Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

>> Mục đích chuyến thăm Việt Nam của BT Quốc phòng Mỹ

Từ ngày 03 đến 05/06/2012, bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta công du Việt Nam. Sau đây là nhận định của giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, về chuyến đi này.



http://nghiadx.blogspot.com
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta


>> Bí mật thiết kế tàu sân bay Nga trong tương lai (Phần 1)

Năm 2003, Việt Nam và Hoa Kỳ đã đồng ý tiến hành trao đổi các chuyến viếng thăm ở cấp bộ trưởng Quốc phòng, ba năm một lần.

Năm 2003, bộ trưởng Quốc phòng, tướng Phạm Văn Trà đã thăm Washington. Năm 2006, bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld công du Hà Nội. Đến năm 2009, bộ trưởng Quốc phòng, tướng Phùng Quang Thanh thăm Washington.

Chuyến công du tới Hà Nội của bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta vào tháng Sáu, nằm trong hướng trao đổi các cuộc viếng thăm đã được thỏa thuận. Có thể giải thích thời điểm chuyến đi lần này của bộ trưởng Panetta là ông kết hợp với việc tham dự Đối thoại thường niên Shangri La, được tổ chức tại Singapore.

Chuyến đi Hà Nội hồi tháng 10 năm 2010 của cựu bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates không nằm trong thỏa thuận trao đổi các cuộc viếng thăm cấp bộ trưởng. Bộ trưởng Gates đã tới Hà Nội để dự lễ khai mạc Hội nghị bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng. (ASEAN Defense Ministers Meeting Plus).

>> 'VN nên kết thân với cường quốc bậc trung'

Hoa Kỳ và Việt Nam đã tiến hành đối thoại về quốc phòng trong 8 năm qua. Cùng với thời gian, cuộc đối thoại này đã mở rộng, với sự tham gia của các quan chức cao cấp.

Cuộc đối thoại quốc phòng Mỹ-Việt thường niên đầu tiên diễn ra vào năm 2004. Bốn năm sau, cuộc đối thoại này được nâng lên thành Đối thoại Chính trị, An ninh và Quốc phòng, với sự tham gia của các quan chức cao cấp trong lĩnh vực ngoại giao và quốc phòng hai nước.

Đến năm 2010, đối thoại quốc phòng Mỹ-Việt được nâng cấp khi cuộc Đối thoại về Chính sách Quốc phòng đầu tiên được tổ chức giữa các sĩ quan quân đội cao cấp của bộ Quốc phòng Việt Nam và của bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ở cấp thứ trưởng.

Hoa Kỳ tiến hành đối thoại chiến lược với Việt Nam như là một phần trong chính sách liên kết chính thức của Mỹ. Hoa Kỳ mong muốn thể chế hóa quan hệ hợp tác quốc phòng qua một số lĩnh vực và để cho Việt Nam làm quen với việc hợp tác với Mỹ. Nói một cách khác, biến đổi một mối quan hệ không nằm trong các thỏa thuận, thành các hoạt động thường xuyên và để cho nó trở thành một phần trong hợp tác lâu dài về quốc phòng. Ví dụ, Việt Nam chấp nhận thực hiện các sửa chữa nhỏ đối với các tàu phi tác chiến của hải quân Mỹ. Đa số các sửa chữa gần đây được tiến hành trong khu vực dân sự của vịnh Cam Ranh. Bộ trưởng Panetta dường như sẽ thúc giục Việt Nam nên linh hoạt hơn khi áp dụng thỏa thuận này.

Tháng 09/2011, tại cuộc Đối thoại về Chính sách Quốc phòng lần thứ hai, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ chính thức đầu tiên ( Memorandum of Understanding – MOU) về hợp tác quốc phòng. Biên bản này bao gồm 5 lĩnh vực ưu tiên : Thiết lập đối thoại cấp cao đều đặn giữa hai bộ Quốc phòng, an ninh hàng hải, tìm kiếm và cứu hộ, nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc và trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thảm họa thiên tai.

Chuyến công du của bộ trưởng Panetta sẽ có mục đích là thúc đẩy thỏa thuận để đạt được các bước tiến trong những lĩnh vực hợp tác này. Ngoài ra, bộ trưởng Panetta sẽ tìm kiếm một sự cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện Tuyên bố hợp tác sơ khởi về quân y, được ký kết hồi tháng 08/2011. Hoa Kỳ đề nghị đưa sang Việt Nam một đơn vị nghiên cứu y tế. Đây sẽ là một bước tiến lớn đối với Việt Nam bởi vì cho đến nay, Việt Nam vẫn chống lại sự hiện diện của các nhân viên mặc quân phục Mỹ, ngoài những người làm việc tại Phòng Tùy viên Quân sự.

Bộ trưởng Panetta cũng sẽ tìm cách thúc đẩy các thỏa thuận hợp tác về trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thảm họa thiên tai, chống khủng bố, chống buôn lậu ma túy, không phát triển vũ khí hạt nhân và an ninh hàng hải. Việt Nam sẵn sàng đóng góp đầu tiên vào việc giữ gìn hòa bình quốc tế trong khuôn khổ Liên Hiệp Quốc. Dường như bộ trưởng Panetta sẽ nêu vấn đề làm thế nào để Mỹ có thể tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong tiến trình này.

Gần đây, các Thượng nghị sĩ John McCain và Joe Liberman tiết lộ là trong chuyến viếng thăm của họ, phía Việt Nam đã trình bầy một « danh sách mong muốn » các thiết bị quân sự mà Việt Nam muốn được cung cấp. Các Thượng nghị sĩ đã nói rõ là vấn đề này sẽ không có tiến triển cho đến khi nào Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền. Không có những dấu hiệu cải thiện nào kể từ sau chuyến công du của các Thượng nghị sĩ Mỹ.

Nội bộ Việt Nam bị chia rẽ trong việc làm thế nào xử lý quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Vẫn có một nhóm các nhân vật nặng về ý thức hệ trong Đảng còn cho rằng Hoa Kỳ thúc đẩy âm mưu diễn biến hòa bình để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Các lo ngại về ý thức hệ này thỉnh thoảng lại xuất hiện thông qua những cảnh báo nhắm vào Cơ quan hoạt động vì hòa bình – Peace Corps và các trường đại học Mỹ, muốn hoạt động tại Việt Nam. Phe bảo thủ cho rằng Việt Nam có thể xử lý được các tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông mà không cần phải ngả theo Hoa Kỳ. Phe bảo thủ có thể nêu ra là quan hệ với Trung Quốc được cải thiện kể từ sau chuyến công du Bắc Kinh của tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, hồi tháng 10 năm ngoái. Cuộc viếng thăm của ông Trọng diễn ra sau khi Việt Nam đã cử hai đặc phái viên sang Trung Quốc hồi tháng Giêng và tháng Sáu. Đến tháng 10, Trung Quốc và Việt Nam đã đạt được thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển.

Các thành viên khác của đảng Cộng sản Việt Nam thì lại tiến hành chính sách chủ động hội nhập với thế giới, được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ 11 năm 2011. Chính sách này nhằm thúc đẩy Việt Nam có quan hệ đa dạng với tất cả các cường quốc lớn, trong đó có Hoa Kỳ. Hợp tác quốc phòng là một trong những khía cạnh của chính sách « chủ động hội nhập ». Cần ghi nhận là Việt Nam và Anh Quốc đạt được thỏa thuận về « quan hệ đối tác chiến lược ».

Bộ trưởng Panetta sẽ phải chú ý sao cho việc củng cố hợp tác quốc phòng giữa hai nước không bị các nhân vật bảo thủ trong đảng Cộng sản Việt Nam diễn giải như là một ý đồ lôi kéo Việt Nam vào trong chính sách ngăn cản, chống Trung Quốc. Việc này nói thì dễ hơn làm, cho dù Hoa Kỳ liên tục tuyên bố chính thức rằng họ muốn làm việc với Trung Quốc chứ không phải muốn kiềm chế.

Bộ trưởng Panetta cũng sẽ phải đối mặt với tình thế khó xử trong các vấn đề nhân quyền. Ông có thể giảm nhẹ vấn đề và đẩy sang bộ Ngoại giao Mỹ. Thế nhưng, bộ trưởng Panetta không thể không chú ý tới chính sách của Mỹ và các mối quan ngại ở Hoa Kỳ của các các công dân Mỹ và của những thành viên chủ chốt trong Nghị viện. Mặt khác, bộ trưởng Panetta phải rất thận trọng, tránh tạo ra những mong đợi thiếu thực tế liên quan đến đường hướng hợp tác quốc phòng trong tương lai, nơi các quan chức Việt Nam, những người đang thúc đẩy chính sách «chủ động hội nhập ». Cuối cùng, bộ trưởng Panetta cũng phải ý thức được rằng những nhân vật bảo thủ trong Đảng cũng sẵn sàng dùng vấn đề nhân quyền để ngăn cản sự phát triển mối quan hệ hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ.

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011

>> Radar Nga 'kết án tử’ máy bay tàng hình Mỹ





Thành trì công nghệ cao vững vàng trong hàng thập kỷ qua của Không quân Mỹ có thể sụp đổ trong vài năm nữa.

Ngày nay, công nghệ Stealth (tàng hình) mang lại cho các máy bay Mỹ khả năng dễ dàng xâm nhập qua hệ thống phòng không đối phương. Nhưng chẳng bao lâu nữa, Không quân Mỹ sẽ mất đi ưu thế này - đó là tuyên bố chấn động nêu trong báo cáo của cựu Barry Watts, cựu Giám đốc Chương trình Phân tích và đánh giá (Program Analysis and Evaluation) thuộc Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và nay là chuyên viên cao cấp của Trung tâm Đánh giá chiến lược và ngân sách (Center for Strategic and Budgetary Assessments).

Theo ông, việc hoàn thiện các cảm biến phòng không có thể vô hiệu hóa những ưu thế của công nghệ Stealth, điều này đặc biệt có liên quan tới các máy bay tàng hình có người lái.

Một tuyên bố như vậy có vẻ rất choáng bởi lẽ Không quân Mỹ chủ yếu dựa vào công nghệ tàng hình và dự định chi cho các công nghệ này 500 tỷ USD trong 30 năm tới.

Dựa trên các đánh giá chuyên gia, ông Barry Watts cho rằng, trong tương lai sắp tới, tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ radar sẽ triệt tiêu hoàn toàn ưu thế độ bộc lộ radar thấp của các máy bay như B-2, F-22 và F-35.



Mẫu máy bay F-117A đã "xưng hùng, xưng bá" vào thời kỳ đầu của công nghệ tàng hình.


Hiện nay, Nga và Trung Quốc đang phát triển các loại radar VHF và UHF, có khả năng phát hiện và bám các máy bay tàng hình. Các chuyên gia Czech cũng chế tạo các hệ thống thụ động (không phát bức xạ) phát hiện bức xạ của radar, máy thu hình, điện thoại di động và các tín hiệu khác phản xạ từ bề mặt máy bay tàng hình.

Những hệ thống phát hiện tương tự có thể triệt phá hoàn toàn ưu thế kéo dài 30 năm qua của Mỹ trong đột phá phòng không mà họ tạo lập được sau khi đưa vào trang bị máy bay F-117 vào cuối thập kỷ 1980 và sau đó củng cố ưu thế đó bằng các máy bay B-2 và F-22.

Hiện nay, USAF có vài trăm máy bay tàng hình và dự định mua hơn 1.700 tiêm kích tàng hình F-35 và 100 máy bay ném bom tàng hình mới. Ở ý nghĩa nào đó, chỉ tới lúc này, khi quân đội được trang bị ồ ạt kỹ thuật mới, công nghệ Stealth mới đạt đến đỉnh cao. Tuy nhiên đỉnh cao này lại trùng với sự xuất hiện của các phương tiện phát hiện mới khiến người ta nghi ngờ tính xác đáng của việc hy sinh những tính năng chiến đấu quan trọng để đổi lấy độ bộc lộ thấp (tàng hình).

Khác với Không quân Mỹ, Hải quân Mỹ tiếp cận vấn đề đột phá phòng không theo một cách khác: Dựa vào tác chiến điện tử và tiêu diệt nhanh chóng các phương tiện phát hiện của kẻ địch bằng tên lửa có điều khiển. Chính vì vậy, Hải quân Mỹ ưa thích sử dụng các tiêm kích cũ trang bị nặng. Tuy nhiên, ngay cả Hải quân Mỹ cũng dự định mua sắm tiêm kích tàng hình F-35C, loại máy bay rút cục có thể không có hiệu quả như trù định.



F-35C, thiết kế lận đận của công nghệ quốc phòng Mỹ.


Dĩ nhiên, giới quân sự Mỹ đang cố gắng tìm cách loại trừ mối đe dọa xuất phát từ các thiết kế mới của Nga và Trung Quốc.

Trước hết, đó là khả năng trong tương lai của thiết bị điện tử hàng không của F-35 sẽ cho phép điều chỉnh ở thời gian thực quỹ đạo bay để đáp lại mối đe dọa bất ngờ. Cả F-117 và B-2 đều không có tính năng này.

Trên thực tế, F-35 phải phát hiện nhanh radar và bay vòng qua khu vực nguy hiểm hoặc ra tay sử dụng vũ khí tấn công phủ đầu. Thật khó nói, thủ đoạn này sẽ ứng phó ra sao với các hệ thống phát hiện thụ động, ngoài ra ưu điểm chính của công nghệ Stealth là “lọt qua” trường radar dày đặc của đối phương mà không bị phát hiện cũng mất đi.

Một biện pháp khác để “cứu vãn” F-35 là khả năng dùng radar của nó với anten quét điện tử (anten mạng pha) để chế áp phòng không đối phương: rải nhiễu và thậm chí phát tán phần mềm độc hại vào hệ thống điều khiển/chỉ huy.

Tuy nhiên, đó là trong tương lai, hơn nữa, không khả năng nào trong số đó giải thích được vậy thì chế tạo ra cấu trúc bộc lộ thấp mà vì nó người ta phải hy sinh nhiều tính năng quan trọng cho một máy bay quân sự như tải trọng chiến đấu và dự trữ nhiên liệu để làm gì.




Công nghệ tàng hình của Mỹ chỉ thích hợp với các máy bay như Х-47B.


Barry Watts lưu ý rằng, Nga và Trung Quốc đã bắt đầu chương trình chế tạo tiêm kích tàng hình của họ, nhưng theo ông, sự suy giảm vai trò của máy bay tàng hình có người lái sẽ là tất yếu cùng với nhiều thay đổi to lớn khác trên chiến trường tương lai gần. Rõ ràng, ông muốn nói đến tiềm năng của các máy bay tiến công không người lái dạng như Х-47B hay Phantom Ray.

Chỉ có máy bay không người lái mới có khả năng hiện thực hóa tối đa tiềm năng của độ bộc lộ thấp dù dù chỉ vì kích thước của chúng và những yêu cầu không thật cao về các phẩm chất bay.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang