Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Bộ quốc phòng Mỹ

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ quốc phòng Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ quốc phòng Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

>> Những công nghệ ‘ứng tác' xuất sắc của Mỹ



Thời gian qua, Bộ Quốc phòng Mỹ trên cơ sở kinh nghiệm chiến đấu ở Iraq và Afghanistan đã đáp ứng nhanh nguyện vọng của binh sĩ trên chiến trường để đưa ra những sản phẩm, công nghệ ‘ứng tác’ thiết thực.

Mùa hè này, Lầu Năm góc đã công bố danh mục những sáng chế quân sự xuất sắc nhất đã được phát triển nhanh chóng và ứng dụng trên chiến trường.

Khác với đa số các cuộc thi tương tự, lựa chọn những người thắng cuộc không phải là các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ hay các chuyên gia các cơ quan phân tích, mà là những cựu binh dày dạn chiến trận.

Hơn nữa, hầu như tất cả các sáng chế tham dự cuộc thi đều được phát triển dựa trên mong muốn của binh sĩ và kinh nghiệm tác chiến ở Iraq và Afghanistan. Người Mỹ được quyền tự hào về hệ thống trao đổi thông tin giữa quân đội và ngành công nghiệp đã xây dựng được, nhờ đó quân đội Mỹ nhận được kịp thời những thứ cần thiết.

Đạn lựu hồng ngoại

Đạn M992 là một loại đạn chiếu sáng hồng ngoại bắn từ ống phòng lựu kẹp nòng 40 mm М203 hay súng phóng lựu nòng ngắn M320. Đạn lựu hồng ngoại được nhận vào trang bị ngày 8/10/2010 và đã nhận được nhiều lời khen nức nở từ binh sĩ trên tuyến đầu Afghanistan.

Đạn lựu M992 dùng để chiếu sáng trận địa ở dải hồng ngoại. Đạn được bắn lên trời ở góc lớn, sau đó chiếc dù 50 cm bung ra, và cháy sáng ở độ cao 150-200 m (khi bắn thẳng đứng), hầu như vô hình đối với mắt thường, nhưng chói lóa ở dải sóng hồng ngoại.

Quân đội Mỹ cũng có các đạn lựu tương tự cỡ 40 mm để chiếu sáng địa hình ở dải phổ nhìn thấy như: M583A1 ánh sáng trắng, M661 ánh sáng xanh lá cây và M662 màu đỏ. Chúng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình khi chiếu sáng rõ nét một vòng tròn có đường kính đến 200 m trong vòng 40 s.


http://nghiadx.blogspot.com
Đạn lựu M992 dùng để chiếu sáng trận địa ở dải hồng ngoại.


Lính Mỹ ở Iraq và Afghanistan hiện có ưu thế hơn hẳn phiến quân khi có các khí tài nhìn đêm, nhờ đó lính Mỹ tác chiến ban đêm không kém nhiều so với ban ngày. Dĩ nhiên là ánh sáng chói sẽ triệt tiêu ưu thế này khi làm cho các lính thủy đánh bộ Mỹ mất đi thị lực trước các phiến quân Taliban “mù lòa”.

Lục quân Mỹ đã nhận vào trang bị các loại đạn pháo chiếu sáng hồng ngoại như đạn 155 mm M1066 hay đạn 105 mm M1064. Các đạn này đang được sản xuất khá nhiều, đâu đó khoảng 3.000-4.000 quả/năm. Đánh giá đúng vai trò của “pháo hồng ngoại”, lính Mỹ đã yêu cầu phát triển loại đạn tương tự cho các súng phóng lựu 40 mm của họ.

Dù có kinh ngạc đến đâu thì Lục quân Mỹ cũng đã lắng nghe yêu cầu của binh sĩ và mở cuộc thi thiết kế đạn M992. Hơn nữa, họ thậm chí còn cam kết mua 90.000 viên đạn mới mặc dù có giá đắt gấp đôi (94 USD/quả) so với đạn lựu chiếu sáng thông thường. Lô đạn đầu tiên gồm 22.000 quả đã bắt đầu được cung cấp cho các đơn vị chiến đấu trong năm 2011.

Đầu đạn lõi đồng

Đặc điểm cuộc chiến ở Afghanistan đã đặt ra vấn đề hiệu quả của đạn 5,56х45 mm: các đầu đạn cỡ nhỏ bị nảy bật ra khi va vào đá và cành cây, bắn xuyên thấu các phiến quân Taliban nhưng không giết chết tức thì.

Trung sĩ Jason Gillis, tiểu đội trưởng của Lữ đoàn chiến đấu số 2, thuộc Sư đoàn dù 82 (2nd Brigade Combat Team, 82nd Airborne Division), mô tả lại một trường hợp “tức cười” xảy ra với anh ta trên một đường phố Baghdad năm 2004. Viên trung sĩ cùng các binh sĩ thuộc quyền đang làm nhiệm vụ đi bộ tuần tra thì một xe ô tô con chạy tốc độ cao lao thẳng về phía anh ta. Bất chấp cảnh cáo, chiếc xe không dừng lại và toán lính dù Mỹ đã nổ súng bắn túi bụi vào xe bằng 2 khẩu súng máy 5,56 mm M249.

Trong mấy giây, các viên đạn bắn liên tiếp vào khoang động cơ và kính chắn gió, chiếc xe dừng lại và thật sửng sốt đối với mấy lính Mỹ khi thấy tài xế chui ra khỏi xe... hoàn toàn lành lặn! Hơn 400 viên đạn đã bắn đi vô ích: các mảnh chì ẩn chứa chết chóc đơn giản đã bị phá hủy khi va đập vào vỏ xe và kính ô tô mặc dù lẽ ra chúng phải xuyên thủng lỗ chỗ tất cả những gì bên trong ô tô.


http://nghiadx.blogspot.com
M855A1 xuyên bức tường bằng các khối bê tông từ cự ly 80m khi bắn từ súng М-16 và từ cự ly 40 m khi bắn từ carbine М-4.


Lính Mỹ tất nhiên là không thể chấp nhận tình cảnh đó nên đã đặt ra cho Lầu Năm góc một bài toán hóc búa: làm cho họ một đầu đạn xuyên giáp, nhưng với rủi ro đạn nảy tối thiểu và sức phá cao.

Thế là đầu đạn mới đã được chế tạo và gần 30 triệu viên đạn mới với đầu đạn M855A1 đã được chuyển đến Afghanistan. Chỉ có điều việc mua ồ ạt đạn mới xem ra có vẻ vội vàng: trong quá trình thử nghiệm trước khi nhận vào trang bị, đã bắn đi hơn 400.000 viên đạn với đầu đạn M855A1, đây là một thứ kỷ lục.

Đầu đạn mới có lõi đồng thay cho lõi thép nên giảm được xác suất đạn nảy và nâng cao sức phá. Đầu đạn M855A1 có cấu tạo đặc biệt để làm giảm ảnh hưởng của trương động (dao động) đến khả năng xuyên giáp, kết quả là ở cự ly 400 m, 50% đầu đạn mới xuyên được tấm thép mềm dày 1 cm (đầu đạn thường chỉ làm được thế khi bắn ở cự ly không quá 160 m).

Hơn nữa, đầu đạn M855A1 xuyên được bức vách bằng các khối bê tông ở cự ly 80 m khi bắn từ súng М-16 và từ cự ly 40 m khi bắn từ carbine М-4. Đầu đạn chì cũ M855 không thể xuyên bức vách như thế ở bất kỳ cự ly bắn nào. Đối với lõi đồng của đầu đạn thì kính chắn gió ô tô không phải là vật cản và nó vẫn xuyên ngon lành 24 lớp kevlra ở cự ly bắn 1.000 m.

Vũ khí chống người ăn xin và khủng bố liều chết

Điều đáng buồn là những câu chuyên giống như câu chuyện do Jason Gillis mô tả lại hay xảy ra do các cuộc chiến hiện đại diễn ra ngay giữa cuộc sống thường nhật của thường dân. Nhiều người đã chết chỉ vì họ không hiểu những cử chỉ hay tiếng quát của toán lính tuần tra hay các lính gác tại trạm kiểm soát.


http://nghiadx.blogspot.com
GLEF giúp binh sĩ xua đuổi những người bán hàng hay người ăn xin dai như đỉa mà trà trộn trong đó có thể có các phần tử khủng bố liều chết.


Trái với ý kiến của một số ký giả, đại đa số binh lính không muốn bắn vào phụ nữ và trẻ em, cũng như họ chẳng muốn tôi mạng do vụ nổ của một tay súng liều chết. Lính Mỹ đã yêu cầu cho họ một thiết bị nhờ đó có thể thu hút sự chú ý và khiến người ta hiểu rõ là không được làm những hành vi khiêu khích.

Và một lần nữa Lầu Năm góc lại chiều lòng binh sĩ. Theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Mỹ, công ty CROWS chỉ trong có 12 tháng đã phát triển một laser xanh lá cây công suất lớn GLEF. Nó được đặt tại các trạm kiểm soát và trên xe thiết giáp, phóng ra tia laser rộng mà dù ở cự ly xa cũng có thể làm mất thị lực tạm thời.

Nhờ thiết bị này, có thể dễ dàng chỉ thị vào một đối tượng nào đó hoặc làm mất phương hướng một người nào đó vì giương mắt nhìn vào GLEF cũng “dễ chịu” như dòm mặt trời lúc giữa trưa.

Hiện nay, các laser này được lắp trên các xe thiết giáp và các lối vào căn cứ quân sự ở Afghanistan, Iraq, giúp binh lính xua đuổi những người bán hàng hay người ăn xin dai như đỉa mà trà trộn trong đó có thể có các phần tử khủng bố liều chết. Ngoài ra, đây cũng là cách để trị các lái xe đang phóng nhanh một cách không suy nghĩ cùng cả gia đình mình ngay trước các nòng súng máy và pháo tự động.

Máy kéo “pháo đài”

Bom mìn tự tạo là bệnh đau đầu thật sự đối với quân đội Mỹ. Đa số tổn thất nhân mạng và trang bị ở Afghanistan và Iraq chính là do bom mìn cài ven đường.

Để giải quyết vấn đề này, người ta đã thiết kế một “máy kéo chiến đấu” độc đáo Husky Mark III/2G dựa trên kinh nghiệm chiến đấu và các khuyến nghị của binh sĩ các đơn vị công binh.


http://nghiadx.blogspot.com
Thiết kế đặc biệt bảo đảm khả năng bảo vệ tối đa cho 2 thành viên kíp xe và khả năng sống còn của xe ngay cả khi vấp mìn công phá lớn.


Thiết kế đặc biệt (các bánh xe lắp trên hệ treo kiểu tay đòn và thùng xe hình chữ V với vỏ giáp vững chắc) bảo đảm khả năng bảo vệ tối đa cho 2 thành viên kíp xe và khả năng sống còn của xe ngay cả khi vấp mìn công phá lớn - đến 50 kg TNT ở khoảng cách 5 m.

Ngoài ra, Husky Mark III còn bất khả xâm phạm đối với súng bộ binh, có khả năng việt dã cao và có thể đi trước đoàn xe để dọn đường.

Để phát hiện và vô hiệu hóa mìn và thiết bị nổ tự tạo, “chiếc máy kéo” 9 tấn này sử dụng các sensor công nghệ cao, một thiết bị cảm từ xung, các hệ thống chế áp tín hiệu vô tuyến, cũng như có các lốp xe áp suất thấp cỡ lớn (rộng 550 mm với áp suất 0,6 at) để giảm tải lên mặt đất và ngăn ngừa kích nổ mìn chống tăng.

Các binh lính Mỹ đã làm cho các nhà thiết kế hiểu ra là chui ra khỏi xe thiết giáp ra ngoài để lau kính chắn gió bằng giẻ có thể thực hiện được bên cạnh một siêu thị ở giữa California, nhưng không thể nào làm được trên một cái đèo ở xứ Afghanistan heo hút.

Bởi vậy, bộ phận đặc biệt quan trọng của xe rà phá mìn mới là các bộ lau kính với các thùng chứa dung dịch rửa kính dung tích lớn và các lưỡi gạt kính bền chắc, tin cậy vốn rất cần ở đất Afghanistan đầy bụi bặm. Xe mới có khả năng mở rộng để sử dụng các robot mà thành viên thứ hai của kíp xe có thể điều khiển.

Súng máy nhẹ bằng titan

Súng máy cỡ nòng 7,62х51 mm là một vũ khí xuất sắc, nhưng lại nặng đến ê người. Súng máy M240B nặng gần 12 kg không kể đạn, điều không có gì ngạc nhiên đối với loại súng đưa vào trang bị từ năm 1977 xa xôi.

Nhìn chung, lính Mỹ khoái súng M240 vì có độ tin cậy và uy lực, nhưng về vấn đề cân nặng thì họ có vô số than phiền, buộc Lầu Năm góc cố gắng giải quyết vấn đề này bằng các công nghệ mới.


http://nghiadx.blogspot.com
Biến thể mới của súng máy 7,62 mm M240 là M240L nhẹ hơn 2,5 kg nhờ ứng dụng hợp kim titan.


Biến thể mới của súng máy 7,62 mm M240 là M240L, nhẹ hơn 2,5 kg nhờ ứng dụng hợp kim titan. Hộp khóa nòng bằng titan chịu được 50.000 phát bắn với xạ tốc 650 phát/phút và sơ tốc đạn 853 m/s. Tầm bắn ngắm của M240L là 1.800 m.

Kết liễu cơn ác mộng bom mìn tự tạo

Sau khi hệ thống Jackal Explosive Hazard Pre-Detonation System xuất hiện trong trang bị của quân đội Mỹ, các phiến quân Taliban và Iraq đã buộc phải đoạn tuyệt hẳn với các loại bom điều khiển từ xa bằng vô tuyến và chuyển sang sử dụng các tay súng cảm tử, ngòi nổ đè nổ... Bằng cách đó, hệ thống đã không chỉ bảo vệ được lính Mỹ mà còn tước đi của các tay súng nổi dậy một vũ khí hiệu quả và buộc họ phải chịu rủi ro với tính mạng hay thất bại của hoạt động chống lính Mỹ.

Vì những nguyên nhân dễ hiểu mà thông tin về Jackal System có rất ít. Đây là một hệ thống vô tuyến điện tử làm át các tín hiệu của ngòi nổ vô tuyến hay kích nổ cưỡng bức thiết bị nổ trước khi xe thiết giáp đi vào vùng sát thương.

Năm 2010, Trung tâm khoa học kỹ thuật công binh ARDEC của Lục quân Mỹ đã phát triển và gửi Jackal cho các đơn vị trên toàn lãnh thổ Iraq, và nó đã hầu như chấm dứt việc sử dụng các bom mìn điều khiển bằng vô tuyến chống lại lính Mỹ.

Trên cơ sở kinh nghiệm chiến đấu phong phú, người Mỹ đã trang bị cho Jackal System những khả năng thích ứng và cấu trúc module mới, cho phép phản ứng nhanh với những sáng tạo mới cảu các chuyên gia chất nổ đối phương.

Điều trị theo tin nhắn

Dự án mCare thoạt nhìn có vẻ đơn giản, nhưng trên thực tế là một cuộc cách mạng trong quân y.

mCare là hệ thống trao đổi thông tin (tin nhắn) hai chiều, cho phép gửi đến điện thoại di động của bệnh nhân các hướng dẫn điều trị, thời gian biểu trong ngày, thông báo cần đến khám bác sĩ, các loại thuốc được chỉ định, các loại phân tích...

Về phần mình, bệnh nhân gửi đến máy chủ mCare các tin nhắn về tình trạng sức khỏe của mình, các liệu pháp đã thực hiện và các loại thuốc đã sử dụng. Bằng cách đó, người ta có thể theo dõi ngoại trú đối với bệnh nhân mà không cần bệnh nhân phải đến các cơ sở y tế vừa mệt mỏi và tốn thời gian.

Nhờ mCare có thể kiểm soát liên tục quá trình hồi phục của bệnh nhân mà không phải buộc bệnh nhân rời khỏi công việc hay nghỉ ngơi.

Pháo kích nhanh sau 2 phút

Hệ thống MFCS-D cho phép bắn pháo không phải sau 8 phút sau khi triển khai ban ngày và 12 phút sau khi triển khai ban đêm, mà chỉ sau 2 phút bất kể giờ giấc ngày đêm. Hệ thống gồm các máy tính được bảo vệ, một acquy, các màn hình, hệ thống định vị và một bệ mang xe kéo M120A1 lắp một khẩu cối 120 mm.

Hệ thống rất đơn giản: xe ô tô kéo rơ-mooc lắp khẩu cối và khi cần trong vài phút hệ thống số MFCS-D tiến hành định vị tọa đọa hiện thời, tính toán phần tử bắn... Nói cách khác, thời gian chuẩn bị bắn được giảm tối đa, điều có tầm quan trọng sống còn trong điều kiện trận chiến diễn biến nhanh hiện đại.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống MFCS-D cho phép bắn pháo cối chỉ sau 2 phút, bất kể giờ giấc ngày đêm.


MFCS-D được chế tạo để đáp ứng yêu cầu của binh sĩ vốn đã mệt mỏi với các tay súng Taliban bỏ chạy khỏi trận địa trước khi pháo cối nhằm bắn được vào họ. Thiết bị điện tử và thiết bị đầu cuối tiện dụng đã đưa toàn bộ khoa học pháo binh chỉ còn là việc bấm mấy cái nút. MFCS-D tương thích với tất cả các loại pháo cối cỡ từ 60 đến 120 mm.

Điều khiển robot an toàn

Hệ thống triển khai robot Robot Deployment System (RDS) dành cho các xe thiết giáp MRAP RG-31 cho phép một người lính khởi động và điều khiển một robot mà không phải rời khỏi chỗ ngồi an toàn trong xe thiết giáp.


http://nghiadx.blogspot.com
RDS nay đã trở thành trang bị tiêu chuẩn của nhiều xe thiết giáp Mỹ trên khắp Afghanistan.


Lính Mỹ đơn giản là cầu khẩn chế tạo một thiết bị tiện lợi vì họ vô cùng ngại chui ra khỏi xe thiết giáp để bước xuống một con đường ẩn chứa nguy cơ bị cài mìn và vô số cạm bẫy phục kích của Afghanistan.

Người ta lại lắng nghe ý kiến của họ và năm 2010 “chiếc hộp thần kỳ” bọc thép RDS đã được đưa vào trang bị. Đó là một thiết bị đơn giản giống như một thang máy thả robot công binh kiểu Talon xuống đất, sau khi hoàn thành nhiệm vụ thì lại nâng robot đưa trở lại xe.

Robot Deployment System cho phép người lính khởi động và điều khiển một robot mà không phải rời khỏi chỗ ngồi an toàn trong xe thiết giáp.

RDS nay đã trở thành trang bị tiêu chuẩn của nhiều xe thiết giáp Mỹ trên khắp Afghanistan Binh lính Mỹ cũng liên tục tìm cách hoàn thiện hệ thống ngay trong điều kiện chiến trường nhờ thiết kế hiệu quả đơn giản dễ hiện đại hóa.

Tất cả những phát minh, sáng chế kể trên cũng như hàng trăm sáng chế khác cho thấy có thể đạt được những thành công như thế nào nếu biết khéo léo sử dụng nguồn lực khoa học và công nghiệp. Kinh nghiệm của quân đội Mỹ cho thấy, sự quan tâm tới tính mạng con người có thể cùng tồn tại với lợi ích thương mại và mang lại lợi ích cho cả quốc gia.

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

>> Hải quân Mỹ sẽ thay thế toàn bộ F-35 bằng các UAV



Do những tính năng đặc biệt và độ an toàn cao của nó, các máy bay không người lái sẽ được Hải quân Mỹ dần thay thế toàn bộ các chiến đấu cơ thế hệ F


Sáu tháng sau khi Hải quân Mỹ tiến hành thử nghiệm chuyến bay đầu tiên của UAV (chiến đấu cơ không người lái), lãnh đạo của lực lượng này đã lệnh cho các đơn vị xem xét khả năng giảm các đơn đặt hàng F-35B và F-35C mới để dùng số tiền đó mua dòng X-47B mới và các chiến đấu cơ rô-bốt tương tự.


http://nghiadx.blogspot.com
Khi được trang bị cho tàu sân bay, những chiếc X-47B này sẽ rất thích hợp cho các nhiệm vụ như trinh sát và ném bom trong vùng chiến sự


Quyết định này có lẽ đã nhận được sự hậu thuẫn của DARPA (Vụ tổ chức nghiên cứu quốc phòng Mỹ), khi đầu năm nay cơ quan này đã cho triển khai các chiến đấu cơ rô-bốt hỗ trợ mặt đất. Chương trình này được tiến hành theo hai xu hướng.

Một là, DARPA sẽ biến F-16, F-18 và A-10 thành những chiến đấu cơ hỗ trợ mặt đất không người lái, để xem nó có hoạt động được như các dòng không người lái thông thường hay không. Hai là, DARPA sẽ nghiên cứu cải tiến tính năng của dòng MQ-9 Reaper hiện tại.

DARPA dự kiến thực hiện việc này trong vòng 2 năm. Hiện tại Hải quân đang có kế hoạch mua 680 chiếc F-35B và F-35C với giá trung bình khoảng 100 triệu USD. Một hệ thống chiến đấu cơ không người lái có giá chỉ bằng một nửa con số trên, nhưng lại có những tính năng tương tự.

Trong những năm gần đây, hải quân đã gấp rút chế tạo các chiến đấu cơ không người lái X-47B để trang bị cho tàu sân bay và vào các mục đích chiến đấu. Trong vòng 5 năm, hải quân có kế hoạch sẽ đưa X-47B trở thành dòng chiến đấu cơ tác chiến phù hợp trên tàu sân bay, và phục vụ chiến đấu (bao gồm cả sứ mệnh trinh sát và giám sát).

Mục tiêu tiếp theo là những chiến đấu cơ không người lái này sẽ được đưa vào sử dụng cho các sứ mệnh tấn công mặt đất, điều mà những chiếc Predator đã làm trong suốt thập kỷ qua. Những chiếc UAV Reaper lớn hơn sẽ được thiết kế để mở rộng khả năng tấn công mặt đất, và nó sẽ nhanh chóng được sản xuất để thay thế cho dòng F-16 và các máy bay ném bom khác trong vùng chiến sự.

X-47B nặng như một chiếc F18, hai khoang chứa bom của nó có thể mang theo 2 tấn bom thông minh. Một khi được trang bị cho tàu sân bay, X-47B sẽ được sử dụng chủ yếu cho các nhiệm vụ ném bom. Hải quân đã rất ấn tượng với những thành công của Predator và Reaper. Nhưng Reaper chỉ nặng có 4,7 tấn, trong khi X-47B nặng hơn nhiều, tới 15 tấn, sử dụng động cơ F100-P220, hiện đang được trang bị cho F-16 và F-15.


http://nghiadx.blogspot.com
Chi phí cho một chiếc X-47B chỉ bằng một nửa so với một chiếc F-35 như thế này, lại an toàn và hiệu quả hơn nhiều


Hải quân Mỹ mới tung X-47B ra chỉ một năm trước, đây là thế hệ máy bay không người lái UAV đầu tiên của nước này. Đây là một phần trong hợp đồng kéo dài 6 năm (trị giá 636 triệu USD) nhằm thiết kế và thử nghiệm 2 chiếc X-47B.

Với nhiện liệu mang theo, X-47B có thể bay được 2.700 km và quay trở lại tàu sân bay. Điều này giúp mở rộng khả năng trinh sát của các tàu sân bay.
Không quân Mỹ cũng có kế hoạch tương tự khi đang phát triển dòng máy bay không người lái X-45. Hải quân và không quân luôn có cách tiếp cận khác nhau đối với việc sử dụng rộng rãi UAV. Trong khi không quân thận trọng với việc sử dụng dòng máy bay này thì hải quân lại rất nôn nóng sử dụng chúng để trang bị trên các tàu sân bay.

Lý do rất đơn giản, vì việc cất hạ cánh trên tàu sân bay rất nguy hiểm, và để đào tạo được một phi công đủ tiêu chuẩn điều khiển chiến đấu cơ trên tàu sân bay rất khó khăn và tốn kém. Bộ Quốc phòng Mỹ rất ủng hộ dự án này của Hải quân và cũng đang hối thúc Không quân triển khai để bắt kịp với hải quân.

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

>> Falcon HTV-2 mất tích sau khi phóng thử



Vào ngày 11/8 vừa rồi, Cơ quan nghiên cứu công nghệ cao của Bộ Quốc phòng Mỹ (DARPA) đã phóng thử lần thứ hai thiết bị bay siêu thanh Falcon HTV-2


http://nghiadx.blogspot.com

Thiết bị bay siêu thanh Falcon HTV-2 có khả năng bay với tốc độ gấp 20 lần tốc độ âm thanh.


Thiết bị này được biết có khả năng bay với vận tốc tới gần 21.000 km/h , tức tương đương với 20 lần tốc độ âm thanh trong bầu khí quyển. Với tốc độ này, Falcon HTV-2 có thể bay từ New York tới Los Angeles trong vòng 12 phút.

Mọi việc tưởng như suôn sẻ cho đến khi chiếc máy bay chuyển sang pha lượn trong bầu khí quyển, ngay lúc đó, trung tâm điều khiển đã mất toàn bộ liên lạc với thiết bị.

Theo thông tin công bố của DARPA qua trang mạng xã hội Twitter, chiếc Falcon HTV-2 được phóng vào 8 giờ sáng (giờ địa phương) tại Căn cứ không quân Vandenberg tại California.

Giai đoạn ban đầu, HTV-2 sẽ được tên lửa đẩy Minotaur-IV đưa lên quỹ đạo gần một cách thành công. Sau đó, thiết bị sẽ tách khỏi tên lửa đẩy và sử dụng hệ thống điều khiển của mình để quay trở lại tầng khí quyển.

Sau giai đoạn này, thiết bị sẽ chuyển sang giai đoạn tự hành để kiểm soát vận tốc cũng như độ cao trong giai đoạn liệng.

Khi đã tiến sang giai đoạn liệng, chiếc HTV-2 sẽ được thử nghiệm các động tác thao diễn cũng như làm các bài kiểm tra khí động học của thiết bị. Sau giai đoạn này sẽ là giai đoạn cuối cùng, khi chiếc máy bay sẽ xoay và hạ cánh xuống biển.

Cũng qua Twitter, DARPA cho biết họ đã mất dấu HTV-2 khi thiết bị này bắt đầu đi vào giai đoạn liệng. Đoạn Tweet cuối cùng của DARPA cho biết “ không thể thu lại tín hiệu cũng như biết được thiết bị bay HTV-2 đang ở đâu”.

Tuy nhiên, theo DARPA, điều này không có nghĩa thử nghiệm thất bại hoàn toàn vì chiếc HTV-2 có cơ chế lái tự động khiến nó vẫn có thể gửi tín hiệu trở lại.


http://nghiadx.blogspot.com

Các giai đoạn trong quá trình bay của Falcon HTV-2

Trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của chiếc HTV-2, DARPA cũng mất tín hiệu của thiết bị 9 phút trước khi nó hạ cánh thành công xuống biển. Thử nghiệm lần một cho thấy thiết bị có thể bay với vận tốc 5,8 km/giây và vẫn duy trì tín hiệu GPS.

Hiện tại, các trạm quan trắc dọc bờ biển Thái Bình Dương vẫn chưa thu được tín hiệu của HTV-2 và thiết bị bay này vẫn trong tình trạng mất tích.

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

>> Mỹ phát triển 'đòn tấn công nhanh toàn cầu'



Phòng thí nghiệm Không quân Mỹ AFRL đã công bố yêu cầu cung cấp thông tin về các dự án phát triển vũ khí động học hoặc phi động học.


Tất cả để thực hiện “đòn tấn công nhanh toàn cầu”.

AFRL chỉ nêu rằng, các hệ thống vũ khí mới phải đem lại khả năng thực hiện các đòn tấn công nhanh, chính xác cao chống các mục tiêu đối phương ở bất kỳ nơi nào trên trái đất, không phụ thuộc vào việc ở khu vực đó có các căn cứ quân sự Mỹ hay không.

Đơn dự thầu đã được các công ty Northrop Grumman và Boeing của Mỹ nộp. Không loại trừ sẽ có cả sự tham gia của Lockheed Martin. Hiện chưa rõ, các công ty Mỹ sẽ đưa ra các loại vũ khí nào để dự thầu.

Boeing đang hợp tác với Không quân Mỹ phát triển tên lửa siêu vượt âm X-51A Waverider với động cơ phản lực không khí dòng thẳng siêu vượt âm. Lockheed Martin thì đang nghiên cứu chế tạo thiết bị bay siêu vượt âm Falcon HTV-2.



X-51A Waverider chuẩn bị lắp lên B-52 phóng thử nghiệm.


Hơn nữa, do trong bản giới thiệu cuộc thầu của AFRL không hề nhắc đến từ “siêu vượt âm” nên có thể người ta nói đến cả các tên lửa đường đạn mang đầu đạn thông thường.

Tháng 4/2010, có tin dưới sự kiểm soát của Bộ Quốc phòng Mỹ, người ta đang phát triển tên lửa đường đạn xuyên lục địa mang đầu đạn thông thường dùng để tấn công bất cứ vị trí nào trên trái đất trong vòng 1 giờ. Loại vũ khí mới sẽ được triển khai trên lãnh thổ Mỹ, còn các bệ phóng lại có thể mở cửa cho các thanh sát viên nước ngoài.

Dự đoán, loại tên lửa mới có biên dạng bay thay đổi của Mỹ sẽ được nhận vào trang bị sớm nhất là vào năm 2015. Năm 2011, Mỹ chi cho việc chế tạo vũ khí này 240 triệu USD.

Cần lưu ý là Mỹ sẽ phải đàm phán đồng thời với một số nước trước khi đưa tên lửa mới vào trang bị. Bởi lẽ, việc phóng một tên lửa đường đạn mang đầu đạn thông thường trên lãnh thổ Mỹ song bay ra ngoài biên giới nước này có thể đánh động hệ thống báo động tấn công tên lửa trên lãnh thổ Nga và Trung Quốc.


[BDV news]



Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

>> Mỹ phát triển phương tiện vận tải hạng nặng



Mỹ tích cực phát triển xe vận tải hạng nặng nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cấp khả năng vận chuyển, hỗ trợ các hoạt động tác chiến Lục quân và Thủy quân lục chiến.

Nhằm tăng cường khả năng vận tải cho các hoạt động tác chiến trong nước và nước ngoài, Quân đội Mỹ mà cụ thể là Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ đã đặt hàng Tập đoàn Oshkosh phát triển hàng loạt phương tiện vận tải hạng nặng, kế hoạch nhận chuyển giao và biên chế trong các năm 2012 và 2013.

Theo đó, Thủy quân lục chiến Mỹ đã ký 1 hợp đồng trị giá 125 triệu USD với Oshkosh để sản xuất 200 xe kéo và 70 xe cứu hộ theo chương trình Thay thế hệ thống xe hậu cần LVSR đã được Mỹ phát triển nhằm chuyển đổi các xe sắp hết hạn sử dụng.



Xe kéo vận tải LVSR do Tập đoàn Oshkosh sản xuất.


Hợp đồng này sẽ được Oshkosh triển khai với tốc độ tối đa trong giai đoạn từ tháng 1/12/2012 để Thủy quân lục chiến Mỹ nhanh chóng đưa vào biên chế số xe trên.

Tuyên bố của Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc các chương trình của Thủy quân lục chiến Mỹ John Bryant cho biết, đây là các loại xe có chức năng vận tải các trang bị hạng nặng qua hầu hết địa hình địa vật, kết hợp chặt chẽ các công nghệ cung cấp thông tin chẩn đoán tinh vi trên khoang cũng như vỏ thép bảo vệ cao cấp.

Xe kéo LVSR được thiết kế nhằm kéo mạnh các phương tiện chiến đấu, các toa móc và những trang bị khác. Xe có khả năng tải được 25,3 tấn hàng theo phương thẳng đứng và có khả năng chịu lực 30 tấn.

Xe cứu hộ LVSR được thiết kế với khả năng kéo nặng 55 tấn và nhấc kéo 48 tấn, sẽ hỗ trợ đắc lực các phương tiện bị sa lầy trong địa hình sa mạc và đồi núi như bùn, cát và tuyết.

Bên cạnh đó, ngoài hợp đồng đã ký, Bộ Tư lệnh quản lý xe chiến thuật Lục quân Mỹ còn ký kết với Tập đoàn Oshkosh sản xuất và chuyển giao cho Lục quân 400 xe tải và xe moóc chiến thuật hạng trung FMTV cũng như 270 xe vận tải hạng nặng HET A1 trong năm 2012 và 2013.



Xe vận tải quân sự hạng trung FMTV.


Hợp đồng sản xuất xe tải hạng nặng HET A1 có trị giá hơn 119 triệu USD, sẽ được hoàn thiện chuyển giao và biên chế trong tháng 9/2012. Xe được thiết kế nhằm vận tải nhanh chóng các xe tăng, thiết giáp, phương tiện chiến đấu, trang bị công trình cũng như binh lính đến những nơi cần triển khai nhanh.

Cấu hình mới nhất của HET A1 đã được Tập đoàn Oshkosh tăng cường chức năng bảo vệ, mã lực, khả năng giảm xóc cao ở phía trước, điều hòa không khí và các chức năng khác, với chiếc đầu tiên đã được thử nghiệm vào tháng 12/2010.

HET A1 sẽ được Lục quân ghép với xe moóc hạng nặng M1000 nhằm chuyên chở xe tăng M1A1/ M1A2 Abrams.

Hợp đồng sản xuất 400 xe tải hạng trung FMTV có trị giá 71 triệu USD, sẽ được hoàn thiện trong tháng 2/2013. Đây là hợp đồng được Lục quân ký với Tập đoàn Oshkosh nhằm đưa vào biên chế các xe chiến thuật cỡ trung phục vụ vận tải cũng như huấn luyện qua năm 2014.

Xe FMTV sẽ hỗ trợ các đơn vị của Lục quân và Lực lượng Vệ binh quốc gia Mỹ trong các hoạt động tác chiến, cứu trợ thảm họa, cung ứng hậu cần cho đơn vị phía trước cũng như các chức năng ngoài lề khác. Đây là loại xe bao gồm 17 mẫu, nặng từ 2,5 tấn đến 10 tấn.


[BDV news]


Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

>> Vũ khí hiện đại của lực lượng đột kích SEAL



Đầu tháng 5/2011, lực lượng đặc biệt SEAL của Mỹ, một lần nữa, thu hút sự quan tâm của giới truyền thông quốc tế bằng việc tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden.


Lực lượng đột kích SEAL hay còn gọi là “Hải cẩu” thuộc Quân đội Mỹ có khả năng chiến đấu trên cả 3 địa hình: nhảy dù trên không, chiến đấu dưới nước, và trên cạn.

Vì SEAL gánh vác sứ mệnh đặc biệt, nên các trang thiết bị, vũ khí tiên tiến nhất của lực lượng này luôn được quân đội Mỹ ưu tiên trang bị. Chiếc trực thăng bí ẩn được sử dụng trong cuộc tấn công tiêu diệt Osama bin Laden lần này chính là điển hình nổi bật nhất.

Trong những năm gần đây, trang thiết bị vũ khí của quân đội Mỹ ngày càng phong phú và hiện đại, điều này là do tốc độ phát triển của công nghệ thông tin và công nghệ điện tử, đã thúc đẩy việc xây dựng mạng lưới hóa, kỹ thuật số của quân đội Mỹ.

Một loạt các thiết bị trinh sát, hệ thống thông tin liên lạc, đặc biệt máy bay trinh sát không người lái đang được phát triển nhanh chóng. Cuộc chiến tranh nhiều năm ở Iraq và Afghanistan hay bất kỳ chiến trường đặc biệt nào đều rất cần đến SEAL. Do đó, trong tương lai quân đội Mỹ sẽ trạng bị cho SEAL những vũ khí hiện đại hơn

Súng trường bắn tỉa loại mới thay thế M-4

Trong giai đoạn diễn ra cuộc chiến tranh ở Iraq, Afghanistan, súng M-4 trước đó được coi là loại súng hoàn hảo, loại súng này cũng được trang bị cho SEAL, tuy nhiên, M-4 cũng đã bắt đầu để lộ những điểm yếu như uy lực của các viên đạn không đủ độ chính xác và tin cậy. Một loại các thử nghiệm đã được tiến hành cho thấy tỷ lệ kẹt đạn rất cao.



Súng trường tấn công đặc chủng FN SCAR.


Để giải quyết vấn đề này, quân đội Mỹ đã áp dụng hai phương pháp, một là cải tiến tính năng của súng M-4; hai là sử dụng súng trường bắn tỉa loại mới để thay thế M4.

Loại súng được quân đội Mỹ dự định thay thế là súng trường tấn công đặc chủng SCAR của công ty FN. Kết hợp với súng phóng lựu MK-13, thì loại súng này có thể thay thế toàn bộ loại súng M-4A1,MK-18, súng trường bắn tỉa MK-12 và súng truờng MK-14.

Súng phóng lựu tự động XM – 25

Hiện nay, súng phóng lựu XM - 25 mới của quân đội Mỹ đã được thử nghiệm thực tế ở chiến trường Afghanistan. XM-25 có cỡ nòng 25 mm được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực tiên tiến, có thể dự đoán chính xác khoảng cách mục tiêu trước khi phóng và cài đặt giờ nổ cho lựu đạn.

Sau khi phóng lựu đạn vào các mục tiêu trên không, nó sẽ tự động phát nổ và sát thương đối phương.



Súng phóng lựu XM – 25.


Hệ thống kiểm soát hỏa lực tiên tiến của XM-25 sẽ hỗ trợ đáng kể các thủ thuật tấn công của binh sỹ SEAL và giảm thiểu thương vong, thậm chí thiết bị này còn có thể thay thế một số chức năng của súng cối, đối với lực lượng chiến đấu đặc biệt như SEAL thì trọng lượng được mang theo rất hạn chế, nên thiết bị này rất thích hợp với đặc thù chiên đấu của SEAL.

Súng trường bắn tỉa mới XM2010 và M107

Để tăng cường hơn nữa độ chính xác khi bắn, Quân đội Mỹ dự định trong tương lai lực lượng SEAL có thể sẽ được sử dụng súng trường bắn tỉa XM2010 cỡ nòng 7,62 mm và súng trường bắn tỉa M107 loại 12,7 mm.

Tất nhiên là loại súng mới này chỉ là thay đổi về lượng, và để có thể mang lại những thay đổi về chất cho việc bắn tỉa chính là tập trung cho phát triển đạn có điều khiển.



Súng trường bắn tỉa mới XM2010.


Viện nghiên cứu cấp cao của Bộ Quốc Phòng Mỹ (DARPA) đang thực hiện kế hoạch phát triển vũ khí quân sự có độ chính xác cao, trong đó sẽ tập trung nghiên cứu chế tạo một loại đạn cỡ 12,7 mm có điều khiển.

Do vậy, súng bắn tỉa không chỉ có thể bắn trúng mục tiêu đang chuyển động nhanh trong các điều kiện môi trường không thuận lợi như gió lớn, mà phạm vi bắn cũng xa hơn so với loại đạn thông thường.

Tàu chiến đấu đặc chủng

Các loại tàu được lực lượng SEAL thường sử dụng bao gồm tàu chiến đấu đặc biệt tốc độ cao MkV, thuyền hơi dạng cứng 11m, thuyền cao su chiến đấu….

Trong tương lai, Tàu chiến hạng nhẹ thế hệ mới M80 Stiletto sẽ được bàn giao cho lực lượng chiến đấu đặc biệt SEAL của Mỹ.

M80 Stiletto là mẫu tàu chiến mới của Hải quân Mỹ do công ty M Ship sản xuất năm 2006, được trang bị đặc biệt theo yêu cầu của Cơ quan tác chiến đặc biệt Bộ Quốc phòng Mỹ. Đây được coi là thế hệ tàu chiến sẽ thay thế các tàu chiến hạng nhẹ trong tương lai.



Tàu chiến hạng nhẹ thế hệ mới M80 Stiletto.


M80 Stiletto được chế tạo bằng vật liệu sợi các bon có kết cấu kiểu mạng lưới. Nó được coi là chiếc tàu độc nhất trên thế giới xét về góc độ thiết kế vỏ, tốc độ di chuyển, khả năng lướt sóng, trọng tải so với các loại tàu cùng cỡ.

M80 Stiletto hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm. Bộ Quốc phòng Mỹ từng sử dụng loại tàu chiến này trong cuộc tập trận Trident Warrior tại khu vực duyên hải bang California. Sau đó, M80 Stiletto còn được triển khai tại Colombia nhằm hỗ trợ lực lượng chống ma túy tại đây.

M80 Stiletto có tốc độ nhanh và có thể hoạt động ở các khu vực gần bờ với cấu tạo vỏ hai lớp, dài 27m, rộng 12m, cao 5,6m. Vỏ tàu M80 Stiletto chế tạo bằng sợi cacbon có những ưu điểm vượt trội so với vỏ các loại tàu chiến truyền thống giúp tăng cường tốc độ. Động cơ có sức mạnh 6.600 mã lực giúp M80 Stiletto đạt tốc độ tối đa lên tới 100 km/h. Tầm hoạt động trên 800 km.

Kết cấu đặc biệt còn giúp M80 Stiletto tránh được tầm quan sát của radar đối phương nên giúp tàu có khả năng an toàn rất cao.

Đặc biệt M80 Stiletto có khả năng quay 360 độ khi di chuyển ở tốc độ tối đa. Tàu rất thích hợp cho tấn công và rút lui vói tốc độ cao. Ngoài ra, M80 Stiletto có thể giảm dấu tích khi di chuyển nhanh, do đó có tính hoạt động bí mật tốt hơn.


Tàu ngầm mini S301
Lực lượng đột kích SEAL còn được biết đến với khả năng chiến đấu linh hoạt dưới nước. Do đó, các hoạt động tác chiến dưới nước cần phải có sự hỗ trợ của tàu ngầm loại nhỏ.



Tàu ngầm mini S301.



Để cải thiện khả năng hoạt động dưới nước cho lực lượng đột kích SEAL, công ty Marlin Submarines đã trực tiếp phát triển tàu ngầm mini S301.

Cuối năm 2009 S301 đã được tiến hành thử nghiệm vận chuyển một đơn vị đầu tiên của lực lượng SEAL, các thành viên trên tàu bao gồm 2 lái tàu và 6 thợ lặn
Trực thăng kiểu mới thay đổi khả năng chiến đấu đặc biệt

Hiện tại quân đội Mỹ nghiên cứu phát triển máy bay trực thăng có người lái và không người lái. Điều này nâng cao hiệu quả đáng kể cho các hoạt động chiến đấu đặc biệt có quy mô nhỏ của SEAL.

Với máy bay có người lái kiểu mới, khi phi công nhảy dù sẽ đối mặt với ít rủi ro hơn, hiệu quả tải trọng của trực thăng cao hơn.

Đối với máy bay trực thăng không người lái, thì quyền kiểm soát có thể được giao cho lực lượng chiến đấu đặc biệt ở mặt đất, điều khiển trực thăng bay đến các vị trí định trước, có thể nâng hạ đồ vật, vận chuyển người, cũng có thể hỗ trợ chữa cháy từ trên không.

Hiện nay, đã có trực thăng AH6 đang được nghiên cứu sửa đổi thành máy bay trực thăng chiến đấu không người lái, ngoài ra, kế hoạch này còn được dự kiến triển khai với máy bay trực thăng “Black Hawk”.
[BDV news]


Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

>> 'Chi phí sản xuất F-35 là không thể kham nhổi'



Theo quan chức quốc phòng Mỹ chi phí sản xuất F-35 là “không kham nổi” và kêu gọi xem xét là toàn bộ dự án, dù chương trình này đạt được những tiến bộ rõ rệt.


“Sau một thập kỷ thực hiện chương trình thì giá của mỗi máy bay trong tổng số 2.443 chiếc F-35 mà chúng ta dự định sản xuất đã tăng gấp đôi”, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carton nói.

Ông Carter cho rằng nếu cứ tiếp tục chương trình như hiện nay thì chi phí sẽ đội lên đến một mức “không thể chấp nhận được, và cũng không thể kham nổi”.

Chi phí dành cho F-35 đã đội lên đến 385 tỷ USD, tức là 103 triệu USD cho mỗi máy bay nếu tính theo giá trị đồng USD không đổi hoặc 113 triệu USD nếu tính theo giá trị đồng USD trong tài khóa 2011.


Mẫu máy bay F-35 được giới thiệu năm 2006


Ước tính tổng chi phí dành cho chương trình F-35 bao gồm thiết kế, sản xuất, mua, vận hành và sửa chữa máy bay sẽ vượt ngưỡng 1.000 tỷ USD.

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain nhận xét mức giá trên “thật sự đáng lo ngại”, nếu xét rằng chi phí ban đầu chỉ là 69 triệu USD cho mỗi máy bay. “Đã đến lúc chúng ta ít nhất phải tìm kiếm một giảm pháp thay thế”, ông McCain tuyên bố.

“Những số liệu liên quan tới chương trình này thật sự đáng lo ngại. Không có bất cứ chương trình nào nên được phép tiếp tục với một "bản lý lịch" như vậy, nhất là trong tình hình tài chính của chúng ta hiện nay”, ông nói.

Dự án máy bay F-35 hay máy bay tiêm kích tấn công kết hợp (JSF) được phát triển bởi hãng Lockheed Martin, giờ đây đã trở thành dự án vũ khí tốn kém nhất trong lịch sử của Lầu Năm Góc. Chỉ riêng chi phí nghiên cứu phát triển đã ngốn hết 51 tỷ USD, con số mà Thượng nghị sĩ Carl Levin mô tả là “đáng sợ”.

Những khoản chi quá tay, việc trì hoãn liên tục để bổ sung 2 phiên bản cất cánh trên đường băng ngắn và cất cánh theo kiểu thẳng đứng, cũng như bổ sung thêm hệ thống giảm độ bộc lộ radarr và nhiều chi tiết phức tạp khác, theo Thứ trưởng Carter. Ông Carter cũng đổ lỗi cho "văn hóa chi tiêu" vô tội vạ của Lầu Năm Góc kể từ sau sự kiện 11/9.

Tờ Huffington Post nhận xét, dù các quan chức cấp cao như cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates hay Thứ trưởng Carter vẫn bảo vệ dự án F-35 như một sự lựa chọn “không thể thay thế” và là “tương lai của năng lực tấn công chính xác của Quân đội Mỹ”, ngày càng có nhiều nhà chính trị Mỹ đặt dấu hỏi về dự án này.

Từng được hứa hẹn là loại máy bay “kinh tế” với chi phí bảo dưỡng chỉ bằng 1/3 so với máy bay F-16, giờ đây chi phí cho máy bay F-35 là 16.425 USD cho 1 giờ bay – đắt gấp 1,2 lần so với loại máy bay F-16 C/D, theo một báo cáo vừa rò rỉ ngày 12/5 của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Rõ ràng tương lai của loại máy bay chủ lực đang ngày càng trở nên phức tạp như bản thiết kế của nó vậy.

[BDV news]


Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011

>> 50 tỷ USD được Mỹ chi cho máy bay ném bom chiến lược mới



Ông Ashton Carter, Cục trưởng Cục mua sắm và công nghệ, Bộ Quốc phòng Mỹ đã gặp các quan chức công ty Northrop Grumman và công nghiệp quốc phòng để thảo luận triển vọng chế tạo và mua sắm máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới NGB (Next Generation Bomber).

Dự kiến, Mỹ sẽ chi tổng cộng 40-50 tỷ USD cho chương trình phát triển và mua sắm NGB.

Lầu Năm góc dự định hiện đại hóa các máy bay В-2 được chế tạo trong thập niên 1990 và không hiện đại hóa 6 chiếc В-1В sản xuất trong thập niên 1980.
Năm 2012, Mỹ sẽ chi 3,7 tỷ USD cho dự án NGB. Khoản kinh phí bổ sung 800 triệu USD sẽ được chi để phát triển tên lửa hành trình hạt nhân mới.

Hình ảnh giả định NGB của Northrop Grumman(defaiya.com)


Bộ Quốc phòng Mỹ dự định mua NGB với đơn giá không quá 550 triệu USD/chiếc. Không quân Mỹ sẽ nhận được tổng cộng 80-100 máy bay ném bom mới. Chúng sẽ thay thế toàn bộ 66 máy bay ném bom B-1B Lancer, 20 B-2 Spirit và 85 B-52 Stratofortress hiện có trong trang bị. Dự án chế tạo NGB sẽ bắt đầu được cấp kinh phí vào năm 2012. Trong 5 năm tới, Mỹ sẽ chi tổng cộng 3,7 USD cho dự án.

Đặc điểm của dự án NGB sẽ là toàn bộ công tác phát triển máy bay, cũng như tính năng kỹ thuật sẽ được bảo mật hoàn toàn, còn chi phí cho dự án sẽ được công khai. Điều khiến các công ty Mỹ lo ngại là Lầu Năm góc có thể ký hợp đồng phát triển NGB với mức giá cố định thay vì hợp đồng dạng “chi phí+” như với nhiều dự án trước đó.

Thông tin chi tiết về NGB hiện chưa được tiết lộ. Dự kiến máy bay mới sẽ được nhận vào trang bị vào năm 2018. NGB sẽ là bước quá độ chuyển sang máy bay ném bom siêu âm mới “2037 Bomber” (Máy bay ném bom năm 2037), vốn chưa được bắt đầu phát triển. Dự định tham gia dự án NGB có Northrop Grumman, Boeing và Lockheed Martin. Theo một số nguồn tin, các công ty này đã nhận được 1 tỷ USD để phát triển các công nghệ cho NGB.

Chương trình phát triển NGB bắt đầu vào năm 2007 được tiếp tục đến giữa năm 2009, khi Lầu Năm góc công bố dự định tăng hạn sử dụng các máy bay ném bom B-1B, B-52 và B-2 hiện có, cũng như ngừng cấp kinh phí cho chương trình chế tạo NGB. Đầu năm 2011, Mỹ quyết định nối lại dự án. Hiện chưa rõ công ty nào sẽ đảm nhiệm nghiên cứu chế tạo NGB.

Chi tiết kỹ thuật về máy bay mới vẫn được bảo mật. Theo thông tin chính thức chỉ biết rằng, máy bay sẽ có 2 chế độ bay có và không có người lái, có khả năng đột phá phòng không đối phương và mang vũ khí hạt nhân.
[VietnamDefence news]


>> Trung Quốc ép Đài Loan chạy đua vũ trang



Lo ngại sức mạnh quân sự Trung Quốc, Đài Loan tích cực phát triển các loại vũ khí trang bị hiện đại để nâng cao khả năng phòng thủ.


Đài Loan cho rằng mặc dù quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan có cải thiển trong thời gian qua, nhưng Trung Quốc vẫn là mối đe dọa quân sự tiềm tàng đối với hòn đảo này.

Đài Bắc không có ý định chạy đua vũ trang, nhưng họ luôn cho rằng cần phải hiện đại hóa quân đội, tổ chức tuyến phòng thủ để sẵn sàng đối phó với một cuộc chiến phi đối xứng. Đồng thời, Đài Bắc còn có ý gia tăng sức mạnh quân sự nhằm đối phó với nhưng tranh chấp biển đảo trong khu vực.

Vũ trang bằng vũ khí nội địa

Đầu tháng 5/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan đã công bố việc sản xuất các tên lửa “Hùng Phong 3” (HF-3) và dự kiến trong tương lai có thể sẽ sản xuất cả tên lửa bố trí cơ động trên bộ.

Không chỉ vậy, Đài Loan đã bắt đầu triển khai tên lửa HF-3 trên các tàu chiến nhằm đối phó với sức mạnh của hải quân của Trung Quốc.

Theo đó, tên lửa loại này sẽ được trang bị cho 8 tàu khu trục và 7 tàu tuần tra trong một dự án trị giá 413 triệu USD. HF-3 là tên lửa siêu âm đầu tiên do Đài Loan phát triển, có tầm bắn khoảng 130 km, vận tốc 2.300 km/h.

Dự kiến, đến năm 2012, Đài Loan sẽ đóng loại tàu chiến lớp Corvette mới và sẽ bàn giao cho Hải quân vào năm 2014 (>> chi tiết). Các tàu mới sẽ đóng theo công nghệ tàng hình và sẽ được trang bị các tên lửa hành trình chống hạm HF-2 và HF-3.

Theo thứ trưởng quốc phòng Đài Loan Lin Yupa, Đài Loan đóng các tàu này nhằm đối phó với Hải quân của Trung Quốc.



Tên lửa đối hạm “Hùng Phong 3” (HF-3) của Đài Loan.


Trước đó, ngày 7/4/2011 Đài Loan đã hạ thủy 10 xuồng cao tốc gắn tên lửa tự chế để biên chế cho lực lượng hải quân.

Đài Loan cũng đang đóng thêm 10 tàu cao tốc tàng hình Kuang Hua 6, được trang bị 4 tên lửa hạm đối hạm để thay thế cho các tàu loại Seagull đã lõi thời.

Ngày 26/1/2011, tại một cầu cảng phía Nam thành phố Cao Hùng, Đài Loan đã hạ thủy 2 tàu tuần dương mới mang tên Tainan và Hsunhu 77 tự thiết kế và chế tạo.

Tàu Tainan có tải trọng 2.000 tấn, dài 99m, rộng 13m, vận tốc tối đa 24 hải lý/giờ, tầm hoạt động 13.500km, có thể mang 1 trực thăng vũ trang trên boong, được dùng để tuần tra trên biển. Tàu Hsunhu7, tải trọng 1.000 tấn, tầm hoạt động 27.000km.



Tàu cao tốc tàng hình Kuang Hua 6.

Hợp tác quân sự với Mỹ

Ở một số dự án, việc tăng cường mua sắm vũ khí trang bị không phải chạy đua vũ trang, mà là để thay thế một số vũ khí đã quá cũ, không đủ khả năng phòng thủ cho các hòn đảo. Song song với việc tự nghiên cứu chế tạo vũ khí trang bị, Đài Loan còn tích cực mua sắm và nâng cấp vũ khí.

Ngày 25/2/2011 Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu ngỏ ý với Mỹ muốn mua các máy bay F-16C/D và tàu ngầm chạy bằng diesel của Mỹ (>> chi tiết) để tăng cường khả năng tự vệ.

Mới đây, ngày 12/5, Tổng thống Mã Anh Cửu lại một lần nữa hối thúc Mỹ bán cho Đài Loan các loại vũ khí trang bị như đề nghị trước đây. Tổng thống Mã Anh Cửu nhấn mạnh, chỉ có sự cam kết mạnh mẽ và sự hỗ trợ bằng uy tín của Mỹ tại Đông Á mới có thể bảo đảm cho hòa bình và ổn định trong khu vực này.

Cụ thể, Đài Loan đề nghị Mỹ nâng cấp các máy bay F16A/B Block 20 hiện có. Theo đó, Mỹ sẽ giúp Đài Loan nâng cấp 150 máy bay F-16A/B Block 20 lên chuẩn mới hiện đại hơn. Trong tương lai gần, những máy bay này sẽ được trang bị hệ thống điện tử hiện đại cho buồng lái; được trang bị động cơ và hệ thống radar cải tiến có khả năng tác chiến tầm xa, chống nhiễu điện tử và có thể mang được tên lửa đối không tầm trung AIM -120 phiên bản C5 và C7.

Tăng cường tập trận

Ngày 18/1/11, tại căn cứ quân sự Jiu-peng ở phía Nam Đài Loan, Lực lượng vũ trang Đài Loan tiến hành diễn tập phòng không bắn đạn thật, với tình huống giả định là các máy bay chiến đấu của đối phương xâm lược Đài Loan, nhằm nâng cao khả năng tác chiến của các đơn vị phòng không.

Đây là một động thái của Đài Bắc thể hiện quyết tâm trong việc bảo vệ hòn đảo này, sau khi Trung Quốc tiến hành bay thử máy bay chiến đầu tàng hình J-20.

Tham gia cuộc diễn tập này có 12 đơn vị của Lữ đoàn cơ động đường không số 602 của Lục quân, Lữ đoàn số 77 của Thủy quân lục chiến và Liên đội chiến đấu số 427 của Không quân với biên chế máy bay F-CK-1A/B.

Các khoa mục gồm các chiến thuật, chiến lược tác chiến, phản công đường không có bắn nhiều loại tên lửa như: Thiên cung, Hawk, Sparow, Avenger Stinger, Cobra, MICA Thiên Tiễn-1 và Thiên Tiễn-2 từ các bệ phóng mặt đất và các may bay chiến đấu.

Ngoài ra, từ đầu năm 2011 đến nay, Đài Loan đã tổ chức 3 đợt huấn luyện quân sự. Gần đây nhất vào ngày 19/3/2011 Đài Loan đã triển khai Biên đội huấn luyện viễn dương gồm tàu tiếp tế Vũ Di, tàu hộ vệ Thừa Đức và tàu hộ vệ Trịnh Hòa đến Nam Thái Bình Dương thực hiện nhiệm vụ huấn luyện và kết hợp ngoại giao.

Đài Loan đang thực sự quan ngại trước sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Để đối phó với vấn đề này, Đài Loan sẽ tiếp tục tăng cường phát triển tiềm lực quân sự hơn nữa để sãn sang đương đầu với những nguy cơ đe dọa.
[BDV news]


Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

>> Mỹ - Trung : 'Một trời một vực'



Một vị tướng hàng đầu của Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh không có ý định chạy đua sức mạnh quân sự với Washington.

Phát biểu ở đại học Quốc Phòng tại Washington nhân chuyến thăm Mỹ kéo dài 1 tuần, tướng Trần Bỉnh Đức, Tham mưu trưởng bộ Tổng tham mưu quân đội Trung Quốc nhận xét vẫn có khoảng cách giữa quân đội Mỹ so với quân đội Trung Quốc hiện nay, mặc dù Trung Quốc đã có sự tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây.

Nhận xét về chuyến thăm Mỹ của tướng Chen, phóng viên quốc phòng Jonathan Marcus của hãng thông tấn BBC cho biết: "Chuyến thăm của tướng Trần là tín hiệu tốt cho quan hệ quân sự quốc phòng giữa Mỹ và Trung Quốc". Tuy nhiên, ông Jonathan nhận định, sự hòa hợp bên ngoài có thể chỉ là "mặt nạ" cho những căng thẳng bên dưới.

Mục tiêu của việc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc là để mở rộng phạm vi hoạt động của ra biển lớn và có khả năng vô hiệu hóa hệ thống vũ khí mà Mỹ có lợi thế chi phối, ông Jonathan bổ sung.

Trong dịp này, BBC cũng đưa ra bảng so sánh tương quan lực lượng các khí tài hiện đại giữa Mỹ và Trung Quốc.



Tương quan lực lượng các khí tài hiện đại của Mỹ và Trung Quốc


Nhìn vào đây, có thể thấy sức mạnh quân sự của Trung Quốc chưa là gì so với siêu cường số 1 thế giới.

Theo đó, năm 2010, Mỹ chi cho quân đội 729 tỷ USD thì Trung Quốc chỉ chi khoảng 78 tỷ USD. Số lượng quân nhân chuyên nghiệp của Trung Quốc là 2,26 triệu binh lính thì Mỹ là 1,58 triệu.

Về không quân, trong khi Mỹ có 2.379 máy bay chiến đấu và 139 máy bay tàng hình thì Trung Quốc chỉ có khoảng 1.320 máy bay chiến đấu.

Về hải quân, Mỹ vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối với 11 tàu sân bay, 71 tàu ngầm và 57 tàu khu trục, còn Trung Quốc chỉ có 65 tàu ngầm và 27 tàu khu trục.

Chưa kể, số lượng đầu đạn hạt nhân của Mỹ lên tới 9.400 đơn vị còn của Trung Quốc là 240.
[BDV news]


Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011

>> Chó nghiệp vụ của Mỹ & những chuyện ít biết



Mỗi con chó nghiệp vụ của Mỹ "ngốn" 20.000 USD phí đào tạo nhưng số lượng những chiến binh đặc biệt trong quân đội tinh nhuệ nhất hành tinh này không ngừng tăng.


Chó đã chiến đấu bên cạnh binh sĩ Mỹ suốt hơn 100 năm nay, từ nội chiến Mỹ, qua 2 cuộc đại chiến thế giới tới chiến tranh xâm lược Afghanistan, Iraq.

Ngày nay, có khoảng 2.800 chú khuyển đang phục vụ trong biên chế quân đội Mỹ tại khắp các chiến trường ở Iraq và Afghanistan.

Trong chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden, một chú khuyển ưu tú nhất đã sát cánh cùng với 79 lính đặc nhiệm Mỹ. Trong chiến dịch đó, chú chó cũng tham chiến và là vũ khí đáng sợ đặc nhiệm SEAL.

Dưới đây là một số hình ảnh về những chú chó nghiệp vụ trong Quân đội Mỹ:



Một lính Mỹ cùng với người bạn 4 chân thuộc lực lượng đặc nhiệm số 10 nhảy ra khỏi một trực thăng CH-47 Chinook trong chiến dịch diễn tập Emerald Warrior.



Câu trả lời dành cho câu hỏi làm sao một chú chó có thể đột nhập vào căn cứ của bin Laden có thể khiến nhiều người ngạc nhiên: nhảy từ trực thăng.
Chú chó này cùng những lính đặc nhiệm Mỹ đã đột nhập vào dinh cơ của bin Laden từ trực thăng MH-60s. Chó thường nhảy dù cùng người huấn luyện. Trong ảnh, lính đặc nhiệm Mike Forsythe thuộc đội SEAL và chú chó Cara nhảy từ độ cao 10 km.



Đại đội thủy quân lục chiến số 8 đợi máy bay trực thăng vận tải trong chiến dịch Khanjar ở tỉnh Helmand.




Theo huấn luyện viên Mike Dowling: “Bộ óc của loài chó tràn ngập những tín hiệu khứu giác”. Trên thực tế, một con chó bình thường có khoảng 225 triệu tế bào mùi trong mũi – gấp 40 lần so với con người.



Trang bị tới tận răng: Chó quân sự không còn bị coi là “dụng cụ phụ trợ” như trong các cuộc chiến cách đây vài chục năm. Ngày nay, chúng được trang bị những thiết bị bảo hộ chuyên dùng như Doggle (bảo vệ mắt), áo giáp, áo cứu sinh, mặt nạ phòng độc, áo trang bị GPS tầm xa…



Vũ khí: Không phải mọi chó nghiệp vụ đều được huấn luyện để tiêu diệt đối thủ. Tuy nhiên, những chú chó nào đạt được điểm cao trong các kỳ huấn luyện cơ bản sẽ được tham gia những chương trình đặc biệt. Quá trình này tập trung vào kiểm soát sự hung giữ và tìm kiếm kẻ địch trong nhà hoặc ngoài trời, tự động tấn công kẻ địch chỉ khi bị tấn công, dừng tấn công ngay khi nhận được lệnh.
Trong ảnh, một lính Mỹ đang huấn luyện chó tấn công tại tỉnh Kandahar, Afghanistan.



Giữa chó nghiệp vụ cùng người huấn luyện luôn tồn tại một mối quan hệ gắn bó sâu sắc. Mối quan hệ này được xây dựng dần dần qua quá trình huấn luyện công phu. Loài chó không chỉ là một vũ khí tấn công đáng sợ, chúng còn là những người bảo vệ rất trung thành.
Khi binh nhất Carlton Rusk bị bắn bởi lính bắn tỉa Taliban lúc đang đi tuần, Eli – chú chó dò bom của Rusk đã ngồi lên người của Rusk và tấn công bất cứ ai lại gần anh. Rusk đã hy sinh vì vết thương quá nặng còn Eli được giải ngũ sớm để về sống cùng gia đình Rusk. Trong ảnh, trung sỹ Erick Martinez thường bế chú chó Argo II của anh trên vai. Bài tập này giúp nâng cao sự tin tưởng, lòng trung thành và khả năng phối hợp ăn ý.



Khứu giác là vũ khí lợi hại nhất mà loài vật thân thiết nhất với con người sở hữu. Thậm chí, ngày nay người ta sử dụng chó để phát hiện ra một số căn bệnh ung thư hiếm gặp. Trong chuyến công du châu Á của ông Obama vào năm 2010, 30 chú chó ưu tú nhất đã đi theo hộ tống Tổng thống Mỹ. Chúng được ở trong khách sạn 5 sao, đi trên những chiếc xe sang trọng nhất và có hẳn thợ may riêng để đảm bảo có được vẻ ngoài bắt mắt nhất. Chi phí nuôi dưỡng và huấn luyện một chú chó phát hiện bom lên tới khoảng 20.000 USD. Trong ảnh, Trung sỹ Matthew Templet và chú chó phát hiện bom Basco đang dò tìm chất nổ trong khu làng bỏ hoang Haji Ghaffar.



Mỹ và các đồng minh đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc chiến tại Afghanistan khi càng ngày quân Taliban sử dụng càng nhiều bom, mình tự chế. Vào tháng 10/2010, Mỹ đã công bố kế hoạch 6 năm và 19 tỷ USD dành cho phát triển công nghệ dò phá bom mìn. Những thiết bị tối tân nhất hiện nay của quốc gia này có độ thành công khoảng 50%, trong khi chó – người bạn lâu năm nhất của con người có độ chính xác cao hơn tới 30%.



Trong 2 năm trở lại đây, cuộc chiến chống lại bom, mìn tự chế ở Afghanistan và Iraq đã khiến số lượng chó tham gia quân đội tăng đáng kể. Thủy quân lục chiến Mỹ có khoảng 170 chú chó dò bom, nhưng số lượng này sẽ lên tới 600 vào tháng 9/2012. Đại đội Charly thư giãn cho hai chú chó dò bom Books và Good tại trại lính Huskers ở ngoại ô Marija, Helmand.

[BDV news]


Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

>> Mỹ kiến nghị tăng cường quan hệ với Việt Nam



Lãnh đạo BQP Mỹ cho rằng cần xây dựng quan hệ đối tác với Việt Nam. Đây là một trọng tâm trong xây dựng mối quan hệ chiến lược tại khu vực châu Á.



Ý kiến trên được bà Michèle Flournoy, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, phụ trách các chính sách khu vực Châu Á, phát biểu trong một sự kiện tổ chức tại Arlington, bang Virginia, ngày 28/4.

Bên cạnh đó, bà còn nhắc tới việc một số thế lực ở châu Á đang cũng cố và kiểm soát khu vực, điều này làm suy yếu hình ảnh về khu vực Đông Á hòa bình và thịnh vượng. Do đó, Mỹ cần tăng cường sự hiện diện lâu lài tại châu Á, xây dựng các liên minh không truyền thống, răn đe và đối phó hiệu quả với các mối đe dọa tiềm năng, củng cố khả năng đối phó với mọi kịch bản có thể xảy ra trên bán đảo Triều Tiên.

“Chúng tôi đang làm mọi việc có thể để hiện đại hóa mối quan hệ của liên minh để đạt được mối quan hệ đối tác trên toàn cầu theo một cách tự nhiên nhất”, bà Michèle Flournoy nói.



Bà Michèle Flournoy, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ.


“Chúng ta phải đảm bảo rằng các đồng minh và các đối tác trong khu vực thực sự tin tưởng vào sức mạnh quân sự của chúng ta, trong việc đối phó và ngăn chặn các mối đe dọa tiềm năng” bà bà Michèle Flournoy nhấn mạnh thêm.

Với các hoạt động xây dựng lực lượng và các căn cứ trong khu vực, Lầu Năm Góc đã xây dựng cho mình một lực lượng đủ khả năng ngăn chặn sự xâm lược, bảo vệ các đối tác và lợi ích của Mỹ tại châu Á trong thời gian dài.

Bà Flournoy cho biết, Mỹ đang xúc tiến các hoạt động để tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa của các đồng minh trong khu vực. Ngoài việc xây dựng cơ sở hạ tầng, Lầu Năm Góc cũng đã kêu gọi một chương trình phát triển máy bay ném bom mới vào tài khóa 2012.

Trước đó, Lầu Năm Góc đã tăng cường số máy bay không người lái đến hoạt động tại châu Á, thể hiện sự thay đổi về chiến lược tại khu vực.


[BDV news]


>> Mỹ tăng gấp đôi tốc độ đóng tàu ngầm



Chiếc tàu ngầm thứ 2 được đặt hàng trong năm 2011 đánh dấu việc lần đầu tiên trong suốt 20 năm qua, Hải quân Mỹ đặt hàng nhiều hơn 1 tàu ngầm trong vòng 1 năm.



Theo thông tin ban đầu, chiếc tàu ngầm chưa được đặt tên mang số hiệu SSN-87, thuộc lớp tàu ngầm hạt nhân Virginia và là chiếc thứ 14 của lớp tàu ngầm này.

Kinh phí đóng tàu là 1,2 tỷ USD, chưa bao gồm các khoản chi trả cho các thiết bị sử dụng lâu dài trên tàu ngầm, nhất là lò phản ứng hạt nhân.

Việc đóng thêm tàu ngầm là ưu tiên hàng đầu của Hải quân Mỹ, trong bối cảnh Washington liên tục đưa ra các chính sách thắt lưng buộc bụng nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách.



Tàu ngầm lớp Virginia của Hải quân Mỹ


Bản ngân sách quốc phòng với kế hoạch đóng tàu ngầm thứ 2 vừa được Quốc hội Mỹ đồng ý hồi đầu tháng 4 và chính thức phê chuẩn ngày 15/4.

Theo quy định hiện hành, giới hạn ngân sách dành cho đóng tàu ngầm của Mỹ là 2 tỷ USD, 2 năm/lần. Với 2 tàu ngầm đặt hàng trong năm 2011 và 2012, lẽ ra Hải quân Mỹ đã chạm giới hạn ngân sách nhưng Quốc hội Mỹ đã cho phép "vượt rào".

Sở dĩ Mỹ tăng được số tàu ngầm đóng trong năm là vì Hải quân Mỹ đã hợp tác chặt chẽ với công ty Electric Boat để tìm cách cắt giảm chi phí đóng tàu ngầm.

Đại diện công ty Electric Boat tuyên bố: Công ty đã cắt giảm được 20% chi phí so với lần đóng tàu ngầm đầu tiên vào năm 1998.

Virginia là lớp tàu ngầm tấn công đa chức năng thế hệ mới chạy bằng năng lượng hạt nhân, có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như: chống ngầm, chống tàu nổi, yểm trợ cho lực lượng đặc biệt, giám sát, trinh sát và tác chiến thủy lôi.

Dự kiến chiếc tàu ngầm số hiệu SSN-87 sẽ được chuyển giao cho Hải quân Mỹ vào năm 2016.


[BDV news]


Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

>> UAE đặt mua 218 tên lửa Sidewinder



Các Tiểu vương Quốc Arab Thống nhất (UAE) đã đặt hàng của Mỹ 218 tên lửa không đối không AIM-9X-2 Sidewinder.

Cơ quan Hợp tác Quốc phòng (DSCA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đã trình đơn đặt hàng trên lên Quốc hội. Nếu Quốc hội Mỹ thông qua, Công ty Raytheon của Mỹ sẽ đảm nhiệm việc thực hiện hợp đồng. Hợp đồng này có trị giá khoảng 251 triệu USD. Thời điểm chuyển giao tên lửa cho bên đặt hàng chưa được công bố chính xác.



Tên lửa AIM-9X-2 Sidewinder. Ảnh: Aviation News


Trong đơn đặt hàng mà DSCA trình lên Quốc hội Mỹ nói rằng, UAE có kinh nghiệm trong việc sử dụng các tên lửa tương tự và việc cung cấp tên lửa AIM-9X-2 cho nước này sẽ không làm thay đổi sự cân bằng quân sự tại khu vực.

Theo đánh giá của DSCA, vũ khí mới cho phép UAE tham gia vào các chiến dịch quân sự của Mỹ ở nước ngoài và yểm trợ trên không.

Ngoài 218 tên lửa AIM-9X-2, UAE còn đặt mua 48 tên lửa huấn luyện, 18 hệ thống dẫn đường chiến thuật AIM-9X-2 WGU-51/B, 8 hệ thống dẫn đường huấn luyện CATM-9X-2 WGU-51/B và các thiết bị phụ kèm.


[BDV news]


Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

>> Boeing phát triển hệ thống SM-3 IIB



Boeing tiếp tục nhận được sự tin tưởng của Bộ Quốc phòng Mỹ, giành được hợp đồng phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến SM-3 IIB.

Boeing đã giành được hợp đồng phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa Standard Missile-3 Block IIB (SM-3 IIB). Dự án thuộc quyền chỉ đạo của cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) với giá trị lên tới 41,2 triệu USD.

SM-3 IIB là một bộ phận chủ chốt trong chương trình phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu của Bộ Quốc phòng Mỹ. Theo dự kiến, mục đích của dự án là cung cấp khả năng phòng bị trước các tên lửa hành trình tầm xa.

MDA là cơ quan kiểm soát, phát triển, đặt ra kế hoạch từng phần cho dự án SM-3 IIB. Theo dự kiến, thời gian triển khai SM-3 IIB là vào năm 2020.



SM-3 IIB sẽ là "hòn đá tảng" trong hệ thống phòng thủ của Mỹ trong tương lai.


“Nhóm thực hiện dự án SM-3 IIB của Boeing sẽ cộng tác chặt chẽ cùng MDA và Hải quân Mỹ để phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến này. Chúng tôi cam kết sẽ tận dụng mọi nguồn lực tốt nhất của Boeing cho dự án quan trọng này. Vì đây sẽ là bộ phận quan trọng trong hệ thống phòng thủ của quốc gia trong tương lai”, Greg Hyslop – phó giám đốc Bộ phận Phòng thủ tên lửa chiến thuật của Boeing phát biểu.

Cùng làm việc với Bộ phận Phòng thủ tên lửa chiến thuật của Boeing còn có Phantom Works. Theo các chuyên gia, nguồn lực đầy kinh nghiệm của Boeing cùng công nghệ tiên tiến của Phantom Works sẽ tạo nên bước đột phá cho dự án SM-3 IIB.

“Trong vài năm trở lại đây, những nhóm nghiên cứu công nghệ đánh chặn tên lửa tiên tiến của Boeing đã tham gia sáng tạo công nghệ dành cho thế hệ tên lửa tiếp theo. Vì vậy, chúng tôi sẽ áp dụng những công nghệ tiên tiến mới này vào SM-3 IIB nhằm giúp hoàn thành mục tiêu đầy tham vọng của dự án quan trọng này”, Alex Lopez – phó giám đốc của bộ phận Phantom Works trực thuộc Boeing cho biết.

[Vietnamnet news]


Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011

>> Quân Mỹ ở Afghanistan nhận đạn cối 120 mm siêu chính xác



[VietnamDefence news]  Trung tâm nghiên cứu và phát triển vũ khí ARDEC, Lục quân Mỹ, đã bắt đầu cung cấp cho quân đội Mỹ các lô thử nghiệm đầu tiên loại đạn cối dẫn bằng GPS dùng cho pháo cối 120 mm M120.




Đạn cối thông minh thử nghiệm APMI XM395 120 mm (army.mil)



Loại đạn mới có độ chính xác được khẳng định là cao hơn 7-13 lần so với các loại đạn tương tự nhưng không có khả năng tự định vị trên địa hình.

Hệ thống đạn cối thông minh APMI (Accelerated Precision Mortar Initiative) là loại đạn cối tiêu chuẩn dành cho cối M120, được lắp thêm sensor GPS và cánh ổn định ở phần đầu đạn điều khiển bằng máy tính.

Đạn cối thông thường có sai số vòng tròn xác suất trung bình khi bắn ở tầm đối đa từ 76-136 m. Vì thế, pháo cối thường chỉ dùng để tiêu diệt sinh lực đối phương ở địa hình trống trải. Còn đạn cối mới APMI, theo tài liệu kỹ thuật, có sai số vòng tròn xác suất không quá 10 m. Còn quan chức Cục mua sắm đạn dược (Program Executive Office Ammunition - PEO Ammo), Bộ Quốc phòng Mỹ, Peter Burke thì sai số của APMI trong thực tế là không quá 3 m.

Tháng 4.2011, APMI đã được trang bị cho một lữ đoàn bộ binh đóng tại Afghanistan, còn trong nửa năm tới sẽ bắt đầu trang bị cho 7 lữ đoàn nữa.

Việc sử dụng cối cỡ nòng lớn tại các khu phố gặp khó khăn vì đây là loại vũ khí dùng để đánh mục tiêu diện, khi mà độ chính xác điểm chạm của đạn được bù đắp bằng bán kính văng mảnh lớn theo quỹ đạo là là mặt đất.

Các tay súng đang lợi dụng đặc điểm này bằng cách ẩn náu trong các khu dân cư với hy vọng là quân đội sẽ không thể dễ dàng lôi cổ họ khỏi đó.

Trước đây, theo ông Peter Burke, trong những trường hợp đó, người ta buộc phải cử các phân đội lính đến khiến họ chịu thêm rủi ro.

Lục quân Mỹ không định dùng đạn APMI thay thế các đạn cối thường. APMI sẽ chỉ sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu điểm, nhằm giảm tổn thất phụ hoặc bắn các mục tiêu ở gần quân nhà.

Chuyên gia này cũng cho biết, giới quân sự hiện chưa dự định hiện đại hóa các đạn cối cỡ nhỏ hơn (81 và 60 mm).

Theo các chuyên gia, sử dụng đạn cối mới sẽ cho phép tiêu diệt chắc chắn và nhanh chóng các mục tiêu điểm như các hầm trú ẩn, hầm ngầm, xe bọc thép nhẹ.

Một máy tính vi hình nhận dữ liệu từ sensor GPS trên suốt quỹ đạo bay cho đến khi chạm mục tiêu. Trước khi bắn, hệ thống nhận thông tin tọa độ trận địa bắn nơi đặt pháo cối.

Việc ứng dụng hệ thống này sẽ cho phép nâng cao hiệu quả sử dụng pháo cối hiện có tại các đơn vị. Thông thường, việc tính toán phần tử bắn là một nhiệm vụ phức tạp, biến việc bắn pháo thành một nghệ thuật.

Các thế hệ lính pháo binh đã từng sử dụng các công thức, bảng tính, các máy tính cơ và điện tử, nhưng không thể nhận thông tin tọa độ chính xác của quả đạn đang bay ở thời gian thực.

Nay thì việc dẫn quả đạn đến mục tiêu không chỉ có các khẩu đội pháo của các hệ thống tối tân nhất có thể làm được mà cả khi sử dụng các hệ thống vũ khí cũ đã được thời gian kiểm nghiệm.


Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011

>> Pháp 'tung hoành' ở châu Phi



[BDV news] Trong các cuộc xung đột ngoài lãnh thổ hiện nay, Mỹ đang có một đối thủ “tương tầm”: đồng minh thân cận Pháp đang tích cực tham gia hai chiến dịch nhằm lật đổ chế độ cầm quyền ở châu Phi.

Thứ nhất, dưới sự hỗ trợ Anh và các nước thuộc khối NATO, Pháp là “kẻ đứng mũi chịu sào”có trách nhiệm không kích vào các căn cứ của lực lượng trung thành với đại tá Moammar Gaddafi tại Libya.

Thứ hai, quân đội Pháp tích cực tham gia vào các hoạt động tại Cote d’Ivoire theo sự uỷ quyền của Liên Hiệp Quốc. Trực thăng yểm trợ của Pháp tấn công vào các kho vũ khí hạng nặng và thiết bị kỹ thuật bọc thép của Tổng thống thất cử Laurent Gbagbo.

Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sau khi được Liên Hiệp Quốc uỷ quyền, Pháp không kích không chỉ sân bay quốc tế ở Abidjan, mà còn một số khu vực tại thành phố được cho là thành trì của ông Gbagbo.



Máy bay của không quân Pháp chuẩn bị không kích Libya.


Thực tế, hiện nay Pháp là người đứng đầu phương Tây, tham gia vào cả hai cuộc xung đột. Trước thời điểm này, Pháp muốn đứng ngoài cuộc trong vấn đề nội bộ của Cote d’Ivoire khi mâu thuẫn giữa phe đối lập và chế độ Gbagbo xảy ra.

Đồng thời, dù trên danh nghĩa chỉ huy tấn công Libya nhưng thực tế trong giai đoạn đầu chiến dịch tấn công Libya, Mỹ mới chính là chỉ huy chiến dịch.

Nhưng vào thứ hai vừa qua, Paris chính thức tiếp quản trách nhiệm chỉ huy chiến dịch quân sự tại cả hai quốc gia châu Phi. Quân đội Pháp tại Cote d’Ivoire đập tan các ưu thế chiến lược quan trọng của chế độ Gbagbo trong cuộc xung đột chống lại lực lượng nổi dậy Ouattara, còn các máy bay của không quân Pháp tại Libya đã gánh gác trọng trách tiến hành các hoạt động tác chiến.

Tranh thủ sự ủng hộ của phương Tây, quân đội của Tổng thống đắc cử Alassane Ouattara đã sẵn sàng mở các cuộc tấn công tiếp theo vào quân đội của chế độ cầm quyền.

Tình huống tương tự cũng xảy ra tại Cote d’Ivoire. Không quân Pháp đã yểm trợ trên không cho quân đội của ông Alassane Ouattara vào thời điểm quan trọng, khi tất cả sẵn sàng tấn công đòn quyết định vào căn cứ của quân đội chính phủ tại Abidjan.

Ý định thực của Pháp được thể hiện rõ trong cuộc điện đàm hôm 4/4/2011 giữa Tổng thống Nicolas Sarkozy và người đứng đầu phe đối lập Cote d’Ivoire, ông Ouattara.


Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

>> Ấn Độ nhập khẩu 'Cây đũa thần' của Israel



[BDV news] Công ty Rafael (Israel) chính thức xác nhận, họ đang sản xuất biến thể của Iron Dome, với tên gọi David's Sling cho quân đội Ấn Độ.

Phó chủ tịch của Rafael, Lova Drori cho biết: “Chúng tôi có nhiều sản phẩm mà Ấn Độ quan tâm, các cuộc đàm phán giữa hai bên đang diễn ra một cách tích cực, không chỉ về hệ thống phòng thủ tên lửa mà còn nhiều lĩnh vực khác”.

Hiện tại chưa rõ, trong sự hợp tác với Israel, Ấn Độ sẽ chỉ nhập khẩu vũ khí hay yêu cầu Israel chuyển giao công nghệ tên lửa. Theo một số nguồn tin, Ấn Độ có thể nhập khẩu cả hệ thống Iron Dome chứ không chỉ David's Sling.



Hệ thống phòng thủ tên lửa David's Ling (Cây đũa thần) là biến thể của Iron Dome (Vòm sắt) với tầm bắn được nâng cao hơn.

Hệ thống Iron Dome (Vòm sắt) và biến thể của nó David's Sling (mệnh danh là “Cây đũa thần”), là một phần quan trọng của hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều tầng của Israel, cùng với hệ thống đánh chặn tầm xa Arrow-3, tạo nên hệ thống phòng thủ tên lửa tầng tầng, lớp lớp bảo vệ không phận quốc gia Do Thái.

Theo kế hoạch hệ thống Iron Dome đầu tiên sẽ được chuyển giao cho lực lượng phòng thủ tên lửa của Israel vào đầu năm 2011.

Một khẩu đội Iron Dome, gồm 3 xe phóng, với 20 tên lửa mỗi xe, xe đài tìm kiếm mục tiêu, có khả năng kiểm soát bầu trời bao phủ trên diện tích lên đến 150km2. Tên lửa Tamir của hệ thống có đầu dò cảm biến quang-điện tử, có khả năng đánh chặn các loại tên lửa và đạn pháo 155mm từ khoảng cách 4-70km.

Trong khi đó biến thể David's Sling được thiết kế để đánh chặn các mục tiêu tên lửa đạn đạo từ tầm trung đến xa. Hệ thống có khả năng đánh chặn các tên lửa ở cự ly từ 40-300km. Tên lửa Stunner của hệ thống được trang bị hệ dẫn đường kết hợp giữa radar chủ động và cảm biến quang-điện tử.

Hệ thống David's Sling được hợp tác phát triển cùng với công ty Raytheon của Mỹ.

Trong thời gian qua Ấn Độ và Israel đã có sự hợp tác quân sự chặt chẽ hơn, đặc biệt là các dự án hợp tác liên quan đến hệ thống tên lửa. Với sự có mặt của 2 hệ thống phòng thủ tên lửa này, Ấn Độ có thể yên tâm về quá trình "thay máu" lực lượng phòng không của mình.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang