc MRAP bị hỏng hóc.

Hiện nay, quân đội Mỹ có khoảng 14.000 xe tải 8 bánh, là xương sống cho lực lượng vận tải.

Dòng xe tải kéo HEMTT có 5 biến thể khác nhau với các nhiệm vụ chủ yếu: chở hàng (phiên bản M977 với cần trục MHC, có thể chở trên xe 10 tấn hàng, kéo thêm 10 tấn trên xe moóc); chở nhiên liệu (phiên bản M978 có khoang chứa có thể tích 10.500 lít). HEMTT có tốc độ tối đa 90 km/h, tầm hoạt động là 480 km (với 1 thùng nhiên liệu).



Dòng xe tải kéo hạng nặng HEMTT cần trang bị "áo giáp" để tránh các nguy cơ từ bom, mìn trên đường ở Afghanistan và Iraq khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ MRAP.


Chịu nhiều thiệt hại trên chiến trường, cộng vào đó là chi phí bảo dưỡng và vận hành của MRAP cũng tốn kém hơn Hummer nên Lục quân Mỹ đang tính đến chuyện bán bớt MRAP cho các đối tác có nhu cầu sau khi chấm dứt hoạt động tại Iraq hay Afghanistan


[BDV news]


Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011

>> Mô hình hiện đại hóa trang bị vũ khí quân đội các nước nhỏ



[VITINFO news] Giới thiệu một mô hình hiện đại hóa trang bị vũ khí quân đội các nước nhỏ, rút ra từ chiến dịch quân sự chống Libya gần đây và từ các cuộc chiến tranh chống lại Nam Tư, Iraq trước đây.

Mô hình hiện đại hóa trang bị vũ khí quân đội các nước nhỏ
Lực lượng vũ trang của các nước nhỏ cần phải rút ra bài học từ chiến dịch quân sự chống Libya gần đây và từ các cuộc chiến tranh chống lại Nam Tư, Iraq trước đây. Bài học đó là: lực lượng vũ trang của các nước nhỏ cần phải hiện đại hóa để có đủ khả năng đáp ứng với các mối đe dọa trong điều kiện "thế giới đa cực" hiện nay. Trọng tâm của việc hiện đại hóa này là phải nâng cao sức mạnh chiến đấu của hai lực lượng - Phòng không và Không quân.

Hai lực lượng đặc biệt quan trọng trên đây cần phải được trang bị các loại vũ khí hiện đại dựa trên công nghệ cao. Lực lượng Phòng không và lực lượng Không quân phải là một Lực lượng thống nhất (là một Quân chủng giống như tổ chức quân đội của Nga). Lực lượng Phòng không cần phải có các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300PS và S-300 PMU-1 (4 đến 6 tiểu đoàn); và để bảo vệ các hệ thống này cần có thêm hệ thống tên lửa phòng không tầm gần “Tor-M1V” và hệ thống pháo-tên lửa phòng không “Pantsir-S1”. Để bảo vệ các khu vực quân sự và công nghiệp quan trọng Lực lượng Không quân cần phải có các loại máy bay chiến đấu đa chức năng thế hệ 4 ++ (theo tỷ lệ: 20 máy bay MIG-35, 30 máy bay MIG-29SMT và 50 máy bay SU-27SM). Ngoài ra, để nâng cao khả năng tác chiến thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt cần có khoảng (20-30) máy bay trực thăng hiện đại Ka-52 hoặc MI-28N.




Hệ thống tên lửa phòng không S-300 PMU-1


Để tối ưu hóa hoạt động tác chiến của hai lực lượng Phòng không và Không quân cần phải có ít nhất 2 máy bay AWACS A-50U và Binh chủng rađar phải được trang bị (3-4) đài radar AWACS “Protivnhik-G”. Máy bay AWACS A-50U và đài radar AWACS “Protivnhik-G” thực hiện nhiệm vụ cảnh báo các cuộc tấn công tên lửa của đối phương, phát hiện mục tiêu ở cự ly 340 km và ở độ cao 120 km. Trong trường hợp quốc gia có ngân sách quân sự không đủ lớn thì có thể trang bị cho Lực lượng Không quân như sau: 50 máy bay MIG-29K thế hệ 4++ và 70 máy bay MIG-23-98-2 đã được cải tiến nâng cấp lên mức thế hệ 4+. Bằng cách này cho phép giảm đáng kể ngân sách trang bị cho Lực lượng Không quân. Máy bay MIG-23-98-2 - phiên bản được cải tiến hoàn thiện nhất của loại máy bay đa chức năng MIG-23ML - về tính năng kỹ thuật tương đương với máy bay thế hệ 4+. Máy bay MIG-23-98-2 được trang bị các loại tên lửa hiện đại R-27ER, RVV-AE, và vũ khí chính xác cao để tiêu diệt các mục tiêu trên đất liền và trên biển ngay cả trong trường hợp có nhiễu điện tử.

Không cần thiết phải trang bị hàng trăm xe tăng hiện đại đắt tiền cho Lực lượng lục quân. Phương án tốt hơn là cải tiến nâng cấp vũ khí hiện có, và trang bị thêm khoảng (20-30) Hệ thống tên lửa chống tăng “Hermes” (với số lượng 720 tên lửa chống tăng có các cự ly sát thương 15, 40 và 100 km). Đối với lực lượng bộ binh cơ giới cần trang bị 200 xe bọc thép BMP-3, 100 xe bọc thép hạng nặng BTR-4, 1000 tên lửa chống tăng “Kornet-E”, và (10-15) máy bay không người lái loại rẻ Tu-300 “Korsun” và “Inspektor-301”.

Lực lượng Hải quân của nước nhỏ có thể trang bị 4 tàu ngầm diesel thiết kế 677 “Lada”, 10 tàu tên lửa cao tốc “Molnhia” có hệ thống pháo-tên lửa phòng không “Kortik” (thay cho hệ thống pháo phòng không AK-630M cũ trước đây), và 2 tầu tấn công “Shichzyachzhuan” thiết kế 051S của Trung quốc (mã phân loại của NATO Destroyer 051 "Luda class"). Với thành phần tinh gọn này lực lượng Hải quân có khả năng làm nguội lạnh tham vọng của cả một đối phương mạnh. Để bảo vệ bờ biển cần trang bị thêm cho Lực lượng Hải quân Hệ thống tên lửa Bastion “Bờ đối Biển” và Pháo bờ biển “Bereg” (số lượng tùy thuộc vào độ dài bờ biển).

Hiện nay, Algeria là nước có quan điểm xây dựng lực lượng vũ trang gần giống nhất với quan điểm trình bày trên đây. Cùng với nhận thức quy luật của các cuộc xung đột quân sự mới diễn ra gần đây, Lãnh đạo các nước nhỏ cần phải suy nghĩ về việc hiện đại hóa lực lượng vũ trang, để một ngày nào đó không bị hàng trăm quả tên lửa “Tomogav” bắn vào các mục tiêu quân sự và cơ sở hạ tầng dân sự của đất nước.



Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

>> Pháp cả gan đánh cuộc ở cả Libya và Bờ Biển Ngà?



[VITINFO news]Trong năm nay, quốc gia đã tiến hành các cuộc tấn công quân sự và kéo cộng đồng quốc tế vào cuộc chống lại những người chuyên quyền tại cả Libya và Bờ Biển Ngà: đó chính là nước Pháp.

Pháp đã từng phản đối mạnh mẽ cuộc xâm lược Iraq do Mỹ đứng đầu cách đây 8 năm và đã ủng hộ việc cố gắng tiếp cận mọi cách có thể trước khi mang súng vào các cuộc khủng hoảng quốc tế khác.

Giới phân tích nhận định, sự thay đổi bất thường này có thể được bén rễ từ nỗ lực của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy nhằm nới lỏng châu Âu khỏi sự phụ thuộc lâu nay vào chiếc ô an ninh của Mỹ.

Trong bối cảnh bất ổn ở thế giới Ả Rập và sức mạnh kinh tế của châu Á ngày càng phát triển, giới chuyên gia cho rằng Pháp muốn thúc đẩy sự tham gia của châu Âu với các hoạt động can thiệp quân sự dựa trên nhân quyền và dập tắt tình trạng bất bình kéo dài trong dân chúng về sự suy sụp của lục địa này.

Hiện cũng có một nhân tố khác liên quan đến sự thay đổi trên: Ông Sarkozy phải đối mặt với chiến dịch tái tranh cử vào năm tới và ông ấy có thể sẽ đánh cuộc rằng việc thúc đẩy các giá trị nhân quyền của Pháp có thể giúp ông giành thắng lợi.

Hành động can thiệp quân sự tại Libya cũng là sự chuyển hướng cá nhân đáng chú ý đối với ông Sarkozy, người đã nồng nhiệt đón chào lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi tới Paris trong năm 2007, thời điểm hai nước ký kết một loạt thỏa thuận vũ khí và thương mại. Tháng trước, Tổng thống Pháp đã tập hợp các nhà lãnh đạo châu Âu chống lại đại tá Gadhafi khi ông này phát động chiến dịch đẫm máu nhằm vào người biểu tình.




Xác chiếc Soko của không quân Libya sau khi bị máy bay Rafale của Pháp bắn hạ hôm 24/3. (Ảnh Defensetalk)


Tại Bờ Biển Ngà, một thuộc địa cũ của Pháp, Pháp đã trở thành quốc gia đầu tiên khai hỏa vào lực lượng của lãnh đạo Laurent Gbagbo trong tuần này. Hành động của họ tại Bờ Biển Ngà liên quan tới yếu tố kinh tế và văn hóa.

Trong Liên minh châu Âu, Pháp và Anh là những nước có ảnh hưởng lớn nhất về quân sự. Trong khối này, một số quốc gia, đáng chú ý là Đức, hiện do dự trong việc điều binh lính của họ tới các chiến trường nước ngoài.

“Tôi nghĩ rằng hiện nay Pháp có thể tự hào khi can thiệp quân sự và sự biểu hiện dân chủ tại Bờ Biển Ngà”, Thủ tướng Pháp Francois Fillon phát biểu trước quốc hội hôm 05/4.

Cũng trong ngày hôm qua, Ngoại trưởng Pháp tiết lộ ông Gbagbo đang đàm phán về đầu hàng.

Hôm 04/4, máy bay trực thăng của Pháp và Liên Hợp Quốc đã khai hỏa vào Bờ Biển Ngà và vô hiệu hóa các loại vũ khí hạng nặng, chẳng hạn như súng đại bác và máy phóng rocket, của lực lượng trung thành với ông Gbagbo, người từ chối chuyển giao quyền lực cho ông Alassane Ouattara. Liên Hợp Quốc khẳng định, ông Alassane Ouattara đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm ngoái.


Trực thăng của LHQ và Pháp không kích một doanh trại của lực lượng thân ông Gbagbo ngày 04/42011. (Ảnh CNN)


Theo một nhà phân tích, tại Bờ Biển Ngà và Libya, Pháp đang tìm cách lay chuyển châu Âu từ bỏ thái độ do dự trong việc sử dụng vũ lực khi cần thiết và có thể để bảo vệ công dân và các giá trị của họ.

“Tại Pháp, các quan chức nhìn thấy các cơ hội tham gia – thường dưới tên của châu Âu – khi giương lá cờ châu Âu, bởi vì ngoài các bạn Anh của chúng ta, các nước đều lặng im về việc sử dụng vũ lực. Người Pháp nghĩ rằng châu Âu chưa chủ động trong việc ủng hộ nhân quyền”, Jean-Dominique Giuliani, Chủ tịch Quỹ Robert Schuman, cho biết.

Ông khẳng định, Pháp muốn nhắc tới các bài học khó khăn trước đây như các bài học từ cuộc chiến những năm 1990 tại Nam Tư cũ, nơi những trì hoãn, những cuộc tranh luận và đường lối ngoại giao không hiệu quả đã khiến nhiều dân thường thiệt mạng.

“Bài học của những người vùng Balkan này là các cuộc tàn sát, và người Mỹ cuối cùng tới giúp đỡ chúng tôi khôi phục trật tự”, ông Giuliani nói. “Các bạn cảm nhận được ý nghĩ trong số các quan chức Pháp rằng không ai muốn tiếp tục chiều hướng này”, ông nói thêm.

Nhưng nhà phân tích Philippe Moreau Defarges cho hay, hành động quân sự của Pháp tại Libya và Bờ Biển Ngà không nên gộp lại với nhau: điểm giống nhau duy nhất là họ nhắm tới những người chuyên chế - những người mà thể chế của họ đã giết hại dân thường trong nỗ lực duy trì quyền lực.

“Mặc khác, có chiến dịch “duy tâm” ở Libya, và chiến dịch “thực tế” tại Bờ Biển Ngà – được ra lệnh bởi những lợi ích cụ thể”, Moreau Defarges, người thuộc Viện nghiên cứu Quan hệ Quốc tế của Pháp (IFRI), nhận định.

Dominique Moisi, một cố vấn cấp cao tại IFRI, khẳng định rằng sau khi Pháp đóng vai trò chính tại các cuộc không kích chống lại binh lính của ông Gadhafi, quốc gia này gần như buộc phải hành động tại Bờ Biển Ngà.

“Sau chiến dịch can thiệp của Pháp tại Libya, sẽ không thể hiểu được nếu Pháp không hành động gì tại Bờ Biển Ngà”, ông cho biết, giải thích hàng ngàn người Pháp xa xứ và mối quan hệ văn hóa của Pháp với quốc gia châu Phi này.

Khi cuộc chiến Nga - Gruzia đang ở thời điểm hết sức căng thẳng và có dấu hiệu ngày càng leo thang, Tổng thống Sarkozy, trên cương vị Chủ tịch EU, đã chủ động bay đến Moscow trong vai trò nhà trung gian hòa giải để thuyết phục ban lãnh đạo Nga về một thỏa thuận hòa bình 6 điểm mang tên Medvedev/Sarkozy, được các bên liên quan chấp thuận. Với nỗ lực ngoại giao con thoi không mệt mỏi của mình, ông Sarkozy đã thành công trong việc làm "nguội" cái đầu "nóng" của cả Moscow lẫn Tbilisi.

Theo ông Giuliani, mục đích của ông Sarkozy là để “cho thấy rằng châu Âu muốn tồn tại, thậm chí chỉ có một số quốc gia thành viên, đặc biệt khi Tổng thống Barack Obama hi vọng châu Âu sẽ gánh vác trách nhiệm nhiều hơn về an ninh.

Tại Libya và Bờ Biển Ngà, ông Sarkozy “đã cả gan đánh cuộc”, Moisi nói.

“Thật là nguy hiểm khi có sự đánh cuộc là ông Gaddafi sẽ ra đi, và cộng đồng quốc tế sẽ nói “Ồ, Tổng thống Pháp đã đóng một vai trò then chốt”, ông khẳng định.


Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

>> Mỹ nâng cấp hệ thống C-RAM



[BDV news] Quân đội Mỹ đã thông qua kế hoạch nâng cấp hệ thống phòng thủ Centurion C-RAM, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm tăng cường khả năng bảo vệ các căn cứ, cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ tại hai điểm nóng chiến sự Iraq và Afghanistan.


C-RAM là hệ thống phòng thủ tầm gần được thiết kế để bảo vệ binh lính hay các cơ sở hạ tầng quan trọng trước các cuộc tấn công bằng tên lửa, pháo binh và súng cối.

Khái niệm thiết kế C-RAM xuất hiện trong chiến tranh Iraq, khi lực lượng chống đối luôn tìm cách tiến công bất ngờ, lén lút vào các căn cứ của quân đội Mỹ bằng pháo binh, súng cối. Hay còn gọi là chiến thuật chiến tranh phi đối xứng, kiểu đánh này gây ra những tổn thất không nhỏ cho lực lượng Mỹ đồn trú tại đây.

Centurion C-RAM được xây dựng trên nền tảng của hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx 20mm được trang bị trên các chiến hạm của hải quân Mỹ. Hệ thống C-RAM đầu tiên được đưa vào sử dụng tháng 7/2005, quá trình thử nghiệm cho kết quả rất khả quan.

Hệ thống Centurion C-RAM bao gồm:

- Radar AN/TPQ-36 dùng để phát hiện và định vị pháo binh hoặc tên lửa tầm trung. Radar có khả năng xác định chính xác vị trí bắn của pháo binh trong phạm vi 18km, với tên lửa là 24km.

- Radar AN/TPQ-37 dùng để định vị pháo binh tầm xa. Phạm vi xác định chính xác vị trí bắn của pháo binh, tên lửa được mở rộng đến 50km, cảm biến thu nhận mục tiêu ảnh nhiệt FLIR.

- Radar AN/TPQ-48 để định vị và phát hiện theo dõi, nhắm mục tiêu là các loại đạn cối, cung cấp trường quan sát 360 độ.

- Pháo bắn siêu nhanh 20-mm với tốc độ bắn 4.500viên/phút. Đạn pháo có khả năng đạt cự ly 1.800m trong vòng 3 giây, 2.000m trong 3,69 giây, máy phát điện, phòng điều khiển trung tâm.

Tất cả các hệ thống được nối mạng với nhau thông qua hệ thống điều khiển trung tâm tạo nên một hệ thống khép kín và hoạt động hoàn toàn tự động, cung cấp khả năng bảo vệ 24/7. Hệ thống được đặt trên khung gầm xe tải quân sự hạng nặng M-977 để tăng khả năng cơ động.



Hệ thống Centurion C-RAM.

Theo thống kê qua các lần thử nghiệm, Centurion C-RAM có khả năng đánh chặn tất cả các loại đạn pháo, tên lửa, đạn cối với xác suất tiêu diệt mục tiêu 70-80%. Một hệ thống C-RAM có khả năng bảo vệ các mục tiêu trong phạm vi 1,2km2 . Hệ thống có khả năng bao quát 306 độ, góc nâng gần 90 độ.

Một số hệ thống C-RAM đã được triển khai hoạt động tại Iraq và Afghanistan. Trong thời gian đó, C-RAM đã đánh chặn thành công hơn 100 mục tiêu là đạn pháo và đạn cối các loại bắn vào.

Lần nâng cấp này dự định thay thế các loại radar trên bằng radar thu nhận mục tiêu và điều khiển hỏa lực EQ-36. EQ-36 có độ nhạy rất cao, ngay lập tức định vị chính xác vị trí bắn của pháo binh, súng cối hay tên lửa ngay khi đạn rời khỏi nòng súng.

Sử dụng pháo bắn nhanh cải tiến M-167A1/A2, sơ tốc đầu nòng lên đến 1.100m/s, đạn pháo được thiết kế để tự hủy sau 3,8 giây nhằm tránh các thương vong đáng tiếc do đạn không bắn trúng mục tiêu.

Nâng cấp bộ vi xử lý, tăng tốc độ phản ứng với mục tiêu, phần mềm điều khiển được thiết kế lại để có thể nhận dạng và tấn công mục tiêu từ nhiều hệ thống radar khác nhau, cảm biến thu nhận mục tiêu ảnh nhiệt FLIR nâng cấp.

Các cải tiến cho phép hệ thống tham chiến với nhiều mục tiêu hơn, tăng xác suất tiêu diệt mục tiêu nhờ sự cải tiến của các hệ thống cảm biến. Kích thước và khối lượng hệ thống được thu gọn lại tăng khả năng cơ động trên chiến trường.

Raytheon cũng đã thử nghiệm một hệ thống vũ khí chùm laser điện tử nhằm bổ sung cho hệ thống Centurion C-RAM. Dự kiến sau khi thử nghiệm thành công, hệ thống vũ khí chùm laser điện tử sẽ trở thành cốt lõi của hệ thống phòng thủ tầm gần trên các chiến hạm của Hải quân Mỹ.


Hệ thống phòng thủ NBS

Ngoài Mỹ, Đức cũng mua công nghệ để phát triển hệ thống C-RAM trong nước mang tên NBS.

NBS thay thế pháo bắn nhanh M61A2 bằng pháo Rheinmetall's 35 X 228mm, pháo có sơ tốc đầu nòng 1.000m/s, tốc độ bắn 1.000 viên/phút. Hai radar định vi và tìm kiếm mục tiêu băng tần X, cảm biến điện quang, trung tâm chỉ huy.

Israel cũng phát triển hệ thống đánh chặn Iron Dome trên cơ sở nguyên tắc hoạt động của hệ thống C-RAM. Thay thế pháo bằng tên lửa Tamir được trang bị đầu dò quang điện tử, cung cấp khả năng đánh chặn pháo binh và tên lửa với phạm vi từ 5-70km. Mỗi hệ thống Iron Dome có khả năng kiểm soát một khu vực lên đến 100km2.


Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011

>> Mỹ tính toán phí tổn không kích Libya



Trung tâm Đánh giá chiến lược và ngân sách (Center for Strategic and Budgetary Assessments - CSBA) của Mỹ đã chuẩn bị một báo cáo ước tính chi phí thiết lập vùng cấm bay trên bầu trời Libya, việc sẽ đòi hòi tiêu diệt hoàn toàn hay một phần hệ thống phòng không của ông Muammar Gaddafi.



Ở phương án tiêu diệt hoàn toàn phòng không Libya, chiến dịch sẽ tiêu tốn của NATO 300 triệu USD/tuần, 6 tháng bảo đảm duy trì vùng cấm bay đòi hỏi 8,8 tỷ USD. Cuộc tấn công ồ ạt một lần vào các trận địa phòng không Libya tiêu tốn 500 triệu USD đến 1 tỷ USD.

Những chi phí lớn đó là do các máy bay của Mỹ và đồng minh sẽ phải bay trên lãnh thổ thù địch với 500 mục tiêu phòng không bố trí trên một vùng rộng 680.000 dặm vuông. Để tiêu diệt 1 mục tiêu trung bình phải tốn 2 triệu USD, bởi vì nhiều mục tiêu sẽ phải tiêu hao mấy tên lửa hành trình và bom. Cần lưu ý là vùng cấm bay ở Iraq trước đây chỉ rộng 104.600 dặm vuông.

Phương án 2 là lập vùng cấm bay hạn chế, bao gồm không phận các thành phố lớn, nơi mà theo tính toán có bố trí tới 400 mục tiêu phòng không trên diện tích 230.000 dặm vuông. Lập vùng cấm bay kiểu này đòi hỏi chi 30-100 triệu USD/tuần.

Phương án 3 trù tính tiêu diệt các mục tiêu phòng không chính của ông Gaddafi bố trí ở các vùng ven biển. Việc làm “suy yếu” các mục tieu này sẽ đòi hỏi 400-800 triệu USD. Trong trường hợp này, NATO có thể sử dụng 3 tàu tuần dương AEGIS của Mỹ, các máy bay tiêm kích trang bị tên lửa không-đối-không AIM-120 và các máy bay AWACS. Phương án này không đòi hỏi tiêu diệt hoàn toàn phòng không Libya.


Trung tâm CSBA nói rằng, Mỹ và NATO cần xác định diện tích vùng cấm bay, nó (ở tất cả các phương án) đáp ứng các lợi ích của phương Tây và giúp loại bỏ Gaddafi đến mức nào.

Liên minh phương Tây phải quyết định chiến dịch quân sự như thế nào là hợp lý nhất, xác định các nguyên tắc sử dụng sức mạnh quân sự, cũng như khả năng hỗ trợ trực tiếp cho quân nổi loạn Libya.

Chi phí của chiến dịch sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định quy mô cuộc tấn công quân sự, báo cáo viết.

(worldtribune.com, lipmantimes.com)

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011

>> APS và sự hồi sinh của xe tăng



Sự ra đời của xe tăng đã làm thay đổi cục diện của rất nhiều cuộc chiến trên thế giới, hỏa lực mạnh, bọc giáp tốt, khả năng càn lướt trên mọi địa hình, xe tăng trở thành một "vua" chiến trường trong thời gian dài.

APS - Active Protection Systems: Hệ thống bảo vệ chủ động.
Một thời gian dài, phát triển cùng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các xe tăng ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, tinh vi hơn, có thể xem như là biểu tượng sức mạnh của lục quân.

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là các công nghệ phát triển các vũ khí chống tăng, khiến xe tăng ngày càng mất đi lợi thế trên chiến trường.

Xe tăng mất ngôi "vua"?
Sự phát triển nhanh chóng của các tên lửa chống tăng, sử dụng các đầu đạn chống tăng liều nổ cao, đạn động năng sử dụng thanh xuyên, đầu đạn liều đúp khiến việc tăng mãi độ dày của giáp xe tăng trở nên vô nghĩa.

Với các loại đạn liều đúp, sự có mặt của giáp cảm ứng nổ (còn gọi là giáp phản ứng nổ) cũng không làm giảm khả năng bị tiêu diệt của xe tăng.

Các loại tên lửa chống tăng có điều khiển mới của Nga như AT-11 Sniper , Kornet-E, KONKURS-M, Javelin của Mỹ, với khả năng xuyên giáp từ 700-1.200mm, hoàn toàn có thể tiêu diệt bất cứ loại xe tăng nào hiện có, ngay cả chiếc xe tăng đó được trang bị giáp cảm ứng nổ.

Cùng với đó là sự ra đời của các loại trực thăng chuyên đảm trách nhiệm vụ chống tăng trên chiến trường như Mil Mi-28, Ka-50/52 của Nga, AH-64D Apache của Mỹ khiến xe tăng càng mất đi lợi thế của mình.

Xe tăng có tầm quan sát rất hạn chế, đặc biệt là quan sát trên không. Dù được trang bị súng máy phòng không 12,7mm, nhưng khả năng tác chiến đối không là rất thấp.

Sự phát triển nhanh chóng của các máy bay trinh sát không người lái, khiến việc phát hiện, chỉ thị mục tiêu cho các trực thăng chống tăng lại trở nên dễ dàng hơn. Điều này khiến xe tăng trở thành “mồi ngon” cho các sát thủ từ trên không.



Lực lượng tăng thiết giáp hùng hậu của lục quân Iraq.


... và số phận bi thảm khi đối đầu với các vũ khí chống tăng của Mỹ.
Trong chiến tranh Iraq năm 2003, số lượng xe tăng đông đảo hơn 1.000 chiếc T-72 của Iraq đã bị trực thăng AH-64D Apache "đập" cho tơi tả.

Bên cạnh đó là sự phát triển nhanh chóng của các loại vũ khí chống tăng cá nhân điển hình là RPG của Nga, việc tiêu diệt xe tăng cũng không mấy khó khăn, đặc biệt là trong môi trường tác chiến đô thị.

Trong chiến tranh Chesnya, lực lượng tăng thiết giáp của Nga đã chịu nhiều tổn thất trong cuộc đụng độ với lực lượng phiến quân trong các đô thị.

Thậm chí, các nhà quân sự đã nghĩ đến “ngày tàn” của lực lượng tăng thiết giáp trong chiến tranh hiện đại. Điển hình như Mỹ, trong thời gian qua họ không đầu tư nhiều cho việc phát triển một thế hệ xe tăng mới, một số vai trò của xe tăng được chuyển sang đầu tư cho không quân, xe tăng của Mỹ không áp dụng chức năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng pháo như các xe tăng của Nga.

Tuy nhiên, cho dù vai trò của xe tăng trong chiến tranh hiện đại đã suy giảm phần nào, điều này chỉ thực sự đúng với quân đội có lực lượng không quân hùng hậu như Mỹ. Những nước không có lực lượng không quân hùng hậu, lực lượng tăng thiết giáp vẫn giữ một vai trò rất quan trọng

Sự hồi sinh của xe tăng
Nga là quốc gia có truyền thống phát triển và sử dụng xe tăng lâu đời, không có không quân hùng hậu như Mỹ, nên xe tăng vẫn rất quan trọng đối với Nga. Đó là lý do khiến Nga là nước cho ra đời nhiều thế hệ xe tăng nhất, giữ vị trí sản xuất xe tăng hàng đầu thế giới.

Để đảm bảo vị thế này, Nga buộc phải đi đầu phong trong phát triển khả năng tự vệ cho xe tăng.

Hiện Nga phát triển thành công hệ thống cảnh báo và đối kháng quang-điện tử TShU-1-7 Shtora-1, hay còn gọi là hệ thống tiêu diệt mềm, được thiết kế để phá hoại sự chỉ thị mục tiêu bằng laser và dẫn đường cho tên lửa chống tăng dẫn bằng laser bán chủ động.




Hệ thống TShU-1-7 Shtora-1 lắp trên xe tăng T-90.

Thế nhưng, đặc biệt hơn cả là hệ thống phòng vệ chủ động Arena gồm: radar phát hiện, theo dõi, kiểm soát các mối đe dọa từ tên lửa chống tăng; máy tính kiểm soát và kích nổ hệ thống phóng các viên kim loại nhỏ về phía tên lửa để vô hiệu hóa nó.

Cho dù, vụ nổ có thể không phá hủy được tên lửa, song năng lượng sinh ra từ vụ nổ cũng làm giảm đáng kể động năng của tên lửa.

Hệ thống APS ngày càng được hoàn thiện độ chính xác, thông qua việc xác định mục tiêu của các cảm biến, tập trung năng lượng của vụ nổ trong phạm vi hẹp hơn, hiệu quả tiêu diệt tên lửa chống tăng cao hơn.

Thời gian phản ứng ngày càng nhanh hơn thông qua tăng tốc độ của bộ vi xử lý. Hệ thống Arena có thời gian phản ứng chỉ 0,07 giây, thời gian ngắt quãng chỉ từ 0,2-0,4 giây.

Hệ thống được lập trình để hoạt động hoàn toàn tự động, giúp tổ lái yên tâm tập trung vào nhiệm vụ chiến đấu chính.

Cùng với các phương pháp phòng vệ truyền thống như giáp cảm ứng nổ ERA, giáp tấm composite, giáp Burlington (Chobham), việc tiêu diệt xe tăng trở nên vô cùng khó khăn.


Phần cảm biến của hệ thống Arena.

Xe tăng T-80 lắp đặt hệ thống Arena.
Sự ra đời của hệ thống phòng vệ chủ động APS thực sự là một cuộc cách mạng hồi sinh cho xe tăng, không những là lắn chắn bảo vệ, mà còn nâng cao năng lực tác chiến cho xe tăng.

Tiếp nối thành công của Nga, gần đây Israel đã thử nghiệm thành công hệ thống phòng vệ chủ động Rafale Trophy ASPRO-A, với những tính năng vượt trội.

Mỹ, từ lâu nay không mấy chú ý đến đầu tư cho xe tăng nữa. Tuy nhiên, sau khi chứng kiến sự thành công của hệ thống phòng vệ chủ động APS,cũng đang xúc tiến phát triển một hệ thống tương tự để trang bị cho xe tăng của mình.

Sau một thời gian có phần chững lại, sự ra đời của hệ thống phòng vệ chủ động APS, đã hồi sinh hình ảnh dũng mãnh, bất khả chiến bại của xe tăng trên chiến trường. Và lúc này, một cuộc đua khác lại bắt đầu, cuộc đua xuyên thủng hệ thống phòng vệ chủ động APS.

(bdv news)

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2011

>> Các vũ khí trong tầm ngắm của Lầu Năm Góc



Trong vòng một thập kỷ ngân sách quốc phòng của Mỹ đã tăng 375 tỷ USD tính từ năm 2001.

Sau khi sự kiện 11/9/2001, Mỹ đã chi gần gấp đôi cho các hoạt động quân sự của Lầu Năm Góc. Trong số đó không bao gồm chi phí trang trải cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan. Tổng số ngân sách quốc phòng đã tăng khoảng 375 tỷ USD, tính từ năm 2001 đến 2010.

Gần đây, Mỹ đã công bố các kế hoạch trong chương trình mua sắm vũ khí của mình. Trong đó, có cả các kế hoạch sẽ được quân đội Mỹ từ bỏ.

Các vũ khí được duyệt chi
Đầu tư 9,7 tỷ USD mua 32 máy bay tàng hình F-35 do Lockheed Martin Corp (LMT.N) sản xuất. Năm 2010 Mỹ đã đầu tư 11,8 tỷ USD để mua 43 máy bay mới.

Nhà trắng còn đầu tư cho quân đội Mỹ 5,4 tỷ USD, phục vụ mua sắm tàu ngầm trong đó chi 4,9 tỷ USD mua tàu ngầm lớp Virginia do General Dynamics Corp (GD.N) và Northrop sản xuất.




Tàu ngầm nguyên tử lớp Virginia của Mỹ.

Việc này sẽ làm tăng kinh phí từ 1,8 tỷ USD lên 2,2 tỷ USD cho việc mua tàu mới Littoral Combat do Lockheed và Austal (ASB.AX) của Austraylia chế tạo. Tổng chi phí cho công nghiệp đóng tàu sẽ là 14 tỷ USD.

Lockheed Advanced High Frequency sẽ cung cấp cho quân đội mỹ các loại vệ tinh mới tổng trị giá là 975 triệu USD. Ngân sách tài chính trong năm 2012 cho các hệ thống vũ trụ sẽ là 10 tỷ USD.


Vệ tinh mới của Mỹ.

Việc nâng cấp các loại xe bọc thép nhằm bảo vệ các binh lính tổng cộng khoảng 593 triệu USD. Tổng chi phí cho các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo sẽ là khoảng 10,7 tỷ USD. Năm 2010 là 9,45 tỷ USD, năm 2011 là 10,7 tỷ USD.

Không quân cho biết sẽ bắt đầu chế tạo thế hệ máy bay ném bom tầm xa mới dự định năm 2020 sẽ đưa vào hoạt động. Tổng chi phí cho chương trình này khoảng 3,7 tỷ USD.

Các kế hoạch bị hủy bỏ
Không quân quyết định giảm từ 22 xuống còn 11 các phiên bản mới nhất của máy bay Global Hawk không người lái do Northrop Grumman Corp (NOC.N) sản xuất.

Các tàu đổ bộ được thiết kế bởi General Dynamics Corp (GD.N) có tổng chi phí khoảng 14 tỷ USD được loại bỏ ra khỏi danh mục mua sắm của Lầu Năm Góc.

Điều này sẽ tiết kiệm được 293 triệu USD trong ngân sách quốc phòng năm 2012 và 12 tỷ USD trong năm 2013.

Quân đội sẽ hủy bỏ việc mua sắm tên lửa tầm trung đất đối không SLAMRAAM đang được phát triển bởi Raytheon Co (RTN.N). Ngoài ra cũng hủy bỏ việc trang bị tên lửa đất đối không SM-2 IIIB cho Hải quân.


Tên lửa SLAMRAAM bị loại khỏi danh sách mua sắm của Mỹ.

Lầu Năm Góc cho biết, sẽ tạm dừng tài trợ chương trình phòng thủ tên lửa Mỹ - châu Âu trị giá nhiều tỷ USD sau năm 2013. Kể từ năm 2007 Lầu Năm Góc cho biết đang tìm cách chấm dứt sản xuất máy bay vận tải Boeing C-17.

Lầu Năm Góc muốn hủy bỏ kế hoạch chế tạo 180 máy bay loại này tuy nhiên các nhà lập pháp lại liên tục duy trì kinh phí cho chương trình, đưa tổng số đơn đặt hàng đến 223 máy bay.

Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates tái khẳng định sự phản đối của mình với chương trình thay thế động cơ F-35 được phát triển bởi General Electric (GEA.N) và Rolls-Royce Group (RR.L) của Anh.

Ông cho biết sẽ sử dụng tất cả các quyền hạn của mình để kết thúc chương trình này một lần nữa nếu các nhà lập pháp vẫn tài trợ cho chương trình.
(Reuter news)

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2011

>> Trung Quốc có phải là kẻ hiếu chiến? (1)



Sự khẳng định chủ quyền của Trung Quốc gần đây đối với biển Hoa Đông và Biển Đông và dọc biên giới Trung - Ấn đã làm dấy lên một cuộc tranh cãi gay gắt. Phải chăng Bắc Kinh cuối cùng sẽ chứng tỏ mong muốn đòi chiếm đất thực sự?

Phải chăng chỉ là cách thể hiện trong một thời gian ngắn của chủ nghĩa dân tộc trong bối cảnh các lãnh đạo đang chạy đua vào các vị trí ở Bộ Chính trị và Ủy ban trung ương Đảng năm 2012, hay đây là những đoạn hồi rời rạc cho thấy một sự tiếp diễn hơn là thay đổi?

Chính sách đối ngoại dựa trên phát triển hòa bình và hài hòa xã hội
Tôi sẽ bắt đầu bằng cách nhấn mạnh rằng việc đánh giá tình hình đối ngoại của chúng ta dựa trên các trụ cột cơ bản của chủ nghĩa xã hội với các đặc trưng Trung Quốc, phát triển hòa bình và tạo một xã hội hài hòa. Ưu tiên cao nhất của chúng ta kể cả trong chính sách đối ngoại là củng cố các trụ cột này trong nước.



Những mối đe dọa lớn nhất đối với sự ổn định mà chúng ta đang phải đối mặt vẫn là từ bên trong. Tôi không cần nhắc nhở các thành viên Ban lãnh đạo Đảng rằng mỗi năm chúng ta có hơn 20 triệu người di cư ra thành phố tìm việc làm, rằng chúng ta đang phải đối mặt với sự chênh lệch kinh tế ngày càng lớn giữa các tỉnh duyên hải và các tỉnh phía Tây; rằng bức tranh dân số sẽ biến thiên nghiêm trọng trong thập kỷ tới; các vấn đề sinh thái và môi trường đang gia tăng; nguyên liệu đầu vào năng lượng và hàng hóa trong năm qua vẫn chưa chắc chắn; và chúng ta cần phải luôn luôn cảnh giác trước những bong bóng và sức nóng quá mức trong chiến lược tăng trưởng kinh tế của mình.

Các mối đe dọa lớn nhất đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc cũng là từ bên trong, nhưng đó là nhờ các mối liên hệ bên ngoài nguy hiểm. Tôi muốn nói đến những nguy cơ của chủ nghĩa ly khai ở Tân Cương, Tây Tạng và Đài Loan.

Cách đây hai năm, trong bài báo cáo của mình, tôi bắt đầu bằng vấn đề Đài Loan, nhưng nay người đứng đầu chính quyền Đài Loan Mã Anh Cửu đã quay lưng lại với các hành động đòi độc lập nguy hiểm của chính quyền DPP tiền nhiệm, và hiện chiến lược của chúng ta nhấn mạnh tới sự phát triển hòa bình để thúc đẩy thống nhất đã đạt được một số tiến bộ. Tuy nhiên, chủ nghĩa ly khai ở Tân Cương và Tây Tạng đang trở thành những vấn đề cấp bách hơn, dù tình hình đã bình yên hơn trong một năm vừa qua tại các khu vực này.

Kiềm chế và đảo ngược các xu hướng ly khai này sẽ tiếp tục cho thấy các chiến lược chính sách đối ngoại của chúng ta trong bối cảnh các đồng nghiệp của tôi tại Ban Mặt trận Thống nhất và Văn phòng các vấn đề về Đài Loan đang nỗ lực bảo vệ chính sách một Trung Quốc và đề phòng một sự đảo ngược của các xu hướng có lợi trong 5 thập kỷ qua.

Chiến lược chính sách đối ngoại của chúng ta vận hành theo nguyên tắc phát triển hòa bình và xã hội hài hòa. Chúng ta sẽ tận dụng tối đa các thể chế và diễn đàn quốc tế như Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, ASEAN + 3, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và các cuộc đàm phán sáu bên để ngăn chặn chủ nghĩa đơn phương của Mỹ hoặc các cường quốc khác và bảo vệ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ, duy trì một xã hội quốc tế hài hòa và thế giới đa cực. Đồng thời, chúng ta sẽ khẳng định lại các lợi ích cốt lõi ở Biển Đông và các vùng lân cận phù hợp với sức mạnh đang lớn dần của chúng ta.

Quan hệ quan trọng nhất: Mỹ
Như Chủ tịch Hồ Cầm Đào đã tuyên bố tại cuộc gặp các Đại sứ của Trung Quốc ở nước ngoài hồi năm ngoái, cách xử lý thận trọng quan hệ Trung - Mỹ sẽ vẫn là trụ cột chính cho một chiến lược chính sách đối ngoại thành công. Chúng ta sẽ tiếp tục tìm kiếm một "đối tác chiến lược" với Washington về lâu dài, dù phải thừa nhận rằng chính quyền của Obama không sẵn lòng sử dụng cụm từ này hơn Bush.

Chúng ta vẫn chống lại những lời kêu gọi của các chuyên gia nước ngoài về việc thành lập một G-2 giữa Mỹ với Trung Quốc, vì điều này sẽ đẩy chúng ta vào cái bẫy trách nhiệm quốc tế có thể không phù hợp với chủ trương phát triển hòa bình và xây dựng một xã hội hài hòa.

Tuy nhiên, chúng ta sẽ tiếp tục hướng tới một chế độ quản lý chung hai cực với Washington, dựa trên sự tôn trọng các lợi ích cốt lõi của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ, và sự nhận thức rằng Trung Quốc đã trở thành trung tâm quyền lực quan trọng nhất ở châu Á.

Chúng ta cũng thận trọng đánh giá chính quyền Obama. Tất cả các ứng cử viên tổng thống Mỹ ở phe đối lập, kể từ thời Nixon, đều sử dụng "quân bài Trung Quốc" - hứa hẹn một chính sách cứng rắn hơn về nhân quyền hoặc Đài Loan nếu đắc cử. Các ứng cử viên McCain và Obama đã không động đến chiến lược đe dọa Trung Quốc và dường như sau khi trở thành tổng thống, Obama mới có khả năng xây dựng trên mối quan hệ ổn định mà Bush để lại.

Các dấu hiệu ban đầu từ Washington cho thấy Obama sẽ cam kết tự kiềm chế, thừa nhận gánh nặng lớn của Mỹ ở Iraq và Afghanistan và các xu hướng suy giảm trong nền kinh tế Mỹ. Obama cũng dường như lo lắng về các mâu thuẫn bên trong như hệ thống chăm sóc y tế của Mỹ. Lời hứa đảm bảo chiến lược của ông và sự trì hoãn các cuộc gặp với thủ lĩnh tinh thần của người Tây Tạng Đạt lai Lạt ma, cũng như việc hoãn bán vũ khí cho Đài Loan có vẻ như cho thấy ông hiểu tương quan sức mạnh mới giữa Mỹ và Trung Quốc kể từ cuộc khủng hoảng. Tuyên bố chung tháng 11/2009 với thỏa thuận tôn trọng "các lợi ích cốt lõi" của nhau là một thành tựu lớn trong bối cảnh chúng ta đang tìm cách ngăn cản Mỹ hoãn thực hiện Tuyên bố chung về việc bán vũ khí cho Đài Loan.

Tuy nhiên, có thể chúng ta đang hiểu sai về chính quyền Obama. Dấu hiệu đầu tiên cho thấy một đường lối cứng rắn hơn là bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates tại đối thoại Shangri-la ở Singapore tháng 6 vừa qua, mở lại cái được gọi là học thuyết "mối đe dọa Trung Quốc". Cuộc đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ - Trung hồi tháng Năm đã thành công, song quan điểm của chính quyền Mỹ còn cứng rắn hơn trước. Có vấn đề nhất là bài phát biểu của Ngoại trưởng Clinton tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), trong đó bà đứng về phía Việt Nam và các nước Đông Nam Á để chống lại "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc ở Nam Hải (mà Việt Nam gọi là biển Đông - người dịch). Chúng ta sẽ có thể trung hòa Philippines trong cuộc tranh cãi này bằng cách sử dụng các kênh và quỹ thông thường, nhưng Việt Nam, Malaysia và cả Indonesia dường như hoan nghênh sự can thiệp không có cơ sở của bà Clinton và logic chiến tranh Lạnh của bà về quyền tự do hàng hải.

Cách tiếp cận mặt trận liên minh để ổn định các quan hệ với Washington cũng đang thay đổi. Trong quá khứ, cộng đồng doanh nhân Mỹ hiểu rõ quan điểm của Trung Quốc và chống chủ nghĩa bảo hộ, ủng hộ các yếu tố bè phái hoặc chính sách ngăn chặn tại Mỹ. Nhưng gần đây, một số bộ phận trong cộng đồng doanh nhân đã tham gia học thuyết "mối đe dọa Trung Quốc" khi than phiền rằng các chính sách phát triển kinh tế hợp pháp, như cải tiến bản địa, là một dạng bảo hộ.


Ảnh: Telegraph.co.uk

Nói chung, chúng ta nên đánh giá sức mạnh Mỹ một cách thận trọng. Trong quá khứ chúng ta đôi lúc đã đánh giá quá cao sức mạnh Mỹ - ví dụ sau cuộc chiến tranh Vùng Vịnh - nhưng đôi khi cũng đánh giá thấp sức mạnh này. Chúng ta đã rất ngạc nhiên rằng chỉ vài năm sau khi Mỹ rút quân khỏi Somalia, chính quyền Clinton đã huy động một lực lượng do NATO dẫn đầu tấn công Serbia dưới danh nghĩa bảo vệ quyền tự quyết và nhân quyền cho Kosovo. Đây là một tiền lệ đáng ngại.

Bài học cho chúng ta là Mỹ đã từng là một cường quốc kiên cường về lịch sử. Tình trạng suy yếu của Mỹ do tình hình tài chính hiện nay và các cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan gây ra, rõ ràng sẽ thúc đẩy chủ nghĩa đa cực. Chúng ta có thể đẩy nhanh xu hướng này, nhưng không phải là bất chấp nguy cơ đối đầu với Mỹ. Chúng ta cũng không nên dựa quá nhiều vào các trông chờ trong nước rằng có thể uốn Mỹ theo cách của mình.

Việc mua trái phiếu chính phủ Mỹ đã đặt chúng ta vào một tình huống bấp bênh hơn nhiều so với Bộ Tài chính ở Washington. Chúng ta đã cho phép định giá lại đồng nhân dân tệ, nhưng vẫn chưa sẵn sàng chuyển sang một hệ thống tỷ giá hối đoái do thị trường ấn định hay tạo ra lượng cầu hàng hóa nội địa để bù vào lãi suất tiết kiệm cao hơn của Mỹ.

Giả định thực tế của chúng ta phải là Mỹ sẽ vẫn là trung tâm quyền lực nhất trong một thế giới đa cực trong ít nhất một thập kỷ nữa và Trung Quốc sẽ vẫn phụ thuộc vào nền kinh tế Mỹ. Vì vậy, chúng ta phải tiếp tục trung thành với chỉ dẫn chiến lược của Đặng Tiểu Bình là "giấu mình chờ thời", trong khi tìm kiếm các cơ hội để "đạt được một điều gì đó".

(tổng hợp bdv)

Thứ Ba, 15 tháng 2, 2011

>> Huấn luyện chó nghiệp vụ tại Iraq



Tại chiến trường Iraq, nơi những hiểm họa về thiết bị nổ tức thì (IED), tội phạm lẫn trong dân thường, việc sử dụng chó nghiệp vụ là vô cùng cần thiết.

Chó nghiệp vụ phục vụ trong quân đội đòi hỏi rất nhiều điều kiện và đào tạo khắt khe nhằm đảm bảo hoạt động chính xác trên chiến trường. Tuy nhiên, việc phối hợp hành động giữa người lính và chó không phải luôn đạt được như mong muốn.

Trước hết, để được lựa chọn tham gia phục vụ quân đội, những chú chó được nuôi dưỡng chủ yếu từ các trạm thú y, tham gia quá trình xét tuyển bằng sát hạch, đạt yêu cầu về sức khỏe mới được đem tới các trại huấn luyện.

Nội dung đào tạo chủ yếu của chó nghiệp vụ trong quân đội là phát hiện mùi chất nổ, canh gác, tấn công các mục tiêu với tốc độ chính xác…

Dưới đây là chùm ảnh hoạt động huấn luyện chó nghiệp vụ tại chiến trường Iraq:




Trong một cuộc tập luyện tấn công mục tiêu nhà do quân đội Mỹ hướng dẫn, những người lính Iraq thuộc sư đoàn Bộ binh số 8 đang bắt đầu đột nhật vào “nhà giả”. Trung sĩ người Mỹ, Troy Stiner giúp cho những đồng nghiệp quen với việc tác chiến cùng chú chó Ruby.



Trung sĩ Troy thả Ruby để nó đuổi theo một mục tiêu nghi ngờ trong cuộc tập luyện đột kích mục tiêu trong nhà.



Trung sĩ Chris Willingham đang cùng chú chó do anh huấn luyện, Lucca dò tìm những vật tình nghi trong ngôi nhà “giả”.



Hạ sĩ Daniel Cassiday đang ra lệnh cho chú chó Bad, tấn công hạ sĩ Horan đóng vai trò một người tình nghi trong trại huấn luyện ở Kalsu, Iraq

 

Trung sĩ không quân Airman Jamie đang thả chú chó Hero để lao theo kẻ tình nghi trong bài huấn luyện khả năng “cắn” của chúng tại căn cứ Delta, Iraq.



Hạ sĩ thủy quân đánh bộ Robert Attebury đóng vai kẻ tình nghi và chạy trốn khỏi chú chó K-9 Nick đang rượt đuổi đằng sau tại trại huấn luyện Baharia, Iraq. Sư đoàn của anh đóng tại tỉnh al Anbar, Iraq với nhiệm vụ giữ an ninh và ổn định.


Chú chó Ruby cùng người huấn luyện Troy Stiner đang giảng giải phương pháp tác chiến với chó nghiệp vụ cho cảnh sát Iraq tại Học viện
cảnh sát Diwainya.



Sam, chú chó quân vụ đang tấn công một cảnh sát Iraq khi huấn luyện tại căn cứ Delata. Những người cảnh sát sẽ nhận những chú chó của riêng mình để giúp thực hiện các nhiệm vụ giữ an toàn tại tỉnh Wasit, Iraq.



Những cảnh sát Iraq sử dụng những thùng đựng đạn rỗng để thay thế cho chó thật. Họ đang được huấn luyện để ra lệnh cho những chú chó quân vụ tại căn cứ Delta.



Trung sĩ Laura Felts đang tiến hành khám xét một kẻ tình nghi trong sự giám sát của chú chó quân vụ trong buổi tập.


Hạ sĩ Maytee Caceres đang chỉ cho mọi người cách quan sát và tìm kiếm những dấu vết thu được trên móng chân của chú chó tại căn cứ Contigency, tỉnh Tikrit, Iraq.



Chú chó Luca đang nhìn người huấn luyện Chris Willingham sau khi hoàn thành nhiệm vụ tìm kiếm vũ khí trong buổi tập luyện đột kích nhà ở trại huấn luyện Diwaniyah, Iraq.

 

Hạ sĩ Derrik Priest cùng chú chó quân vụ Renzo trong buổi huấn luyện tìm kiếm các thiết bị nổ tức thì (IED) ở trại huấn luyện Fallujah, Iraq. Việc huấn luyện mất nhiều thời gian để đảm bảo việc các chú chó có thể phát hiện chuẩn xác nhất.



Hạ sĩ Tyler Barrier bắt tay trung sĩ Troy Stiner, một phần trong buổi diễn tập để đảm bảo chú chó Ruby không tấn công những người dân bình thường. Đằng sau là những cảnh sát thuộc Học viện Diwaniyah.

(tổng hợp)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang