Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Máy bay F-35

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay F-35. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay F-35. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

>> Công nghệ tàng hình của Trung - Nga thua xa Mỹ ?

"Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm là chiếc vé vào cửa. F-35B trang bị cho Lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ duy trì tái cân bằng khu vực Thái Bình Dương".

>> Sức mạnh thật của F-35
>> Siêu phẩm F-35 có dễ dàng bị phát hiện


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35A Mỹ

Trang mạng “U.S News & World Report” ngày 3/5 có bài viết cho rằng, quan chức Lầu Năm Góc quân Mỹ tiết lộ, Trung Quốc và Nga sẽ sở hữu vũ khí có thể sánh ngang với máy bay chiến đấu tàng hình mới nhất của Mỹ.

Theo bài viết, quan chức Lầu Năm Góc cho rằng, “những nước quan tâm” của Mỹ như Trung Quốc và Nga sắp sở hữu vũ khí sánh ngang với máy bay chiến đấu tàng hình mới nhất của Mỹ. Nhưng, chuyên gia lĩnh vực này bày tỏ nghi ngờ về chương trình nghiên cứu phát triển tiêu tốn hàng trăm triệu USD của Chính phủ Mỹ.

Đại tá Kevin Kirya, người phụ trách cơ quan mua sắm vũ khí hàng không của Lính thủy đánh bộ Mỹ cho rằng, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm như F-35 Lightning II rất quan trọng đối với việc duy trì khả năng răn đe của Mỹ ở nước ngoài trong 10 năm tới. Ông nói: “Chúng tôi không thể coi thường những tiến bộ công nghệ của các nước quan tâm chính của chúng tôi”.

Kirya cho rằng: “Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm là chiếc vé vào cửa”, “nếu làm không tốt như họ hoặc tốt hơn họ thì không thể không thể duy trì ưu thế”. Bên ngoài phổ biến cho rằng, chương trình máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 là chương trình vũ khí đắt đỏ nhất trong lịch sử quân sự. Máy bay chiến đấu F-35 phiên bản Lính thủy đánh bộ mỗi chiếc khoảng 240 triệu USD, trong khi đó tổng chi phí của chương trình nghiên cứu phát triển dự kiến trên 1.000 tỷ USD.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35B sử dụng cho Thủy quân lục chiến Mỹ (tàu sân bay, tàu tấn công đổ bộ)


Máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35B sử dụng cho Thủy quân lục chiến Mỹ (tàu sân bay, tàu tấn công đổ bộ)
Theo báo Mỹ, Kirya cảm thấy vui mừng về việc F-35 trang bị cho Lính thủy đánh bộ, cho rằng điều này sẽ “duy trì tái cân bằng khu vực Thái Bình Dương”. Ông chỉ ra, Trung Quốc, Nga và Ấn Độ cũng đều đang gia tăng nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. “Chúng tôi đã tiến cùng thời đại, cũng luôn tìm cách duy trì vị thế dẫn trước, không để mình rơi vào đường cùng, cũng chuẩn bị cho các cuộc chiến tiếp theo”.

Nhưng, bài viết đồng thời chỉ ra, một chuyên gia vấn đề an ninh châu Á cho rằng, đối tượng của những lo ngại này có thể chỉ là “hổ giấy”. Tom Snitch từng làm cố vấn cấp cao của Cơ quan kiểm soát và giải trừ quân bị Mỹ (U.S. Arms Control and Disarmament Agency, ACDA), trong 20 năm qua chủ yếu nghiên cứu sức mạnh quân sự của Nga và Trung Quốc như máy bay chiến đấu MiG.

Ông cho rằng: “Tôi rất khó tin rằng, Trung Quốc phải chi 1 tỷ USD để chế tạo 1 máy bay có tính năng tương tự vũ khí của những người khác”, “công nghệ của Trung Quốc và Nga trên phương diện này phải lạc hậu mấy chục năm so với chúng tôi”.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, nghiên cứu phát triển một loại vũ khí và tuyên bố nó là “khắc tinh” đối với vũ khí tương ứng của đối phương, cách làm này thực sự cần thiết. Ngay từ hơn 20 năm trước, chính quyền Reagan đã ra sức tuyên truyền chương trình “Star Wars” rất tiên tiến, được cho là có thể bảo vệ Mỹ tránh được mối đe dọa của tên lửa đạn đạo hạt nhân.

Tom Snitch nói: “Điều này giống như nói ‘Này, nghe đi, các anh thậm chí đừng có nghĩ. Bởi vì, cho dù các anh thực sự tiến hành nghiên cứu chế tạo, đợi đến khi chế tạo được, chúng tôi đã có vũ khí tiên tiến hơn anh’. Quan điểm này không phải vô ích, nhưng 1 tỷ USD 1 chiếc (máy bay chiến đấu F-35), chúng tôi không có giải pháp rẻ hơn ư?”.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35C phiên bản Lính thủy đánh bộ, giúp quân Mỹ duy trì tái cân bằng Thái Bình Dương


(Nguồn: Giáo Dục Quốc Phòng - Báo Giáo Dục Việt Nam)

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

>> Sức mạnh thật của F-35

Hội tụ tất cả các nhiệm vụ nhưng F-35 chỉ có thể phát huy tối đa sức mạnh khi nó hoạt động chiến đấu trong đội hình biên đội.

>> Siêu phẩm F-35 có dễ dàng bị phát hiện



http://nghiadx.blogspot.com
Tất cả các hệ thống cảm biến hội tụ cùng nhau và chia sẽ cho các máy bay khác là sức mạnh lớn nhất của F-35.


Diễn đàn của Thủy quân lục chiến Mỹ đã có buổi phỏng vấn đối với Đại tá Arthur Tomassetti, phi công thử nghiệm hàng đầu chương trình phát triển tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35 về cảm nhận của ông đối với quá trình phát triển của F-35 và những khả năng ứng dụng của nó trong tương lai.

Đại tá Tomassetti đã tham gia vào chương trình phát triển JSF F-35 với tư cách là phi công thử nghiệm ngay từ khi khái niệm JSF mới được hình thành. Ông sống, làm việc cùng các kỹ sư, chuyên gia của dự án. Những cảm nhận của ông là cơ sở quan trọng để các nhà phát triển hoàn thiện chương trình, sự hài lòng của phi công chính là thước đo cho năng lực của bất kỳ chiến đấu cơ nào.

Sau đây là nội dung bài phỏng vấn:

Phóng viên: - Những điểm nào theo ông cần phải cải thiện đối với một tiêm kích STOVL (máy bay cất cánh đường băng ngắn, hạ cánh thẳng đứng)?

Đại tá Tomassetti: - Bạn phải cảm thấy thoải mái với một chiếc máy bay cho dù bạn đang bay trong các phi vụ thường xuyên hoặc trong đội hình chiến đấu. Bạn cần phải tìm hiểu những gì bạn muốn làm và những gì bạn có thể làm đối với mỗi chiếc máy bay.

-Suy nghĩ của ông là gì khi ông được mời với tư cách là phi công thử nghiệm chính, một phần của sự phát triển F-35 ngay khi nó còn là nguyên mẫu X-32, X-35?

- Khi một ai đó trở thành phi công thử nghiệm, tôi nghĩ rằng trong tâm trí của họ đang suy nghĩ muốn là người đầu tiên bay một loại máy bay mới và làm một điều gì đó mới mẻ hơn. Tôi đã ở ngưỡng cửa của một điều mới mẻ mang tên X-35 và F-35.

- Ông có nhiều ảnh hưởng đối với sự phát triển của F-35?

- Các kỹ sư sẽ xem xét các cảm nhận của phi công để quyết định quá trình phát triển, điều đó rất thú vị vì chúng tôi có nhiều ảnh hưởng vào thiết kế của những máy bay cụ thể.

-Sức mạnh lớn nhất của F-35 là gì?

- Sức mạnh lớn nhất của F-35 không phải là ở một máy bay mà ở những gì nó có thể làm. Sức mạnh lớn nhất của F-35 là ở biên đội bay, ở nơi những gì các phi công có thể làm cùng nhau.

Có một sự kết hợp của tất cả các hệ thống cảm biến và tất cả thông tin chúng thu thập được tụ lên màn hình trên bảng điều khiển. Bạn có thể chuyển thông tin đó cho những chiếc F-35 bay trong biên đội.

- Làm thế nào để F-35 có thể thay thế hiệu quả cho Harrier, Hornet và Prowler?

- Lúc trước chúng tôi sử dụng F/A-18 cho nhiệm vụ không chiến, Harrier cho nhiệm vụ tấn công ném bom, EA-6B cho nhiệm vụ hỗ trợ tác chiến điện tử. Bây giờ chúng đã có F-35 để làm tất cả nhiệm vụ trên. Nhờ vậy, số lượng máy bay cho một chiến dịch có thể ít hơn.

- Vai trò hỗ trợ của F-35 trong những cuộc chiến cùng với các nước đồng minh là gì?

- Điều gì sẽ xảy ra khi tất cả chúng ta đều có F-35. Bây giờ chúng ta đều có thể chia sẽ thông tin, trong điều kiện chiến tranh liên minh, máy bay này làm tăng khả năng nhận thức tình huống ở mức độ cao hơn bất cứ những gì chúng ta có hôm nay.

- Làm thế nào để F-35 có thể tương thích với sự thay đổi công nghệ và môi trường chiến tranh trong nhiều năm?

- F-35 được phát triển để phục vụ từ 40-50 năm. Do đó một số ý tưởng đi trước thời đại đã được đưa vào trong thiết kế của máy bay để tương thích với sự thay đổi của công nghệ trên thế giới.

Chúng tôi phát triển máy bay để nó có thể kết hợp với một số những thay đổi về công nghệ trong tương lai gần. F-35 là một máy bay có phần mềm đặc biệt và dễ nâng cấp ngoại trừ phần cứng. Mọi thứ trên máy bay đã được xây dựng với thiết kế kiểu module, nếu một module nào đó không hoạt động bạn chỉ việc tháo nó ra mang đến nhà máy và nhận một module khác để thay thế.

(Nguồn :: BDV )

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

>> Bước tiến mới của J-20 Trung Quốc

Bước tiến dồn dập của chương trình phát triển J-20 cùng với sự chậm chạp của chương trình F-35 khiến Mỹ lo ngại, chiến đấu cơ Trung Quốc sẽ làm chủ bầu trời châu Á - Thái Bình Dương.


http://nghiadx.blogspot.com
Liệu còn một mẫu J-20 thứ ba?

Dựa trên các yếu tố về ánh sáng, phản quan của một bức ảnh thì dường như có một chiếc J-20 mang số hiệu 2003.

Các cơ quan truyền thông phương Tây trước đây cho rằng J-20 chỉ là một mẫu thử nghiệm kĩ thuật, Trung Quốc còn phải rất lâu nữa mới có thể chế tạo máy bay tiêm kích thế hệ năm. Tuy nhiên nếu mẫu thử thứ ba có thật thì có thể nhận định trên là sai lầm.

J-20 là một hạng mục quan trọng trong “Đề án 718”, như vậy có thể dự đoán rằng trong tương lai, không chỉ có ba mà sẽ là càng ngày càng nhiều J-20 xuất hiện.

Một số nguồn tin đồn đoán trên mạng Trung Quốc rằng, mẫu J-20 thứ ba có thể là bản thử nghiệm điện tử và vũ khí, gồm hệ thống chỉ huy điều khiển tác chiến do chính Trung Quốc sản xuất với trung tâm là radar mảng pha quét điện tử chủ động cùng loại với radar của F-35.

Tốc độ phát triển máy bay thế hệ năm của Trung Quốc đã vượt xa dự đoán của các chuyên gia phương Tây?

Việc phát triển J-20 song song với hai loại máy bay khác chính là bản thu nhỏ cho thấy sự phát triển của công nghiệp hàng không Trung Quốc. Họ cùng với Nga và Mỹ đang cùng nhau phát triển máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm.

F-35 cảm nhận hơi thở của J-20?

Một bên là J-20 đang được tăng cường việc thử nghiệm, bên kia là Mỹ với các rắc rối vận hành của F-22 và hàng loạt những vấn đề tranh cãi về dự án F-35. Ngoài ra, công nhân ở Lockheed Martin đang đình công và không biết bao giờ mới kết thúc cũng ảnh hưởng tới tiến độ của dự án.

Theo truyền thông Trung Quốc, có thể Mỹ đã bắt đầu cảm thấy có áp lực vì có người đuổi sát theo sau.

Đối với vấn đề phát triển máy bay tàng hình thế hệ mới của Trung Quốc, một số nguồn tin từ lực lượng tình báo Hải quân Mỹ tiết lộ, Trung Quốc đang tích cực phát triển các kĩ thuật tối tân cho dòng tiêm kích đời mới (bao gồm radar, động cơ, vũ khí)

Theo tiết lộ này, thiết kế của J-20 là nhằm vào hai đối thử trực tiếp là F-22 và F-35. Dựa và hình ảnh các mẫu thử nghiệm, đã có một số ý kiến so sánh về khả năng chiến đấu của J-20 với các tiêm kích thế hệ năm của Mỹ.

Hình dáng bên ngoài của J-20 có tỉ lệ bề mặt thấp, các giá treo vũ khí và bình dầu phụ cũng hoàn toàn không có, giống hệt nguyên lí tàng hình mà F-22 và F-35 đang sử dụng.

Matthew Buckley – phi công của Hải quân Mỹ nói rằng: “Chúng ta có thể thấy J-20 sử dụng những thiết kế phục vụ cho việc tàng hình, để so sánh, có thể hình dung rằng F-15 và F-18, hai máy bay tiêm kích phổ biến trong Quân đội Mỹ đứng trước radar sẽ giống như một cỗ xe ngựa 18 bánh” .

Chuyên gia Richard Fisher của trung tâm bình luận chiến lược quốc tế Mỹ phỏng đoán, động cơ nội địa mà Trung Quốc trang bị cho J-20 trong tương lai có thể có lực đẩy từ 15-18 tấn, nghĩa là vượt qua động cơ của F-22 và F-35.

“Dựa trên những thông tin mà chúng tôi có được, về mặt này J-20 có ưu thế hơn F-22, thậm chí có thể đoán định là mạnh hơn hẳn F-35," ông Fisher nói.

Tuy nhiên theo các đánh giá khác, khả năng siêu hành trình của J-20 có thể không tốt bằng F-22, nhưng J-20 được đoán là mang nhiều vũ khí hơn.

Vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề

Với những dự đoán lạc quan như trên, nhưng Trung Quốc vẫn còn rất nhiều việc phải đối phó:

- Thứ nhất, về công nghệ radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) mà nói, khoảng cách giữa Mỹ và Trung Quốc là rất xa.

Radar của F-35 có khoảng hơn 1.000 phần tử thu phát, con số này ở radar AESA của F-22 là hơn 1500. Vì thế, có thể nói nếu muốn chiếm ưu thế trên không trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong tương lai, Trung Quốc phải có được một radar AESA với ít nhất là 1000 phần tử thu phát.

- Thứ hai, ngay cả khi các nước khác vẫn chưa có được tiêm kích thế hệ năm, người Mỹ đã loại bỏ F-117 ra khỏi biên chế của mình. Hay nói cách khác, khả năng tàng hình của tiêm kích thế hệ năm của Mỹ đã vượt rất xa các quốc gia khác. Điều này hoàn toàn ngược lại với việc truyền thông Trung Quốc tung hô rằng nước này sẽ đuổi kịp khoảng cách công nghệ với Mỹ trong thời gian ngắn.

- Thứ ba, tiêm kích thế hệ năm của Mỹ từ khi thử nghiệm đến khi đưa vào sản xuất hàng loạt gặp phải rất nhiều thách thức, hơn nữa, hệ thống hàng không điện tử của tiêm kích Trung Quốc lạc hậu rất xa so với Mỹ.

Việc thiết kế một loại máy bay tiêm kích thế hệ mới đòi hỏi một quy trình làm việc cực kì phức tạp và to lớn, có những vấn đề không thể nào giải quyết trong một sớm một chiều được.

Theo các mạng quân sự của Trung Quốc, trong tương lai, việc trở thành thủ lĩnh trên bầu trời châu Á - Thái Bình Dương của J-20 nhiều khả năng có thể trở thành hiện thực, vì hiện nay trong khu vực chỉ có Nhật Bản đang sản xuất tiêm kích thế hệ năm ATD-X cho riêng mình.

Tuy nhiên, ATD-X mặc dù có hình dáng bên ngoài tương đối giống F-22 nhưng nếu xem xét kĩ lưỡng, có thể nhận thấy do những hạn chế về hình dạng nên số lượng vũ khí mang theo bị hạn chế rất nhiều, ngoài ra vấn đề khí thải động cơ cũng chưa được giải quyết triệt để, xét về khả năng tác chiến đường không, khả năng tàng hình… đều không thể so sánh được với J-20.

Vì thế, Nhật Bản đang muốn mua F-35 từ Mỹ, ngoài ra, còn có Hàn Quốc, Austraulia, Singapore cũng muốn loại máy bay này, một vòng kim cô tiêm kích thế hệ năm đang siết chặt Trung Quốc, chúng ta cùng chờ xem liệu J-20 có phá vỡ được thế kiềm tỏa này hay không?

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

>> Siêu phẩm F-35 có dễ dàng bị phát hiện


“T-50 của Nga có thể dễ dàng đánh bại F-35 của Mỹ, radar kiểu mới của Nga và Trung quốc có thể dễ dàng phát hiện F-35 của Mỹ”.





http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc máy bay F-35 đầu tiên và cũng lần đầu tiên trưng bày công khai tại Fort Worth, bang Texas, Mỹ.


Theo tờ “The Australian”, cơ quan quốc phòng độc lập Australia “Không quân” gần đây cho biết, Không quân Australia trông đợi quá nhiều vào tính năng tàng hình của máy bay chiến đấu F-35, hơn nữa khả năng chiến đấu của loại máy bay chiến đấu này cũng đã bị thổi phồng.

Người sáng lập “Không quân” Peter Kwan nhấn mạnh, trong chiến đấu trên không (không chiến), máy bay chiến đấu tàng hình T-50 của Nga có thể dễ dàng đánh bại máy bay chiến đấu F-35.

Ông còn cho rằng, radar kiểu mới của Nga và Trung Quốc có thể dễ dàng phát hiện được máy bay chiến đấu F-35. Khi nói đến động cơ của máy bay F-35, Peter Kwan cho biết: “Tải trọng hiệu quả của loại máy bay này (F-35) mà chúng tôi muốn mua chỉ là 900 kg”.

Được biết, Australia muốn mua 100 máy bay chiến đấu F-35A (phiên bản cất/hạ cánh trên mặt đất), đồng thời đã có kế hoạch ký hợp đồng mua lô 14 chiếc đầu tiên vào năm 2012.

http://nghiadx.blogspot.com
Radar cảnh báo sớm quân sự cỡ lớn của Trung Quốc


Căn cứ vào kế hoạch hiện nay, Quân đội Australia hy vọng nhận được lô 2 máy bay đầu tiên vào năm 2014 (trước hết sẽ để ở Mỹ dùng cho huấn luyện phi công), năm 2017 hoàn thành bàn giao lô 14 máy bay đầu tiên.

Tình hình hiện nay cho thấy, mặc dù nội bộ Australia luôn tồn tại sự hoài nghi, nhưng kế hoạch mua máy bay chiến đấu F-35 của Quân đội Australia sẽ không có sự thay đổi căn bản.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith gần đây cho biết, Quân đội Australia có thể điều chỉnh thời gian biểu mua máy bay chiến đấu F-35.

http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc đã có mấy chục năm kinh nghiệm phát triển radar mảng. Trong hình là radar kiểu cơ động của Trung Quốc


http://nghiadx.blogspot.com
Radar phát hiện tầm xa JYL-1 của Trung Quốc

http://nghiadx.blogspot.com
Radar JLG-43D của Công ty TNHH Công trình Hệ thống Điện tử Cẩm Giang-Thành Đô-Trung Quốc


http://nghiadx.blogspot.com
Radar theo dõi tầm xa JLP-440 của Công ty TNHH Công trình Hệ thống Điện tử Cẩm Giang-Thành Đô-Trung Quốc


http://nghiadx.blogspot.com
Radar Vera của Séc có thể phát hiện máy bay chiến đấu tàng hình


Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

>> Hải quân Mỹ sẽ thay thế toàn bộ F-35 bằng các UAV



Do những tính năng đặc biệt và độ an toàn cao của nó, các máy bay không người lái sẽ được Hải quân Mỹ dần thay thế toàn bộ các chiến đấu cơ thế hệ F


Sáu tháng sau khi Hải quân Mỹ tiến hành thử nghiệm chuyến bay đầu tiên của UAV (chiến đấu cơ không người lái), lãnh đạo của lực lượng này đã lệnh cho các đơn vị xem xét khả năng giảm các đơn đặt hàng F-35B và F-35C mới để dùng số tiền đó mua dòng X-47B mới và các chiến đấu cơ rô-bốt tương tự.


http://nghiadx.blogspot.com
Khi được trang bị cho tàu sân bay, những chiếc X-47B này sẽ rất thích hợp cho các nhiệm vụ như trinh sát và ném bom trong vùng chiến sự


Quyết định này có lẽ đã nhận được sự hậu thuẫn của DARPA (Vụ tổ chức nghiên cứu quốc phòng Mỹ), khi đầu năm nay cơ quan này đã cho triển khai các chiến đấu cơ rô-bốt hỗ trợ mặt đất. Chương trình này được tiến hành theo hai xu hướng.

Một là, DARPA sẽ biến F-16, F-18 và A-10 thành những chiến đấu cơ hỗ trợ mặt đất không người lái, để xem nó có hoạt động được như các dòng không người lái thông thường hay không. Hai là, DARPA sẽ nghiên cứu cải tiến tính năng của dòng MQ-9 Reaper hiện tại.

DARPA dự kiến thực hiện việc này trong vòng 2 năm. Hiện tại Hải quân đang có kế hoạch mua 680 chiếc F-35B và F-35C với giá trung bình khoảng 100 triệu USD. Một hệ thống chiến đấu cơ không người lái có giá chỉ bằng một nửa con số trên, nhưng lại có những tính năng tương tự.

Trong những năm gần đây, hải quân đã gấp rút chế tạo các chiến đấu cơ không người lái X-47B để trang bị cho tàu sân bay và vào các mục đích chiến đấu. Trong vòng 5 năm, hải quân có kế hoạch sẽ đưa X-47B trở thành dòng chiến đấu cơ tác chiến phù hợp trên tàu sân bay, và phục vụ chiến đấu (bao gồm cả sứ mệnh trinh sát và giám sát).

Mục tiêu tiếp theo là những chiến đấu cơ không người lái này sẽ được đưa vào sử dụng cho các sứ mệnh tấn công mặt đất, điều mà những chiếc Predator đã làm trong suốt thập kỷ qua. Những chiếc UAV Reaper lớn hơn sẽ được thiết kế để mở rộng khả năng tấn công mặt đất, và nó sẽ nhanh chóng được sản xuất để thay thế cho dòng F-16 và các máy bay ném bom khác trong vùng chiến sự.

X-47B nặng như một chiếc F18, hai khoang chứa bom của nó có thể mang theo 2 tấn bom thông minh. Một khi được trang bị cho tàu sân bay, X-47B sẽ được sử dụng chủ yếu cho các nhiệm vụ ném bom. Hải quân đã rất ấn tượng với những thành công của Predator và Reaper. Nhưng Reaper chỉ nặng có 4,7 tấn, trong khi X-47B nặng hơn nhiều, tới 15 tấn, sử dụng động cơ F100-P220, hiện đang được trang bị cho F-16 và F-15.


http://nghiadx.blogspot.com
Chi phí cho một chiếc X-47B chỉ bằng một nửa so với một chiếc F-35 như thế này, lại an toàn và hiệu quả hơn nhiều


Hải quân Mỹ mới tung X-47B ra chỉ một năm trước, đây là thế hệ máy bay không người lái UAV đầu tiên của nước này. Đây là một phần trong hợp đồng kéo dài 6 năm (trị giá 636 triệu USD) nhằm thiết kế và thử nghiệm 2 chiếc X-47B.

Với nhiện liệu mang theo, X-47B có thể bay được 2.700 km và quay trở lại tàu sân bay. Điều này giúp mở rộng khả năng trinh sát của các tàu sân bay.
Không quân Mỹ cũng có kế hoạch tương tự khi đang phát triển dòng máy bay không người lái X-45. Hải quân và không quân luôn có cách tiếp cận khác nhau đối với việc sử dụng rộng rãi UAV. Trong khi không quân thận trọng với việc sử dụng dòng máy bay này thì hải quân lại rất nôn nóng sử dụng chúng để trang bị trên các tàu sân bay.

Lý do rất đơn giản, vì việc cất hạ cánh trên tàu sân bay rất nguy hiểm, và để đào tạo được một phi công đủ tiêu chuẩn điều khiển chiến đấu cơ trên tàu sân bay rất khó khăn và tốn kém. Bộ Quốc phòng Mỹ rất ủng hộ dự án này của Hải quân và cũng đang hối thúc Không quân triển khai để bắt kịp với hải quân.

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

>> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 2)


Là tiêm kích thế hệ 5 thứ hai trên thế giới, F-35 Lightning II vừa đem lại hy vọng, vừa tiềm ẩn nguy cơ đe dọa chương trình vũ khí tốn kém nhất lịch sử nước Mỹ. 

>>Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 1)
 >> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 3)
>> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 4)
>> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 4)


Kỳ 2: Tia chớp F-35, thành bại khó lường

Năm 1996, Mỹ chính thức khởi động chương trình Máy bay tiêm kích liên quân JSF (Joint Strike Fighter), và năm 2001, mẫu X-35 của Lockheed Martin được chọn. Ngoài Mỹ, tham gia chương trình còn có 8 đối tác: Anh, Italia, Hà Lan, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia, Nauy và Đan Mạch với mức đóng góp 4,375 tỷ USD.

Tham vọng 3 trong 1

Mục đích đặt ra là chế tạo một loại máy bay biên chế cho cả Không quân (USAF), Thủy quân Lục chiến (USMC) và Hải quân (USN) với 3 biến thể có mức chuẩn hóa 70-90%, có hình dáng, kích thước giống nhau, sử dụng một động cơ cơ bản. Nhưng bên trong là 3 loại máy bay rất khác nhau và đơn giá ban đầu được xác định là 45-50 triệu USD.

Ba biến thể đó là F-35A cất/hạ cánh thông thường (CTOL) dành cho USAF, thay thế A-10 và F-16. F-35B cất cánh đường băng ngắn/hạ cánh thẳng đứng (STOVL) dành cho USMC, thay thế AV-8B và F/A-18C/D và F-35C (CV) dành cho USN, triển khai trên tàu sân bay. F-35 Lightning II được kỳ vọng sẽ là nền tảng sức mạnh trên không của Mỹ và đồng minh trong thế kỷ XXI.




http://nghiadx.blogspot.com
Tia chớp F-35 mang tham vọng “3 trong 1”.

F-35 được thiết kế để đảm nhiệm vai trò vừa là tiêm kích tàng hình vừa là máy bay tiến công, lại vừa rẻ và thích hợp với các điều kiện khai thác khác nhau. F-35 ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến nhất, chưa từng được ứng dụng.

Nó có kết cấu hiện đại, có khả năng mở rộng và hiện đại hóa, buồng lái tiện nghi tuyệt vời. Radar nhỏ nhưng hiện đại và hệ thống điều khiển vũ khí siêu việt. Động cơ F135-PW-100/400/600 có buồng tăng lực của Pratt&Whitney là động cơ tiêm kích có lực đẩy mạnh nhất hiện nay.

“Mắt thần” DAS

Một trong những điểm mới nổi bật nhất của F-35 là hệ thống phát hiện quang-điện tử khẩu độ phân tán “Mắt Thần” DAS cho phép quan sát tổng thể trong phạm vi 360 độ, sử dụng các sensor quang học phát hiện, bám mục tiêu hoàn toàn thụ động và hiển thị bức tranh tình huống trên màn hình số trên mũ bay phi công.

Trong thử nghiệm, nó có thể phát hiện tên lửa bay ở cự ly 1.200 km! DAS còn cho phép phi công với sự trợ giúp của màn hình trên mũ bay nhìn “xuyên” vỏ máy bay, theo dõi đầy đủ toàn bộ tình huống chiến thuật, kể cả những gì diễn ra phía sau hay bên dưới máy bay tiêm kích. Mũ bay cũng được tích hợp hệ thống dẫn vũ khí theo góc nhìn.


http://nghiadx.blogspot.com
Mũ bay của phi công F-35.


F-35 còn được trang bị hệ thống ngắm bắn quang-điện tử (EOTS) gắn ở dưới mũi máy bay với các camera hồng ngoại CCD-TV mọi hướng, độ phân giải cao để quan sát và chỉ thị mục tiêu. EOTS cho phép phát hiện, bắt bám mục tiêu mặt đất, mặt nước và trên không. Các camera hoạt động hoàn toàn thụ động, có thể phát hiện, bám mục tiêu tự động, ở tầm xa và báo động khi máy bay bị chiếu xạ laser. EOTS bảo đảm bí mật thực hiện nhiều nhiệm vụ: phòng thủ tên lửa, trinh sát, yểm trợ trong xung đột phi quy ước...

F-35 được trang bị 1 pháo 4 nòng 25 mm GAU-22/A, khoang vũ khí trong máy bay chứa được 2 bom cỡ 910 kg, hoặc 2 bom cỡ 450 kg và 2 tên lửa không đối không trong. Tùy nhiệm vụ, F-35 có thể được trang bị các tên lửa không đối không AMRAAM, ASRAAM, Meteor, các loại bom JDAM, JSOW, SDB, WCMD, tên lửa chống tăng Brimstone, tên lửa hành trình chống hạm JSM ở bên trong máy bay; các tên lửa hành trình Storm Shadow, JASSM, các tên lửa không đối không ASRAAM, Sidewinder ở các mấu treo bên ngoài. Trong tương lai, F-35 còn có thể mang vũ khí laser chống tên lửa HELLADS hoặc dùng làm máy bay gây nhiễu điện tử thay cho EA-6B.

Khen ít, chê nhiều

Ở các biến thể F-35 liên tục phát hiện ra những khiếm khuyết lớn nhỏ khác nhau. Tháng 1/2011, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố các khiếm khuyết phát hiện được ở F-35 như: khả năng điều khiển kém, thiết bị avionics làm việc không ổn định, trục trặc với buồng tăng lực, màn hình hiển thị thông tin trên mũ bay, phần mềm, hệ thống cấp khí trơ OBIGGS, hệ thống ghế thoát hiểm…

Tháng 3/2011, F-35 bị đình chỉ bay do mẫu chế thử AF-4 bị hỏng 2 máy phát điện khi bay thử. Ngày 2/8/2011, USAF lại đình chỉ bay đối với toàn bộ 20 F-35 do hỏng hóc của hệ thống cấp điện IPP cũng trên mẫu AF-4. Bộ Quốc phòng Mỹ đã buộc phải kéo dài thời gian phát triển F-35A, F-35C từ giữa năm 2015 sang tháng 4/2016.

Về khả năng chiến đấu, F-35 không mạnh cả khi làm nhiệm vụ tiêm kích và nhiệm vụ tấn công. Khi làm nhiệm vụ tiêm kích, F-35 sẽ mất ưu thế chủ yếu là tàng hình. Khi làm nhiệm vụ tiến công ở chế độ tàng hình, F-35 mang được quá ít vũ khí (1-2 tấn). Được gọi là tiêm kích hạng nhẹ (dưới 11 tấn), nhưng trọng lượng rỗng của F-35 đã là 13,3-15,8 tấn, còn trọng lượng đầy đủ là 27,3-31,8 tấn, tức là còn nặng hơn cả các tiêm kích hạng nặng F-15C hay Su-27.

Do đó, tuy động cơ F135 rất khỏe, F-35 không có khả năng bay hành trình siêu âm và cơ động kém. Với tốc độ tối đa chỉ gần 1.750 km/g khi bay ở độ cao lớn, F-35 thua kém tất cả các tiêm kích, kể cả những loại lạc hậu. Nó cũng thua kém tất cả các tiêm kích hiện đại cả về tốc độ leo cao, chẳng hạn thua MiG-29 1,5 lần về thông số này.

Nhiệm vụ phát triển một máy bay theo kiểu “3 trong 1” là cực kỳ phức tạp về kỹ thuật và tốn kém về tài chính. Vì thế, chương trình F-35 liên tục trễ tiến độ, chi phí liên tục bị đội lên, khiến chiếc tiêm kích “giá rẻ” này trở thành một “máy bay bằng vàng” gần như F-22.

F-35 “giá rẻ” đã đắt hơn 3 lần so với dự tính ban đầu, lên tới 160 triệu USD/chiếc, thậm chí có thể tăng lên hơn 200 triệu USD. Chi phí khai thác F-35 cũng khiến Mỹ đau đầu. Chi phí khai thác 2.443 chiếc F-35 trong 30 năm sẽ là gần 1.000 tỷ USD, không tính 382 tỷ USD chi phí mua sắm. Chi phí 1 giờ bay của F-35 sẽ là 30.700 USD.

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

>> Hàn Quốc có thể mua công nghệ tàng hình của Mỹ



Công ty Lockheed Martin đã công bố ý đồ chuyển giao công nghệ tàng hình cho Hàn Quốc trong khuôn khổ của việc sản xuất máy bay đa mục đích F-35.


http://nghiadx.blogspot.com


Korea Times trích lời phó chủ tịch phát triển kinh doanh của Lockheed Martin, Stephen O'Brien, "các nhà sản xuất Mỹ có thể trở thành đối tác của Hàn quốc trong chương trình KF-X và mua F-35 sẽ cho phép Hàn Quốc tiếp cận với công nghệ tàng hình và sản xuất máy bay thế hệ thứ 5".

Ông O'Brien khẳng định rằng chính phủ Mỹ đã thông qua việc cho phép lắp ráp công đoạn cuối máy bay F-35 tại Nhật Bản. Về phần mình, công ty Lockheed Martin cũng công bố ý định cho phép các công ty của Nhật Bản sản xuất các linh kiện của máy bay.

Trước kia, quyết định như vậy đã được thực hiện đối với Italy, khi Roma có kế hoạch mua 130 máy bay F-35. Điều này sẽ tạo ra dây chuyền lắp ráp công đoạn cuối trên đất Italy. Các nhà máy ở nước này sẽ lắp ráp F-35 cung cấp cho Không quân Italy và Không quân Hà Lan.

Trong chiến lược, hiện đại hoá quân đội và đặc biệt là lực lượng không quân, Hàn Quốc hiện đang thực hiện chương trình quốc gia để phát triển máy bay chiến đấu đa chức năng có khả năng tàng hình KF-X và có kế hoạch mua sắm 60 máy bay trong khuôn khổ chương trình FX-3.

Hàn Quốc là một đồng minh lâu năm của Mỹ trong khu vực và có tiềm năng công nghiệp quốc phòng mạnh. Với lý do đó, khả năng xây dựng dây chuyền lắp ráp công đoạn cuối máy bay F-35 trên đất Hàn quốc rất khả thi. Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ sẽ chính thức xem xét mức độ chuyển giao công nghệ chỉ sau khi Seoul đưa ra đề nghị trong khuôn khổ của chương trình FX-3.

Chương trình FX-3 của Hàn Quốc là để thay thế các máy bay đã lỗi thời F-4E và F-5E/F . Cơ quan mua sắm quốc phòng của Hàn Quốc (DAPA) công bố ý định mua máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ mới vào đầu năm sau và sẽ chọn một nhà cung cấp vào tháng 10/2012.

Theo ước tính của DAPA, chi phí dự án mua 60 máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 sẽ vào khoảng 8.290 tỷ won (7,86 tỷ USD). Dự kiến, danh tính hãng thắng thầu sẽ được công bố vào tháng năm 2012.

Danh sách các ứng cử viên gồm bốn công ty: Lockheed Martin với máy bay F-35 Lightning-2; Boeing với 15SE-F; Eurofighter với EF-2000. Ngoài ra, còn có còn có Su-T-50 của Sukhoi. Gần đây, Eurofighter thông báo, nếu thắng thầu, sẽ tổ chức lắp ráp EF-2000 tại Hàn Quốc.


Thứ Ba, 2 tháng 8, 2011

>> F-35B thử nghiệm thành công



Trong cuộc thử nghiệm gần đây nhất, Trung tá Fred Schenk đã cất cánh thành công chiếc máy bay F-35B từ đường băng ngắn, chỉ dài 411m.

F-35B là biến thể máy bay cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng trong dòng máy bay F-35 của Mỹ. Mỹ đang phát triển và hoàn thiện F-35 gồm 3 biến thể A, B, C cho không quân, hải quân và lính thủy đánh bộ.

Khi ở trên không, chiếc máy bay đã bay ngang qua các phóng viên và lãnh đạo lính thủy đánh bộ Mỹ... với tốc độ bay 60 hải lý/giờ. Trung tá Schenk đã đưa chiếc máy bay được chỉ định BF-1 bay tự do và hạ cánh theo chiều thẳng đứng.


Chiếc máy bay F-35B cất cánh và tiếp đất theo phương thẳng đứng chỉ trong phút chốc


Các phi công thử nghiệm tại các cở sở cho biết BF- 1 (tên chiếc F-35B được thử nghiệm) không phải là chiếc máy hoàn thiện, nhưng các rủi ro đều được hạn chế.

Màn trình diễn đã tạo ra được hết ấn tượng bởi vì nó được tiến hành vào một ngày hè ẩm ướt khi nhiệt độ lên tới gần 35 độ C. Trong điều kiện này, hơi nóng và ẩm làm giảm công suất của động cơ.

Trung tá hải quân Matt Kelly, phi công bay thử nghiệm một mẫu F-35B khác (có tên BF-3) sẽ tiếp tục tiến hành một cuộc thử nghiệm sau khi màn trình diễn bay của chiếc BF-1 đã rất thành công. Tư lệnh Lính thủy đánh bộ Mỹ, tướng Jim Amos tự mình nhắc lại rằng F-35B rất cần thiết với với quân chủng của mình. “Không có kế hoạch B, chúng tôi cần loại máy bay này”, ông nói với ý sẽ không có phương án thay thế F-35B.

Trung tướng Terry Robling, Phó Tư lệnh Không quân Mỹ cho biết sự cải tiến của F-35B trong chuyến bay thử nghiệm từ năm 2010 là "tuyệt vời". F-35B bắt kịp về các điểm thử nghiệm trước đó, và hiện tại dẫn đầu về lịch trình chuyến bay thử nghiệm năm 2011. Ông còn tiết lộ, vào tháng 9/2011, F-35B có thể được trang bị trên chiến hạm USS Wasp.

Cả ông Robling và Amos đều nhắc lại lập luận quân đội Mỹ cần một chiếc máy bay có thể bố trí mọi nơi. Mô hình của F-35B sẽ cho phép Hải quân và Lính thủy đánh bộ Mỹ tăng gấp đôi số máy bay có thể mang theo trong các chiến dịch viễn chinh.

[BDV news]


Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

>> Quốc hội Mỹ thúc đẩy bán F-35 cho Ấn Độ




Quốc hội Mỹ đề xuất khả năng cho Lockheed Martin trở lại đấu thầu cung cấp máy bay cho MMRCA của Ấn Độ băng "siêu phẩm" F-35.

MMRCA - Medium Multirole Combat Aircraft: Chương trình trang bị máy bay chiến đấu đa năng hạng trung

Đề xuất trên được Ủy ban thượng viện về các vấn đề vũ trang thuộc Quốc hội Mỹ đưa ra cùng với báo cáo các khoản chi dự tính của Bộ Quốc phòng Mỹ trong tài khóa 2012.

Với đề xuất này, chỉ cần Bộ Quốc phòng thông qua “mục đích và tính khả thi” của việc xuất khẩu F-35 cho Ấn Độ là F-35 sẽ có thể được mang đi tham gia đấu thầu chương trình MMRCA.



Máy bay F-35 chỉ cần qua "cửa" của Bộ Quốc phòng trước khi được phép tham gia dự án đấu thầu cung cấp máy bay cho Ấn Độ theo chương trình MMRCA.


Phát ngôn viên của Lockheed Martin đã xác nhận lại thông tin này nhưng cho biết thêm tất cả tiến trình trong việc mang F-35 đi đấu thầu và bán cho Ấn Độ sẽ được quyết định bởi chính phủ Hoa Kỳ chứ không phải công ty.

Bà cho biết thêm, chương trình JSF là chương trình của Chính phủ Hoa Kỳ, vì thế đích thân chính phủ sẽ quyết định chính sách bán F-35 cho quốc gia nào trên thế giới.

Công ty Lockheed Martin sẽ không có bất kỳ một vai trò nào trong việc đưa ra quyết định thị trường sẽ xuất khẩu F-35, tuy nhiên, công ty sẽ bán loại máy bay này cho bất kỳ quốc gia nào nếu Chính phủ Hoa Kỳ cho phép.

Trong tháng 4/2011, chiếc F-16IN của Lockheed Martin là 1 trong 4 loại máy bay đã bị loại khỏi cuộc đấu thầu cung cấp máy bay cho chương trình MMRCA cùng với F/A-18E/F của Boeing, MiG-35 của Nga và JAS-39 Gripen của Thụy Điển.

Hai loại máy bay được chấp nhận là Dassault Rafale và Eurofighter Typhoon của Châu Âu đã thắng thầu sẽ được ký hợp đồng cung cấp trong vài tháng tới. Do tiến độ của chương trình MMRCA, việc F-35 được cung cấp cho Ấn Độ nếu có sẽ không thể sớm hơn năm 2016.



Máy bay Sukhoi T-50 đẫ vượt qua F-35 trong cuộc đấu thầu cung cấp máy bay thế hệ thứ năm cho Ấn Độ theo chương trình FGFA.


Đây không phải lần đầu Washington xem xét đến khả năng bán F-35 cho Ấn Độ. Tháng 7/2007, Lockheed Martin đã gửi các thông số kỹ thuật của F-35 cho lực lượng không quân Ấn Độ (IAF) xem xét.

Cùng với động thái này, phó chủ tịch công ty đã cho biết F-35 có thể thỏa mãn mọi nhu cầu tương lai của chương trình phát triển máy bay thế hệ thứ 5 (FGFA) của Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ đã chọn hợp tác với Nga để phát triển chương trình FGFA.

Theo một hợp đồng được kỳ tháng 12/2010, Nga và Ấn Độ sẽ hợp tác để phát triển loại máy bay FGFA dựa theo phiên bản thử nghiệm Sukhoi T-50 của Nga với sự tham gia của các công ty Hindustan, Sukhoi và Rosoboronexport.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang