Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Trường Sa - Hoàng Sa

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Trường Sa - Hoàng Sa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trường Sa - Hoàng Sa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

>> TRƯỜNG SA - HOÀNG SA VÀ NHỮNG CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ KỂ

Lâu rồi mới đọc một bài viết hay và sâu sắc, nếu bạn đã ghé thăm blog của tôi thì mong bạn hãy giành ít phút để đọc hết bài viết này nhé, rất thấm thía và giúp các bạn có thêm cái nhìn thực tế hơn, khách quan hơn, cho chúng ta hiểu hơn nữa về những khó khăn, những gian khổ của những người lính hải quân Việt Nam, những người đang ngày đêm không kể hiểm nguy bảo vệ, giữ yên vùng biển, đảo của Tổ Quốc.

(Bài viết được lấy từ Facebook https://www.facebook.com/nguyenngoclong1983 , 
 chân thành cảm ơn tác giả :

Xem thêm >> Biển Đông cuộn sóng


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Người lính Hải quân Việt Nam còn rất trẻ ...

"Hôm trước, mình đặt câu hỏi về việc các bạn suốt ngày phê phán Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam "nhai đi nhai lại" các thông điệp phản đối khi Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vậy theo các bạn chúng ta phải làm gì? Thật bất ngờ khi câu hỏi này thu hút một số lượng lớn các bạn vào thảo luận và đưa ý kiến cực kỳ nghiêm túc. Theo đó, hàng trăm comments đã được gửi lên. Tổng hợp lại thì có các ý lớn thế này:

1- Việc "nhai đi nhai lại" này là cần thiết để mai mốt nếu Việt Nam có kiện ra tòa án Quốc Tế thì cũng có bằng chứng.
2- Các bạn tin tưởng tuyệt đối vào sách lược của Chính phủ trong vấn đề biển đảo. Dù có những cái các bạn vẫn thấy "mơ hồ" nhưng các bạn cho rằng nếu làm cho mọi thứ "rõ ràng" hơn thì không còn gì gọi là bí mật và khi đó Trung Quốc có thể dễ dàng đối phó.
3- Ủng hộ việc dùng vũ lực
4- Kiện ra tòa án quốc tế
5- Tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế
6- Tăng cường hỗ trợ giúp ngư dân bám biển
7- Thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc về kinh tế, chính trị và văn hóa
8- Tăng cường năng lực quân sự

Mình cực kỳ trân trọng các ý kiến đóng góp kèm theo những giải thích, lập luận xác đáng của tất cả các bạn. Còn trong phạm vi những gì mình hiểu biết thông qua tự tìm tòi nghiên cứu, phỏng vấn những người có ảnh hưởng, có uy tín trong xã hội và Chính phủ, thông qua thực tế mắt thấy tai nghe khi ra Trường Sa và tiếp xúc với các chiến sĩ, mình xin được cung cấp thêm thông tin thế này để các bạn tham khảo nhé.

1.
Trung Quốc là nước lớn, mạnh hơn Việt Nam về mọi mặt như Kinh tế, Quân sự, Vũ khí, Đạn dược và tiếng nói trong Cộng đồng Quốc tế. Nếu "đánh nhau" tay đôi, thắng thua không biết, nhưng chắc chắn phía chịu thiệt hại nặng nề là Việt Nam của chúng ta. Khi nói chuyện với các tướng lĩnh từ cấp thấp đến cấp vừa, cấp cao của Việt Nam, mình phải ghi nhận một điều là chẳng ai "run sợ" nếu buộc phải sa vào tình thế chiến tranh. Chúng ta "anh hùng" 1, họ anh hùng gấp 1 triệu lần. Khi chúng ta hứa hẹn này kia trên bàn phím, họ đã và đang anh hùng bằng những hành động và việc làm thiết thực.

Các bạn có biết trong một chuyến đi đón công binh làm nhiệm vụ xây dựng từ một đảo chìm về lại đất liền, tai nạn đã xảy ra. Không rõ vì lý do gì mà chiến sĩ công binh này mất tích (có giả thiết trượt trân ngã rơi xuống biển khi đang câu cá). Rất nhiều tàu cứu hộ đã được phái ra vùng biển đó cấp tốc tìm kiếm trong nhiều ngày trước khi chấp nhận mất đi 1 người đồng đội. Dù đó là điều không ai mong muốn nhưng toàn bộ các chiến sĩ có mặt trên tàu cũng như các cấp chỉ huy tại đất liền đã bị kỷ luật từ quân đến tướng. Mất vạch, mất sao và nhiều hình thức kỷ luật cộng thêm khác nữa. Kể chuyện này để các bạn hiểu rằng mạng sống con người không phải là thứ để mang ra làm chuyện mua vui như vậy được. Mình nhấn mạnh, đó là sự mất mát của chỉ duy nhất 1 người.

Các bạn có biết khi Trung Quốc cử tàu hộ tống mang dàn khoan khổng lồ cao hàng trăm mét ra tìm cách thả xuống biển Đông để khai thác dầu khí, chiến sĩ của chúng ta trên các nhà giàn đã phải thay nhau theo dõi ngày đêm, kết hợp chặt chẽ với chỉ huy tại đất liền để giám sát nhất cử nhất động của tàu địch. Nếu bất cứ khi nào đội tàu hộ tống này có dấu hiệu ngưng lại tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam thì lập tức chúng ta phải cử tàu chiến ra "xua đuổi" không cho dàn khoan này được thả xuống dù với bất cứ lý do gì. Chúng ta “tuyệt đối yếu” hơn đối phương, trong khi chúng lại thường xuyên gây hấn, kích động để Việt Nam "ra tay" trước. Khi ấy, chúng sẽ có lý do hợp pháp để đánh chiếm vào những hòn đảo của chúng ta.

Nếu tình huống xấu nhất là Trung Quốc chiếm thành công 1 đảo của Việt Nam (điều này khó có khả năng xảy ra) thì chúng ta sẽ làm gì? Lên tiếng nhờ cộng đồng quốc tế ủng hộ mình ư? Cũng được, nhưng Trung Quốc sẽ ngay lập tức la làng lên rằng họ không đi xâm lược, không đi đánh chiếm đảo của Việt Nam. Họ chỉ đang "đòi lại" những gì thuộc về “chủ quyền bấy lâu nay” của họ. Trung Quốc sẽ ngay lập tức ngang ngược nói rằng chính Việt Nam mới đi chiếm đảo của Trung Quốc và bây giờ "bị lấy lại". Hãy nhìn vào những gì Trung Quốc đang ngày đêm bắc loa tuyên bố một cách trơ trẽn về Hoàng Sa sẽ hiểu điều mình nói. Tất cả những gì Trung Quốc CẦN, CẦU MONG VÀ CHỜ ĐỢI LÚC NÀY chính là một hành động thiếu kiềm chế bất kỳ từ phía Việt Nam để họ có thể đàng hoàng phát pháo. Và đó cũng chính là điều mà tất cả chiến sĩ của chúng ta ngoài hải đảo phải thuộc nằm lòng. Phải luyện chí rèn gan, giữ vững lập trường và kiên định để tránh tuyệt đối phạm vào sai lầm như vậy.

2.
Còn về vấn đề kiện tụng, ngay khi ngồi ở trên tàu ra Trường Sa mình đã hỏi một luật sư có tiếng. Cô ấy nói Việt Nam không thể nào làm như vậy được. Thứ nhất, chúng ta đang bị lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc (bạn nào có comment ý này vô cùng chuẩn xác). Nếu chúng ta chỉ cần "lên gân" với Trung Quốc thì có thể hàng chục triệu gia đình sẽ lâm vào cảnh lầm than bằng những đòn đánh vào kinh tế. Để thoát ra khỏi sự lệ thuộc này, cần rất nhiều nỗ lực và thời gian. Thứ hai, ngay cả nếu chúng ta "kiện thắng" thì tòa án Quốc tế cũng không có chức năng hành pháp. Họ CHỈ CÓ THỂ KÊU GỌI bên "thua kiện" thực hiện điều ABC nào đó. Tòa án Quốc tế không giống như tòa án trong nước để có thể có chế tài buộc ông A bà B nào đó phải vào tù hay ông C phải bồi thường cho bà D vài chục triệu, trả lại tang vật trong vụ án v.v... Tức là đừng quá kỳ vọng việc tòa án Quốc tế sẽ giúp chúng ta bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Ai đó nói rằng chúng ta cần “đánh động” thì xin thưa, việc đi kiện tụng như thế chẳng đánh động được cái gì ngoài việc khiến cho Trung Quốc có cớ sử dụng các đòn trừng phạt phi quân sự nhắm tới Việt Nam. Cùng với đó, họ sẽ dùng ảnh hưởng của mình để gây sức ép lên cộng đồng Quốc tế và cô lập Việt Nam, bao vây kinh tế v.v... Trong khi đó, cái mà chúng ta cần nhất bây giờ là tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng Quốc tế. Thế nên phương án kiện là KHÔNG NÊN VÀ KHÔNG THỂ, vì chúng ta sẽ bị hại nhiều hơn lợi. Và cũng cần nói thêm rằng việc "tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng Quốc tế" không đồng nghĩa với việc phụ thuộc hoàn vào vào một "Quốc gia đồng minh" nào cả. Thật ngây thơ khi cho rằng Mỹ, hay Nga hay Nhật sẽ giúp chúng ta một cách vô tư và họ chẳng có ý đồ gì trong đó. Nên nhớ, tiền của dân nước ngoài ta đóng thuế, máu của binh sĩ người ta không có mang qua "cúng chùa" cho Việt Nam đâu ạ. Điều này sẽ rất dễ để hình dung ra được khi các bạn tránh được việc đồng nhất giữa việc bảo vệ chủ quyền biển đảo với việc "chống một mình Trung Quốc".

Các ý như tăng cường sức mạnh quân sự, tăng cường trợ giúp ngư dân bám biển thì Việt Nam đã và đang làm rất tốt. Còn phải làm đến thế nào mới thỏa lòng tất cả mọi người thì đó là câu hỏi không thể có đáp án chung. Cách đây 4 năm, việc di chuyển từ tàu hải quân vào tiếp cận nhà giàn được thực hiện bằng... dây thừng! Hiện nay chúng ta đã có xuồng CQ có thể vào tận nơi một cách dễ dàng. Trước kia các chiến sĩ phải phấn đấu cả 6 tháng trời để được một lần gọi bộ đàm về liên lạc với đất liền thì ngày nay, 100% đảo nổi đảo chìm và nhà giàn của chúng ta được trang bị trạm thu phát sóng vệ tinh của Tập đoàn viễn thông. Chúng ta có cả hệ thống liên lạc internet đủ mạnh để thực hiện họp online, chữa bệnh từ xa. Đời sống ở Trường Sa giờ đây đã hoàn toàn thay đổi.

3.
Ngày trước, mỗi khi đọc tin Trung Quốc khai trương một tòa nhà nào đó ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà họ đang chiếm đóng phi pháp, mình rất cay cú và tự hỏi "tại sao một việc đơn giản thế mà Việt Nam không làm, cứ để cho Trung Quốc một mình một chợ?". Ngày hôm nay thì thấy nó khởi công xây nhà. Ngày mốt thì thấy nó rồng rắn đưa người ngựa ra đốt pháo khánh thành. Ngày sau nữa lại thấy nó làm sân bay. Ngày sau sau nữa lại thấy nó đưa khách ra tham quan du lịch? VẬY TẠI SAO VIỆT NAM KHÔNG CHỊU LÀM NHƯ VẬY MÀ CỨ PHẢN ĐỐI LÊN PHẢN ĐỐI XUỐNG LÀM GÌ???

Và đến khi mình được nghe chuyện về lực lượng công binh, là những người đi phá mìn mở đường xây nhà trên đảo thì mình đã tự có câu trả lời rồi. Tóm lại một cách đơn giản và dễ hiểu thì xây nhà trên đất liền khó 1 thì đặt một viên đá trên mặt biển khó gấp 1 vạn lần. Mình ước gì tất cả các bạn có thể tận mắt chứng kiến nhà giàn có 8 cây cột thép choài ra làm "chân chống" với mỗi cây cột có đường kính khoảng chừng nửa mét, lại được giằng thêm hàng chục cây thép nhỏ hơn để đan kết vào nhau sừng sững giữa bạt ngàn sóng nước. Và nếu các bạn biết rằng cách đó 4 năm, những nhà giàn vững chắc kiên cố như một tòa lâu đài thép đã bị kéo đổ nhào xuống biển, mang theo cả một tiểu đội mãi mãi không bao giờ trở về được đất liền, các bạn sẽ "cảm" được một phần của công việc xây cất ở nhà giàn cũng như trên các đảo.

Hãy thử hình dung, nếu bạn đang ở giữa một đảo san hô, xung quanh ngập nước chừng 1m, xuồng CQ không thể nào tiếp cận, tàu hộ tống chở theo nguyên liệu là xi măng đá tảng buộc phải neo đậu cách đó chừng 5km thì bạn sẽ làm thế nào để mang vác được xi măng, gạch, đá, sắt thép rồi canh thủy triều lên xuống để đổ cho được một cây cọc bê tông đầu tiên xuống rồi "khô lại" giữa lòng biển khơi? Hãy cố hình dung đi. Chỉ cần hình dung với nhiệm vụ là một cây cọc bê tông duy nhất chứ chưa nói tới những gì lớn lao to tát. Khi đã lờ mờ tìm ra một cách làm nào đấy, bạn sẽ tự có câu trả lời cho câu hỏi "đơn giản" được bôi hoa toàn bộ ở phía trên.

Cũng có thể tiết lộ với các bạn rằng ở phạm vi bán kính chừng 1km quanh các đảo (thay đổi tùy theo diện tích) là cơ man các cọc bê tông sừng sững để sẵn sàng "nghênh chiến" với các loại tàu thuyền... [Các chi tiết sâu hơn liên quan đến vũ khí và hệ thống chiến đấu, phòng thủ ở đoạn này đã bị cắt ]. Thực sự, nếu được đặt chân lên một đảo tại Trường Sa, các bạn sẽ biết rằng "Việt Nam tuy không hiếu chiến, nhưng để đánh được vào các đảo của Việt Nam là cả một vấn đề".

4.
Cũng trong chuyến đi 10 ngày lênh đênh trên biển, có một sự bất ngờ tới mức "gây sốc" cho toàn bộ đoàn công tác. Đó là dù quan sát ở bất cứ góc độ nào, cũng chỉ thấy có ta và.. ta và... biển. Thế nhưng ngay khi tàu HQ960 "tình cờ" chạm trán với tàu hải giám Trung Quốc (bẻ lái cắt ngang vuông góc) thì ngay lập tức thấy lù lù 2 tàu chiến của hải quân Việt Nam xuất hiện. Tất cả mọi người đều không biết các tàu chiến này ở đâu ra, và càng sốc hơn nữa khi được cho biết họ đi theo bảo vệ đoàn công tác ngay từ khi rời cảng!!! Chưa hết, khi đặt chân lên tới An Bang, mình còn được tận mục sở thị một buổi huấn luyện của đặc công biển Việt Nam với hành trình bơi hàng chục km mỗi ngày luyện tập mang theo vũ khí đổ bộ vào đảo và hiệp đồng tác chiến với các chiến sĩ tại trận địa. Có thể tin hay không tùy bạn, nhưng họ còn có khả năng nằm im dưới nước sâu trong suốt nhiều giờ đồng hồ cho đến khi được lệnh tiếp tục "hành quân" vào đảo.

Tuy nhiên, tất cả các trang thiết bị vũ khí, súng ống đạn được, quân lính tinh nhuệ… của chúng ta không phải được sinh ra để tấn công mà là phòng thủ. Việt Nam còn yếu, nên chủ trương của chúng ta là đối thoại và hợp tác, dựa trên việc thu thập, củng cố rồi tuyên truyền các bằng chứng lịch sử để tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng Quốc tế. Việt Nam không bao giờ đối đầu, không bao giờ dùng vũ lực, không bao giờ "phát pháo" trước trong mọi tình huống để kẻ thù có thể dựa vào làm nguyên nhân gây chiến. Trong khi đó, chúng ta bằng mọi giá bảo vệ chủ quyền tất cả những đảo chìm, đảo nổi, bãi cạn... mà chúng ta đang có. Luôn luôn bày tỏ quan điểm phản đối, nêu rõ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán không thể tranh cãi của Việt Nam với các đảo, quần đảo, bãi cạn mà chúng ta thực sự có chủ quyền, BAO GỒM CẢ NHỮNG NƠI ĐÃ BỊ KẺ THÙ DÙNG VŨ LỰC CHIẾM ĐÓNG TRÁI PHÉP (trong lịch sử). Điều mà các bạn hay gọi là "nhai đi nhai lại".

5.
Liên quan đến việc tàu cá Việt Nam bị Trung Quốc ngăn chặn, xua đuổi, bắn phá khi khai thác trong khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và tàu cá Trung Quốc ngang ngược tiến vào quần đảo Trường Sa của Việt Nam để đánh bắt trái phép thì do chính những nhà báo của mình NHIỀU KHI không nắm rõ thông tin nên việc tuyên truyền dễ gây ra những nhầm lẫn căn bản.

Đầu tiên phải hiểu thế này. Trường Sa và Hoàng Sa là quần đảo tức là gồm nhiều đảo nhỏ. Với mỗi đảo thì chúng ta lại có rất nhiều thuật ngữ liên quan đến việc xác lập chủ quyền, nhưng gần gũi nhất có lẽ là "lãnh hải". Nếu chỉ xét riêng về lãnh hải, thì các bạn cứ tạm hiểu như một vòng tròn kim cô xung quanh các đảo. Nếu chúng ta xác lập chủ quyền ở 1 đảo, thì mặc nhiên chúng ta có thêm chủ quyền ở một đường biên lớn hơn chạy xung quanh đó nữa.

Tập hợp các đường viền như vậy ở tất cả các đảo mà chúng ta có chủ quyền nó sẽ là nơi chúng ta mặc nhiên đi lại và khai thác. Chứ không phải cứ lấy cây bút rồi khoanh một vòng "to đùng" bao hết các đảo lại cho rằng đó là vùng bất khả xâm phạm của mình. Vậy nên chủ quyền của chúng ta sẽ là một vùng thực sự rất... loằng ngoằng, có chỗ thì chồng chéo, có chỗ bị "hở" ra. Và theo luật, cái chỗ hở đó là hải phận quốc tế. Dù nhìn vô bản đồ nó có vẻ nằm hoàn toàn trong "khu vực" quần đảo Trường Sa.

Chưa hết, trong lịch sử một số đảo chúng ta đã bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đi. Cho nên, dù cái đường vòng quanh đảo đó là lãnh hải của Việt Nam nhưng trong thực tế nếu tầu thuyền của ngư dân đi vào đó thì sẽ bị xua đuổi và bắn phá. Tức là các tàu đó bị bắn phá do xâm phạm vào "lãnh hải có được vì chiếm đóng trái phép" của Trung Quốc, nhưng lại là "lãnh hải dựa trên cơ sở pháp lý quốc tế và căn cứ lịch sử không thể tranh cãi" của Việt Nam. Cho nên báo chí sẽ phải đưa tin là tàu cá ngư dân bị bắn trong vùng lãnh hải "của Việt Nam". Thậm chí Bộ Ngoại Giao cũng phải tuyên bố như vậy. Và chính sự nhập nhằng này cũng khiến nhiều người cho rằng chúng ta quá hèn kém khi để cho ngư dân bị vạ lây như vậy.

Tương tự với việc Trung Quốc xua đội tàu cá hàng chục chiếc "tràn vào khu vực Trường Sa và Hoàng Sa" của Việt Nam để đánh bắt trái phép. Trong thực tế, quanh năm suốt tháng đều có tàu cá của Trung Quốc "mon men" đến gần các đảo của Việt Nam. Và khi này, chắc chắn 100% chiến sĩ trên đảo sẽ theo quy trình để có hành động xua đuổi thích hợp và mức cao nhất là sẵn sàng chiến đấu không khoan nhượng nếu việc xua đuổi không thành công.

Tuy nhiên, nếu các tàu cá này đi vào những vùng "lỗ thủng" của lãnh hải đan xen giữa các đảo thì thực tế không xâm phạm lãnh hải Việt Nam nhưng vẫn coi là "ùa vào khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam được". Điều tương tự xảy ra nếu các tàu này đi vào lãnh hải của các đảo thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị đánh cướp bằng vũ lực và chiếm đóng trái phép trong quá khứ. Chưa kể theo thông lệ quốc tế, nếu tàu họ "vô tình" đi vào một vùng lãnh hải nào đó thực sự hoàn toàn thuộc Việt Nam thì mình cũng không thể nào ra bắn phá mà trước tiên là xua đuổi. Và trong đại đa số các trường hợp, khi mình xua đuổi thì nó sẽ dời đi. Nhưng báo chí vẫn coi đấy là việc ùa vào vùng lãnh hải của Việt Nam.

6.
Tóm lại những việc mà chính phủ đang làm - THEO CÁ NHÂN MÌNH ĐÁNH GIÁ - là hoàn toàn đúng đắn về đường lối chính sách, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay của đất nước. Sau khi đi thực tế, theo cách gọi của đoàn công tác, là "thăm và kiểm tra các đảo" thì phải nói là mình hoàn toàn yên tâm rằng ít nhất là các đảo mình đang giữ sẽ khó mà bị Trung Quốc đánh chiếm. Những sự vi phạm chủ quyền theo dạng quấy nhiễu của Trung Quốc chúng ta đều có quy trình đối phó an toàn nhất.

Về phía cộng đồng quốc tế, chúng ta đang làm cực tốt việc "nhai đi nhai lại bài ca phản đối" mọi lúc mọi nơi, trên mọi phương diện dù sự vi phạm có lớn như con voi hay nhỏ như con kiến. THEO THÔNG LỆ LUẬT PHÁP QUỐC TẾ, ĐIỀU ĐÓ LÀ CỰC KỲ QUAN TRỌNG! Chúng ta cũng chấp nhận việc "gây hiểu lầm" về năng lực bảo vệ ngư dân hay năng lực phòng thủ khi sẵn sàng ra tuyên bố chủ quyền ngay cả trong trường hợp thực ra chúng ta chỉ bị vi phạm chủ quyền theo lý thuyết. Theo mình, đây là một đánh đổi cực kỳ quan trọng và dũng cảm. Các bạn hãy đọc thật kĩ phần trên để hiểu và cùng đi giải thích cho nhiều người khác cùng hiểu nữa.

Việc tốt nhất mà mỗi người chúng ta có thể chung tay, theo mình chính là nâng cao nhận thức, kiến thức về luật biển, về UNCLOS, phải hiểu được lãnh hải là gì, đường cơ sở là gì, cơ sở xác lập chủ quyền biển đảo thế nào, vùng nội thủy là gì, vùng đặc quyền kinh tế là gì, thềm lục địa là gì, thềm lục địa mở rộng là gì... v.v... và v.v... Chừng nào làm được như vậy chúng ta mới mong hiểu đúng, hiểu rõ và hiểu sâu về tình hình chiến sự tại Biển Đông. Mới không hoang mang khi tiếp nhận thông tin từ những nhà báo thực ra nhiều khi cũng chưa hiểu sâu về biển đảo, từ những thông tin mà Nhà nước buộc phải nói theo kiểu khiến người dân nghe vô sẽ tự nhiên thấy hoang mang (http://on.fb.me/13FvJIW). Và quan trọng nhất là đủ tỉnh táo để phân biệt đúng sai, mức độ chính xác của thông tin từ những nguồn tin không thiện chí."

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

>> "Run sợ", không bao giờ có trong từ điển quân sự Việt Nam

Việt Nam không bị bất ngờ khi địch tấn công Trường Sa, điều đặc biệt chúng ta quan tâm là vì Trường Sa gần với ta mà quá xa với địch cho nên:



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay A-4 Skyhawk của Argentina tấn công tàu chiến của Anh trong cuộc chiến Fafland/Malvinas năm 1982


Thứ nhất, Việt Nam không bao giờ bị bất ngờ khi địch tấn công đánh chiếm Trường Sa (nếu ta luôn cảnh giác).

>> Chiến lược bảo vệ Biển Đông của Việt Nam
>> Cách Việt Nam răn đe và ngăn ngừa chiến tranh

Thứ hai là, cứ cho kế hoạch tác chiến của địch hoàn hảo tới mức có thể, dù chỉ trên giấy, thì chúng vẫn để lộ ra không những là “gót chân Asin” mà là “mảng sườn, mảng ngực Asin”.

Nghĩa là những tử huyệt lớn mà địch thừa biết vẫn không thể che chắn, khắc phục, vì địch không thể khắc phục được vấn đề khoảng cách, địa lý (bất khả kháng). Huống chi thực tế chiến trường nó thiên biến vạn hóa thì sự rủi ro, mạo hiểm không lường hết được.

Thứ ba là dù cho tử huyệt không lộ ra thì nghệ thuật quân sự Việt Nam cũng phải làm cho nó lộ ra, huống chi, nay nó bộc lộ rõ ràng mà Bộ Tham mưu Việt Nam không biết khai thác, khoét sâu thêm, không biết chuẩn bị những “thứ phù hợp” thì đâu phải là con cháu của Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ, Võ Nguyên Giáp, Giáo sư thượng tướng Hoàng Minh Thảo…hay là tác giả của những “bàn thắng” đại loại như Buôn Ma Thuột, vân vân.

Có lẽ đây là lý do để nói rằng tấn công đánh chiếm Trường Sa không phải dễ và đơn giản như nói và hô hào.

Vậy những tử huyệt đó là gì? Một câu hỏi không thể trả lời. Chỉ biết rằng sự chuẩn bị của Việt Nam trên cả 3 phương diện, chiến thuật, vũ khí và bố trí lực lượng để phòng thủ bảo vệ biển đảo thiêng liêng đã và đang sẵn sàng một cách bình tĩnh, tự tin.

Khi diễn tập, phương án tác chiến hợp lý, khả thi; kế hoạch tác chiến chi tiết, bài bản khoa học…chiến dịch trong diễn tập coi như thắng lợi, nhưng trong chiến đấu thật thì mới chỉ đạt 30% mà thôi, 70% còn lại do vũ khí và người lính trên chiến trường quyết định.

Một thực tế không phủ nhận là trong chiến tranh, bên nào vũ khí trang bị vượt trội thì bên đó chiếm ưu thế hoàn toàn, cơ hội chiến thắng rất lớn. Tuy nhiên khi 2 bên không cách biệt lắm thì bên nào ưu thế phải căn cứ vào chất lượng của vũ khí trang bị.

Vũ khí trang bị hiện đại phải đáp ứng 3 tiêu chí: Tin cậy, chính xác và dễ sử dụng. Những tiêu chí này chỉ khi xảy ra tác chiến mới bộc lộ toàn bộ những “thói hư tật xấu” mà mức độ bình thường như thử, diễn tập không bao giờ phát tiết. Chẳng hạn như trong cuộc chiến Malvinas.

Cả hai lực lượng hải quân đều đưa tàu ngầm vào cuộc chiến với hy vọng sẽ sử dụng hiệu quả như một vũ khí tấn công chiến lược. Thế nhưng cả hai bên đều không thể phát huy tác dụng bởi thực tế chiến tranh không như mong đợi.

Thậm chí lực lượng chống tàu ngầm của Anh không thể phân loại chính xác bạn/thù thông qua hệ thống liên lạc hay sonar để tấn công.

Điều gì sẽ xảy ra khi tấn công Trường Sa Việt Nam mà “thói hư tật xấu” của vũ khí trang bị chủ yếu là hàng nội, hàng copy công nghệ lại phát tiết như Anh tấn công Malvinas năm 1982?

Sẽ có nhiều điều, nhưng điều này là chắc chắn: Việt Nam không phải là Argentina. Việt Nam, không phải bây giờ mà từ năm 1982 tàu hộ vệ săn ngầm dạng 159 AE (HQ 09; HQ 13…) đã từng tập luyện săn ngầm với tàu ngầm Liên Xô.

Việt Nam “thắt lưng buộc bụng” không phải để chọn mua sắm những loại vũ khí trang bị kém chất lượng.

Vấn đề cuối cùng: Ai là người trực tiếp thực hiện kế hoạch tác chiến? Đương nhiên là Người lính! (Cán bộ và chiến sỹ).

Những tình huống xảy ra trong tác chiến, oái ăm thay, không bao giờ hoặc ít khi nằm trong kế hoạch tác chiến.

Chẳng hạn, đội hình hành quân của tàu đệm khí đổ bộ có sự bảo vệ của các tàu khu trục phát hiện từ rất nhiều hướng tàu Hải quân Việt Nam lao ra tấn công và không quân Việt Nam cũng tham gia trên một đường bay thấp, gần sát mặt biển…

Vậy, hướng nào là hướng nghi binh?; hướng nào chia cắt?; hướng nào tấn công chính? Chỉ huy các tàu phải xác định nhanh, chính xác để chọn mục tiêu phản công.

Muốn vậy phải có kinh nghiệm, có tố chất (truyền thống) đánh giặc; gan dạ… mới có thể phán đoán được. Nếu không, hoặc muộn quá thì chỉ có một việc cuối cùng là phát tín hiệu SOS.

Ai là người trực tiếp sử dụng vũ khí trang bị? Người lính!.

Trong diễn tập, không có một áp lực nào lên người lính. Họ bình tĩnh, tự tin áp dụng những điều đã học, thao tác chính xác, bài bản…mục tiêu bị tiêu diệt.

Nhưng trong chiến đấu họ phải đối mặt với sự sống chết nên lúc này tinh thần, ý chí quyết định ít nhất là độ chính xác của vũ khí (hoảng hốt, run sợ khiến bắn bừa chẳng hạn) hoặc quyết định sự thành bại như trong tác chiến của không quân vì vai trò cá nhân (phi công) rất lớn.

Tinh thần, ý chí người lính của đội quân đi xâm lược luôn luôn thấp hơn nhiều so với đội quân bị xâm lược. Tinh thần, ý chí và tố chất của người lính Việt, thế giới đã từng chứng kiến và chẳng nghi ngờ.

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

>> Chiến dịch CQ-88 & trận chiến 14/3/1988 tại Trường Sa


Quần đảo Trường Sa nằm ở tọa độ 8°38′ Bắc 111°55′ Đông, với diện tích (đất liền) nhỏ hơn 5 km², gồm khoảng 148 đảo nhỏ, đảo san hô và đảo chìm rải rác trên diện tích gần 410.000 km² ở giữa biển Đông, có đường bờ biển 926 km.

Mãi ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc !



http://nghiadx.blogspot.com

Quần đảo hiện đang trực thuộc đơn vị hành chính của huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà.

Quần đảo Trường Sa có các nguồn lợi thiên nhiên gồm: Cá, phân chim, tiềm năng dầu mỏ và khí đốt còn chưa được xác định. Do nằm gần khu vực lòng chảo trầm tích chứa nhiều dầu mỏ và khí đốt, quần đảo Trường Sa có tiềm năng lớn về dầu khí.

Hiện địa chất vùng biển này vẫn chưa được khảo sát nhiều và chưa có các số liệu đánh giá đáng tin cậy về tiềm năng dầu khí và khoáng sản khác. Quần đảo Trường Sa có vị trí chiến lược nằm gần tuyến đường vận chuyển tàu biển chính trên biển Đông.

Trong những tháng đầu năm 1988, Hải quân Trung Quốc cho quân chiếm đóng một số bãi đá thuộc khu vực quần đảo Trường Sa, chiếm giữ Đá Chữ Thập (31/1), Châu Viên (18/2), Ga Ven (26/2), Huy Gơ (28/2), Xu Bi (23/3).

http://nghiadx.blogspot.com

Hải quân Việt Nam đưa vũ khí, khí tài ra đóng giữ tại các đảo Đá Tiên Nữ (26/1), Đá Lát (5/2), Đá Lớn (6/2), Đá Đông (18/2), Tốc Tan (27/2), Núi Le (2/3), bước đầu ngăn chặn được hành động mở rộng phạm vi chiếm đóng của hải quân Trung Quốc ra các đảo lân cận.

Phía Việt Nam dự kiến Trung Quốc có thể chiếm thêm một số bãi cạn xung quanh cụm đảo Sinh Tồn, Nam Yết và Đông kinh tuyến 1150.

Căn cứ vào tình hình xung quanh khu vực Trường Sa, Hải quân Việt Nam xác định: "Gạc Ma giữ vị trí quan trọng, nếu để hải quân Trung Quốc chiếm giữ thì họ sẽ khống chế đường tiếp tế của Việt Nam cho các căn cứ tại quần đảo Trường Sa".

http://nghiadx.blogspot.com

Vì vậy, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng hạ quyết tâm đóng giữ các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao... Thường vụ Đảng ủy Quân chủng giao cho Lữ đoàn Vận tải 125 cử lực lượng thực hiện nhiệm vụ này.

Trong khi đó, Hải quân Trung Quốc sau khi đưa quân chiếm đóng các đảo chìm Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Xu Bi, Huy Gơ cũng đang có ý đồ chiếm giữ 3 đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao.

Đầu tháng 3/1988, Trung Quốc huy động lực lượng của 2 Hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa, tăng số tàu hoạt động ở đây thường xuyên lên 9-12 tàu chiến gồm: 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông tông lớn.

http://nghiadx.blogspot.com

Trước tình hình đó, Tư lệnh Hải quân Việt Nam lệnh cho vùng 4, Lữ đoàn 125, Lữ đoàn 146, các Hải đội 131, 132, 134 của Lữ đoàn 172 chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao.

Đồng thời lệnh cho Vùng 1, Vùng 3 và Lữ đoàn 125 ở Hải Phòng chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu tăng cường.

Bộ Tư lệnh Hải quân điều động 41 tàu thuyền và phương tiện nổi của Lữ đoàn 125, Cục Kinh tế, Vùng 1,3,5, Trường Sĩ quan Hải quân Việt Nam (nay là Học viện Hải quân Việt Nam), Nhà máy Ba Son... đến phối thuộc khi cần thiết.

http://nghiadx.blogspot.com

Lúc 19h ngày 11/3/1988, tàu HQ-604 rời cảng ra đảo Gạc Ma để thực hiện nhiệm vụ trong chiến dịch CQ-88 ("Bảo vệ Chủ quyền 1988").

Ngày 12/3/1988, tàu HQ-605 thuộc Lữ đoàn 125 do thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn chỉ huy, được lệnh từ Đá Đông đến đóng giữ đảo Len Đao trước 6h ngày 14/3.

Sau 29 tiếng hành quân, tàu HQ-605 đến Len Đao lúc 5h ngày 14/3 và cắm cờ Việt Nam trên đảo.

Đèn bão sử dụng trên các đảo T.Sa 198

Thực hiện nhiệm vụ đóng giữ các đảo Gạc Ma và Cô Lin, 9h ngày 13/3/1988, tàu HQ-604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và tàu HQ-505 của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ được lệnh từ đảo Đá Lớn tiến về phía Gạc Ma, Cô Lin.

Phối hợp với 2 tàu HQ-505 và 604 có 2 Phân đội Công binh (70 người) thuộc Trung đoàn Công binh 83, cùng 4 Tổ chiến đấu (22 người) thuộc Lữ đoàn 146 do Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó chỉ huy và 4 chiến sĩ đo đạc của Đoàn Đo đạc và biên vẽ bản đồ (thuộc Bộ Tổng tham mưu).

Sau khi 2 tàu của Việt Nam thả neo được 30 phút, tàu hộ vệ của Hải quân Trung Quốc từ Huy Gơ chạy về phía Gạc Ma, có lúc đôi bên chỉ cách nhau 500 m.

17h ngày 13/3/1988, tàu Trung Quốc áp sát tàu HQ-604 và dùng loa gọi sang. Bị uy hiếp, 2 tàu HQ-604 và 505 kiên trì neo giữ quanh đảo. Còn chiến hạm của Trung Quốc cùng 1 hộ vệ hạm, 2 hải vận hạm thay nhau cơ động, chạy quanh đảo Gạc Ma.

Trước tình hình căng thẳng do Hải quân Trung Quốc gây ra, lúc 21h ngày 13/3/1988, Bộ Tư lệnh Hải quân ra lệnh cho các Sĩ quan Trần Đức Thông, Vũ Huy Lễ, Vũ Phi Trừ chỉ huy bộ đội quyết giữ vững các đảo Gạc Ma, Cô Lin.

http://nghiadx.blogspot.com
Trung tá Trần Văn Thông, Lữ phó 146

Tiếp đó Bộ Tư lệnh Hải quân ra lệnh cho lực lượng Công binh khẩn trương dùng xuồng, chuyển vật liệu xây dựng lên đảo ngay trong đêm 13/3/1988.

Thực hiện mệnh lệnh, tàu HQ-604 cùng lực lượng Công binh Trung đoàn 83 chuyển vật liệu lên đảo Gạc Ma, tiếp đó lực lượng của Lữ đoàn 146 bí mật đổ bộ, cắm cờ Việt Nam và triển khai 4 Tổ bảo vệ đảo.

Lúc này, Trung Quốc điều thêm 2 hộ vệ hạm trang bị pháo 100 mm đến hỗ trợ lực lượng đã đến từ trước, yêu cầu phía Việt Nam rút khỏi đảo Gạc Ma.

Ban Chỉ huy tàu HQ-604 họp nhận định: Trung Quốc có thể dùng vũ lực can thiệp và quyết định chỉ huy bộ đội bình tĩnh xử trí, thống nhất thực hiện theo phương án tác chiến đề ra, quyết tâm bảo vệ Gạc Ma...

Ngày 14/3/1988, chiến sự diễn ra tại khu vực các đảo Gạc Ma, Cô Lin, và Len Đao.

Sáng ngày 14/3, từ tàu HQ-604 đang thả neo tại Gạc Ma, Trung tá Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146, phát hiện thấy 4 chiếc tàu lớn của Trung Quốc đang tiến lại gần.

Tổ 3 người gồm Thiếu uý Trần Văn Phương và 2 chiến sĩ Nguyễn Văn Tư, Nguyễn Văn Lanh được cử lên đảo, bảo vệ lá cờ Việt Nam đang cắm trên bãi.

http://nghiadx.blogspot.com
Thiếu úy Trần Văn Phương


Phía Trung Quốc cử 2 xuồng chở 8 lính có vũ khí lao thẳng về phía đảo. Chỉ huy Trần Đức Thông ra lệnh cho các thủy thủ từ tàu HQ-604 tiến về bảo vệ bãi để hình thành tuyến phòng thủ, không cho đối phương tiến lên.

6h sáng, Hải quân Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ lên đảo giật cờ Việt Nam. Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh bị lê đâm và bắn bị thương.

Thiếu úy Trần Văn Phương bị bắn tử thương, trước khi chết Thiếu úy Phương đã hô: "Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân".

Do Hải quân Việt Nam không chịu rút khỏi đảo, lúc 7h30, Trung Quốc dùng 2 chiến hạm bắn pháo 100 mm vào tàu HQ-604, làm tàu bị hỏng nặng.

Hải quân Trung Quốc cho quân xông về phía tàu Việt Nam. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ chỉ huy bộ đội trên tàu sử dụng các loại súng AK47, RPD, B-40, B-41 đánh trả quyết liệt, buộc đối phương phải nhảy xuống biển bơi trở về tàu.

Hải quân Việt Nam vừa chiến đấu, vừa tổ chức băng bó, cứu chữa thương binh và hỗ trợ các chiến sĩ bảo vệ cờ trên đảo Gạc Ma.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bơm nước của HQ-931 dập lửa trên HQ-505

Trung Quốc tiếp tục nã pháo, tàu HQ-604 của Việt Nam bị thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển. Thuyền trưởng Vũ Phi, Lữ đoàn phó 146 Trần Đức Thông, cùng một số thủy thủ trên tàu đã hy sinh cùng tàu HQ-604 ở khu vực đảo Gạc Ma.

Tại đảo Cô Lin, lúc 6h, tàu HQ-505 của Hải quân Việt Nam đã cắm hai lá cờ trên đảo.

Khi thấy tàu HQ-604 của Việt Nam bị chìm, thuyền trưởng tàu HQ-505 Vũ Huy Lễ ra lệnh nhổ neo cho tàu ủi bãi.

Phát hiện tàu HQ-505 đang lên bãi, 2 tàu của Trung Quốc quay sang tiến công tàu HQ-505. Khi tàu HQ-505 trườn lên được hai phần ba thân tàu lên đảo thì bốc cháy.

8h15, thủy thủ tàu HQ-505 vừa triển khai lực lượng dập lửa cứu tàu, bảo vệ đảo, và đưa xuồng đến cứu thủy thủ tàu HQ-604 bị chìm ở phía bãi Gạc Ma ngay gần đó (Cô Lin cách Gạc Ma khoảng 3.5 hải lý).

Thượng uý Nguyễn Văn Chương và Trung uý Nguyễn Sĩ Minh tổ chức đưa thương binh và chiến sĩ về tàu 505 (sau khi bị bắn cháy nằm trên bãi Cô Lin). Thi hài các chiến sĩ Trần Văn Phương, Nguyễn Văn Tư, cùng các thương binh nặng được đặt trên xuồng. Số người còn sức một tay bám thành xuồng một tay làm mái chèo đưa xuồng về đến bãi Cô Lin.

http://nghiadx.blogspot.com
Thương binh - CBCS tham gia trận 14/3 trở về đất liền trên tàu HQ-931


Ở hướng đảo Len Đao, lúc 8h20 ngày 14/3/1988, Hải quân Trung Quốc dùng tất cả các loại súng pháo, điên cuồng tấn công vào tàu HQ-605 của Hải quân Việt Nam.

Tàu 605 bị bốc cháy và chìm lúc 6h ngày 15/3/1988, thủy thủ đoàn của tàu bơi về đảo Sinh Tồn.

Trong trận chiến ngày 14/3/1988, Hải quân Việt Nam bị thiệt hại 3 tàu (cháy và chìm), 3 người hy sinh, 11 người khác bị thương, 70 người bị mất tích. Sau này Trung Quốc đã trao trả cho phía Việt Nam 9 người bị bắt, 64 người vẫn mất tích và được xem là đã hy sinh.

Nhờ hành động dũng cảm của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và tập thể tàu HQ-505, tàu Việt Nam nằm trên đá Cô Lin và giữ được bãi đá ngầm này.

http://nghiadx.blogspot.com
CBCS tàu HQ-671 cứu hộ ngày 14/3/1988 tại T.S

Trung Quốc chiếm đá Gạc Ma từ ngày 16/3/1988 và vẫn giữ cho đến nay.

Trong suốt thời gian xảy ra chiến sự, Hải quân Liên Xô đóng ở Cam Ranh đã không can thiệp, mặc dù giữa Việt Nam và Liên Xô có ký riêng một hiệp ước liên minh quân sự (tháng 11/1978).

Đặc biệt, khi các tàu của Hải quân Việt Nam bị đánh đắm thì tàu chiến Trung Quốc chặn không cho tàu của Hội Chữ thập đỏ vào khu vực chiến sự để cứu chữa thương binh.

Đây là một sự vi phạm những điều luật cơ bản nhất về chiến tranh của Luật pháp Quốc tế...



Tôi xem, tôi hát & tôi khóc

* Hình ảnh hiện vật, chụp lại và chân dung 2 Anh hùng - Liệt sĩ Trường Sa, do MTH chụp tại Phòng Truyền thống của Vùng 4, Hải quân (Cam Ranh, Nha Trang, Khánh Hòa).

*Bài viết cũng sử dụng hình tư liệu của Nhà báo Nguyễn Viết Thái.

(MTH's blog)

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

>> Sự thật về công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng



Gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


Việc Trung Quốc diễn giải nội dung Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời.

Có thể nói, giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.


Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ảnh: internet


Theo lý giải của Trung Quốc, ngày 4/9/1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam).

Sau đó, ngày 14/9/1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi Công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau:

"Thưa Đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.


Cần phải thấy rằng, các tuyên bố nói trên của Trung Quốc cũng như của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời trong bối cảnh có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc về tình hình lãnh thổ trên biển theo luật pháp quốc tế cũng như diễn biến căng thẳng của vấn đề quân sự xung quanh eo biển Đài Loan.

Năm 1956, Liên Hợp Quốc bắt đầu tiến hành các hội nghị quốc tế bàn về Luật Biển, sau đó một số hiệp định được ký kết vào năm 1958, tuy nhiên vẫn chưa làm thỏa mãn yêu sách về lãnh hải của một số quốc gia.

Bối cảnh xuất hiện công hàm

Từ đầu thế kỷ 20, nhiều quốc gia đã bắt đầu chú ý tới nguồn lợi to lớn từ khoáng sản và tài nguyên biển, bộc lộ ý đồ mở rộng chủ quyền trên biển. Trung Quốc, dù trong lịch sử ít quan tâm đến biển, cũng bắt đầu chú ý đến việc mở mang, kiếm tìm những đặc quyền trên biển. Mặc dù lúc đó chưa phải là thành viên của Liên Hợp Quốc, nhưng Trung Quốc cũng bắt đầu chú ý đến việc lên tiếng với cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề trên biển theo hướng có lợi cho Trung Quốc.

Trong chiến lược cho tương lai, thì việc cạnh tranh trên biển, cũng như tìm kiếm những nguồn tài nguyên trên biển là một vấn đề được Trung Quốc đặt ra. Trên thực tế, cũng từ đầu thế kỷ 20, Trung Quốc đã hình thành ý định nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Rõ ràng, việc nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ thế kỷ 20 đã nằm trong chiến lược "lấn sân” của Trung Quốc về tham vọng mở rộng biên giới quốc gia trên biển.

Ngày 26/5/1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã ra lệnh cho Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan, ngăn chặn cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào các đảo trên eo biển Đài Loan. Với hành động này, Mỹ đã thực sự bảo hộ Đài Loan, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án.

Để tỏ rõ quyết tâm giải phóng Đài Loan, ngày 3/9/1954, Trung Quốc đã tấn công trừng phạt đối với các hòn đảo ven biển như Kim Môn, Mã Tổ. Các nhà chép sử gọi đây là cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất.

Ngày 11/8/1954, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tuyên bố sẽ "giải phóng” Đài Loan, và tăng cường pháo kích vào hai đảo Kim Môn và Mã Tổ.

Ngày 12/9/1954, Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ đưa ra dự tính tấn công Trung Quốc bằng vũ khí nguyên tử nhưng Tổng thống Eisenhower đã do dự sử dụng vũ khí nguyên tử cũng như sự liên can của quân đội Hoa Kỳ vào cuộc chiến này.

Năm 1958, tiếp tục xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai. Ngày 23/8/1958 Trung Quốc đột ngột tăng cường nã pháo vào đảo Kim Môn. Theo Hiệp định Phòng thủ tương hỗ giữa Đài Loan-Hoa Kỳ, Tổng thống Eisenhower đã ra lệnh cho tàu chiến Hoa Kỳ đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến 2 đảo tiền tiêu Kim Môn và Mã Tổ.

Ngoài bối cảnh "phức tạp và cấp bách” đối với Trung Quốc như đã nêu trên, theo Thạc sĩ Hoàng Việt (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ đặc thù Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Trung Quốc lúc đó "vừa là đồng chí vừa là anh em”.

Năm 1949, bộ đội Việt Nam còn tấn công và chiếm vùng Trúc Sơn thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ tay các lực lượng khác rồi trao trả lại cho Quân giải phóng Trung Quốc. Năm 1957, Trung Quốc chiếm giữ đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam từ tay một số lực lượng khác, rồi sau đó cũng trao trả cho Việt Nam.

Điều này cho thấy quan hệ đặc thù của hai nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Trung Quốc lúc bấy giờ. Do vậy, trong tình hình lãnh thổ Trung Quốc đang bị đe dọa chia cắt, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai khiến Hải quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào can thiệp, việc Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải bao gồm đảo Đài Loan trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung Quốc trong tình thế bị đe dọa tại eo biển Đài Loan.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không quên mục đích "sâu xa” của họ trên Biển Đông nên đã "lồng ghép” thêm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào bản tuyên bố. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối xã hội chủ nghĩa bấy giờ và là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu những lời ủng hộ Trung Quốc trong hoàn cảnh hết sức khẩn trương, chiến tranh chuẩn bị leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ đang tiến vào eo biển Đài Loan và đe dọa Trung Quốc.

Nội dung Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thấu hiểu quyền tuyên bố về lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ tòan vẹn lãnh thổ quốc gia luôn luôn là mục tiêu hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh ra đời của Công hàm như đã nêu trên.

Công hàm 1958 có hai nội dung rất rõ ràng: Một là, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý; Hai là, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố.

Trong Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung Quốc đã nêu.

Do vậy, chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng Công hàm 1958 đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.

Việt Nam có chủ quyền không thể chối cãi với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Tại Hội nghị San Francisco 1951, các quốc gia tham dự đã bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam đã long trọng tuyên bố chủ quyền lâu đời và liên tục của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong phiên họp toàn thể mà không có bất kỳ sự phản đối hay ý kiến gì khác của tất cả các quốc gia tham dự. Điều đó có nghĩa là kể từ năm 1951, cộng động quốc tế đã thừa nhận chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Những tuyên bố đơn phương về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế là vô hiệu. Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc là một nước tham gia chính thức, cũng thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về người Việt Nam. Các điều khoản trong Hiệp định cũng yêu cầu các quốc gia tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Do vậy, phần tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong bản tuyên bố ngày 4/9/1958 về cơ sở pháp lý quốc tế đương nhiên được xem là không có hiệu lực.

Trong Công hàm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì điều đó là không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).

Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đương nhiên chỉ tán thành những tuyên bố của Trung Quốc có nội dung hợp pháp được cộng đồng quốc tế thừa nhận trên cơ sở luật pháp quốc tế cho đến giai đoạn đó.

Một phần nội dung của bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia về lãnh thổ của Việt Nam, đồng thời cũng vi phạm nghiêm trọng các cơ sở pháp lý về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà cộng đồng quốc tế đã thừa nhận cũng như đã nhiều lần tái thừa nhận một cách minh thị là thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong bối cảnh quan hệ hữu nghị rất đặc thù với Trung Quốc đã khẳng định lập trường ghi nhận, tán thành tuyên bố giới hạn 12 hải lý về lãnh hải của Trung Quốc, còn những nội dung cụ thể diễn giải vượt quá phạm vi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc theo các hiệp ước quốc tế đã không được đề cập tới như là một sự mặc nhiên thừa nhận sự vô hiệu của nó dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế.

Trong khi đó, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này.

Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân Việt Nam Cộng hòa chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974

Trong bối cảnh lịch sử đặc biệt nêu trên càng thấy rõ một sự thật hiển nhiên là Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đơn giản chỉ ghi nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, không hề nhắc lại các nội dung mập mờ liên quan đến các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Về thực chất, Công hàm 1958 thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc. Thực là phi lý, nếu cố tình suy diễn và xuyên tạc (như lập luận phía Trung Quốc), cho rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người con ưu tú của dân tộc, lại ký văn bản từ bỏ lãnh thổ và chủ quyền của đất nước trong khi chính ông và cả dân tộc Việt Nam đã chiến đấu hết mình để giành độc lập, tự do.

Có lẽ cần phải nhấn mạnh rằng tất cả những hành động ngoại giao của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Công hàm 1958 có thể hiểu không phải là ông không nhìn thấy mọi ý đồ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam vì ông đã có kinh nghiệm trong bàn đàm phán Genève năm 1954, khi mà Trung Quốc đã có không ít động thái rất bất lợi cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nội dung Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng phù hợp với hoàn cảnh và mối quan hệ đặc thù giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Trung Quốc bấy giờ, đồng thời cũng hàm chứa thái độ không bao giờ từ bỏ chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó cũng là quan điểm nhất quán của Việt Nam, bởi từ năm 1945 đến nay, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội Việt Nam Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và hiện nay là Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng hoặc ra nghị quyết từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Về thuyết "estoppel”

Một cơ sở nữa trên phương diện pháp lý, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó không trực tiếp quản lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trước năm 1975, các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hòa và Philippines. Như vậy, những lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp.

Tuy nhiên, có tác giả đã cố tình nêu thuyết "estoppel” để suy diễn những lời tuyên bố đó có hiệu lực bó buộc đối với Việt Nam.

Theo luật quốc tế, không có một văn bản pháp lý nào có thể gắn cho những lời tuyên bố đơn phương một tính chất bó buộc, ngoại trừ thuyết "estoppel”. Mục đích chính của nó ngăn chặn trường hợp một quốc gia có thể hưởng lợi vì những thái độ bất nhất của mình, và do đó, gây thiệt hại cho quốc gia khác.

Vì vậy, estoppel phải hội đủ các điều kiện chính:

(1) Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu và phải được phát biểu một cách minh bạch;
(2) Quốc gia nại "estoppel” phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động;
(3) Quốc gia nại "estoppel” cũng phải chứng minh rằng, vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó;
(4) Nhiều bản án còn đòi hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và lâu dài. Thí dụ: bản án "Phân định biển trong vùng Vịnh Maine”, bản án "Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua”, bản án "Ngôi đền Preah Vihear”..

Áp dụng những nguyên tắc trên của estoppel vào những lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chúng ta thấy thiếu điều kiện 2 và 3 đã nêu ở trên. Năm 1956, năm 1958 và năm 1965, Trung Quốc đã không có thái độ nào, hoặc thay đổi thái độ vì dựa vào lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trung Quốc cũng không thể chứng minh được rằng mình bị thiệt hại gì do dựa vào những lời tuyên bố đó. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không được hưởng lợi gì khi có những lời tuyên bố đó.

Trong suốt quá trình thực hiện mưu đồ bá chủ trên Biển Đông, Trung Quốc đã không ít lần đưa ra các tài liệu xuyên tạc lịch sử, biến có thành không, biến không thành có, tung hỏa mù để cố tình làm sai lệch nhận thức của chính nhân dân Trung Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế về vấn đề này theo hướng có lợi cho mưu đồ của Trung Quốc.

Tuy nhiên, trước những bằng chứng hiển nhiên của sự thật lịch sử và dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế những hành vi xuyên tạc, tung hỏa mù, cố tình làm cho cộng đồng quốc tế ngộ nhận càng khiến cho Trung Quốc lộ rõ âm mưu cũng như thủ đoạn của họ trong suốt quá trình áp đặt ý đồ "nuốt trọn” Biển Đông, theo kiểu "miệng nói hòa bình không xưng bá, tay làm phức tạp hoá tình hình”.

[BDV news]


Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

>> Nhà giàn DK: Cột mốc chủ quyền trên biển



Đây là Tổ quốc, là đất đai hương hỏa của ông cha, dù chỉ có đá sỏi gió cát thế này ta cũng phải canh giữ, một tấc không đi, một li không rời, dẫu có phải đổi bằng xương máu...


22 năm qua tại vùng biển của Tổ quốc, những cơn sóng cao từ 13m đến 15m, có sức tàn phá khủng khiếp đã đánh đổ, nhấn chìm 5 nhà giàn, 1 tàu trực. 13 cán bộ chiến sĩ chốt giữ nhà giàn đã anh dũng hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ.

Nhiều người phải lênh đênh trôi dạt trên biển hàng chục giờ trong cái nắng cháy da, cái đói, cái rét thấu xương. Thế nhưng, nhà giàn này đổ lại có nhà giàn khác được xây lên, lớp trước ngã xuống lại có lớp sau tiếp bước. Đó là sự hình dung ngắn gọn nhất về những nhà giàn DK1 ở vùng biển thềm lục địa - những cột mốc chủ quyền của Tổ quốc trên Biển Đông.


Nhà giàn sừng sững trên biển Đông khẳng định chủ quyền Tổ quốc.


22 năm qua, với việc dựng lên những nhà giàn DK1 hiên ngang giữa trùng khơi sóng gió, người Việt hôm nay tiếp tục dựng lên những cột mốc chủ quyền mà mọi thế hệ người Việt đã dựng xây và gìn giữ. Lòng yêu nước của người Việt xuyên qua mọi thời gian, chưa bao giờ vơi cạn.

Ở vào thời điểm này, càng thấy ý nghĩa cực kỳ quan trọng của dấu mốc. Ngày 5/7/1989 - ngày Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký Quyết định dựng nhà giàn. Quyết định đó đã thể hiện tầm nhìn xa trong việc xác lập chủ quyền của Tổ quốc.

"Tư lệnh đưa mắt nhìn suốt rẻo cát trống trơn, rồi lại nhìn cái lều bạt dã chiến cứ hộc lên trong gió tựa hồ một con ngựa bất kham, đang lồng lộn như muốn rứt tung mấy sợi xích sắt căng ghì xuống đảo mà phóng đi cùng bầy gió hoang dã.

Đẹp, nền nếp. Đúng quân phong quân kỷ. Ở đây mà giữ được như thế này là tốt lắm rồi - Giọng Tư lệnh bỗng bùi ngùi - Tất nhiên là vất vả! Chúng mày rất vất vả! Tao biết! Nhưng khổ nỗi đây lại là Tổ quốc, là đất đai hương hỏa của ông cha, dù chỉ có đá sỏi gió cát thế này ta cũng phải canh giữ, một tấc không đi, một li không rời, dẫu có phải đổi bằng xương máu..."

Đoạn văn trên được trích từ cuốn Đảo Chìm của nhà thơ Trần Đăng Khoa và vị Tư lệnh được nhắc đến trong đó là Tư lệnh Giáp Văn Cương - Tướng chỉ huy Hải quân duy nhất cho đến nay được phong hàm Đô đốc ở Việt Nam và là người mà khi nhắc đến những cột mốc chủ quyền trên Biển Đông không thể không nhắc đến tên ông. Cũng như trong ký ức của rất nhiều người, ông là "vị tướng của Trường Sa", của Nhà giàn.



Đô đốc Giáp Văn Cương.


Nhiều người đã nói đến "tầm nhìn Giáp Văn Cương", "ý chí Giáp Văn Cương" trong việc phòng thủ Trường Sa và khai sinh những nhà giàn DK1 ngày đêm bảo vệ thềm lục địa phía Nam.

Theo đánh giá của Thiếu tướng Lê Kế Lâm (nguyên Tham mưu phó tác chiến Quân chủng Hải quân): "Nếu không có tầm nhìn và sự quyết đoán trong hành động của Đô đốc Giáp Văn Cương, Trường Sa có thể khó khăn hơn bây giờ, không toàn vẹn như bây giờ".

Ở vào thời kỳ ấy, vị Tư lệnh với tầm nhìn của mình đã sớm dự báo: "Trong tương lai gần, vùng biển khu vực Trường Sa không được bình yên và sẽ là chiến trường chính của hải quân Việt Nam".

Và kế hoạch bảo vệ chủ quyền Việt Nam ở Trường Sa trong 2 năm 1986 - 1987 mà ông đề xuất với Bộ Chính trị là nhanh chóng dốc toàn lực, đặc biệt là công binh, ra Trường Sa để tăng cường, củng cố tất cả đảo nổi, đảo chìm mà quân dân Việt Nam đang đồn trú và sinh sống bao đời nay, đưa quân ra những đảo chìm thuộc chủ quyền VN nhưng chưa có quân đồn tru, và cùng với đó là các nhà giàn ra đời.

22 năm qua, bao thế hệ cán bộ chiến sĩ đã sống trong những nhà giàn chỉ vài chục đến 100 m2, thiếu thốn đủ bề, gian khổ đủ bề. Không ai quên trận bão số 8 năm 1998, Nhà giàn DK1 cụm Phúc Nguyên bị bão cuốn phăng, 9 chiến sĩ bị cuốn trôi giữa biển, tàu trực chiến chỉ cứu được 6 người, 3 chiến sĩ chìm vào biển cả...

Có một nhà văn bảo rằng có một Nghĩa trang ở trong lòng biển, không tượng đài, bia mộ. Rộng dài hàng trăm hải lý, hồn thiêng các anh qui tụ ở chỗ nào?

Trên một vùng thềm lục địa thiêng liêng đã được xác lập chủ quyền của Tổ quốc, đang hiên ngang những cột mốc mang tên Nhà giàn DK1. Và cũng như mọi cột mốc chủ quyền ở khắp các dải biên cương, những người lính vẫn đang trụ bám, trông coi, gìn giữ.

Họ - những người lính hải quân quanh năm sống trong những nhà giàn DK1 vài chục m2, xung quanh là trời, là biển, là kẻ thù nhòm ngó, là gió, là bão, là bất kể lúc nào cũng có thể hi sinh...

Cho nên, giá mà bớt cho họ những thiếu thốn không đáng có khác như thiếu nước ngọt, thiếu rau xanh thì tốt biết bao nhiêu. (Gần đây nhờ chương trình Chung tay thắp sáng Nhà giàn DK1 do báo Tuổi trẻ khởi xướng nên các nhà giàn không còn cảnh thiếu điện suốt đêm).

[BDV news]


Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

>> Philippines 'thay máu' lực lượng không quân già nua




Bộ quốc phòng Philippines tiết lộ kế hoạch mua 6 chiến đấu cơ phản lực trang bị cho Không quân nước này.

Thông tin này được đưa ra trong cuộc họp báo nhân dịp kỷ niệm 64 năm thành lập lực lượng Không quân Philippines.

Bộ trưởng quốc phòng Voltaire Garmin cho biết việc mua sắm này là một phần của kế hoạch nâng cấp vũ khí trung hạn của quốc đảo này.

Theo trung tá Miguel Ernesto Okol – phát ngôn viên lực lượng không quân thì loại máy bay chiến đấu này có khả năng thực hiện nhiệm vụ tuần tra biển. Một chiến đấu cơ dự kiến có chi phí từ 23-40 triệu USD.

Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Philippines và Trung Quốc đang có những căng thẳng xung quanh vấn đề biển đảo. Chính phủ Philippines cáo buộc các lực lượng Trung Quốc có ít nhất 9 lần xâm phạm các vùng thuộc quần đảo Trường Sa mà Philippines tuyên bố là có chủ quyền.



Chiến đấu cơ chủ lực OV-10 của Không quân Philippine.



Trong khu vực Đông Nam Á, trang bị lực lượng Không quân Philippines khá yếu. Loại chiến đấu cơ chủ lực, mạnh nhất, tốt nhất mà Philippines đang biên chế là máy bay cường kích cánh quạt OV-10 Bronco. Máy bay OV-10 có khả năng mang được tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9 cùng bom và rocket không điều khiển.

Bên cạnh đó, đơn vị chiến đấu của không quân còn có sự hỗ trợ từ 19 chiếc máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực cận âm Aermacchi S-211 và hơn 30 chiếc máy bay huấn luyện cánh quạt Aermacchi SF.260. Cả hai loại này đều có thể tham gia nhiệm vụ hỗ trợ tấn công nếu cần.

Từ năm 1995, Philippine đã lên kế hoạch hiện đại hóa không quân bằng việc nhắm tới một loạt các loại chiến đấu cơ hiện đại như F-16, IAI Krif, F-18, MiG-29… Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 đã chấm dứt hi vọng tăng cường sức mạnh quân sự của Philippine. Tới tận ngày nay, nước này vẫn phải chấp nhận duy trì đội ngũ phi cơ già nua.


[BDV news]


Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

>> Công thức 4K cho Biển Đông




Quan sát những diễn biến gần đây trên Biển Đông, TS Giáp Văn Dương cho rằng, Việt Nam cần một chiến lược mang tính định hướng cho vấn đề này, có thể được khái quát thành công thức ngắn gọn: Kiên định - Kiên quyết - Kiên cường - Kiên trì, gọi tắt là 4K.


Căng thẳng Biển Đông đang thu hút sự quan tâm của nhiều giới nhiều ngành, cả trong nước lẫn quốc tế. Với người Việt Nam thì sự quan tâm này càng lớn gấp bội khi trong một khoảng thời gian ngắn, Trung Quốc liên tục gây hấn và xâm phạm vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như đã thấy trong các sự kiện gần đây.




Sự leo thang của căng thẳng Biển Đông dường như ngày càng rõ khi Trung Quốc công khai thể hiện ý đồ độc chiếm Biển Đông; tăng cường tranh chấp trên mọi lĩnh vực, bằng mọi phương tiện.

Để đối phó với thực tế đó, cần phải có một chiến lược định hướng cho phản ứng của Việt Nam nói chung và mỗi người Việt nói riêng trước mỗi diễn biến mới trên Biển Đông sao cho nhanh, chính xác và hiệu quả nhất có thể.

Sự định hướng từ bên trong này sẽ là chỗ dựa tinh thần giúp cho mỗi người Việt, dù trực tiếp hay chỉ gián tiếp liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, thêm bền gan vững chí trong sự nghiệp trường kỳ này.

Quan sát những diễn biến gần đây trên Biển Đông thì thấy, nội dung chính của chiến lược định hướng này có thể được khái quát thành công thức ngắn gọn: Kiên định - Kiên quyết - Kiên cường - Kiên trì, gọi tắt là 4K.

Kiên định là mỗi người - đặc biệt là những người có trọng trách, có liên quan trực tiếp đến công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo - luôn luôn ghi nhớ mục tiêu, giữ vững lập trường bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp của đất nước; không lung lay dao động khi có tác động từ bên ngoài, bất kể đó là tác động từ nguồn nào, dưới dạng nào. Chủ quyền quốc gia là tối thượng. Không hy sinh hay thỏa hiệp đối với chủ quyền.
Kiên định cũng giúp loại bỏ những tạp luận đủ thể loại để tập trung vào mục tiêu chính, từ đó phát huy được tuệ giác của mình nhằm tìm ra những giải pháp khôn ngoan nhất, sáng suốt nhất; đồng thời tránh được bẫy khiêu khích của đối phương và chủ động tìm đường đi nước bước, tránh bị động.

Trong lịch sử, sự kiên định về chủ quyền biển đảo đã có lúc không được chú trọng và cẩn trọng đúng mức ở một số thời điểm, nên bị Trung Quốc lợi dụng khai thác dẫn tới hệ lụy phải mất nhiều thời gian và tâm sức mới có thể khắc phục được.

Kiên quyết là lời nói và việc làm cần phải quyết đoán, mạch lạc, nhất quán, nhất là ở những cơ quan hữu quan và những người có trọng trách. Kiên quyết ở lời nói và hành động sẽ chuyển được sự kiên định từ trong tâm trí ra ngòai, nên dễ nhận biết, dễ nắm bắt, do đó có tác dụng đoàn kết toàn dân hướng đến một mục tiêu chung.

Kiên cường là không lùi bước, không khuất phục trước khó khăn và đe dọa, xứng đáng với truyền thống giữ nước đã bao lần sáng chói trong lịch sử. Khi đã kiên định và kiên quyết thì kiên cường bảo vệ chủ quyền đất nước là một sự tất yếu.

Kiên cường là phẩm chất đáng quí của dân tộc Việt Nam, đã được kiểm chứng trong suốt chiều dài lịch sử. Còn nhớ năm 1988, khi Trung Quốc đánh chiếm bãi đá Gạc Ma ở Trường Sa, các chiến sĩ hải quân Việt Nam đã nắm tay nhau thành một vòng tròn, nước ngập thắt lưng, thà hy sinh để khẳng định chủ quyền chứ không chịu rời đảo.

Nhưng kiên cường không phải là một thứ của trời cho, tự nhiên có, mà cần được chú tâm bồi đắp và hun đúc không ngừng.

Kiên trì là bền bỉ không lơ là, không nản chí với sự nghiệp trường kỳ này. Chí đã quyết, lòng đã bền thì dù mười năm, một trăm năm hay lâu hơn nữa cũng không nản lòng. Thế hệ này tiếp nối thế hệ kia, người này tiếp nối người khác không ngừng nghỉ.

Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc ngày càng thể hiện rõ, và không có dấu hiệu giảm đi trong thời gian ngắn. Vì thế kiên trì bền bỉ đấu tranh bảo vệ chủ quyền là điều tất yếu.

Tục ngữ Việt Nam có câu: "Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời". Trong tương quan so sánh, Việt Nam hiện tại còn yếu so với Trung Quốc, nhưng tương lai một Việt Nam hùng cường hoàn toàn có thể đạt được, nếu lãnh đạo và nhân dân đồng thức tỉnh, tăng cường đoàn kết trong ngoài vì mục tiêu phát triển đất nước. Do đó, kiên trì đấu tranh để chờ thời cơ đòi lại những gì đã mất là điều cần thiết.

Trong công thức 4K này, Kiên định đóng vai trò định hướng. Muốn có Kiên quyết, Kiên cường, Kiên trì trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo thì trước hết cần Kiên định, không chủ quan lơ là, không ảo tưởng mơ hồ, không sa vào các tạp luận trong vấn đề này.

Nếu triển khai đồng bộ và hiệu quả công thức này, Việt Nam nói chung và mỗi người Việt nói riêng, sẽ có khả năng phản ứng nhanh, chính xác và hiệu quả trước mỗi diễn biến mới trên Biển Đông. Kết hợp cùng sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo không có lý do gì để thất bại. Hòa bình và Công lý cho Biển Đông cũng vì thế mà có thể đạt được, không chỉ cho Việt Nam mà còn cho tất cả những nước liên quan.

[BDV news]



Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2011

>> Trung Quốc 'giương lưỡi lê' trên mặt báo





Trong vài ngày gần đây, trên các tờ báo uy tín, được coi là “báo Đảng” của Trung Quốc liên tiếp có những bài viết cứng rắn, bày tỏ thái độ của quốc gia này về những căng thẳng trên biển Đông, bất chấp phản ứng kịch liệt từ dư luận quốc tế.
Mới đây nhất, ngày 21/6, Thời báo Hoàn Cầu đã có một bài xã luận có tên “Trung Quốc phải phản ứng lại những hành động khiêu khích của Việt Nam”. Thời báo Hoàn Cầu là phụ bản chính thống của Nhân dân nhật báo (People’s Daily) – tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Bài xã luận đã đưa ra những tuyên bố cứng rắn nhất từ trước đến giờ, bao hàm cả những lời lẽ mang tính đe dọa quân sự. “Trung Quốc sẽ sử dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của mình trên biển Hoa Nam (cách Trung Quốc gọi biển Đông)”, sẵn sàng “sử dụng lực lượng hải giám để đối phó, và nếu cần, sẽ dùng lực lượng hải quân tấn công lại”. Thậm chí, bài xã luận này còn không ngần ngại tuyên bố “Trung Quốc tự tin để tiêu diệt các tàu xâm lược Việt Nam”. Đây không phải là tờ báo duy nhất đưa ra lý lẽ kiểu này, cùng ngày China Daily cũng đổ lỗi “nguồn gốc của tranh chấp trên biển Hoa Nam hiện nay là do những hành động đơn phương của Việt Nam và Philipppines”.




Bà Lý Hồng Mai.
Tác giả bài viết này còn đề nghị Trung Quốc trước hết phải nói rõ cho quốc tế biết lập trường của mình về vấn đề biển Đông, thứ hai là phải bám lấy nguyên tắc “cùng phát triển những vùng đang tranh chấp”, và thứ ba là chính phủ phải lập ra một cơ quan cao cấp về các vấn đề biển để phối hợp hành động, đồng thời khẳng định đường ranh giới hình chữ U (đường 9 đoạn bất hợp pháp trên Biển Đông). Trước đó, ngày 20/6, trên tờ Nhân dân nhật báo cũng có một bình luận của nữ ký giả Lý Hồng Mai tiêu đề “Việt Nam nên tỉnh giấc mộng dữ”.



Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân.
Trong bài viết này, tác giả cho rằng Việt Nam nên “kiềm chế những tham vọng xa vời trên biển Hoa Nam, đừng hy vọng gắn bó với Mỹ. Lý do đơn giản là một khi Mỹ cảm thấy lợi ích riêng bị đe dọa sẽ sẵn sàng hy sinh lợi ích của các nước xung quanh vùng biển này”. Trung Quốc cũng đã ám chỉ khả năng dùng đến quân sự để giải quyết căng thẳng vài ngày trước đó.

Hôm 18/6,Văn Hối – tờ báo uy tín của Bắc Kinh - đã đăng bài xã luận có đoạn “Cho dù chủ trương giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng phương thức hòa bình, nhưng Trung Quốc cũng đã làm tốt các công tác chuẩn bị cần thiết về mặt quân sự, có đủ quyết tâm và thực lực để bảo đảm lợi ích cốt lõi của đất nước không bị xâm phạm".

Trong bài viết có cụm từ “quyết không ngồi đó để nhìn” mà nhất định sẽ có đòn “phản kích mạnh mẽ", cho thấy thái độ kiên quyết, cứng rắn, không ngại sử dụng vũ lực của Bắc Kinh. Không chỉ thông qua những bài báo, ngày 22/6, Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân một lần nữa yêu cầu Mỹ không can dự vào tranh chấp khu vực. “Tốt hơn hết Mỹ nên ngừng can thiệp vào tranh chấp ở Nam Hải (biển Đông), Washington nên để cho các nước liên quan tự giải quyết.

Bất kỳ sự tham gia nào của Washington cũng khiến tình hình thêm phức tạp”. Ngoài ra, vị thứ trưởng này tuyên bố Trung Quốc không hề gây hấn trên Biển Đông, họ rất quan tâm đến cái gọi là “hành động khiêu khích” của các bên ở vùng biển tranh chấp. Ông này cho rằng tốt hơn hết Mỹ nên đứng ngoài cuộc đối với những căng thẳng trên Biển Đông trong thời gian gần đây. Cùng với tiết lộ thử nghiệm tàu sân bay vào 1/7 tới , những tuyên bố ngày càng gay gắt từ phía Trung Quốc được cho là sự đáp trả lại việc các học giả quốc tế “chỉnh huấn” quốc gia này tại Hội nghị an ninh hàng hải quốc tế.
Những gì Trung Quốc nói, những việc Trung Quốc làm đã trưng cho thế giới thấy bản chất cái mà nước này gọi là “kiềm chế”, “phấn đấu vì hòa bình”. Một loạt động thái mới của Trung Quốc chắc chắn sẽ khiến sự căng thẳng trong khu vực ngày càng trầm trọng.

[BDV news]


Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

>> Thách thức Biển Đông và 'chiếc nỏ thần' Việt Nam



Dân tộc Việt Nam có một vũ khí chiến lược vô song chỉ được dùng đến khi không còn phương cách nào khác.


Vũ khí đó có khả năng làm kinh ngạc đối phương và thế giới bằng những nỗ lực phi thường mà trước đó không ai có thể hình dung được.

Những biến động dồn dập gần đây ở Biển Đông với hành động phi đạo lý của Trung Quốc trong xâm phạm chủ quyền của Việt Nam chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm khổng lồ chứa đựng không chỉ tham vọng vô đáy của Trung Quốc trong vùng biển xung yếu này mà cả sự đánh giá rất thấp (nếu không nói là coi thường) khả năng ứng xử chiến lược của nhà nước và sức trỗi dậy của dân tộc Việt Nam.

Đây là một nước cờ sâu và táo bạo. Có lẽ những người đi nước cờ này đã trù tính kỹ tới ba phản ứng sau đây của Việt Nam. Thứ nhất, Việt Nam sẽ không tiếc tiền, vội vã mua sắm vũ khí, tăng cường phòng thủ. Điều này sẽ làm ngân sách quốc gia kiệt quệ, kinh tế vĩ mô chao đảo, kinh tế suy yếu.

Thứ hai, người dân Việt Nam sẽ rất bức xúc trong khi nhà nước bối rối lo ngại nên tăng cường kiểm soát và kìm chế. Kết quả là, người Việt Nam sẽ mất đi tính sáng suốt của sự đồng lòng; và do đó không còn tâm trí nào cho một nỗ lực cải cách sâu rộng.

Thứ ba, giới doanh nhân Việt Nam sẽ mất đi quyết tâm và nhuệ khí trong thâm nhập thị trường Trung Quốc, một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong chiến lược phát triển. Vì thế, Việt Nam sẽ tiếp tục là nước thua thiệt và yếu kém nhất trong các nước châu Á trong quan hệ thương mại với thị trường khổng lồ và tăng trưởng nhanh chóng này.

Thế nhưng, những người chơi nước cờ sâu và táo bạo nói trên có thể không lường hết sức trỗi dậy của dân tộc Việt Nam. Dân tộc này có một vũ khí chiến lược vô song chỉ được dùng đến khi không còn phương cách nào khác. Vũ khí đó có khả năng làm kinh ngạc đối phương và thế giới bằng những nỗ lực phi thường mà trước đó không ai có thể hình dung được. Thách thức Biển Đông có lẽ là một vận hội vô giá, nó buộc người Việt Nam chúng ta phải dùng đến chiếc "nỏ thần" kỳ diệu này.

Chúng ta cần hiểu Trung Quốc hơn

Để vượt qua thách thức nghiệt ngã hiện nay, Việt Nam cần hiểu rõ hơn Trung Quốc. Đây là một dân tộc có nền văn hóa lớn, lâu đời, với nhiều thành quả huy hoàng trong quá khứ nhưng đã bị kìm nén nặng nề trong hàng trăm năm qua do chính sách đóng cửa và não trạng mê muội. Từ khi có cải cách do ông Đặng Tiểu Bình khởi xướng họ đã đi được những bước khổng lồ, làm thế giới thán phục, với động lực chủ đạo là ý chí và tham vọng rất lớn, trọng dụng nhân tài, tầm nhìn rộng, và mưu kế sâu sắc. Xu thế này hiện còn rất mạnh mẽ và có thể còn kéo dài.



Đảo Đá Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ảnh: Chu Thanh Vân.


Việt Nam cũng như nhiều nước khác cần thấu hiểu cục diện này và chuẩn bị thật tốt để có thể sống bên một người láng giềng khổng lồ, hùng mạnh, tham vọng, mưu sâu, và có thể có những hành vi nhẫn tâm trong khẳng định quyền thế nhờ sự trỗi dậy của mình.

Đồng thời, Việt Nam cũng cần biết rõ những điểm yếu rất dễ tổn thương của Trung Quốc. Thứ nhất, đó là nội tình phức tạp với nhiều yếu tố bất ổn từ trong cốt lõi. Mức độ ổn định chính trị và kiểm soát tham nhũng của Trung Quốc rất thấp so với hầu hết các nước (theo khảo sát thường niên của Ngân hàng Thế giới). Trung quốc sẽ không thể rảnh tay làm mưa gió trên thế giới nếu người dân Trung Quốc thấy chính phủ mình thua kém Việt Nam và các nước láng giềng trong nỗ lực cải cách-phát triển. Khi đó Trung Quốc sẽ phải quay về giải quyết vấn đề nội bộ.

Thứ hai, hình ảnh nhân văn của Trung Quốc trên trường quốc tế còn rất thấp. Từ thực tế châu Phi đến Biển Đông, họ chưa chứng tỏ được mình là một quốc gia có trách nhiệm cao trong kiến tạo hòa bình và phồn vinh cho thế giới.

Thứ ba, Trung Quốc để lại nhiều ấn tượng chưa đẹp về tính trung thực và sự nhất quán giữa hành động và lời nói, từ chất lượng sản phẩm đến đường lối kinh tế và chính sách ngoại giao.

Một mặt khác, Trung Quốc là một quốc gia có lãnh đạo giỏi, tầm nhìn xa. Trên thực tế, họ rất ngại và kiêng nể các quốc gia có hội đủ ba yếu tố: thượng tôn các qui luật của tạo hóa, trọng dụng nhân tài, và dốc sức khai phát sức mạnh dân tộc. Bởi họ biết dân tộc này sẽ là một quốc gia hùng cường. Hàn Quốc là một trường hợp điển hình. Trong khi đó, họ có thể hành xử rất ngạo mạn với những quốc gia mê muội, giáo điều, hắt hủi hiền tài, phân liệt nhân tâm. Bởi họ biết đất nước này đang ở vào thế suy vi.

Trung Quốc đã qua giai đoạn trỗi dậy hòa bình và bước vào giai đoạn khẳng định uy lực của mình. Họ sẽ không ngại đối đầu trên những điểm mạnh của họ, đặc biệt là về thực lực kinh tế và quân sự. Tuy nhiên họ sẽ phải chùn lại nếu sự đụng độ khoét sâu các điểm yếu nêu trên: ổn định chính trị thấp, hình ảnh nhân văn hạn chế, ấn tượng về hành xử thiếu văn minh và trách nhiệm.

Việt Nam: Chiếc "nỏ thần" và phương cách sử dụng

Từ bài học từ cha ông

Binh pháp cổ có tổng kết rằng, muốn làm nên một chiến thắng hiển hách, cần có khả năng làm kinh ngạc đối phương. Đây là chiếc "nỏ thần" kỳ diệu mà người Việt Nam qua bao thế hệ đã dùng đến mỗi khi đất nước bị lâm nguy hoặc ngoại xâm giày xéo. Ông cha ta đã để lại những bài học quí giá khi dùng đến vũ khí chiến lược này.

Bài học của Đức Trần Hưng Đạo chỉ ra rằng cách bảo vệ tổ quốc tốt nhất là chủ động tiến công vào những yếu kém của chính mình. Theo tư tưởng này, ngài thảo ra hịch tướng sĩ, khích lệ tướng sĩ thấy nỗi nhục quốc gia mà bỏ thói hư tật xấu, quyết chí một lòng, xả thân vì nước.

Ngài chỉ rõ, nếu để mất nước thì: "chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến ngàn năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận."

Và nếu giữ được nước thì: "trăm đời sau còn để tiếng thơm; chẳng những thụy hiệu ta không hề mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu truyền."

http://nghiadx.blogspot.com/


Nguyễn Trãi nêu ra những nguyên lý cao cả để dân tộc vượt lên mọi sự bạo ngược:


Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ trăn trở tìm kiếm người hiền tài ra giúp nước: "Trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, thức ngủ mong mỏi mà có người tài cao học rộng chưa từng thấy đến... Ngẫm cho kỹ: cái nhà to lớn - sức một cây không dễ gì chống đỡ, sự nghiệp thái bình - sức một người không thể đảm đương." (Chiếu cầu hiền)

Đến nỗ lực hôm nay

Sẽ cần những nghiên cứu sâu sắc và thảo luận rộng khắp trong nhân dân để tìm ra đủ phương cách để Việt Nam có thể vượt lên bằng những nỗ lực làm kinh ngạc thế giới, buộc đối phương phải rút về thế phòng thủ - hòa hoãn. Ba hướng đi lớn cho các nỗ lực có thể là:

1. Xác lập ý chí cải cách của lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
2. Cả nước trên dưới một lòng toàn tâm toàn ý khai phát sức mạnh tiềm tàng của dân tộc.
3. Toàn xã hội thành tâm coi giá trị nhân văn và lòng nhân bản làm nền tảng phát triển và hướng đích cho dân tộc đi đến phồn vinh.

Theo hướng đi này chúng ta có quyền đòi hỏi và kỳ vọng một số hành động sau đây.

+ Lãnh đạo Đảng và Nhà nước lắng nghe bàn luận để thấy hết nguy cơ mà đất nước nhân dân sẽ phải gánh chịu trong tương lai không xa nếu đất nước tiếp tục tụt hậu.
+ Lãnh đạo Đảng và Nhà nước quây quần cùng đại diện mọi tầng lớp nhân dân, ngày đêm họp bàn tìm phương kế cải cách, đưa nhanh đất nước đến hùng cường.
+ Lãnh đạo Đảng và Nhà nước có chính sách sử dụng hiền tài, đưa đất nước vượt lên trên mọi lĩnh vực, từ phát triển kinh tế đến củng cố quốc phòng, từ dân chủ hóa đất nước đến xây dựng thiết chế nền tảng cho phát triển bền vững, từ cải cách giáo dục đến nâng cấp tiềm lực khoa học công nghệ, từ hợp tác quốc tế đến gia cường vị thế và hình ảnh Việt Nam.
+ Có những bước đi đột phá táo bạo; đặc biệt là xây dựng một số đặc khu kinh tế nhằm huy động sức mạnh tổng lực của dân tộc, là hình mẫu của Việt Nam năm 2045, với sức đuổi vượt mạnh mẽ làm thế giới khâm phục và kính nể.
+ Mỗi người dân Việt Nam, dù ở đâu hãy tự giác góp phần tạo nên hình ảnh một dân tộc có phẩm chất cao quí: thành tâm trong hợp tác, cầu thị trong học hỏi, ý thức trách nhiệm cao với cộng đồng. Việt Nam cần trở thành một điểm sáng, có sức tương phản và thu hút mạnh mẽ trong hun đúc những phẩm chất cao quí này.


[BDV news]


Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

>> Việt Nam sẽ bắn đạn thật trên biển



Căng thẳng tiếp tục gia tăng quanh tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông khi Việt Nam loan báo Hải quân nước này sẽ bắn đạn thật ngoài khơi Quảng Nam.


Một Bấm thông báo đăng trên trang mạng của Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Miền Bắc cho biết ngày bắn chính thức là 13/6/2011 từ 08 đến 12 giờ và từ 19 đến 24 giờ.

Sau đó, sang ngày thứ Ba, 14/6 sẽ là đợt bắn dự bị, cũng kéo dài đến nửa đêm.

Công ty này đưa ra thông báo hôm 9/6 căn cứ vào văn bản số 1314/TB-V3-TC mới ra ngày 07/6/2011 của Quân chủng Hải quân vùng 3.


Cuộc tập trận sẽ do Hải quân vùng 3 thực hiện


Được biết các đơn vị hải quân sẽ bắn đạn thật trên biển tại khu vực Hòn Ông, tỉnh Quảng Nam, và thông báo tọa độ trong phạm vi diễn ra cuộc tập trận.

Thông báo của Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Miền Bắc khuyến cáo ''các phương tiện thủy không hoạt động trong khu vực nói trên trong thời gian bắn đạn thật''.

Dù đây chỉ là thông báo của một cơ quan dân sự nhưng lại nói về Hải quân Việt Nam nên được báo chí Phương Tây và khu vực đặc biệt quan tâm.

Một chuyên gia theo dõi tình hình khu vực cho BBC hay, cuộc diễn tập của Việt Nam "diễn ra gần bờ", cách xa quần đảo Hoàng Sa.

Ông nhận xét rằng đây là cách để Việt Nam "hành động rất dè dặt nhằm phô trương sức mạnh quân sự như múa võ trước cửa nhà", sau các diễn biến mới đây của Trung Quốc.

"Các phương tiện thủy không hoạt động trong khu vực nói trên trong thời gian bắn đạn thật"
Hướng dẫn hàng hải của Việt Nam


'Đe dọa tính mạng'

Tình trạng căng thẳng liên quan đến tranh chấp chủ quyền quanh Trường Sa đã gia tăng trong khoảng hai tuần qua sau vụ Việt Nam cáo buộc là Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển của Việt Nam sau khi tàu của nước láng giềng cắt cáp của tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 hôm 4/6.

Hôm thứ Năm Bộ Ngoại giao Việt Nam nói một tàu thăm dò dầu khí khác của Việt Nam thuê lại vừa bị tàu Trung Quốc phá hoại thiết bị.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga, xác nhận trong buổi họp báo tại Hà Nội rằng sự kiện mới nhất xảy ra vào thứ Năm 09/06 lúc khoảng 6 giờ sáng giờ Việt Nam ở ngoài khơi Vũng Tàu.

Phản hồi trước cáo buộc của Việt Nam, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói tàu nước này không cắt cáp của tàu Viking 2 mà ngược lại đã bị tàu có vũ trang của Việt Nam xua đuổi.

Tân Hoa Xã dẫn lời người phát ngôn Trung Quốc, ông Hồng Lỗi cho biết: "Trong khi đuổi bắt lộn xộn, lưới của một trong các tàu cá Trung Quốc bị vướng vào dây cáp của một tàu thăm dò dầu khí Việt Nam, vốn đang hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển này."

Ông Hồng cũng cho hay tàu thăm dò của Việt Nam "kéo lê" tàu cá của Trung Quốc trong hơn một tiếng đồng hồ và "đe dọa nghiêm trọng tính mạng của ngư dân Trung Quốc".

Người phát ngôn Trung Quốc yêu cầu Việt Nam "chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền của Trung Quốc".

Trước đó Bắc Kinh tuyên bố sẽ tiến hành các cuộc tập trận hải quân tại vùng Biển Đông vào cuối tháng này, trong bối cảnh các nước láng giềng của Trung Quốc đang lo ngại về tham vọng quân sự của họ.

Theo thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, một hạm đội hải quân của Quân giải phóng nhân dân (PLA) sẽ diễn tập ở vùng Tây Thái Bình Dương vào nửa cuối tháng 6.

"Đây là cuộc tập trận theo lịch trình của kế hoạch thường niên", Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết.

Cùng thời gian, Hoa Kỳ đang cho chiếc USS Chung-Hoon, chiến hạm từng hỗ trợ tàu thăm dò Impeccable bị Trung Quốc 'gây hấn' năm 2009 ở Biển Đông, vào phía Tây Thái Bình Dương.

Tin từ Tokyo hôm thứ Sáu tuần qua, 3/6 của Hải quân Hoa Kỳ cho hay chiếc khu trục hạm rời căn cứ ở Trân Châu Cảng hôm thứ Tư trong tuần trong sứ mệnh xác định “quyền tự do hải hành" trong vùng.


[BBCVietnamese news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang