S-300 là hệ thống tên lửa đất đối không cực mạnh, có thể ngăn chặn bất cứ nguy cơ nào đến từ máy bay và tên lửa hành trình của đối phương. Để đối phó những cuộc tiến công đường không ngày càng tinh vi về tính năng kỹ chiến thuật, Liên Xô đã quyết định phát triển hệ thống phòng không mới có thể đánh chặn các mục tiêu ở bất cứ độ cao và tốc độ nào. Không những thế, nó phải linh hoạt về khả năng triển khai, với hệ thống điện tử tích hợp ứng dụng rộng rãi. Đa chức năng với nhiều biến thể Trước đòi hỏi đó, Tổng công ty Almaz đã nghiên cứu và phát triển thành công hệ thống tên lửa đất đối không S-300. Đây là hệ thống vô cùng tinh vi, giúp lực lượng phòng không có thể ngăn chặn các loại máy bay và tên lửa hành trình. S-300 (SA-20) được coi là hệ thống tên lửa chống máy bay mạnh nhất thế giới, có thể cùng lúc theo dõi khoảng 100 mục tiêu, và bắn hạ các mục tiêu cách xa 150 km ở độ cao 27 km, với thời gian triển khai cực nhanh (chỉ 5 phút). S-300 là hệ thống đa chức năng với rất nhiều biến thể có công dụng khác nhau: S-300V sử dụng trong lục quân, S-300F dành cho hải quân, và S-300P dùng cho phòng không. Đây cũng là 3 nhánh chính của “gia phả” họ S-300. Các phiên bản cải tiến được trang bị tên lửa khác nhau, trong khi hệ thống radar cũng được “tân trang” để theo kịp những bước phát triển của chiến tranh điện tử. Hệ thống S-300PMU-1. Chỉ sau một năm chính thức được triển khai (1979), các tiểu đoàn S-300PMU đầu tiên đã gánh vác trọng trách bảo vệ bầu trời Moskva, các khu công nghiệp, khu vực quốc phòng, biên giới và ven biển. Dù chưa một tổ hợp tên lửa S-300 nào khai hỏa trong thực chiến, nhưng nó vẫn được coi là hệ thống phòng không rất có năng lực, được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng. “Điểm đến” của S-300 là các nước Đông Âu, Trung Đông, Trung Quốc, Việt Nam… “Đại nhảy vọt” Tên lửa trong hệ thống S-300 được dẫn hướng bằng radar 30N6 Flap Lid, hoặc radar hải quân 3R41 Volna, và được điều khiển bằng radar dẫn đường bán chủ động giai đoạn cuối. Các phiên bản sau này sử dụng radar 30N6 B hay Tomb Stone. 30N6 A có khả năng đồng thời theo dõi 24 mục tiêu, dẫn 4 tên lửa tới 4 mục tiêu, còn 30N6 B có khả năng dẫn 2 tên lửa, với tốc độ Mach 2.5 và Mach 8.5 cho các biến thể sau này. Tính năng cùng một lúc dẫn nhiều tên lửa tới nhiều mục tiêu so với khả năng dẫn mỗi lần 3 tên lửa cho 1 mục tiêu duy nhất của SAM-2, thì quả là bước nhảy vọt. Các đầu đạn tên lửa của S-300 nặng khoảng 100 - 143 kg cho từng loại, tất cả được trang bị một kíp nổ tiếp cận và một kíp nổ tiếp xúc. Để gia tăng tính năng, các tên lửa được phóng thẳng đứng, sau khi rời khỏi bệ phóng mới kích hoạt động cơ để tăng tốc và hướng về mục tiêu. S-300 khai hỏa. Phiên bản nguyên thuỷ của S-300 sử dụng tổ hợp radar Doppler sóng liên tục 76N6 để quan sát mục tiêu, và radar 30N6 để quan sát, dẫn hướng. Đối với S-300 đánh chặn tên lửa đạn đạo hay tên lửa hành trình thì sử dụng radar 64N6 Big Bird có khả năng phát hiện tên lửa hành trình ở khoảng cách 300 km, còn đối với tên lửa đạn đạo là 1.000 km, tương đương tên lửa Patriot của Mỹ. Là nhánh được biên chế cho lục quân, sử dụng radar kênh 9S32-1, S-300V (SA-12) có khả năng chống lại các mục tiêu trên không với tầm tối đa là 100 km, đầu đạn nặng 150 kg với 7 biến thể từ S-300VM đến S-300VMD. Được bố trí trên xe bánh xích MT-1, S-300V có tính cơ động cao, băng đồng tốt hơn loại được bố trí trên xe bánh lốp. Trong khi đó, S-300F (SA-N-6) là phiên bản dùng trong hải quân có tên lửa 5V55RM tầm hoạt động 7-90 km. Radar của tổ hợp S-300F là dạng Top Sail, Top Steer, Top Pair và 3R41 dẫn hướng điều khiển với phương thức bán chủ động giai đoạn cuối. Phiên bản cuối của hải quân là S-300FM với tính năng kỹ chiến thuật được nâng cao, như tên lửa mới 48N6 có tốc độ Mach 6 (khi áp sát mục tiêu lên đến Mach 8.5). Ngoài ra, hệ thống dẫn hướng kiểu TVM có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Phiên bản này được Trung Quốc mua và trang bị trên tàu khu trục Type 051C. Cả 2 phiên bản của hải quân đều có đầu dò hồng ngoại giai đoạn cuối kiểu như tên lửa Standar của Mỹ. “Quả đấm thép” của phòng không Việt Nam S-300P (SA-10) là phiên bản nguyên thuỷ của S-300, bắt đầu được triển khai từ năm 1978. Tổ hợp S-300PT có sử dụng radar quan sát 36D6, radar kiểm soát bắn 30N6 và các bệ phóng 5P85-1, ngoài ra cũng có radar quan sát tầm thấp 76N6. Hệ thống được cải tiến đáng kể với việc sử dụng radar mạng pha và có khả năng tác chiến với nhiều mục tiêu trên cùng một hệ thống kiểm soát bắn. Tuy nhiên, hệ thống này phải mất hơn một giờ để sẵn sàng khai hoả, và phương pháp phóng nóng thẳng nên bệ phóng rất nhanh bị hư hỏng. Những biến thể của S-300P như S-300PT-1 và S-300PT-1A với tên lửa 5V55KD phóng lạnh và giảm thời gian triển khai xuống còn 30 phút. Hệ thống S-300PMU-2. S-300PMU-1 (SA-20) là biến thể của S-300PMU được giới thiệu vào năm 1999, có thể tích hợp được trên tàu hải quân, hoặc tác chiến độc lập. Nó có khả năng tiêu diệt máy bay, tên lửa hành trình chiến lược, tên lửa chiến thuật hiện đại và các mục tiêu trên không với tốc độ lên đến 2.800m/giây so với 2.200m/giây của Patriot. Hiện S-300PMU-1 đang được biên chế trong lực lượng phòng không Việt Nam. S-300PMU-1 sử dụng hệ thống chỉ huy và điều khiển 83M6E được tích hợp radar quan sát và phát hiện 64N6E, radar kiểm soát phóng, điểm hỏa và dẫn hướng 30N6E1. Tên lửa 48N6E được bố trí trong thùng hình trụ có tốc độ Mach 6 và tốc độ tiếp cận mục tiêu tối đa lên đến Mach 8.5, có trần bắn tối đa 27 km và tầm bắn 5-150 km, xa hơn 1,5 lần so với Patriot, 1,2 với Hồng Kỳ 9 của Trung Quốc. Ngoài ra, S-300PMU-1 có thể sử dụng tên lửa mới 9M96E1 và 9M96E2 có đầu đạn chỉ nặng 24 kg, nhưng khả năng tiêu diệt mục tiêu tốt hơn rất nhiều. |
Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011
>> 'Rồng lửa' từ mặt đất (kỳ 2)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét